Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tâm lý học Trí thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.28 KB, 10 trang )

TÂM LÝ HỌC VÀ ỨNG DỤNG
GVHD: Nguyễn Minh Anh
Chủ đề: Trí thông minh và vấn đề đánh
giá trí thông minh

Nam & nữ thông minh giống hay
khác nhau? (dựa vào đặc thù cấu
trúc não)
Trưởng nhóm: Lưu Thị Ái Nhi


I.

Khái niệm trí thông minh
1. Trí thông minh là gì?
• Trí thông minh ( trí năng ) được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau bao gồm khả năng logic, trừu tượng, sự
hiểu biết, tự nhận thức, học tập, có trí tuệ xúc cảm, trí nhớ,
kế hoạch và khả năng giải quyết vấn đề. Trí thông minh
được nghiên cứu rộng rãi ở loài người, nhưng cũng được
quan sát ở động, thực vật .
• Các nhà tâm lý học có những quan điểm khác nhau và giải
thích khác nhau về vấn đề này, nhưng đều có chung một
nhận định: Trí thông minh không phải là một năng lực đơn
độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực
2. Có bao nhiêu loại trí thông minh?
• Có 8 loại trí thông minh:

Thông minh về sự vận động
Họ giỏi về sử dụng điêu luyện các bộ phận của tay, chân một
cách khéo léo, hoặc cả cơ thể để giải quyết các vấn đề hoặc tạo




-


-

-

-

-

-

-

ra sản phẩm như vũ công, nghệ nhân làm gốm, sứ, hoặc làm
xiếc.
• Thông minh về giao tiếp
Nhũng người này luôn có khả năng liên kết, hòa nhập tốt với
người khác, dễ dàng bắt được cảm xúc, tâm trạng và chủ động
trong mối quan hệ của họ, những người này có thể là nhà tâm lý
học, những người đàm phán.
• Thông minh về ngôn ngữ
Những người thuộc dạng này luôn nhạy cảm với ý nghĩa của từ,
trật tự giữa các từ, âm thanh, nhịp điệu, vần luật như người viết
văn, nhà thơ, nhà báo, các biên tập viên.
• Thông minh về toán học
Những người có tính logic về toán học thì họ luôn có khả năng

khái niệm hóa mối quan hệ giữa các hành động hoặc biểu tượng
một cách logic như nhà toán học hay các nhà khoa học.
• Thông minh về khoa học tự nhiên
Những người này có khả năng phân biệt được những liên quan,
tác động của mọi sự việc đến môi trường tự nhiên. Họ yêu thích
khám phá, và luôn tìm hiểu về thiên nhiên, thích làm những
công việc gắn bó với thiên nhiên.
• Thông minh nội tâm
Nhóm người này khá nhạy cảm với cảm xúc, mục tiêu của chính
họ. Có thể nói họ giỏi phát triển điểm mạnh của bản thân.
Những người này không thể hiện ở nghề nghiệp cụ thể, nhưng
họ có thể tự đưa ra những quyết định của riêng mình trong
tương lai, và luôn chấp nhận đối mặt với kết quả của nó dù là tốt
hay xấu.
• Thông minh về không gian
Những người thông minh về không gian có khả năng khái niệm
hóa và thao tác giỏi trong các môn về không gian có quy mô lớn
như phi công, thủy thủ, hoặc các dạng không gian dạng khu vực
đơn giản hơn như kiến trúc sư, người chơi cờ vua…
8: Thông minh về âm nhạc
Đây là những người luôn có cảm hứng và bắt nhịp tốt với nhịp


3.

điệu, giai điệu và âm sắc. Họ có năng khiếu hát, chơi nhạc cụ
hay soạn nhạc như nhạc sỹ, ca sỹ.
Trí thông minh và Trí tuệ:
• Chúng ta cần phân biệt trí tuệ và trí thông minh.
ー Trí thông minh là có khả năng phát minh hay đơn giản

là nghĩ ra nhiều cái, ra nhiều điều. Tất cả những cái đó
chỉ là phẩm chất bẩm sinh. Theo những nhà chuyên
môn thì trí thông minh theo một nghĩa thông thường
chỉ là một phẩm chất của thực hành nhằm giải quyết
những vấn đề của thực tại.
ー Còn trí tuệ được định nghĩa như là một phẩm chất bẩm
sinh dùng để tổ chức những hiểu biết. Chính trí tuệ là
cái có khả năng khám phá ra những điều kỳ diệu trong
tất cả những lĩnh vực khác nhau của khoa học và công
nghệ.


II.

Nếu như con cái các bạn không có trí tuệ thì các bạn cũng
không nên phàn nàn vì có thể là chúng có nhiều trí thông
minh về thực hành. Những trẻ em có phẩm chất thông
minh về thực hành thường là những đứa trẻ rất khéo chân,
khéo tay. Có rất nhiều trẻ em có trí tuệ nhưng lại rất vụng
về lóng ngóng trong thực hành. Trái lại từ những hiểu biết
nhiều mặt chúng lại có khả năng phát minh, nghĩ ra nhiều
cái mới lạ. Vì thế chúng ta đã nói trí thông minh là việc áp
dụng những hiểu biết và những kinh nghiệm để giải quyết
những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống. Còn trí tuệ là
việc tổ chức những hiểu biết để phát minh ra cái gì đó,
một sự sáng tạo với đúng nghĩa của nó. Cả hai phẩm chất
này đều rất là quý.

Sơ lược về thuyết đa thông minh của howard
gardner

1. Quan niệm về trí thông minh của ông




Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm
như sau “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản
phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay
nhiều môi trường văn hóa” và trí thông minh cũng không thể chỉ
được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.

2.

8 loại trí thông minh của ông


Ban đầu Howard Gardner đưa ra 7 Trí thông minh. 2 Trí
thông minh đầu tiên có giá trị điển hình trong trường học; 3
Trí thông minh tiếp theo thường được gắn với nghệ thuật; và
2 Trí thông minh cuối cùng được Howard Gardner gọi là
“Trí thông minh cá nhân”. Sau này Howard Gardner tiếp tục
nghiên cứu và phát triển thêm Thông minh về tự nhiên, và
thêm 2 trí thông minh nữa, tuy nhiên hiện tại 8 trí thông
minh được ứng dụng nhiều nhất trong giáo dục.



Trí thông minh logic- toán học: Đây là vùng phải làm với logic, trừu tượng,
quy nạp, lập luận suy diễn, và những con số. Trong khi người ta thường
cho rằng những người có trí thông minh này thường nổi trội trong các

môn: toán học, cờ vua, lập trình máy tính và các hoạt động trừu tượng
hoặc những con số, nơi khả năng toán học ít hơn khả năng suy luận. Đây
cũng là vùng nhận dạng mẫu trừu tượng, tư duy khoa học và điều tra, và
khả năng để thực hiện các tính toán phức tạp.



Trí thông minh ngôn ngữ: Trí thông minh bằng lời nói và ngôn ngữ thể
hiện bằng những từ ngữ, cách nói hoặc viết. Họ thường giỏi đọc, viết, kể
chuyện, và ghi nhớ từ và ngày tháng. Họ có xu hướng học tốt nhất bằng
cách đọc, ghi chú, lắng nghe bài giảng, và qua thảo luận và tranh luận. Họ
cũng thường xuyên xử dụng kỹ năng giải thích, giảng dạy và các bài diễn
văn hay nói có sức thuyết phục. Những người có trí thông minh bằng lời
nói-ngôn ngữ học ngoại ngữ một cách dễ dàng vì họ có trí nhớ từ cao và
thu hồi và khả năng hiểu và vận dụng cú pháp và cấu trúc ..



Trí thông minh âm nhạc: Đây là vùng trí tuệ phải làm với các giai điệu, âm
nhạc và thính giác. Những người có trình độ cao về âm nhạc thường rất
nhạy với âm thanh, nhịp điệu, và âm vực. Họ thường có khả năng rất tốt
và thậm chí tuyệt đối về ca hát, chơi nhạc cụ và sáng tác nhạc. Khi có một
thành phần trí tuệ âm nhạc này, những người mạnh nhất có thể học tốt
nhất thông qua bài giảng. Ngoài ra, họ thường sử dụng bài hát hoặc giai
điệu để học hỏi và ghi nhớ thông tin, và có thể thực hiện tốt nhất những
màn biểu diễn âm nhạc.



Trí thông minh không gian: Đây là vùng phải làm việc với những tầm nhìn

và phán đoán không gian. Những người có trí thông minh thị giác-không


gian mạnh mẽ thường rất giỏi trong việc hình dung và tinh thần với đối
tượng thao tác. Họ có một trí nhớ thị giác mạnh mẽ và thường có khuynh
hướng nghệ thuật. Những người có trí thông minh thị giác-không gian
cũng thường có một cảm giác rất tốt về phương hướng, ngoài ra họ cũng
có thể có sự phối hợp tay và mắt rất tốt, mặc dù điều này thường được
xem như là một đặc trưng của vận động cơ thể.


Trí thông minh vận động: Đây là vùng dành cho những chuyển động cơ
thể. Trong vùng này, con người thường thành thạo trong việc hoạt động
thể chất như thể thao hay khiêu vũ và thích các hoạt động phong trào. Họ
có thể thưởng thức diễn xuất hay biểu diễn, và nói chung họ rất giỏi trong
việc xây dựng và làm mọi thứ. Những người có trí thông minh vận động
cơ thể, mạnh mẽ dường như sử dụng những gì có thể được gọi là bộ nhớ
cơ bắp; tức là, họ nhớ những điều thông qua cơ thể của họ, chứ không
phải bằng lời nói (bộ nhớ bằng lời nói) hoặc hình ảnh (bộ nhớ trực quan).
Những vận động đòi hỏi các kỹ năng và sự khéo léo, độ dẻo dai, cũng như
cần thiết cho khiêu vũ, thể thao, phẫu thuật, làm thủ công, vv... Nghề
nghiệp mà phù hợp với những người có trí thông minh này bao gồm các
vận động viên, vũ công, diễn viên hài, nhà xây dựng, và thợ thủ công



Trí thông minh tương tác giao tiếp:Đây là khu vực phải làm việc với sự
tương tác giữa người với người. Những người trong nhóm này thường
hướng ngoại và có đặc điểm là luôn nhạy cảm với những tâm trạng, cảm
xúc, tính khí, động cơ của người khác, và họ có khả năng hợp tác, làm việc

với người khác như một phần của nhóm. Họ giao tiếp tốt và dễ dàng đồng
cảm với người khác, và họ có thể là những người lãnh đạo hoặc những
người đi theo. Họ thường học tốt nhất bằng cách làm việc với người khác
và thường thích thú với các cuộc thảo luận và tranh luận



Trí thông minh nội tâm: Đây là vùng phải làm việc hướng nội và phản
chiếu năng lực của chính chủ thể. Những người có trí tuệ mạnh về điều
này thường là người hướng nội và thích làm việc một mình. Họ có ý thức
tự giác cao và có khả năng hiểu được cảm xúc, mục tiêu và động cơ của
bản thân. Họ thường ham thích theo đuổi những tư tưởng cơ bản cũng
như triết học vậy. Họ học tốt nhất khi được phép tập trung vào chủ đề của
mình. Thường họ có một sự cầu toàn cao khi gắn với trí tuệ này



Trí thông minh thiên nhiên: Bao gồm cả việc hiểu biết về thế giới tự nhiên
như động thực vật, chú ý những đặc điểm của từng loài và phân loại
chúng. Nói chung, nó bao gồm cả việc quan sát sâu sắc về môi trường tự
nhiên xung quanh và có khả năng để phân loại những thứ khác nhau tốt.
Nó có thể thực hiện bằng cách khám phá thiên nhiên, làm cho bộ sưu tập
cho các loài, nghiên cứu chúng, và nhóm chúng lại với nhau. Có kỹ năng
sắc bén về cảm giác - tầm nhìn, âm thanh, mùi, vị và xúc giác. Quan sát


một cách sắc bén về sự thay đổi của tự nhiên và các mối liên hệ giữa các
mẫu.
ー Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều
tồn tại một vài kiểu thông minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông

minh trội hơn trong mỗi người. Bên cạnh đó, ông đã chỉ ra rằng
trong trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông
qua 2 loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông
minh về logic/toán học, và điều này là không chính xác. Trường học
đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận
động, thị giác, giao tiếp…đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi
theo cùng một con đường và cùng chịu chung một sự đánh giá và
phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng
được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng.

III.







Sự khác biệt giữa não của phụ nữa và nam ( dựa vào
cấu trúc não)
Ở nam giới, mức độ kết nối thần kinh từ trước ra sau trong một bán cầu não
lớn hơn, cho thấy cấu trúc não của nam thuận lợi cho liên hệ giữa nhận thức
và hành động phối hợp. Trong khi não của nữ giới lại được kết nối nhiều
hơn giữa bán cầu phải và trái, tạo điều kiện cho sự liên hệ giữa phân tích và
trực giác.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận, sự liên lạc ở bán cầu não nam giới chỉ
dừng lại ở mức "giao dịch" nội bộ mà thôi.
Trong khi đó, ở nữ giới, sự liên lạc chủ yếu là giữa các bán cầu não với
nhau. Sự khác biệt này hầu như không tồn tại ở trẻ em, nhưng bắt đầu trở
nên rõ rệt từ giai đoạn thanh thiếu niên..

Bằng cách sử dụng hình ảnh tán xạ chụp cộng hưởng từ, kết quả thu được
cho thấy, nam giới có nhiều đường truyền tín hiệu trong mỗi bán cầu não,
còn nữ giới lại xuất hiện các đường zig-zag giữa não trái (kiểm soát hoạt
động tư duy) và não phải (khả năng sáng tạo).

1.

Thông minh ở phụ nữ:



Não bộ phụ nữ có nhiều liên kết giữa 2 bán cầu não hơn.
Họ có khả năng nhớ một đoạn thông tin liên quan đến cảm xúc.
Phụ nữ giữ lại ký ức cảm xúc sống động hơn so với nam giới, sử
dụng amygdala để lưu trữ thông tin. Họ thậm chí lưu trữ ở não trái


(nơi những ký ức được lưu lại dễ dàng hơn), trong khi đàn ông lưu
ở não phải.
2.

Thông minh ở đàn ông:






3.


Não của nam giới hoạt động tốt hơn trong các lĩnh vực liên quan
đến việc đưa ra quyết định, nhận thức không gian, tập trung vào
một nhiệm vụ và trực giác.
Khi nghe, chỉ bán cầu não trái của nam giới hoạt động, trong khi ở
nữ giới cả 2 bán cầu cùng hoạt động. Cuối cùng được yêu cầu
thuật lại nội dung đã nghe, đa phần đàn ông kể không chính xác
bằng phụ nữ.
Đàn ông có xu hướng thích phân loại đồ vật và cất chúng vào hộp.
Còn phụ nữ thì không thế, nhưng không có nghĩa là họ không ngăn
nắp. Bộ não đàn ông thích trật tự, logic trong khi nữ thích sáng
tạo, giải quyết vấn đề thông qua trực giác và cảm tính hơn.

Kết luận:
Sự thông minh giữa nam và nữ bù trừ lẫn nhau, cái gì đàn ông kém
thì phụ nữ sẽ giỏi và ngược lại.

IV.

Đánh giá trí thông minh:
1. Các dây thần kinh có ảnh hưởng như thế nào
đến não?
• Những khái niệm về trí thông minh đã loại bỏ sự kết luận
hạn hẹp của điểm số trên một bài kiểm tra chỉ số IQ của
con người. Nhưng những bài kiểm tra chỉ số IQ vẫn là
phương pháp xác định tri thông minh phổ biến nhất trong
xã hội
• Phương pháp của Binet dùng để thề hiện mức độ hiện tại
về chức năng của những đứa trẻ. Bài kiểm tra của ông
như một đánh giá về thành tích hiện tại chứ không phải
sự xác định về trí thông minh bẩm sinh

• Terman đã tạo ra cách thử trí thông minh của Stanford – Binet.
Terman đã cung cấp cơ sỏ cho khái niệm về chỉ số thông minh
(IQ). Chỉ số IQ là tỷ số của độ tuổi trí thóng minh với độ tuổi
theo thứ tự thời gian nhân với 100 để toại bỏ các số thập phân.
Phương pháp này nó cung cấp những đánh giá chỉ số IQ cho các


cá nhân trong phạm vi thành tích bình thường cũng như các cá
nhân yếu kém về trí thông minh hoặc tài năng
2.

Kết luận:
• Những bài kiểm tra IQ, nó giúp phân loại về sự
chậm phát triển trí tuệ
• Trí thông minh còn giúp đánh giá sự sáng tạo. Bởi vì
tính sáng tạo và trí thông minh có mối quan hệ chặt
chẽ


Nguồn :


Sách tham thảo tâm lý học và đời sống



/>ac-hoc-thuyet-ve-tri-thong-minh/
/> />a/cacloaithonghminh.htm







/>


/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×