Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập lớn tâm lý học - Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.93 KB, 12 trang )

Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
Mở đầu
Không phải học vấn, không phải kinh nghiệm, không phải kiến thức hoặc trí
thông minh, không có một điều nào trong số những điều trên là lời dự đoán đầy đủ
cho việc tại sao người này thành công còn người kia thì không! Bí mật của thành
công không phải là những gì bạn được dạy ở trường học. Vấn đề quan trọng nhất
không phải là chỉ số IQ, không phải một bằng đại học quản trị kinh doanh, thậm chí
không phải là bí quyết kinh doanh hay nhiều năm kinh nghiệm. Yếu tố duy nhất và
quan trọng nhất để đạt được thành công trong sự nghiệp đó là trí tuệ xúc cảm. Trong
cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Trong
mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm
thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải
pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin. Vậy
ta tự hỏi, điều gì giúp họ làm được như vậy? Câu trả lời là trí tuệ xúc cảm. Có khi
những cảm xúc sẽ giúp bạn thành công nhưng cũng có khi nó là trở ngại của bạn
trong công việc. Vậy thì có thể làm chủ được cảm xúc không? Câu trả lời là có, mà
chính nhờ và khả năng làm chủ cảm xúc nên mới làm nên con người thành công. Vì
thế, em tìm hiểu về trí tuệ xúc cảm và những ứng dụng của nó trong công việc.
N02 – TL2 - 381731 1
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
Nội dung
1. Khái niệm trí tuệ xúc cảm
Chúng ta có quyền lựa chọn về cách chúng ta phản ứng lại với cảm xúc. Tại sao
con người bỏ quá nhiều thời gian phớt lờ cảm xúc của mình hoặc bị chúng chi phối?
Bạn có thể khám phá những kỹ năng cụ thể giúp bạn biết cách hành xử “khôn
ngoan” khi đối diện trước thử thách. Trước tiên chúng ta cần hiểu một cách khái
quát cảm xúc là gì? Theo nhận định của hai nhà tâm lý học Fehr và Rusell thì “cảm
xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩ được. Cảm xúc
có thể coi là sự trải nghiệm của cảm giác, bạn chỉ cảm nhận được cảm xúc chứ
không nghĩ ra nó. Có rất nhiều định nghĩa về trí tuệ xúc cảm. Theo H. Steve lại cho
rằng trí tuệ xúc cảm là sự kết hợp của sự nhạy cảm về cảm xúc có tính tự nhiên với


các kĩ năng quản lý cảm xúc. Còn Gardner lại cho rằng trí tuệ xúc cảm là năng lực
khám phá những tình cảm của mình và năng lực lựa chọn tình cảm để hướng dẫn
ứng xử của mình theo lựa chọn ấy và năng lực nắm được tâm trạng, tính khí, động
cơ và ham muốn của người khác và phản ứng một cách thích hợp. Từ những quan
điểm khác nhau đó có thể định nghĩa trí tuệ xúc cảm là khả năng thấu hiểu cảm xúc
của bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp.
2. Đặc điểm của trí tuệ xúc cảm
Theo Daniel Goleman - nhà tâm lý học người Mỹ, trí tuệ xúc cảm có 5 đặc điểm:
- Hiểu rõ chính mình: Trên thực tế có những người không thể nhận biết và cũng
không thể hiểu các trạng thái tình cảm của họ. Từ đó họ thường đưa ra những quyết
định sai lầm, không sử dụng được sức mạnh của não bộ mà họ có. Mặt khác, những
người biết cách điều chỉnh hay quản lý cảm xúc của bản thân thì dễ được mọi người
chấp nhận để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.
- Kiểm soát bản thân: EQ còn là khả năng tự kiềm chế, không để cảm cảm xúc vượt
khỏi tầm kiểm soát của bản thân, biết tự điều chỉnh, tự đánh giá, khả năng kiểm soát
N02 – TL2 - 381731 2
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
và chế ngự những khát vọng, đam mê, khả năng kỷ luật tự giác, khả năng tư duy tích
cực, tìm ra được nhiều giải pháp để giải quyết công việc. Đặc điểm của sự tự kiểm
soát và điều chỉnh bản thân là suy nghĩ chính chắn, chính trực, hợp tình, hợp lý cho
mỗi tình huống.
Nếu một người để cho cảm xúc thoát khỏi sự kiểm soát thì họ dễ rơi vào những
tình huống khó khăn hay khó xử, như trong cơn phẫn nộ hoặc tức giận, họ thường
nói ra những lời mà sau đó lại phải ân hận. Hậu quả của những hành động thiếu
kiểm soát khó mà lường trước được. Có một câu chuyện dân gian ở Nhật như thế
này: “ Người Samurai cho người đánh cá vay tiền, đến hạn trả mà người đánh cá
không có tiền để trả. Vì thế Samurai rất tức giận, định rút kiến chém người đánh cá.
Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không
nên đánh nhau khi đang tức giận.” Vị Samurai bình tĩnh lại và gia hạn thêm một
năm cho người đánh cá. Vị Samurai trở về nhà và rất bất ngờ khi thấy vợ mình và

một người mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận
dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng
vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.” Vị samurai ngừng lại, thở sâu,
sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng
vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông. Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên
thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.” Một năm sau, người đánh cá
gặp lại vị samurai để trả tiền. “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời,
“Ngươi đã trả nợ rồi". Có những lúc ta nổi nóng và không kiểm soát được hành vi
của mình, như các cụ xưa có câu “giận quá mất khôn” và hậu quả thì thật khôn
lường. như câu chuyện vừa rồi, nếu như người samurai không nghe lời khuyên của
người đánh cá , không kìm chế sự giận dữ thì có lẽ ông đã giết mẹ và vợ mình rồi,
đó là một bài học của sự kìm chế cơn tức giận cũng là một phần của trí tuệ xúc cảm.
N02 – TL2 - 381731 3
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
- Giàu nhiệt huyết: những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất tận tụy, với
hiệu quả cao. Họ sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt được thành công lâu
dài. Họ thích được thử thách và luôn làm việc một cách hiệu quả.
- Biết cảm thông: là khả năng thấu hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của
người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành
động của bản thân. Từ đó biết thông cảm, xây dựng, duy trì tốt các mối quan hệ, biết
lắng nghe và quan tâm đến người khác, nên có cuộc sống cởi mở và chân thành.
Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người
khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất.
- Kĩ năng giao tiếp: Thật là thoải mái khi được tiếp xúc với những người giỏi giao tiếp
– một đặc điểm khác của trí tuệ cảm xúc. Những người giỏi giao tiếp thường có khả
năng làm việc nhóm tốt. Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm
việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình. Họ biết cách tranh luận hiệu quả và
là những “bậc thầy” trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội.
3. Cấu trúc của trí tuệ xúc cảm
- Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của mình: là khả năng nhận biết

những cảm xúc của bạn một cách chính xác vào một thời điểm cụ thể và hiểu rõ bạn
có khuynh hướng hành động như thế nào trong tình huống đó. Việc tìm hiểu về
khuynh hướng ứng xử của bạn là điều hết sức quan trọng, nó giúp bạn nhanh chóng
hiểu được cảm xúc của mình. Kỹ năng nhận thức về bản thân ở mức độ cao đòi hỏi
bạn phải sẵn sàng chấp nhận cảm giác khó chịu khi đối diện trực tiếp với những cảm
xúc có thể là tiêu cực. Đây cũng là điều kiện cần thiết trong việc nhận biết và thấu
hiểu cảm xúc tích cực của bạn.
- Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của người khác: năng lực nhận ra
các dấu hiệu cảm xúc ở người khác, thông qua những thể hiện trên khuôn mặt, ngôn
ngữ cơ thể và giọng nói; bao gồm cả năng lực phát hiện những biểu đạt cảm xúc giả
dối. Ví dụ như người bán hàng biết ngay ai đang sẵn sàng mua hàng. Khả năng cảm
nhận được cảm xúc của người khác một cách chính xác và hiểu được điều gì đang
N02 – TL2 - 381731 4
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
thật sự diễn ra với họ. Điều này thường có nghĩa là nhận biết người khác đang nghĩ
gì và đang cảm thấy thế nào, kể cả khi bạn không hề có cùng cảm xúc đó.
- Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác: cảm xúc của cá nhân
hay sự theo dõi đánh giá và xử sự để thay đổi điều hòa cảm xúc của người khác, làm
cho những tình cảm của mình thích nghi với mỗi hoàn cảnh phụ thuộc vào ý thức
bản thân. Đó chính là khả năng sử dụng những nhận thức của bạn về cảm xúc của
bản thân và cảm xúc của người khác để tương tác với họ một cách thành công.
- Sử dụng cảm xúc để định hướng hành động. Nó có vai trò là động lực thúc đẩy hoặc
kìm hãm hành động, tạo ra định hướng, sự chú ý, của cá nhân đối với hành động nào
đó. Vì vậy việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những thành
phần quan trọng trong trí tuệ cảm xúc. Nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò nhận
thức, định hướng, điều khiển làm thay đổi cảm xúc trí tuệ trong hoạt động và giao
tiếp, khả năng thấu cảm của trí tuệ có ý nghĩa to lớn, có mối quan hệ giữa sự thấu
cảm với hành vi cá nhân, thấu cảm như thế nào sẽ có hành vi tương ứng như vậy.
4. Ứng dụng của trí tuệ xúc cảm trong công việc
Trí tuệ cảm xúc có tác động như thế nào đến thành công trong sự nghiệp? Câu trả

lời ngắn gọn là: rất lớn! Nó là một cách thức mạnh mẽ để tập trung năng lượng của
bạn về một hướng, nhằm đạt được những thành quả đáng kể. trí tuệ cảm xúc có liên
quan đến phần lớn những hành vi đó, bao gồm việc quản lý thời gian, động lực, tầm
nhìn, và giao tiếp. Bạn có thể sử dụng trí tuệ cảm xúc của mình để nâng cao hiệu
suất công việc bằng rất nhiều cách thức khác nhau. Trí tuệ cảm xúc quan trọng đối
với thành công đến nỗi nó chiếm 60% hiệu suất làm việc trong tất cả các loại ngành
nghề. Nó là công cụ dự báo lớn nhất về hiệu suất công việc và là yếu tố định hướng
mạnh mẽ nhất trong nghệ thuật lãnh đạo cũng như sự xuất chúng của từng cá nhân.
Trong hoạt động giao tiếp, cảm xúc là nhân tố mang năng lượng cho ứng xử, thể
hiện ở điều kiện ban đầu của mỗi ứng xử. Bất cứ một ứng xử nào cũng đều bắt
nguồn từ cảm xúc. Nếu không có cảm xúc chi phối tác động thì sẽ không tồn tại ứng
N02 – TL2 - 381731 5
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
xử. Trong mối quan hệ với con người, trí tuệ xúc cảm chi phối việc xây dựng tốt các
mối quan hệ giữa người với người (quan hệ gia đình, công việc, bạn bè…) thông
qua quá trình đồng cảm (hiểu cảm xúc của mình thông qua hiểu cảm xúc của người
khác) đảm bảo cho não bộ diễn ra bình thường, tránh được những căn bệnh tinh thần
như lo sợ, sự trầm cảm, thái độ giận dữ, bi quan… ảnh hưởng tới cuộc sống con
người. Với bạn bè, việc bạn làm chủ cảm xúc của mình như thế nào cũng quyết định
không chỉ số lượng mà còn có cả chất lượng các mối quan hệ đó. Những mối quan
hệ bền vững thường được xây dựng trên một nền tảng hiểu biết lẫn nhau của hai
bên. Ví dụ như trong những mối quan hệ mới, bạn nhận thấy bạn của mình là người
rất tốt, bạn có thể học tập nhiều điều từ người ấy. Tuy nhiên, sự thể hiện cảm xúc
như thế nào để họ không nghĩ rằng mình đang bị lợi dụng hoặc dựa dẫm. Cảm xúc
có thể làm hỏng một mối qua hệ. Người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ không tạo được
những mối quan hệ hợp tác tốt với đồng nghiệp, với đối tác, khách hàng và ngay cả
trong quan hệ gia đình. Những người có trí tuệ xúc cảm biết cách thể hiện tình cảm
của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó vì thế họ có thể dễ dàng
tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp với nhiều người, làm tăng khả năng tương tác
trong công việc giữa các đồng nghiệp, công việc sẽ hoàn thiện nhanh hơn, tốt hơn.

Mọi hành động trí tuệ đều có sự tham gia của cảm xúc, từ những cảm xúc đơn
giản, đến tình cảm phức tạp, cuối cùng là sự tham gia của linh cảm trực giác hết sức
thú vị và diệu kỳ. Điều này là rất cần thiết đối với các nhà điều tra phá án. Trí tuệ
xúc cảm là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ. Sự thúc đẩy hay
kìm hãm một hành động của cảm xúc có thể là tích cực hoặc tiêu cực, chính bởi vậy,
cần phải có vai trò của trí tuệ cảm xúc. Sự thấu hiểu cảm xúc và điều chỉnh nó lẽ
giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống. Không chỉ thấu hiểu cảm xúc của mình, sự đồng
cảm với cảm xúc của người khác cũng làm bạn cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng hơn
rất nhiều. Ví dụ như, bạn bị bạn bè trong lớp chê cười vì làm sai một bài tập rất cơ
bản, và bạn cảm thấy rất xấu hổ, từ đó bạn quyết tâm phải đứng thứ nhất môn này.
N02 – TL2 - 381731 6
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
Cảm giác xấu hổ là động lực để bạn học tập. Cảm giác e ngại làm bạn không dám
đứng dậy phát biểu trước lớp. Cảm xúc tích cực có thể là động lực to lớn cho hành
động và suy nghĩ của bạn và ngược lại. Mọi hoạt động của chúng ta không đơn
thuần chỉ do bộ não điều khiển mà còn có sự chỉ đạo của cảm xúc. Những hoạt động
đó hoặc hứng thú, vui vẻ hoặc là chán nản, miễn cưỡng. Không phải tất cả mọi thứ
chúng ta đều muốn làm và làm tốt, thế nên, có sự điều chỉnh cảm xúc mới có thể
giúp chúng ta cân bằng trong việc sinh hoạt nói chung, trong học tập, làm việc, giải
trí… Trí tuệ cảm xúc dẫn đường cho suy nghĩ. Cảm xúc dẫn đường cho chúng ta
trong những tình huống gay go, như khi sự sống còn được quyết định. Đó là những
lúc bạn không có một điều kiện hay một yếu tố nào để suy nghĩ như khi thời gian
quá gấp hoặc tình thế mà bạn chưa từng trải qua trong đời.
Những khả năng xúc cảm của chúng ta thường xuyên hướng dẫn sự lựa chọn của
chúng ta. Cảm xúc là nhân tố hình thành nên hành động, trí tuệ xúc cảm đóng vai trò
không nhỏ trong việc hành động. Nếu cảm xúc là nhân tố tạo năng lượng thì trí tuệ
xúc cảm là nguồn gốc năng lượng đó. Sự thấu hiểu cảm xúc của mình hay của người
khác sẽ hình thành một cảm xúc nhất định trong mỗi chúng ta, sau đó phát sinh ra
một hành động nhất định. một hành động không đơn thuần chỉ là kết quả hoạt động
của trí tuệ mà còn do cảm xúc chi phối. Không có bất cứ một hoạt động hay hành

động nào mà thiếu vắng cảm xúc. Cảm xúc chi phối tới các quyết định hành động.
Bạn sẽ không bao giờ làm một việc mà không có cảm xúc chi phối cho dù việc đó
có hay không có mục đích.
Ngày nay, bên cạnh năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng
vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà
tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá
năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt. Trí thông minh không chưa đủ đảm
bảo cho sự thành công của con người. Có IQ cao là một lợi thế trong cuộc sống,
nhưng lợi thế đó chỉ phát huy tốt khi được kết hợp với trí tuệ cảm xúc. Người có trí
N02 – TL2 - 381731 7
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
tuệ cảm xúc tốt sống lạc quan, biết lắng nghe để thấu hiểu người khác, dễ thích nghi
với ngoại cảnh, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc, có khả năng chịu áp
lực và vượt qua nghịch cảnh.
Nói rộng ra hơn, sự tinh thông nghề nghiệp chính là sự kết hợp của một cảm
nhận chung với kiến thức chuyên môn và kĩ năng mà chúng ta thu được trong suốt
thời gian làm công việc nào đó. Sự tinh thông nghề nghiệp đến từ quá trình học hỏi
liên tục những xu hướng mới, và nó chỉ có được bằng những kinh nghiệm thực tế.
Thí dụ những bác sĩ tài năng nhất chính là những người không ngừng mở rộng kiến
thức của mình bằng cách tiếp cận những phát minh mới. Ngoài ra họ còn có kinh
nghiệm phong phú để có thể áp dụng trong việc chuẩn đoán và điều trị cho bệnh
nhân. Chính thói quen cập nhật thông tin này khiến họ có thể giúp các bệnh nhân
của mình nhiều hơn bất cứ điểm số xuất sắc nào mà họ đạt được trong trường. Như
vậy có thể nói bác sĩ giỏi chính là những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc
chuẩn và chữa bệnh chứ không phải là những người đạt diểm xuất sắc khi tốt
nghiệp.
Sự khác biệt lớn trong khả năng của mỗi con người là ở giữa trí tuệ và trái tim,
nhận thức và tình cảm. Những lý lẽ có sức mạnh và thuyết phục nhất là những lý lẽ
chinh phục được cả trái tim và khối óc. Những nhà lãnh đạo có thể kêu gọi được dân
chúng tham gia chiến tranh bởi họ kích thích được tinh thần yêu nước trong nhân

dân, bài tuyên ngôn có hiệu quả mà cả dân chúng nghe theo.
5. Một số phương pháp để phát triển chỉ số trí tuệ xúc cảm
Trí tuệ xúc cảm có vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi con người. Do đó chúng ta
cần phải hình thành và nâng cao trí tuệ xúc cảm để thành công trong cuộc sống.
Điều đáng mừng là trí tuệ cảm xúc là một kỹ năng có thể học được. Mặc dù đúng là
có những người sinh ra đã thông minh cảm xúc hơn những người khác, bạn vẫn có
thể tăng cường trí tuệ cảm xúc của mình nếu bạn không phải tự nhiên mà có.
N02 – TL2 - 381731 8
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
Phương pháp để hoàn thiện trí tuệ xúc cảm tập trung vào việc thay đổi và làm
giàu những cảm xúc tốt. Sự lớn lên và phát triển của cảm xúc chỉ có thể diễn ra
trong một bầu không khí yêu thương, được chấp nhận và có sự trao đổi. Nhờ được
yêu thương con người nảy nở niềm tin nơi bản thân và tin người khác, lòng tin này
dựa trên các mối quan hệ thành công với người khác. Trí tuệ xúc cảm không phụ
thuộc yếu tố di truyền hay chỉ phát triển trong thời kì niên thiếu. Trí tuệ xúc cảm là
khả năng mà bạn có thể tự học hỏi được và ngày càng sắc sảo hơn trong quá trình
sống, tức là được tích lũy dần dần từ kinh nghiệm của chúng ta.
Đánh giá đúng những cảm xúc của bản thân, tìm hiểu nguyên nhân của những
cảm xúc đó đồng thời xem biểu hiện của nó trong cuộc sống. Đánh giá bản thân
bằng việc quan sát những ảnh hưởng do bạn gây ra như thế nào rồi rút ra kinh
nghiệm cho mình.
Mở rộng mối quan hệ của mình, tiếp xúc thật nhiều người để tạo cơ hội tìm hiểu
lẫn nhau để cảm xúc của bạn trở nên phong phú hơn, nắm được cảm xúc khác nhau
dễ hơn. Rèn luyện kĩ năng nghe, nghe kiên nhẫn, nghe có suy nghĩ và nghe trọn lọc.
Đặt bản thân vào vị trí của người khác trước khi phán xét về họ. Học hỏi những
người trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, chú ý cách xử sự của họ.
Hãy cố gắng sử dụng thật nhiểu trí tuệ xúc cảm trong cuộc sống thường ngày để
nó phát triển nhiều hơn.
N02 – TL2 - 381731 9
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…

Kết luận
Trí tuệ xúc cảm rất cần thiết trong cuộc sống con người, nó là yếu tố quan trọng
giúp ta thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong sự nghiệp. Cuộc sống con người
chúng ta phần lớn là do các cảm xúc nảy sinh và chi phối, chất lượng của cảm xúc
ảnh hưởng đến chất lượng của tư duy và chất lượng tư duy quyết định chất lượng
của các suy nghĩ của chúng ta. Trong khi đó, nguồn lương thực cho tâm trí chúng ta
chính là suy nghĩ của chúng ta, những suy nghĩ ấy sẽ quyết định phẩm chất trong
các mối liên hệ của chúng ta, đến cách thức chúng ta xử lý những tình huống khó
khăn trong cuộc sống. Antoine de Saint – Exupery rất có lý khi cho rằng : “Với trái
tim, người ta có thể nhìn thấy những cái cốt yếu mà đôi mắt không thể nhìn thấy
được”. Trí tuệ cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng cần có và là nền tảng
để phát triển các kỹ năng khác - yếu tố quan trọng để giúp bạn đạt đến thành công
trong sự nghiệp và cuộc sống.
N02 – TL2 - 381731 10
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
Tài liệu tham khảo
- Tập bài giảng tâm lý học đại cương, trường đại học Luật Hà Nội.
- Thông minh cảm xúc để thành công, tác giả Travis Bradberry & Jean Greaves
- Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc, Tác giả: Daniel Goleman.
-
tue
N02 – TL2 - 381731 11
Trí tuệ xúc cảm và ứng dụng…
Mục lục
N02 – TL2 - 381731 12

×