Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

luận văn Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Thành Phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LAN PHƯƠNG

BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LAN PHƯƠNG

BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN TUẤN KHANH

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận là hoàn
toàn trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Tác giả luận văn

Lê Thị Lan Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VIỆC ĐƯA NGƯỜI
NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................. 11
Khái niệm, đặc điểm người nghiện và cơ sở cai nghiện bắt buộc ........... 11
Quan niệm, đặc điểm của các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc ............................................................................................... 20
Đối tượng, thời hiệu, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................ 23
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ......................................................................... 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐƯA
NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................. 36
Khái quát chung về tình hình người nghiện ma túy và việc đưa người

nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại TP Đà Nẵng ................................... 36
Thực tiễn thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc từ năm 2015 đến nay ........................................................................ 40
Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc ............................................................................................... 48
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC
BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT
BUỘC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................ 59
Quan điểm về việc thực hiện các biện pháp............................................. 59


Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCA

: Bộ công an

BLĐTB-XH : Bộ lao động thương binh – xã hội
MTTH

: Ma túy tổng hợp

PCMT


: Phòng chống ma túy

PCI

: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index).



: Quyết định

TA

: Tòa án nhân dân

TP

: Thành Phố


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Thống kê số liệu quyết định áp dụng biện pháp
2.1.


đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND

46

các quận, huyện Tp Đà Nẵng năm 2015
Thống kê số liệu quyết định áp dụng biện pháp
2.2.

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND
các quận, huyện Tp Đà Nẵng năm 2016.

47


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên hình

hình
2.1.

Thống kê lập hồ sơ cai nghiện công an TP. Đà
Nẵng

Trang

41


Thống kê người nghiện được đề nghị áp dụng
2.2.

cai nghiện từ ngành Lao động-Thương binhXã hội TP Đà Nẵng

44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy luôn là mối hiểm họa không chỉ riêng mỗi quốc gia mà còn ảnh
hưởng đến toàn thế giới. Nó đã và đang reo rắc hàng triệu cái chết trắng mỗi
năm, đe dọa đến nền kinh tế và tình hình an ninh xã hội của các nước.
Ở Việt Nam, cuộc chiến chống ma túy đã được tiến hành trong nhiều năm,
nhất là sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các chiến dịch xóa
bỏ diện tích trồng cây thuốc phiện đã được tiến hành rộng khắp ở các tỉnh miền
núi phía Bắc và Tây nguyên. Cho đến những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ
XX về cơ bản Việt Nam đã xóa bỏ được những diện tích lớn trồng cây thuốc
phiện ở vùng núi và ngăn chặn tương đối có hiệu quả việc buôn bán vận chuyển
ma túy vào nước ta.
Ngày nay, bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được vẫn còn tồn
tại nhiều mặt hạn chế trong đời sống xã hội. Một trong những mặt hạn chế đó
là lối sống lệch lạc,ăn chơi xa đọa, vi phạm thuần phong mĩ tục…Đáng báo
động nhất là kể đến tình trạng nghiện ma túy trong đó một bộ phận lớn là thanh
thiếu niên. Ma túy tồn tại dưới nhiều dạng mà tác hại của nó là khôn lường và
để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tình hình số người nghiện trong những
năm qua không ngừng tăng cao và diễn biến khá phức tạp, rất khó kiểm soát.
Trước tình hình như vậy Đảng ta đã xác định tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ
của quốc gia, dân tộc; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh
tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Để hạn chế những hậu quả,

tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế,
xã hội và an ninh trật tự của đất nước, thì những đối tượng nghiện ma túy sau
khi cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn tiếp tục tái nghiện sẽ được đưa
vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc tại địa phương. Những đối tượng này sau

1


khi đưa vào cơ sở sẽ được chữa bệnh, sinh hoạt, học nghề và cải tạo theo quy
định của pháp luật để sau này tái hòa nhập cộng đồng, họ có thể tự nuôi sống
bản thân bằng cái nghề mà họ đã được học khi đi cai. Theo thống kê, trên cả
nước có khoảng 123 trung tâm cai nghiện bắt buộc (Tháng 8/2016) và con số
này sẽ tăng dần trong vài năm tiếp theo. Tuy nhiên, vấn đề đưa người nghiện
đi cai nghiện bắt buộc trong các tỉnh, thành trên cả nước còn gặp nhiều vướng
mắc và thiếu sót. Một mặt các văn bản hướng dẫn còn nhiều bất cập, chưa sát
thực với tình hình của địa phương, mặt khác tình hình người nghiện và đặc thù
của mỗi địa phương là khác nhau nên chưa có sự áp dụng đồng nhất theo quy
định của pháp luật. Chính vì vậy, mỗi địa phương cần phải chủ động, linh hoạt
trong việc áp dụng đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp
với điều kiện và đặc thù của mình để đảm bảo trật tự an ninh-xã hội và các vấn
đề khác trên địa bàn.
Đà Nẵng là đơn vị đi đầu trong cả nước thí điểm thành công đưa người
nghiện đi cai bắt buộc và là địa phương đầu tiên chủ động, linh hoạt tháo gỡ
những bất cập trong các văn bản hướng dẫn thi hành việc đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện, phù hợp với tình hình của địa phương mà không vi phạm pháp
luật. Trong những năm qua, TP đã nổ lực không ngừng trong việc truy quét,
xác định và bắt tạm giam các đối tượng bị nghiện nhằm mục đích cai nghiện và
giữ vững nền trị an trên địa bàn. Ban đầu, công tác này còn gặp nhiều khó khăn
do vướng mắc về luật, các đối tượng thường xuyên di chuyển địa điểm và không
xác định được nơi cư trú. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cơ quan

chức năng đã chủ động xử lý nhằm ngăn chặn các đối tượng bị nghiện lẫn trốn
sang địa phương khác và hạn chế tối đa tệ nạn lây lan. Hầu hết các đối tượng
bị nghiện đã được cai nghiện tại cộng đồng, gia đình hoặc đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Một số ít khi cai nghiện thành công vẫn tái nghiện do tâm lý
không vững bị kích động, rủ rê bởi một số thành phần xấu. Mặc dù việc đưa

2


người đi cai nghiện có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng cũng gặp không ít
khó khăn. Tỉ lệ người cai nghiện tại cộng đồng tái nghiện trở lại chiếm tỉ lệ cao
hơn so với cai nghiện tại cơ sở. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình
và địa phương. Trong khi đó, với tâm lý hoang mang, ngại cai nghiện nên không
ít gia đình đã che giấu hành nghiện ma túy của con em mình dẫn đến tình trạng
tệ nạn ngày càng mở rộng và trở nên nghiêm trọng.
Việc đưa người nghiện vào trung tâm cai nghiện bắt buộc cần có sự phối hợp
của nhiều cơ quan chức năng. Dù là ở vị trí nào thì mỗi cơ quan đều thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình và từng bước đẩy lùi tỉ lệ người nghiện trên địa bàn đến mức
thấp nhất. Quan trọng hơn, với chính sách tốt dành cho học viên cai nghiện, với
cơ sở đáp ứng nhu cầu tối thiểu nên trong những năm qua, TP Đà Nẵng chưa có
trường hợp người cai nghiện có hành vi quấy rối, đập phá và trốn trại ra ngoài như
một số tỉnh thành trên cả nước. Để đạt được như vậy là nhờ vào sự quan tâm kịp
thời của ban lãnh đạo TP cũng như sự cố gắng của đội ngũ cán bộ các cơ quan
chức năng để đảm bảo xây dựng một TP 5 KHÔNG, TP đáng sống.
Đà Nẵng hiện nay có Trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 với diện tích
hơn 37 ha. Đây là trung tâm cai nghiện tập trung của địa phương được xây dựng
và đầu tư cơ sở vật chất khang trang. Bên cạnh đó, những đối tượng chưa xác
định được nơi cư trú ổn định sẽ được đưa vào trại xã hội Bầu Bàng, cơ sở này
nằm trong khu vực của trung tâm 05-06. Tuy đã được được mở rộng gấp đôi
nhưng trung tâm 05-06 vẫn không đủ chỗ cho các học viên cai nghiện. Mặc dù

pháp luật còn một số vướng mắc trong thực tiễn nhưng TP đã kịp thời ban hành
QĐ 28/2014/QĐ-UBND, chỉ thị số 37-CT/TU chủ động tháo gỡ và “phá rào”
để việc thực hiện đưa người vào cơ sở cai nghiện được diễn ra nhanh chóng
không mất nhiều thời gian, không phải chờ đợi văn bản hướng dẫn từ cấp
trên…tránh tình trạng người nghiện lẫn trốn hoặc gây ra những hành vi đe dọa
đến an ninh trật tự trên địa bàn. Cơ quan Công an, ngành Lao động-Thương

3


binh- Xã hội và Tòa án đã cùng nhau phối hợp thực hiện kiểm ra, rà soát, lập
hồ sơ, đề nghị cai nghiện và đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp đối với
người nghiện. Công việc này được thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo luật
định mà không có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan với nhau. Hơn nữa,
các cán bộ thực hiện luôn ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm mình cần phải
làm trên tinh thần làm việc theo pháp luật, đúng chủ trương chính sách của
Đảng và nhà nước. Mặc khác việc tập huấn, trao đổi, kiến nghị thường xuyên
thực hiện giữa các ngành có liên quan trong TP, năng lực chuyên môn được
nâng cao qua thực tiễn áp dụng; điều này đã thúc đẩy công tác phòng chống tệ
nạn ma túy cũng như đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc được thực hiện
nhanh và hiệu quả. Với tinh thần cai nghiện để trở thành người bình thường,
giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội người nghiện đã ý thức được cai nghiện
là điều nên làm. Thêm vào đó, sự quan tâm kịp thời của ban lãnh đạo TP, trung
tâm cai nghiện và các cơ sở được đầu tư cơ sở vật chất đàng hoàng, chỉnh chu,
chính sách, chế độ đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của các học viên
trong quá trình điều trị chữa bệnh; để sau khi trở về cộng đồng, các học viên ý
thức được tác hại, hậu quả của việc sử dụng ma túy, có tâm lý vững vàng không
bị thành phần xấu lôi kéo dụ dỗ… Làm được điều này,không chỉ các cơ quan
liên quan cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ, không chỉ học viên ý thức được việc
cai nghiện là bắt buộc, cần thiết; mà cần có sự trợ giúp của cộng đồng. Tức là

cộng đồng xã hội phải thay đổi tư duy tiêu cực theo lối mòn về người nghiện,
thay đổi thái độ, cách nhìn nhận…để những người nghiện không bị mặc cảm,
áp lực mà tự tin bắt đầu lại cuộc sống của mình sau khi tái hòa nhập cộng đồng.
Dự báo trong thời gian tới, với những diễn biến tình hình phức tạp và
những hạn chế về tình hình kinh tế-xã hội, việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào
các trung tâm cai nghiện khó khăn; xã hội chưa đủ các điều kiện cơ sở vật chất,
kinh phí cho cai nghiện tại cộng đồng, điều trị cai nghiện ma túy bằng

4


Methadone; MTTH đang được giới trẻ truyên truyền ca tụng, xu hướng sẽ có
gia tăng đột biến ở Việt Nam, là những điều kiện, mầm mống cho tệ nạn ma
túy gia tăng, số lượng người nghiện trên cả nước nói chung và TP Đà Nẵng nói
riêng sẽ diễn biến phức tạp hơn nữa, không ngừng gia tăng đến mức báo động.
Điều đó đòi hỏi phải chú trọng nâng công tác phòng chống ma túy, xây dựng
hệ thống pháp luật có tính tiên đoán tương lai, đào tạo nâng cao nghiệp vụ bài
bản, linh hoạt đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra…để giảm thiểu
phần nào sự gia tăng của những đối tượng nghiện ma túy sau này. Trong đó,
một vấn đề quan trọng là cần phải nghiên cứu những kinh nghiệm tốt để tiếp
tục phát huy cũng như hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các biện pháp đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để kịp thời tháo gỡ.
Chính vì vậy mà học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn “Biện pháp
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Thành Phố Đà Nẵng”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, đặc biệt là từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, vấn đề
thực hiện pháp luật về việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc đang được
đặt ra là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công
dân. Tuy nhiên, việc xem xét thực hiện pháp luật và hiệu quả thực hiện pháp
luật là một vấn đề phức tạp và mới mẻ cho nên số lượng số lượng nghiên cứu

khoa học về đề tài này còn quá ít. Các đề tài liên quan đến lĩnh vực này chủ yếu
được nhìn nhận dưới góc độ là những bài tổng kết thường niên, hoặc những bài
viết mang tính chất tham khảo, rút kinh nghiệm…mà chưa đi vào thực tiễn ngọn
nguồn của vấn đề. Hiện nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện và
quy mô về việc “đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc”. Qua quá trình đọc
tài liệu, tham khảo, tác giả thấy rằng hầu hết các công trình nghiên cứu, các bài
viết, bài báo…chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi, bình luận về lĩnh vực ma túy và
người nghiện ở các khía cạnh khác nhau. Nếu có thì phải chăng những bài viết

5


đó chỉ mang tính chất cộng đồng, tức là bàn luận về những vấn đề nổi trội hoặc
là trình bày những vấn đề thời sự liên quan đến người nghiện, biện pháp cai
nghiện với mục đích là thống kê và dự đoán, cảnh báo mức độ nghiêm trọng
chứ chưa nghiên cứu sâu để bàn luận và đưa ra giải pháp áp dụng thực tiễn.
Liên quan đến lĩnh vực này, đã có một số công trình nghiên cứu phải kể
đến như:
Luận văn thạc sĩ “Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh
đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” (năm 2014) của tác giả Phạm
Tiến Thành bảo vệ thành công tại khoa luật- Đại học quốc gia Hà Nội. Luận
văn này đã chỉ ra được những biện pháp xử lý hành chính dựa trên quy định
của pháp luật, nhưng lại chưa nêu rõ việc xử lý hành chính đó có phù hợp hay
không, trong trường hợp nào cần phải đưa vào cơ sở cai nghiện, trường hợp
nào không? Phần lý luận còn mang tính pháp lý, chưa nêu được điểm nổi trội
và áp dụng vào thực tiễn.
Luận văn thạc sĩ “Đảm bảo quyền con người trong cơ sở cai nghiện bắt
buộc qua thực tiễn thành phố Hải Phòng” (năm 2016) của tác giả Nguyễn Quốc
Hiệu bảo vệ thành công tại khoa luật-Đại học quốc gia Hà Nội. Đây là đề tài
nêu cao tinh thần bảo vệ quyền con người mà trước đó chưa có một công trình

nghiện cứu nào đề cập đến. Tính nhân văn, nhân đạo được đề cao và tôn trọng.
Quyền con người là yếu tố quan trọng trong luận văn, nhưng tác giả chưa đi sâu
vào phân tích, chưa luận giải được lý do tại sao đưa đi cai nghiện bắt buộc thì
quyền con người bị hạn chế; để đảm bảo được quyền con người thì cần phải làm
gì?. Bên cạnh đó, việc lý giải vấn đề về quyền con người trong việc đưa người
nghiện đi cai tại cơ sở bắt buộc vẫn chưa đủ thuyết phục cao. Việc vi phạm quyền
con người trong các trại cai nghiện hiện nay vẫn chưa được đề cập đến.
Bài viết “Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong dự thảo luật xử lý vi
phạm hành chính” của tác giả Đào Thị Thu An được đăng trong Tạp chí nghiên

6


cứu lập pháp số 20/2011. Ở bài viết này, tác giả Thu An đề cập đến những điểm
mới trong việc đưa người vào cơ sở chữa bệnh, chỉ ra được ưu điểm cả các biện
pháp được đưa ra trong dự thảo. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở góc độ đánh
giá dựa trên ý chí chủ quan mà chưa đưa ra được nhận xét tổng thể về biện pháp
đưa vào cơ sở chữa bệnh trong dự thảo luật xử lý vi phạm hành chính.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp “Các biện pháp XLHC
khác và việc bảo đảm quyền con người” do Thạc sĩ Đặng Thanh Sơn làm chủ
nhiệm đề tài cũng nhóm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai” của Tiến sĩ
Nguyễn Thành Công, Hà Nội 2003. Việc nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện
ma túy và sau cai được tác giả nêu lên cụ thể, các giải pháp được đề ra có tính
thuyết phục cao. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiện cứu các gải pháp
phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành mà chưa đưa ra được định hướng
giải pháp về lâu dài để áp dụng vào thực tiễn.
“Kế hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi giai đoạn 2001-2010”, Uỷ ban quốc
gia phòng chống AIDS và phòng chống tế nạn ma túy, mại dâm, Hà Nội, 2002.

Báo cáo“ sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của thủ tướng chính phủ
về cai nghiện-phục hồi”, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, Hà Nội, 2004
Tài liệu “Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có hiệu
quả, Cục phòng chống tệ nạn xã hội”, Hà Nội 2007.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những
cách tiếp cận khác nhau.
Như vậy, có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu, tài liệu đã được liệt
kê trên chỉ mới đề cập rất ít tới vấn đề người nghiện và cai nghiện mà chưa có
đề tài nào nghiên cứu tổng thể về lý luận và thực tiễn về biện pháp đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đặc biệt là trong phạm vi thực tiễn tại TP

7


Đà Nẵng. Tuy vậy, trong quá nghiên cứu các công trình đã được công bố đó, tác
giả đã tham khảo được nhiều các vấn đề về lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối
với đề tài của mình trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được nêu ra
trong các công trình khoa học đó.
Do đó, tác giả hy vọng rằng, với đề tài này, trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện đây sẽ là luận văn có tính khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống
trên cả phương diện lý luận và thực tiễn cũng như góp phần nâng cao hiệu quả
việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
tại TP Đà Nẵng nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung góp phần ngăn
chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy và hạn chế thấp nhất số người nghiện còn tồn tại ở
ngoài cộng đồng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu :
Luận văn nghiên cứu những vẫn đề lý luận, pháp luật về biện pháp đưa
người nghiện đi cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tại TP Đà Nẵng, từ đó đưa ra
các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp

đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại các tỉnh, thành phố trong
cả nước nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc: Quan niệm, đặc điểm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, các
bảo đảm thực hiện các biện pháp….
Đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật và việc thực hiện các quy định
của pháp luật về các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
tại TP Đà Nẵng, chỉ ra được các ưu điểm cũng như những hạn chế, vướng mắc
và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế vướng mắc đó.
Đưa ra quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
8


buộc cho các tỉnh, thành phố nói chug và TP Đà Nẵng nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện các Biện pháp đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc tại TP Đà Nẵng
Thời gian: Từ năm 2015 đến nay
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách, chủ
trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về hoàn thiện pháp luật với vấn đề cai
nghiện bắt buộc. Đề tài được thực hiện dựa trên góc độ tiếp cận lý luận và thực

tiễn để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luận trong việc áp dụng đối với các đối
tượng bị nghiện hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp khoa học xã hội, bao
gồm phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp hệ thống, phương
pháp liệt kê, phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu cơ sở lý luận
khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý. Các phương pháp được sử dụng
linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ khái niệm, nội dung về các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn TP Đà Nẵng. Từ đó liên hệ dẫn chứng đến các
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.
9


Hệ thống khái quát các quy định pháp luật về việc thực hiện các biện pháp
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để đánh giá cụ thể, chi tiết có
cơ sở thực tiễn góp phần hoàn thiện hệ thống khoa học pháp lý chuyên ngành,
cung cấp luận cứ cho khoa học cho việc tham khảo để sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện pháp luật nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn :
Những luận điểm trên là cơ sở khoa học để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
sách pháp luật và nâng cao hiệu quả chính sách, pháp luật về thực hiện các biện
đưa đi cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật ở bậc cao đẳng, đại học hoặc sau đại học về
nội dung đưa người đi cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về việc đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.
Chương 2. Thực trạng thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Quan điểm, giải pháp về việc thực hiện các biện pháp đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại các tỉnh, thành phố.

10


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VIỆC ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN
VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Khái niệm, đặc điểm người nghiện và cơ sở cai nghiện bắt buộc
Quan niệm chung về ma túy và người nghiện ma túy
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của ma túy

Ma túy, nghiện ma túy là những khái niệm quen thuộc và được sử dụng khá
rộng rãi ở Việt Nam. Đại đa số người dân đều hiểu và gắn ma túy với một số
chất gây nghiện nguy hiểm như: thuốc phiện, cần sa và đặc biệt là heroine.Tuy
nhiên, ma túy hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những chất gây nghiện được
sử dụng hợp pháp khác như: rượu bia, thuốc lá, cà phê, thuốc an thần… Vậy cần
phải hiểu một cách đầy đủ và chính xác về khái niệm “Ma túy”.
Ma túy là tên gọi chung của các chất kích thích mà sử dụng nhiều lần có
thể gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Trên thực tế, chưa có một
định nghĩa chung thống nhất nào về khái niệm như thế nào là ma túy và ở mỗi
góc độ tiếp cận, ma túy lại được hiểu theo những cách khác nhau.
Dưới góc nhìn khoa học: Ma túy là các chất có khả năng tác động lên hệ

thần kinh trung ương, có tác dụng giảm đau, gây cảm giác hưng phấn, dễ chịu;
dùng nhiều lần sẽ đưa đến tình trạng lệ thuộc vào ma túy.[29]
Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc, ma tuý được hiểu là “Các
chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay
đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”.
Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra khái niệm như sau: “Ma túy là các chất
độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”.
Bộ luật Hình sự Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1999 và

11


có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý theo hướng liệt kê như sau:
Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần
sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma
tuý khác ở thể lỏng hay thể rắn.
Luật Phòng, Chống ma tuý của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
9/12/2000, sửa đổi bổ sung năm 2008, tại điều 2 khoản 1 khoản 2 khoản 3 cũng
góp phần làm rõ khái niệm ma túy thông qua định nghĩa về chất ma túy:
- Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, ta có thể khái quát một cách
chung nhất rằng: Ma túy dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm
nhất: thuốc phiện, morphine, heroin, cocain, cần sa và một số thuốc tổng hợp
có tác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế. Như vậy, ma
túy là chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể

sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm-sinh lý của cơ thể. Sử
dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả
nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Từ những tác hại mà nó gây ra cho cơ thể và sức khỏe của con người, các
chất ma túy được phân chia thành nhiều loại dựa theo những căn cứ khác nhau
như: nguồn gốc, mục đích sử dụng, mức độ tác động lên hệ thần kinh… Tuy
nhiên, việc phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối trong bối cảnh việc
sử dụng các chất ma túy luôn luôn biến đổi khôn lường. Có thể liệt kê ra đây
những cách phân loại chính như sau:

12


- Phân loại theo nguồn gốc: Căn cứ theo tiêu chí này, ma túy được phân
chia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma
túy tổng hợp. Ma túy tự nhiên: là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các
chế phẩm của chúng như thuốc phiện, cần sa, cocain. Ma túy bán tổng hợp: là
các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và một số chất phụ gia khác, có
tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là một loại ma túy bán
tổng hợp được chiết xuất từ cây thuốc phiện, bằng cách chế thuốc phiện với các
hóa chất để tạo ra morphine và sau đó kết tủa thành heroin dạng thô. Ma túy
tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học
toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá...
- Phân loại căn cứ theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng: Dựa
trên tiêu chí này, ma túy được chia thành 2 loại: Ma túy có hiệu lực cao và ma
túy có hiệu lực thấp (ma túy mạnh và ma túy nhẹ). Ma túy có hiệu lực cao: là
các chất ma túy chỉ cần sử dụng với một lượng nhỏ đã có thể thay đổi trạng thái
tâm sinh lý của người sử dụng (mức độ kích thích mạnh), và sử dụng vài lần có
thể gây nghiện. Ví dụ: thuốc phiện, heroine, cocaine, thuốc lắc…Ma túy có hiệu
lực thấp: là các chất ma túy phải sử dụng nhiều lần với một lượng lớn thì mới

làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của người dùng và gây nghiện; ví dụ:
thuốc lá, thuốc lào…
- Phân loại theo tác dụng của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương:
Dựa trên tác dụng chủ yếu của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương của
con người, ta có thể chia thành 3 loại:
Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện, những
chất chế ra từ thuốc phiện (heroine, morphine, cocaine, methadone và pethidine)
và thuốc ngủ (lumiau, valium, seconau phenobacbital, serepax, mogadon,
seduexen…). Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm
nhịp tim, giảm hô hấp…
Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuất của
13


nó; có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể,
tăng nhịp tim, hô hấp…
Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic Acid
Diethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc). Việc sử
dụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về
môi trường xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy
những sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác).
- Phân loại theo luật pháp ma túy được phân thành 2 loại:
Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng: rượu bia, thuốc lá (nicô-tin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường…
Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất ma túy
bất hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocaine, thuốc lắc,
các chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins…
Dấu hiện nhận biết và đặc điểm của người nghiện ma túy
1.1.2.1. Quan niệm:

Người nghiện ma túy là những đối tượng tiềm ẩn gây nguy hiểm cho xã

hội thông qua những hành vi mà một khi lên cơn sẽ không kiểm soát được.
Những đối tượng này thường tập trung theo nhóm và tụ tập hút hít ở những nơi
vắng, ít người qua lại…Tùy theo từng mức độ nghiện mà người nghiện sẽ có
những biểu hiện bê ngoài khác nhau.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về người nghiện ma túy, tuy
nhiên, ở góc độ nghiên cứu của các nhà làm luật thì theo Khoản 11, Điều 2 Luật
Phòng, chống ma túy 2013 quy định: “Người nghiện ma túy là người sử dụng
chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất
này”.
Nghiện ma túy là một trong những loại bệnh xã hội nguy hiểm. Người
nghiện ma túy luôn có những dấu hiệu khác biệt so với những người bình thường

14


khác, chẳng hạn như tinh thần hưng phấn, xung mãn, mặt và mắt đỏ, ướt…họ
thường có những hành động, cử chỉ thiếu chính xác, thậm chí là nói rất nhiều
nhưng giọng nói lại hơi khàn khàn so với bình thường. Ngoài ra người nghiện có
những hành động như hay cắn móng tay, vuốt mũi, ngoáy tai, nhổ râu…đặc biệt
những tật xấu ấy lại càng được thể hiện ở tần suất và mức độ cao hơn.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm, ý kiến, cách nhìn nhận được đưa ra cho
việc nhận biết các dấu hiệu của người nghiện. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tham
khảo từ các tài liệu có liên quan trong y học cũng như xuất phát từ tính phổ biến
của các loại ma túy thường được sử dụng thì những dấu hiệu được nêu ra dưới
đây là hoàn toàn phù hợp cho mọi đối tượng bị nghiện.
Dấu hiệu của người nghiện heroin:
Các biểu hiện thường gặp của người vừa sử dụng Heroin: Sau khi người
sử dụng heroin vừa sử dụng xong một liều heroin thì nhìn chung tinh thần hưng
phấn, vẻ mặt sung mãn, đỏ mặt, mắt đỏ và ướt, trông hoạt bát khác thường. Nếu
tuổi còn trẻ, họ thường dễ bị khiêu khích, muốn tìm cảm giác mạnh, gây gổ

đánh nhau, tự rạch tay, dung thuốc lá đốt chân
Dấu hiệu nhận biết sớm người nghiện heroin: Người nghiện ma túy
thường có giờ giấc sinh hoạt thất thường như: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy
muộn, ngày ngủ nhiều…Họ có thói quen tụ tập, đi lại đàn đúm với người có
đời sống sinh hoạt buông thả như không lao động, không học hành… hoặc chơi
thân với người sử dụng heroin, thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi
người (kể cả người thân trong gia đình). Đối với người sử dụng heroin nặng,
còn có biểu hiện giảm sút sức khoẻ rõ rệt, thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ,
da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch thếch…
Dấu hiệu của nghiện ma túy tổng hợp dạng kích thích:
Cơ thể của người nghiện bị tác động chủ yếu trên hệ thần kinh- hệ tim
mạch-hệ tiêu hóa. Họ xuất hiện những hiện tượng như nóng bừng mặt, xanh
xao, tím tái thiếu ô xy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, buồn nôn,
15


nôn, mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng. Ngoài ra, người sử dụng
ATS có các biểu hiện bồn chồn, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, hoảng sợ, lú
lẫn, trở nên thù địch, và các triệu chứng của rối loạn lo âu. Ý tưởng liên hệ,
hoang tưởng và các ảo giác có thể xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy đá
Người sử dụng ma túy đá ít và không thường xuyên thường có những thay
đổi trong sinh hoạt và làm việc như ăn ngủ thất thường (lười ăn, chán ăn), không
quan tâm nhiều đến các sở thích trước đây, ít quan tâm đến người thân…Họ
thở nhanh, không cảm thấy đói, nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt tăng, đồng tử
giãn. Bên cạnh đó, người nghiện còn có hiện tượng miệng khô, hôi, khó nuốt,
nếu dùng nhiều ngày sẽ có tình trạng mất nước và sốt cao. Dùng lần đầu có có
hiện tượng nhức đầu chóng mặt nôn ọe và nấc cụt.
Trong trường hợp sử dụng nhiều, thường xuyên, người nghiện thường mang
theo bên mình bình ga mini, bật lửa, ống hút, ống thủy tinh v.v… (khi họ dùng

ở trong nhà). Thay đổi nếp sinh hoạt và tính cách một cánh nhanh chóng,hay cáu
gắt, cục tính, hay quên, mạch tư duy lộn xộn hay lẫn lộn giữa hiện tại quá khứ
và tương lai… Bồn chồn, nói nhanh hoặc chậm hơn nhịp nói bình thường; nói
năng không logic, nói lắp. Ngoài ra, người nghiện còn xuất hiện hành vi nghiến
răng, vặn vẹo người và chân tay một cách vô thức. Nhu cầu chi tiêu tăng bất
thường, dễ tụ tập với nhóm người có nếp sống buông thả.
Từ những dấu hiệu nhận biết đã được nêu ở trên, người nghiện ma túy có
những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, Phụ thuộc vào chất gây nghiện. Phần lớn người nghiện có sự
biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt
cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Khi người nghiện có đủ ma túy để dùng thì họ
cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Khi không có nó thì họ thường cau có, bực bội
hoặc cô độc, u sầu. Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái

16


làm cho người nghiện giảm hứng thú, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử trở nên
thô lỗ. Người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ở với công tác, với
những vui buồn trong cuộc sống.
Thứ hai, Luôn có xu hướng lôi kéo, dụ dỗ mọi người sử dụng ma túy. Họ
luôn tìm cách gây “Lây lan về tâm lý”, thường hứng thú nói về cảm giác sảng
khoái, sung sướng khi dùng ma túy, khiến mọi người khác có ý nghĩ muốn dùng.
Thứ ba, Cơ thể người nghiện bị biến đổi tâm sinh lý dẫn đến suy kiệt .Tùy
thuộc vào từng loại chất kích thích mà những biến đổi đến tâm sinh lý có khác
nhau ở từng người nghiện khác nhau. Ví dụ như: nghiện thuốc phiện có biểu
hiện rối loạn về tâm lý, nói điệu, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể (về
thực thể thì táo bón, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già
trước tuổi, run. Khả năng chống nhiễm khuẩn kém, dễ chết vì bệnh truyền
nhiễm. Nghiện Morfin, Heroin gây cảm giác sảng khoái do hưng phấn vùng

khứu não làm tăng trí tưởng tượng, làm mất buồn rầu, sợ hãi, tạo nên trạng thái
lạc quan, nhìn màu thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói…
Nghiện Cocain kích thích thần kinh trung ương gây sảng khoái, khoái cảm, ảo
giác, giảm mệt mỏi, hết đói khát. Nghiện ma túy tổng hợp (Amphetamin:
Metham phetamin, Ecstancy…) gây các biểu hiện rối loạn tim mạch, dao động
huyết áp, đau mỏi cơ, gầy sút cân, rối loạn thần kinh thực vật, làm cùn mòn ý
thức, căng thẳng cảm xúc, mất ngủ, lo âu, giảm hoặc mất khả năng xét đoán.
Khái niệm, đặc điểm của cơ sở cai nghiện bắt buộc:
1.1.3.1. Khái niệm.

Cơ sở cai nghiện bắt buộc là nơi cách ly có thời hạn của những đối tượng
bị nghiện nhằm tách ra khỏi cộng đồng theo quy định của pháp luật để cải tạo
trở thành người bình thường.
Các cơ sở này được hình thành nhằm đưa các đối tượng nghiện hút sau
khi bị xử lý vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục tái nghiện tại cộng đồng vào

17


×