Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Bài giảng nội bộ thực vật học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ

BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)

THỰC VẬT HỌC
(Dành cho hệ Đại học Quản lý Tài nguyên và Môi trường)

ĐINH THỊ THANH TRÀ

Năm 2016


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN I- HÌNH THÁI GIẢI PHẪU THỰC VẬT .........................................................
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
I . Giới thiệu chung về thực vật và vai trò của thực vật ................................................. 1
II. Đối tượng và nhiệm vụ của Giải phẫu – Hình thái học thực vật............................... 5
III. Lịch sử nghiên cứu Giải phẫu - Hình thái học thực vật ........................................... 5
IV. Phương pháp nghiên cứu Giải phẫu – Hình thái học thực vật................................. 5
CHƯƠNG I. TẾ BÀO THỰC VẬT .............................................................................. 6
I . Thành phần cấu tạo của tế bào .................................................................................. 6
1. Hình dạng và kích thước của tế bào ........................................................................... 6
2. Các thành phần cấu tạo tế bào ................................................................................... 6
II. Cấu trúc tế bào........................................................................................................... 6
III. Sự phân bào............................................................................................................. 15


CHƯƠNG II: MÔ THỰC VẬT .................................................................................... 18
I. Khái niệm mô thực vật .............................................................................................. 18
II. Phân loại mô ............................................................................................................. 18
1. Mô phân sinh............................................................................................................. 18
2. Mô che chở................................................................................................................ 20
3. Mô cơ ........................................................................................................................ 23
4. Mô dẫn ...................................................................................................................... 24
5. Mô mềm .................................................................................................................... 27
6. Mô tiết ....................................................................................................................... 27
CHƯƠNG III. CÁC CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT .......................... 29
I. Rễ ............................................................................................................................... 29
II. Thân .......................................................................................................................... 32
III. Lá ............................................................................................................................ 37
CHƯƠNG IV. SINH SẢN CỦA THỰC VẬT ............................................................. 43
I. Khái niệm chung ....................................................................................................... 43
II. Các hình thức sinh sản ở thực vật ............................................................................ 43
III. Sự xen kẽ thế hệ và xen kẽ hình thái ...................................................................... 45
IV. Cơ quan sinh sản và sự sinh sản ở thực vật Hạt kín ............................................... 48
1. Hoa và cụm hoa ........................................................................................................ 48
2. Sự thụ phấn và sự thụ tinh ........................................................................................ 52
3. Quả ........................................................................................................................... 53
PHẦN II- PHÂN LOẠI THỰC VẬT ........................................................................... 58
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 58
I. Đối tượng, nhiệm vụ của Phân loại học thực vật. ..................................................... 60
II. Lịch sử nghiên cứu Phân loại học thực vật .............................................................. 61
III. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 61


IV. Các nguyên tắc phân loại thực vật, cách gọi tên khoa học ..................................... 61
IV. Sự phân chia sinh giới ............................................................................................ 62

CHƯƠNG V: THỰC VẬT BẬC THẤP ...................................................................... 64
I. Giới khởi sinh ............................................................................................................ 64
II. Giới nguyên sinh ...................................................................................................... 66
III. Giới Nấm................................................................................................................. 69
IV. Giới Thực vật (Tảo) ................................................................................................ 72
CHƯƠNG VI: THỰC VẬT BẬC CAO ....................................................................... 76
I. Đặc điểm chung ......................................................................................................... 76
II. Phân loại ................................................................................................................... 76
III. Ngành Rêu .............................................................................................................. 77
IV. Ngành Dương xỉ ..................................................................................................... 77
V. Ngành Hạt trần ......................................................................................................... 79
CHƯƠNG VII: NGÀNH HẠT KÍN HAY NGÀNH NGỌC LAN .............................. 80
I. Đặc điểm chung ......................................................................................................... 80
II. Phân loại ................................................................................................................... 81
1. Lớp Hai lá mầm hay lớp Ngọc lan ............................................................................ 81
2. Lớp Một lá mầm hay lớp Hành ................................................................................. 89
CHƯƠNG VIII: GIỚI THIỆU KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM ............................ 93
I. Những điều kiện tự nhiên và lịch sử của hệ thực vật Việt Nam ................................ 93
II. Đặc điểm của hệ thực vật Việt Nam ........................................................................ 93


MỞ ĐẦU
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
- Thực vật học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về cỏ cây, về các mặt hình
dạng, cấu trúc, cách sống, sự phát triển và cách phân bố của chúng trên trái đất.
Nói cách khác: Thực vật học là khoa học nghiên cứu của giới thực vật.
Thực vật học mới chỉ là một phần của sinh học.
- Thực vật là một trong 5 giới của sinh giới: thực vật đa dạng nhưng có đặc điểm
chung là sinh vật tự dưỡng.
- Tự dưỡng là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ. Trong tự dưỡng

người ta phân biệt tự dưỡng quang hợp và tự dưỡng hoá tổng hợp.
+ Tự dưỡng quang hợp: là quá trình tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng
Mặt trời. Quá trình này có ở cây xanh vì cây xanh có diệp lục.
+ Tự dưỡng hoá tổng hợp: là quá trình tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng lấy từ
các phản ứng hoá học. Quá trình này do một số vi khuẩn thực hiện (theo quan niệm cũ vi
khuẩn được xếp vào giới thực vật).
Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:
ánh sáng mặt trời

6CO2 + 6H2O + 674 Kcal

C6H12O6 + 6O2
Diệp lục

II. SỰ ĐA DẠNG TRONG SINH GIỚI VÀ TRONG GIỚI THỰC VẬT
Thế giới sinh vật bao quanh chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng. Theo dự báo
của các nhà khoa học cho biết số lượng loài sinh vật trên trái đất có thể đạt đến 5 - 33
triệu loài. Hiện nay chỉ mới biết 1.392.485 loài thực vật; 1.100.813 loài động vật, còn rất
nhiều loài chưa biết.
- Trước đây người ta chia sinh giới làm 2 giới: Thực vật và Động vật.
- Năm 1866 Haeckel chia thành 3 giới: Nguyên sinh, Động vật, Thực vật.
- Năm 1963 Whittaker chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật, Nấm,
Động vật.
- Năm 1973 Takhtajan chia thành 4 giới: Sinh vật phân cắt, Thực vật, Nấm, Động vật.
Trước đây giới thực vật được chia thành 2 phân giới:
- Phân giới thực vật bậc thấp: gồm virut, vi khuẩn, các loại tảo...
- Phân giới thực vật bậc cao: gồm Rêu, Quyết, Hạn trần, Hạt kín...
Theo quan điểm của một số nhà khoa học hiện nay thì người ta chia phân giới thực
vật bậc cao thành 3 nhóm:
- Thực vật ở nước đơn bội: Các ngành tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ.

- Thực vật ở cạn không mạch: ngành Rêu.
- Thực vật ở cạn có mạch: từ ngành Cỏ tháp bút đến Thực vật có hoa.
Trong thực vật học được chia làm nhiều chuyên ngành nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực
khác nhau và đã bổ sung cho nhau cùng phát triển.
1


+ Hình thái và giải phẫu học thực vật: Nghiên cứu các quy luật hình thái, cấu tạo và
phát sinh của giới sinh vật.
+ Phôi sinh học thực vật: Nghiên cứu sự phát triển của hợp tử, của phôi và hạt.
+ Hệ thống thực vật học: Nghiên cứu phân loại các loài thực vật và hệ thống tiến hoá
của giới sinh vật.
+ Sinh lý học thực vật: Nghiên cứu các nguyên lí và các quá trình sinh lí như hô hấp,
quang hợp sinh trưởng, phát triển ở thực vật.
+ Sinh thái học thực vật: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái môi
trường với cơ thể sinh vật kể cả động vật, các hệ sinh thái...
+ Địa lý thực vật: Nghiên cứu sự phân bố của thực vật.
+ Cổ thực vật học: Nghiên cứu các hoá thạch thực vật.
+ Phấn hoá học: Nghiên cứu phấn hoa còn tồn tại ở dạng hoá thạch của các kỳ trước
kể cả bào tử của những ngành không hoa và phấn hoa của các dạng hiện đại.
III. LƯỢC SỬ MÔN THỰC VẬT HỌC
Từ khi còn sống bầy đàn con người thượng cổ đã biết dùng cây cỏ làm lương thực,
thực phẩm, làm thuốc để sống nhưng chưa có chữ thì chưa ghi được thành văn bản mà
chỉ ghi bằng dấu hiệu lưu lại trên đá.
- Cách đây 3000 năm trước công nguyên đã có sách cổ nói về cách trồng cây (Hạ tiểu
chính và Kinh thi của Trung Quốc).
- Chữ tượng hình Ai Cập cổ đã nói đến việc dùng hạt thầu dầu, cải, hành tây chữa
bệnh, 3000 - 4000 năm trước công nguyên Ai Cập đã biết trồng cây.
- Ấn Độ có pho sách “Susruta” thế kỷ XI trước công nguyên mô tả 760 loài cây
thuốc.

- 384 - 186 TCN: Aristote viết “Thực vật học” đầu tiên bằng tiếng Hi Lạp,
Theophraste đã được coi là cụ tổ của môn Thực vật, đã viết nhiều sách về thực vật như
“Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”. Hyppocrate là thầy thuốc của Hy Lạp cổ nỗi
tiếng đã mô tả 236 cây thuốc. Các nhà Bác học ý như Plinus, Dioscoride (70 - 20 TCN)
đã mô tả gần 2000 cây thuốc trong tác phẩm Vận vật học và Dược liệu học. Trong
khoảng thế kỷ XIV - XV Caesalpin đã mô tả và sắp xếp thực vật thành hệ thống. Dựa vào
hạt, Bauhin đã mô tả được 5200 loài.
- Đến thế kỷ XVII nhờ Robert Hook phát minh ra kính hiển vi mà vào năm 1672
Grew đã sáng lập môn Giải phẫu thực vật và cùng Malpighi xuất bản quyển “Giải phẫu
thực vật”. Năm 1675, Lewenhook nghiên cứu vi sinh vật. Tournefort đã mô tả 10.240
loài cây: Dựa vào tràng hoa chia làm 3 nhóm: cánh rời, cánh liền, không cánh. Ray mô tả
18.000 loài thực vật, đặt cách phân chia thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
Linne (1708 - 1778) là người làm cho ngành phân loại phát triển mạnh mẽ. Ông tổ
của phân loại học. Đến thế kỷ XVII các nhà khoa học (Broww, De Candolle) đã sắp xếp
cây thành họ, phân chia thành hạt trần, hạt kín. Cùng thời gian có Lamack và Darwin và
nhiều nhà khoa học đặt nền móng cho thuyết tiến hoá. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX,
số lượng loài thực vật được phát hiện nhiều nên được các nhà khoa học sắp xếp thành hệ
2


thống và được quy định thành luật lệ khi công bố đó là “Luật quốc tế về danh pháp thực
vật..
ở nước ta ngay từ thời vua Hùng dựng nước cũng đã sử dụng cây cỏ làm thuốc và lưu
truyền kinh nghiệm qua nhiều thế hệ.
Đến thời kỳ độc lập nhà Lý, nhà Trần cũng đã cho sưu tầm cây quý, cây thuốc, cây
cảnh như “Ngũ bách Viên” là vườn lan gồm 500 loài của vua Trần Nhân Tông (thế kỷ
XVIII). Lập vườn cây thuốc để phục vụ quân đội.
Đến thế kỷ XIV Tuệ Tĩnh viết: “Nam dược thần hiệu” đã giới thiệu 630 loài cây
thuốc. Thế kỷ XIV Lê Quý Đôn trong “Vân Đài loại ngư” đã phân loại cây thuốc. Sau đó
Nguyễn Trứ đã viết “Việt Nam thực vật học”. Lý Thời Chân đã mô tả 1094 vị thuốc thảo

mộc.
Năm 1958 Trần Nguyệt Phương xuất bản cuốn “Nam Bang thảo mộc” mô tả 100 cây
thuốc, đó là giai đoạn khởi đầu tìm hiểu thực vật nước ta. Giai đoạn tiếp theo là thời gian
bị người Pháp đô hộ, các nhà khoa học người Pháp đã sang Việt Nam thu thập mẫu, phân
tích và công bố loài mới, thành phần ở Nam Bộ và Đông Dương như: Loureiro: Thực vật
Nam Bộ 697 loài; Pierre: Thực vật rừng Nam Bộ 800 loài cây gỗ. Lecomte (1907 - 1943)
chủ biên hoàn thành bộ Thực vật chí Đông Dương; Aubrevile: Thực vật chí Lào,
Campuchia và Việt Nam. Pelelot: Cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam. Thời gian
này người Việt Nam có Việt Nam dược học của Phó Đức Thành; Y học Tùng thư của
Nguyễn An Nhân.
Từ hoà bình lập lại đến nay có rất nhiều sách viết về thực vật ở nước ta:
- Phân loại thực vật: Lê Khả Kế, Vũ Văn Chuyên, Trần Hợp, Võ Văn Chi, Dương
Đức Tiến...
- Cây rừng: Thái Văn Trừng, Lê Mộng Chân...
- Cây thuốc: Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Viện Y học....
- Hoa cây cảnh,...
IV. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG THIÊN NHIÊN VÀ TRONG ĐỜI
SỐNG CON NGƯỜI:
Thực vật có ở khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đầy tuyết phủ đến lòng đại dương sâu
thẳm, từ sa mạc khô cằn nóng bỏng đến rừng rậm nhiệt đới hoặc thảo nguyên mênh
mông, từ trong lòng sâu trái đất đến giới hạn của khí quyển bao quanh trái đất.
Sự hiện diện đó đã góp một phần vô cùng lớn lao cho sự sống trên hành tinh này.
Có thể nói rằng: Không có giới thực vật thì trên trái đất sẽ không còn sự sống. Vì
rằng: Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh mà sự cân bằng khí cacbonic và oxi trong
khí quyển được đảm bảo, do đó sự sống mới tồn tại. Do vậy thực vật có vai trò sau:
- Tạo nguồn năng lượng cơ bản trên 90% cho sinh giới.
Quang hợp

Năng lượng MT
ăn


NL hoá học trong các hợp chất hữu cơ

Chuỗi, lưới thức

3


- Quá trình quang hợp của thực vật giải phóng oxi tự do cung cấp cho sự sống - Có
thể nói không có thực vật thì không có sự sống.
- Thực vật tạo nhiều nguyên liệu cung cấp cho cuộc sống con người: gỗ làm nhà,
công trình; củi đốt, lương thực, thực phẩm...
- Trong tự nhiên quần xã thực vật làm hạn chế tốc độ dòng chảy chống xói mòn.
- Thực vật làm trong lành không khí, điều hoà tiểu khí hậu.
- Vi khuẩn, nấm đã tham gia vào chu trình chuyển hoá vật chất trong tự nhiên.
- Thực vật còn có vai trò rất lớn đối với ngành dược là nguồn cung cấp nguyên liệu
vô cùng phong phú cho con người chữa bệnh.

4


PHẦN THỨ NHẤT
HÌNH THÁI - GIẢI PHẪU THỰC VẬT
I. ĐỊNH NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HÌNH THÁI GIẢI PHẪU
HỌC THỰC VẬT:
1. Định nghĩa:
Hình thái giải phẫu học thực vật là khoa học chuyên nghiên cứu về hình dạng bên
ngoài và cấu trúc bên trong của cơ thể thực vật.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Là hệ thống tổ chức của cơ thể từ toàn bộ cây đến từng cơ quan, từng mô, từng tế bào

và các nội quan của tế bào. Môn học này không những nghiên cứu những dạng sống của
cơ thể thực vật mà còn nghiên cứu những dạng thực vật đã chết và hoá thạch để tìm hiểu
mối liên hệ phát sinh, phát triển và nguồn gốc của các loài thực vật.
3. Nhiệm vụ:
Quan sát, mô tả hình dạng, cấu tạo của các cơ quan, các mô và các loại tế bào hợp
thành các mô, đảm nhận những chức năng khác nhau trong đời sống của cây.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Hình thái giải phẫu học được hình thành rất sớm trong các môn khoa học. Đến nay nó
đã sử dụng khá nhiều phương pháp để nghiên cứu.
1. Phương pháp so sánh hình thái: Là phương pháp xuất hiện sớm nhất, người ta
căn cứ các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cá thể loài để so
sánh với nhau. Khi so sánh thì chỉ so sánh các cơ quan tương đồng chứ không so sánh các
cơ quan tương tự.
2. Phương pháp giải phẫu: Cắt thành lát mỏng các bộ phận của cơ quan dinh dưỡng
hay sinh sản để nghiên cứu cấu trúc bên trong bằng dao cắt hay máy cắt (microtome). Sau
đó nhuộm đơn hay nhuộm kép để phân biệt các phần. Cuối cùng làm thành tiêu bản hiển
vi cố định để quan sát lâu dài.
3. Các phương pháp khác: Như ngâm mủn, tách chiết, nuôi cấy mô tế bào, phân tích
vi hoá học, ly tâm siêu tốc...
4. Dụng cụ cơ bản là các loại kính hiển vi: Quang học, huỳnh quang, soi nỗi và kính
hiển vi điện tử và các loại kính lúp từ đơn giản đến hiện đại.

5


CHƯƠNG 1: TẾ BÀO THỰC VẬT
I. KHÁI NIỆM VỀ TẾ BÀO THỰC VẬT
- Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
- Cơ thể thực vật, cũng như bất kì một cơ thể sống nào khác đều được cấu tạo từ tế
bào. Nói cách khác, tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống, có đầy đủ các tính

chất của sự sống.
Cơ thể thực vật có thể cấu tạo từ một tế bào gọi là cơ thể đơn bào (tảo Chlorella,
Chlamydomonas) hay cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào nhưng không có vách ngăn (Tảo
không đốt: Vaucheria, nấm mốc: Mucor). Hầu hết cơ thể thực vật có cấu tạo đa bào, cấu
tạo từ rất nhiều tế bào, chia thành các nhóm đảm nhiệm các chức năng khác nhau và hợp
thành một mô, các mô lại hợp thành một cơ quan. Cơ thể gồm một số cơ quan.
Ví dụ: - Tế bào mô bì: che chở, bảo vệ những phần ở bên trong.
- Tế bào thịt lá: hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp.
- Tế bào cánh hoa: chứa sắc tố có màu hấp dẫn sâu bọ thụ phấn cho hoa.
II. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TẾ BÀO:
1. Hình dạng:
Các tế bào thực vật có hình dạng rất
khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loài và từng
loại mô thực vật. ở các loài tảo, tế bào thực
vật có hình dạng rất đa dạng: hình cầu (Tảo
tiểu cầu Chlorella), hình trứng (Tảo lục đơn
bào Chlamydomonas) hay hình cong lưỡi
liềm (Tảo lưỡi liềm Closterium). ở mô dự
trữ tế bào tròn đều, mô dẫn tế bào kéo dài.

Cấu tạo tế bào thực vật
2. Kích thước:
Kích thước của tế bào thực vật cũng rất biến đổi: Nhìn chung tế bào thực vật rất nhỏ
bé, phải sử dụng kính hiển vi mới có khả năng quan sát được, kích thước trung bình vào
khoảng 10 - 100m (1m = 1/1000mm). Tuy nhiên cũng có những tế bào có thể nhìn
thấy bằng mắt thường: tế bào thịt quả dưa hấu, tép bưởi, cam, sợi đay, sợi gai, sợi bông...
III. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO:
Tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản như:
1) Ngoài cùng là màng tế bào (vách tế bào): là thành phần bao bên ngoài tế bào,
ngăn cách tế bào này với tế bào khác, có nhiệm vụ bảo vệ tế bào (màng xenllulo).

6


2) Trong màng là chất tế bào: là toàn bộ khối chất nằm bên trong màng tế bào.
Trong chất tế bào chứa các cơ quan tử hay là bào quan (ty thể, lạp thể...)
3) Các bào quan: ty thể, lạp thể, thể lưới (golgi), riboxom, lưới nội chất.
4) Nhân tế bào (nằm trong chất tế bào), trong nhân có nhân con (còn gọi là hạch
nhân).
5) Các thể ẩn nhập, chất dự trữ trong tế bào.
6) Không bào, bên trong chứa dịch tế bào.
A. Màng tế bào:
Màng tế bào thực vật là bộ phận không sống của tế bào, được tạo thành do sự hoạt
động của chất nguyên sinh tạo nên. Nó bao bọc toàn bộ chất sống của tế bào và ngăn
cách tế bào với môi trường xung quanh. Có chức năng bảo vệ và định hình tế bào. Đây là
một lớp màng bền vững, đàn hồi và rắn chắc.
1. Thành phần hoá học của màng tế bào:
Thành phần hoá học của màng tế bào thực vật rất đa dạng, nước chiếm tỷ lệ tương đối
cao (80 - 90%), thành phần chất khô ở trong màng gồm có: xenllulozơ, hemixenllulozơ
và pectin. Cả 3 chất đó đều là các gluxit phức tạp hay các dẫn xuất của chúng, tuỳ theo
mức độ trưởng thành của tế bào mà tỷ lệ giữa 3 chất đó thay đổi trong màng.
Trong 3 chất kể trên thì xenllulozơ đóng vai trò chủ yếu cấu tạo nên màng của tế bào
thực vật, tạo nên bộ khung chính của màng; còn hemixenllulozơ, pectin và nước lấp đầy
các khoảng trống giữa các phân tử xenllulozơ.
- Xenllulozơ: có công thức (C6H12O6)n giống tinh bột nhưng trị số n rất lớn. Nó là chất
bền vững không bị nhuộm màu, không tan trong nước, mềm dẻo, khó bị enzim phân huỷ
(chỉ có một số vi khuẩn mới có enzim thuỷ phân xenllulozơ).
- Hemixenllulozơ: nó là một loại polisaccharit nhưng thành phần phức tạp hơn, đa
dạng hơn, dễ bị thuỷ phân hơn so với xenllulozơ.
- Chất pectin: cũng là một dạng polisaccharit, nó là một chất vô định hình, háo nước.
Khi hút nước phồng lên, hút quá nhiều nước hoá nhầy.

Ngoài 3 thành phần đó đôi khi màng tế bào còn nhiễm một số chất vô cơ như canxi,
silic, kitin...
2. Cấu trúc của màng: Có 2 loại: màng sơ cấp và màng thứ cấp.
a. Màng sơ cấp: Có ở các tế bào non. Màng sơ cấp rất mỏng, đàn hồi, không cản trở
sự sinh trưởng của tế bào. Màng được cấu tạo từ 5 - 10% xenllolozơ, nhiều
hemixenllulozơ, pectin và nước. Màng sơ cấp thường liên tục, không có lỗ màng.
b. Màng thứ cấp: Thường có trong các tế bào trưởng thành. Màng dày, đàn hồi kém,
chứa nhiều xenllulozơ. Trên màng thứ cấp có nhiều lỗ màng. Lỗ màng được hình thành
theo phương pháp áp sát không đều (những chỗ dày lên tạo thành màng thứ cấp, những
chỗ không được đắp lên tạo thành lỗ).
- Từ màng sơ cấp (của tế bào non) nhiễm thêm xenllulozơ để màng dày lên. Sự nhiễm
này vẫn chừa ra những vị trí nhất định về sau hình thành lỗ màng. Quá trình trao đổi chất
vẫn có thể xảy ra qua lỗ màng.
7


- Trên màng thứ cấp còn có các sợi liên bào. Thực chất sợi liên bào là những cầu nối
nguyên sinh chất đảm bảo sự liên lạc giữa các tế bào.
- Cùng với sự hình thành màng thứ cấp có sự hình thành khoảng gian bào và khoang
trống.
Khoảng gian bào là những khoảng trống giữa các tế bào, được hình thành khi chất
pectin gắn kết giữa các tế bào bị phá huỷ. Khoảng gian bào thường bé nhưng cũng có khi
nó lớn hơn cả các tế bào ở xung quanh, hoặc biến thành những khoang kín rất lớn gọi là
những khoang trống. Gian bào và khoang trống có thể chứa khí hoặc những chất khác
(chất nhầy, nước..).
3. Những biến đổi hoá học của màng tế bào:
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, màng tế bào có thể biến đổi để
thực hiện các chức năng khác nhau. Có các sự thay đổi sau:
+ Sự hoá gỗ (lignin): là quá trình thấm lignin vào màng của tế bào, làm cho màng tế
bào trở nên cứng rắn và bền hơn, giảm tính đàn hồi, có vai trò như bộ xương của động

vật. Lúc này tế bào không có khả năng lớn được nữa. Cây sống dưới nước thường kém
cứng rắn vì nước cản trở sự hoá gỗ.
Chú ý: sự hoá gỗ (nhiễm gỗ không đồng đều), vẫn chừa ra một số vị trí, nhờ đó mà
quá trình trao đổi chất vẫn tiến hành bình thường.
+ Sự hoá cutin: thường gặp ở tế bào biểu bì, màng ngoài của các tế bào biểu bì biến
đổi thành chất cutin không thấm nước và khí, tạo thành một lớp bảo vệ gọi là tầng
cuticun (vì vậy trời mưa cây không thấm nước). Tầng này dày hay mỏng tuỳ thuộc vào
điều kiện sống của từng loài cây, các cây ở vùng khô nóng thường có tầng cuticun rất
dày.
+ Sự hoá bần: gặp ở các tế bào mô bì thứ cấp. Màng tế bào biến đổi thành chất bần
(suberin) không thấm nước, khí, không thối rữa. Khi màng tế bào bị hoá bần, mọi sự trao
đổi chất giữa các tế bào ở cạnh nhau cũng như với môi trường bị đình chỉ và tế bào sẽ
chết vì sự hoá bần xảy ra trên toàn bộ bề mặt của tế bào. Lớp bần có nhiệm vụ che chở
cho các mô sống bên trong.
+ Sự hoá nhầy: xảy ra ở một số hạt lúc nảy mầm (ví dụ: hạt lanh, hạt é...). Trên bề
mặt tế bào sẽ phủ một lớp chất nhầy, chất này sẽ phồng lên khi thấm nước và trở nên
nhớt. Lớp chất nhầy bao xung quanh hạt và giữ được độ ẩm cần thiết giúp cho sự nảy
mầm được dễ dàng.
+ Sự thấm vô cơ: ở nhiều cây, màng tế bào có thể thấm thêm các chất vô cơ như Ca,
Si. Sự thấm vô cơ này thường gặp ở tế bào biểu bì của thân và lá các cây một lá mầm,
làm cho tế bào trở nên cứng rắn. Ví dụ: lá lúa, lá mía, thân cây cỏ Tháp bút sờ thấy ráp
tay do thấm chất silic.
+ Sự thấm sáp: thường gặp ở các tế bào biểu bì, mặt ngoài của các tế bào biểu bì
thường được phủ một lớp sáp, có khả năng không thấm nước. Ví dụ: vỏ quả bí, lá chuối,
thân mía, lá su hào...
B. Chất tế bào (Tế bào chất):
8


Là chất sống cơ bản, là thành phần cơ bản và bắt buộc của tế bào, là nơi xảy ra các

quá trình hoạt động sống của tế bào. ở tế bào non: chất tế bào chứa đầy khoang. ở tế bào
già chỉ còn một lớp mỏng sát màng vì không bào phát triển chiếm hết khoang.
1. Tính chất vật lý của chất tế bào:
- Chất tế bào là chất keo, hơi trong suốt, nhớt, có tính đàn hồi, không hoà tan trong
nước. Khi bị đun nóng tới 60oC thì chất tế bào sẽ mất khả năng sống. Tuy vậy, chất tế
bào của một số hạt, quả khô và của một số bào tử có thể chịu được nhiệt độ cao hơn (từ
80 - 100oC) như hạt gấc luộc mới mọc nhanh.
- Độ nhớt của chất tế bào có thể thay đổi, nghĩa là hệ thống keo của nó vừa có thể ở
trạng thái lỏng (sol) vừa có thể ở trạng thái đặc (gel). Hai trạng thái này thường thay đổi
vị trí cho nhau. Sự thay đổi vị trí thể hiện tính chất sống của tế bào. Trạng thái sol đặc
trưng cho độ nhớt của chất tế bào, còn trạng thái gel gần với thể rắn hơn, do đó nó đảm
bảo hình dạng ổn định của chất tế bào.
2. Thành phần hoá học:
Chất tế bào có nhiều thành phần hoá học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là
protein, không có chất tế bào nào lại vắng mặt protein. Đó là chất cơ bản của quá trình
sống, ngoài protein trong chất tế bào còn có nhiều thành phần hoá học khác nữa: gluxit,
lipit, nước...
a. Protein: Trong thành phần tế bào gồm có 2 loại:
+ Protein đơn giản (holoprotein): trong thành phần có chứa chủ yếu là C, H, O, N, đôi
khi có thêm S, P...
+ Protein phức tạp (heteroprotein): gồm những hợp chất protein (axit amin) và những
hợp chất không phải protein (gluxit, lipit, axit phosphoric). Quan trọng nhất trong cơ thể
sinh vật là nucleoprotein.
- Nucleoprotein là một protein phức tạp quan trọng nhất đối với sự sống của tế bào và
cũng là của cả cơ thể sinh vật. Vì các axit nucleic mang hệ thống thông tin di truyền đặc
trưng cho từng loài, từng cá thể.
Có 2 loại axit nucleic là axit ribonucleic (ARN) và axit deoxiribonucleic (ADN).
Một axit nucleic gồm: axit phosphoric, đường và bazơ nitơ (adenin, guanin, uraxin,
xytozin hoặc thiamin)
Tóm lại: Protein là chất sống cơ bản của tế bào mang tính đặc trưng của cá thể và của

loài nhờ cấu tạo riêng của chúng, loại protein đặc biệt nhất là nucleoprotein đã giữ và
truyền lại cho con cháu đặc tính di truyền của loài. Các Nucleoprotein không phải bất
biến mà còn phải chịu ảnh hưởng của điều kiện sống bên ngoài.
b. Lipit: Là những dẫn xuất của glyxerin và axit béo, chiếm khoảng 20% trọng lượng
khô của chất tế bào. Lipit không phải là chất sống mà là sản phẩm của sự trao đổi chất,
chủ yếu ở trong các chất dự trữ như các giọt dầu, mỡ có trong một số hạt và quả..., có
trong màng của tế bào và màng nhân. Trong chất tế bào, lipit có thể kết hợp với protein
thành hợp chất lipoprotein- chất này có trong ty thể, để cung cấp năng lượng cho tế bào.

9


c. Gluxit: Chiếm khoảng 4 - 6% trọng lượng khô, gồm các đường đơn (dễ tiêu) như
glucozơ, ribozơ, deoxiribozơ... và những đường phức tạp như: saccharozơ, tinh bột,
xenlulozơ... Trừ ribozơ, deoxiribozơ tham gia vào các chất sống của tế bào (thành phần
của ARN và ADN), còn các gluxit khác tuy không phải là các chất sống thật sự nhưng lại
là một trong những nguồn năng lượng của tế bào.
d. Các thành phần vô cơ: Chiếm 2 - 6% trọng lượng khô của chất tế bào. Chúng ở
dưới dạng các chất muối, hoặc có trong các hợp chất của protein, gluxit, lipit...Trong tế
bào, các loại muối thường ở dưới dạng ion như: K+, Mg++, Ca+, Fe++, Cl-, NO3-, PO43...Ngoài ra còn có một số nguyên tố vi lượng như Cu, Mn, Br...
e. Nước: Chiếm 80% khối lượng chất tế bào, là dung môi hoà tan tốt nhất trong các
dung môi hiện biết. Nước cần cho quá trình thuỷ phân và oxi hoá thường xuyên xảy ra
trong tế bào. Có 2 loại nước trong tế bào:
- Nước liên kết: bao quanh các phân tử keo, là loại nước cần cho sự sống của tế bào
vì mất nước này làm cho tế bào và mô bị xẹp đi.
- Nước tự do: là môi trường để thực hiện mọi quá trình sinh hoá trong tế bào. Nó có
thể hoà tan muối và các chất khoáng. Loại này chiếm phần lớn khối lượng nước trong tế
bào.
3. Tính chất sinh lý của chất tế bào:
Hai tính chất sinh lí quan trọng thể hiện tính sống của chất tế bào là:

a. Tính thấm của chất tế bào:
Chất tế bào có khả năng hút được những chất này hay chất khác từ môi trường xung
quanh vào tế bào và nhả ra một số chất vào môi trường đó khi có sự chênh lệch nồng độ
trong và ngoài môi trường gọi là tính thấm.
Chất tế bào có thể được xem như là một màng bán thẩm có tính chọn lọc chỉ cho
nước đi qua, không cho các chất khác đi qua hoặc qua được nhưng rất chậm. Tính chất
này của chất tế bào được biểu hiện ở hiện tượng co và phản co nguyên sinh (phản co
nguyên sinh = trương nước).
- Nếu ta ngâm tế bào biểu bì vảy hành vào dung dịch muối đậm đặc (ưu trương).
Nước từ nguyên sinh chất qua màng tế bào ra môi trường làm cho nguyên sinh chất co rút
lại. Vì vách tế bào bền vững do đó bên trong tế bào tạo ra khoảng trống đó là hiện tượng
co nguyên sinh.
- Nếu lấy tế bào đang co nguyên sinh ngâm vào dung dịch nhược trương, hiện tượng
ngược lại sẽ xảy ra làm cho nguyên sinh chất trở về trạng thái ban đầu. Đó là hiện tượng
phản có nguyên sinh.
b. Sự chuyển động của chất tế bào:
Sự chuyển động của chất tế bào là đặc tính của các tế bào sống, trong quá trình
chuyển động, chất tế bào đã lôi kéo những nội bào quan đôi khi cả tế bào chuyển động
theo.

10


Về cơ chế và chức năng chuyển động của chất tế bào đến nay vẫn còn chưa được
nghiên cứu kỹ, rất có thể sự chuyển động này giúp cho sự vận chuyển các chất cần thiết
trong chất nguyên sinh.
4. Sợi liên bào và sự liên lạc giữa các tế bào:
Trong những cơ thể thực vật đa bào, chất tế bào của những tế bào ở gần nhau được
liên hệ chặt chẽ với nhau nhờ những sợi mảnh bằng chất tế bào xuyên qua vách, gọi là
sợi liên bào. Chức năng chủ yếu của sợi liên bào là mang những sản phẩm trao đổi chất

và dẫn truyền kích thích do ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, từ chỗ nhận kích thích
vào sâu ở bên trong của các cơ quan. Như vậy, giữa các tế bào có sự giao lưu và quan hệ
thường xuyên.
C. Các bào quan của tế bào (Cơ quan tử):
1. Thể lạp:
- Là những cơ quan nhỏ đặc trưng cho tế bào thực vật (nhưng không có ở vi khuẩn,
tảo lam và nấm), có vai trò quan trọng trong quá trình dinh dưỡng của tế bào. Tuỳ theo sự
có mặt của các loại sắc tố chứa bên trong lạp thể, người ta chia lạp thể thành 3 loại: lạp
lục, lạp màu và lạp không màu.
a. Lạp lục (Chloroplast):
Được phát hiện năm 1676 do Lơven Hook tìm thấy ở tảo xoắn.
- Lạp lục là loại lạp thể có chứa các sắc tố màu lục gọi là chất diệp lục, lạp lục có
trong tất cả các phần xanh của cây như lá, thân non của cây...
- Lạp lục mang 3 loại chất màu: diệp lục (Chlorophyl): có màu lục; Xanthophyl: màu
vàng; Carotin: màu đỏ.
- Chức năng sinh lý của lạp lục:
Lạp lục có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của cây, vì đó là trung tâm của quá trình
quang hợp. Nhờ có diệp lục mà năng lượng của ánh sáng mặt trời được sử dụng để tổng
hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O.
diệp lục

CO2 + H2O
C6H12O6 + O2
Những sản phẩm đầu tiên của quá trình quang hợp (đường, tinh bột) được chứa trong
cơ chất của lục lạp rồi sau đó chuyển đến tế bào để cây xanh hoạt động. Nhóm sắc tố
carotin trong lá cây thường bị màu của diệp lục át đi, cho nên thường chỉ thấy lá cây có
màu lục, nhưng đến khi lá cây già, hàm lượng diệp lục của lá cây bị giảm đi thì những
sắc tố này mới được thể hiện rõ, làm cho lá cây có màu vàng đỏ (mất màu xanthophyl).
b. Lạp màu (Chromoplast):
Lạp màu là loại lạp thể có các màu sắc như vàng, cam, đỏ.... Nhờ có lạp màu mà cánh

hoa, một số lá, vỏ quả, vỏ hạt, một số củ... có màu sắc.
Trong lạp màu không có chứa diệp lục, mà có các chất màu như xanthophyl
(C40H56O2) thường có màu vàng; carotin (C40H56) m àu da cam; licopin (C40H50) màu
đỏ.

11


Trong một số cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá) cũng có các loại lạp màu nhưng vai
trò của chúng ở đây chưa được xác định rõ.
Lạp màu có ý nghĩa làm cho hoa, quả có màu sắc, có tác dụng thu hút côn trùng đến
thụ phấn, và màu của quả hấp dẫn các động vật đến ăn, giúp cho sự truyền giống nhờ
động vật.
c. Lạp không màu (Leucoplast):
Là những thể lạp nhỏ nhất, không màu có ở rễ, thân, củ của cây. Thường ở chung
quanh nhân và giữ vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi sinh hoá của cây.
Lạp không màu có liên quan đến sự tạo thành các chất dinh dưỡng dự trữ. Ví dụ:
chất gluxit được tạo thành trong quang hợp, một phần để nuôi cây, một phần tập trung ở
bộ phận dự trữ, biến thành tinh bột nhờ lạp không màu.
Tuỳ theo các sản phẩm tổng hợp mà người ta chia ra làm 3 loại:
- Lạp bột: tạo tinh bột, có nhiều trong tế bào biểu bì và mô mềm dự trữ.
- Lạp dầu: tạo lipit (ít gặp), có trong một số tế bào lá của cây Một lá mầm.
- Lạp đạm: tạo protein, có trong hạt của nhiều cây.
2. Ty thể (Mytochondria):
- Hình dạng, kích thước, số lượng:
Ty thể phân bố rải rác trong chất tế bào, thường nhiều nhất ở màng sinh chất vì ở đây
cần cung cấp nhiều năng lượng để tăng cường hoạt động vận chuyển các chất. Đó là
những thể nhỏ, có kích thước 0,5 - 7m x 0,5 - 1m, có dạng: hình que, dạng hạt, sợi...
Số lượng ty thể trong tế bào khác nhau, tập trung ở vùng có trao đổi chất mạnh (tế
bào non hoạt động mạnh có lượng ty thể lớn, tế bào già đã bị phân hoá thì lượng ty thể

ít).
- Cấu trúc: Ty thể được bao bọc bởi 2 lớp màng (màng kép) có bề dày tổng cộng là
14 - 16nm. Giữa 2 lớp màng này là một chất trong suốt gọi là dịch đệm. Bên trong ty thể
có một khoang chứa đầy dịch tương đối đặc gọi là chất nền hay cơ chất, cấu tạo bằng
protein.
+ Màng ngoài nhẵn, màng trong nhô ra những tấm răng lược đâm vào khối chất nền
và chia nó thành nhiều ngăn hở nhỏ.
+ Trên tấm răng lược có phủ những hạt cực nhỏ, nơi tập trung nhiều enzim làm chất
xúc tác trong quá trình oxi hoá và giải phóng năng lượng trong phân tử ATP.
- Cấu tạo hoá học:
+ Cấu tạo bởi các chất lipoprotein là chủ yếu. Ngoài ra còn có ADN, ARN, vitamin...
+ Ty thể là trung tâm hô hấp và năng lượng vì nhờ có ty thể mà cơ chất (protein, lipit,
gluxit...) thông qua một loạt chuỗi phản ứng tạo ATP. ATP phân huỷ thành ADP và tiếp
tục thành AMP giải phóng photpho và 7 - 10 kcal.
3. Thể lưới hay bộ máy golgi:
- Golgi là những thể nhỏ nằm rải rác trong tế bào chất.
- Trong một thời gian dài người ta cho rằng tế bào thực vật không có golgi. Còn hiện
nay khẳng định tế bào thực vật có golgi.
12


- Cấu tạo:
+ Đây là hệ thống màng kép hay các túi dẹt chồng lên nhau, màng được cấu tạo bởi
lipit và protein.
+ Các bọng nhỏ hay các không bào nhỏ nằm ở bên hông hoặc giữa các túi dẹt.
- Chức năng: Đến nay chức năng của golgi chưa được xác định rõ ràng. Nhiều người
cho rằng golgi có chức năng bài tiết. Nó tập trung chất tiết do tế bào thải ra hoặc từ môi
trường ngoài xâm nhập vào từ đó thải ra môi trường.
4. Lưới nội chất: là một hệ thống ống phân nhánh chằng chịt trong tế bào. Màng của
ống cũng có tính thấm. Người ta cho rằng lưới nội chất giữ vai trò tuần hoàn trong tế bào

chất.
5. Riboxom:
Là những thể hình cầu nhỏ, chúng chứa nhiều ARN và protit. Nằm tự do trong chất tế
bào hoặc nằm trong mạng lưới nội chất tạo thành mạng lưới nội chất có hạt.
D. Nhân tế bào:
Nhân là thành phần quan trọng nhất của tế bào. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt
động sống của tế bào. Nhân tế bào được nhà thực vật học người Anh là R. Brown phát
hiện năm 1831.
1. Số lượng, hình dạng và kích thước của nhân:
- Mỗi tế bào thường có 1 nhân, một số ít có 2 nhân (nấm túi và nấm đảm, thực vật bậc
cao), có nhiều nhân (nấm mốc, tảo không đốt) hoặc nhân phân tán (tế bào chỉ có chất
nhân, không có màng nhân bao bọc) (các tế bào vi khuẩn, tảo lam).
- Nhân có hình dạng rất khác nhau: hình cầu, hình bầu dục, sợi, hình thoi...
- Kích thước trung bình từ 5 - 50m. ở các tế bào nấm mốc, nhân có kích thước rất bé
(khoảng 1m), ngược lại, ở một số cây họ Tuế nhân có kích thước rất lớn (50m).
Thường kích thước của nhân phụ thuộc vào từng loài, kích thước tế bào (tế bào to có
nhân to và ngược lại).
- Trong tế bào còn non nhân thường nằm ở giữa, khi tế bào già nhân thường nằm sát
màng. Đôi khi nhân bị lôi cuốn theo sự chuyển động của chất tế bào hoặc có thể di
chuyển đến chỗ tế bào hoạt động mạnh nhất. Ví dụ: trong tế bào lông hút của rễ cây, nhân
thường nằm ở đầu ngọn của lông hút, nơi mà sự hấp thụ xảy ra mạnh nhất.
2. Thành phần cấu tạo của nhân:
- Về mặt hoá học: thành phần chủ yếu của nhân là protein và axit nucleic.
- Về mặt cấu tạo: nhân gồm có màng nhân, chất nhân và nhân con (hạch nhân).
3. Cấu trúc siêu hiển vi:
- Màng nhân: dưới kính hiển vi điện tử là một màng kép gồm 2 lớp lipoprotein, dày
từ 300 – 500 Ao.. Trên màng có các lỗ nhỏ có đường kính khoảng 1000A0 (1A0 = 10-4m
= 10-7mm). Giữa 2 lớp màng nhân là một khoảng trống gọi là khoảng không gian quanh
nhân, thông với lưới nội chất. Màng nhân không bền vững, có thể hoà tan qua các kỳ.
- Chất nhân (chất nhiễm sắc): chất nhiễm sắc (dễ bắt màu khi nhuộm) có dạng hạt,

xếp thành sợi xoắn ốc và tạo thành mạng lưới.
13


Khi phân bào, chất nhiễm sắc tập hợp thành thể hình que gọi là thể nhiễm sắc, có cấu
trúc thành 2 sợi đơn gọi là chromatit, chúng xoắn với nhau có phần eo ở giữa là tâm động
và phần co ở đỉnh.
Hình dạng và số lượng nhiễm sắc thể cố định ở mỗi loài.
Ví dụ: ở người: 2n = 23 cặp (46 NST); Hành ta: 2n = 16.
Chất nhiễm sắc là thành phần chính của chất nhân. Ngoài ra trong chất nhân còn có
dịch nhân đó là hệ thống chất keo háo nước.
- Nhân con (hạch nhân): cho đến nay chức năng chính của nhân con chưa được
nghiên cứu đầy đủ. Nhiều người cho rằng nhân con là nơi tổng hợp ra nhiều ARN
riboxom.
Mỗi một nhân của tế bào thường có từ 1 -2 nhân con, nhân con thường có hình cầu.
Thành phần hoá học của nhân con gần giống với chất nhân.
4. Vai trò của nhân trong đời sống tế bào:
Nhân có vai trò quan trọng trong sự sống của tế bào, nếu tách nhân ra khỏi tế bào thì
tế bào sẽ chết, nhưng mặt khác nhân cũng không thể tồn tại riêng biệt khỏi tế bào được,
mọi vai trò của nhân được gắn liền với tế bào chất.
Nhân đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sinh lý của tế bào. Nó điều
khiển mọi quá trình tổng hợp diễn ra bên trong tế bào cũng như quá trình sinh trưởng và
sinh sản cũng như mọi hoạt động sinh lý khác của tế bào. Có thể nói vai trò quan trọng
bậc nhất của nhân là duy trì và truyền các thông tin di truyền vì nó có chứa các loại ADN
quy định tính đặc trưng của protein được tổng hợp nên.
Nhân có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sống của cây, ví dụ: sự hấp thụ
của lông hút ở rễ cây, tham gia làm lành vết thương (khi tế bào bị tổn thương ở phần nào
đó, nhân sẽ được kéo đến đấy).
E. Các thể ẩn nhập trong tế bào:
Thể ẩn nhập (hay thể vùi) là các thể nhỏ không sống, bao gồm các chất dự trữ và các

chất bài tiết do tế bào tiết ra trong quá trình hoạt động. Có 4 loại thể ẩn nhập chính trong
tế bào thực vật: hạt tinh bột, hạt alơron, tinh thể, giọt dầu.
1. Hạt tinh bột:
Là chất dự trữ phổ biến nhất trong tế bào thực vật (lúa 95% trọng lượng hạt, khoai
lang 15% trọng lượng củ). Tinh bột là một gluxxit phức tạp mà người ta hay gọi là
polycaccharit, có công thức (C6H10O5)n, khi bị thuỷ phân sẽ cho glucozơ. Nó không tan
trong nước nhưng bị trương phồng lên khi ngậm nước, bị nhuộm xanh bởi Iốt. Tinh bột
đóng vai trò dự trữ và làm thức ăn cho cây, thường gặp dưới dạng những hạt nhỏ gọi là
hạt tinh bột. Hạt tinh bột có hình dạng và kích thước khác nhau tuỳ loài cây.
2. Hạt alơron:
Đó là những hạt protein dự trữ, không màu, bên trong chứa protein. Protein trong
alơron khác protein của chất sống ở chỗ nó có thể bị hoà tan trong nước sôi và nhiều
dung dịch khác (axit, kiềm..), khi khô thường kết tinh. Còn protein sống của tế bào thì
không hoà tan và không kết tinh.
14


Hạt alơron được hình thành từ các không bào bị mất nước và khô đặc lại, từ đó một
không bào lớn bị cắt vụn ra thành những hạt nhỏ. Người ta thường gặp các hạt alơron
trong hạt các cây thầu dầu, lúa ngô, cây họ đậu.
3. Giọt dầu:
Đây là dạng dự trữ của lipit, gặp trong nhiều loại hạt: thầu dầu, vừng, lạc, bưởi....
Chúng thường ở dưới dạng những hạt nhỏ không màu hoặc màu vàng nhạt, nằm rải rác
trong chất tế bào. Có 2 loại giọt dầu:
- Giọt dầu béo: không có mùi thơm, không tan trong rượu, loại này thường gặp ở hạt
ngô, lạc.
- Giọt dầu thơm: thường có mùi thơm và tan trong rượu, dễ bay hơi, thường gặp trong
cánh hoa (hồng, bưởi..), trong vỏ (cam, chanh..), trong lá (bạch đàn, bạc hà..), trong thân
rễ.
4. Tinh thể: là những chất kết tinh, khá phổ biến trong nhiều loại cây. Có 2 loại:

Tinh thể oxalatcanxi (CaC2O4) và tinh thể cacbonatcanxi (CaCO3). Các tinh thể dược
xem là chất thải tế bào vì tế bào không sử dụng nó.
G. Không bào và dịch tế bào:
1. Không bào: là những khoảng trống trong chất tế bào, chứa đầy dịch lỏng (nước và
các chất hoà tan) gọi là dịch tế bào. ở tế bào non, không bào rất bé. Tế bào già chúng hợp
lại thành một không bào lớn, chiếm gần hết khoang tế bào, dồn tế bào chất và nhân ra sát
màng. Cũng có khi toàn bộ chất sống trong tế bào biến đi và trong tế bào chỉ còn lại dịch
tế bào mà thôi (ví dụ: tép bưởi, tép cam...)
Màng không bào (hay màng nội chất) có bản chất là lipoproteit, có tính thấm chọn lọc
như màng sinh chất.
2. Dịch tế bào: gồm nước và các chất hữu cơ, vô cơ hoà tan trong nước. Một số chất
hay gặp trong dịch tế bào:
- Nước chiếm 70 - 95% trong không bào.
- Muối vô cơ (chất khoáng) do cây hút từ đất lên là chủ yếu.
- Các protein đơn giản: đây là thành phần tạo nên alơron.
- Các gluxit: Đơn giản (glucozơ, fructozơ...), phức tạp (polisaccharit)
- Các glucozit: là hợp chất của đường với chất không phải đường
- Các axit hữu cơ (axit oxalic, a. maclic, a, xitric...), tanin, các ancaloit, vitamin,
ngoài ra còn có các men xúc tác.
IV. SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT:
Tế bào sau khi đã đạt được tới mức độ phát triển nào đó thì bắt đầu phân chia. Sự
phân chia của tế bào là một trong những thuộc tính quan trọng của sinh vật để duy trì nòi
giống. ở thực vật có 2 kiểu phân chia tế bào:
- Phân bào trực phân (phân bào không tơ).
- Phân bào gián phân (phân bào có tơ), gồm có: phân bào nguyên nhiễm (nguyên
phân) và phân bào giảm nhiễm (giảm phân).

15



1. Sự phân bào trực phân:
Phân bào trực phân xảy ra khá đơn giản: tế bào và nhân kéo dài ra, sau đó thắt lại ở
giữa, rồi đứt thành 2 tế bào con. Kiểu này không phổ biến lắm, thường gặp ở những cơ
thể sinh vật bậc thấp như tảo, nấm, vi khuẩn... Đặc điểm cơ bản của hình thức phân bào
này là không hình thành thể nhiễm sắc và thoi vô sắc, vì vậy còn được gọi là phân bào
không có tơ.
2. Sự phân bào gián phân:
Đây là hình thức phân bào phổ biến nhất thường gặp ở tế bào sinh dưỡng và tế bào
sinh sản. Sự phân chia này có 2 kiểu: nguyên nhiễm và giảm nhiễm.
a. Phân bào nguyên nhiễm (Nguyên phân):
- Quá trình này xảy ra ở tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục chưa chín.
- Trong quá trình phân bào có sự phân li nhiễm sắc thể, dưới tác động của sợi tơ vô
sắc (phân bào có tơ).
- Thực chất của sự phân bào xảy ra qua 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, sau và cuối. Tuy nhiên
giữa 2 lần tế bào phân chia có giai đoạn nghĩ ngơi, tích luỹ vật chất gọi là kỳ trung gian.
Vì vậy nếu xét trọn vẹn một chu kỳ thì sự phân bào diễn ra qua 5 kỳ.
+ Kỳ trung gian: ở kỳ trung gian các NST của nhân đều được nhân đôi để tạo thành
các nhiễm sắc thể kép. Trong mỗi NST kép gồm 2 NST đơn dính nhau tại một điểm gọi
là tâm động. Vào cuối kỳ trung gian màng nhân bị hoà tan.
+ Kỳ đầu: Các thể nhiễm sắc lúc đầu còn ở dạng dài và mảnh, sau co ngắn lại và dày
lên, chúng chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào. Cùng với quá trình đó, trung tử chia
đôi tiến về 2 cực của tế bào (Trung tử là một bào quan của tế bào, cấu trúc cụ thể chi tiết
chưa được nghiên cứu rõ). Chức năng chính của trung tử là góp phần hình thành thoi tơ
vô sắc trong quá trình phân bào.
+ Kỳ giữa: Các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Trung tử đã về đến 2 cực
của tế bào, từ trung tử hình thành các sợi tơ mãnh không bắt màu khi nhuộm (tơ vô sắc).
Nhìn toàn cảnh trong tế bào tơ vô sắc có hình thoi nên gọi là thoi tơ vô sắc.
Trong một NST kép, có một NST dính với tơ vô sắc cực này, còn một sợi NST dính
với tơ vô sắc ở cực kia.
+ Kỳ sau: Hiện nay vẫn còn tồn tại 2 quan điểm:

• Các NST tách nhau ở tâm động, trượt theo thoi tơ vô sắc về 2 cực của tế bào.
• Các tơ vô sắc co rút, kéo các NST phân chia đồng đều về 2 phía.
+ Kỳ cuối: Các NST về 2 cực của tế bào, lúc này có sự sắp xếp lại theo các cặp tương
đồng. Tại mỗi cực, màng nhân hình thành sau đó tế bào chất phân chia. Sự phân chia tế
bào chất theo lối vách ngăn.
Như vậy, qua quá trình phân bào nguyên nhiễm, từ một tế bào mẹ ban đầu sẽ hình
thành nên 2 tế bào con, những tế bào con này có số lượng thể nhiễm sắc bằng số lượng
thể nhiễm sắc của tế bào mẹ. Vì bộ NST không đổi trong quá trình phân bào nên quá
trình này gọi là phân bào nguyên nhiễm.

16


b. Phân bào giảm nhiễm (Giảm phân):
Phân bào giảm phân là quá trình phân chia tế bào, trong đó tế bào con có số lượng
NST giảm đi một nữa. Quá trình này xảy ra ở tế bào sinh dục. Cơ chế:
Quá trình phân bào gián phân gồm hai lần phân chia liên tiếp, giữa 2 lần không có kỳ
trung gian.
• Lần phân bào thứ nhất (giảm phân I): phân bào giảm nhiễm.
- Kỳ đầu I:
+ 1 NST nhân đôi thành NST kép, 1 NST kép gồm 2 NST đơn, dính nhau tại tâm
động.
+ Từ 1 cặp NST tương đồng sau khi tự nhân đôi thành một nhóm "tứ tử" (4 NST
con).
- Kỳ giữa I: Các NST dồn về mặt phẳng xích đạo. Trong nhóm "tứ tử" có 1 NST kép
dính với tơ vô sắc cực này, 1 NST kép còn lại dính với tơ vô sắc cực kia.
- Kỳ sau I: Các tơ vô sắc co rút, kéo các NST kép phân chia về 2 phía.
- Kỳ cuối I: Tại mỗi cực tơ vô sắc hoà tan, màng nhân hình thành, tế bào chất phân
chia thành 2 tế bào con (có số NST bằng 1/2 số lượng NST ban đầu của tế bào mẹ). Vì 2
NST kép dính nhau tại tâm động và hoạt động như một thể thống nhất nên lần phân bào

này gọi là phân bào giảm nhiễm.
Kỳ cuối ở đây thường diễn ra không trọn vẹn: nhân trong tế bào con chưa hình thành
và chuyển luôn qua lần phân chia thứ 2.
• Lần phân bào thứ 2 (phân bào nguyên nhiễm):
- Kỳ đầu II: các NST kép có xu hướng tập trung về mặt phẳng xích đạo.
- Kỳ giữa II: Các NST tập trung tại mặt phẳng xích đạo, trong 1 NST kép có 1NST
dính với tơ vô sắc cực này, NST đơn còn lại dính với tơ vô sắc ở cực kia.
- Kỳ sau II: Các tơ vô sắc co rút kéo các NST phân chia về 2 phía.
- Kỳ cuối II: Tại mỗi cực, tơ vô sắc hoà tan, màng nhân hình thành, tế bào chất phân
chia, hình thành 2 tế bào con.
Kết quả: Sau 2 lần phân bào từ một tế bào mẹ 2n hình thành 4 tế bào con. Mỗi tế bào
con mang n NST.
Câu hỏi ôn tập:
1. Tại sao lại nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống?
2. Kể các thành phần chính của tế bào. Tại sao lại phân biệt chúng thành phần sống
và phần không sống, mỗi phần trong đó gồm những phần nào? Nêu cấu trúc và chức năng
của những phần đó.
3. Vẽ sơ đồ, giải thích quá trình nguyên phân, giảm phân.

17


CHƯƠNG II: MÔ THỰC VẬT
I. KHÁI NIỆM VỀ MÔ THỰC VẬT
1. Định nghĩa:
Mô là một tập hợp những tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, có cùng nguồn
gốc và cùng thực hiện một nhiệm vụ chung.
Chỉ ở thực vật bậc cao mới có sự phân hoá thành các mô trong cơ thể. Sự phân hoá
thành mô trong những cơ quan như rễ, thân, lá... ở thực vật bậc cao đảm bảo cho chúng
có khả năng thích ứng với môi trường phức tạp xung quanh.

Ví dụ: ở đầu ngọn cây, đầu cành cây có một nhóm tế bào non, cấu tạo, hình dạng
giống nhau, có khả năng sinh sản rất mạnh làm cho thân và cành cây phát triển theo chiều
dài, nhóm tế bào đó hợp thành mô phân sinh ngọn. ở phía ngoài các bộ phận của cây có
một nhóm tế bào có cấu tạo giống nhau: màng ngoài dày hơn hẳn màng trong, xếp sít
nhau, cùng thực hiện một chức năng là che chở cho các phần bên trong của cây. Nhóm tế
bào đó hợp thành mô bì.
2. Phân loại mô:
Có nhiều kiểu phân loại mô: người ta có thể phân loại theo cấu tạo, chức năng. Tuy
nhiên tất cả mọi sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối. Hiện nay khi phân loại mô,
các nhà thực vật học đã chú ý đến chức năng sinh lý, cùng với hình dạng, cấu tạo và
nguồn gốc của các tế bào hợp thành mô. Theo cách phân loại này thì trong cơ thể thực vật
bậc cao có 6 loại mô sau đây: Mô phân sinh, mô mềm (nhu mô), mô che chở (mô bì), mô
nâng đỡ (mô cơ), mô dẫn, mô tiết. Trong các loại mô này, mô phân sinh có một vai trò
hết sức quan trọng vì các tế bào của mô này sẽ phân hoá cho ra tất cả các loại mô khác
(mô vĩnh viễn) không có khả năng sinh sản nữa.
II. MÔ PHÂN SINH:
1. Định nghĩa:
Mô phân sinh là loại mô gồm những tế bào thường xuyên thực hiện sự phân chia để
hình thành nên những tế bào mới. Những tế bào này sẽ chuyển hoá để tạo nên các loại
mô khác.
Đặc trưng cơ bản của mô phân sinh là không chỉ tạo ra những tế bào mới bổ sung cho
cơ thể thực vật mà còn làm cho chúng tồn tại và hoạt động mãi.
Mô phân sinh có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể thực vật: nằm ở chồi
ngọn, chồi nách, đầu mút rễ, nằm trong trụ giữa hay phần vỏ của thân hoặc rễ.
Các tế bào ở mô phân sinh có những đặc điểm chung sau:
- Tế bào có khả năng phân chia mạnh.
- Các tế bào của mô phân sinh có sự phân hoá (thành lá, búp, chồi...)
- Các tế bào thường xếp sát nhau, không chừa các kẻ hở gian bào (vì phân chia
nhanh nên tế bào con nhiều do đó chèn ép nhau chiếm hết khoảng gian bào).
- Màng tế bào mô phân sinh thường bằng hemixenllulo hoặc pectin.


18


2. Phân loại:
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh người ta chia mô phân sinh thành 2 loại:
- Mô phân sinh sơ cấp: gồm mô phân sinh ngọn, mô phân sinh lóng.
- Mô phân sinh thứ cấp: gồm tượng tầng (tầng phát sinh trụ), tầng phát sinh vỏ (sinh
bần).
2.1. Mô phân sinh sơ cấp:
Căn cứ vào vị trí ở trong cây, người ta chia mô phân sinh sơ cấp ra làm 2 loại: mô
phân sinh ngọn và mô phân sinh lóng.
a. Mô phân sinh ngọn:
Mô phân sinh ngọn thường nằm ở đầu tận cùng của ngọn thân, ngọn cành, đầu mút
của rễ. Những bộ phận ấy của thân được gọi là những điểm sinh trưởng.
Điểm sinh trưởng của thân, cành thường gọi là nón tăng trưởng. ở đây các tế bào khởi
sinh phân chia liên tục hình thành nên lớp nguyên bì (tầng sinh bì), tầng trước phát sinh
và khối mô phân sinh cơ bản. Trong quá trình phát triển về sau, tầng sinh bì sẽ hình thành
nên mô bì, tầng trước phát sinh sẽ cho mô dẫn, còn khối mô phân sinh cơ bản thì tạo nên
khối mô mềm cơ bản.
Mô phân sinh tận cùng ở đầu rễ, hoạt động phân chia cho ra chóp rễ và các miền khác
nhau của rễ non, phần mô này bao gồm: tầng sinh bì, tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.
b. Mô phân sinh lóng (gióng):
Mô phân sinh lóng thường gặp ở cây một lá mầm (ví dụ: họ Lúa (Poaceae)), nằm ở
gốc mỗi lóng. Hoạt động của mô này giúp cho cây tăng trưởng theo chiều cao của thân
bằng cách tăng độ dài của mỗi lóng. Sự sinh trưởng này gọi là sự sinh trưởng lóng, ngoài
ra mô này còn giúp cho thân có khả năng đứng thẳng lại nếu bị đổ ngã.
2.2. Mô phân sinh thứ cấp (mô phân sinh bên):
Mô phân sinh thứ cấp có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp, hoạt động của mô này
làm cho cây tăng trưởng về chiều ngang và khối lượng. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây

Hạt trần và cây Hạt kín hai lá mầm. Mô phân sinh bên bao gồm:
- Tầng sinh vỏ: Nằm ở vỏ rễ và thân cây.
Trong phần vỏ xuất hiện tầng sinh vỏ. Tầng này phân chia liên tiếp cho bên ngoài là
tế bào bần. Vì bần ngăn cản sự thấm nước nên các tế bào bần bên ngoài trở thành tế bào
chết.
+ Tập hợp tất cả các lớp tế bào từ lớp bần mới nhất đến lớp ngoài cùng gọi là thụ bì.
+ Tầng sinh vỏ phân chia cho các tế bào bên trong là tế vào cỏ lục .
Tập hợp 3 lớp: tế bào vỏ lục, tầng sinh vỏ, bần gọi là chu bì.
- Tầng sinh trụ (tượng tầng):
Trong phần trụ xuất hiện tầng sinh trụ, tầng này phân chia liên tiếp cho 2 loại tế bào:
phía bên trong là gỗ (gỗ cấp 2), phía bên ngoài là libe (libe cấp 2).
Gỗ cấp 2 hình thành sẽ đẩy gỗ cấp 1 vào ruột, gỗ mới càng được sinh ra thì càng đẩy
gỗ cũ vào trong. Gỗ cũ ngày càng bị nén, màng tế bào ngày càng dày nhiễm thêm nhiều
chất gỗ tạo thành ròong (ngoài ra sự tạo thành roòng còn có một cơ chế khác).
19


Về mùa mưa, tầng sinh trụ hoạt động mạnh phân chia nhiều tạo ra nhiều lớp gỗ và tế
bào gỗ lớn. Mùa hè tầng sinh trụ hoạt động ít hơn, số lớp gỗ ít hơn nên tế bào ít hơn. Vì
vậy khi cắt ngang thân gỗ thấy có khoảng sáng xen kẽ khoảng tối tạo thành vân gỗ. Hay
còn gọi là vòng tăng trưởng hàng năm. Căn cứ vào vòng tăng trưởng này người ta có thể
đoán được tuổi cây.
Lưu ý: cây Hạt kín một lá mầm không có mô phân sinh bên. Sự lớn lên của thân cây
là do sự tăng kích thước tế bào.
III. MÔ CHE CHỞ (MÔ BÌ)
1. Định nghĩa:
Mô bì là tập hợp các tế bào bao bọc toàn bộ phía ngoài của cơ thể thực vật hoặc
bọc lót bên trong một số cơ quan. Mô này có chức năng bảo vệ các mô sống ở bên trong
tránh khỏi các tác động vật lí, hoá học, những điều kiện bất lợi của môi trường và chống
lại sự phá hoại của các sinh vật khác, đồng thời thực hiện trao đổi chất với môi trường

bên ngoài.
2. Phân loại
Căn cứ vào nguồn gốc, đặc điểm sinh lý và hình thái, người ta phân biệt mô bì sơ
cấp và mô bì thứ cấp.
a. Mô bì sơ cấp - Biểu bì:
Mô bì sơ cấp của tất cả các cơ quan được gọi là biểu bì; biểu bì được hình thành từ
mô phân sinh ngọn (lớp nguyên bì) có chức năng che chở cho lá, thân non, rễ non và các
cơ quan sinh sản. Biểu bì có thể tồn tại suốt đời sống của các cơ quan (ở lá và cây Một lá
mầm) hay chỉ một thời gian và sau đó được thay thế bởi mô bì thứ cấp (ở thân và rễ cây
Hai lá mầm).
*. Tế bào biểu bì:
Tế bào biểu bì có nhiều hình dạng khác nhau: dạng đa giác, hình chữ nhật, dạng
phiến, xếp xít nhau không để chừa các khoảng gian bào. Màng tế bào biểu bì thường rất
dày nhưng không đồng đều: màng ngoài thường dày hơn rất nhiều so với màng bên và
màng trong.
Mặt ngoài của tế bào biểu bì thường phủ một lớp cutin (trừ khe lỗ khí) hoặc lớp sáp.
Những lớp này thường không thấm nước nên có tác dụng bảo vệ các mô bên trong khỏi
bị mất nước (ở những cây sống dưới nước các tế bào biểu bì thường không có tầng cutin).
Ngoài ra tế bào biểu bì còn thấm thêm silic, canxi, lignin... bề mặt của chúng có thể có
lông hoặc gai.
Khi còn non, khoang tế bào biểu bì chứa đầy chất tế bào với một nhân tròn, lớn và rất
nhiều lạp không màu tập trung xung quanh nhân. Khi tế bào trưởng thành, không bào
phát triển mạnh chứa dịch tế bào trong suốt hoặc có màu, chất tế bào chỉ còn lại một lớp
mỏng nằm sát màng tế bào. Tế bào biểu bì thường không chứa lục lạp (trừ cây sống dưới
nước hoặc trong bóng râm) và có thể chứa CaC2O4 hay CaCO3.

20


Biểu bì của cây thường gồm một lớp tế bào nhưng ở một số cây biểu bì thường từ 2

đến nhiều lớp (các cây họ Dâu tằm, họ Bông, họ Gai...), chúng không chứa lục lạp có
nhiệm vụ dự trữ nước.
*. Khí khổng (lỗ khí):
Lỗ khí là một thành phần cấu tạo của biểu bì, đó là cơ quan chuyên thực hiện chức
năng trao đổi khí và thoát hơi nước giữa cơ thể với môi trường.
Lỗ khí thường có ở phần non của cây, nhiều nhất là ở lá, thường tập trung ở biểu bì
dưới của lá. Kích thước, vị trí, số lượng của khí khổng thay đổi ở những môi trường sống
khác nhau: ở môi trường thuỷ sinh cơ thể thực vật thường không có khí khổng; ở môi
trường ẩm ướt khí khổng thường nằm ở mặt trên, các cây có lá thẳng đứng như lá mía, lá
lúa... lỗ khí có ở cả 2 mặt lá. Người ta tính rằng có khoảng 100 - 1000 lỗ khí/mm2.
 Cơ chế đóng mở của khí khổng:
- Khi ở ngoài sáng, các tế bào khí khổng tiến hành quang hợp tạo thành đường nhờ có
chứa nhiều lạp lục, các sản phảm quang hợp làm tăng nồng độ dịch tế bào. Do đó, quá
trình hút nước tăng làm cho tế bào khí khổng no nước, màng khí khổng căng lên làm cho
khe khí khổng mở ra.
- Ngược lại, khi ở trong tối, quá trình quang hợp không xảy ra, đường biến thành tinh
bột (tinh bột là chất không có hoạt tính thẩm thấu) làm áp suất thẩm thấu giảm, quá trình
mất nước xảy ra làm giảm sức căng của tế bào khí khổng và khe lỗ khí đóng lại.
. Thuỷ khổng (lỗ nước):
Một số cây như chè, các cây trong họ Cúc, họ Hoa tán... ngoài lỗ khí còn có những lỗ
tiết nước ra ngoài dưới dạng lỏng, đó là những lỗ nước thường có ở trong lá. Trong nước
tiết ra có chứa muối, đường và các chất hữu cơ khác.
Lỗ nước nằm ở mép lá, luôn luôn mở, không có khả năng đóng mở. Lỗ nước hoạt
động khi hơi nước trong không khí bão hoà, nước ở trong cây không thoát ra ngoài được
dưới dạng hơi thông qua khí khổng mà phải thoát ra ngoài dưới dạng lỏng thông qua thuỷ
khổng tạo nên hiện tượng ứ giọt của cây.
*. Lông:
Lông là phần kéo dài của các tế bào biểu bì, chúng có hình dạng, kích thước, cấu tạo
khác nhau và có tính đặc trưng của loài giúp tăng cường chức năng bảo vệ, giảm bớt sự
thoát hơi nước hoặc tham gia vào chức năng dinh dưỡng (lông rễ). Hình dạng lông rất đa

dạng: dạng sợi, vảy, que, kim, hình sao.., đơn hay đa bào.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và chức năng, ta có thể phân biệt lông thành 3 loại: lông
che chở, lông hút và lông tiết.
+ Lông che chở:
Lông che chở thường làm thành một lớp phủ trên bề mặt của cơ thể thực vật, có màu
trắng bạc, phản chiếu lại một phần ánh sáng mặt trời và giữ lại một phần hơi nước thoát
ra từ lá, thực hiện chức năng bảo vệ, chống sự thoát hơi nước quá mạnh.

21


Khi mới hình thành, lông che chở là tế bào sống, nhưng những tế bào này chỉ sống
trong một thời gian rất ngắn. Khi đã trưởng thành chất tế bào của chúng mất đi, lông chứa
đầy không khí.
+ Lông tiết: Lông tiết có thể là đơn bào hoặc đa bào, chúng gồm có thân lông và túi
tiết. Trong túi tiết có chứa các sản phẩm được hình thành trong các hoạt động sống của
cơ thể: tinh dầu, dịch nhầy, axit hữu cơ...
Một số loại lông ngứa ở một số cây họ Gai Urticaceae, thành lông ngấm silic nên
dòn, dễ gãy, trong có nhiều không bào chứa dịch ngứa. Khi người hay động vật chạm
vào, đầu ngọn lông đâm vào da thịt gãy ra, chất axit tiết ra gây ngứa, đau rát, lông bảo vệ
khỏi bị động vật ăn hại. Lông tiết cũng có thể thải ra môi trường ngoài các sản phẩm trao
đổi chất của tế bào. Ví dụ: lông bạc hà tiết mật ở hoa.
+ Lông hút (Lông rễ): có chức năng là hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan, nhờ có
lông rễ mà diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường đất tăng lên rất nhiều. Cây sống trong
nước không có lông rễ, ngược lại cây sống trong môi trường khô lông rễ rất nhiều.
Lưu ý: trong nhiều trường hợp, lông che chở nhiễm thêm chất gỗ rất cứng tạo thành
gai.
b. Mô bì thứ cấp:
Mô bì thứ cấp có nguồn gốc từ mô phân sinh thứ cấp. ở cây hạt trần và phần lớn cây
thực vật Hạt kín ( lớp Hai lá mầm): sau khi biểu bì trên thân và rễ chết đi thì mô bì thứ

cấp được hình thành để thay thế cho mô bì sơ cấp. Khi mô bì thứ cấp được hình thành thì
thân và rễ chuyển sang màu nâu sẫm và trên thân có những nốt sần sùi nhỏ gọi là lỗ vỏ
(Bì khổng). Mô bì thứ cấp bao gồm: Chu bì, lỗ vỏ và thụ bì.
*. Chu bì: thường xuất hiện trên các lớp bề mặt của rễ, thân, cành, ở những thân gỗ
Hạt kín Hai lá mầm và cây Hạt trần sống lâu năm, những chỗ già của rễ, bao bọc bên
ngoài thân rễ. ở cây thực vật một lá mầm và những cây thực vật không hoa chu bì thường
ít gặp.
Chu bì bao gồm: Lớp bần, tầng phát sinh vỏ (tầng sinh bần - lục bì) và lớp lục bì.
+ Lớp bần: bao gồm những tế bào chết, màng có sự hoá bần, các tế bào thường rỗng.
Các tế bào bần xếp sít nhau, không để hở những khoảng gian bào.
Lớp bần có đặc tính không thấm nước và khí nên có tác dụng bảo vệ cho cây khỏi bị
mất nước, chống sự xâm nhập của vi sinh vật, nấm, bảo vệ các mô bên trong khỏi bị phá
huỷ. Trong một năm lớp bần có thể được hình thành từ vài lớp đến vài chục lớp tế bào
tuỳ loài.
+ Tầng sinh vỏ (Tầng sinh bần - lục bì):
Tầng sinh vỏ bao gồm các tế bào sống, có khả năng phân chia mạnh, thường có một
lớp tế bào. Tầng này sẽ phân hoá ra phía ngoài những tế bào hoá bần và phía trong những
tế bào có chứa lục lạp gọi là lục bì.
Tầng sinh vỏ có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau: được hình thành từ dưới các tế
bào biểu bì hoặc từ các tế bào biểu bì (hoặc cả 2), cũng có khi được hình thành từ lớp tế
bào sâu hơn đó là vỏ trụ.
22


×