Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dưng UDIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.92 KB, 102 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Danh mục các từ viết tắt trong luận văn
VLĐ

: Vốn lưu động

NVLĐ

: Nguồn vốn lưu động

VKD

: Vốn kinh doanh

BH&CCDV

: Bán hàng và cung cấp dịch vụ

DN

: Doanh nghiệp

TCDN

: Tài chính doanh nghiệp

TSLĐ


: Tài sản lưu động

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSDN

: Tài sản dài hạn

BQ

: Bình quân

DTT

: Doanh thu thuần

HTK

: Hàng tồn kho

EBIT

: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

EBT

:Lợi nhuận trước thuế


HSKNTT

: Hệ số khả năng thanh toán

CPBH

: Chi phí bán hàng

GVHB

: Giá vốn hàng bán

CPQLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp

EBIT

: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

NVTT

: Nguồn vốn tạm thời

NVTX

: Nguồn vốn thường xuyên


Luận văn tốt nghiệp


NNH

Học viện tài chính

: Nợ ngắn hạn


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

MỤC LỤC


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Danh mục các bảng
Bảng 01: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh
doanh của xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
hai năm 2011 – 2012:…………………………………………Trang 40
Bảng 02: Trích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng hai năm 2011 và
2012:………………………………………………………….… Trang 41
Bảng 03: Các hệ số tài chính phản ánh tình hình chủ yếu của xí
nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng hai năm 2011
– 2012:…………………………………………………………..Trang 44
Bảng 04: Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của

xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng hai năm
2011 – 2012……………………………………………..……... Trang 49
Bảng 05: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của xí nghiệp năm
2011-2012………………………………………………………. Trang 53
Bảng 06: Cơ cấu nợ ngắn hạn của xí nghiệp sản xuất và kinh
doanh vật liệu xây dựng trong hai năm 2011 – 2012….... Trang 55
Bảng 07 tình hình biến động và kết cấu vốn của xí nghiệp sản
xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng…………………..… Trang 57
Bảng 08: Cơ cấu vốn bằng tiền của xí nghiệp sản xuất và kinh
doanh vật liệu xây dựng………………..…………………... Trang 59
Bảng 09: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của xí
nghiệp……………………………………………………..…… Trang 61


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Bảng 10: Cơ cấu các khoản phải thu của xí nghiệp sản xuất và
kinh

doanh

vật

liệu

xây

dựng


trong

hai

năm

2011



2012…………………………………………………………….. Trang 64
Bảng 11: Tình hình vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng của xí
nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trong hai năm
2011 và 2012…………………………………………………..Trang 67
Bảng 12: Tình hình quản lý nợ phải trả của xí nghiệp sản xuất
và kinh doanh vật liệu xây dựng hai năm 2011 và 2012.. Trang 68
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của xí nghiệp sản xuất


kinh

doanh

vật

liệu

xây


dựng

hai

năm

2011



2012…………………………………………………………….. Trang 70
Bảng 14: Phân loại vốn lưu động theo vai trò hai năm 2011 –
2012………………………………………………..………….. Trang 84
Bảng 15: Hiệu quả sử dụng VLĐ của xí nghiệp sản xuất và kinh
doanh

vật

liệu

xây

dựng

hai

năm

2011




2012…………………………………………………………….. Trang 86


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Lời mở đầu
Với bất cứ một doanh nghiệp nào dù là sản xuất hay kinh
doanh thuần túy của nhà nước hay của tư nhân, khởi nghiệp kinh
doanh hay đã có quá trình kinh doanh trên thương trường thì vốn
bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Đây là yếu tố trước tiên
đối với người lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp. “Buôn tài không
bằng dài vốn” câu phương ngôn này đã khẳng định vai trò của vốn
trong kinh doanh. Vốn luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng
đầu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh và là điều kiện tiên
quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn theo đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Trong cơ cấu vón
của doanh ngiệp, nếu vốn cố định được ví như xương cốt của một
cơ thể sống, thì vốn lưu động lại được ví như huyết mạch trong cơ
thể đó, cơ thể ở đây chính là doanh nghiệp, bởi đặc điểm vận động
tuần hoàn liên tục gắn với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó, quản lý vốn lưu động luôn được xem là một trong những
công tác quản lý hàng đầu trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
Đã có nhiều đề tài phân tích nghiên cứu và nói về vốn lưu
động, song với mỗi loại hình xí nghiệp với mỗi điều kiện môi
trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau thì yêu cầu về

quản lý vốn lưu động là không giống nhau. Cùng với sự phát ,biến
đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường, những vấn đề đặt ra
về vốn lưu động luôn cập nhật và mới mẻ.


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Với những kiến thưc đã được học ở học viện cùng với thực
tế công tác nghiên cứu và tìm hiểu trong thời gian thưc tập tại Xí
Nghiệp Sản Xuất Và Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dưng UDIC, em đã
lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là : “ Vốn lưu động và biện
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Xí Nghiệp Sản
Xuất Và Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dưng UDIC”. Luận văn đã
được xây dựng và hoàn thành với mục đích đưa ra một số giải
pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử
dụng vốn lưu động của xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu
xây dựng.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Xí
nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động ở Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật
liệu xây dựng.
Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến
thức còn hạn chế, nên mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn này khó

có thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài nghiên cứu của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo –
TS Nguyễn Thị Hà- Giảng viên khoa tài chính doanh nghiệp- Học


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

viện tài chính cùng tập thể cán bộ, nhân viên phòng tài chính- kế
toán của Xí Nghiệp Sản Xuất Và Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dưng
UDIC đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
này.
Hà Nội,ngày tháng năm 2013
Sinh viên

Lê Phúc Lộc


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU
ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ

TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN LƯU


ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động
trong doanh nghiệp:
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, và thực hiện các hoạt động kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh. Trong đó, kinh doanh là việc thực hiện liên
tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục địch sinh lời.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các tài
sản cố định, doanh nghiệp cần phải có tài sản lưu động. Tài sản
lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: tài sản lưu động sản
xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất bao gồm nhưng vật tư dự trữ sản
xuất để bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục như
nguyên vật liệu chính, vậy liệu phụ, nhiên liệu… và những sản
phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm…


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

- Tài sản lưu động lưu thông là những tài sản lưu động nằm
trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm trong
kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…

Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông
luôn có sự vận động không ngừng, thay thế cho nhau trong quá
trình sản xuất của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho quá trình sản
xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp
phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Đặc điểm của tài
sản lưu động nhất định. Đặc điểm của tài sản lưu động lưu động là
tham giá vào từng chu kỳ sản xuất kinh doanh, bị tiêu dùng hoàn
toàn trong việc chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái
vật chất ban đầu. Doanh nghiệp phải ứng ra một số lượng vốn tiền
tệ nhất định đầu tư vào tài sản lưu động này, hình thành nên lượng
tài sản lưu động.Số vốn nay được gọi là vốn lưu động. Bị chi phối
bởi đặc điểm của tài sản lưu động, đặc điểm của vốn lưu động là
luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển,
chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩm sản xuất ra, được thu
hồi một lần khi hàng bán đi thu tiền về và lúc đó kết thúc một
vòng tuần hoàn.
Như vậy, vốn lưu động là một số vốn mà doanh nghiệp
mà doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu
động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động
luận chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi
toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một
chu kỳ kinh doanh.


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp

thường xuyên vận động chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái
khác nhau tại một thời điểm nhất định, có các bộ phận vốn lưu
động cùng tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong các giai đoạn
mà vốn đi qua. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu
chuyển của vốn lưu động.
VLĐ của doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
Đặc điểm thứ nhất: VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên
chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau tạo thành sự tuần hoàn
của VLĐ.
- Trong doanh nghiệp sản xuất vốn lưu động được vận động
và chuyển hóa thành vốn dự trữ.
Giai đoạn 1: Giai đoạn dự trữ vậy tư. Vốn bằng tiền được
chuyển hóa thành vốn dự trữ.
Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất. Vốn lưu động chuyển từ
vốn dự trữ thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và kết thúc
quá trình sản xuất chuyển thành thành phẩm.
Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông. Vốn lưu động từ hình thái
thành phẩm hàn hoán chuyển lại thành tiền như hình thái ban đầu
của nó và kết thúc chu kỳ chu chuyển.
Nói chung sự vận động của VLĐ trong doanh nghiệp sản
xuất được mô tả như sau:
T- H…SX…H’-T’


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

- Trong doanh nghiệp thương mại VLĐ chỉ vận động qua hai

giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Giai đoạn mua hàng. VLĐ được chuyển từ vốn
bằng tiền thành hàng hóa dự trữ.
Giai đoạn 2: Giai đoạn bán. VLĐ được chuyển từ hàng hóa
dự trữ trở về vốn bằng tiền như ban đầu và kết thúc kỳ chu
chuyển.
Tóm lại sự vận động của VLĐ trong doanh nghiệp thương
mại được khái quá hóa như sau:
T-H-T’
Đặc điểm thứ hai: Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục các giai đoạn vận
động của VLĐ đan xen vào nhau nên cùng một thời điểm VLĐ
thường tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau trong khâu sản xuất
và lưu thông.
Đặc điểm thứ ba: Trong quá trình tham gia vào hoạt động
kinh doanh VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và
cũng được bù đắp hoàn lại toàn bộ ngay sau khi doanh nghiệp bán
sản phẩm thu được tiền hàng. Như vậy: VLĐ hoàn thành một vòng
chu chuyển sau một chu kỳ sản xuất.
Do những đặc điểm vón có của VLĐ mà nhà quản lý doanh
nghiệp cần có những biện pháp quản lý vốn một cách có hiệu quả.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải
phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác

nhau. Thông thường có một số cách phân loại sau đây:
1.1.2.1. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện:
Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành hai loại:
vốn bằng tiền và các khoản phải thu và vốn hàng tồn kho.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền gồm các loại tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển.Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt
cao, DN dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để
trả nợ. Do vậy, trong hoạt dộng kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp cần phải có một lượng tiền nhất định.
+ Các khoản phải thu: bao gồm phải thu từ khách hàng, trả
trước cho người bán, tạm ứng, khoản phải thu khác. Chủ yếu là
các khoản phải thu của khách hàng thể hiện ở số tiền mà khách
hàng nợ DN phát sinh trong quá trình DN cung cấp hàng hóa dịch
vụ cho khách hàng dưới hình thức bán chịu. Trong một số trừng
hợp nó còn thể hiện số tiền mà

DN ứng trước cho từng người

cung ứng vật tư và các đối tượng khác hình thành nên các khoản
tạm ứng.
- Vốn về hàng tồn kho: Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn
vật tư, hàng hóa gồm: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ,
vốn về nhiên liệu, động lực sản xuất kinh doanh trong kỳ, vốn về
phụ tùng thay thế, sửa chữa các tài sản cố định, ốn về công cụ
dụng cụ nhỏ, vốn về sản phẩm đang chế, vốn về chi phí trả trước,
vốn thành phẩm.


Luận văn tốt nghiệp


Học viện tài chính

Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ
yếu là gá trị các loại hàng hóa dự trữ.
Cách phân loại này tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh giá
mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của mình. Mặt khác,
biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện, doanh
nghiệp có định hướng để điều chỉnh vốn lưu động một cách hiệu
quả,phát huy chức năng của các thành phần vốn.
1.1.2.2. Dựa vai trò của vốn lưu động đối với quá trình
sản xuất kinh danh:
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có
thể chia thành các loại chủ yếu sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất là bộ phận vốn
lưu động để thành lập dữ trữ về vật tư, hàng hóa trong quá trình
sản xuất kinh doanh, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn
ra bình thường. Bao gồm các khoản vốn nguyên vật liệu chính,
vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, động lực, vốn phụ tùng thay thế,
vốn công cụ nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: là bộ phận
vốn lưu động kể từ khi doanh nghiệp xuất vật tư vào sản xuất cho
đến khi tạo ra sản phẩm (doanh nghiệp sản xuất): là bộ phận vốn
lưu động kể từ khi doanh nghiệp xuất hàng hóa để bán cho đến khi
thu tiền (doanh nghiệp thương mại). Bao gồm các khoản vốn sản
phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là vốn cần dùng kể từ
khi thành phẩm nhập kho, xuất bán khi thu tiền về. Bao gồm các



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

khoản vốn thành phẩm,vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các
khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động
theo vai trò,giúp đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong
các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của
từng thành phần vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó,
đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo một kết
cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu
động.
Cụ thể, vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, và khâu
lưu thông quan trọng trong quá trình sản xuất nhưng không trực
tiếp góp phần tạo giá trị mới, nên chỉ cần dự trữ vừa đủ. Vốn lưu
động trong khâu trực tiếp sản xuất trực tiếp tạo ra giá trị mới cần
xác đinh hợp lý đáp ứng cho sản xuất. Nên thiếu sẽ làm sản xuất
ngưng trệ.
Mỗi cách phân loại đều đạt được những yêu cầu nhất định
trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, giúp cho doanh
nghiệp xác định đúng trọng điểm, quản lý vốn hiệu quả hơn, phù
hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
1.1.3. Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng kết cấu VLĐ:
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng từng loại vốn hay từng bộ
phận vốn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp . Mỗi
doanh nghiệp có kết cấu vốn lưu động khác nhau. Việc phân tích
kết cấu vốn lưu động theo tiêu thức khác nhau sẽ giúp doanh
nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động
doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Mặt khác doanh nghiệp



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

thấy được sự thay đổi kết cấu vốn lưu động qua các thời kỳ sẽ thấy
được sự thay đổi phương hướng sản xuất kinh doanh cũng như
công tác quản lý vốn của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của DN có
nhiều loại, có thể chia thành 3 nhóm chính:
-Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa
DN với nơi cung cấp, khả năng cung ứng với thị trường, kỳ hạn
giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng,
đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư được cung cấp…đều ảnh
hưởng đến tỷ trọng vốn lưu động bỏ vào khâu dự trữ.
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công
nghệ sản xuất của DN, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ
dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức của quá trình sản xuất…
Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất phức tạp, chu
kỳ sản xuất dài thường đòi hỏi số vốn ở khâu dự trữ chiếm tỷ
trọng lớn và ngược lại.
- Những nhân tố về mặt thanh toán: những DN sử dụng
phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết thanh toán kịp thời thì
tỷ trọng vốn sẽ không thay đổi. Đồng thời việc chấp hành kỷ luật
thanh toán của khách hàng, tổ chức thủ tục thanh toán cũng chịu
ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ. Điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có
ảnh hưởng nhất định đến kết cấu VLĐ. Khối lượng tiêu thụ sản
phẩm nhiều hay ít, khoảng cách giữa DN với khách hàng dài hay
ngắn đều ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn lưu động trong lưu thông.

Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu VLĐ còn ảnh hưởng bởi
tính chất thời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức quản lý…


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Việc phân loại VLĐ cũng như phân tích tác động của những
nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ giúp DN xem xét huy động
các nguồn vốn tối ưu đảm bảo cho nhu cầu VLĐ thường xuyên, ổn
định vầ cần thiết tương ứng với quy mô kinh doanh. DN cũng cần
dự tính nhu cầu VLĐ trong kế hoạch dài hạn cũng như trong từng
thời kỳ để đạt được hiệu quả cao nhất.
1.1.4. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay, VLĐ của DN có thể được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn đều có những ưu
nhược điểm nhất định. Vì vậy, để có sự lựa chọn hình thức huy
động vốn tích cực, có hiệu quả đòi hỏi DN phải có sự phân loại
nguồn vốn. Căn cứ vào từng tiêu thức nhất định mà nguồn VLĐ
của DN được chia thành các loại khác nhau. Có các cách phân loại
chủ yếu:
1.1.4.1. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn:
Căn cứ theo hình thức sở hữu vốn thì nguồn hình thành vốn
lưu động của doanh nghiệp được chia thành:
- Nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh (nguồn vốn bên trong
doanh nghiệp): là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt. Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung

cụ thể như: vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ
phần trong các xí nghiệp cổ phần, vốn bổ sung từ lợi nhuận, vốn
góp liên doanh, liên kết…


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

- Các khoản nợ phải trả (nguồn vốn bên ngoài doanh
nghiệp): bao gồm nguồn vốn tín dụng do DN vay từ các ngân hàng
và tổ chức tín dụng hoặc phát hàng trái phiếu,nguồn vốn chiếm
dụng từ các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của DN được hình
thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các nguồn vốn
ngoại sinh. Từ đó, DN có các quyết định đúng đắn trong việc huy
động, quản lý và sử dụng vốn sẽ vừa đảm bảo an toàn tài chính,
vừa đảm bảo khả năng sinh lời cua vốn trong DN.
1.1.4.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng:
Theo tiêu thức này người ta chia nguồn VLĐ thành 2 loại:
nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. Mối quan hệ
giữa VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của DN thể hiện như sau:
VLĐ= VLĐ thường xuyên + Nguồn VLĐ tạm thời
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn có tính
chất ổn định, dài hạn chủ yếu là để hình thành nên tài sản lưu
động thường xuyên cần thiết. Nguồn vốn này có thể huy động từ
nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể
vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Cách xác định:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất

ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu
có tính chất tam thời, bất thường phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm vay


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn
hạn khác.
Nguồn VLĐ tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp
pháp
Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa
nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời
trong công việc đảm bảo nhu cầu chung về vốn lưu động của
doạnh nghiệp. Theo cách phân loại này giúp nhà quản lý xem xét
huy động vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để
nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động.
Thông qua việc phân loại nguồn vốn lưu động, giúp nhà
quản lý doanh nghiệp có cơ sở lập được kế hoạch tài chính, hình
thành nên những dự định về tổ chức và sử dụng vốn lưu động
trong tương lại đem lại hiệu quả cao nhất hoạt động cho doanh
nghiệp.
1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác
định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp :
Nhu cầu vốn

lưu động là số tiền cần thiết của doanh


nghiệp phải chi ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho
và khoản cho khách hàng nợ sau khi sử dụng tín dụng nhà cung
cấp.
Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ HTK + Khoản phải thu từ khách
hàng + Khoản phải trả nhà cung cấp
Số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy
thuộc vào nhu cầu vốn lưu động lớn hay nhỏ tùy từng thời kỳ kinh


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

doanh. Trong điều kiện hiện nay, khi mọi nhu cầu vốn lưu động
cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đều phải tự tài trợ, việc
xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng
với quy mô kinh doanh và điều kiện kinh doanh trong từng thời
kỳ nhất định là một vấn đề hết sức quan trọngĐiều này làm gia
tăng rủi ro tài chính và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu nh cầu vốn lưu động được xác định quá cao dẫn
đến tình trạng thừa vốn gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, sử dụng vốn
lãng phí, làm chậm quá trình luân chuyển và phát sinh nhiều chi
phí không hợp lý.
Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
cho doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Tùy
theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ mà có thể lựu chọn phương án thích hợp. Hiện
nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương
pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động

thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp:
Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ theo yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến việc lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp
phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần
thiết.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
theo phương pháp này có thể thực hiện trình tự như sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng
cung cấp cho khách hàng.
- Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh
nghiệp.
- Công thức tổng quát cho phương pháp này:

Vnc=

( Mijx Nij)

Trong đó:
V n c : Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của xí
nghiệp trong năm kế hoạch
M: mức tiêu dùng bình quân hàng ngày của loại vốn lưu

động được tính toán.
N: số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán.
i : khâu trong quá trình kinh doanh.
j : loại vốn sử dụng từng khâu.
Ưu điểm của phương pháp này là xác định được nhu cầu cụ
thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh. Từ đó, tạo điều
kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theo từng khâu sử dụng.
Tuy nhiên, việc tính toán theo phương pháp này khá phức
tạp, khối lượng tính toán nhiều, mất nhiều thời gian.
Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên của doanh nghiệp:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định
nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết có thể chia làm hai
trường hợp:
- Trường hợp 1 : Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh
nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh
nghiệp của mình.
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mức độ chính xác bị
hạn chế, thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
- Trường hợp 2 : Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu
động trong thời kỳ vừa qua để xác định nhu cầu vốn lưu động cho
kỳ tiếp theo.
Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau:
+ Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu

vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân
phải phân tích tình hình để loại trừ các thông tin không thích hợp.
+ Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần
trong năm báo cáo.Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu
động so với doanh thu thuần.
+ Xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, phù hợp với
doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định qua các
năm. Song có nhược điểm là sử dụng số liệu trong quá khứ, không
thích hợp trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động.
Trong quá trính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
ngoài nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết còn có nhiều


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

nguyên nhân khiến nhu cầu vốn lưu động của xí nghiệp khá nhau
giữa các thời kỳ như giá vật tư tăng, nhận được đơn đặt hàng mới
có tính chất riêng rẽ, sản xất tiêu thụ hàng hóa theo thời vụ.
Những tài sản lưu động hình thành không có tính chất thường
xuyên này được gọi là tài sản lưu động tạm thời. Doanh nghiệp
cần xác định nguồn vốn lưu động tạm thời để trang trải cho bộ
phận vốn lưu động này.

1.2. Hiệu quả khi sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp:
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp:
Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp là phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương
ứng. Có “ dầy vốn” và “trường vốn” là tiền đề rất tốt để sản xuất
kinh doanh song việc sử dụng đồng vốn đó như thế nào mới là yếu
tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Các khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu đượ sau
khi đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn
của quá trình sản xuất. Tốc độ này càng cao càng chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn lưu động lớn và ngược lại.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để
vốn lưu động quay vòng. Quan niệm này có thể nó là hệ quả của
quan niệm trên.


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng
TSLĐ so với tổng nợ lưu động là cao nhất.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số
lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng vốn lưu động.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi
đầu tư thêm vốn lưu động mộ cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô
sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ
tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.
Nói chung, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu
quả sử dụng vốn lưu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn
lưu động chúng ta phải có một quan niệm toàn diện hơn và không
thể tách dời nó với một chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp lý (chu kỳ

sản xuất kinh doanh càng ngắn hiệu quả sử dụng vốn càng cao),
một định mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý
sản xuất, tiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ. Do vậy cần thiết
phải đề cập tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp:
Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong
các doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện
trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp
nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược
lại.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp có thể
đo bằng hai chỉ tiêu là số luân chuyển và kỳ chu chuyển vốn lưu
động.
Số lần luân chuyển vốn lưu động ( hay số vòng quay của
vốn lưu động):phản ánh số vòng quay vốn lưu động thực hiện được
trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm và được tính bằng
công thức sau:

L=
Trong đó:

L: là số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ.
M: tổng mức chu chuyển vốn lưu động trong kỳ, thường
được xác định là doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
:là số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ được
xác định bằng phương pháp bình quân số học
Số lần luân chuyển vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng lớn.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động : phản ánh số ngày bình quân
cần thiết để vốn lưu động thực hiện một lần luân chuyển hay độ
dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ, được tính
bằng công thức sau:


×