Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

tiểu luận môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.03 KB, 38 trang )

Trường Đại học Ngoại Ngữ
Đại học Quốc Gia Hà Nội

TIỂU LUẬN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM

NHÓM: 06
GIẢNG VIÊN: Lê Thị Hòa
Tiết: 4-6 Thứ 3


CÂU HỎI:

Câu 1: Trình bày hiểu biết của nhóm về vai trò của nguồn lực con người
trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Liên hệ thực tiễn với ngành
ngoại ngữ (nói chung) mà nhóm em đang theo học.

Câu 2: Trình bày những cơ hội, thách thức của Việt Nam khi đang hội nhập
quốc tế. Cơ hội-thách thức nào là quan trong nhất. Giải thích?


A: Mục lục câu 1:
I: Đặt vấn đề
II:Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
1. Khái quát về nguồn lực con người
2. Khái quát về quá trình Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
2.1. Khái quát chung
2.2. Khái quát về quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở
Việt Nam
3. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp


hóa, hiện đại hóa đất nước
4. Đánh giá chung về con người đặt trong sự phát triển quá trình
công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
5. Phương pháp để phát huy vai trò của nguồn lực con người
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
III:Thực tiễn vai trò của sinh viên trường ĐH Ngoại Ngữ- ĐHQG
IV: Hà Nội với quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước

B: Mục lục câu 2:

I. Cơ hội và thách thức nhìn chung:
II: Cơ hội và thách thức ở từng lĩnh vực quan trọng của Việt Nam.
1: Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa
khi hội nhập quốc tế.
2: Những Cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của Việt Nam
trong lĩnh vực chính trị.


3: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập quốc tế trong lĩnh
vực khoa học công nghệ.
4: Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập Quốc Tế
trên lĩnh vực Giáo Dục.
5: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập quốc tế trên lĩnh
vực Kinh tế.

C: Tài liệu tham khảo:


A: Câu 1: Trình bày hiểu biết của nhóm về vai trò của nguồn lực con
người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Liên hệ thực

tiễn với ngành ngoại ngữ (nói chung) mà nhóm em đang theo học.

I.Đặt vấn đề:
Bước vào năm 2017, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã
phần nào đạt được những thành tựu nhất định. Trong đó, một trong những
nhân tố quyết định tạo nên sự tành công đó chính là nhân tố con người. Con
người là nguồn lực quan trọng quyết định mục tiêu, tính chất, sự thành bại
của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II.Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
1. Khái quát về nguồn lực con người
- Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Xã hội chỉ được
hình thành khi con người hòa cái riêng để tạo thành cái chung. Con
người hoạt động trong xã hội tạo ra lịch sử của mình. Lịch sử phát triển
con người là lịch sử phát triển của tổng thể xã hội.
- Con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Xã hội là một
cộng đồng người với những quan hệ xã hội xác định. Sự phát triển xã
hội chính là sự phát triển con người cũng như những quan hệ xã hội
đó. Từ hoạt động thực tiễn mình, con người tự phát triển bản thân,
phát triển các hoạt động mình tham gia vào từ đó tạo nên các quan hệ
xã hội phát triển, làm cho xã hội phát triển.
- Con người là mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội. Cũng chính là
mục tiêu, động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Suy cho cùng, quá trình công nghiệp hóa là hướng tới một xã
hội văn minh, giàu đẹp, đem lạ hạnh phúc ấm no cho toàn thể nhân
dân. Và con người chính là nhân tố đề ra và thực hiện quá trình đó.
Trong cương lĩnh xây dựng đát nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội - Đảng ta đã chỉ rõ: Phương hướng lớn của chình sách xã hội là:



“Phát huy yếu tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng
về nghĩa vụ, quyền lợi công dân. Kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp
ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân
với tập thể, cộng đồng xã hội”. Định hướng có ý nghĩa chiến lược đó
là sự thể hiện tư tưởng vì con người có mục tiêu phát triển con người
Việt Nam toàn diện trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo quy định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Khái quát về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.1. Khái quát chung
Khái niệm Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá hình thành từ cuộc cách
mạng công nghiệp Anh TK XVIII - cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên
trên thế giới, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển nhân loại. Đó
là bước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Từ kinh
nghiệm của nước Anh các nước theo sau đã rút ngắn được thời gian mò
mẫm. ở vào giai đoạn đầu đó người ta xem Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá xã hội như quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật, quy Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá về phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ.
Các nước tư bản châu Âu, châu Mỹ... đã rộ lên những chiến lược về
khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Nói chung thì các nước này đã thành
công đáng kể. Tuy nhiên việc nhận thức không đầy đủ về Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá đã tạo ra những phát triển không đồng đều; tạo nên
những mâu thuẫn trong nhiều lĩnh vức của đời sống xã hội. Đó cũng là
nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực lịch sử đã xảy ra.
2.2. Khái quát về quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam
Ở Việt Nam nền kinh tế - xã hội phát triển rất muộn so với trình độ thế
giới. Do đó từ thực tiễn đến lý luận Việt Nam đã xác định cho mình đường
lối, kế hoạch đúng đắn. Sau hơn chục năm đổi mới trong sự nghiệp Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước - bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam đã
thay đổi đáng kể. Trong đó Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện chủ

trương “Đi tắt đón đầu”, học tập những tiến bộ thế giới trên cơ sở phù
hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước.
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là xu hướng của thế giới là con đường
tất yếu của Việt Nam. Đó là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế - xã hội. Nhưng xã hội trước hết phải là của con người. Mọi lĩnh vực


trong xã hội đều do con người tạo ra và vì con người. Mác đã từng viết
rằng: trong yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất - người lao động là yếu
tố quan trọng nhất, là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại.
Sự thành công trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đòi hỏi phải có các
nguồn lực cần thiết: con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật
chất - kỹ thuật, vị trí địa lý, và nguồn lực nước ngoài. Nhưng các nguồn
lực khác chỉ trở thành nguồn lực quan trọng, cần thiết của sự phát triển
khi nó được con người sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
3. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa là quá trình được tiến hành dựa
vào sự tổng hợp của nhiều yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, vốn,.... Các
nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào quá trình
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nhưng mức độ tác động và vai trò của
chúng đối với toàn bộ quá trình đó không giống nhau. Trong đó nguồn lực
con người là yếu tố quyết định. Công nghiệp hoá gắn liền với Hiện đại hoá
mà thực chất là hiện đại hoá lực lượng sản xuất.
Thứ nhất con người được coi là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Nó bao
gồm con người và tư liệu sản xuất. Lực lượng sản xuất trước hết phải là
con người với khả năng lao động, có trí tuệ, kỹ năng. Kỹ sảo để sản xuất.
Là tư liệu sản xuất gồm công cụ sản xuất và đối tượng sản xuất. Cùng với
đó, trong thời đại hiện nay, sự tác động mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật

vào quá trình sản xuất đã làm giảm cường độ lao động, tăng năng suất cao.
Khoa học - kỹ thuật cũng được coi là một lực lượng sản xuất trực tiếp. Khi
phân tích về lực lượng sản xuất, Mác đã viết: “ Trong tất cả các lực lượng
sản xuất - lực lượng sản xuất lớn nhất là bản thân giai cấp cách mạng” và
Lênin cũng viết: “ lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân,
là người lao động”. Còn Bác Hồ thì nhắc nhở: “ Muốn xây dựng xã hội chủ
nghĩa trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa...” Rõ ràng các quan
điểm đó đều khẳng định vai trò của con người trong lực lượng sản xuất. Bởi
lẽ con người là lực lượng duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết lợi
dụng các nguồn lực khác, gắn chúng lại với nhau tạo nên sức mạnh tổng
hợp cùng tác động vào quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Các
nguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tạo, khai thác của con người


và hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người nếu con
người biết tác động và chi phối. Vì vậy trong các yếu tố cấu thành lực lượng
sản xuất - con người là yếu tố quan trọng nhất, là lực lượng sản xuất hàng
đầu của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Thứ hai, với trí tuệ, sức tìm tòi của mình con người đã khám phá ra những
nguồn lực không có sẵn trong tự nhiên. Biến chúng thành công cụ có lợi để
khai thác và phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ.

Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật
thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo vĩ đại này của C.Mác
đã và đang trở thành hiện thực. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế
của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế của trí tuệ.
Bằng những kỹ thuật hiện đại do chính con người làm ra mà ngày nay nhân
loại đang chứng kiến những biến đổi thần kỳ trong lịch sử. Vì thế mà Alvin
Toffler đã xếp quyền lực trí tuệ lên hàng đầu trong những quyền lực đã có

trong lịch sử.
Thứ tư, sự thành bại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ
thuộc vào đường lối, chính sách hoạch định của quá trình đó có đúng đắn
hay không. Không phải gì khác mà chính con người là người đề ra những
hoạch định đó. Với trí óc, tầm nhìn của mình, Đảng, nhà nước ta đã đánh
giá rõ ràng tình hình cụ thể trong nước, cộng với kinh nghiệm bài học của
nước ngoài để đề ra con đường công nghiệp hóa- hện đại hóa cụ thể và
đúng đắn cho đất nước.
 Con người là xuất phát điểm, là mục tiêu cũng như động lực của
quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Con người là
nguồn lực tiên quyết không thể thiếu, là yếu tố quyết định sự thành
bại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Đánh giá chung về con người đặt trong sự phát triển quá trình công
nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
Qua nhiều năm đổi mới, tuy đã đạt được không ít những thành tựu nhưng
quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước còn nhiều vướng mắc.
Trong đó phải kể đến việc nhiều lao động có tay nghề, trình độ chưa cao


không đáp ứng đủ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước

Biểu đồ thể hiện trình độ lao động Việt Nam ( năm 2013 và
2014) (%)
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, trình độ tay nghề đã qua đào tạo và trình độ
học chuyên nghiệp ở nước ta còn chưa cao. Đó là chưa kể hiện nay, nước
ta đang đứng trước nguy cơ “Bằng thật, lực giả”. Chính vì vậy, nguồn lực
con người của nước ta hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Phương pháp để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Phương pháp, phương hướng quan trọng bậc nhất chính là giáo dục
con người. Con người là nguồn lực tiên quyết của quá trình Công
nghiệp hóa- hiện đại hóa. Con người tốt thì quá trình CNH-HĐH sẽ có
một nền tảng tốt. Chính vì vậy, đẩy mạnh giáo dục, nâng cao tri thức
là vấn đề quan trọng tiên quyết để xây dựng một con người thời đại
mới.
- Thứ hai là tuyên truyền tới người dân một cách cụ thể rõ ràng và dễ
hiểu về quá trình Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Chỉ khi dân


tin, dân hiểu thì dân mới làm đúng và hiệu quả, góp phần xây dựng
nền CNH- HĐH.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực có lợi đẻ
phát triển đất nước trên tinh thần hợp với thuần phong mỹ tục và thực
tê của nước ta.
III: Liên hệ thực tiễn vai trò của sinh viên trường ĐH Ngoại NgữĐHQG Hà Nội với quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước
- Là sinh viên- đội ngũ trí thức cao của đất nước. Đặc biệt được học tập
và rèn luyện dưới mái trường ĐH Ngoại Ngữ chúng em luôn nhận thức
được vai trò đi đôi với nghĩa vụ của mình. Trước nhất, là đội ngũ được
trang bị kiến thức liên quan đến ngôn ngữ nước ngoài ( Anh, Nhật,
Hàn, Pháp, Đức, Nga,...) chúng em nhận thấy mình có vai trò quan
trọng ứng dụng những kiến thức đã được học,bằng hình thức phiên
dịch sẽ góp phần tạo cầu nối phát triển giữa Việt Nam và các nước
bạn. Đặc biệt trong thời buổi “Đi tắt đón đầu”, muốn ứng dụng những
tinh hoa của khoa học kỹ thuật thế giới vào Việt Nam, điều trước nhất
là chúng ta phải hiểu ngôn ngữ của họ, hiểu thành tưu khoa học kỹ
thuật đó là gì, áp dụng ra sao. Điều đó được tiếp cận thông qua việc
truyền tải từ ngôn ngữ của nước bạn sang ngôn ngữ của nước ta.
- Khi ra trường và làm việc, chúng em luôn ý thức được việc tìm tòi và

góp phần phát triển nền công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.
Trong đó phải kể đến việc góp phần thu hút đầu tư từ nước ngoài vào
Việt Nam nhằm hiện đại hóa công nghiệp đất nước.
- Nhận ra rằng bản thân cũng còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự đủ để
đáp ứng nhu cầu của đất nước, chúng em luôn cố gắn rèn luyện phát
triển để “Bản thân tốt, xã hội tốt”, trở thành nguồn lực hiệu quả của đất
nước.


B: Câu 2: Trình bày những cơ hội, thách thức của Việt Nam khi đang
hội nhập quốc tế. Cơ hội-thách thức nào là quan trong nhất. Giải
thích?

I. Cơ hội và thách thức nhìn chung:
- Cơ hội: xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kt
tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển
quốc tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực
của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại,
hội nhập kt quốc tế.
- Thách thức:
• Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội
phạm xuyên quốc gia... gây tác động bất lợi đối với nước ta.
• Nền kinh tế phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ: sản
phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế
sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy
cơ gây rối loạn thậm chí khủng hoảng kt tài chính.
• Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch sử dụng chiêu
bài "dân chủ", "nhân quyền" chống phá chế độ chính trị và sự ổn định phát
triển của nước ta.
Những cơ hội và thách thức trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể

chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội ko tự phát huy tác dụng mà phụ thuộc vào
khả năng tận dụng cơ hội, tận dụng cơ hội tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới
để vượt qua thử thách, tạo ra cơ hội lớn hơn và ngược lại.


II: Cơ hội và thách thức ở từng lĩnh vực quan trọng của Việt Nam.
1: Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa
khi hội nhập quốc tế

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế thế
giới đang diễn ra ở mọi quốc gia. Tình hình đó đặt nền văn hóa của mỗi
dân tộc trước những biến động lớn. Phải chăng trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, các nền văn hóa dân tộc sẽ trở nên đồng nhất, mất hết bản
sắc của mình? Không ít các nhà lý luận phương Tây đang cổ vũ cho xu
hướng đó. Nhưng cuộc sống vẫn có quy luật của nó. Hội nhập kinh tế thế
giới là một quá trình liên kết, thường xuyên diễn ra sự đồng hóa và dị hóa.
Khả năng đồng hóa và dị hóa này không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển
của nền kinh tế mỗi nước, mà chủ yếu còn tùy thuộc vào bản lĩnh văn hóa
và sức sống của mỗi dân tộc. Vì vậy, văn hóa dân tộc có vai trò cực kỳ
quan trọng trong hội nhập kinh tế thế giới. Nhìn chung, tình hình và xu
hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với
sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Cũng vì vậy, trên bình
diện văn hóa, sự phát triển mạnh lên, phong phú, đa dạng, hiện đại hơn là
xu hướng tất yếu, trong đó đan xen mặt tích cực và mặt tiêu cực. Có thể
xảy ra những khả năng trong xu thế vận động và phát triển văn hóa Việt
Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, nếu văn hóa được quan tâm thật sự và đầy đủ, có định
hướng rõ ràng, được thể chế hóa bằng luật và các văn bản dưới luật, các



chế độ chính sách phù hợp, với bộ máy quản lý có hiệu quả, thì văn hóa
nước ta sẽ có bước phát triển mới, tác động tích cực đến đời sống xã hội,
thật sự đóng vai trò nền tảng và động lực của xã hội và trên nền truyền
thống, văn hóa được hiện đại hóa. Các chức năng giáo dục, định hướng
thẩm mỹ của văn hóa kết hợp hài hòa với chức năng giải trí, làm cho xã
hội phấn khởi, lành mạnh lên. Các sản phẩm văn hóa ngày càng phong
phú, đa dạng, có giá trị cao, được nhân dân đón nhận. Các hoạt động văn
hóa ngày càng sôi nổi, vừa có chiều rộng, bề nổi, vừa có chiều sâu, tác
động tích cực vào giáo dục lối sống, đạo đức, làm cho xã hội thái bình,
thịnh vượng hơn lên.
Thứ hai, nếu sự quan tâm và sự định hướng văn hóa không được
thể hiện rõ trên các văn bản luật, dưới luật, các chế độ chính sách; nếu
công tác quản lý yếu kém, buông lỏng, thì khi đó sự phát triển lộn xộn,
không định hướng của văn hóa sẽ trở thành yếu tố đảo ngược sự phát
triển của xã hội, làm cho đạo đức, lối sống ngày càng suy thoái, biến chất,
con người ngày càng mất đi nhân tính. Sự du nhập ồ ạt, thiếu chọn lọc văn
hóa ngoại lai, sẽ là cơ hội tốt cho nhiều loại văn hóa đồi trụy, phản động,
phi nhân tính tràn vào. Dần dần, ý thức về chủ quyền dân tộc bị xói mòn, lu
mờ. Thay vào đó là lối sống hướng ngoại, xem nhẹ các giá trị truyền thống,
xem nhẹ văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ hiện đang bị xâm hại bởi lối du nhập
vô nguyên tắc tiếng nước ngoài, sẽ tiếp tục bị tha hóa, trở nên lai căng,
kệch cỡm. Tính giáo dục của văn hóa bị coi nhẹ, coi trọng quá mức tính
giải trí, dần dần, văn hóa không còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo
dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, ngược lại cổ súy cho lối sống thác
loạn, vô đạo đức, thiếu nhân tính. Văn hóa dân tộc bị lu mờ, pha tạp. Các
giá trị truyền thống dần dần bị lãng quên. Hoạt động văn hóa sẽ sôi nổi


hơn, phong phú hơn nhưng đó là sự phát triển xô bồ, không định hướng,
khó tạo ra những giá trị văn hóa đích thực.

Thứ ba, đó là sự kết hợp giữa khả năng thứ nhất và khả năng thứ
hai, tạo ra sự pha trộn văn hóa. Trong điều kiện đó, văn hóa sẽ phát triển
theo nhiều chiều. Mặt tích cực được phát huy nhờ những chủ trương,
chính sách đúng đắn và những người hoạt động văn hóa chân chính. Mặt
tiêu cực cũng phát triển vì sự buông lỏng quản lý. Thực tế nhiều năm qua
cho thấy đây là khả năng dễ xảy ra nhất.

Cùng với những khả năng, xu thế vận động phát triển của văn hóa, những
lĩnh vực văn hóa thông tin cũng có khả năng phát triển mạnh. Truyền hình
(trong đó có những chương trình trò chơi giải trí): Những tổ chức kinh tế tư
nhân sẽ tiếp tục mua các kênh truyền hình để kinh doanh trên lĩnh vực
truyền thông. Mạng In-tơ-nét: bên cạnh các báo mạng chính thống là các
mạng xã hội, trang cá nhân, tạo ra sự phong phú và đa tạp về thông tin văn hóa. Nhiều tờ báo mạng giả danh trang thông tin xuất hiện. Nói cách
khác, đó là các trang mạng được cấp giấy phép là trang thông tin nhưng
hoạt động như báo chí chính thống. Các lễ hội quy mô lớn: trong đó những
lễ hội có tính quốc gia do Nhà nước tổ chức sẽ ổn định và có bước phát
triển, nhưng các lễ hội do các tổ chức xã hội thực hiện nhằm mục đích thu
lợi nhuận hoặc giải trí cùng phát triển mạnh, trong đó có những lễ hội du
nhập từ nước ngoài. Các di tích, danh lam thắng cảnh được khai thác tối
đa nhằm phục vụ du lịch và các hoạt động mê tín vụ lợi. Chính vì vậy, di
tích tiếp tục bị xâm hại, làm biến dạng và bị lợi dụng trở thành công cụ
phục vụ những lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân.


Bên cạnh đó, những lĩnh vực văn hóa thông tin có khả năng bị hạn chế
phát triển là: Xuất bản, in, phát hành, thư viện, báo in - nói chung là các
loại hình phục vụ việc đọc trên giấy thông thường - ngày càng gặp khó
khăn, sẽ phải giảm về số lượng. Các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền
thống, dân tộc khó có được chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống- từ cuộc
sống thường ngày tới việc xuất hiện trên các chương trình truyền hình, các

chương trình biểu diễn. Nhiều loại hình văn hóa truyền thống sẽ bị thui
chột hoặc biến dạng.
Trong những năm tới, văn hóa Việt Nam tiếp tục gặp nhiều thời cơ, thuận
lợi, đồng thời cũng gặp nhiều thách thức, khó khăn - hai mặt này đan xen,
tác động qua lại và sẽ tùy thuộc vào hoạt động của con người mà tác động
mạnh hay yếu theo chiều tích cực hay tiêu cực. Xu hướng phát triển văn
hóa nói chung là đa dạng hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và ngày càng
mang tính thực dụng. Tuy vậy, chức năng giáo dục, định hướng thẩm mỹ
vẫn có cơ hội được khẳng định, tạo nên những giá trị văn hóa mang tính
nhân văn, cao quý. Sự vận động, phát triển của văn hóa không phải là sự
vận động, phát triển mang tính bản năng mà chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
đường lối, chủ trương, pháp luật, chính sách và sự quản lý của hệ thống
thể chế của đất nước. Chính vì thế, cần tăng cường hơn nữa vai trò quản
lý nhà nước nhằm phát huy thuận lợi, thời cơ, hạn chế khó khăn, vượt qua
thách thức để điều chỉnh xu thế vận động và phát triển của văn hóa theo
hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2: Những Cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của Việt Nam
trong lĩnh vực chính trị
a: Những cơ hội khi hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực
chính trị


Thay đổi theo xu hướng toàn cầu hóa là một trong những bước tiến quan
trọng để đưa đất nước đi lên nagyf càng tiến bộ văn minh. Những thành
tựu đạt được trong tiến trình gần 30 năm đổi mới (1986 – 2012) đã khẳng
định tính đúng đắn của con đường mà Việt Nam đã lựa chọn. Đó là đi lên
CNXH, kiên trì con đường đổi mới toàn diện, thông qua đổi mới kinh tế để
lựa chọn và từng bước đổi mới các vấn đề chính trị. Bước đi này phù hợp
với lý luận về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, về đổi
mới chính trị nói riêng, trong thực tế, nó cũng phù hợp với xu thế phát triển

của thời đại.
Đổi mới chính trị được Đảng ta xác định là kiên trì mục tiêu CNXH, tiếp tục
con đường bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, đi tới CNXH; đổi mới chính
trị không có nghĩa là thay đổi hoặc từ bỏ chế độ XHCN. Thực chất của đổi
mới chính trị là đổi mới tư duy chính trị về CNXH và con đường đi lên
CNXH; đổi mới cơ chế, chính sách mà hạt nhân cơ bản là giải quyết hợp
lý, hài hòa quan hệ lợi ích; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của
hệ thống chính trị để xây dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh, thực
hiện tốt nền dân chủ XHCN nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của
nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và phát
triển kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung cơ bản của đổi
mới chính trị ở nước ta là đổi mới tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn về
CNXH và con đường đi lên CNXH, trong đó trọng tâm là đổi mới tư duy
chính trị và hệ thống chính trị.
Trên thực tế, xu thế toàn cầu hóa đã đặt Đảng Cộng sản Việt Nam trước
yêu cầu phải liên tục đổi mới tư duy chính trị nhằm hoàn thiện lý luận, định
hướng cho việc hoạch định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn


trong thực tiễn. Đó là yêu cầu phải nghiêm túc và khẩn trương làm công
tác lý luận, nhận thức và đánh giá kịp thời, chuẩn xác các vấn đề thời đại,
các khuynh hướng vận động của thế giới, từ đó tích cực đẩy mạnh chủ
động hội nhập quốc tế trên cơ sở độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là yêu
cầu nhận thức đúng và đầy đủ về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết
tốt trong quá trình đổi mới đi lên CNXH ở nước ta dưới tác động của toàn
cầu hóa, như quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan hệ giữa kinh tế thị trường và định
hướng XHCN; quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng,
hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp; quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
quan hệ giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; quan
hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; quan hệ giữa Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Toàn cầu hóa cũng thúc đẩy Đảng
Cộng sản Việt Nam phải đổi mới tư duy nhận thức về các động lực cần
phát huy trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, đó là
kết hợp hài hòa các lợi ích; đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoàn thiện nền văn hóa XHCN, phát
huy vai trò của nguồn lực con người trong xây dựng CNXH.
b: Những thách thức khi hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh
vực chính trị

Tuy nhiên đứng trước xu thế hội nhập xu thế toàn cầu hóa, khi đất nước
chúng ta đón nhận rất nhiều những cơ hội đối với kinh tế, giáo dục, xã hội,


văn hóa thì riêng đối với chính trị, dường như chúng ta đang phải đổi mới
nền chính trị trong những thách thúc vô cùng lớn lao. Cụ thể:
Toàn cầu hóa với sự lũng đoạn của CNTB toàn cầu đã đặt chế độ chính trị
Việt Nam trước những thách thức không nhỏ như nguy cơ chệch hướng
XHCN, nguy cơ diễn biến hòa bình và tự diễn biến trong Đảng, nguy cơ tụt
hậu về kinh tế, nguy cơ không kiểm soát và xử lý được hàng loạt vấn đề xã
hội nảy sinh trong bối cảnh diễn biến quốc tế và trong nước phức tạp.

Trong suốt những năm Việt Nam tiến hành đổi mới cho đến tận hôm nay,
các thế lực đế quốc không ngừng tìm mọi cách, bằng mọi con đường
nhằm tấn công phá vỡ sự lãnh đạo của Đảng; tuyên truyền và cổ động
trong nhân dân tính ưu việt, tiến bộ của cái gọi là đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập. Bên cạnh đó, cũng bằng nhiều cách, các thế lực phản động

và thù địch đã mua chuộc những đảng viên cộng sản, những quần chúng
ưu tú nhằm làm xáo trộn đời sống chính trị - xã hội nước ta; làm quần
chúng nhân dân mất niềm tin vào chế độ; làm phai nhạt lý tưởng cộng sản.
Các thế lực này cũng tìm nhiều cách để bóp méo sự thật đời sống chính trị
- xã hội ở Việt Nam; lợi dụng sự phát triển cao của công nghệ hiện đại,
khuếch trương những sự thật bị bóp méo này trên trường quốc tế, làm
công cụ công kích Đảng cộng sản và cản trở con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam.

Toàn cầu hóa TBCN với những mặt trái của nó cũng đã tác động tiêu cực
đến Nhà nước Việt Nam, gây nguy cơ chệch hướng chế độ XHCN. Ỷ thế
có sức mạnh về kinh tế và khoa học – công nghệ, các nước tư bản phát
triển đang thao túng các tổ chức kinh tế tài chính toàn cầu như IMF, WB,


WTO… áp đặt những quy chế và phương thức hoạt động không bình
đẳng, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, uy hiếp chủ quyền quốc gia
Việt Nam. Trước đây, chủ quyền quốc gia mang tính tuyệt đối, trong xu thế
toàn cầu hóa, chủ quyền quốc gia mất dần tính tuyệt đối. Việt Nam không
chỉ đứng trước nguy cơ chệch hướng chính trị mà còn đứng trước nguy cơ
bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ khi mà cùng với xu thế toàn cầu hóa là sự
ra đời và có vai trò ngày càng quan trọng của các tổ chức như Liên hợp
quốc, tòa án quốc tế, các khối quân sự quốc tế, các tổ chức thương mại và
tài chính quốc tế…; khi mà các thế lực hiếu chiến bất chấp mọi thủ đoạn để
chống phá chế độ ta, can thiệp vào công việc nội bộ và chủ quyền của dân
tộc ta. Từ đó, định hướng chính trị XHCN và tính độc lập tự chủ của Việt
Nam ngày càng gặp nhiều nguy cơ, đứng trước ngày càng nhiều thách
thức. Trong khi đó, về quân sự và kinh tế, Việt Nam đều không có lợi thế
so sánh trong khu vực cũng như quốc tế. Cùng với đó, các thế lực thù địch
và bọn phản động lưu vong người Việt luôn tìm mọi cách, kiếm mọi nguồn

viện trợ để thực hiện các âm mưu chống phá chế độ, phá vỡ sự lãnh đạo
duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ra sức thực hiện các chiêu
bài “tự do”, “nhân quyền”, “tôn giáo, tín ngưỡng”, “dân tộc”… tuyên truyền,
kích động, chia rẽ, ly khai; ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình,
bạo loạn lật đổ trên phạm vi cả nước.
Những tác động của toàn cầu hóa đến đổi mới chính trị ở Việt Nam đã và
đang đặt ra hàng loạt vấn đề như vị thế kinh tế của Việt Nam còn thấp kém
hơn nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới; những thách thức
trong “luật chơi” của các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, WTO…;
sức ép cạnh tranh của quốc tế; sự bành trướng và gây áp lực về mọi mặt
của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia; nhận thức về nội dung, bước


đi, lộ trình hội nhập quốc tế, về đổi mới chính trị chưa đạt được sự nhất trí
cao và nhất quán.
3: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập quốc tế trong lĩnh
vực khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là một khía cạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình phát triển toàn diện về nhiều mặt của Việt Nam – 1 quốc gia
có nền tảng nông nghiệp và đang trên đà tiến lên công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, bởi lẽ sự phát triển của khoa học sẽ góp phần to lớn tới nâng cao
chất lượng đời sống và năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật và phát huy
những tiềm năng của đất nước. Trước xu thế hội nhập, Việt Nam đón nhận
được nhiều cơ hội xong cũng phải đương đầu với không ít những thách
thức về lĩnh vực khoa học công nghệ.
a: Cơ hội của Việt Nam khi hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học
công nghệ

Mối quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ giữa Việt Nam và các quốc
gia trên thế giới được thiết lập và mở rộng. Theo thống kê của Bộ khoa

học và công nghệ, hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ về hợp tác khoa học
công nghệvới gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ; đã ký kết và
đang thực hiện hơn 80 hiệp định hợp tác khoa học công nghệcấp Chính
phủ và cấp Bộ. Việt Nam đang là thành viên chính thức và không chính
thức của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về khoa học công nghệ.
Không chỉ có vậy, từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 thoả thuận, hợp
đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ được thực hiện tại các cơ sở
nghiên cứu - triển khai ở các cấp. Đây là tiền đề vững chắc để Việt Nam


nắm bắt được cơ hội phát triển về khoa học công nghệ, từ đó từng bước
sánh vai với các quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể:

Thứ nhất, hội nhập toàn cầu tạo điều kiện cho Việt Nam học hỏi, tiếp
thu và ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới
để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa được thúc tiến thuận lợi hơn bao giờ hết nhờ có
mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ song phương về khoa học công nghệ, thông
qua các hình thức hợp tác đa dạng (hợp tác nghiên cứu chung, chuyển
giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị, trình diễn
công nghệ, hội chợ triển lãm công nghệ…). Các lĩnh vực hợp tác khoa học
cũng được mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tiêu biểu như công
nghệ sản xuất ô tô (Nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền
chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di
động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam), các
công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Công
nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ xây dựng cầu đường
và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân
hàng. Nếu như trước đây, Việt Nam phần lớn chỉ đóng vai trò lắp ráp, phân
phối sản phẩm theo sự đặt hàng của các doanh nghiệp nước ngoài thì giờ

đây đã có thể tự sản xuất nhiều mặt hàng với chất lượng ổn định, giá cả
cạnh tranh ngay trong nước.

Thứ hai, hội nhập là cơ hội quý báu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam, đặc biệt là sự đầu tư
của các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như


Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. Nhiều dự án FDI lớn tập trung đầu tư
vào ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử của Việt Nam. Trong
đó có các dự án: Nhà máy Sản xuất điện thoại di động, trị giá 302 triệu
USD của Nokia, công suất 45 triệu sản phẩm/quý, tạo việc làm cho 10.000
lao động được khởi công vào ngày 23/4/2012 tại Khu công nghiệp - Đô thị
VSIP Bắc Ninh; Dự án sản xuất chipset, vốn đầu tư giai đoạn I là 300 triệu
USD và tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của Intel; Dự án 670 triệu USD và dự
kiến nâng lên 1,5 tỷ USD của Samsung; các dự án của Compal, Foxconn...
Khi các nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới cùng đứng chân ở Việt
Nam, sẽ tạo thêm lực hút kéo các nhà đầu tư vệ tinh tới, góp phần tăng
cường xuất khẩu. Năm 2011, chỉ riêng Nhà máy sản xuất điện thoại di
động của Samsung đã xuất khẩu tới 5,8 tỷ USD, góp phần quan trọng đưa
các sản phẩm điện thoại, linh kiện điện tử trở thành mặt hàng xuất khẩu có
kim ngạch lớn đứng thứ hai của cả nước.

b: Thách thức của Việt Nam khi hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa
học công nghệ
Bên cạnh những cơ hội phát triển, những khó khăn và thách thức đặt ra
cho ngành khoa học công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hợp tác toàn cầu
là không nhỏ.

Thứ nhất, quá trình này đẩy mạnh sự cạnh tranh trên thị trường giữa

các sản phẩm khoa học công nghệ của nước ngoài, đặc biệt là các nước
tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu với các sản phẩm của
Việt Nam. Mặc dù hiện nay, công nghệ sản xuất ở Việt Nam đã được cải


tiến, nâng cấp đáng kể, song về cơ bản không thể đạt đến trình độ tương
đương đối với các tiến bộ kỹ thuật ở nước ngoài. Thêm vào đó, các vấn đề
tranh chấp về sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu
dáng công nghiệp cũng góp phần gia tăng khoảng cách về khả năng cạnh
tranh của khoa học công nghệ nước nhà với thế giới. Chẳng hạn: Bphone
– chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, 1 sản
phẩm công nghệ mang tính đột phá được phát triển bởi tập đoàn BKAV,
mặc dù có những tình năng ưu việt và mức giá phải chăng nhưng vẫn
không đánh bật được những “ông lớn” như Apple (Mỹ) và Samsung (Hàn
Quốc) về doanh số tiêu thụ ngay cả trong thị trường nội địa.

Thứ hai, đổi mới công nghệ không chỉ bao gồm sự nâng cấp về máy
móc, trang thiết bị mà còn đòi hỏi sự đổi mới về cơ chế quản lý và nguồn
nhân lực. Nguồn nhân lực của nước ta hiện nay đáp ứng đủ yêu cầu về số
lượng song lại thiếu thốn nghiêm trọng về trình độ, dẫn đến sự tụt hậu về
vị thế cạnh tranh, thua thiệt trong các đàm phán hợp tác, phân công nghiên
cứu.

Thứ ba, kinh phí cho các hoạt động hội nhập quốc tế và vốn đối ứng
còn thiếu ổn định phần nào đó khiến cho Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào
các bên đối tác. Sự thật là, đa phần các mối quan hệ hợp tác quốc tế của
Việt Nam với nước ngoài diễn ra trong khuôn khổ hiệp định/thỏa thuận đa
phương nhưng lại mang tính một chiều, trong đó Việt Nam thường là “bên
nhận, bên được hỗ trợ”, các đối tác nước ngoài là “bên cho, bên hỗ trợ”.
Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào đối tác và không bình đẳng về nghĩa

vụ và quyền lợi của mỗi bên.


4: Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập Quốc Tế
trên lĩnh vực Giáo Dục.
a: Cơ hội của Việt Nam khi hội nhập Quốc Tế trên lĩnh vực Giáo Dục.

Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang
diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh
chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục
hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển làm thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước khác. Hợp tác quốc
tế được mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tư của các nước, các tổ chức quốc
tế và các doanh nghiệp nước ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua
đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.
Sau hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH,
sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với
trước. Sự đóng góp về nguồn lực của nhà nước và nhân dân (trong và ngoài
nước) cho phát triển giáo dục nước nhà ngày càng được tăng cường. Có
thêm nhiều điều kiện để hoàn thiện, phát triển hệ thống giáo dục. Môi trường
giáo dục được cải thiện, mở rộng được các loại hình đào tạo và mở rộng
hình thức du học…

b: Thách thức của Việt Nam khi hội nhập Quốc Tế trên lĩnh vực Giáo
Dục.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới có thể làm
cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và các nước ngày
càng lớn hơn, nước ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn.



Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề
mới, như nguy xâm nhập văn hoá, lối sống không lành mạnh; sự chảy máu
chất xám -> gánh nặng của giáo dục…
Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lượng từ một số nước có thể gây
nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục Việt Nam, khi mà năng lực quản lý của ta
đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp
thích hợp để định hướng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục có yếu tố
nước ngoài.
Sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo
giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày
càng rõ rệt. Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong
tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học.
Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà
còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng vượt
qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh
tế, giáo dục… Quá trình này đòi hỏi đất nước phải có đủ nhân lực có trình
độ. Mặc dù 62,7% dân số nước ta trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ của
lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, còn thiếu
nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo
chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng
và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục. …

c: Những định hướng phát triển GD Viêt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hoá và hội nhập quốc tế


×