Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

LÝ THUYẾT KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.59 KB, 11 trang )

Câu 1: Phân tích những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất xây dựng?
Do sản phẩm xây dựng có những đặc điểm riêng biệt, nên quá trình sản xuất xây dựng cũng có những đặc
điểm riêng của nó.
- Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (khi có hợp đồng xây dựng) của người mua
sản phẩm:
+ Chỉ khi có hợp đồng chấp nhận mua sản phẩm thì sản xuất xây dựng mới được tiến hành.
+ Sau khi sản phẩm hoàn thành thì không cần thiết phải tìm thị trường tiêu thụ.
+ Quá trình tiêu thụ sản phẩm xảy ra trước, trong và sau khi sản xuất.
- Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn: Do sản phẩm gắn liền với nơi tiêu thụ, nên địa điểm
sản xuất không ổn định; mặt khác trong cùng 1 thời gian DN có thể phải thi công trên nhiều địa bàn khác
nhau dẫn đến các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, lao động…luôn luôn phải di chuyển.
- Thời gian xây dựng kéo dài: do giá trị của sản phẩm lớn, khối lượng công việc nhiều nên thời gian xây
dựng công trình kéo dài. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn sản xuất trong các khối lượng thi công
dở dang của các DNXD.
- Sản xuất tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến quá trình sản xuất.
Đặc điểm này làm cho các doanh nghiệp xây dựng không thể lường hết được các khó khăn sinh ra bởi điều
kiện thời tiết khí hậu, môi trường tự nhiên, làm cho hiệu quả lao động giảm xuống, một số giai đoạn của
quá trình sản xuất bị gián đoạn,ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giá thành công tác xây lắp.
- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém: do khối lượng công việc lớn,nhiều chủng loại, yêu
cầu về chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao, nên trong sản xuất xây dựng đòi hỏi cần phải
trang bị những máy móc kỹ thuật phức tạp, hiện đại, đắt tiền.
Câu 2: Khái niệm đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu trong xây dựng?
 Khái niệm đấu thầu: đấu thầu là một hình thức lựa chọn nhà thầu gắn liền với cơ chế thị trường (cạnh
tranh) ngoài ra còn 1 hình thức là chỉ định thầu.
 Hình thức lựa chọn nhà thầu:
a) Đấu thầu rộng rãi
- Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
- Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng (tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ
mời thầu) để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời
thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được


nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế
cho 1 hoặc 1 số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
- Đây là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
b) Đấu thầu hạn chế
- Giới hạn số lượng nhà thầu tham dự, nhưng phải mời tối thiểu 5 nhà thầu. Trường hợp
thực tế có ít hơn 5 nhà thâu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét.
- Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu.
+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính
chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có 1 số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của
gói thầu.
c) Chỉ định thầu
- Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm
đáp ứng các yêu cầu của gói thầu để thương thảo ký kết hợp đồng.
- Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay.


+ Do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia do thủ
tướng chính phủ quyết định.
- Báo cáo chỉ định thầu phải nêu rõ các nội dung sau:
+ Lý do chỉ định thầu.
+ Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu được chỉ định.
+ Giá trị và khối lượng chỉ định thầu.
- Trước khi thực hiện chỉ định thầu, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt
theo quy định.
Ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu đã nêu trên, trong đấu thầu còn có các hình thức:
mua sắm trực tiếp; chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá và hình thức tự thực hiện.
 Phương thức đấu thầu:

a) Đấu thầu 1 túi hồ sơ
- Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn
chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp; gói thầu EPC (là gói thầu bao gồm toàn bộ
các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp).
- Theo phương thức này, nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề
xuất về tài chính trong 1 túi hồ sơ.
- Việc mở thầu được tiến hành 1 lần.
b) Đấu thầu 2 túi hồ sơ
- Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn (tuyển chọn tư vấn).
- Theo phương thức này nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng
biệt trong từng túi hồ sơ và nộp vào cùng 1 thời điểm.
- Việc mở thầu được tiến hành 2 lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để
đánh giá, nếu đạt điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ về giá để đánh
giá tổng hợp.
c) Đấu thầu 2 giai đoạn
- Áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm
hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được
thực hiện theo trình tự sau đây: + Giai đoạn 1 (sơ tuyển): theo hồ sơ mời thầu giai đoạn 1, các nhà thầu nộp
đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu
tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn 2.
+ Giai đoạn 2: Theo hồ sơ mời thầu giai đoạn 2, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn 1
được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 bao gồm: đề xuất về kỹ thuật được bổ sung hoàn
chỉnh; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.
Câu 3 :Trình tự tổ chức đấu thầu? Nguyện tắc, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp?
Trình tự tổ chức đấu thầu:
Trình tự chung cho các loại đấu thầu (tuyển chọn tư vấn, mua sắm MMTB, thi côngxây lắp công trình...)
gồm các bước sau đây:
- Chỉ định tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
- Sơ tuyển nhà thầu (nếu có).

- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu.
- Thông báo mời thầu.
- Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.
- Mở thầu.


- Xét thầu.
- Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu.
- Thông báo kết quả đấu thầu.
- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Phương pháp đáng giá hồ sơ dự thầu xây lắp:
-năng lực kinh nghhiem65( tài chính máy móc, thiệt bị..)
-kỵ thuật chất lượng,tiến độ thi công
-giá bỏ thầu-giá đề nghị trúng thầu-giá đánh giá
-việc đánh giá HSDT theo trình tự:
+B1:đánh giá hồ sơ
+B2:đánh giá tri tiết
+B3: xếp hạng hồ sơ dự thầu theo đơn giá
Câu 4 Khái niệm, đặc điểm, phân loại hoạt hoạt động đầu tư?
Khái niệm:
- Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được các lợi
ích dưới các hình thức khác nhau.
Ví dụ: đầu tư mua sắm thêm MMTB, nguyên vật liệu để mở rộng quy mô sản xuất;đầu tư vào thị trường
chứng khoán; đầu tư vào bất động sản...
- Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi làđầu tư XDCB.
Ví dụ: đầu tư để xây dựng nhà cửa, đầu tư để xây dựng các tuyến đường, các cây cầu...
Đặc điểm của đầu tư
- Tạo tiền đề vật chất cho việc xây dựng.
- Tạo ra TSCĐ mới cho nền KTQD.
- Tạo ra sự thay đổi căn bản làm tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh tế.

- Góp phần cân đối lại lực lượng lao động, phân bố hợp lý sức sản xuất.
- Quy mô và cấp độ đầu tư cơ bản còn phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của nền KTQD
PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
- Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của
hoạt động đầu tư người ta có thể phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau.
a) Theo chủ đầu tư (ai đầu tư)
- Chủ đầu tư là nhà nước.
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp.
- Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ.
b) Theo đối tượng đầu tư (đầu tư cho cái gì)
- Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh vực hoạt
động khác.
- Đầu tư cho tài chính. Ví dụ như: mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay...
c) Theo nguồn vốn (tiền từ đâu ra)
- Vốn nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DN nhà nước và
các vốn khác do nhà nước quản lý.
- Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA).
- Vốn tín dụng thương mại.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các DN nhà nước.


- Vốn đóng góp của nhân dân.
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
- Các nguồn vốn khác hoặc các nguồn vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn.
d) Theo cơ cấu đầu tư (đầu tư như thế nào)
- Đầu tư theo các ngành kinh tế.
- Đầu tư theo vùng lãnh thổ.
- Đầu tư theo các thành phần kinh tế.
e) Theo góc độ tái sản xuất TSCĐ

- Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm TSCĐ loại mới).
- Đầu tư lại (thay thế, cải tạo TSCĐ hiện có).
f) Theo góc độ trình độ kỹ thuật
- Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
+ Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất với kỹ thuật lập lại
như cũ.
+ Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến với
quy mô sản xuất như cũ.
- Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư.
g) Theo thời đoạn kế hoạch
- Đầu tư ngắn hạn (thời gian đầu tư <= 1 năm).
- Đầu tư dài hạn (thời gian đầu tư > 1 năm).
h) Theo tính chất và quy mô của dự án
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
Câu 5 Khái niệm, nội dung dự án đấu tư xây dựng?
Khái niệm
- Dự án đầu tư (DAĐT) là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những
đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cảitiến hoặc nâng cao chất lượng của sản
phẩm hay dịch vụ nào đó trong 1 khoảng thời gian nhất định.
nội dung
DAĐT thường bao gồm 4 thành phần chính:
-Mục tiêu của DA: mục tiêu của DA thể hiện ở 2 mức:
+ Mục tiêu trước mắt: là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
+ Mục tiêu lâu dài (mục tiêu phát triển): là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự
án đem lại.
+ Mục tiêu trước mắt: là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
+ Mục tiêu lâu dài (mục tiêu phát triển): là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự
án đem lại.

- Các kết quả: đó là những kết quả cụ thể, có định lượng được tạo ra từ các hoạt động
khác nhau của dự án. Đây là những điều kiện cần thiết để thực hiện được mục tiêu của dự án.


+ Mục tiêu trước mắt: là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
+ Mục tiêu lâu dài (mục tiêu phát triển): là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự
án đem lại.
- Các kết quả: đó là những kết quả cụ thể, có định lượng được tạo ra từ các hoạt động
khác nhau của dự án. Đây là những điều kiện cần thiết để thực hiện được mục tiêu của dự
án.
- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo
ra các kết quả nhất định. Toàn bộ các hoạt động của DA được chia thành 2 loại:
+ Hoạt động vận hành: là hoạt động diễn ra thuộc phạm vi nội bộ của DA.
+ Hoạt động kinh doanh: là hoạt động vượt ra ngoài phạm vi tổ chức của DA.
Các hoạt động này cùng với 2 lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện
sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
- Các nguồn lực, bao gồm: vật chất, tài chính, con người cần thiết để tiến hành các hoạt
động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư của dự án.
Câu 6 Các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư ?
- Hiệu quả của DAĐT là mục tiêu đạt được của DA xét theo mặt định tính và mặt định
lượng.
+ Mặt định tính: đảm bảo đáp ứng giải quyết những nhiệm vụ kinh tế cụ thể ở từng
thời kỳ nhất định. Hiệu quả định tính của DA bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả theo quan điểm lợi ích DN, hiệu quả theo quan điểm
quốc gia, hiệu quả trước mắt, hiệu quả lâu dài, hiệu quả trực tiếp từ DA và hiệu quả của
các lĩnh vực có liên quan.
+ Mặt định lượng: đứng trên góc độ toàn xã hội tiêu chuẩn hiệu quả đầu tư là mức tăng
lên của thu nhập quốc dân, còn trong phạm vi ngành kinh tế và các DN thì đó là mức tăng
lãi của ngành, của DN.
câu 7 Khái niệm, vai trò của tiến bộ công nghệ? Nội dung của TBCN trong xây dựng?





-

Khái niệm của Tiến Bộ Công Nghệ: là quá trình từng bước hoàn thiện và phát triển các thành phần công nghệ
hiện có. Nó là bước đầu tiên của đổi mới công ngệ, là kết quả của sự phát triển khoa học và nâng cao trình độ
văn hóa của xã hội.
Vai trò của Tiến Bộ Công Nghệ:
Giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giao thông.
Tạo điều kiện và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến trong xây dựng giao thông, nâng
cao trình độ tổ chức điều hành phối hợp thi công xây lắp.
Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xây dựng cơ bản.
Cải thiện điều kiện làm viêc cho người lao động.
Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ cao.
Nội dung Tiến Bộ Công Nghệ Xây Dựng Giao Thông:
Phát triển hoàn thiện công cụ lao động.
Hoàn thiện và áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ thi công tiên tiến.
Sử dụng vật liệu mới, vật liệu thay thế, cấu kiện đúc sẵn, lắp ghép.
Hoàn thiện các phương pháp tổ chức sản xuất, công nghệ quản lý, kỹ thuật quản lý.
Tiêu chuẩn hóa, định hình hóa các chi tiết, cấu kiện bán thành phẩm.
Câu 8 Khái niệm, nội dung cơ giới hóa, các chỉ tiêu đáng giá mức độ cơ giới hóa trong xây dựng?


-



Khái niệm cơ giới hóa:

Cơ giới hóa xây dựng là quá trình thay thế lao động thủ công vốn vẫn dựa vào sức lao động của con người là chính
bằng các công cụ lao động (máy móc, thiết bị) hoàn thiện hơn.
Quá trình cơ giới hóa thực chất là quả trình hoàn thiện công cụ lao động. Nếu như trong sản xuất thủ công con
người là động lực chính thì trong cơ giới hóa nhiều chức năng của người lao động dần dần được máy móc thiết bị
thay thế.
Nội dung cơ giới hóa:


-


-

Tùy thuộc vào phạm vi và tính chất cơ giới hóa các quy trình sản xuất, người ta phân biệt mức độ cơ giới hóa như
sau:
Cơ giới hóa từng phần: tức là chỉ có tửng loại công tác riêng biệt thậm chí chỉ có từng bước công việc riêng biệt
được cơ giới hóa, lao động thủ công vẫn còn chiếm phần chính.
Cơ giới hóa đầy đủ (đồng bộ): ở đây máy móc thực hiện tất cả các quá trình sản xuất hay tất cả các bước công việc
tạo thành quá trình sản xuất đó, lao động thủ công được giải phóng trừ một phần liên quan đến việc điêu khiển
máy.
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ cơ giới hóa:
Hệ số cơ giới hóa cho công ty xây lắp
Hệ số cơ giới hóa lao động
Mức tráng bị cơ giới cho công ty xây lắp
Mức tráng bị cơ giới cho lao động
Câu 9Nội dung công tác thiết kế, các bước thiết kế trong xây dựng? các chỉ tiêu so sánh lựa chọn phương
án thiết kế?

-


-

-

-

Theo điều 53 của luật xd số 16/2003/QH11 quy định : thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung sau:
+ phương án công ngệ
+ Công năng sử dụng
+ Phương án kiến trúc
+ Tuổi thọ công trình
+ Phương án kết cấu, kỹ thuật
+Phương án phòng,chống cháy nổ
+ Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
+ Dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng
CÁC BƯỚC THIẾT KẾ XÂY DỰNG:
Tùy theo tính chất, quy mô từng loại công trình mà việc thiết kế có thể thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước.
CHỈ TIÊU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẻ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế
- kỹ thuật như : Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; Công trình cải tạo, sữa chửa, nâng cấp, xây dựng
mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư < 3 tỷ đồng; các dự án hạ tầng xã hội sử dụng vốn ngân sách nhà nước
không nhằm mục đích kinh doanh có mức đầu tư < 7 tỷ đồng.
Thiết kế 2 bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẻ thi công được áp dụng đối với công trình
quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Thiết kế 2 bước áp dụng cho các công trình cấp III và cấp IV
theo phân cấp công trình tại nghị định số 209/2004/NĐ-CP
Thiết kế 3 bước bao gồm thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật, bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng với
công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp như công trình cấp đặc biệt, cấp
I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Đối với công trình được thực hiện thiết kế từ 2 bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực
hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã phê duyệt.

Câu 10 Nội dung công tác khảo sát kinh tế kỹ thuật, các giai đoạn khảo sát trong xây dựng?
* Phần thuyết minh:
- Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật: Nhiệm vụ thiết kế; thiết kế cơ sở được phê duyệt;
danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế mẫu được sử dụng và các yêu cầu
khác của chủ đầu tư...
- Thuyết minh về thiết kế công nghệ: Giải pháp công nghệ, dây chuyền công nghệ, các
thông số kỹ thuật, danh mục máy móc thiết bị công nghệ, quy trình vận hành, bảo trì
công trình.
- Thuyết minh thiết kế xây dựng:
+ Giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, cảnh quan môi trường.
+ Giải pháp xây dựng.
+ Tổng hợp khối lượng các công tác xây lắp chủ yếu, vật tư chính và thiết bị công nghệ
của từng HMCT và của toàn bộ công trình, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các


phương án thiết kế.
+ Chỉ dẫn chính về biện pháp thi công đối với trường hợp thi công phức tạp.
* Phần bản vẽ:
- Bản vẽ hiện trạng của mặt bằng và vị trí của công trình trên bản đồ.
- Tổng mặt bằng bố trí các HMCT và các hệ thống kỹ thuật.
- Mặt bằng, các mặt cắt, các mặt đứng của công trình, phối cảnh công trình.
- Chi tiết các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận có cấu tạo phức tạp.
- Các hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng, đường sá, cây xanh...
* Phần dự toán:
- Các căn cứ để lập dự toán.
- Tài liệu diễn giải và tổng hợp khối lượng xây lắp công trình.
- Dự toán được lập theo khối lượng xây lắp công trình nêu trên và theo các văn bản quy
định của Nhà nước.
câu 11 Trình bày các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình theo các giai đoạn của quá trình
đầu tư?

Theo giai đoạn của trình tự đầu tư xây dựng thì chi phí xây dựng công trình được biểu thị bằng các tên gọi khác nhau,
được thể hiện qua sơ đồ sau:

Câu 12 Khái niệm, nội dung chi phí trong tổng mức đầu tư? Nêu các phương pháp xác định Tổng mức đầu tư?
a) Khái niệm
- Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ
sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thự chiện đầu tư XDCT.
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tổng mức đầu tư là chi phí tối đa
mà chủ đầu tư được phép sử dụng để xây dựng công trình.
- Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây
dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở. Đối với trường hợp chỉ lập
báo cáo kinh tế – kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi
công.
- Tổng mức đầu tư do chủ đầu tư lập.
- Nội dung
Tổng mức đầu tư bao gồm:
+ Chi phí xây dựng.
+ Chi phí thiết bị.
+ Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
+ Chi phí quản lý dự án.
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
+ Chi phí khác và chi phí dự phòng.


-phương pháp xác định tổng mức đầu tư
+Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án
+Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng
của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xd công trình
+ Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
tương tự đã thực hiện

+ Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư
Câu 13 Khái niệm, nội dung dự toán chi phí xây dựng công trình, căn cứ xác định?
Dự toán chi phí xây dựng
- Dự toán chi phí xây dựng là 1 phần trong dự toán XDCT, nó là toàn bộ các chi phí cần
thiết để xây dựng công trình, hạng mục công trình.
- Dự toán chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu
thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và
điều hành thi công.
- Dự toán chi phí xây dựng do chủ đầu tư lập.
Căn cứ lập dự toán công trình
- Dự án đầu tư và tổng mức đầu tư đã được duyệt để so sánh kinh phí.
- Thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế theo 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi
công (đối với công trình thiết kế theo 1 bước hoặc 2 bước) để xác định khối lượng công
tác.
- Đơn giá tổng hợp hoặc đơn giá chi tiết của vùng hoặc khu vực xây dựng công trình
được ban hành theo quy định.
- Giá mua các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản, bảo hiểm...theo hướng dẫn
của Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ và Bộ Tài chính.
- Tiêu chuẩn định mức, đơn giá các công tác khác do Nhà nước quy định như: giá khảo
sát, thiết kế, chi phí thẩm định, chi phí đền bù, chi phí quản lý dự án.
Câu 14 Khái niệm lao động, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp xây dựng?
KHÁI NIỆM
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật
chất tự nhiên thành các vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
- Lao động trong DN xây lắp là toàn bộ những người tham gia vào hoạt động sx xây lắp
của DN không kể thời gian dài hay ngắn, lao động trực tiếp hay gián tiếp, thường xuyên
hay tạm tuyển, lãnh đạo hay phục vụ...
KẾT CẤU LAO ĐỘNG TRONG DNXD
1. Lao động trong xây lắp
- Lao động trong xây lắp là những người tham gia vào hoạt động sản xuất chính (sx xây

lắp), bao gồm:
+ Công nhân xây lắp: là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm.
+ Nhân viên kỹ thuật: là những người đang trực tiếp làm công tác kỹ thuật, có bằng
trung cấp kỹ thuật hoặc tương đương trở lên.
+ Nhân viên quản lý kinh tế: là những người đang trực tiếp làm công tác quản lý và tổ
chức DN như giám đốc, phó giám đốc và các nhân viên của các phòng ban chức năng
như phòng tài vụ, phòng kế hoạch, phòng vật tư...
+ Nhân viên quản lý hành chính: là những người làm công tác hành chính quản trị, tổ
chức...
2. Lao động ngoài xây lắp
- Lao động ngoài xây lắp là những người không tham gia vào sản xuất chính mà làm
công tác sản xuất phụ, phụ trợ (sx vật liệu xây dựng, sản xuất bê tông, cấu kiện...), mua
bán, vận chuyển NVL...
3. Lao động khác
- Lao động khác là những người lao động của DN mà không thuộc 2 loại trên, bao gồm:
lao động hoạt động dịch vụ nói chung; nhân viên phục vụ nhà ăn, cấp dưỡng, nhà trẻ; lao


động thuộc các đoàn thể, lái xe cho giám đốc, lái xe chở công nhân viên đi làm...
Câu15 Khái niệm năng suất lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động? các chỉ tiêu NSLĐ?
. Khái niệm
- Năng suất lao động (NSLĐ) là khả năng của con người sáng tạo ra 1 số lượng sản
phẩm vật chất có ích trong 1 thời gian nhất định.
- Năng suất lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong 1 đơn vị thời
gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
Các nhân tố ảnh hưởng NSLĐ
Các nhân tố làm tăng NSLĐ
* Nhóm nhân tố chung:
- Các nhân tố về LLSX (bao gồm TLSX và người lao động).
- Các nhân tố về QHSX (là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân

phối, trao đổi và tiêu dùng), bao gồm:
+ Quan hệ giữa người với người với người trong việc chiếm hữu TLSX chủ yếu của
XH.
+ Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức quản lý sx.
+ Quan hệ giữa người với người trong phân phối và lưu thông sản phẩm.
- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên.
* Nhóm nhân tố trong lĩnh vực xây dựng:
- Các nhân tố về tiến bộ khoa học và trình độ trang bị kỹ thuật trong xây dựng (cơ giới
hoá, công nghiệp hoá, sử dụng vật liệu lắp ghép, nâng cao chất lượng MMTB...)
- Các nhân tố về tổ chức sx và cơ chế quản lý kinh tế:
+ Áp dụng các hình thức tổ chức tiên tiến như tập trung hoá, chuyên môn hoá...
+ Tổ chức quá trình sản xuất bằng cách áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến, cải
tiến định mức lao động, thực hiện hạch toán kế toán.
+ áp dụng quyền tự chủ kinh doanh của DN, cải tiến các hình thức tiền lương, tiền
thưởng...
- Các yếu tố về lao động: nâng cao trình độ tay nghề, giáo dục kỷ luật lao động, cải
thiện điều kiện làm việc, khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần...
Các chỉ tiêu xác định NSLĐ
- NSLĐ xác định theo thước đo hiện vật
- NSLĐ tính theo hao phí thời gian
- NSLĐ xác định theo giá trị
- NSLĐ đo bằng giá trị có điều chỉnh
Câu 16 Khái niệm, nguyên tắc tổ chức tiền lương, các hình thức trả lương?
Khái niệm
- Tiền lương là 1 bộ phận của thu nhập quốc dân mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà người lao động đã bỏ
ra trong quá trình sxkd.
Nguyên tác tổ chức tiền lương
- Mức lương phải phù hợp với số lượng và chất lượng lao động.
- Phải gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất.

- Phải đảm bảo phân phối công bằng.
- Phải đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các bảng lương, thang lương, giữa các ngạch
bậc, ngành nghề và các khu vực, phù hợp với điều kiện của đất nước.
- Đảm bảo mối tương quan giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng NSLĐ: tốc độ
tăng tiền lương phải < tốc độ tăng NSLĐ để bảo đảm tích luỹ cho sản xuất.
- Đảm bảo phù hợp giữa tiền lương danh nghĩa với tiền lương thực tế và đảm bảo sự
tăng lên không ngừng của cả tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
+ Tiền lương danh nghĩa là số tuyệt đối về tiền lương theo 1 đơn vị thời gian (giờ,
tháng, quý, năm).


+ Tiền lương thực tế là tiền lương danh nghĩa gắn với giá cả thị trường, nghĩa là với
khoản tiền lương danh nghĩa đó ta sẽ sống được với mức độ như thế nào.
CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG
- Hình thức tiền lương theo thời gian
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Câu 17 Khái niệm, tiêu chuẩn TSCĐ? Đặc điểm của TSCĐ?
Tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm toàn bộ các tư liệu lao động mà con người dùng nó
để tác động và làm thay đổi đối tượng lao động.
Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.
- Nguyên giá tài sản (giá trị ban đầu của tài sản) phải được xác định 1 cách đáng tin
cậy.
- Có giá trị lớn (≥ 10 triệu).
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
Đặc điểm của TSCĐ
- Có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài.
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng hình thái vật chất của nó vẫn
giữ nguyên.
- Giá trị của tài sản được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức

khấu hao tài sản và nó chỉ thực hiện luân chuyển dưới hình thức giá trị.
Câu 18 Hao mòn và khấu hao TSCĐ?
- Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sxkd, do tiến
bộ kỹ thuật, do điều kiện khí hậu thời tiết...
- Khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.Nó là việc tính
toán và phân bổ 1 cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sxkd trong thời gian sử dụng TSCĐ.
- Việc trích khấu hao TSCĐ sẽ hình thành nên 1 loại quỹ trong DN đó là quỹ khấu hao.Quỹ này được chia làm
2 phần: 1 phần dùng để khôi phục hoàn toàn (mua mới) TSCĐ gọi là khấu hao cơ bản; phần còn lại được dùng
để khôi phục bộ phận TSCĐ cũng như hiện đại hoá TSCĐ gọi là khấu hao sửa chữa lớn.
Câu 19 Khái niệm, đặc điểm TSLĐ? Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ?
KN: TSLĐ là toàn bộ các đối tượng lao động mà trong quá trình sxkd con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào để sàn xuất sản phẩm.
ĐĐ: Chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sxkd và trong quá trình sxkd hình thái vật chất của nó bị biến đổi hoặc mất đi
tạo thành sản phẩm.
Giá trị của tài sản được chuyển hoàn toàn 1 lần vào giá trị sản phẩm, nó thực hiện luân chuyển bằng 2 hình
thức hiện vật và giá trị
Chú ý: đối với những tài sản không đủ tiêu chuẩn làm TSCĐ do giá trị nhỏ, để tiện cho việc quản lý người ta
xếp chúng vào nhóm công cụ, dụng cụ và được quản lý như TSLĐ. Ví dụ như: các lán trại tạm thời, đà giáo,
ván khuôn,…
Chỉ tiêu đánh giá:
a. Hệsốchuchuyểncủa VLĐ.
Kcc = DTT / VLD (vòng,lần,lượt/năm)
DTT: doanhthuthuầncủakhốilượngcôngtáchoànthànhbàngiaothanhtoán (doanhthuthuần=doing thu –
cáckhoảngiảmtrừdoanhthu)

VLD : sốdưbìnhquân VLĐ trongkỳ.
1
1
V 1  V 2  V 3  ...  Vn  1  Vn
2

VLD  2
n 1
Với: V1,V2,V3,Vn: số VLĐ ở cácthờiđiểm 1,2,…,n


b. Thờigian 1 vòng quay của VLĐ
t = N / Kcc
N: làsốngàytrongkỳtínhtoán (ngày)
- Thờigian 1 vòng quay của VLĐ càngngắnthìsốlầnluânchuyểncànglớnvàngượclại.
- Ngoài 2 chỉtiêutrên, đểđánhgiáhiệuquảsd VLĐ ta còncóthểsdcácchỉtiêunhưđốivới VCĐ như: hiệusuấtsd VLĐ, hiệu
quả sd VLĐ, suấthaophí VLĐ. Đồng thờicóthểtínhmứctiếtkiệm hay lãngphítươngđối VLĐ theocôngthứcsau:
DT1
V 
(t1  t 0 )
N
Trongđó:
DT1: doing thu (giátrị) khốilượngcôngtácxâylắphoànthànhbàngiaonăm nay
t 1-t 0: thờigiancủa 1 vòng quay VLĐ năm nay vànămtrước.
-Nếu V >0 thìlãngphí VLĐ.
-Nếu V <0 thìtiếtkiệm VLĐ.
Câu 20 Nội dung các khoản mục chi phí trong giá thành công tác xây lắp?
1. Chi phí vật liệu
- Chi phí vật liệu bao gồm giá trị vật liệu chính; vật liệu phụ; cấu kiện; các vật liệu sử
dụng luân chuyển như đà giáo, ván khuôn và bán thành phẩm được sử dụng để cấu tạo ra
kết cấu của công trình hoặc trực tiếp phục vụ việc hình thành kết cấu công trình.
Chi phí vật liệu = Khối lượng từng loại vật liệu sử dụng vào công trình x Đơn giá từng
loại vật liệu.
+ Khối lượng vật liệu: Căn cứ vào định mức tiêu hao và khối lượng công tác.
+ Đơn giá vật liệu bao gồm: giá gốc (giá mua) + chi phí lưu thông (chi phí vận chuyển;
bảo quản; hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản; các chi phí kê chèn néo buộc...)

chi phí tại hiện trường.
2. Chi phí nhân công
- Chi phí nhân công là các khoản chi về tiền lương cấp bậc và tất cả các khoản lương
phụ (nghỉ lễ, tết, phép...), phụ cấp lương (phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn định sx,
phụ cấp khu vực, thu hút, độc hại, thâm niên, trách nhiệm...) và 1 số chi phí có thể khoán
trực tiếp cho người công nhân tham gia trực tiếp vào công tác xây lắp, kể cả công tác vận
chuyển trong khu vực xây dựng (vận chuyển máy móc, vật liệu, đóng, đặt rỡ đà giáo, ván
khuôn...). Chi phí nhân công không bao gồm:
+ Tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công (Tính vào chi phí sử
dụng máy).
+ Tiền lương của công nhân sx phụ (Tính vào giá thành sản phẩm phụ).
+ Tiền lương công nhân vận chuyển ngoài phạm vi công trường, nhân viên thu mua,
bảo quản, xếp dỡ vật liệu.
3. Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động
cơ điện, động cơ điêzen, hơi nước trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp bao gồm: chi
phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu, động lực, tiền lương của
công nhân điều khiển và phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí khác
của máy.
4. Trực tiếp phí khác
- Trực tiếp phí khác bao gồm các khoản chi phí về vận chuyển vật liệu ngoài cự ly quy
định, chi phí về điện nước dùng cho thi công, chi phí chuẩn bị, thu dọn mặt bằng công
trình (như chuẩn bị mặt bằng, sửa soạn sân bãi để vật liệu, đào hố tôi vôi, dọn dẹp chỗ để
thi công, thu dọn, làm sạch công trình sau khi hoàn thành...), chi phí bơm nước, vét bùn,
thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công trường và trong nội
bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường
xung quanh. Trực tiếp phí khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (1,5%) trên tổng chi phí
vật liệu, nhân công và máy thi công




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×