Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÁP LUẬT dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.18 KB, 13 trang )

A.PHÁP LUẬT DÂN SỰ:

Pháp luật dân sự là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật của
nhà nước Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy luật dân sự do Nhà
Nước ban hành nhằm để điều chỉnh các quan hệ tài sản hoặc các
quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đếm tài sản của cá
nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Dựa trên nguyên tắc bình
đẳng về mặt pháp lí.
Ví dụ: Trong trường hợp A thỏa thuận bán cho B một tài sản thì
pháp luật dân sự cho biết
quyền và nghĩ vụ của A đối với B và cũng như B đối với A như thế
nào.
NHỮNG CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.Quyền đối với tài sản:
a) khái niệm:
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản của chủ
dụng, quyền định đoạt tài sản.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là
quyền chiếm hữu, quyền sử


sở hữu theo quy định của pháp luật.
Vậy “quyền sở hữu đối với tài sản” là mức độ xử sự mà pháp luật
cho phép một chủ thể được
thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Các quyền năng của chủ sở hữu
a)Quyền chiếm hữu:
Điều 182 BLDS qui định quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý
tài sản.


Các loại chiếm hữu:
• Chiếm hữu có căn cứ pháp luật:
Là các trường hợp người chiếm hữu thực sự có quyền chiếm hữu
đối với tài sản của mình, đây là hình thức chiếm hữu hợp pháp và
sự chiếm hữu tài sản của một chủ sở hữu phải được pháp luật công
nhận.
Trong đó, người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu tài sản thì
chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi rơi vào các trường hợp
sau: người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, người được
chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự; người
phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là
chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm
đắm; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị
thất lạc,….
Đối với các trường hợp người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý
tài sản hoặc được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, người
chiếm hữu không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều
185,186 BLSD 2005)


Người chiếm hữu tài sản của người khác có căn cứ pháp luật chỉ
thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời
hạn do chủ sở hữu xác định.
Khi có trường hợp chủ sở hữu bị xâm phạm quyền chiếm hữu thì
pháp luật sẽ bảo vệ cho chủ sở hữu và dĩ nhiên chủ sở hữu phải
chứng minh được đó là tài sản của mình.
• Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là trường hợp một người
thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với một tài sản tức

là xử sự như chính mình là chủ sở hữu trong khi thực chất chủ sở
hữu đích thực của tài sản lại là người khác.
Có hai trường hợp xảy ra:
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình:
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc
chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. ( Điều 189 BLDS
2005)
Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình
không được pháp luật bảo vệ và không được hưởng quy chế xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
Ví dụ về quyền chiếm hữu:
Một chủ cửa hàng hoa , trong quá trình bán hàng chủ quán có thấy
một số tiền bị đánh rơi. Và chủ cửa hàng đã đem giao nộp cho sở
cảnh sát nhưng sau một thời gian vẫn không ai tới để nhận lại. Nên


sau khi hoàn thành các thủ tục càn thiết thì chủ cửa hàng được
hưởng số tài sản đó.
b) Quyền sử dụng:
Điều 192 BLDS định rõ: quyền sử dụng là quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Khai thác công dụng của tài sản được hiểu là việc dùng tài sản để
phục vụ nhu cầu, sở thích của bản thân hoặc để khai thác lợi ích
kinh tế của tài sản.


Ví dụ: sử dụng môtô làm phương tiện để đi lại, đeo nữ trang
hay đồng hồ để làm đẹp, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là
việc chủ sở hữu thu nhận các sản vật tự nhiên mà tài sản

mang lại như trái cây, gia súc sinh con, gia cầm đẻ trứng…
hoặc thu các khoản lợi từ việc khai thác tài sản như tiền cho
thuê nhà, lợi tức cổ phiếu, lợi tức cho vay…

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử dụng tài sản phải trên
nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.
Thông thường, chủ sở hữu là người có quyền sử dụng tài sản
nhưng pháp luật cũng ghi nhận trường hợp người không phải chủ
sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản:
1) Người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng tài sản
thông qua hợp đồng: người sử dụng được quyền khai thác tài sản
theo cách thức và thời hạn đã được thoả thuận với chủ sở hữu.
2) Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi


tức từ tài sản: Vì vậy, người này chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức
thu được từ thời điểm họ biết…
Ví dụ về quyền sử dụng:
Bạn thuê phòng trọ: bạn được quyền sử dụng phòng trọ đó, nhưng
quyền sở hữu nhà trọ đó lại thuộc về chủ trọ, 2 quyền này thường
tách nhau trong trường hợp đi thuê.
c) Quyền định đoạt:
Điều 195 BLDS định rõ: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao
quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản.
Việc định đoạt tài sản có thể định đoạt số phận thực tế của các vật,
làm chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản, như huỷ bỏ, tiêu dùng
hết hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật, hoặc bằng hành vi pháp lý

(bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, góp vốn vào công
ty…).
Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của
người khác trong trường hợp được chủ sở hữu uỷ quyền hoặc
trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (việc trưng
mua, trưng thu tài sản theo quyết định của Nhà nước).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhăm bảo đảm hài hoà giữa
lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng
hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế theo
những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định. Được thể hiện trong
một số trường hợp sau:
Khi tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà
nước có quyền ưu tiên mua;
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua một tài
sản theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải


dành quyền ưu tiên mua cho các tổ chức, cá nhân đó. Ví dụ: thành
viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể chuyển nhượng
phần vốn góp của mình cho người ngoài nếu các thành viên khác
của công ty không mua hoặc mua không hết; bán nhà ở đang cho
thuê thì bên thuê được quyền ưu tiên mua trước;…..
Ví dụ về quyền định đoạt:
Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai
thành viên có những hạn chế sau: “Trừ trường hợp quy định tại
khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau
đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ

tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều
kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên
nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua
hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán”.
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÁC CHỦ THỂ
Trong đời sống dân sự, không hiếm trường hợp quyền chủ sở hữu
tài sản của một chủ thể không được nguyên vẹn vì bị người khác
xâm phạm.
Chính vì thế pháp luật đưa ra, các biên pháp để bảo vệ, như: Đòi tài
sản đang bị người khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đòi
bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị người khác làm hư hỏng. hủy
hoại hay yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm.……..

2) Nghĩa vụ dân sự:


a) Khái niệm:
Trong cuộc sống có rất nhiều nghĩa vụ , có nghĩa vụ không mang
tính pháp luật, như con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, phải
thờ cúng ông bà….
Nhưng cũng có nghĩa vụ mà nhà nước quy định đó là nghĩa vụ dân
sự.
Nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ dân sự,trong đó bên có
nghĩa vụ phải thực hiện việc chuyển giao vật,chuyển giao quyền,trả
tiền hoặc giấy tờ có giá,làm một công việc hoặc không được làm
một công việc vì lợi ích của bên có quyền,còn bên có quyền yêu cầu
bên có nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện công việc đó.
b) Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự:



Thứ nhất, NVDS là một loại quan hệ tài sản:

Là quan hệ chuyển dịch tài sản và trong đó có ít nhất một bên có
lợi


Thứ hai, NVDS là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên
chủ thể:

lợi ích mà các bên hướng tới không được trái với ý chí của nhà
nước và nhà nước sẽ kiểm soát.


Thứ ba, hành vi thực hiện NVDS của chủ thể có nghĩa vụ luôn
mang lại lợi ích cho chủ thể có quyền:


Khi tham gia nghĩa vụ dân sự các chủa thể dều hướng tới một
lợi ích nào đó. Thông qua việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì
chủ thể sẽ đạt được lợi ích mong muốn ban đầu.
c) Đối tượng:
Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản hoặc Chỉ những tài
sản có thể giao dịch được,những công việc có thể thực hiện được
mà pháp không cấm,không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng
của nghĩa vụ dân sự.
d) Phân loại:







Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ:
Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng
mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với
nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của
mình.
Ví dụ: A, B, C cùng nhận trang trí một ngôi nhà trong đó A
nhận lăn sơn, B nhận trang trí đèn, C nhận trang trí tường
nhà. Như vậy A, B, C cùng nhận nhiệm vụ trang trí nhưng
nhiệm vụ của mỗi người riêng rẽ với nhau.
Nghĩa vụ dân sự liên đới:

là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có
thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực
hiện toàn bộ nghĩa vụ.




Ví dụ: A, B, C cùng nhận nhiệm vụ lăn sơn cho một biệt thự,
như vậy trách nhiệm của A, B, C là liên đới, một người không
hoàn thanh làm ảnh hưởng đến thi công thì các bên phải liên
đới chịu trách nhiệm.
Nghĩa vụ dân sự hoàn lại:


Là nghĩa vụ phát sinh từ một nghĩa vụ khác, một người liên quan
đến hai quan hệ nghĩa vụ, người có quyền ở quan hệ trước thì

nghĩa vụ ở quan hệ sau vè ngược lại người có quyền ở quan hệ sau
thì nghĩa vụ ở quan hệ trước.
*



Nếu do sự kiện bất khả kháng thì người có nghĩa vụ không
phải chịu trách nhiệm (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác)
Ví dụ: Người vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy bị gió lốc
bất ngờ làm chìm tàu đồng thời làm hư hỏng hàng hóa thì
không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa bị hư hỏng vì
hàng hóa bị hư hỏng là do sự kiện bất khả kháng.

3) Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự:

a) Khái niệm:
Là những biện pháp pháp lý do các bên thoả thuận hoặc do pháp
luật quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoặc để bảo đảm
cho việc giao kết và thực hiện nghĩa vụ dân sự.
b) Đặc điểm:
Là biện pháp do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
- Là những biện pháp được đặt ra có mục đích: tác động (lên tài
sản), dự phòng (xử lý để thanh toán), dự phạt (chế tài về tài sản)


Các biện pháp này được áp dụng khi nghĩa vụ cần được bảo đảm bị
vi phạm và chủ yếu mang tính chất tài sản
c)Đối tượng dùng để bảo đảm:
+ Tài sản phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao

dịch (Điều 320)
+ Không tranh chấp
+ Không bị kê biên
+ Được phép lưu thông trong dân sự
d. Phạm vi bảo đảm (Điều 319)
Do các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định
e. Hình thức của giao dịch bảo đảm:
- Bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Nếu pháp luật có qui định việc
đăng ký thì hợp đồng bảo đảm còn phải được lập bằng hình thức
văn bản có chứng thực, công chứng hoặc phải làm thủ tục đăng ký
(tại cơ quan đăng ký giao dịch có bảo đảm) thì các bên phải theo
hình thức đó.
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Phần lớn các biện pháp bảo đảm quy định ở Bộ Luật Dân sự 2005 là
biện pháp mang tính chất tài sản như là thế chấp, cầm cố, đặt cọc,
kí cược],kí quỹ.
1) Cầm cố:
Cầm cố là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cầm cố phải giao
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố giữ để
bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.


Nghĩ là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho
bên kia.


Ví dụ:1/1/2016 chị Mai đem một số dồ trang sức ra tiệm cầm
đồ vời mức giá 600.000 nghìn đồng . trong hợp đồng thì chị
có ghi rõ ngày 15/1/2016 chị sẽ đến chuộc. Nhưng đến ngày
giao hẹn chị Mai vẫn không tới chuộc lại tài sản thì cửa hàng

sẽ có quyền thanh lí số tài sản đó.

2) Đặt cọc:
Đặt cọc là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho
bên kia một số tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác
trong một thời hạn để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện
hợp đồng hoặc giao kết và thực hiện hợp đồng.


Ví dụ: bên A muốn mua một căn nhà của B. Nhưng vì chưa có
giấy tờ đầy đủ nên A chưa thể giao hết số tiền mua nhà cho B.
Mà chỉ giao 1 phần tiền trước gọi là đặt cọc.Trong quá trình
làm giấy tờ B không được giao ngôi nhà cho bất kì ai khác.

3) Kí cước:
Áp dụng cho hợp đồng thuê tài sản có đối tượng là động sản.
Kí cược là hình thức bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho
thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị
khác.
Kí quỹ cũng là giáo tài sản nhưng giao cho một ngân hàng.
4) Thế chấp:
Thế chấp là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên có nghĩa vụ
dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc


thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền và không chuyển
giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.




Ví dụ: Anh Hoàng có một căn biệt thự. Anh đem thế chấp cho
ngân hàng để vay một khoản tiền . Sau khi hoàn tất các thủ
tục anh được ngân hàng cho vay tiền được tiếp sử dụng căn
thự đó, nhưng không được đem bán. Và đúng ngày thỏa
Hoàn phải hoàn trả lại số tiền . nếu không ngân hàng sẽ tịch
thu toàn bộ tài sản thế chấp.

5) Bảo lãnh:
Bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người thứ ba cam
kết trước bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa
vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ. Thì bên bảo lãnh phải thức hiện các
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ.
6) Tín chấp:
Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho
cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc
tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo
quy định của Chính phủ

*

Quy định về đăng kí giao dịch bảo đảm.

Mục kích là công khai giao dịch bảo đảm với người không phải chủ
thể , qua đó xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán.


Nghĩa vụ đã đăng kí giao dịch bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán
trước và nghĩa vụ đăng chưa đăng kí sẽ được thanh toán sau khi
sau khi thanh toán hết cho giao dịch bảo đảm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×