Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Chuẩn mực,sai lệch chuẩn mực trong khoa học công nghệ nguyên nhân và hậu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 15 trang )

Chuyên đề :Chuẩn mực,sai lệch chuẩn mực trong khoa học-công nghệ.Nguyên nhân và hậu
quả

Môn : Xã hội học khoa học công nghệ
Nhóm thuyết trình : 1
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Vũ Văn Tuấn


I.Nội Dung



1.Chẩn mực và sai lệch chuẩn mực



2.Nguyên nhân



3.Hậu quả



4. Tài liệu tham khảo


1.Chẩn mực và sai lệch chẩn mực


* Khái niệm chuẩn mực : chuẩn mực là những quy tắc xã hội của nhóm hay cộng đồng được mô hình hóa thống nhất giành cho một vị thế xã hội và cho biết phải


hành động như thế nào



*Chuẩn mực khoa học-công nghệ : là những quy tắc trong khoa học-công nghệ mà nhóm hay cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực khoa học-công nghệ phải tuân
theo




*Phân loại chuẩn mực
Có 2 loại chuẩn mực :

- Chuẩn mực chung mang tính xã hội,mỗi nhóm xã hội,mỗi địa vị xã hội đều có những chuẩn mực riêng biệt



- Chuẩn mực riêng biệt được các nhà khoa học khái quát chia ra 5 loại :


+ Chuẩn mực thứ nhất “tính cộng đồng” : tri thức khoa học trong thời đại chúng ta là một loại sản phẩm vừa mang tính cá nhân rất cao, song lại là sự kế thừa những
của nỗ lực cả một tập thể. Chuẩn mực này quy định rằng tri thức phải được chia sẻ, chứ không phải bị giữ bí mật hoặc giữ làm tài sản của riêng mình. Và vì vậy, nó
phải được công bố, hoặc nói một cách hình ảnh, như cách nói của zuckerman, đó là "biếu không" chúng cho các đồng nghiệp. Đó là biện pháp để làm cho mục tiêu
của một nhóm trùng hợp với mục tiêu cá nhân; nghĩa là các nhà khoa học bị "bắt buộc" phải công bố công trình của họ.
+ Chuẩn mực thứ hai “tính phổ biến” :chuẩn mực này xem rằng đóng góp khoa học phải được phán xét theo những tiêu chuẩn khách quan. Các thuộc tính xã hội của
những người có công đóng góp, bất kể họ là ai, bất kể thuộc chính kiến nào; thuộc sắc tộc hoặc tôn giáo nào; có xuất thân giai cấp hoặc giới tính như thế nào đều
không quyết định sự phán xét khoa học của họ. Chuẩn mực về tính phổ biến đòi hỏi, chỉ những khám phá đã được kiểm chứng bởi các luận cứ khoa học, có thể lặp lại
trong quan sát hoặc thực nghiệm, chứ không phải là những khám phá ngẫu nhiên, tuỳ hứng, mới được xem là một kết quả khoa học.





+ Chuẩn mực thứ ba “ tính không thiên kiến “ : không thiên kiến là một chuẩn mực đặc biệt thú vị trong khoa học. Mọi kết luận trong quan sát hoặc thực nghiệm khoa
học cần được kiềm chế những thiên vị cá nhân, bao hàm sự kiểm soát của thiết chế đối với những động cơ làm khoa học nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức.



+ Chuẩn mực thứ tư “tính độc đáo” : chuẩn mực này quy định, khoa học phải có tính mới, không thể giẫm chân trên những đường mòn



+ Chuẩn mực thứ năm: ’’tính hoài nghi’’. Chuẩn mực này được xem là "sứ mạng cả về mặt phương pháp luận và về mặt thiết chế". Nó yêu cầu những người làm khoa
học không được đưa ra kết luận vội vã, nó đòi hỏi phải "trì hoãn sự phán xét" cho đến khi có đầy đủ bằng chứng cần thiết. Chuẩn mực này đòi hỏi người làm khoa học
phải biết đặt câu hỏi ngược lại với những lý thuyết khoa học đã được kiểm chứng sơ bộ bằng quan sát hoặc thực nghiệm




* Sai lệch chuẩn mực trong khoa học công nghệ : là việc vi phạm những quy định yêu cầu đối với các hành vi của các nhóm hay cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực
khoa học



- Các hành vi sai lệch chuẩn mực :



+ lệch chuẩn nhận thức. Có hai ý nghĩa: loại lệch chuẩn phát sinh thiếu kiến thức, thiếu thông tin; loại lệch chuẩn xuất phát từ những nhận thức hoặc hành động khác
với nhận thức được thời của khoa học, chẳng hạn, mô hình vũ trụ của copernicus khác với mô hình vũ trụ của ptolêmê đã được giới khoa học công nhận hồi trước
thế kỷ XV.




+ Lệch chuẩn kỹ thuật. Là loại lệch chuẩn do phương pháp tiếp cận, trình độ phân tích, trình độ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật. Dạng lệch chuẩn này cũng có hai
loại : người nghiên cứu sai phạm ngẫu nhiên về phương pháp; người nghiên cứu gặp hạn chế về phương tiện và phương pháp..Vd : người nghiên cứu có phương
pháp tiếp cận không đúng với công trình khoa học mình đang nghiên cứu.Rất có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu sẽ bị đi chệch hướng.Mô hình Ptôlêmê về vũ trụ
được coi là một dạng lệch chuẩn kỹ thuật




+ Lệch chuẩn xã hội. Là loại lệch chuẩn do: hạn chế lịch sử trong điều kiện xã hội mà nhà nghiên cứu hoạt động. Hạn chế lịch sử dẫn đến những thiết chế khiến
cho những kết luận khoa học bị sai lệch theo định kiến xã hội. Chẳng hạn, những nghiên cứu về tổ chức hệ thống kinh tế nông nghiệp trong lịch sử đó, ví dụ, không
"được phép" trao đổi sản phẩm trên thị trường; lệch chuẩn xã hội cùng thời kỳ kinh tế chỉ huy không được vượt khỏi quan niệm về tổ chức sản xuất nông nghiệp
của giai đoạn có thể do sức ép của các quyền lực xã hội đưa lại. Chẳng hạn, vũ trụ quan của giáo hội không cho phép truyền bá quan điểm nhật tâm của copernic.



+ Lệch chuẩn đạo đức. Là loại lệch chuẩn cố ý, với những toan tính tranh giành tối đa những lợi thế không chính đáng trước đồng nghiệp.Vd : nhiều người làm các
công trình khoa học.Lấy nguyên văn công trình đã công bố của của tác giả khác ở diễn đàn này hoặc nhà xuất bản này, thay tên gọi của công trình, đôi khi có sửa
một chút không quan trọng, rồi coi như đó là của mình.Hay đơn giản hơn đó là việc trích dẫn tài liệu của tác giả khác vào công trình của mình nhưng lại không đưa
tên tác giả và công trình đó vào phần ‘tài liệu tham khảo’’


2.Nguyên nhân


- Trước hết, những khám phá mới mẻ của các nhà khoa học luôn dẫn đến sự “phá cách” những chuẩn mực của xã hội, từ những chuẩn mực tư duy truyền thống, ..
đến những phong tục, tập quán; những chuẩn mực pháp luật và đạo đức, .. họ luôn bị kỳ thị, thậm chí, chống đối bởi hàng loạt truyền thống xã hội, truyền thống
văn hóa đến tín điều tôn giáo, và nhất là, những tư tưởng chính trị. Chính vì thế mà bên cạnh sự ưu ái của xã hội,tôn giáo và chính trị.




- Thứ hai, trong nội bộ cộng đồng này cũng luôn có sự phân hóa với những động cơ thôi thúc, một số người có xu hướng vượt trội lên tầng trên, kéo theo ý chí nỗ
lực của toàn cộng đồng; còn một số người khác thăng tiến chậm trễ hơn; một số người khác nữa thì không theo được với dòng chảy chung, bị tụt xuống hàng dưới
của cộng đồng, thậm chí, bị đẩy ra ngoài nhóm. Trong những người “lo” bị đẩy tụt xuống hàng dưới, thậm chí bị đẩy ra ngoài nhóm, có những người đã tìm cách
gian lận hoặc ăn cắp công trình của người khác để “đánh bóng” cho mình, hoặc để níu kéo vị trí của mình đang tụt dần vào trong quên lãng.




- Lịch sử khoa học đã chứng tỏ, hai nguyên nhân trên trong xã hội nào cũng có, chỉ khác nhau về mức độ nghiêm trọng: Ở mức độ nhẹ thì người ta dè bỉu, che bai,
định kiến; ở mức độ năng hơn thì người ta phê phán, lên án, thậm chí đưa lên giàn thiêu như giáo hội đã xử với gallileo



- Chính vì lịch sử đau buồn đó của khoa học, đã làm xuất hiện đòi hỏi phải đưa ra những chuẩn mực để vừa bảo vệ cộng đồng này, vừa tránh cho thành viên của
cộng đồng này rơi vào những sai lệch chuẩn mực theo hướng tiêu cực. Những chuẩn mực này trước hết là cơ sở cho khung mẫu ứng xử chung của cộng đồng
khoa học, nhưng cũng làm cơ sở cho việc hình thành những khung mẫu ứng xử của xã hội đối với cộng đồng khoa học.


3.Các dạng lệch chuẩn điển hình và hậu quả của hành vi sai lệch
chuẩn mực trong khoa học công nghệ

- Điều được các nhà xã hội học khoa học quan tâm và thảo luận khá sôi động, là hai dạng lệch chuẩn điển hình: gian lận và ăn cắp. Mặc dầu có nhiều quan điểm và mức
độ phán xét khác nhau về nguyên nhân và hậu quả của các dạng lệch chuẩn này, nhưng các tác giả đều thống nhất quan điểm cho rằng, cả gian lận và ăn cắp đều là
những hành vi lệch chuẩn không thể lượng thứ.
- Chẳng hạn, nhà miễn dịch học Peter Medawat (1976) xem các hành vi "ăn cắp và gian lận là những thứ đáng ghê tởm nhất"; nhà sinh học phân tử Salvadore Luria thì
xem đó là "sự bê bối" mang "ý nghĩa  xúc phạm" (1975); còn nhà y học Robert Peteredorf thì cho đó là điều "chướng tai gai mắt" nhất (1986); đối với nhà sinh hoá
Daniel Koshland thì đó là điều 'không thể tha thứ được" (1987). Trên quan điểm của xã hội học khoa học, Zuckerman cho rằng, "gian lận và ăn cắp đã huỷ hoại niềm

tin vào cộng đồng khoa học. Đó là niềm tin vốn rất chính đáng rằng, những gì mà các nhà khoa học nói, là chân lý tin cậy nhất".




Vậy các dạng lệch chuẩn gian lận và ăn cắp cần được hiểu :

Thứ nhất, gian lận trong hoạt động khoa học. Gian lận là sự cố ý lừa dối, thể hiện dưới ba hình thức:



+  Giả mạo, tức là bịa đặt dữ kiện để đạt được một thành tích khoa học, nhằm giành lợi thế trong cộng đồng khoa học. Hậu quả hoàn toàn có thể đưa ra một bức
tranh sai lệch về đối tượng nghiên cứu. Thật ra, người có hành vi vi phạm trong trường hợp này, không nhằm vào mục đích đưa ra bức tranh sai lệch, mà nhằm mục
đích chủ yếu là giành lợi thế và những phần thưởng cho cá nhân. Với sự giả mạo này, đương sự đã làm cho cộng đồng hiểu và đánh giá sai về đương sự, rằng anh ta
đã có một thành tích khoa học. Hậu quả là cộng đồng được nhận những thông tin sai lệch. Ví dụ, có một nhà địa chất, muốn chứng minh một quan điểm địa chất sai
lệch của mình, đã cố ý ném một số cổ sinh vật hoá thạch vào khu vực được chọn làm đối tượng nghiên cứu, rồi đương sự đã đưa ra một báo cáo sai lệch về khu vực
này.




 + Xuyên tạc, tức làm biến dạng dữ kiện, để mô tả bức tranh khoa học theo ý muốn chủ quan của mình. Xét cả về hai phương diện, hậu quả
xã hội và thực thể tri thức khoa học, loại hành vi lệch chuẩn này có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng không kém gì hành vi giả mạo. Nếu
như sự giả mạo thể hiện thái độ vô trách nhiệm trước thực thể tri thức khoa học, thì hành vi xuyên tạc thể hiện thái độ cố ý làm sai lệch khách
thể theo một ý đồ không lành mạnh từ phía chủ quan của đương sự.

+ Nhào nặn, tức "mông má" dữ kiện, nhằm vào việc tô hồng hoặc bôi đen sự kiện theo ý muốn chủ quan, thậm chí làm đảo ngược bức tranh
khoa học về đối tượng nghiên cứu. Nhào nặn dữ kiện cũng dẫn tới sự huỷ hoại thực thể tri thức khoa học theo một định hướng chủ quan của
đương sự.





Thứ hai, ăn cắp cũng là một hành vi cố ý lừa dối trong khoa học. Người có hành vi lệch chuẩn này mang động cơ chiếm đoạt cái mà họ không có, với tham vọng
được cộng đồng thừa nhận một nấc thang khoa học mà họ hoàn toàn không xứng đáng.



Tuy cộng đồng nghiên cứu, và đặc biệt là các nhà xã hội học khoa học, thống nhất nhận thức rằng, cả hai hành vi lệch chuẩn - gian lận và thức khoa học. Còn hành
vi gian lận, tuy không ăn cắp của ai, nhưng nó lại dẫn đến một hậu quả cựăn cắp, đều là những lệch chuẩn không thể lượng thứ, nhưng họ cũng chỉ ra rằng, ăn cắp
tuy là một hành vi phi đạo đức; nhưng nó chỉ gây ra sự bất công, chứ không làm biến dạng và huỷ hoại thực thể cực kỳ nghiêm trọng, là cung cấp một bức tranh
sai lệch về thực thể nhận thức.

Cộng đồng khoa học cho rằng, cả hai tội này đều phải bị trừng phạt hết sức nghiêm khắc, theo Zuckerman, "cần phải trừng phạt nghiêm khắc đến mức độ phải
dẫn đến phá hoại toàn bộ sự nghiệp của đương sự."


4.Tài liệu tham khảo



1.Bài giảng xã hội học đại cương (nguyễn thị diễn) 2010.(Ngày lấy tài liệu 6-4-2014)



2.Xã hội học khoa học công nghệ (vũ cao đàm) .(ngày lấy tài liệu 6-4-2014)



3. Kiểm soát xã hội đối với các chuẩn mực trong hoạt động khoa học (vũ cao đàm) .(ngày lấy tài liệu 6-4-2014)



Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe



×