Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ôn tập giáo dục chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.26 KB, 11 trang )

Chính trị
Câu 1: Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật từ những thay đổi về lượng
dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại?
Trả lời:
+ nội dung:
Mọi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất của hai mặt dối lập chất và
lượng.
Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của nó, nói
lên nó là cái gì để phân biệt nó với cái khác.
Thế giới có vô vàn sự khác nhau về chất. mỗi nguyên tố là một chất. mỗi sự vật,
hiện tượng cũng là một chất khác nhau. Chất của sự vật, hiện tượng mang tính
khách quan, tương đối ổn định, biểu hiện thông qua những thuộc tính. Thuộc tính
có nhiều loại và bộc lộ ra tùy theo các quan hệ. sự phân biệt giữa chất và thuộc tính
có tính tương đối. một chất có thể bao gồm nhiều thuộc tính.
VD: Lương thực là một chất vì nó khác với thực phẩm. lương thực lại có nhiều
thuộc tính: lúa, ngô, khoai.. Lúa là thuộc tính của lương thực, nhưng lại là một chất
vì nó khác với ngô khoai
Lượng của sự vật không nói lên sự vật là gì mà chỉ nói lên con số của những
thuộc tính cấu thành nó như: độ lớn (to – nhỏ), quy mô (lớn – bé), trình độ (cao –
thấp), tốc độ (nhanh – chậm), màu sắc (đậm – nhạt).
Lượng là cái khách quan vốn có của sự vật, có khi nó là yếu tố quy định bên trong,
cấu thành sự vật, như lượng nguyên tố hóa học trong một nguyên tử nước. trong
quan hệ khác, lượng dường như chỉ biểu thị bên ngoài sự vật.
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, cùng một sự vât. Trong mối quan
hệ này nó là lượng, trong mối quan hệ khác nó là chất. tính tương đối về sự phân
biệt giữa lượng và chất, đòi hỏi tư duy con người phải mềm dẻo khi nhận thức
chúng, tùy theo mối quan hệ cụ thể, để xác định nó là chất hay lượng.
-

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất


Sự vật hiện tượng bao giờ cúng là thể thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất.
lượng nào chất ấy, chất nào lượng ấy. không có chất, lượng tồn tại tách rời nhau.


Sự thống nhất giữa lượng và chất, được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là
“độ”. “độ là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng”. hay “ độ là
giới hạn mà ở đó đã có sự biến đổi về lượng nheng chưa có sự thay đổi về chất. sự
vật nó còn là nó, nó chưa là cái khác”.
Chất biến đổi thì sự vật biến đổi. chất biến đổi gọi là “nhảy vọt”. nhảy vọt là
bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về chất. sự vật cũ mất đi,
sự vật mới ra đời. nhảy vọt xảy ra tại “điểm mút”. Điểm mút là tột đỉnh của giói
hạn, tại đó diễn ra sự nhảy vọt.
Lượng biến thành chất phải có điều kiện. không phải cứ tăng, giảm đơn
thuần về lượng trong bất kỳ điều kiện nào cũng đưa đến sự thay đổi về chất.
Chất mới ra đời, đòi hỏi lượng mới, chính đây là chiều ngược lại của quy
luật. thật vậy, sau khi chất mới ra đời, thì chất mới lại quy định sự biến đổi về
lượng. sự quy định này thể hiện ở chỗ: là cho quy mô, tố đọ, nhịp điệu, giới hạn
vận động, phát triển của lượng thay đổi
Quy luật này có tính phổ biến. được thể hiện trong mọi lĩnh vực của thế giới
cả tự nhiên xã hội và tư duy.
+ Ý nghĩa: Quy luật “từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
và ngược lại” là thể hiện quan hệ biện chứng giữa hai mặt lượng và chất trong sự
vật. Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt thường xuyên biến đổi. lượng biến
đổi mâu thuẫn với khuôn khổ của chất cũ, phá vỡ chất cữ, chất mới ra đời với
lượng mới. nhưng lượng mới lại tiếp tục biến đổi đến một giới hạn nào đó, lại phá
vỡ chất đến nay đã cũ đi, hiện đang kìm hãm… Cứ thế, quá trình tác động biện
chứng giữa hai mặt lượng và chất tạo nên cách thức vận động phát triển cảu sự vật.
thể hiện sự thống nhất giữa tính liên tục và tính đứt đoạn trong sự vận động phát
triển của sự vật là vậy.
Câu 2: mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất? sự vận dụng

quy luật này của Đảng ta trong cuộc đổi mới đất nước?
Trả lời:
a, mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:
Trong mỗi phương thức sản xuất thì hai mặt lực lượng sản xuất và phương thức sản
xuất gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ
thuật và quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của phương thức sản xuất. Do đó mối


quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ nội dung –
hình thức trong đó nội dung quyeetsd định hình thức và hình thức tác động trở lại
nội dung
Lực lượng sản xuất ntn về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi quan hệ sản
xuất phải như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp
Khi LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sx cũng phải thây
đổi theo để đảm bảo sự phù hợp. trong quá trình sx, sự phát triển của LLSX là
khách quan do con người luôn muốn tải tiến coongcu, cải tiến phương pháp, tích
lũy sang kiến và kinh nghiệm... khi LLSX phát triển đến mức độ nhất định , almf
cho quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa nó sẽ cản trở LLSX phát triển.
Khi LLSX cũ mất đi , LLSX mới ra đời thì quan hệ sx cũ cũng phải mất đi
va quan hệ sx mới phải ra đời để đảm bảo sự phù hợp.
+ Quan hệ sx tác động trở lại LLSX:
Nguyên tác của sự tác dộng trở lại: nếu quan hệ sx phù hợp với tính chất và
trình độ của llsx thì nó thúc đẩy llsx phát triển, ngược lại nếu quan hệ sx không phù
hợp nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ llsx.
Một quan hệ sx được gọi là phù hợp với tính chất và trình độ của llsx khi nó
tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của llsx (người lao đông, công
cụ lao động và đối tượng lao động) kết hợp với nhau một cách hài hòa để cho sản
xuất diễn ra bình thường và đưa lại năng suất lao động cao.
Sự phù hợp giữa quan hệ sx với llsx không phải chỉ thực hiện 1 lần là xong

xuôi mà phải là 1 quá trình, một “cân bằng động”. nghĩa là 1 sự phù hợp cụ thể nào
đó giữa quan hệ sx và llsx luôn luôn bị phá vỡ bằng một sự phù hợp khác cao hơn.
Cho nên quy luật này đòi hỏi tính năng động cao của yếu tố chủ quan, để chủ động
điều chỉnh quan hệ sx luôn phù hợp vói những diễn biến nhanh chóng của llsx
b, sự vận dụng quy luật này trong đường lối đổi mới của Đảng:
Xuất phát từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tự cung tự cấp đi lên xhcn, lại do hậu quả
nặng nề của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ác liệt và lâu dài, con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của VN là hoàn toàn mới, chưa hề có tiền lệ lịch sử. do đó thời
kỳ đầu chúng ta đã mắc phải những sai lầm, khuyết điểm, như bệnh chủ quan duy ý
chí, bất chấp quy luật khách quan: nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh, tập thể khi nó còn lý do tồn tại; đề cao, mở rộng quan hệ sx tập thể khi
nó chưa có đầy đủ những tất yếu kinh tế…


Để khắc phục những thiếu sót và sai lầm đó trong đường lối đổi mới Đảng và nhà
nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận động thep cơ chws thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo chủ nghĩa xã hội đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xhcn.
Đại hội X tiếp tục khẳng định lại quan điểm trên: “ phát triển kinh tế nhiều hình tức
sỏ hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Thực trạng nước ta đi lên xhcn có nhiều loại trình độ của llsx. Để đảm bảo sự phù
hợp với nó thì phải có nhiều kiểu qua hệ sx, tức là nền kinh tế có nhiều thành phần
(tương ứng với mỗi quan hệ sx là 1 thành phần kinh tế): kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đã là nền kinh tế nhiều thành phần trong đó các thành phấn đều bình đẳng trước
pháp luật nhà nước thì mối quan hệ giữa các thành phần phải được xây dựng trên
cơ sở trao đổi hàng hóa và nền kinh tế đó chủ yếu vận hành theo quy luật giá trị tức
là theo cơ chế thị trường. đã là nền kinh tế thị trường thì các thành phần kinh tế đều
có nhiều xu hướng vận động khác nhau. Muốn cho nền kinh tế vận động theo xu
hướng xhcn thì phải tiến hành những tác động “ phi kinh tế” đó là sự lãnh đạo của

ĐCS, sự quản lý của nhà nước chuyên chính vô sản, và thành phần kinh tế nhà
nước phải vươn lên đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Đường lối đổi mới của Đảng ta đã đưa lại cho đát nước nhiều thành tựu quan trọng
trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế phát triển, chính trị ổn định. “những
thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp
với thực tiễn VN.
Câu 3: Vai trò của môi trường sinh thái dối với xã hội? những vấn đề cấp bách
của môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay? Các biện pháp để khắc phục?
Trả lời:
Môi trường sinh thái là hệ sinh thái của môi trường địa lý, nơi diễn ra sự cư trú và
những hoạt động sống của con người. trong quá trình sống, con người luôn luôn
phải tái tạo sự cân bằng sinh thái để tồn tại và phát triển bình thường.
a, Vai trò:
Những vấn đề nổi lên của môi trường sinh thái hiện nay ảnh hưởng xấu đối với con
người và xã hội đó là:


Sự cạn kiệt tài nguyên: con người sống đương nhiên phải tác dộng vào tự
nhiên, khai thác theo nhu cầu sống của mình. Song, sự tác dộng của con người vào
tự nhiên có hai hướng, nếu con người tác động vào tự nhiên theo đúng quy luật của
nó: bảo đảm sự cân bằng sinh thái; sự hài hòa giữa con người và tự nhiên thì sẽ làm
cho tự nhiên ngày càng phong phú, không ngừng phát triển bền vững. đó là sự tác
động đúng hướng, hợp quy luật. ngược lại, con người tác động vào tự nhiên theo
hướng thái quá, cực đoan. Xem tự nhiên – môi trường sống như là một “cái kho”
của cải vô tận, vô chủ, mạnh ai nấy khai thác tất yếu dẫn đến hành động tàn phá tự
nhiên một cách vô nhân tính. Hiện con người đang tác động vào tự nhiên theo
hướng này là chủ yếu.
Với mức độ khai thác và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, “phi
thường”, “phi mã” và kém hiệu quả thì chẳng mấy chốc, kẻ cả những tài nguyên
thiên nhiên có thể tái sinh như đất, nước, không khí, động – thực vật và những tài

nguyên thiên nhiên không thể tái sinh như những khoáng sản trong lòng đất, đều
đã đến ngưỡng của sự cạn kiệt.
Sự ô nhiễm môi trường: Với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên 1 cách thái
quá đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái, tất yếu tự nhiên sẽ “trả thù” một cách tương
ứng. “nền văn minh phát triển một cách tự phát, không có sự hướng dẫn 1 cách ý
thức khoa học thì sẽ để lại sau nó 1 bãi hoang mạc”. Việc khai thác rừng 1 cách bừa
bãi tất yếu dẫn đến lụt lội vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô, đất đai sẽ bị xâm
thực, suy thái, trở nên vô dụng đối với sx nông nghiệp. Việc dùng 1 lượng quá lớn
hóa chất độc hại để diệt cỏ, diệt côn trùng, dung thuốc kích thích sinh trưởng, đã
gây độc hại cho sinh vật và con người, làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Việc
sử dụng nhiên liệu khi đốt, xăng dầu, than đá… sẽ thải 1 lượng lớn chất thải CO 2
làm ô nhiễm bầu không khí và khí quyển.
+ Giải pháp khắc phục: Để tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên đại hội X chỉ ra, cần:
Coi trọng việc thực hiên mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi
hoạt động kinh tế, xã hội.
Áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn các hành vi hủy hoại hoặc gây ô
nhiễm môi trường, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp, cải thiện chất lượng
môi trường, đặc biệt tập trung khắc phục nạn cháy rừng, ô nhiễm ở các lưu vực
sông, các khu đô thi và các khu công nghiệp, các làng nghề, và các khu đông dân
cư và nhiều hoạt động kinh tế.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với
bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.


Tăng cường quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyê hợp lý và tiết kiệm;xây
dựng và thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường ,các khu khai thác
khoáng sản và các hệ sinh thái đã bị xâm phạm, bảo đảm cân bằng sinh thái
Nhà nước tăng cường đầu tư và đổi mới chính sách để thu hút đàu tư của xh
vào lĩnh vực môi trường ;trước hết là hoạt động thu gom,xử lý và tái chế rác

thải.phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiễm môi
trường.
Hoàn chỉnh pháp luật ,tăng cường quản lý nhà nước đi nđôi với nâng cao ý
thức và trách nhiệm của mọi người dân,của toàn xh với phòng ngừa ô nhiễm,bảo
vệ và cải thiện môi trường.Thực hiện nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải xử lý ô
nhiễm hoặc việc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.
Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu ,dự báo khí tượng-thủy văn,chủ
động phòng chống thiên tai,tìm kiếm cứu nạn.
Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên
nhiên,chú trọng lĩnh vực quản lý,khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Câu 4: Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ chủ nghĩa ở VN? Đặc
trưng của CNXH theo quan niệm của đảng ta?
Trả lời:
a.
Tính tất yếu:
Để xây dựng CNXH phải trải qua 1 thời kỳ lịch sử đặc biệt,gọi là thời kỳ quá độ
lên CNXH.đó là thời kỳ cài tạo toàn diện và triệt để xã hội cũ và xây dựng cơ
sở,nền tảng cho CNXH.Đó là thời kỳ lịch sử tương đói lâu dài,bắt đầu từ thời kỳ
giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước đến khi
xây dựng thành công CNXH.
Thời kì quá độ lên CNXH là bước đi tất yếu đối với mọi nước xây dựng CNXH.
Bởi vì cách mạng XHCN là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhất
trong lịch sử nhằm mục đích xoa bỏ chế độ người bóc lột người và chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sinh ra bóc lột, để xây dựng xh mới XHCN do
nhân dân lao động làm chủ. ở các nước tư bản phát triển, những tiền đề vật chất cho
bước quá độ này đều đã đạt được độ chin muồi, do đó có nhiều thuận lợi và diễn ra
nhanh chóng hơn nhiều so với các nước đang phát triển và chậm phát triển về kinh
tế tiến lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. CNXH dựa trên chế độ sở hữu
công cộng dưới hai hình thức toàn dân và tập thể các tư liệu sx chủ yếu không thể
hình thành trong lòng chế độ tư bản. ở 1 nước đang phát triển như nước ta, giai cấp

công nhân và nhân dân lao động phải sử dụng chính quyền nhà nước làm công cụ


để từng bước cải tạo xh cũ và xây dựng cơ sở kinh tế cho ‘CNXH, từng bước phát
triển cho llsx và thiêt lâp quan hệ sx phù hợp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần,
lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, lấy kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể làm cơ sở
để phát triển sx, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải nhàm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, xây dựng
đất nước giàu mạnh.
*Nói về thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta văn kiện đại hội IX của Đảng ta nêu
rõ: “ Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất
của xh trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp, cho nên phải trải
qua 1 thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh
tế, xh có tính chất quá độ”.
Trong thời kì quá độ, trên các lĩnh vực của đời sống xh đều diễn ra sự đan xen và
đâu tranh giữa cái cũ và cái mới. về mặt kinh tế, có nhiều hình thức sở hữu tư liệu
sx, nhiều nguyên tắc phân phối thu nhập; về mặt xh có nhiều giai cấp, tầng lớp xh
nhưng cơ cấu, tính chất đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi về kinh tế, xh.
Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xh là quan hệ hợp tác đấu tranh trong nội
bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. lọi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích
toàn dân tộc trong mục tiêu chung: độc lập dân tộc găn lấy CNXH, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Như vậy, ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay, nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp là thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN , khác phục tình
trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xh; chống áp bức, bất công;
đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái;
đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch;
bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành 1 nước XHCN phồn vinh, nhân dân
hạnh phúc.

b, Đặc trưng của CNXH theo quan niệm của Đảng:
Nước ta quá độ lên CNXH trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn và sâu
sắc. tiến lên CNXH từ mọt điểm xuất phát thấp, từ 1 nước vốn là thuộc địa nửa
phong kiến lại trải qua nhiều năm chiến tranh với những hạu quả nặng nề với tàn
dư xh cũ để lại còn nhiều, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chống phá và uy hiếp
nền độc lập dân tộc. trên thế giới, CNXH lâm vào thoái trào. Song, nước ta có
thuận lợi cơ bản, đó là chính quyền đã thuộc về nhân dân, cả nước hòa bình thống
nhất và đi vào xây dựng CNXH. ĐCSVN dày dặn kinh nghiệm, có bản lĩnh chính
trị vững vàng, vận dụng sang tạo chủ nghĩa Mác – Leenin và tư tưởng HCM vào
hoàn cảnh nước ta đề ra đường lối chiến lược, chính sách đúng đắn. trên thế giới,


cuộc c/m khoa học công nghệ hiện đại diễn ra mạnh mẽ, loài người đang bước vào
thời kì quốc tế hóa kinh tế… đó là những thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH
ở nước ta.
Xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng được thể hiện trong cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thòi kì quá độ lên CNXH gồm các đặc trưng sau:
Do nhân dân lao động làm chủ
Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên llsx hiện đại và chế dộ công hữu
về tư liệu sx chủ yếu
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có một cuộc sống ấm no hạnh phúc, tự do, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân.
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đó là những đặc trưng cơ bản, đông thời cũng là những mục tiêu mà sự nghiệp đổi
mới đất nước, do toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện đang hướng tới. sau những năm
thực hiện công cuộc đổi mới nhân dân ta đã thu được những thắng lợi to lớn, hết
sức quan trọng, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước

vào thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Những đặc trưng của CNXH được xác
định trong cương lĩnh xây dựng đất nước là cơ sở để hoạch định và thực hiện
đường lối đổi mới. đông thời thực tiễn cũng đã khẳng định đường lối đó là đúng
đắn. thực tiễn đổi mới ấy cũng đã giúp Đảng ta xác định rõ hơn con đường đi lên
CNXH ở nước ta.
Câu 5: Điều kiện ra đời và tồn tại của sx hàng hóa? Tác dụng của sx hàng
hóa?
Trả lời:
a, điều kiện ra đời và tồn tại của sx hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa là 1 kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sx ra để bán
trên thị trường. sx hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó ra đời trên 2 điều kiện:
1 là, có sự phân công lao động xh. Phân công lao động xh là sự chuyên môn
hóa sx, mỗi người chỉ sx ra một hay một số loại sản phẩm nhất định. Song, nhu cầu
cuộc sống đồi hỏi phải có nhiều loại sản phẩm, vì vậy những người sx phải phụ
thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.


2 là, có chế độ tư hữu hoặc sở hữu khác nhau về tư liệu sx. Điều này làm cho
những người sx hàng hóa độc lập với nhau và mỗi người có quyền tự quyết định
với sản phẩm của mình, có quyền đem bán hoặc trao đổi sản phẩm đó.
b, tác dụng của sx hàng hóa:
Thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật, phát triển llsx, tăng năng suất lao động
Tạo ra nhiều hàng hóa có nhu cầu đa dạng cho xh. Đẩy mạnh quá trình hóa
sx, nhanh chóng thức đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa, hợp tác hóa.
Thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sx, tạo điều kiện cho nền sx
hàng hóa lớn ra đời và phát triển.
Câu 6: Ý nghĩa của sự ra đời của ĐCSVN?
Trả lời:
Nhiều thập kỷ qua, kể từ ngày thành lập, ĐCSVN đã phát huy cao dộ những truyền
thống quý báu của dân tộc, lãnh đạo nhân dân ta vượt qua nhiều gian nan thử thách,

đưa c/m nước ta đi từ tháng lợi này đến thắng lợi khác. Kể từ khi ra đời Đảng đã
lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi vẻ vang trong c/m tháng 8 -1945, lâp
nên nước Việt nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH, bước phát triển nhảy vọt trong lịch sư tiến hóa của dân tộc
Tháng lợi của các cuộc chiến tranh chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ 1945 –
1975, xoa bỏ chế độ thực dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước đã đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, cả nước hòa bình độc lập,
thống nhất đi lên CNXH. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi
mới ở đất nước ta 1986 – 2006 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm thay đổi bộ mặt
của đất nước, tạo ra thế lực mới, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường
quốc tế, tạo ra cơ hội lớn cho đấ nước phát triển nhanh và bền vững trong thòi kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đat nước.
Những thành tựu vĩ đại của c/m VN dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh
ĐCSVN là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của c/m vn. Ngày nay, đảng
đang tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, phát huy bản lĩnh chính trị, năng lực và kinh
nghiệm để lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đát nước trong thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước. chúng ta tự hào là đan tộc VN anh hùng
thông minh, sáng tạo, tự hào về ĐCSVN do chủ tịch HCM sáng lập và rèn luyện và
đã một long 1 dạ chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của
nhân dân. Chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng Đảng và nhân dân ta sẽ tiếp tục


giành nhiều thắng lợi hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc
đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển và vươn lên thành 1 nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
Câu 7: Vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng theo tư tưởng HCM? Nhứng
nguyên tắc rèn luyện đạo đức c/m theo tư tưởng HCM? Ý nghĩa của những
nguyên tắc này đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân anh
(chị)?
Trả lời:

Câu 8:Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại
hóa?
Trả lời:
A, tính tất yếu:
Mỗi phương thức sản xuất có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng với nó. CNXH
cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng, đó
là một nền kinh tế phát triển cao dựa trên llsx hiện đại và chế độ công hữu về
những tư liệu sx chủ yếu. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH phải dựa trên
những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, dựa trên 1 nên tri thức tiên tiến,
hiện đại. cơ sở vật chất kỹ thuật đó phải bảo đảm tạo ra được năng suất lao động
cao hơn CNTB.
VN quá độ lên CNXH từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, cái thứ nhất của nước ta đó
là llsx tiên tiến, hiện đại làm cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Để có được cơ sở
vật chất kỹ thuật này chúng ta phải thực hiện công nghiệp hóa hiện dại hóa.
B, tác dụng:
Công nghiệp hóa hiện đại hóa đó là con đường tạo ra llsx mới. nó cho phép khai
thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài; đảm bảo nâng cao
năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải, từng bước cải thiện đời sống vật chất văn
hóa và tinh thần của người dân.
Trên cơ sở phát triển của llsx, công nghiệp hóa góp phần củng cố à hoàn
thiện quan hệ sx XHCN, tăng cườn khối lien minh công nhân với nông dân và trí
thức, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân được nâng cao


Góp phần khăc phục sự chênh lệch về kinh tế và trình độ phát triển giữa các
dân tộc, giữa các vùng trong nước và các tầng lớp dân cư.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, xây dựng con người mới XHCN.
Đảm bảo cho nền quốc phòng an ninh ngày các vững mạnh, góp phần bảo vệ
vững chắc tổ quốc và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, nhất là việc đẩy mạnh việc
phân công và hợp tác quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
Vì những lý do trên, có thể nói công nghiệp hóa là nhân tố quyết định sự
thắng lợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. chính vì vậy
Đảng ta coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên
XHCN.



×