Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề cương tốt nghiệp môn nội khoa YS khóa 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.71 KB, 11 trang )

Đề cương tốt nghiệp môn nội khoa YS khóa 3
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng vầ
biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)?
Trả lời:
1. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân trực tiếp hoặc góp phần làm cho bệnh phát triển dễ
dàng phải kể đến:
+ Thuốc lá, thuốc lào: khói thuốc lá làm giảm vận động lông mao
của tế bào lông chuyển của niêm mạc phế quản, làm phì đại và
tăng tiết của tuyến tiết dịch nhày, giảm chức năng đại thực bào
của phế nang, kích thích co thắt cơ trơn phế quản. Thực tế thấy bỏ
thuốc lá bệnh giảm đi
+ Nghề nghiệp: những người tiếp xúc với nhiều bụi vô cơ, hữu cơ
như công nhân mỏ than, công nhân luyện kim, thợ cán bông dễ bị
bệnh.
+ Bụi trong khí quyển: làm cho bệnh dễ phát triển
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn
+ Cơ địa dị ứng, khí hậu ẩm ướt, nhiều sương mù, tuổi cao, nam
giới cũng là yếu làm cho bệnh dễ phát triển
2. Triệu chứng lâm sàng
- Viêm phế quản mãn tính là bệnh thường gặp ở người có tuổi
( trên 50 tuổi) phần lớn là bệnh của nam giới có nghiện thuốc lá,
thuố lào. Bệnh bắt đầu từ lúc nào khó phát hiện. Khi bệnh đã rõ
rang thường có các triệu chứng sau:
+ Ho và khạc đờm: thường ho và khạc đờm vào buổi sáng, đờm
nhày, trong, dính hoặc có màu xanh đục, vàng đục như mủ, lượng
đờm trong 24h khoảng 200ml.Mỗi đợt ho và khạc đờm không quá
3 tuần lễ, thường vào những tháng mùa đông, đầu mùa thu.


+ Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: thỉnh thoảng bệnh lại


vượng lên một đợt cấp do bội nhiễm, trong đợt cấp thường gặp
những triệu chứng sau:
• Ho khạc đờm có mủ
• Khó thở giống như cơn hen phế quản
• Sốt, ít khi sốt cao
• Nghe phổi: có rales rít, rales ngáy, rales ẩm
Bệnh nhân dễ bị tử vong trong những đợt cấp do suy hô hấp cấp
3. Tiến triển và biến chứng
- Bắt đầu bệnh rất nhẹ, bệnh nhân không để ý vì không ảnh hưởng
đến lao động và sinh hoạt. Bệnh tiến triển từ từ trong khoảng 510-20 năm.
- Trong quá trình tiến triển có biến chứng sau:
+ Bội nhiễm phổi viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi.
+ GIãn phế nang
+ Suy hô hấp cấp
+ Suy tim phải


Câu 2: anh ( chị) hãy trình bày định nghĩa, triệu chứng và biến chứng
của tăng huyết áp?
Trả lời:
1. Định nghĩa
Theo quy ước của tổ chức y tế thế giới, ở người trưởng thành gọi
là tăng huyết áp (THA) khi: huyết áp tâm thu 140 mmHg và huyết
áp tâm trương 90mmHg (với ít nhất 2 lần khám khác nhau, mỗi
lần khám đo huyết áp ít nhất ở 2 thời điểm khác nhau)
- Huyết áp động mạch thường không cố định mà có thể thay đổi:
+ Trong ngày: thường ban đêm thấp hơn ban ngày
+ Theo tuổi: tuổi già thường cao hơn tuổi trẻ
+ Theo giới: nữ thường thấp hơn nam
- Về mặt chỉ số huyết áp, người ta có thể phân chia như sau

(JNC/VII):
+ Bình thường cao 130-139 / 85-89 mmHg
+ Tăng huyết áp giai đoạn 1: 140-159/ 90-99 mmHg
+ Tăng huyết áp giai đoạn 2: 160/ 100 mmHg
2. Triệu chứng
- Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cơ năng
- Triệu chứng quan trọng nhất là đo huyết áp thấy tăng
- Các triệu chứng thực thể phụ thuộc vào giai đoạn bệnh (thực ra
đây là các biến chứng do tăng huyết áp gây ra)
- Tăng huyết áp ác tính:
+ Chỉ số huyết áp rất cao
+ Đau đầu dữ dội, tổn thương đáy mắt nặng
+ Khát nước, sụt cân, rối loạn tiêu hóa
+ Tiến triển nhanh, nặng nề
+ Hay gây biến chứng ở não và tim
3. Biến chứng
- Ở tim: suy tim trái, đâu thắt ngực, nhồi máu cơ tim


- Ở não: tai biến mạch máu não hoặc bệnh não do tăng huyết áp
- Ở mắt: xuất huyết và xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị
- Ở thận: suy thận


Câu 3: anh (chị) hãy trình bày điều trị chảy máu tiêu hóa?
Trả lời:
1.
2.
-


Nguyên tắc
Phục hồi lại thể tích máu và hồi sức
Cầm máu
Xử trí nguyên nhân để tránh xuất huyết tái phát.
Điều trị cụ thể
Hồi sức và chống shock
+ Cho bệnh nhân nằm đầu thấp
+ Nếu khó thở cho thở ôxy
+ Đặt ống thông politen vào tĩnh mạch, ;tay cố định chặt, truyền
dịch trong khi chờ truyền máu
+ Nếu có rối loạn chức năng cho trợ tim digitan, digoxin.
+ Vấn đề truyền dịch trong mất khối lượng máu cần lưu ý: truyền
dung dịch cao phân tử tốt nhất là cho dung dịch dextran, hemal
nếu không có cho NaCl 0,9 %, glucose 5-10 %
+ Không dùng glucose 30 % và các thuốc co mạch để nâng huyết
áp như: aramim, noradrenalin. Vì qua thực nghiệm và thực tế lâm
sàng có thế gây hoại tử và shock nặng hơn.
+ Ở những trường hợp mất máu nhiều và rất nặng, tốt nhất phải
truyền máu. Khối lượng máu truyền tùy theo tình trạng bệnh nhân
từ 500ml đến vài ba lít. Số lượng máu tối thiểu cần truyền đảm
bảo số lượng hồng cầu trên 2Tr/ m 2 bệnh nhân hết tình trạng rối
loạn ý thức.
- Tình trạng mất máu vừa và nhẹ
+ Để bệnh nhân nằm yên tĩnh đầu thấp
+ Truyền dịch: dung dịch cao phân tử hoặc NaCl 0,9 %, glucose 5 %
+ Cho các thuốc an thần, thuốc làm giảm co bóp cả dạ dày
+ Thăm khám kỹ các bộ phận để sơ bộ tìm nguyên nhân


+ Nếu nghi chảy máu ở dạ dày, thực quản phải gửi nội soi cấp cứu

khi tình trạng bệnh nhân cho phép
+ Cho atropin 1/ 4 mg x 1-2 ống
+ Trong trường hợp mất máu vừa, tiên lượng chưa caamg chảy
máu thì phải cho truyền máu
+ Ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu
- Điều trị theo từng nguyên nhân
+ Do loét dạ dày tá tràng
+ Chảy máu do polyp dạ dày
+ Chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản
+ Chảy máu đường mật
+ Một số nguyên nhân khác gây chảy máu dạ dày

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng biến chứng của đái tháo
đường?
Trả lời:
1. Triệu chứng
a. Triệu chứng lâm sàng
- Đái nhiều
- Uống nhiều
- Gầy nhiều
Các triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện rõ rệt ở người đái tháo
đường tuyp 1, người bị đái tháo đường trẻ tuổi. Người có tuổi
triệu chứng lâm sàng thường kín đáo không điển hình, đôi khi
phát hiện tình cờ do khám sức khỏe định kỳ hoặc bị bệnh khác
Một số triệu chứng khác ít gặp, không đặc hiệu:


2.
-


-

-

+ Mệt mỏi
+ Giảm thị lực
+ Giảm tình dục, liệt dương
+ Chuột rút bắp chân về đêm
+ Người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt- giảm trí nhớ
+ Có thể bị hôm mê do tăng đường huyết
b. Cận lâm sàng
Tăng huyết lúc đói > 120mg/ dl (> 7mmol/ l)
Đường niệu dương tính
Ure creatinin: đánh giá chức năng thận
Mỡ máu: cholesterol, triglyxerid, LDL, HDL
HbAlC: (< 6,5%)
Biến chứng
Biến chứng cấp tính:
+ Hôn mê toan ceton
+ Tăng áp lực thẩm thấu
+ Hạ đường huyết
+ Nhiễm trùng
Biến chứng mãn tính
+ Biến chứng mắt:
• Đục thủy tinh thể
• Bệnh võng mạc do đái tháo đường
Bệnh thận do đái tháo đường
Bệnh thần kinh do đái tháo đường: viêm đa day thần kinh do đái
tháo đường
Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: đây là biến chứng gây tàn

phế


Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, cách phòng dị ứng
penicillin?
Trả lời:
1. Triệu chứng
- Thời gian từ luc dùng penicillin đến luc xuất hiện tai biến có thể:
+ Nhanh: sảy ra sau 5-10 phút sau khi trên hoặc ngay tức khắc sau
khi rút mũi kim. Loại này rất nặng (còn gọi là shock phản vệ hay
shock quá mẫn) nếu không được xử trí kịp thời thường là tử vong
+ Phản ứng chậm: dị ứng xuất hiện sau vài ngày hoặc có khi sau
một đến hai tuần. Loại này thường nhẹ có thể trị khỏi
a. Trong trường hợp nhẹ: chủ yếu biểu hiện ngoài da
- Ngứa, nổi mẩm, có khi rét run
- Đau nhức các khớp xương nhất là cột sống thắt lưng
- Ngoài ra bênh nhân có thể phù mặt kiểu phù quinck. Nói khàn do
phù thanh quản mạch nhanh huyết áp hạ hoặc có cơn khó thở cấp
tính. Loại này có thể trị khỏi sau vài giờ- 48h nhưng phải lưu ý vì
có thể chuyể sang thể nặng.
b. Trong trường hợp nặng
- Sau khi tiêm bệnh nhân có cảm giác sợ hãi, chóang váng, đồng
thời khó thở tím tái, sùi bọt mép và ngã vật ra hôn mê
- Cũng có khi bệnh nhân sốt cao, rét run, đau thắt ngực, huyết áp
hạ, có khi không đo được, ỉa ra máu. Bệnh nhân có thể tử vong
sau vài ba phút do không xử trí hoặc sau 3-4 giờ trong bệnh cảnh
trụy tim mạch
2. Phòng bệnh
- Cần rất thận trọng khi dùng penicillin, nhất là tuyến xã phương
tiện cấp cứu không đầy đủ



- Khi tiêm penicillin kể cả khi đã thử phản ứng cũng phải chuẩn bị
sẵn thuốc và bơm tiêm cấp cứu
- Không pha trộn penicillin với Novocain hay procain đẻ giảm đau

Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày cách xử trí dị ứng penicillin?
Trả lời:
1. Nhẹ
- Không cần xử trí bằng thuốc cũng có thể tự khỏi sau 24- 48 giờ.
Những dùng thuốc histamine tổng hợp, trợ tim, an thần nhẹ, dù
sao cũng chắc chắn và tai biến hết nhanh hơn
- Động viên giải thích cho bênh nhân yên tâm
- Theo dõi sát mạch và huyết áp trong vòng 24- 48 giờ
2. Nặng: xử trí cấp cứu
a. Xử trí tại chỗ
- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên
- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ
- Thuốc: adrenalin là thuốc cơ bản để chống shock phản vệ
+ Adrenalin: 1/ 100 ống = 1mg tiêm dưới da, tiêm bắp ngay sau khi
xuất hiện shock với liều như sau:
• ½- 1 ống ở người lớn
• Trẻ em cần pha loãng ống 1ml + 9ml nước cất = 10 ml sau đó
tiêm 0,1 ml/ kg không quá 0,3 mg
+ Tiếp tục tiêm adrenalin liều như trên 10- 15 phút / lần cho đến
khi trở lại bình thường
+ Ủ ấm, đầu thấp chân cao theo dõi huyết áp 10-15 phút/ lần


Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có

thể tiêm adrenalin 1/ 10000 qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí
quản hoặc qua màng nhãn giáp
b. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn
của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Xử trí suy hô hấp
• Thở oxy mũi – thổi ngạt
• Bóp bóng anbu có oxy
• Truyền tĩnh mạc chậm aminophylin 1 mg/ kg/ ngày có thể dùng
terbutalin, salbutamol
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch adrenalin để duy trì huyết áp
bắt đầu 0,2 mg/ kg/ phút
- Các thuốc khác
• Methylprenisolon 1mg/ kg/ 4h hoặc nidrocortisim 5mg/ kg/ 4h
tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
• Natridorua 0,9% 1-2 l ở người lớn, không quá 20ml/ kg ở trẻ
em
• Prometharin 0,5 mg/ kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch




×