Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích, chứng minh và vận dụng tư tưởng hồ chí minh “độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc trên thế giới” vào cách mạng việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.92 KB, 11 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Phân tích, chứng minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh: “Độc lập, tự do là
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc trên thế giới” vào
Cách mạng Việt Nam hiện nay


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------

Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Cách mạng Việt Nam, chiến sĩ của phong trào
Cộng sản Quốc tế, nhà tư tưởng lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Bác không
chỉ là tấm gương về cuộc đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân, tấm
gương về đạo đức, mà còn để lại một hệ thống tư tưởng – lí luận soi đường
cho Cách mạng Việt Nam. Tư tưởng làm nền tảng của hệ thống ấy là tư tưởng
về vấn đề dân tộc gắn liền với cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Một trong những
nội dung quan trọng của vấn đề dân tộc là: “Độc lập, tự do là quyền thiêng
liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc trên thế giới”. Đây là lý tưởng,
mục tiêu chiến đấu của Cách mạng Việt Nam, cũng là nguồn động viên cho
các dân tộc bị áp bức trên thế giới.


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------

Xét về nội dung cơ bản của tư tưởng này,
Độc lập, nghĩa hẹp nhất là "tự mình tồn tại, không nương tựa, không phụ
thuộc ai khác" (Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Rộng hơn, đó là
trạng thái của một nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không
phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác.


Tự do - khái niệm này vốn có rất nhiều định nghĩa, lại luôn không ngừng vận
động và chứa đựng thêm nhiều nội dung mới hơn. Có thể hiểu, tự do cho một
dân tộc là đất nước được độc lập, nhà nước có chủ quyền và có quyền tự do
phát ngôn, hoạt động trên trường quốc tế. Tự do với từng cá nhân là quyền tự
nhiên của con người, trong đó con người được phát triển hết năng lực vốn có
của mình, bao gổm nhưng không chỉ giới hạn bởi tự do chính trị - tình trạng
khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và
hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.
Độc lập, tự do là những phạm trù nền tảng của việc hình thành một quốc gia
mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông thường của mình, đời sống
phát triển của mình và đời sống hạnh phúc của mình.
Nói độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm pham của tất cả các dân
tộc trên thế giới nghĩa là khẳng định độc lập, tự do là những quyền cơ bản, là
tài sản riêng của mỗi dân tộc mà bất kì dân tộc ngoại lai nào cũng không
được phép xâm hại đến. Nó là của mọi dân tộc, không phải chỉ những nước
lớn, mà còn tất cả các nước thuộc địa hay phụ thuộc; không phân biệt màu
da, chủng tộc, ngôn ngữ,... Điều này này khẳng định sự bình đẳng giữa các
dân tộc.


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------

Như vậy, tư tưởng này của Hồ Chí Minh khẳng định rẳng bất kỳ cá nhân, dân
tộc nào cũng có quyền được phát triển theo năng lực vốn có của mình, không
bị kìm hãm, can thiệp bởi những cá nhân, dân tộc khác.

Xét về những luận điểm cơ bản trong quan điểm “Độc lập, tự do là
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc trên thế giới”
Một là, tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng

Tư tưởng này được thể hiện rõ và tập trung nhất trong Tuyên ngôn Độc lập
(1945) khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh đã tìm
hiểu Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền (1791) của nước Pháp, tiếp nhận những giá trị tốt đẹp trong chúng
và nâng cao lền thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
Hai là, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập thật sự, hoàn toàn của một dân tộc là khi dân tộc
ấy có đầy đủ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Chủ quyền quốc gia là
quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình – từ lập pháp,
hành pháp, tư pháp trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao,.. Có
thể hiểu, mọi vấn đề liên quan tới chủ quyền quốc gia đều do dân tộc ấy giải
quyết. Dân tộc ấy có thể nhận sự ủng hộ giúp đỡ trong quá trình đấu tranh
giành độc lập nhưng sẽ không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp thô bạo nào.


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------

Độc lập dân tộc phải là độc lập trong hòa bình chân chính, hòa bình không
thể tách rời độc lập dân tộc. Giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể
hiện ở các quyền tự do và hạnh phúc mà nhân dân được hưởng. Theo Người,
quyền độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, là trên hết. dù có phải hy sinh đến
đâu cũng phải giành và giữ cho được độc lập.


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------


Tư tưởng “Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
của tất cả các dân tộc trên thế giới” của Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong
hành động và trong rất nhiều bài nói, bài viết của Người.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Versailles (Pháp) bản “Yêu
sách của nhân dân An Nam” bao gồm 8 điểm rất ôn hòa, yêu cầu Chính phủ
Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản tối thiểu cho nhân dân Việt
Nam:
1.
2.

Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.
Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được
bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Tòa án đặc biệt, công

3.
4.
5.
6.

7.
8.

cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất.
Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
Tự do lập hội và tự do hội họp.
Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.
Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho
người bản xứ ở khắp các tỉnh.
Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.
Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu

ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người
bản xứ.

Khi ấy Bác Hồ mới 29 tuổi, và mới sang Pháp được 8 năm, nhưng tư
tưởng về một thể chế tôn trọng những quyền tự do, dân chủ tối thiểu
cho người dân đã được hình thành tương đối rõ ràng.
Năm 1920, tại Đại hội VIII Đảng Xã hội Pháp - thành lập Đảng Cộng sản
Pháp, bác Hồ đã trả lời đồng chí Rô-dơ:“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------

Tổ quôc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi
hiểu”;
Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930), Bác có viết: “Đánh đổ đế quốc
chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn toàn
độc lập”;
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc viết thư “Kính cáo đồng bào” gửi tới các tầng
lớp nhân dân cả nước “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn
hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian
đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng...”.


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------

Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập, khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và
sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết

đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do
độc lập ấy”
Trong lời kêu gọi Liên hợp quốc (1946), Hồ Chí Minh đã nêu: “Nhân dân
chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng
kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng
nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”.
Cũng trong năm 1946, Bác đã chỉ đạo soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên. Điều
10 của Hiến pháp 1946 qui định: “Công dân Việt Nam có quyền: - Tự do
ngôn luận. - Tự do xuất bản. - Tự do tổ chức và hội họp. - Tự do tín ngưỡng.
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Hiến pháp 1946 chứa
đựng những giá trị về tự do cho người dân Việt Nam.
Trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống Pháp mà Bác đọc vào đêm
19/12/1946: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, …”;
Lời kêu gọi cả nước chống Mỹ (17/7/1966) được Người nêu ra như một chân
lý: “Không có gì qúy hơn độc lập, tự do”.


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------

Vận dụng vào cách mạng Việt Nam
Hiện nay, xã hội Việt Nam đã ở trong một giai đoạn lịch sử khác so với thời
kì Chiến tranh Việt Nam, nhưng tư tưởng “Độc lập, tự do là quyền thiêng
liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc trên thế giới” vẫn giữ nguyên
giá trị trong sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa – Dân chủ nhân dân.
Trong tiến trình cách mạng Xã hội chủ nghĩa
Trong xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao năng lực Đảng,
Trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biến đảo
Tư tưởng về độc lập thực sự định hướng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta

bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay. Nhà nước và nhân dân kiên
trì thực hiện các giải pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và
luật pháp quốc tế; trên cơ sở phát huy nội lực, linh hoạt sử dụng các phương
pháp từ ngoại giao, pháp lý đến ứng xử trên thực địa. Tất cả nhằm mục tiêu
giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, xây dựng củng
cố niềm tin, lập trường kiên định, tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước cho thế
hệ trẻ trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.


Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
--------------------------------------------------------

NGUỒN THÔNG TIN THAM KHẢO

2.

Wikipedia;
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị

3.

quốc gia, Hà Nội 2009.
/>
4.

55739/
/>
5.

option=com_content&view=article&id=249&Itemid

/>
1.

6.
7.

dan-toc.html
/> />option=com_content&view=article&id=3686:bo-v-c-lp-ch-quyn-thngnht-va-toan-vn-lanh-th-ca-t-quc-trong-bi-cnh-hin-nay&catid=112:tin-

8.

van-hoa-tu-tuong&Itemid=488
/>

Nguyễn Minh Hiền – MSSV 15040159
-------------------------------------------------------9.

/>


×