Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

KIỂM TRA HỌC KÌ I KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.67 KB, 10 trang )

Trường THCS Lê Quý Đôn
Họ và tên:.............................
Lớp: 7.....

KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016 - 2017
Môn: KHTN 7
(Thời gian làm bài 90 phút)
ĐỀ I

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án chọn:
Câu 1: Cách nào sau đây có thể nhận biết ánh sáng trắng do đèn ống phát ra có
nhiều mầu?
A. Chiếu ánh sáng đó qua tấm lọc màu đỏ
B. Chiếu ánh sáng đó qua một lăng kính.
C. Chiếu ánh sáng đó vào một gương phẳng.
D. Chiếu ánh sáng đó lên mặt ghi âm của một đĩa CD.
Câu 2: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với
tia tới một góc 500 thì góc phản xạ có giá trị là:
A. 250
B. 400
C. 500
D. 1000
t
Câu 3: Hệ số cân bằng của phản ứng hóa học: P + O2 
→ P2O5 lần lượt là:
A. 2 , 5, 1
B. 4, 2, 5
C. 5, 2, 4
D. 4, 5, 2


Câu 4: Tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hoá học:
A. Trước phản ứng lớn hơn
C. Bằng nhau
B. Sau phản ứng lớn hơn
D. Giảm dần
Câu 5: Tính phân tử khối của Fe2(SO4)3.
A. 208
B. 400
C. 304
D. 368
Câu 6: Trong công thức SO3, thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố lần
lượt là:
A. 40, 60
B. 30, 70
C. 70,30
D. 60,40
Câu 7: Có mấy giới sinh vật trên Trái Đất?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Quá trình nào sau đây xảy ra hiện tượng vật lí?
A. Hoà tan mực vào nước
C. Đun nước sôi, có hơi nước bốc lên
B. Que diêm bùng cháy
D. Trứng để lâu ngày bị thối
o

PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)

a) Lập công thức hoá học của Al, Mg, Na, Zn lần lượt với các nguyên tố và nhóm
nguyên tử sau: nhóm nitrat, nhóm sunfat, nhóm photphat, hiđroxit, oxi.
b) Cho 33,6 gam sắt tác dụng hết với khí oxi ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu
được Fe3O4. Tính khối lượng của Fe3O4 thu được và thể tích khí oxi đã tham gia phản
ứng ở đktc.
Câu 2: (1,5 điểm)
a) Thế nào là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? Nêu các giai đoạn của sinh
sản hữu tính.
b) Sinh trưởng ở sinh vật diễn ra như thế nào? Trình bày các pha sinh trưởng,
phát triển ở động vật.


Câu 3: (1,5 điểm)
a) Góc học tập của em bố trí ở vị trí nào trong nhà? Giải thích tại sao ?
b) Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau?
c) Em hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng? Bố mẹ
thường khuyên con cái thỉnh thoảng phải ra ngoài nắng để cho cơ thể được cứng cáp
khỏe mạnh. Bố, mẹ định nói đến tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời?
d) Ban ngày, những bông hoa Bằng lăng trên cây thường có màu gì? Trong đêm
tối ta thấy nó có màu gì ? Tại sao?
Câu 4: (1,0 điểm)
a) Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước chếch một góc 300 so với mặt nước.
Hiện tượng gì xảy ra khi tia sáng truyền qua mặt nước? Hãy vẽ hình mô tả hiện tượng
này ?
b) Một tia sáng đang truyền theo phương ngang chiếu từ trái sang phải, muốn đổi
hướng tia sáng này thành phương thẳng đứng, chiếu từ trên xuống thì phải đặt một
gương phẳng như thế nào? (giải bằng phép vẽ).
Câu 5: (2,0 điểm)
ÁNH VIÊN – “Cô gái vàng trên đường đua xanh”
Sinh ra ở Cần Thơ, Ánh Viên đã có những bài học bơi đầu tiên cùng ông nội tại

con rạch sau nhà. Từ con rạch nhỏ đến đường bơi dài cả nghìn mét ở đấu trường quốc tế
là chặng đường gần 10 năm không ngừng cố gắng của Ánh Viên. Cô gái nhỏ chưa bước
qua tuổi 20 nhưng từ lâu đã phải quen với cường độ tập luyện vô cùng khắc nghiệt và
những ngày đau đáu nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình nơi đất khách quê người. Ánh
Viên chấp nhận đánh đổi cuộc sống bình thường như bao thiếu nữ đồng trang lứa khác
chỉ để chuyên tâm vào đam mê lớn nhất của đời mình: Bơi lội.
Thể hiện được tài năng xuất chúng ở nhiều nội dung thi đấu tại kỳ SEA Games
28. Vui mừng, hạnh phúc là những gì Ánh Viên thể hiện sau mỗi lần chiến thắng, thế
nhưng cô không bao giờ tự hài lòng với bản thân mình dù một chút vì: “Còn nhiều kỷ
lục chưa thể phá vỡ. Nếu bây giờ hài lòng với bản thân, tôi sẽ là người thất bại”.
Qua thông tin trên và các kiến thức đã học, em hãy cho biết :
a) Thế nào là phản xạ có điều kiện và không điều kiện? Bơi thuộc phản xạ nào?
b) Tiếp thu nội dung kiến thức các môn học là phản xạ có điều kiện. Bản thân em
có những biện pháp rèn luyện nào để quá trình học tập của em đạt kết quả cao?
Cho: O = 16; S = 32; Fe = 56
.........................................................


Trường THCS Lê Quý Đôn
Họ và tên:.............................
Lớp: 7.....

KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016 - 2017
Môn: KHTN 7
(Thời gian làm bài 90 phút)
ĐỀ II

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

t
Câu 1: Hệ số cân bằng của phản ứng hóa học: Al + O2 
→ Al2O3 lần lượt là:
A. 3, 2, 1
B. 4 2, 3
C. 4, 3, 2
D. 2, 3, 4
Câu 2: Các quá trình diễn ra trong đời sống của thực vật gồm:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 3: Tính phân tử khối của Al2(SO4)3.
A. 208
B. 400
C. 342
D. 368
Câu 4: Tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hoá học:
A. Tăng dần
C. Sau phản ứng lớn hơn
B. Bằng nhau
D. Trước phản ứng nhiều hơn
Câu 5: Trong công thức Fe2O3, thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố lần
lượt là:
A. 40, 60
B. 30, 70
C. 70,30
D. 60,40
Câu 6: Quá trình nào sau đây xảy ra hiện tượng hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước

C. Đun nước sôi, có hơi nước bốc lên
B. Que đóm bùng cháy
D. Thức ăn để lâu bị ôi thiu
Câu 7: Cách nào sau đây có thể nhận biết ánh sáng trắng do đèn ống phát ra có
nhiều mầu?
A. Chiếu ánh sáng đó vào một gương phẳng.
B. Chiếu ánh sáng đó lên mặt ghi âm của một đĩa CD.
C. Chiếu ánh sáng đó qua một lăng kính.
D. Chiếu ánh sáng đó qua tấm lọc màu đỏ
Câu 8: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với
tia tới một góc 600 thì góc phản xạ có giá trị là:
A. 200
B. 300
C. 600
D. 1200
PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
o

Câu 1: (2,0 điểm)
a) Lập công thức hoá học của K, Al, Cu, Ba lần lượt với các nguyên tố và nhóm
nguyên tử sau: oxi, nhóm nitrat, nhóm sunfat, nhóm photphat, hiđroxit.
b) Cho 50,4 gam sắt tác dụng hết với khí oxi ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu
được Fe3O4. Tính khối lượng của Fe3O4 thu được và thể tích khí oxi đã tham gia phản
ứng ở đktc.
Câu 2: (1,5 điểm)
a) Thế nào là phản phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.


b) Tiếp thu kiến thức các môn học trong trường THCS là phản xạ có điều kiện.
Để quá trình học tập đạt kết quả cao theo em cần rèn luyện và thực hiện những biện

pháp nào?
Câu 3: (1,0 điểm)
a) Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh chếch một góc 250 so với mặt
tấm thủy tinh. Hiện tượng gì xảy ra khi tia sáng truyền qua mặt tấm thủy tinh? Hãy vẽ
hình mô tả hiện tượng này ?
b) Một tia sáng đang truyền theo phương ngang chiếu từ phải sang trái, muốn đổi
hướng tia sáng này thành phương thẳng đứng, chiếu từ dưới lên thì phải đặt một gương
phẳng như thế nào? (giải bằng phép vẽ).
Câu 4: (1,5 điểm)
a) Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau?
b) Góc học tập của em bố trí ở vị trí nào trong nhà? Giải thích tại sao ?
c) Ban ngày, những chùm hoa Phượng trên cây có màu gì? Trong đêm tối ta thấy
nó có màu gì ? Tại sao?
d) Em hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng? Bố mẹ
thường cho các em bé tắm ánh sáng Mặt Trời để cho cơ thể được cứng cáp khỏe mạnh.
Bố, mẹ đã biết ứng dụng tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời?
Câu 5 : (2,0 điểm)
CÂY MƯỚP
Nhà An trồng một cây mướp, An thường xuyên chăm sóc nên sau một thời gian
sinh trưởng và phát triển cây lớn rất nhanh. Đến mùa sinh sản, khi quan sát cây mướp
bạn ấy thấy rõ những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ chồi nách và những chùm
hoa mướp vàng phát triển từ chồi hoa. Trên cây mướp có 2 loại hoa khác nhau, có hoa
chỉ có nhuỵ (hoa cái) nhưng có hoa chỉ có nhị (hoa đực). Chưa đầy 2 tháng cây mướp
nhà An đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân với giàn quả sai trĩu nặng, thả dài xuống
dưới, nó cho gia đình An nhiều quả thật ngon, từ loại quả này mẹ An chế biến thành
nhiều món ăn bổ dưỡng vào mùa hè.
Qua thông tin trên và các kiến thức đã học, em hãy cho biết :
a) Thế nào là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? Cây mướp sinh sản vô tính
hay sinh sản hữu tính? Nêu các giai đoạn của sinh sản hữu tính.
b) Sinh trưởng ở sinh vật diễn ra như thế nào? Trình bày các pha sinh trưởng,

phát triển ở thực vật.
Cho: Al = 27; O = 16; S = 32; Fe = 56
.........................................................


ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016 - 2017
Môn: KHTN 7
Đề I
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,2 điểm
Câu
1
2
3
Đề I
BD
A
D

4
C

5
B

6
A

7

D

8
AC

PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Đề I

Điểm

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Lập công thức hoá học
- Al(NO3)3, Al2(SO4)3, AlPO4, Al(OH)3, Al2O3
- Mg(NO3)2, MgSO4, MgO, Mg3(PO4)2, Mg(OH)2,
- NaNO3, Na2SO4, Na3PO4, NaOH, Na2O
- Zn(NO3)2, ZnSO4, Zn3(PO4)2, Zn(OH)2, ZnO

0,25
0,25
0,25
0,25

b) - Số mol của sắt là
nFe = 33,6 : 56 = 0,6 (mol)
t0
3Fe + 2O2 
→ Fe3O4

0,25


mol:

3
2
1
0,6
0,4
0,2
- Khối lượng của Fe3O4 thu được
mFe3O4 = 0,2 x 232 = 46,4 (g)

0,25
0,25

Thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng ở đktc
VO2 = 0,4 x 22,4 = 8,96 (lít)

0,25

Câu 2: (1,5 điểm)

a) Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực
và giao tử cái. Cơ thể mới được hình thành từ một phần của cơ thể mẹ. Con
giống mẹ.
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và
giao tử cái. Con được hình thành do có sự kết hợp của cả bố và mẹ. Con có
những đặc điểm giống cả bố và mẹ. Con thích nghi với môi trường sống luôn
thay đổi.
- Sinh sản hữu tính bao gồm các giai đoạn: Hình thành giao tử đực và giao tử

cái; thụ tinh tao thành hợp tử; phát triển phôi hình thành cá thể mới
b)
- Sinh trưởng ở sinh vật là sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng cơ thể
do sự tăng về số lượng và kích thước của tế bào, làm cho cơ thể lớn lên. Sinh
trưởng là những thay đổi về lượng.
- Các pha sinh trưởng, phát triển ở động vật: giai đoạn sinh trưởng, phát triển
phôi và sinh trưởng, phát triển hậu phôi

0,25

0,5
0,25

0,25
0,25


Câu 3: (1,0 điểm)
1. - Nêu được tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách. Hiện tượng này gọi là
hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Vẽ đúng một tia sáng chếch một góc 300 so với phân cách giữa hai môi
trường.
- Vẽ đúng tia khúc xạ sao cho góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới ( góc 600).
2. - Vẽ được tia tới và tia phản xạ.
- Vẽ được tia phân giác của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ và vẽ được
mặt gương vuông góc với đường pháp tuyến.
Lưu ý: Nếu thiếu các kí hiệu đường pháp tuyến vuông góc, đường truyền tia
sáng, kí hiệu góc bằng nhau trừ 0,25 điểm.
Câu 4:
a) HS có thể nêu cả 3 ý sau, nhưng phải có ý thứ 3 mới được 0,25 điểm:

Việc lắp đặt các bóng đèn thắp sáng trong lớp học để thỏa mãn:
+ Phải đủ độ sáng cần thiết.
+ HS ngồi ở dưới không bị chói mắt khi nhìn lên bảng đen.
+ Tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh viết bài
có thể tạo ra.
b) Nếu phòng học của em có cửa sổ hướng ra vườn thì góc học tập nên bố trí
gần cửa sổ, ban ngày ánh sáng từ bên ngoài hắt vào nên góc học tập đảm bảo
đủ ánh sáng, thoáng mát.
hoặc: Nếu là nhà ống lại ở thành phố xe cộ qua lại ồn ào thì em chọn một góc
nhà mà em cảm thấy thoải mái, thoáng khí, sáng sủa nhất và sử dụng thêm
đèn bàn để đảm bảo đủ ánh sáng.
c) Một số ví dụ về ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng: sấy khô, (phơi khô)
các vật dụng như quần áo, màn mùng, thóc lúa; làm muối, diệt vi khuẩn gây
bệnh ….
Bố mẹ muốn nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng Mặt trời (Cụ thể: tia
nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và kích hoạt da sinh
vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi
và phốt pho).
d) Ban ngày, những bông hoa Bằng Lăng trên cây có màu tím vì chúng tán xạ
tốt ánh sáng tím trong chùm sáng trắng của Mặt Trời.
Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến
chúng nên không có hiện tượng tán xạ xảy ra.

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25


0,25

0,25
0,25

0,25
0,25


Câu 5: (2,0 điểm)
* Mức 2,0 điểm: Trả lời đầy đủ các ý
a) Bơi là phản xạ có điều kiện
- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ bẩm sinh, di truyền, chung cho loài và
có tính bền vững, không đòi hỏi phải học tập, rèn luyện trong đời sống
- Phản xạ có điều kiện: được hình thành trong đời sống cá thể, vốn học được,
không di truyền, không bền vững, chỉ gặp ở những cá thể đã học và dễ bị thay
đổi khi hoàn cảnh sống thay đổi.
b) Những biện pháp rèn luyện nào để quá trình học tập của em đạt kết quả cao
- Vì học tập là phản xạ có điều kiện nên
+ Phải học bài làm bài tập hằng ngày, thường xuyên. Trên lớp chú ý nghe thầy
cô giáo giảng, ghi chép đầy đủ, nếu kiến thức khó cần kiên trì học hỏi bạn bè,
thầy cô...
+ Thường xuyên tự học, tham khảo thông tin trên mạng để bổ sung kiến thức
* Mức 0,25- 1,75 điểm: Trả lời ý nào đúng tính điểm ý đó theo thang điểm
* Mức 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời

0,25
0,5

0,5


0,25
0,25


ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016 - 2017
Môn: KHTN 7
Đề II
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,2 điểm
Câu
1
2
3
Đề II
A
D
C

4
B

5
C

6
BD

7


8

PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Đề II

Điểm

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Lập công thức hoá học
- KNO3, K2SO4, K3PO4, KOH, K2O
- Al(NO3)3, Al2(SO4)3, AlPO4, Al(OH)3, Al2O3
- Cu(NO3)2, CuSO4, CuO, Cu3(PO4)2, Cu(OH)2,
- Ba(NO3)2, BaSO4, Ba3(PO4)2, Ba(OH)2, BaO

0,25
0,25
0,25
0,25

b) - Số mol của sắt là
nFe = 50,4 : 56 = 0,9 (mol)
t0
3Fe + 2O2 
→ Fe3O4

0,25

mol:


3
2
1
0,9 0,6
0,3
- Khối lượng của Fe3O4 thu được
mFe3O4 = 0,3 x 232 = 69,6 (g)

Thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng ở đktc:
VO2 = 0,6 x 22,4 = 13,44 (lít)

0,25
0,25
0,25

Câu 2: (1,5 điểm)

a) - Phản xạ không điều kiện: là phản xạ bẩm sinh, di truyền, chung cho loài
0,5
và có tính bền vững, không đòi hỏi phải học tập, rèn luyện trong đời sống
Vd: Ở người khi nóng toát mồ hôi
- Phản xạ có điều kiện: được hình thành trong đời sống cá thể, vốn học
được, không di truyền, không bền vững, chỉ gặp ở những cá thể đã học và dễ 0,5
bị thay đổi khi hoàn cảnh sống thay đổi.
Vd: Con người dạy động vật làm xiếc
b) - Vì học tập là phản xạ có điều kiện nên
+ Phải học bài làm bài tập hằng ngày, thường xuyên. Trên lớp chú ý nghe
thầy cô giáo giảng, ghi chép đầy đủ, nếu kiến thức khó cần kiên trì học hỏi
bạn bè, thầy cô...

0,25
+ Thường xuyên tự học, tham khảo thông tin trên mạng để bổ sung kiến
thức
Câu 3: (1,0 điểm)
1. - Nêu được tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách. Hiện tượng này gọi là
hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
0,25
0
- Vẽ đúng một tia sáng chếch một góc 30 so với phân cách giữa hai môi


trường.
- Vẽ đúng tia khúc xạ sao cho góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới ( góc 600).
2. - Vẽ được tia tới và tia phản xạ.
- Vẽ được tia phân giác của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ và vẽ được
mặt gương vuông góc với đường pháp tuyến.
Lưu ý: Nếu thiếu các kí hiệu đường pháp tuyến vuông góc, đường truyền tia
sáng, kí hiệu góc bằng nhau trừ 0,25 điểm.
Câu 4:
a) HS có thể nêu cả 3 ý sau, nhưng phải có ý thứ 3 mới được 0,25 điểm:
Việc lắp đặt các bóng đèn thắp sáng trong lớp học để thỏa mãn:
+ Phải đủ độ sáng cần thiết.
+ HS ngồi ở dưới không bị chói mắt khi nhìn lên bảng đen.
+ Tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh viết
bài có thể tạo ra.
b) Nếu phòng học của em có cửa sổ hướng ra vườn thì góc học tập nên bố
trí gần cửa sổ, ban ngày ánh sáng từ bên ngoài hắt vào nên góc học tập đảm
bảo đủ ánh sáng, thoáng mát.
hoặc: Nếu là nhà ống lại ở thành phố xe cộ qua lại ồn ào thì em chọn một
góc nhà mà em cảm thấy thoải mái, thoáng khí, sáng sủa nhất và sử dụng

thêm đèn bàn để đảm bảo đủ ánh sáng.
c) Một số ví dụ về ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng: sấy khô, (phơi
khô) các vật dụng như quần áo, màn mùng, thóc lúa; làm muối, diệt vi
khuẩn gây bệnh ….
Bố mẹ muốn nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng Mặt trời (Cụ thể: tia
nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và kích hoạt da sinh
vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là
canxi và phốt pho).
d) Ban ngày, những bông hoa Bằng Lăng trên cây có màu tím vì chúng tán
xạ tốt ánh sáng tím trong chùm sáng trắng của Mặt Trời.
Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến
chúng nên không có hiện tượng tán xạ xảy ra.
Câu 4: (2,0 điểm)
* Mức 2,0: Trả lời đầy đủ các ý
a) Cây mướp là sinh sản hữu tính
- Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực
và giao tử cái. Cơ thể mới được hình thành từ một phần của cơ thể mẹ. Con
giống mẹ.
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và
giao tử cái. Con được hình thành do có sự kết hợp của cả bố và mẹ. Con có
những đặc điểm giống cả bố và mẹ. Con thích nghi với môi trường sống
luôn thay đổi.
- Sinh sản hữu tính bao gồm các giai đoạn: Hình thành giao tử đực và giao
tử cái; thụ tinh tao thành hợp tử; phát triển phôi hình thành cá thể mới
b) - Sinh trưởng ở sinh vật là sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng cơ
thể do sự tăng về số lượng và kích thước của tế bào, làm cho cơ thể lớn lên.
Sinh trưởng là những thay đổi về lượng.

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,5

0,25
0,5


- Ở thực vật, sinh trưởng, phát triển trải qua 2 pha: Sinh trưởng, phát triển
sinh dưỡng và sinh trưởng phát triển, phát triển sinh sản
0,25
* Mức 0,25- 1,75 điểm: Trả lời ý nào đúng tính điểm ý đó theo thang điểm
* Mức 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời



×