Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

trắc nghiệm kinh tế phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.26 KB, 28 trang )

Môn thi : Kinh tế phát triển
Đề số 1

Lưu ý : trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Phần giá trị gia tăng tạo ra trong sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế được phản
ánh qua chỉ tiêu :
a. GDP
b. GO
c. NI
d. GDI
2. Thước đo quyền lực giới (GEM) được xác định dựa trên tiêu chí sau, loại
trừ:
a. Mức độ tham gia và ra quyết định các hoạt động chính trị
b. Mức độ tham gia và ra quyết định trong các hoạt động kinh tế khoa học kỹ thuật
c. Mức độ và kết quả hưởng thụ dịch vụ y tế và giáo dục
d. Quyền sử dụng các nguồn lực kinh tế
3. Nếu

sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người để đánh giá mức sống
dân cư, với các số liệu năm 2005: ở Hàn Quốc là 15 830$ tính theo tỷ giá
hối đoái chính thức và 21 850$ tính theo ngang giá sức mua; các số liệu
tương ứng của Việt Nam là 620$ và 3010$, có thể nhận xét: mức sống
trung bình của người Hàn Quốc cao hơn người Việt Nam:
a. 35,2 lần
b. 25,5 lần
c. 7,2 lần
d. 5,2 lần

4. Nếu các yếu tố khác không đổi, GDP và mức giá cả chung của nền kinh
tế sẽ giảm đi khi:
a. Giảm mức vốn đầu tư


b. Tăng mức vốn đầu tư
c. Giảm tỷ lệ công suất máy hoạt động
d. Giảm tỷ lệ lao động qua đào tạo.

5. Chỉ tiêu GDP của Việt Nam không phụ thuộc vào :
a. Giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp Việt Nam hoạt động ở trong nước
b. Giá trị gia tăng của các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt nam
c. Giá trị gia tăng của các công ty Việt nam hoạt động tại nước ngoài


d.

Giá trị gia tăng của các hoạt động dịch vụ tại Việt Nam.

6. Tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển thường cao hơn các
nước phát triển là do:
a. Qui mô nền kinh tế của các nước đang phát triển nhỏ
b. Lợi thế của nước đi sau
c. Nguồn lực của các nước đang phát triển chưa được sử dụng hết
d. Tất cả các yếu tố trên
7. Theo A. Smith, nguồn gốc cơ bản để tạo ra mọi của cải cho đất nước là:
a. Đất đai
b. Tiền
c. Lao động
d. Vốn
8. Mô hình tăng trưởng của trường phái tân - cổ điển và trường phái hiện
đại, có sự thống nhất trong quan điểm cho rằng:
a. Yếu tố vốn đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
b. Chính phủ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
c. Chính phủ đóng vai trò rất mờ nhạt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

d. Vốn và lao động kết hợp với nhau theo một tỷ lệ không cố định.
9. Theo

Ricardo, thu nhập của nền kinh tế được phân chía cho ba nhóm: tư
bản, địa chủ và công nhân, trong đó nhóm người đóng vai trò chủ động
trong phân phối là:
a. Địa chủ
b. Công nhân
c. Nhà tư bản
d. Cả (a) và (c)

10.

Một công ty đang sản xuất ở điểm E với 100 (đơn vị) sản lượng, 10 (đơn
vị) lao động và 20 (đơn vị) vốn. Nếu muốn tăng quy mô sản lượng lên
300 đơn vị, theo quan điểm của trường phái cổ điển, tổ hợp vốn và lao
động (K,L) sử dụng là:
a. (60, 10)
b. (60, 30)
c. (20, 30)
d. (20,10)

11. Theo số liệu thống kê 2008:GDP ngành nông nghiệp là 11 tỷ USD, vốn
đầu tư đạt 1,75 tỷ USD. Nếu năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP ngành
nông nghiệp đạt 3,4%, thì hệ số ICOR ngành nông nghiệp 2009 (tính theo
mô hình Harrod-Domar) là:
a. 5,09
b. 4,87
c. 4,68
d. 4,25.

12. Mô hình Harrod – Domar được dựa trên giả thiết:
a. Tỷ lệ vốn – sản lượng và vốn – lao động không đổi


b.
c.
d.

Hai yếu tố lao động và vốn có thể thay thế nhau trong quá trình sản xuất
Nền kinh tế không có thất nghiệp
Tất cả những giả thiết trên.

13. Theo Marx, chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội đo lường thu nhập của nền
kinh tế không tính đến:
a. Giá trị sản phẩm trung gian của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất.
b. Giá trị sản phẩm cuối cùng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất
c. Giá trị hoạt động của các ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
d. Giá trị hoạt động của các ngành tài chính, ngân hàng

14. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của nước A là 7,0%, của vốn sản
xuất là 6,5% và của lao động là 4 %. Sử dụng hàm Cobb-Douglas gồm ba yếu tố K,
L, T (Y=Kα.Lβ.T) với hệ số biên của K là 0,6, tỷ lệ đóng góp của yếu tố T vào tăng
trưởng GDP là(xâp xỉ) :
a. 26%
b. 21%
c. 27%
d. 33%
15.

Thị trường lao động khu vực nông thôn có điểm cân bằng thấp hơn điểm

cân bằng chung của thị trường lao động xã hội. Điều đó có nghĩa là:
a. Không có thất nghiệp
b. Không có thất nghiệp hữu hình
c. Không có thất nghiệp vô hình
d. Không có hiện tượng bán thất nghiệp

16. Bằng quan sát thực nghiệm, E.Engel nhận thấy rằng: khi thu nhập của
các gia đình tăng lên đến một mức độ nào đó thì tỷ lệ chi tiêu cho lương
thực, thực phẩm giảm đi. Điều đó có nghĩa là hệ số co giãn của cầu hàng
hoá này theo thu nhập:
a. Âm (nhỏ hơn không)
b. Lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1
c. Bằng 1
d. Lớn hơn 1
17.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi:
a. Số lượng ngành kinh tế
b. Tỷ trọng mỗi ngành trong GDP
c. Vai trò, vị trí của từng ngành kinh tế
d. Tất cả các nội dung trên

18. Điều kiện để chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp (khi khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động) trong mô
hình của Lewis là tiền lương trong khu vực công nghiệp:
a. Bằng mức sản phẩm biên của lao động nông nghiệp
b. Bằng mức sản phẩm trung bình của lao động nông nghiệp
c. Cao hơn mức sản phẩm biên của lao động nông nghiệp
d. Cao hơn mức sản phẩm trung bình của lao động nông nghiệp



19. Theo Oshima, trong giai đoạn “hướng tới việc làm đầy đủ” cần:
a. Đầu tư theo chiều rộng cho cả hai khu vực
b. Đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực
c. Đầu tư theo chiều rộng cho khu vực nông nghiệp, đầu tư theo chiều sâu cho khu
vực công nghiệp
d. Đầu tư theo chiều rộng cho khu vực công nghiệp, đầu tư theo chiều sâu cho khu
vực nông nghiệp
20. Mục đích cuối cùng của quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia là :
a. Tăng mức thu nhập bình quân đầu người
b. Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển
c. Tăng phúc lợi cho tất cả mọi người
d. Tất cả các mục đích trên
21. Hệ số GINI dùng để đánh giá :
a. Mức độ nghèo đói của một quốc gia
b. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới
c. Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của một quốc gia
d. Không phải nhận định nào kể trên
22. Để đánh giá bất bình đẳng trong phân phối thu nhập người ta dùng các
thước đo sau, loại trừ
a. Hệ số giãn cách thu nhập
b. Đường cong Lorenz
c. Tiêu chuẩn 40
d. Chỉ số phát triển con người (HDI)
23.

“Tỷ lệ nghèo” là chỉ số được sử dụng để đánh giá các khía cạnh sau
đây, loại trừ:
a. Tình trạng nghèo
b. Thành công trong mục tiêu “giảm nghèo” của quốc gia

c. Tính chất gay gắt của nghèo đói
d. Cả (a) và (b)

24. Phân phối lại thu nhập nhằm mục đích :
a. Lấy của người giàu chia cho người nghèo
b. Nâng cao thu nhập thực tế của người nghèo
c. Nâng cao thu nhập của đại bộ phận dân cư
d. Giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập.

25. Đặc điểm nào không phải là của thị trường lao động thành thị phi chính thức:
a. Dễ gia nhập và rút khỏi thị trường
b. Khó quản lý lao động và chất lượng sản phẩm
c. Có mức tiền công ngang bằng với mức chung của thị trường lao động xã hội
d. Không tồn tại hiện tượng không có việc làm.


26. Tiền công lao động trên thị trường lao động nông thôn các nước đang
phát triển ở mức cân bằng cung cầu, có nghĩa là:
a. Người nông dân chia việc để làm
b. Không có hiện tượng thất nghiệp hữu hình
c. Không có hiện tượng thất nghiệp trá hình
d. Cả (a) và (b)
27. Ở các nước đang phát triển, thất nghiệp hữu hình chủ yếu tập trung vào :
a. Công chức nhà nước
b. Thanh niên
c. Những người sống ở nông thôn
d. Tất cả các đối tượng trên.
28. Nước A có dân số tuổi lao động là 51 triệu người; ước tính tỷ trọng dân
số tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế là 15% và dự kiến tỷ lệ
thất nghiệp là 5,5%. Dân số tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế có

việc làm trong cùng thời kỳ là (triệu người).
a. 48,19
b. 43,35
c. 40,96
d. 39,55
29. Chất lượng lao động được hiểu là :
a. Trình độ chuyên môn của người lao động
b. Sức khỏe của người lao động
c. Tác phong làm việc của người lao động
d. Tất cả các yếu tố nêu trên
30. Thất nghiệp hữu hình hoặc trá hình bao gồm những thành phần sau đây,
loại trừ:
a. Những người trong tuổi lao động bị thôi việc do thu hẹp quy mô sản xuất
b. Những người trong tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động
c. Những người trong tuổi lao động thất nghiệp thời vụ
d. Những người trong tuổi lao động bị thôi việc do tay nghề thấp.
31. Ở một quốc gia, với mức tăng trưởng dân số hàng năm là 2% thì thu
nhập bình quân đầu người hàng năm có thể tăng 2,5% nếu:
a. Tỷ lệ đầu tư là 10% và mức ICOR là 4
b. Tỷ lệ đầu tư là 10% và mức ICOR là 4,5
c. Tỷ lệ đầu tư là 17,1% và mức ICOR là 3,8
d. Tỷ lệ đầu tư là 20% và mức ICOR là 10
32. Yếu tố nào sau đây không cấu thành nên vốn sản xuất:
a. Giá trị khấu hao máy móc thiết bị
b. Khối lượng tiền được sử dụng trong lưu thông
c. Giá trị máy móc thiết bị đang hoạt động sản xuất
d. Giá trị nguyên vật liệu đang sử dụng cho hoạt động sản xuất
33. Trên thị trường vốn đầu tư, khi lãi suất cho vay giảm xuống (với điều
kiện các yếu tố khác không đổi) sẽ làm cho:
a. Đường cầu vốn đầu tư dịch sang phải

b. Đường cầu vốn đầu tư dịch sang trái


c.
d.

Điểm cầu vốn đầu tư di chuyển xuống dưới theo đường cầu đầu tư
Điểm cầu vốn đầu tư di chuyển lên trên theo đường cầu đầu tư

34. Theo xu hướng hội nhập quốc tế, các nước đang phát triển không nên:
a. Tăng cường các hàng rào thuế quan để phát triển sản xuất trong nước
b. Tăng cường quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch
c. Trợ cấp trực tiếp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước
d. Cả (a), (b) và (c).
35. Hai mặt hàng có thể thay thế lao động được cho nhau là RM và TV. Tại nước
A, chi phí lao động sản xuất ra 1 đơn vị TV 35 là giờ công, 1 đơn vị RM là 7
giờ công; các số liệu tương ứng của nước B là 20 và 5 giờ công. Theo lý
thuyết lợi thế tuyệt đối, nếu tham gia thương mại quốc tế, nước A sẽ:
a. Nhập từ B cả TV và RM
b. Xuất sang B cả TV và RM
c. Xuất RM sang B
d. Xuất TV sang B
36. Yếu tố nào trong các yếu tố sau không tác động đến xu hướng giảm mức
thu nhập của các nước xuất khẩu sản phẩm thô:
a. Cung xuất khẩu sản phẩm thô giảm
b. Cầu xuất khẩu sản phẩm thô giảm
c. Cung xuất khẩu sản phẩm thô tăng
d. Tất cả các yếu tố trên
37. Kho đệm dự trữ quốc tế nhằm ổn định giá của các mặt hàng sơ chế xuất

khẩu bằng cách:
a. Mua hàng khi giá cao, bán hàng khi giá giảm
b. Mua hàng khi giá cao, bán hàng khi giá cao
c. Mua hàng khi giá giảm, bán hàng khi giá cao
d. Mua hàng khi giá giảm, bán hàng khi giá giảm
38. Bảo hộ bằng thuế quan thực tế là:
a. Đánh thuế cao vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên liệu
nhập khẩu.
b. Đánh thuế cao vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế cao vào nguyên liệu
nhập khẩu.
c. Đánh thuế thấp vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên liệu
nhập khẩu.
d. Đánh thuế thấp vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế cao vào nguyên liệu
nhập khẩu
39. “Hệ số trao đổi hàng hóa” được xác định bằng:
a. Giá bình quân sản phẩm xuất khẩu trên giá bình quân sản phẩm nhập khẩu
b. Giá bình quân sản phẩm nhập khẩu trên giá bình quân sản phẩm xuất khẩu
c. Giá trị sản phẩm xuất khẩu trên giá trị sản phẩm nhập khẩu
d. Giá trị sản phẩm nhập khẩu trên giá trị sản phẩm xuất khẩu

Môn thi : Kinh tế phát triển
Đề số 2


Lưu ý : trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Thu nhập quốc dân (NI) được hiểu là:
a. Tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ.
b. Phần giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ.
c. Phần giá trị mới của sản phẩm vật chất và dịch vụ
d. Phần thu nhập được quyền chi của các hộ gia đình.

2. Nếu các yếu tố khác không đổi, GDP sẽ tăng lên và mức giá cả chung giảm
xuống khi:
a. Tăng quy mô tài sản hữu hình (vốn SX)
b. Tăng quy mô vốn đầu tư
c. Tăng tỷ lệ thất nghiệp thành thị
d. Tăng chi tiêu chính phủ.
3. Hai nước A và B có GDP bình quân đầu người tương ứng là 500 USD và 1000
USD; tốc độ tăng GDP tương ứng là 8,2% và 4,7% năm. Biết tốc độ tăng dân số của
mỗi nước là 1,2%. Sau bao nhiêu năm hai nước sẽ có GDP bình quân đầu người
ngang nhau:
a. 10 năm
b. 15 năm
c. 20 năm
d. 30 năm
4. Giả thiết có số liệu thống kê của nước A năm 2008: Tốc độ tăng trưởng GDP là
6,3%, tốc độ tăng trưởng của vốn sản xuất là 6%, của lao động là 3,25%. Vận dụng
hàm Cobb-Douglas gồm 3 yếu tố K, L, T với hệ số biên của K là 0,6, có thể xác định
được nhân tố T đóng góp vào tăng trưởng GDP số điểm phần trăm là:
a. 1,3%
b. 1,4%
c. 1,7%
d. 2,1%
5. Mục đích cuối cùng của phát triển kinh tế là:
a. Tăng trưởng với tốc độ cao
b. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển
c. Đạt được sự tiến bộ xã hội
d. Tất cả các trường hợp trên
6. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển phản ánh:
a. Chất lượng của quá trình phát triển
b. Số lượng của quá trình phát triển

c. Mục đích cuối cùng của quá trình phát triển
d. Cả ba nội dung trên
7. Ở các nước đang phát triển, GDP thường lớn hơn GNI vì:
a. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
b. Xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu
c. Thu lợi tức nhân tố lớn hơn chi trả lợi tức nhân tố với nước ngoài
d. Thu lợi tức nhân tố nhỏ hơn chi trả lợi tức nhân tố với nước ngoài
8. Cho số liệu của một nước: DI ( thu nhập quốc dân sử dụng)đạt 510 tỷ$, khấu
hao là 30 tỷ$, thu nhập nhỏ hơn chi trả lợi tức nhân tố nước ngoài là 35 tỷ$ và


chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài là 15 tỷ$. GDP ( tổng sản
phẩm quốc nội) là( tỷ$):
a. 430
b. 490
c. 560
d. 590
9. A. Smith cho rằng: hình thức phân phối thu nhập theo nguyên tắc “ai có gì
được nấy”, theo đó tư bản được hưởng lợi nhuận, địa chủ thu địa tô, còn người
công nhân nhận được tiền công là:
a. Công bằng, hợp lý.
b. Mang tính chất bóc lột vì địa chủ không phải bỏ vốn và không lao động.
c. Mang tính bóc lột vì nhà tư bản đã chiếm không một phần tiền công lao động
của công nhân
d. Cả (b) và (c).
10. Bằng các số liệu nghiên cứu nền kinh tế Mỹ từ 1948 – 1981, Samuelson đã đưa
ra kết luận thực chứng về yếu tố không góp phần vào tăng trưởng kinh tế Mỹ, đó là:
a. Lao động
b. Vốn .
c. Đất đai.

d. Công nghệ, kỹ thuật.
11. Trường phái Tân - cổ điển đánh giá vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng
kinh tế là:
a. Không cần thiết.
b. Rất mờ nhạt.
c. Điều tiết tổng cầu bằng các chính sách kinh tế.
d. Tham gia điều tiết có mức độ vào nền kinh tế nhằm hạn chế những mặt tiêu cực
của thị trường.
12. Hai nước A và B có tỷ lệ tiết kiệm chiếm trong GDP lần lượt là 36% và 38%, tốc
độ tăng trưởng dân số tự nhiên 1% và 1,4%; hai nước này có cùng hệ số ICOR là
4,5. Sử dụng mô hình Harrod – Domar, có thể kết luận: tốc độ tăng trưởng
GDP/người của nước A:
a. Lớn hơn nước B
b. Nhỏ hơn nước B
c. Bằng nước B
d. Hoặc (b) hoặc (c)
13. Mô hình của Solow cho rằng:
a. Sẽ không có tăng trưởng sản lượng đầu ra bình quân/lao động hoặc vốn sản xuất
bình quân/lao động khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định (dừng)
b. Tốc độ tăng sản lượng bình quân đầu người bằng tốc độ tăng vốn sản xuất
c. Không có sự khác biệt giữa tốc độ tăng trưởng sản lượng trong thời gian trung
hạn và dài hạn
d. Tốc độ tăng sản lượng giảm khi dân số tăng lên.
14. Một kết luận rút ra từ mô hình Harrod-Domar là: Nếu hai nước có cùng hệ số
ICOR, có cùng mức tích lũy vốn thì sẽ có cùng:
a. Mức tăng trưởng GDP
b. Tốc độ tăng trưởng GDP
c. Mức GDP bình quân đầu người
d. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.



15. Theo số liệu thống kê của nước X năm 2008 theo giá hiện hành: GDP là 708,5 tỷ
đơn vị tiền tệ, tổng tiết kiệm đạt 251,1 tỷ đơn vị tiền tệ. Tính toán theo mô hình
Harrod-Domar với ICOR là 4,5, chỉ số giảm phát GDP là 1,78, mức GDP năm 2009
theo giá cố định đạt được là ( tỷ đồng):
a. 1.360,4
b. 764,3
c. 435,7
d. 429,4
16. Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng kinh tế, Ricardo đã chia xã hội thành ba
nhóm người là tư bản, địa chủ và công nhân, trong đó nhóm người giữ vai trò quan
trọng trong quá trình sản xuất là:
a. Nhà tư bản
b. Địa chủ
c. Công nhân
d. Cả (a) và (b)
17. Khi bình luận về mô hình hai khu vực cổ điển (Lewis) trong giai đoạn nông
nghiệp có dư thừa lao động, nhận xét nào sau đây là không đúng :
a. Lao động được rút ra khỏi khu vực nông nghiệp nhưng không làm giảm tổng sản
phẩm của khu vực này.
b. Lao dộng có thể chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp nhưng không
phải tăng mức tiền công.
c. Mức tiền công trong khu vực công nghiệp trả theo mức sản phẩm trung bình của
khu vực này.
d. Mức tiền công trong khu vực nông nghiệp trả theo mức sản phẩm trung bình của
lao dộng khu vực này.
18. Theo mô hình hai khu vực Tân cổ điển, mức tiền công khu vực công nghiệp có
xu hướng tăng lên là do:
a. Đường cung lao động công nghiệp không có đoạn nằm ngang
b. Sản phẩm biên lao động nông nghiệp luôn dương

c. Giá nông sản ngày càng cao
d. Cả (b) và (c).
19. Trong “lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế”, W. Rostow cho rằng: cơ cấu
ngành kinh tế có dạng: công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ là phù hợp với giai
đoạn:
a. Xã hội tiêu dùng cao
b. Trưởng thành
c. Cất cánh
d. Chuẩn bị cất cánh
20. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh:
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
b. Tính chất xã hội hoá về tư liệu sản xuất
c. Sự phân bố theo không gian của lực lượng sản xuất
d. Tất cả các nội dung trên.
21. Quan điểm đầu tư của Oshima trong mô hình hai khu vực là:
a. Công nghiệp trước, nông nghiệp sau.


b. Nông nghiệp trước, công nghiệp sau.
c. Đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp ngay từ đầu
d. Không phải là điều nào ở trên.
22. Phân phối thu nhập theo chức năng là sự phân chia thu nhập theo mức độ đóng
góp của các yếu tố :
a. Lao động
b. Vốn
c. Đất đai
d. Cả ba yếu tố kể trên
23. Trong phép tính HDI, chỉ số đo mức sống được tính toán trên cơ sở :
a. GDP(danh nghĩa)/người
b. GDP(thực tế)/người

c. GDP(PPP)/người
d. Không có đáp án nào đúng
24. Chuẩn nghèo quốc gia hoặc quốc tế dùng để đánh giá:
a. Tình trạng nghèo khổ con người
b. Tình trạng nghèo khổ vật chất
c. Tình trạng nghèo khổ lương thực thực phẩm
d. Cả (b) và (c)
25. Nguồn lao động của Việt Nam bao gồm :
a. Những người trong độ tuổi lao động có tham gia lao động trong những ngành
kinh tế quốc dân
b. Những người trên độ tuổi lao động có tham gia lao động trong những ngành kinh
tế quốc dân
c. Những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng còn đang đi
học, làm nội trợ hay thất nghiệp
d. Tất cả các thành phần trên
26. Theo Bộ Luật lao động Việt Nam, việc làm là:
a. Hoạt động lao động của con người
b. Hoạt động nhằm mục đích tạo ra thu nhập
c. Hoạt động không bị pháp luật cấm.
d. Đồng thời cả 3 nội dung trên
27. Đặc điểm cung-cầu lao động ở thị trường khu vực nông thôn là :
a. Cung co giãn ít, cầu co giãn nhiều
b. Cung co giãn nhiều, cầu co giãn nhiều
c. Cầu co giãn ít, cung co giãn nhiều
d. Cầu co giãn ít, cung co giãn ít
28. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 đã xác
định: đến năm 2010, tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề ở nước ta là:
a. Dưới 30%.
b. Khoảng 40%.
c. Từ 30% - 40%.

d. Từ 40% - 45%.
29. Nước A có dân số tuổi lao động là 51 triệu người; ước tính tỷ trọng dân số tuổi
lao động không tham gia hoạt động kinh tế là 15% và dự kiến tỷ lệ thất nghiệp là
5,5%. Dân số tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế có việc làm trong cùng thời
kỳ là (triệu người).
a. 48,19


b. 43,35
c. 40,96
d. 39,55
30. Khi Chính phủ quyết định hạ mức thuế thu nhập doanh nghiệp, với các yếu tố
khác không đổi:
a. Cầu vốn đầu tư của nền kinh tế sẽ tăng lên
b. Cầu vốn đầu tư của nền kinh tế sẽ giảm xuống
c. Cung vốn đầu tư của nền kinh tế sẽ giảm xuống
d. Cung vốn đầu tư của nền kinh tế tăng lên
31. Trên thị trường vốn đầu tư, khi chu kỳ kinh doanh ở thời kỳ đi lên (với điều kiện
các yếu tố khác không đổi) sẽ làm cho:
a. Đường cầu vốn đầu tư dịch sang phải
b. Đường cầu vốn đầu tư dịch sang trái
c. Đường cung vốn đầu tư dịch sang phải
d. Đường cung vốn đầu tư dịch sang trái
32. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển:
a. Có mức thu nhập thấp hơn các nước phát triển
b. Có năng suất lao động thấp hơn các nước phát triển
c. Có tốc độ tăng dân số thấp hơn các nước phát triển
d. Có tỷ lệ dân cư thành thị thấp hơn các nước đang phát triển
33. Vốn đầu tư thuần túy (Ni) không dùng dùng để đầu tư :
a. Cải tiến hiện đại hóa tài sản cố định

b. Mua sắm tài sản cố định mới
c. Phục hồi khả năng sản xuất của tài sản cố định cũ
d. Cả (a) và (b).
34. Tại nước A, để sản xuất được một đơn vị ti vi cần 9 ngày công lao động và để
sản xuất được một đơn vị gạo cần 3 ngày công lao động. Tại nuớc B, sản xuất một
đơn vị ti vi cần 4 ngày công lao động, và một đơn vị gạo cần 2 ngày công lao động.
Theo lý thuyết lợi thế so sánh, cách thức hiệu quả nhất để nước A tham gia hoạt
động ngoại thương với nước B là:
a. Nước A nên xuất khẩu gạo và nhập khẩu ti vi
b. Nước A nên xuất khẩu ti vi và nhập khẩu gạo
c. Nước A nên nhập khẩu cả ti vi và gạo
d. Nước A nên xuất khẩu cả ti vi và gạo.
35. Một trong những bài học, cho các nước đang phát triển khi tham gia thuơng
mại quốc tế, được rút ra từ việc thực hiện chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là:
a. Tăng cường khai thác triệt để và xuất khẩu các nguồn lực tài nguyên có lợi thế
để tăng tích lũy
b. Chỉ nên coi xuất khẩu sản phẩm thô là một chiến lược cho giai đoạn đầu của quá
trình phát triển
c. Sử dụng chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô để xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện
d. Cả (a) và (c).

36. Bảo hộ thực tế của Chính phủ đối với ngành may có nghĩa là:
a. Đánh thuế cao vào vải nhập khẩu
b. Đánh thuế cao vào quần áo nhập khẩu


c.
d.

Đánh thuế cao vào quần áo nhập khẩu và đánh thuế thấp vào vải nhập khẩu

Đánh thuế cao vào vải nhập khẩu và đánh thuế thấp vào quần áo nhập khẩu

37. Trong giai đoạn đầu, chiến lược hướng ngoại của các nước NICs Đông Á dựa
trên sự sẵn có về :
a. Lao động
b. Vốn
c. Tài nguyên

Môn thi : Kinh tế phát triển
Đề số 3

Lưu ý : trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Cơ cấu ngành kinh tế là sự tương quan giữa :
a. Khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân.
b. Khu vực thành thị và khu vực nông thôn
c. Khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
d. Không có trường hợp nào trên đây là đúng
2. Đứng trên góc độ tăng trưởng và phát triển, mô hình phát triển kinh tế
của Việt nam trước giai đoạn đổi mới là:
a. Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh
b. Nhấn mạnh công bằng xã hội
c. Phát triển toàn diện
d. Không có trong số mô hình trên.
3. Theo luật 70, để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người của một
nước trong vòng 10 năm, thì:
a. Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người hàng năm phải đạt 7%
b. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm phải đạt 7% năm
c. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm bằng 7% cộng với tốc độ tăng dân số
d. Cả (a) và (c)
4. Giả thiết có số liệu thống kê của nước A: Tốc độ tăng trưởng bình quân

hàng năm của GDP là 8,8%, của vốn sản xuất là 8%, của lao động là 6%.
Sử dụng hàm Cobb-Douglas gồm 3 yếu tố K, L, T với hệ số biên của K là
0,3, có thể tính được yếu tố T đóng góp vào tăng trưởng GDP là:
a. 25,0%.
b. 39,8%.
c. 63,6%
d. 69,3%.
5. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập tính trong một khoảng thời gian nhất
định và được thể hiện qua:


a. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bằng hiện vật.
b. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bằng giá trị.
c. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người
d. Tất cả các biểu hiện trên.
6. Giá được sử dụng để tính GDP bao gồm:
a. Giá so sánh, giá cố định, giá thực tế
b. Giá so sánh, giá gốc, giá danh nghĩa
c. Giá so sánh, giá hiện hành, giá sức mua tương đương
d. Giá thực tế, giá danh nghĩa, giá sức mua tương đương
7. Trong mô hình tăng trưởng, K. Marx đã bác bỏ quan điểm của A.Smith
về:
a. Lao động là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước.
b. Phân chia xã hội thành ba nhóm người: đại chủ, nhà tư bản và công nhân
c. Cung tạo nên cầu
d. Không có trường hợp nào ở trên.
8. Trong hàm sản xuất Cobb – Douglas, yếu tố nào không có hệ số biên:
a. K
b. L
c. R

d. T
9. Một hãng đang sản xuất tại điểm F (100 sản phẩm, 20 đơn vị K và 50 đơn vị
L). Theo dự báo, sẽ có sự thay đổi về giá của K và L, hãng này đã chọn
điểm sản xuất khác là H (100SP, 30 đơn vị LĐ và 40 đơn vị vốn). Sử dụng
quan điểm trường phái tân - cổ điển, giả thiết sự lựa chọn là có hiệu quả,
theo bạn, đơn vị này đã dự báo :
a. Giá K tăng lên
b. Giá L giảm đi
c. Giá K giảm tương đối so với giá L.
d. Giá K tăng tương đối so với giá L
10. Solow đã phê phán quan điểm của Harrod – Domar cho rằng tiết kiệm,
đầu tư đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng. Theo ông:
a. Tăng tỷ lệ tiết kiệm chỉ làm cho tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian ngắn.
b. Duy trì tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ duy trì được mức sản lượng cao.
c. Duy trì tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
d. Cả (a) và (b)
11. Hệ số ICOR của một nước tăng lên, điều đó có nghĩa là:
a. Nước đó đang ngày càng sử dụng công nghệ nhiều vốn
b. Nước đó có tỷ lệ tiết kiệm giảm
c. Nước đó đang ngày càng sử dụng công nghệ nhiều lao động
d. Tất cả các trường hợp trên.
12. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại dựa vào mô hình tân cổ điển về:
a. Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào
b. Vai trò của khoa học kỹ thuật với tăng trưởng kinh tế.
c.
Vai trò của Chính phủ với hoạt động kinh tế.
d. Cả (a) và (b).
13. Cho các số liệu của một nước năm 2008: Mức GDP là 32 tỷ $, mức tiết
kiệm nước ngoài đạt 2,5 tỷ và bằng 1/4 tổng tiết kiệm. Nếu hệ số ICOR là
5 thì tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 xác định theo mô hình Harrod Domar là:

a. 6 %
b. 6,25%


c. 7,15%
d. 7,5%
14. Một ngành gọi là có mối quan hệ ngược chiều với một ngành kia, khi:
a. Cung cấp đầu vào cho ngành kia
b. Sử dụng đầu ra của ngành kia
c. Quan hệ với ngành kia thông qua một ngành thứ 3
d. Xuất hiện sớm hơn ngành kia
15. Khi lập luận về quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực công
nghiệp và nông nghiệp, Lewis đã không dựa vào giả thiết:
a. Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động.
b. Khu vực công nghiệp có dư thừa lao động.
c. Khu vực nông nghiệp không tự tạo được việc làm tại chỗ.
d. Khu vực công nghiệp đang được hưởng lợi thế nhờ quy mô.
16. Trong mô hình hai khu vực của trường trường phái tân - cổ điển, tăng trưởng kinh
tế được quyết định bởi:
a. Tích luỹ và đầu tư của khu vực nông nghiệp.
b. Tích luỹ và đầu tư của khu vực công nghiệp.
c. Tích luỹ và đầu tư của cả hai khu vực.
d. Sự hỗ trợ tích cực của chính phủ.
17. Nội dung mô hình hai khu vực của A. Lewis chỉ ra rằng, khi nông nghiệp
có dư thừa lao động, khu vực công nghiệp càng thu hút lao động thì:
a. Tỷ lệ lợi nhuận nông nghiệp trong tổng thu nhập càng tăng lên
b. Tỷ lệ lợi nhuận công nghiệp trong tổng thu nhập càng tăng lên
c. Tỷ lệ tiền lương nông nghiệp trong tổng thu nhập càng tăng lên
d. Tỷ lệ tiền lương công nghiệp trong tổng thu nhập càng tăng lên
18. Chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội theo quan điểm của K.Marx bao gồm toàn

bộ sản phẩm được sản xuất ra trong một thời gian nhất định của các
ngành:
a. Sản xuất vật chất
b. Thông tin liên lạc, giao thông vận tải, thương mại
c. Ngân hàng, bảo hiểm, tin học
d. Cả (a) và (b)
Trong “lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế”, W. Rostow cho rằng:
cơ cấu ngành kinh tế có dạng: công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp là
phù hợp với giai đoạn:
a. Xã hội tiêu dùng cao
b. Trưởng thành
c. Cất cánh
d. Chuẩn bị cất cánh
20. Oshima cho rằng: trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, cần đầu
tư cho phát triển nông nghiệp vì:
a. Khu vực nông nghiệp không có dư thừa lao động.
b. Khu vực nông nghiệp luôn luôn có dư thừa lao động
c. Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động thời vụ.
d. Tất cả các lý do trên.
19.


21. Đường Lorenz là đường thực nghiệm dùng để phản ánh mối quan hệ giữa:
a. Lượng thu nhập cộng dồn và qui mô dân số cộng dồn
b. Thu nhập của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất
c. Tỷ lệ phần trăm của dân số cộng dồn và tỷ lệ phần trăm thu nhập cộng dồn
d. Không có nhận định nào trên đây là đúng
22. Trong bảng xếp loại các nước trên thế giới, nếu một quốc gia có thứ
hạng GDP/người trừ đi thứ hạng HDI nhận giá trị dương, chứng tỏ nước
này:

a. Coi trọng sử dụng thành quả của tăng trưởng để nâng cao phúc lợi xã hội
b. Không coi trọng sử dụng thành quả tăng trưởng kinh tế để nâng cao phúc lợi xã
hội
c. Coi trọng tăng trưởng kinh tế hơn nâng cao phúc lợi xã hội
d. Cả (b) và (c)
23. Phân phối lại thu nhập được chính phủ các nước thực hiện thông qua
các chính sách sau, loại trừ :
a. Chính sách thuế
b. Chính sách lãi suất tiền gửi
c. Chính sách trợ cấp
d. Chính sách chi tiêu công cộng
24. Hệ số GINI dùng để đánh giá tình trạng:
a. Bất bình đẳng nói chung (kinh tế, chính trị, xã hội)
b. Bất bình đẳng về kinh tế (cơ hội phát triển và phân phối thu nhập).
c. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
d. Cả (b) và (c)
25. Thất nghiệp ở các nước đang phát triển bao gồm:
a. Những người trong độ tuổi lao động, chưa có việc làm, đang tích cực tìm việc
làm
b. Những người trong độ tuổi lao động, có việc làm, nhưng làm việc với năng suất
thấp, thu nhập thấp
c. Những người trong độ tuổi lao động, có việc làm, nhưng không hết phần thời
gian (thời gian làm việc ít)
d. Cả (a), (b), và (c).
26. Mô hình di dân của Todaro dựa trên giả thiết:
a. Di dân là một hiện tượng kinh tế, mà đối với cá nhân người di cư có thể là một
quyết định hoàn toàn hợp lý, cho dù có hiện tượng thất nghiệp ở khu vực thành thị
b. Quyết định di cư phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập dự kiến giữa khu vực nông
thôn và thành thị
c. Quyết định di cư phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập thực tế giữa khu vực nông

thôn và thành thị
d. Cả (a) và (b)
27. Giải pháp tăng cầu lao động ở các nước đang phát triển (với giả thiết các
yếu tố khác không thay đổi) là :
a. Tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động
b. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, kết hợp xuất khẩu lao động
c. Đầu tư phát triển sản xuất, ở cả khu vực thành thị và nông thôn


d. Cả ba biện pháp trên.
28. Với giả thiết các yếu tố khác không đổi, đường cầu lao động trên thị
trường lao động sẽ dịch sang bên trái khi:
a. Lao động có trình độ chuyên môn tăng lên.
b. Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng lên.
c. Năng suất lao động tăng lên.
d. Tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động tăng lên.
29. Mức tiền công ở thị trường lao động thành thị chính thức của các nước
đang phát triển thường cao hơn mức giá cả chung thị trường lao động
xã hội. Điều đó là do thị trường này:
a. Có điểm cân bằng cao hơn điểm cân bằng chung của thị trường lao động xã hội
b. Có điểm cân bằng thấp hơn điểm cân bằng chung của thị trường lao động xã hội
c. Không tồn tại điểm cân bằng.
d. Thu nhập không được xác định theo thị trường.

30. Cho số liệu về dân số và lao động của một nước năm 2009: dân số trung bình là
83,2 triệu người, trong đó 62% thuộc tuổi lao động. Bộ phận dân số tuổi lao động có
15,5% là không hoạt động kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp dự kiến là 5,4%. Dân số tuổi
lao động hoạt động kinh tế có việc làm: năm 2009 là (triệu người).
a. 49,6
b. 41,2

c. 7,56
d. 2,78
31. Trên thị trường vốn đầu tư, khi lãi suất huy động tăng lên (với điều kiện
các yếu tố khác không đổi) sẽ làm cho:
a. Đường cung vốn đầu tư dịch sang phải
b. Đường cung vốn đầu tư dịch sang trái
c. Điểm cung vốn đầu tư di chuyển lên trên theo đường cung
d. Điểm cung cung vốn đầu tư di chuyển xuống dưới theo đường cung
32. Hệ số gia tăng vốn - sản lượng (ICOR) có ý nghĩa sau đây, loại trừ:
a. Phản ánh năng lực sản xuất của phần vốn tăng thêm
b. Phản ánh năng lực của toàn bộ vốn sản xuất
c. Phản ánh số lượng vốn đầu tư cần thiết để gia tăng thêm một đơn vị sản lượng
d. Phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất
33. Trong số các loại hình đầu tư sau, loại hình nào là đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI):
a. Công ty Honda của Nhật bản đầu tư 100% vốn vào Việt nam để sản xuất xe máy
b. Một người Việt nam vay tiền của người thân ở Nhật Bản 20.000 USD để đầu tư
vào cửa hàng bán máy tính
c. Chính phủ Việt nam vay chính phủ Nhật Bản để xây dựng cầu đường
d. Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ 10.000$ cho chương trình xoá đói giảm nghèo của
chính phủ Việt Nam
34. Có hai mặt hàng thay thế lao động được cho nhau là RM và TV. Tại nước
A, chi phí lao động sản xuất ra 1 đơn vị TV 35 là giờ công, 1 đơn vị RM là
7 giờ công; các số liệu tương ứng của nước B là 20 và 5 giờ công. Theo
lý thuyết lợi thế so sánh, khi tham gia thương mại quốc tế, nước A sẽ:
a. Nhập từ B cả TV và RM


b.
c.

d.

Xuất sang B cả TV và RM
Xuất RM sang B và nhập TV từ B
Xuất TV sang B và nhập RM từ B

35. Quan điểm có thể hạn chế được bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình
tăng trưởng thể hiện trong mô hình của:
a. S. Kuznets
b. H. Oshima
c. A. lewis
d. cả a và c
36. Chính sách bảo hộ sử dụng trong chiến lược thay thế nhập khẩu nhằm
mục đích:
a. Phát triển ngành nông nghiệp trong nước
b. Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn
c. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
d. Phát triển tất cả các ngành trên.
37. Xuất khẩu sản phẩm thô mang lại các lợi ích sau đây, loại trừ:
a. Phát triển các ngành sản xuất sản phẩm trung gian
b. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều vốn
c. Phát triển ngành công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng
d. Phát triển cơ sở hạ tầng
38. Tác động của việc đánh thuế các yếu tố sản xuất đầu vào ngành nông
nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống hoặc thủy lợi là:
a. Làm giảm sản xuất nông nghiệp
b. Làm giảm đầu tư vào khu vực nông nghiệp
c. Làm giảm xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
d. Cả (a) và (b)
39. “Hệ số trao đổi hàng hóa” trong thương mại quốc tế tăng lên, điều đó

phản ánh xu thế:
a. Giá hàng hóa xuất khẩu giảm xuống
b. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên
c. Giá hàng hóa xuất khẩu tăng tương đối so với giá hàng hóa nhập khẩu
d. Giá hàng hóa xuất khẩu giảm tương đối so với giá hàng hóa nhập khẩu.
40. Lý do biện minh cho việc duy trì chiến lược thay thế nhập khẩu ở các
nước đang phát triển là :
a. Chiến lược này giúp tăng nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu
b. Chiến lược này giúp tăng nguồn thu từ chênh lệch giá khi áp dụng hạn ngạch
c. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước được nâng cao
d. Không có lý do nào kể trên.

Môn thi : Kinh tế phát triển
Đề số 4


Lưu ý : trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Nếu các yếu tố khác không đổi, GDP và mức giá cả chung của nền kinh tế sẽ tăng
lên khi:
a. Tăng mức vốn đầu tư
b. Tăng mức xuất khẩu thuần
c. Tăng chi tiêu chính phủ
d. Tất cả các trường hợp trên
2. Đứng trên góc độ tăng trưởng và phát triển, Hàn Quốc đã lựa chọn mô
hình:
a. Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh
b. Nhấn mạnh công bằng xã hội
c. Phát triển toàn diện
d. Không có trong số các mô hình trên
3. Theo số liệu thống kê thời kỳ 1992 – 2002 của Việt Nam, yếu tố có tác động

ít đến tăng trưởng kinh tế nhưng đang có xu hướng tăng lên là:
a. Vốn (K)
b. Lao động (L)
c. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)
d. Đất đai.
4. Nhu cầu xã hội cơ bản của con người bao gồm:
a. Nhu cầu vật chất và tinh thần
b. Nhu cầu vật chất, giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe
c. Nhu cầu vật chất, giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe và việc làm
d.
Không có trường hợp nào ở trên
5. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là:
a. Tăng trưởng kinh tế nhanh
b. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.
c. Nâng cao phúc lợi xã hội cho con người
d. Cả ba mục tiêu trên
6. Nhân tố nào dưới đây trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia:
a. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
b.
Chính sách phát triển doanh ngiệp vừa và nhỏ
c. Tăng quy mô tiết kiệm và đầu tư
d. Thực hiện cơ chế dân chủ cấp cơ sở.

7. Cho số liệu của một nước: GDP ( thu nhập quốc dân) đạt 560 tỷ$, khấu hao là 30
tỷ$, thu nhập nhỏ hơn chi trả lợi tức nhân tố nước ngoài là 35 tỷ$ và chênh lệch về
chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài là 15 tỷ$. DI ( thu nhập quốc dân sử
dụng) là( tỷ$):
a. 480
b. 510

c. 550
d. 580
8. Cho số liệu của một nước: Tuổi thọ bình quân: 70; Chỉ số thu nhập bình
quân đầu người (theo PPP) là 0,5; chỉ số giáo dục: 0,85. HDI của nước
này là:


a.
b.
c.
d.

0,7
0,72.
0,74.
0,76

9. Marx đồng nhất với quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển về:
a. Phân phối thu nhập
b. Vai trò của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế
c. Phân chia các nhóm người trong xã hội
d. Không có quan điểm nào kể trên
10.

Giả sử, năm 2008, GDP của nước A đạt 60 tỷ USD với mức K là 280 tỷ
USD; các số liệu của năm 2009 tương ứng là 65,6 và 305 (tất cả tính theo
cùng một loại giá). Hệ số ICOR (theo mô hình Harrod-Domar) năm 2009
của nước này là:
a.
5,08

b.
4,65
c.
4,46
d.
4,27

11. Lý thuyết tăng trưởng hiện đại thống nhất với J. Keynes về:
a. Sự kết hợp các yếu tố sản xuất
b. Sự cân bằng của nền kinh tế
c. Vai trò quyết định của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế
d. Vai trò quyết định của thị trường đối với sản lượng và việc làm
12. Theo quan điểm của Solow, khi nền kinh tế ở trạng thái “dừng” vẫn có
tốc độ tăng trưởng lớn hơn 0, đó là do:
a. Tác động của tăng đầu tư
b. Tác động của tiến bộ công nghệ
c. Tác động của vốn nhân lực.
d. Tác động của nhân tố năng suất tổng hợp
13. Mô hình tăng trưởng cổ điển cho rằng:
a. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xác định sản lượng và việc làm
b. Vốn và lao động có thể thay thế được cho nhau
c. Lao động là yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế
d. Nền kinh tế luôn cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng
14. Cho số liệu năm 2008 của một nước: GDP đạt 30 tỷ $, tổng mức tiết kiệm
trong nước đạt 6 tỷ $ và bằng 80% tổng tiết kiệm, nếu năm 2009 nước
này đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 7%, với hệ số ICOR là 4. Tính toán
theo mô hình Harrod – Domar, mục tiêu tăng trưởng trên là:
a. Cao.
b. Thấp.
c. Hợp lý.

d. Không có đủ thông tin kết luận.
15. Trong mô hình hai khu vực Lewis, khi lao động dư thừa trong nông
nghiệp được tận dụng hết, đường cung lao động của khu vực công
nghiệp sẽ:
a. Tiếp tục hoàn toàn co giãn
b. Tiếp tục hoàn toàn không co giãn
c. Dịch chuyển sang bên phải.


d.

Trở nên nghiêng về phía trên

16. Chỉ số dùng để đánh giá mức độ phân cực giữa hai đầu giầu và nghèo là:
a. Hệ số giãn cách thu nhập
b. Hệ số GINI
c. Tỷ lệ thu nhập của 40% dân số nghèo nhất
d. Tất cả các chỉ số trên.

17. Trong mô hình hai khu vực của trường phái tân - cổ điển, khu vực nông nghiệp có
những đặc điểm sau đây, loại trừ:
a. Sản phẩm biên của lao động luôn dương.
b. Sản phẩm biên của lao động luôn dương nhưng có xu hướng giảm dần.
c. Sản phẩm biên của lao động có xu hướng giảm dần và tiến tới bằng 0.
d. Cả (a) và (b)
18. Oshima cho rằng: trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các nước
đang phát triển không thể đồng thời đầu tư cho cả hai khu vực nông
nghiệp và công nghiệp, vì:
a. Khu vực nông nghiệp bị trì trệ tuyệt đối.
b. Khu vực công nghiệp bị trì trệ tuyệt dối

c. Thiếu khả năng nguồn lực về vốn và lao động kỹ thuật.
d. Không có trường hợp nào ở trên.
19. Theo quan điểm của A. Fisher, dưới ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật, khu
vực khó thay thế lao động nhất là:
a. Nông nghiệp
b. Công nghiệp khai thác
c. Công nghiệp chế biến
d. Dịch vụ
20. Mục tiêu của giai đoạn “bắt đầu quá trình tăng trưởng” trong mô hình hai
khu vực của H. Oshima là:
a. Giải quyết hiện tượng thất nghiệp ở khu vực thành thị
b. Giải quyết hiện tượng thất ngiệp thời vụ ở nông thôn
c. Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
d. Đầu tư theo chiều sâu cho sản xuất nông nghiệp
21. Khi sự phát triển của một ngành công nghiệp dẫn tới sự phát triển của
các ngành sản xuất các sản phẩm dùng làm đầu vào trung gian cho
ngành công nghiệp, tác động này là:
a. Gián tiếp
b. Cùng chiều
c. Ngược chiều
d. Lợi thế so sánh

22. Các tiêu chí để tính HDI bao gồm :
a. Tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân và tỷ lệ người lớn biết chữ
b. Tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân và tỷ lệ nhập học các cấp
c. Tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân theo sức mua ngang giá, tỷ lệ nhập học
các cấp
d. Tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân theo sức mua ngang giá, trình độ dân trí



23. Để phản ánh sự bất bình đẳng giới, người ta có thể sử dụng các chỉ số :
a. GDI và HDI
b. GDI và GDP/người
c. GDI và GEM
d. GDI và GINI
24. Trong quá trình phát triển kinh tế, hệ số GINI có xu hướng tăng ở giai
đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau, quan điểm này được phản ánh trong:
a. Mô hình 2 khu vực của Oshima.
b. Mô hình 2 khu vực của Lewis.
c. Mô hình chữ "U ngược" của Kuznets.
d. Cả (b) và (c).
25. Lý giải nào dưới đây là cơ sở gốc cho lập luận của mô hình tăng trưởng
trước, công bằng sau của Lewis.
a. Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động.
b. Đường cung lao động khu vực công nghiệp nằm ngang khi khu vực nông nghiệp
có dư thừa lao động.
c. Phân hóa giai cấp là động lực của tăng trưởng kinh tế.
d. Cả (a), (b) và (c).
26. Từ các mô hình thực nghiệm được nghiên cứu vào những năm 60, các
nhà kinh tế đã rút ra kết luận:nước trải qua sự tăng trưởng kinh tế
nhanh với sự công bằng thấp là
a. Brazin.
b. Hàn Quốc.
c. Đài Loan.
d. Cả 3 nước trên.
27. Đặc điểm nào không đúng với thị trường lao động khu vực thành thị phi
chính thức:
a. Mọi người đều có việc làm.
b. Tiền công được xác định tại điểm cân bằng của thị trường.
c. Không có hiện tượng thất nghiệp.

d. Không có sự quản lý trực tiếp của Nhà nước về hoạt động sản xuất.
28. Với giả thiết các yếu tố khác không đổi đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang trái
khi:
a. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng.
b. Tỷ lệ thất nghiệp giảm.
c. Tỷ lệ tiết kiệm giảm và Hệ số ICOR tăng
d. Tỷ lệ tiết kiệm tăng và hệ số ICOR giảm
29. Đặc trưng cơ bản của tình trạng thất nghiệp của các nước đang phát
triển là:
a. Có tình trạng thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình.
b. Có nhiều loại hình thất nghiệp: hữu hình, trá hình và bán thất nghiệp.
c. Có tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng tỷ lệ thiếu việc làm thấp.
d. Có tỷ lệ thất nghiệp thấp và tỷ lệ thiếu việc làm thấp.
30. Ở Việt Nam, dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những bộ phận
sau đây, loại trừ:
a. Những người làm công việc nội trợ
b. Những người lao động thất nghiệp.
c. Những người lao động không muốn làm việc
d. Học sinh – sinh viên


31. Khi thu nhập của dân cư tăng lên sẽ dẫn đến:
a. Xu hướng tiêu dùng cận biên và xu hướng tiết kiệm cận biên tăng lên
b. Xu hướng tiêu dùng cận biên và xu hướng tiết kiệm cận biên giảm xuống
c. Xu hướng tiêu dùng cận biên tăng lên, xu hướng tiết kiệm cận biên giảm xuống
d. Xu hướng tiêu dùng cận biên giảm xuống, xu hướng tiết kiệm cận biên tăng lên
32. Động cơ của nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu là:
a. Động cơ kinh tế
b. Động cơ chính trị
c. Động cơ nhân đạo

d. Tất cả các động cơ trên
33. Hệ số ICOR phản ánh:
a. Để gia tăng một đơn vị sản lượng cần gia tăng bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất
b. Trình độ công nghệ sản xuất của một quốc gia
c. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
d. Tất cả các nội dung trên
34. Các nước đang phát triển thực thi chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô vì:
a. Thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững
b. Giá cả sản phẩm thô ngày càng có xu hướng tăng tương đối so với hàng công
nghệ
c. Nhu cầu sử dụng sản phẩm thô của các nước phát triển ngày càng tăng
d. Không có lý do nào kể trên.
35. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi mức xuất khẩu thuần
của một quốc gia tăng lên, điều đó sẽ làm cho GDP tăng do:
a. Đường tổng cầu AD dịch phải
b. Đường tổng cung AS dịch phải
c. Cả đường tổng cầu AD và đường tổng cung AS đều dịch phải
d. Không có trường hợp nào kể trên
36. Để thực thi chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, cần có các điều kiện
sau, loại trừ:
a. Có thị trường trong nước rộng lớn
b. Hạ thấp giá trị đồng tiền nội địa
c. Có khả năng thu hút vốn và công nghệ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
d. Có vai trò bảo hộ của chính phủ
37.

Lợi thế so sánh giữa các nước trong thương mại quốc tế được xác định
theo dấu hiệu:
a. Chí phí lao động so sánh
b. Chi phí sản xuất so sánh

c. Giá cả so sánh giữa vốn và lao động
d. Tất cả các dấu hiệu trên

38. Bảo hộ thực tế của chính phủ đối với ngành ô tô có nghĩa là :
a. Đánh thuế cao vào linh kiện ô tô nhập khẩu
b. Đánh thuế cao vào ô tô nguyên chiếc nhập khẩu
c. Đánh thuế cao vào linh kiện nhập khẩu và đánh thuế thấp vào ô tô nguyên chiếc
nhập khẩu
d. Đánh thuế cao vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế thấp vào linh kiện nhập khẩu.


39. Thu nhập của các nước xuất khẩu sản phẩm thô giảm là do các nguyên
nhân sau đây, lại trừ :
a. Nhu cầu về lương thực thực phẩm giảm khi thu nhập tăng lên
b. Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho các cơ sở sản xuất ngày càng giảm định mức
sử dụng nguyên vật liệu và sử dụng vật liệu thay thế
c. Nhu cầu tích luỹ trong các nước đang phát triển ngày càng tăng do đó họ có xu
hướng hạn chế cung xuất khẩu sản phẩm thô
d. Các nước phát triển không muốn mua nguyên liệu của các nước đang phát triển
vì họ có thể sản xuất ra chúng với chi phí thấp hơn
40. "Kho đệm dự trữ quốc tế" được thành lập nhằm mục đích:
a. Ổn định giá sản phẩm thô trên thị trường quốc tế
b. Tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thô xuất khẩu
c. Giảm bớt những bất lợi cho các nước xuất khẩu sản phẩm thô
d. Cả (a) và (c)

Môn thi : Kinh tế phát triển
Đề số 5
Lưu ý : trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Nếu các yếu tố khác không đổi, GDP sẽ tăng lên và mức giá cả chung của nền kinh

tế giảm đi, khi:
a. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng
b. Tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc ở nông thôn giảm đi.
c. Mức xuất khẩu thuần tăng
d. Chi tiêu của chính phủ tăng
2. Đứng trên góc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã lựa chọn mô
hình:
a. Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh
b. Nhấn mạnh công bằng xã hội
c. Phát triển toàn diện
d. Không có trong số mô hình trên
3. Nhân tố nào dưới đây tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia:
a. Chất lượng lao động
b. Chất lượng thể chế
c. Cơ cấu dân tộc và tôn giáo
d. Sự tham gia của cộng đồng
4. Hai nước A và B có GDP bình quân đầu người tương ứng là 500 USD và 1000 USD
trong năm 2008; tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tương ứng là 10 % và 5% năm.
Sau bao nhiêu năm hai nước sẽ có GDP bình quân đầu người bằng nhau:
a. 10 năm
b. 15 năm
c. 20 năm
d. 30 năm
5. Giải pháp hợp lý đối với các nước đang phát triển khi muốn đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế trong tình trạng đang có lạm phát cao là:
a. Tăng cầu đầu tư bằng cách hạ thấp lãi suất tiền vay.


b.
c.

d.

Giảm cầu đầu tư bằng cách hạ thấp lãi suất tiền gửi
Tăng tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động.
Tăng tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều vốn

6. Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), để tính GDP có thể tiếp cận từ :
a. Sản xuất và tiêu dùng
b. Sản xuất, tiêu dùng và chi tiêu
c. Sản xuất, phân phối và thu nhập
d. Sản xuất, thu nhập và chi tiêu.
7. Loại thuế nào sau đây cấu thành trong chỉ tiêu GDP tiếp cận từ phân phối:
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Thuế gián thu
c. Thuế thu nhập cao
d. Cả (a), (b) và (c).
8. Chỉ tiêu GDP tính theo sức mua tương được dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế :
a. Theo thời gian
b. Theo không gian.
c. Theo ngành kinh tế
d. Theo khu vực thể chế
9. Theo quan điểm của Samuelson, phần còn lại tạo nên mức gia tăng sản lượng ở Mỹ
trong thời gian nghiên cứu từ 1948 - 1981 ngoài nguồn nhân lực và vốn là:
a. Đất đai.
b. Tiến bộ khoa học, công nghệ.
c. TFP (tạo nên bởi các yếu tố khác ngoài vốn và nguồn nhân lực)
d. Không phải là yếu tố nào ở trên.
10. Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển: các đường đồng sản lượng là các đường
cong không cắt nhau. Đối với các nước đang phát triển, các đường này thường :
a. Có độ dốc cao

b. Có độ dốc thấp
c. Thẳng đứng
d. Nằm ngang
11. Theo số liệu thống kế 2008:GDP ngành nông nghiệp là 11 tỷ USD, vốn đầu tư đạt
1,75 tỷ USD. Nếu năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,4%, thì
hệ số ICOR ngành nông nghiệp 2009 (tính theo mô hình Harrod-Domar) là:
a. 5,09
b. 4,87
c. 4,68
d. 4,25.
12. Mô hình kinh tế dùng để:
a. Phân tích các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế
b. Phân tích và lập các chính sách phát triển kinh tế
c. Tính toán các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất
d. Tất cả các trường hợp trên
13. “Nền kinh tế sẽ đạt được tăng trưởng liên tục khi tỷ lệ tiết kiệm tăng lên”. Đây là
quan điểm của:
a. Mô hình của Solow
b. Mô hình của Harrod – Domar
c. Mô hình của Mác


d. Mô hình của Lewis
14. Mô hình tăng trưởng kinh tế của J.Keynes và lý thuyết tăng trưởng hiện đại có cùng
quan điểm :
a. Công nghệ đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
b. Điểm cân bằng của nền kinh tế ở dưới mức sản lượng tiềm năng.
c. Nhà nước không có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
d. Các yếu tố đầu vào kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định.
15. Theo số liệu thống kê của một nước năm 2008 theo giá hiện hành: GDP đạt 45,4

tỷ$, tổng tiết kiệm đạt 16,1 tỷ$. Tính toán theo mô hình Harrod-Domar với ICOR là 4,5,
cho biết chỉ số giảm phát GDP là 1,78, mức GDP theo giá cố định năm 2009 đạt được là
(tỷ $):
a. 27,5
b. 29,07
c. 48,9
d. 87,04
16. Lewis đã cho rằng để thu hút được lao động từ khu vực nông nghiệp sang, nhà tư
bản công nghiệp phải trả một mức tiền công cao hơn so với mức “tiền công đủ sống” ở
khu vực nông nghiệp là:
a. 20%
b. 30%
c. 40%
d. 50%.
17. Khi bình luận về khu vực nông nghiệp trong giai đoạn có dư thừa lao động của mô
hình cổ điển (Lewis), nhận xét nào sau đây là không chính xác:
a. Đường tổng sản phẩm (TPA) có đoạn nằm ngang.
b. Mức sản phẩm biên của lao động (MPL) bằng 0
c. Mức sản phẩm trung bình của lao động (APL) bằng 0
d. Tồn tại mức tiền công tối thiểu.
18. Trong mô hình hai khu vực tân - cổ điển, quá trình trao đổi nông nghiệp và công
nghiệp có xu hướng:
a. Bất lợi cho nông nghiệp
b. Bất lợi cho công nghiệp
c. Giai đoạn đầu bất lợi cho nông nghiệp, giai đoạn sau bất lợi cho công nghiệp.
d. Giai đoạn đầu bất lợi cho công nghiệp, giai đoạn sau bất lợi cho nông nghiệp.
19. Oshima đã phản bác quan điểm của Lewis trong mô hình hai khu vực cho rằng:
a. Khu vực nông nghiệp luôn có dư thừa lao động.
b. Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động thời vụ.
c. Khu vực nông nghiệp có sản phẩm biên của lao động bằng không.

d. Cả (a) và (c).
20. Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện:
a. Mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành kinh tế
b. Mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành kinh tế
c. Vị trí khác nhau của từng ngành trong nền kinh tế
d. Tất cả các nội dung trên
21. Xu hướng có tính quy luật trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp là tăng tỷ
trọng:
a. Ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động
b. Ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều vốn
c. Ngành sản xuất sản phẩm sơ chế


×