Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân tại thị trấn chợ chu, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

----------

CHU THỊ DUYÊN
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN CHỢ CHU
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2012 – 2016

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Địa chính mơi trường

Khoa

: Quản lý Tài ngun

Khóa học

: 2013 - 2017


Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

----------

CHU THỊ DUYÊN
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN CHỢ CHU
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2012 – 2016

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Địa chính mơi trường

Khoa

: Quản lý Tài ngun


Lớp

: K45 – ĐCMT – N01

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn

: GS. TS. Nguyễn Thế Đặng

Thái Nguyên - năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong tồn bộ q trình
học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên củng cố và
hệ thống hóa lại tồn bộ kiến thức đã học, áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào
thực tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng
được nhu cầu của xã hội.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN Khoa Quản lí tài nguyên em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến sử dụng đất
nông nghiệp và đời sống người dân tại thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016”
Để hồn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và cơ quan chủ quản.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy cơ giáo trong Khoa Quản lí tài

ngun và các thầy cơ giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin
chân thành cảm ơn Phịng TN & MT huyện Định Hóa và các hộ nông dân trên địa
bàn huyện đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập thơng
tin để thực hiện khóa luận này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo
GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân cịn hạn chế nên
khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp ý của các thầy cơ và các bạn để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Chu Thị Duyên


ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số, lao động năm 2015 ................................................... 21
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Chợ Chu................................................ 29
Bảng 4.3: Tình hình biến động đất đai của thị trấn Chợ Chu từ năm 2012 đến năm
2016 ................................................................................................... 31
Bảng 4. 4: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp đến năm 2016 .................................. 34
Bảng 4.5 : Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ điều tra ..................................... 36
Bảng 4.6 : Thu nhập bình quân của hộ dân từ 2012 – 2016 .................................... 38
Bảng 4.7: Ý kiến của các hộ điều tra về xu hướng thay đổi thu nhập do tác động của
đơ thị hóa............................................................................................ 40
Bảng 4.8: Tình hình nghề nghiệp của hộ trong giai đoạn 2012 - 2016.................... 41
Bảng 4.9. Thay đổi thu nhập của hộ qua q trình đơ thị hóa (%) .......................... 46

Bảng 4.10. Tác động của đơ thị hóa đến xã hội và môi trường ............................... 47


iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu tổng diện tích của thị trấn Chợ Chu 2016 ....................... 28
Hình 4.2. biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp .................................. 34
Hình 4.3. Khung nghiên cứu sinh kế bền vững của người nơng dân có đất nơng
nghiệp bị thu hồi (Huỳnh Văn Chương, Ngơ Hữu Hạnh (2010))[5] ...... 36
Hình 4.4. Biểu đồ thu nhập bình quân/hộ/năm (triệu đồng).................................... 38
Hình 4. 5: Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ trong giai đoạn 2012 – 2016 ................ 42
Hình 4. 6: Tỷ lệ sử dụng tiền bồi thường vào các mục đích ................................... 44


iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Kí hiệu

Tên viết tắt

CNH

Cơng nghiệp hố

ĐTH

Đơ thị hố

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HĐH

Hiện đại hố

KD – DV

Kinh doanh - dịch vụ

KT – XH

Kinh tế - xã hội

PTĐT

Phát triển đô thị

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TTCN-XD

Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng

TN&MT

Tài nguyên và môi trường


UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


v
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT................................................................ iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.2. Thực tiễn đơ thị hóa .......................................................................................... 6
2.2.1. Tình hình đơ thị hóa trên thế giới ................................................................... 7

2.2.2. Đơ thị hóa ở một số nước phát triển trên Thế giới .......................................... 7
2.2.3. Q trình đơ thị hóa ở Việt Nam .................................................................... 8
2.3. Nghiên cứu trong và ngồi nước về đơ thị hố và tác động của nó đến đất đai và
đời sống con người ................................................................................................ 10
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 13


vi
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý đất đai của thị trấn Chợ Chu .......... 13
- Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 13
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị tới sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn thị trấn Chợ Chu ............................................................................................. 13
3.3.3.. Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới đời sống của người dân trên
địa bàn bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................ 13
3.3.4. Tác động tích cực và tiêu cực của đơ thị hóa tới sản xuất nơng nghiệp và đời
sống kinh tế - xã hộ của người dân ........................................................................ 13
3.3.5. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trị quản lý nhà
nước trong q trình đơ thị hóa tại thị trấn Chợ Chu .............................................. 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 14
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu .............................................. 14
3.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 14
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 15
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ và sủ dụng đất thị trấn Chợ Chu .................. 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 16

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 19
4.1.3. Tình hình quản lý đất đai của thị trấn Chợ Chu ............................................ 25
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị tới sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn thị trấn Chợ Chu ............................................................................................. 28
4.2.1. Tình hình sử dụng đất của thị trấn Chợ Chu ................................................. 28
4.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới biến động sử dụng đất ........ 30
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới đời sống của người dân trên địa
bàn thị trấn Chợ Chu ............................................................................................. 35
4.3.1. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến thu nhập và việc làm của người
dân ........................................................................................................................ 35
4.3.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến đời sống xã hội của người dân ........ 43


vii
4.4. Tác động tích cực và tiêu cực của đơ thị hóa tới sản xuất nơng nghiệp và đời
sống kinh tế - xã hội của người dân ....................................................................... 47
4.4.1. Tác động tích cực......................................................................................... 49
4.4.2 Tác động tiêu cực .......................................................................................... 49
4.5. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trò quản lý nhà nước
trong quá trình đơ thị hóa tại thị trấn Chợ Chu ....................................................... 50
4.5.1. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất
đất nông nghiệp trong khu vực đơ thị hóa .............................................................. 50
4.5.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối
với đất đai trong quá trình đơ thị hóa ở thị trấn Chợ Chu. ...................................... 53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 58
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 60
PHỤ LỤC



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài ngun vơ cùng q giá và có tầm quan trọng rất lớn đối
với đời sống con người và xã hội, là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều
yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Đất là nơi diễn ra các hoạt động sống, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sử
dụng đất đai. Nó giữ vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đất đai
còn là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày
càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã
hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu
ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nơng nghiệp vốn có
hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ và giảm tính
bền vững trong sử dụng đất. Ngồi ra, với q trình đơ thị hố làm cho quỹ đất nông
nghiệp ngày càng giảm, trong khi khả năng khai hoang đất mới và các loại đất khác
chuyển sang đất nông nghiệp lại rất hạn chế. Do vậy, ảnh hưởng của đơ thị hóa đến
quỹ đất nơng nghiệp là rất lớn, để sử dụng quỹ đất hợp lý theo quan điểm về sinh
thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất tồn cầu, được các
nhà khoa học trên thế giới đăc biệt quan tâm. Đối với một nước có nền kinh tế nơng
nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của sự phát
triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân càng trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết.
Chợ Chu là thị trấn ở miền núi, đang trong q trình đơ thị hố, cơng nghiệp
hố và hiện đại hố với tốc độ nhanh. Q trình phát triển đơ thị diễn ra trên bình
diện rộng, đã làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và kiến trúc của cả huyện
Định Hóa.



2
Hồ theo xu thế đó, tốc độ phát triển đơ thị đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ
tới quá trình sử dụng đất nông nghiệp tại thị trấn Chợ Chu. Q trình phát triển đơ
thị đã làm cho diện tích đất nơng nghiệp tại thị trấn có những thay đổi đáng kể: diện
tích đất cho sản xuất nơng nghiệp ở khu vực nông thôn bị thu hẹp dần nhường cho
diện tích đất khu đơ thị tăng lên nhanh chóng, quan hệ kinh tế đất đơ thị cũng được
tiền tệ hóa theo quy luật của kinh tế thị trường. Quan hệ sử dụng đất đơ thị có
những phát sinh phức tạp mà nhiều khi đã vượt ra ngồi tầm kiểm sốt của Nhà
nước - đó là tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sự quá tải của hạ
tầng kỹ thuật đô thị, ô nhiễm môi trường, thiếu vốn đầu tư… Đặc biệt, đô thị phát
triển không đúng định hướng, mục tiêu của Nhà nước do công tác xây dựng và quản
lý quy hoạch chưa tốt. Giá cả đất đô thị trên thị trường bất động sản có những biến
động rất phức tạp, gây ra những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội. Do biến
động của quan hệ sử dụng đất trong quá trình phát triển đơ thị, tình hình chính trị xã
hội cũng có những biểu hiện xấu như: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do đơ
thị hố, tình trạng khiếu kiện ngày càng gia tăng, đặc biệt khiếu kiện trong lĩnh vực
đất đai chiếm tỷ lệ lớn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý
Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp,
tận tình của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống
người dân tại thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2012 - 2016”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến quản lý, sử dụng đất
nông nghiệp, đời sống người dân và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trước sự phát

triển đô thị trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý đất đai của
thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp thị trấn
Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến đời sống người dân trên địa bàn thị
trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp và nâng cao đời sống người dân trước sự phát triển đô thị trên địa bàn thị
trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đồng thời tăng cường công tác
quản lý nhà nước trong những năm tới nhằm xây dựng huyện Định Hóa có kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội, có mơi trường đơ thị trong sạch góp phần đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần đóng góp xây dựng cơ sở khoa học về đánh
giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời
sống, việc làm của người dân.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất chính sách tăng cường hiệu quả quản lý, sử
dụng đất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người dân cho thị trấn Chợ Chu,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
- Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính
phủ về việc phân loại đô thị.
- Căn cứ Thông tư số 10/2008/TT-BXD ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Bộ
Xây dựng hướng dẫn về đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu.
- Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
2.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.2.1. Đô thị
Ở Việt Nam, theo điều 6 nghị định số 42/2009/NĐ/CP [8] ngày 07 tháng 5
năm 2009 của chính phủ về việc phân loại đơ thị, có tiêu chuẩn cơ bản về phân loại
đô thị, việc phân loại được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị
tại năm trước liền kề năm lập dự án phân loại đô thị hoặc thời điểm lập đề án phân
loại đô thị, bao gồm :
1. Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp
quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong



5
tỉnh có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh
thổ nhất định.
2. Quy mơ dân số tồn đơ thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng loại đơ
thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của
thị trấn.
4. Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành,
nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
5. Hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị gồm hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội
và hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật:
a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và
có mức độ hồn chỉnh theo từng loại đơ thị.
b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ
mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy
chế quản lý kiến trúc đơ thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố
văn minh đơ thị, có các khơng gian cơng cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân
cư đơ thị, có tổ hợp kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi
trường, cảnh quan thiên nhiên.
2.1.2.2. Đô thị hóa
Đơ thị hóa là một q trình phát triển về dân số đô thị, số lượng và quy mô đô
thị cũng như về các điều kiện sống theo kiểu đơ thị. Trong q trình ĐTH đều có sự
phát triển về lượng và chất ở các đô thị cũng như các điểm dân cư nông thôn (về cơ
cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, cơ cấu tổ chức xã hội và khơng gian quy hoạch – kiến
trúc, hình thái xây dựng,…).
Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu q trình ĐTH và đưa
ra khơng ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự
báo tương lai của quá trình này.



6
“Đơ thị hóa là tiến trình kinh tế - xã hội thể hiện bằng việc tăng dân thành
thị, tập trung một số lượng lớn con người tại các thành phố, đặc biệt là tại những
siêu đô thị, bằng việc phổ biến lối sống thành thị tới toàn bộ hệ thống dân cư của cả
một vùng rộng lớn.
Siêu đơ thị hóa (super-urbanization) là việc tăng dân thành thị một cách
không thể kiểm sốt và dẫn đến q tải cho mơi trường thiên nhiên, phá vỡ sự cân
bằng sinh thái.
Đơ thị hóa giả tạo (false urbanization) là tình trạng điển hình tại các nước
đang phát triển. Trong bối cảnh này sự đô thị hóa vừa khơng gắn với việc phát triển
các chức năng thành phố, vừa liên quan tới việc “lôi” người dân ra khỏi vùng nông
thôn, dẫn đến việc phân bố lại một cách tương đối cư dân nông nghiệp.
Siêu đô thị hóa đặc trưng cho các nước phát triển cịn sự ĐTH giả tạo đặc
trưng cho các nước đang phát triển. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ĐTH
giả tạo và ĐTH theo chiều rộng chứ không theo chiều sâu.”
(theo báo tầm nhìn tri thức & phát triển ra ngày 15/7/2012) [2]
Tóm lại, ĐTH là q trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong
nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện
sống theo kiểu đơ thị đồng thời phát triển đơ thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở
hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.2. Thực tiễn đơ thị hóa
Tiến trình ĐTH gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Quá
trình này mới là sản phẩm của nền văn minh, vừa là động lực của những bước tiến
kì diệu mà nhân loại đã đạt được trong mấy thiên niên kỷ qua.
Đối với Việt Nam, một nước nơng nghiệp truyền thống với thực tế đơ thị hóa thấp và
chậm trong lịch sử đang bước vào thời kỳ mới của nền kinh tế thị trường, thời kỳ CNH –
HĐH, việc nghiên cứu tìm hiểu diễn biến của quá trình đơ thị hóa trên thế giới càng có ý
nghĩa to lớn cả về mặt nhận thức, lý luận cũng như giá trị thực tiễn.



7
2.2.1. Tình hình đơ thị hóa trên thế giới
Đơ thị hố là hiện tượng mang tính tồn cầu và diễn ra với tốc độ ngày một
tăng, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia nghiên cứu về
ĐTH thì trong tiến trình đơ thị hóa từ nửa sau thế kỷ XX có chung một đặc điểm là:
Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số
đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển. Dưới đây là dẫn
chứng về q trình ĐTH :
Bảng 2. 1: Dân số đơ thị và tỉ lệ % dân số sống ở khu vực đô thị năm 1970,
1990 và 2025
Dân số đô thị
(triệu người)

Khu vực

% dân số đơ thị

1970

1990

2025

1970

1990

2025


Tồn thế giới

1352

2282

5187

37

43

61

Các nước đang phát triển:

654

1401

4011

25

34

57

• Các nước kém phát triển nhất


38

103

532

13

20

44

• Các nước khác

615

1298

3479

26

36

59

• Các nước kinh tế phát triển

689


881

1177

67

73

84

(Nguồn: violet.vn ) [12]
Hiện tại tỷ lệ ĐTH ở châu Á là 35%, châu Âu 75%, châu Phi 45%, Bắc Mỹ
90% và 80% ở Mỹ La Tinh. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong 1/4 thế kỷ tới,
việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố mà phần lớn thuộc các nước
kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đô thị.
2.2.2. Đơ thị hóa ở một số nước phát triển trên Thế giới
Mức độ ĐTH cao ở tất cả các nước kinh tế phát triển. Các nước: Ôxtrâylia,
Niudilân, Tây Âu, Bắc Mỹ có mức độ ĐTH cao, tỉ lệ dân số đơ thị đạt từ 80% trở
lên. Cịn khu vực Đơng và Nam Âu mức độ ĐTH cịn thấp, trong đó thấp nhất so
với các nước kinh tế phát triển là các nước Đông Âu: 63% dân số sống ở khu vực
đô thị.


8
Bảng 2. 2: Dân số đô thị ở các nước kinh tế phát triển qua các năm
Khu vực

Dân số đô thị (triệu người)

% dân số đô thị


1950

1970

2025

1950

1970

2025

452

698

1177

54,3

67

84

7,5

13

27


74,6

84

90

Châu Âu

223,9

311

458

56,2

67

85

Nhật Bản

42

74

109

50,3


71

86

Bắc Mỹ

106,1

167

307

63,9

74

85

Liên Xô

62,4

133

277

41,5

57


----

nước kinh tế phát triển
Úc- Niudilân

(Nguồn: violet.vn) [12]
Cùng với sự khác biệt về trình độ phát triển về kinh tế là sự khác biệt về mức
độ ĐTH giữu các nước. Ở châu Âu có thể nhận ra sự khác biệt về mức độ ĐTH dễ
dàng, sự thay đổi mức độ ĐTH trung bình đến mức độ ĐTH cao, ngay trong cùng
quốc gia cũng có sự biến đổi theo từng vùng lãnh thổ.
Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH khơng được bó hẹp trong
phạm vi đơ thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn. Chúng ta cịn phải phát triển
mạng lưới đơ thị hợp lý, xây dựng các đơ thị có quy mơ vừa phải, gắn kết với hệ
thống đô thị vệ tinh. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắn ĐTH với quá trình
CNH - HĐH đất nước. Khi làm quy hoạch phát triển một thành phố cụ thể cần có
kế hoạch xây dựng đồng bộ về nhà ở, kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử
lý nước thải,…
2.2.3. Quá trình đơ thị hóa ở Việt Nam
2.2.3.1. Thời kỳ tiền cơng nghiệp (trước thế kỉ XVIII)
Đơ thị hóa phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Các đô
thị phân tán quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu đơn giản. Tính chất
đơ thị lúc bấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ thương nghiệp.
(Cẩm Bá Thường, 2009) [11]


9
2.2.3.2. Thời kỳ công nghiệp (đến nửa thế kỉ XX)
Các đơ thị phát triển mạnh, song song với q trình CNH. Cuộc cách mạng
công nghiệp đã làm cho nền văn minh đơ thị phát triển nhanh chóng, sự tập trung

sản xuất và dân cư đã tạo nên những đô thị lớn và cực lớn. Cơ cấu đô thị phức tạp
hơn, đặc biệt là các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau (nửa sau thế kỉ XX)
như thủ đô thành phố cảng. Đặc trưng của thời kì này là sự phát triển thiếu kiểm
soát của các thành phố. (Cẩm Bá Thường, 2009) [11]
2.2.3.3. Thời kì hậu cơng nghiệp
Sự phát triển của công nghệ tin học đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất và
phương thức sinh hoạt của đô thị. Khơng gian đơ thị có cơ cấu tổ chức phức tạp,
quy mô lớn. Hệ thống dân cư đô thị phát triển theo cụm và chuỗi. (Cẩm Bá Thường,
2009) [11]
Tổng quan về q trình đơ thị hóa ở Việt Nam:
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có
khoảng 500 đơ thị lớn nhỏ (tỷ lệ đơ thị hóa vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con
số này lên 649 và năm 2003 là 656 đơ thị. Tính đến nay, cả nước đã có 770 đô thị
bao gồm:
- 2 đô thị đặc biệt: TP hồ Chí Minh, Hà Nội
- 15 đơ thị loại I như Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế…
- 16 đơ thị loại II, 45 đô thị loại III, 66 đô thị loại IV và 626 đô thị loại IV
Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay 35%,theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 tỷ
lệ đó là 45% , Bộ xây dựng dự báo tyur lệ đơ thị hóa của Việt Nam vào năm 2025
chiếm 50% dân số đô thị cả nước, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị
chiếm khoảng 52 triệu người.
Mục tiêu đề ra cho nhu cầu sử dụng đất đô thị năm 2025, nhu cầu đất xây
dựng đô thị khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình
85 m2/người. ( Cẩm Bá Thường, 2009) [11]


10
Với tốc độ phát triển đô thị và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối
mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ q trình đơ thị hóa đặc biệt là
vùng nơng thơn Việt Nam.

2.3. Nghiên cứu trong và ngồi nước về đơ thị hố và tác động của nó đến đất đai
và đời sống con người
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các hình thái đơ thị và q trình ĐTH
trên thế giới và khu vực.
Từ cuối thế kỷ XIX, Cerda - kỹ sư người Catalan vẽ quy hoạch thành phố
Barcelone, đặt ra thuật ngữ “urbanisacion” (sau này đã có trong tiếng Pháp:
“urbanization” – đơ thị hố). Ơng tin rằng ĐTH là một kế hoạch và tồn tại nhiều
nguyên lý cơ bản chi phối sự kiến thiết một đơ thị. Ơng cũng ý thức về tầm quan
trọng của việc quản lý thành phố một cách toàn diện với sự huy động kế hoạch về
nhiều lĩnh vực của quản lý đô thị (Bassan, Michel, 2001) [1]. Trong nửa đầu thế kỷ
XX, các nhà nghiên cứu khoa học đã có những quyết định khác nhau về các mơ
hình đơ thị. Năm 1925, nhà xã hội học Ernest Burgess (Mỹ) đã đem ra “mô hình làn
sóng điện”. Theo mơ hình này thì thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng
tâm. Đặc điểm chung của mơ hình đơ thị này là tất cả các lĩnh vực đều có xu hướng
mở rộng. “Mơ hình thành phố đa cực” được hai nhà địa lý Marris và Ullman đưa ra
vào năm 1945. Mơ hình chủ yếu tính đổi các dạng đơ thị mới phát sinh do sự phát
triển của phương tiện giao thông (Bassand, Michel, 2001) [1]. Vào năm 1939, “mơ
hình phát triển theo khu vực” do chuyên gia địa chính Hamer Hoyt đưa ra chủ yếu
tính đến các dạng đơ thị phát triển với sự hiện đại hố các q trình giao thơng và
nhiều thành phần phát triển theo kiểu khu phố. Có thể nói đây là hệ thống hồn
chỉnh nhất vì nó đã tính đến các trục giao thơng lớn.
Có nhiều quan điểm khác nhau trong q trình phát triển đơ thị. Francois
Perrous với quan điểm “thuyết kinh tế chủ đạo” hay còn gọi là “thuyết về các cực
tăng trưởng”.
Ông cho rằng chỉ ở trung tâm đơ thị của hai vùng có sự phát triển các ngành
cơng nghiệp, có sức bành chướng mạnh mới có khả năng tăng trưởng lớn nhất.


11
Nông nghiệp trọng tâm đô thị ấy là những cực tăng trưởng. Đây chính là quan điểm

phát triển đơ thị lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu
của David C. Korkn cần phát triển đô thị lấy con người làm trung tâm. Ông cho
rằng “phát triển là một tiến trình q trình qua đó các thành viên của xã hội tăng
được khả năng cá nhân và định chế của mình để huy động các nguồn lực, tạo ra
những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng
cuộc sống phù hợp với cuộc sống của họ”
Trong nững năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có
những cơng trình nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu về “tác
động kinh tế xã hội và mơi trường của q trình đơ thị hố đối với các vùng nơng
thơn xung quanh các đơ thị lớn”, nghiên cứu “tri thức, thái độ hành vi ứng xử của
cộng đồng đối với vấn đề rác thải, môi trường đô thị…”
Trong 20 năm qua, thực tế đã có khá nhiều nhà nghiên cứu thuộc các cơ quan, tổ
chức phi chính phủ, các trường đại học trong và ngoài nước đến tiến hành nghiên cứu
các thành phố Việt Nam. Một số chủ đề nghiên cứu đã được giới thiệu như: Vai trị của
xã hội cơng dân trong quản lý môi trường đô thị, các thành phần tham gia vào q độ đơ
thị, vấn đề nghèo đói, di dân, tái định cư và quá trình hội nhập cuộc sống mới ở đơ thị.
Nhìn chung, những nghiên cứu chủ yếu tập trung tại hai thành phố lớn Hà Nội
và TP.HCM. Một số nghiên cứu đã phân tích so sánh giữa hai thành phố hoặc với các
nước láng giềng. Thế nhưng, cách tiếp cận và cấp độ quan sát của nhiều ngành khiến
cho các dữ liệu được nghiên cứu và phổ biến ở Việt Nam bị phân tán.
Phát triển để trở thành nước công nghiệp, các đô thị Việt Nam đang gợi ra nhiều
hướng nghiên cứu đòi hỏi các cấp độ quan sát và tiếp cận phân tích khác nhau. Trong
cơng trình “Đơ thị Việt Nam trong thời kỳ q độ” đã gợi mở nhiều chủ đề rất đáng quan
tâm: cần nghiên cứu có hệ thống về q độ đơ thị để làm nổi bật những nét độc đáo của
mỗi thành phố như: Hà Nội, TP.HCM và các thành phố loại hai như Hải Phòng, Đà
Nẵng, Huế. Các chủ đề nảy sinh trong khn khổ các chính sách đơ thị, các lĩnh vực quy
hoạch, thu hồi đất đai, đền bù và tái định cư; các chính sách trong lĩnh vực nhà ở đơ thị
cho mục đích xã hội vẫn là những lĩnh vực cần được nghiên cứu sâu hơn, nhất là đối với



12
những tác động của quá độ kinh tế, của tự do hóa thị trường nhà ở và triển vọng về nhu
cầu nhà ở của xã hội trong thời kỳ đô thị hóa. Mơi trường đơ thị, di dân và nghèo đói là
những chủ đề rất thú vị khi so sánh các vấn đề mơi trường với tình trạng di cư và nghèo
đói; giao thơng đơ thị và sự an tồn: Phương tiện đi lại, các tệ nạn luôn là vấn đề lớn của
người nghèo, người thu nhập thấp và cũng là gánh nặng cho hệ thống y tế.
Những đề tài nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan
liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và q trình phát triển đơ thị nói
trên và cuộc sống, quan hệ phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tháng 11/2004, bộ
xây dựng đã tổ chức các hội nghị nhằm trao đổi chiến lược phát triển đơ thị gắn với
xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, đây là một chiến lược quan trọng mà Việt Nam
đang tích cực triển khai thực hiện.


13
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đất nông nghiệp của thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đời sống kinh tế của các hộ dân tại thị trấn Chợ Chu.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn: thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2012 - 2016.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian tiến hành: từ 8/2016 đến 10/2016.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý đất đai của thị trấn Chợ Chu
- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình quản lý đất đai
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị tới sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn thị trấn Chợ Chu
- Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới sử dụng đất tại thị trấn Chợ Chu.
- Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới biến động sử dụng đất và
tình hình sử dụng đất nông nghiệp.
3.3.3.. Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới đời sống của người dân
trên địa bàn bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến thu nhập và việc làm của người dân
- Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến đời sống xã hội của người dân
3.3.4. Tác động tích cực và tiêu cực của đơ thị hóa tới sản xuất nông nghiệp và
đời sống kinh tế - xã hộ của người dân
- Tác động tích cực


14
- Tác động tiêu cực
3.3.5. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trò quản lý
nhà nước trong q trình đơ thị hóa tại thị trấn Chợ Chu
- Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân bị
mất đất nơng nghiệp trong khu vực đơ thị hóa
- Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối
với đất đai trong quá trình đơ thị hóa ở thị trấn Chợ Chu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
- Phương Pháp thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến nội
dung nghiên cứu:
• Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, về đất đai.
• Thu thập tài liệu, số liệu về môi trường, lao động, việc làm.

- Phương pháp điều tra sơ cấp:
• Quy mơ đất nơng nghiệp của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất.
• Thu nhập, đời sống, việc làm của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất.
• Ý kiến của người dân về vấn đề sử dụng đất, đời sống, việc làm, môi
trường trước sự phát triển của đơ thị.
• Số lượng phiếu điều tra nơng hộ để điều tra tổng thể đời sống, thu nhập
người dân khoảng 50 phiếu.
- Số hộ điều tra được chia thành 3 nhóm sau:
• Nhóm hộ I (Khơng bị thu hồi đất)
• Nhóm hộ II (Bị thu hồi <30% diện tích đất đang sử dụng)
• Nhóm hộ III (Bị thu hồi 30- 70% diện tích đất đang sử dụng)
• Nhóm hộ IV (Bị thu hồi 70-100% diện tích đất đang sử dụng)
3.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để nghiên cứu tình hình sử dụng đất nơng nghiệp, đời sống, thu nhập của các
hộ nông dân, căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên (đất đai, vị trí địa lý,...) và các
điều kiện kinh tế, xã hội (dân số, mật độ dân số, cơ cấu kinh tế...).


15
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố,
các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hồn thiện, đầy
đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.
Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến
trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa
các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển
nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.



16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ và sủ dụng đất thị trấn Chợ Chu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Chợ Chu có tổng diện tích tự nhiên là 558,74 ha, nằm ở phía Bắc
của huyện Định Hóa. Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Kim sơn và Kim phượng
- Phía Nam giáp xã Bảo Cường;
- Phía Tây giáp xã Phúc Chu;
- Phía Đơng giáp Xã Phượng Tiến và Tân Dương

Hình 4.1. Bản đồ vị trí thị trấn chợ chu


×