Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

giáo án vật lí 9 từ tiết 30 đến tiết 51

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.87 KB, 76 trang )

Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
Ngày soạn: 21/112008
Ngày dạy:22/11/2008
Tiết: 23 : NAM CHÂM VĨNH CỬU
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- HS mô tả được từ tính của nam châm
- Biết cách xác định các cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu, biết các từ cực nào thì
hút nhau, các từ cực nào là đẩy nhau.
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng xác định các cực của nam châm vĩnh cửu.
- HS vận dụng các kiến thức về nam châm để giải thích hoạt động của la bàn.
3. Thái độ: Vận dụng những hiểu biết về nam châm vĩnh cửu vào thực tế.
B. Phương pháp:
Thực nghiệm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo an, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 2 thanh nam châm thẳng (1 được bọc kín) -
- Một ít vụn sắt trộn lẫn với vụn nhôm, nhựa, đồng – 1 nam châm chữ U – 1 la bàn – 1
giá TN và một sợi dây để treo thanh nam châm.
HS: Ôn tập lại các tính chất từ của nam châm
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: Xen kẽ bài mới
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (2 phút)
GV: Giới thiệu các nội dung chính của chương II: Chương I các em đã nghiên cứu về
điện, dòng điện và các em cũng đã biết rằng dòng điện có tác dụng từ. Qua chương II các
em sẽ được nghiên cứu kĩ hơn về Nam châm vĩnh cửu, nam châm điện, và biết thêm về từ
trường, và cách tạ ra dòng điện.


GV: Vào bài như phần đầu sgk
2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Từ tính của nam châm (20 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Y/c HS đọc câu C1 (sgk)
HS: Đọc câu C1 (sgk)
GV: Y/c HS thực hiện câu C1 theo nhóm.
HS: thảo luận nhóm để nhớ lại tính chất từ
của nam châm, đề xuất phương án thí
nghiệm để kiểm tra xem một thanh kim loại
có phải là một nam châm hay không?
I. Từ tính của nam châm.
1. Thí nghiệm:
C1(sgk): Đưa thanh kim loại lại gần các
vụn sắt có lẫn các vụn đồng, nhôm...Nếu
thanh kim loại hút các vụn sắt thì đó là một
nam châm.
Trường THCS Trung Giang 1
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
GV: Y/c HS nêu phương án TN
HS: Nêu phương án TN
GV: Nhận xét và chọn cho HS phương án
đúng, giao dụng cụ cho các nhóm trong đó
có thanh kim loại không phải là nam châm,
y/c HS làm TN theo nhóm.
HS: Tiến hành TN theo nhóm và nêu nhận
xét.
GV: Nhận xét kết quả của HS
Y/c HS làm câu C2 (sgk)
HS: Làm TN và trả lời câu C2 (sgk)

GV: Nhận xét, ta có kết luận gì về từ tính
của nam châm.
HS: Nêu kết luận (sgk)
GV: Giới thiệu cách nhận biết các cực của
một thanh nam châm.:
- Người ta sơn các màu khác nhau để chỉ
các từ cực của nam châm.Có khi người ta
ghi các chữ N (North) để chỉ cực Bắc và S
(South) để chỉ cực nam.
- Ngoài sắt thép, nam châm còn hút được
nikêlin, côban, gađôlini ....Các kim loại này
là những vật liệu từ. Nam châm hầu như
không hút đồng, nhôm và các kim loại
không thuộc vật liệu từ.
GV: Giới thiệu về một số nam châm
thường gặp.
C2 (sgk):
Khi đã dứng cân bằng, kim nam châm nằm
dọc theo hướng Nam - Bắc
Khi đã đứng yên trở lại, kim nam châm vẫn
chỉ hướng Nam - Bắc.
2. Kết luận (sgk)
Kim nam châm khi đứng yên luôn chỉ
hướng Nam - Bắc. Một cực của nam châm
(Từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là
cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam
(được gọi là cực Nam).
Hoạt động 2: Tương tác giữa hai nam châm (10 phút).
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Y/c làm TN theo yêu cầu của câu C3

và nêu nhận xét
HS: Làm TN và nêu nhận xét
GV: Nhận xét và y/c HS làm và trả lời câu
C4
II. Tương tác giữa hai nam châm
1. Thí nghiệm
C3 (sgk)
C4 (sgk)
Trường THCS Trung Giang 2
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
HS: Tiến hành TN và nhận xét
GV: Y/c HS rút ra kết luận về sự tương tác
giữa các từ cực của nam châm.
HS: Rút ra kết luận
GV: Nhận xét và nhắc lại kết quả
HS: Theo dõi
2. Kết luận:
Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau:
Chúng hút nhau nếu các cực từ khác tên,
đẩy nhau nếu các từ cực cùng tên
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Y/c HS nêu từ tính của nam châm ?
HS: Nam châm hút được các vật liệu từ như sắt, thép, nikêlin, cô ban, gađônili
- Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc,
còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
- Khi đặt hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên
hút nhau.
GV: Yêu cầu HS làm vào vở học và tổ chức trao đổi trên lớp về lời giải của C5, C6
HS: C5: Có thể Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh Nam châm.
C6: Bộ phận chỉ hướng là kim nam châm. Bởi vì tại mọi vị trí trên trái đất (trừ hai cực)

kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm vững tính chất từ của nam châm.
- Nắm được kí hiệu bằng tên của các từ cực của nam châm.
- Làm câu C7, C8 (sgk), bài tập trong SBT 21.1 đến 21.6
C8 : Dựa vào kết luận về sự tương tác của hai nam châm và ở đây đầu thanh nam châm
đã bị cực Bắc của nam châm hút
Bài tập 21.1 đến 21.4 sử dụng tính chất từ của nam châm.
Bài tập 21.5 Nhìn hình vẽ thấy rằng từ cực và cực địa lí hàon toàn khác nhau.
Trường THCS Trung Giang 3
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
Ngày soạn: 23/112008
Ngày dạy:24/11/2008
Tiết: 24 : TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
A. Mục tiêu bài dạy:
- HS mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện, trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại
ở đâu, biết cách nhận biết từ trường.
- HS rèn luyện kĩ năng làm TN, quan sát, nhận xét.
- HS rèn thái độ yêu thích khoa học.
B. Phương pháp:
Thực nghiệm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk
- 2 giá TN, 1 nguồn điện, 1 kim nam châm được đặt trên giá, 1 công tắc, 1 đoạn dây dẫn,
5 đoạn dây nối, 1 biến trở, 1 ampekế
HS: Học bài củ, làm bài tập
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: (5 phút)
Nêu tính chất từ của nam châm. Muốn xác định các từ cực của một nam châm ta làm thế

nào?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (1 phút)
Ở lớp 7 chúng ta đã biết rằng cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ.Vậy có phải
chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ? Nếu nó chạy qua một dây
dẫn bất kì thì nó có tác dụng từ hay không?
2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Lực từ (10 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Y/c HS nghiên cứu TN hình 22.1 (sgk)
HS: Nghiên cứu và trình bày TN hình 22.1
GV: Nhận xét và y/c HS tiến hành TN.
HS: Tiến hành TN, quan sát và trả lời câu
C1 (sgk)
GV: Nhận xét, y/c HS rút ra kết luận
HS: Nêu kết luận
GV: Nhận xét và thông báo nội dung kết
luận.
GV: Trong không gian, từ trường và điện
trường tồn tại trong một trường thống nhất
là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan
I. Lực từ
1.Thí nghiệm.
C1(skg): Lúc câ bằng, kim nam châm
không còn song song vời dây dẫn nữa
2.Kết luận:
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây
dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng
lực(gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần
nó.Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Trường THCS Trung Giang 4
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
truyền của từ trường biến thiên trong không
gian.
Các sóng radio, vô tuyến, ánh sáng nhìn
thấy, tia X, tia gama cũng là sóng điện từ.
Các sóng điện từ truyền đi mang theo năng
lượng. Năng lượng của sóng điện từ phụ
thuộc vào tần số và cường độ sóng.
Để giảm các tác hại của sóng điện từ thì :
Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa
khu dân cư.
Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng
cách, không sử dụng điện thoại di động để
đàm thoại quá lâu, khi ngủ nên tắt điện
thoại di động.
Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng,
phát thanh truyền hình một cách thích hợp.
Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện
thoại cố định.
Hoạt động 2: Từ trường (18 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Y/c HS quan sát, nêu TN hình 22.2
(sgk).
HS: Quan sát, nêu cách làm TN.
GV: Y/c HS làm TN và trả lời các câu hỏi
C2, C3 (sgk)
HS: Làm TN, quan sát và trả lời các câu hỏi
C2, C3 (sgk)
GV: Y/c HS nhận xét

HS: Nhận xét
GV: Qua TN trên thì ta thấy không gian
xung quanh nam châm, xung quanh dòng
điện có gìđặc biệt.
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Y/c HS đọc kết luận (sgk) và trả lời
câu hỏi :Từ trường tồn tại ở đâu?
HS: Đọc kết luận và trả lời câu hỏi của GV.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và lưu ý
HS một số điểm.
II. Từ trường
1. Thí nghiệm
C2 (sgk): Kim nam châm lệch khỏi hướng
Nam - Bắc
C3 (sgk): Kim nam châm luôn chỉ một
hướng xác định.
2. Kết luận:
- Không gian xung quanh nam châm, xung
quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực
từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói
trong không gian đó có từ trường.
- Tại mọi vị trí nhất định trong từ trường,
kim nam châm đều chỉ một hướng xác định
Trường THCS Trung Giang 5
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
GV: Ta không thể nhận biết từ trường bằng
các giác quan, vậy thì làm thế nào để biết
được ở đâu có từ trường ?
HS: Suy nghĩ, trả lời vấn dề đặt ra của GV
GV: Nhận xét, nêu câu hỏi: Dựa vào đặc

tính nào của từ trường để phát hiện ra từ
trường.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, nêu kết luận : Nơi nào trong
không gian có lực từ tác dụng lên kim nam
châm thì nơi đó có từ trường.
3. Cách nhận biết từ trường.
a) Dùng kim nam châm để nhận biết từ
trường.
b) Kết luận: Nơi nào trong không gian có
lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi
đó có từ trường.
IV : Cũng cố (10 phút )
GV: Y/ c HS nhắc lại về tác dụng từ của dòng điện.
HS: Nhắc lại.
GV: Y/c HS nhắc lại kết luận về tư trường
HS: Nhắc lại.
GV: Y/c HS là câu C4, C5, C6 (sgk)
HS: C4: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng
Nam - Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.
C5: Đó là TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn
chỉ hướng Nam - Bắc
C6: Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Nắm TN về tác dụng từ của dòng điện, cách xác định từ trường
- Làm các bài tập 22.1 dến 22.4 SBT
- Bài tập 22.1 và 22.2 dựa vào TN hình 22.1 dể trả lời.
- Bài tập 22.3 dựa vào kết luận về từ trường để chọn câu trả lời.
- Bài tập 22.4 : Xung quanh dòng điện luôn có từ trường, từ đó nêu cách kiểm tra.
- Đọc phần có thể em không biết để tìm hiểu kĩ hơn về TN Ơ-xtét

Trường THCS Trung Giang 6
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
Ngày soạn: 27/11/2008
Ngày dạy:29/11/2008
Tiết: 25 : TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ
A. Mục tiêu bài dạy:
- Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực
B. Phương pháp:
Thực nghiệm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo an, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 thanh nam châm thẳng – 1 tấm nhựa trong cứng - Một ít mạt sắt – 1 bút dạ
- Một số kim nam châm có trục quay thẳng đứng.
HS: Học bài củ, làm bài tập
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: (5 phút)
Nêu kết luận về tác dụng từ của dòng điện,
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (1 phút)
Ta đã biết xung quanh nam châm có từ trường. Bằng mắt thường không thể nhìn thấy.
Vậy làm thế nào để hình dung ra từ trường và nghiên cứu về nó?
2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Từ phổ (10 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Y/c HS nghiên cứu (sgk)
HS: Nghiên cứu TN và nêu cách tiến hành
TN.

GV: Y/c HS các nhóm tiến hành TN
HS: Tiến hành TN, trả lời câu C1
GV: Nhận xét, nêu nội dung kết luận.
GV: Y/c HS nghiên cứu kết luận (sgk).
HS: Nghiên cứu kết luận.
GV: Từ phổ là gì?
HS: Nêu theo kết luận sgk.
GV: Thông báo cho HS biết là hình ảnh các
đường mạt sắt như trên hình vẽ 23.1 (sgk)
được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh
trực quan về từ trường.
I. Từ phổ
1. Thí nghiệm
C1(sgk): Mạt sắt được xếp thành những
đường cong nối từ cực này sang cực kia của
nam châm.Càng ở xa nam châm, các đường
này càng thưa dần.
2. Kết luận
Trong từ trường của nam châm mạt sắt
được xếp thành những đường cong nối từ
cực này sang cực kia của nam châm.Càng ở
xa nam châm, các đường này càng thưa
dần.
Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi
nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu
Trường THCS Trung Giang 7
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh
nam châm gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình
ảnh trực quan về từ trường.

Hoạt động 2: Đường sức từ (15 phút).
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Y/c HS nghiên cứu hướng dẫn SGK,
trình bày thao tác vẽ đường sức từ.
HS: Trình bày các thao tác vẽ.
GV: Nhận xét, y/c HS vẽ theo chỉ dẫn của
SGK
HS: Vẽ đường sức từ bằng cách tô bút chì.
GV: Yêu cầu học sinh đặt các kim nam
châm lên một đường vừa vẽ và trả lời câu
C2 (sgk)
HS: Đặt các kim nam châm lên một đường
vừa vẽ và trả lời câu C2 (sgk)
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
HS: Nhận xét.
GV: Nêu quy ước đường sức từ và yêu cầu
học sinh vẽ chiều đường sức từ và làm câu
C3 (sgk).
HS: Trả lời câu C3 (sgk)
GV: Yêu cầu học sinh tự nghiên cức phần
kết luận ở sgk
HS: Đọc phần kết luận (sgk).
II. Đường sức từ
1. Vẽ và xác định chiều của đường sức từ.
C2 (sgk).
Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm
luôn định hướng theo một chiều nhất định.
C3 (sgk).
Ở bên ngoài thanh nam châm, các đường
sức từ điều có chiều đi ra từ cực Bắc và đi

vào cực Nam.
2 Kết luận :
- Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc
theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim
này nối với cực Nam của kim kia.
- Mỗi đường sức từ có một chiều xác định.
Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức
từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực
Nam của nam châm.
- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ
dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ
thưa.
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại về các đường sức từ?
HS: Nhắc lại
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C4 (sgk)
HS: Ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U, các đường sức từ gần như song
song với nhau.
Trường THCS Trung Giang 8
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
GV: Yêu câu học sinh làm câu C 5(sgk)
HS: Đầu B của thanh nam châm là cực Nam
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C6 (sgk)
HS: Các đường sức từ được biểu diễn có chiều đi từ Cực Bắc của nam châm bên trái sang
cực Nam của nam châm bên phải.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm khái niệm từ phổ và các đường sức từ
- Nắm được quy ước về chiều và chiều của đường sức từ bên ngoài một nam châm.
- Làm bài tập 23.1 đến 23.5 SBT
- Bài tập 23.1 vẽ sao cho cực Bắc của thanh nam châm thì hướng về cực Nam của thanh

nam châm.
- Bài tập 23.2 : Cực Nam là cực gần cực tô màu của kim nam châm.
- Bài tập 23.4: Cực theo hướng của mũi tên là cực Nam
Ngày soạn: 29/112008
Ngày dạy1/12/2008
Tiết: 26 : TỪ TRƯỜNG TRONG ỐNG DÂYCÓ DÒNG ĐIỆN
Trường THCS Trung Giang 9
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
CHẠY QUA
A. Mục tiêu bài dạy:
- So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của nam châm
thẳng.
- Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.
- Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng
điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.
- HS rèn thái độ tích cực học tập.
B. Phương pháp:
Thực nghiệm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án , sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn – 1 nguồn điện - Một ít mạt
sắt – 1 công tắc – 3 dây nối – 1 bút dạ.
HS: Học bài củ, làm bài tập
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: (5 phút)
1. Nêu kết luận về từ phổ và đường sức từ
2. Làm bài tập 23.1 (SBT).
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (1 phút)

Ta biết rằng xung quanh ống dây có dòng điện chạy qua có từ trường. Vậy từ trường này
có gì khác so với từ trường xung quanh nam châm có gì giống và khác nhau?
2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua (15 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu TN hình
24.1 (sgk).
HS: Nghiên cứu TN
GV: Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện
TN
HS: nêu cách tiến hành TN
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành TN, quan
sát và trả lời câu C1 (sgk).
HS: Tiến hành TN và quan sát, trả lời câu
C1 (sgk).
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
HS: Nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh vẽ các đường sức từ.
HS: Vẽ các đường sức từ của ống dây.
I. Từ phổ của ống dây có dòng điện chạy
qua
1. Thí nghiệm
C1(sgk): Phần từ phổ bên ngoài ống dây có
dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam
châm giống nhau.
Khác nhau : Trong lòng ống dây cũng có
các đường mạt sắt sắp xếp gần như song
song với nhau.
Trường THCS Trung Giang 10
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê

GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C2 (sgk).
HS: Trả lời câu C2 (sgk).
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
HS: Nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh đặt kim nam châm
lên các đường sức từ và xác định chiều của
đường sức từ.
HS: Vẽ chiều của đường sức từ.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C3 (sgk)
HS: Trả lời câu C3 (sgk).
GV: yêu cầu học sinh nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung kết
luận (sgk)
HS: Đọc kết luận (sgk)
C2 (sgk): Đường sức từ ở trong và ngoài
ống dây tạo thành những đường cong khép
kín.
C3 (sgk) : Giống như thanh nam châm, ở
hai đầu ống dây, các đường sức từ cũng đi
vào một đầu và đi ra ở đầu kia.
2. Kết luận:
- Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng
điện chạy qua và bên ngaòi thanh nam
châm giống nhau.Trong lòng ống dây cũng
có các đường sức từ được sắp xấp gần như
song song với nhau.
- Đường sức từ của ống dây là những
đường cong khép kín.
- Tại hai đầu, các đường sức từ có chiều

cùng đi vào một đầu và đi ra ở đầu kia.
- Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy
qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường
sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các
đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.
Hoạt động 2: Quy tắc nắm tay phải (10 phút).
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Đặt câu hỏi : Từ trường do dòng điện
sinh ra , vậy chiều đường sức có phụ thuộc
vào chiều dòng điện hay không ? Sau đó tổ
chức cho HS làm TN kiểm tra dự đoán
HS: Tiến hành làm TN kiểm tra dự đoán.
GV: Nêu kết luận về sự phụ thuộc của
đường sức từ vào chiều dòng điện.
HS: Theo dõi.
GV: Giới thiệu quy tắc nắm tay phải.
HS: Theo dõi.
II. Quy tắc nắm tay phải
1. Chiều của đường sức từ của ống dây có
dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố
nào?
Kết luận : Chiều của đường sức từ phụ
thuộc vào chiều của dòng điện.
2. Quy tắc nắm tay phải.
Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón
Trường THCS Trung Giang 11
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
GV: Yêu cầu học sinh đọc
HS: Đọc quy tắc (sgk).
GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc

HS: Theo dõi giáo viên hướng dẫn.
tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua
các vòng dây thì ngón cái choải ra chỉ chiều
của đường sức từ trong lòng ống dây.
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
HS: Nhắc lại
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C4 (sgk)
HS: Đầu A là cực Nam, đầu B là cực Bắc.
GV: yêu câu học sinh làm câu C 5(sgk)
HS: Kim bị vẽ sai chiều là kim số 5, chiều dòng điện là chiều đi ra ở đầu B (từ B đến A).
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C6 (sgk)
HS: Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm từ phổ và các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.Học thuộc và nắm
được quy tắc nắm tay phải.
- Làm bài 4.1 : Dựa vào quy ước về các cực của ống dây bằng cách xác định chiều của
các đường sức từ bằng quy tắc nắm tay phải, vqf tương tác giữa hai nam châm (cùng tên
thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau)
- Bài tập 24.2 : Lúc này hai cuộn dây tương tác với nhau giống như hai nam châm.
- Bài tập 24.4: Xác định chiều của đường sức từ từ đó xác định tên từ cực của ống dây đễ
xem.
Ngày soạn: 30/11/2008
Ngày dạy:2/12/2008
Tiết: 27 : SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP – NAM CHÂM ĐIỆN
Trường THCS Trung Giang 12
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
A. Mục tiêu bài dạy:
- Mô tả được TN sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Giải thích được vì sao người ta dùng thỏi sắt non để chế tạo nam châm điện.

- Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực
B. Phương pháp:
Thực nghiệm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 ống dây 500 hoặc 700 vòng – 1 la bàn hay kim nam châm đặt trên trục thẳng đứng – 1
giá TN – 1 biến trở - 1 nguồn điện – 1 am pe kế - 1 công tắc – 5 dây nối - một lõi sắt non
và một lõi thép đặt vừa trong lòng ống dây – 1 ít đinh sắt.
HS: Học bài củ, làm bài tập
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: (5 phút)
Nêu kết luận về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua và quy tắc nắm tay phải.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (1 phút)
Một nam châm điện mạnh có thể hút được cả một chiếc xa tải trong khi đó thì nam châm
vĩnh cửu không thể. Vậy nam châm điện được chế tạo như thế nào?
20. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Sự nhiễm từ của sắt, thép (15 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Y/c HS nghiên cứu (sgk) và mô tả TN
hình 25.1 (sgk).
HS: Nghiên cứu TN và nêu cách tiến hành
TN.
GV: Y/c HS các nhóm tiến hành TN
HS: Tiến hành TN quan sát và nhận xét.
GV: Nhận xét, yêu cầu HS làm TN theo
hình 52.2 (sgk).
HS: Các nhóm tiến hành TN và nhận xét

kết quả.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1 (sgk).
HS: Trả lời câu C1 (sgk).
GV: Từ TN, yêu cầu HS rút ra kết luận về
sự nhiễm từ của sắt, thép.
I. Sự nhiễm từ của sắt, thép
1. Thí nghiệm
a) TN hình 25.1 (sgk).
Cho dòng điện chạy qua một ống dây và đặt
gần nó một kim nam châm.
Khi đóng công tắc thì kim nam châm lệch
khỏi hướng ban đầu.
Đặt lõi sắt non hoặc lõi thép vào trong long
ống dây thì kim nam châm bị lệch nhiều
hơn.
b) TN hình 25.2 (sgk).
C1(sgk): Khi ngắt dòng điện đi qua ống
dây, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép
vẫn giữ được từ tính.
2. Kết luận :
a) Lõi sắt lõi thép làm tăng tác dụng từ của
Trường THCS Trung Giang 13
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
HS: Nêu kết luận
GV: Nhận xét.
GV: Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim
có nhiều các bụi, vụn sắt, việc sử dụng các
nam châm điện để thu gom bụi, vụn sắt làm
sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả.
Loài chim bồ câu có một khả năng đặc biệt,

đó là có thể xác định được phương hướng
chính xác trong không gian. Sở dĩ như vậy
bởi vì trong não bộ của chim bồ câu có các
hệ thống giống như la bàn, chúng được
định hướng theo từ trường Trái Đất. Sự
định hướng này có thể bị đảo lộn nếu trong
môi trường có quá nhiều nguồn phát sóng
điện từ. Vì vậy, bảo vệ môi trường tránh
ảnh hưởng tiêu cực của sóng điện từ là góp
phần bảo vệ thiên nhiên.
ống dây có dòng điện.Vì khi đặt trong từ
trường thì lõi sắt, thép bị nhiểm từ và trở
thành một nam châm.
b) Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính
còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.
Ngoài sắt thép, các vật liệu từ khác cũng bị
nhiểm từ khi đặt trong từ trường.
Hoạt động 2: Nam châm điện (10 phút).
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Giới thiệu về cách làm nam châm
điện: Người ta ứng dụng đặc tính về sự
nhiểm từ của sắt để làm nam châm điện.
HS: Theo dõi.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 25.3
(sgk).
HS: Quan sát hình 25.3 (sgk)
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C2 (sgk).
HS: Trả lời câu C2 (sgk).
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
HS: Nhận xét.

GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh nêu cách
làm tăng lực tù của nam châm điện tác
dụng lên một vật
II. Nam châm điện
Người ta ứng dụng đặc tính về sự nhiễm từ
của sắt để làm nam châm điện
C2 (sgk).
Các con số khác nhau (1000, 1500) ghi trên
ống dây cho biết ống dây có thể được sử
dụng với những số vòng dây khác nhau, tùy
theo cách chọn để nói hai đầu ống dây với
nguồn điện. Dòng chữ 1A – 22

cho biết
ống dây được dùng với dòng điện có cường
độ 1A, điện trở của ống dây là 22

Trường THCS Trung Giang 14
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
HS: Nêu : Có thể tăng lực từ của nam châm
bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy
qua ống dây hoặc tăng số vòng dây.
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh trả lời câu
C3 (sgk)
HS: Trả lời câu C3 (sgk): Nam châm điện
a, b thì nam châm điện b mạnh hơn.
Nam châm điện c và d thì d mạnh hơn
Nam châm điện b, d và e thì e mạnh hơn
GV: Yêu câu HS nhận xét
HS: Nhận xét.

C3 (sgk):
Nam châm điện a, b thì nam châm điện b
mạnh hơn.
Nam châm điện c và d thì d mạnh hơn
Nam châm điện b, d và e thì e mạnh hơn.
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại về sự nhiểm từ của sắt thép
HS: Nhắc lại
GV: Yêu cầu HS nhắc lại về nam châm điện.
HS : Nhắc lại.
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C4 (sgk)
HS: Vì khi chạm vào đầu nam châm thì mũi kéo đã nhiễm từ và trở thành một nam châm.
Mặt khác được làm bằng thép nên sau khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa , nó vẫn
giữ được từ tính lâu dài.
GV: yêu câu học sinh làm câu C 5(sgk)
HS: Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C6 (sgk)
HS: Lợi thế của nam châm điện:
- Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và cường độ dòng
điện di qua ống dây.
- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính.
- Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép
- Nắm cấu tạo và cách tăng lực từ cho nam châm điện.
- Làm bài tập 25.1 đến 25.4 SBT.
- Bài tập 25.1 dựa vào đặc tính của nam châm điện để trả lời câu hỏi.
- Bài tập 25.2: Ni ken cũng là vật liệu từ nên nó cũng có khả năng nhiễm từ, và sử dụng
quy tắc nắm tay phải để xác định tên từ cực của nam châm.
- Bài tập 25.3: các kẹp sắt đặt trong từ trường của thanh nam châm cũng bị nhiễm từ, dựa

vào sự tương tác của hai thanh nam châm để xác định cực của các kẹp sắt.
Ngày soạn:3/11/2008
Ngày dạy:5/12/2008
Tiết: 28: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM ĐIỆN
Trường THCS Trung Giang 15
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
A. Mục tiêu bài dạy:
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ,
chuông báo động.
- Kể tên một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
B. Phương pháp:
Thực nghiệm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 ống dây 100 vòng, đường kính cuộn dây cở 3cm – 1 giá TN – 1 biến trở - 1 nguồn điện
– 1 am pe kế - 1 công tắc – 1 nam châm chữ U - 5 dây nối – 1 loa điện.
HS: Học bài củ, làm bài tập
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: (5 phút)
Nêu kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép và nam châm điện.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (1 phút)
Nam châm đựợc chế tạo không mấy khó khăn và ít tốn kém nhưng lại có vai trò rất quan
trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong kĩ thuật. Vậy nam châm
có những ứng dụng gì trong thực tế.
20. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Loa điện (20 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung

GV: Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của
nam châm trong thực tế và kĩ thuật
HS: Nhắc lại một số ứng dụng của nam
châm đã được học.
GV: Yêu cầu nhóm HS mắc mạch điện như
mô tả trên sơ đồ hình 26.1 SGK, tiến hành
TN, quan sát hiện tượng xảy ra với ống dây
trong hai trường hợp khi cho dòng điện
chạy qua ống dây và khi cường độ dòng
điện trong ống dây thay đổi.
HS: Tiến hành TN quan sát và nhận xét.
GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng
HS: Nêu
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận từ TN trên
HS: Nêu kết luận
I. Loa điện
1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện
Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của
dòng điện
a) TN hình 26.1 (sgk).
Cho dòng điện chạy qua một ống dây và đặt
một nam châm chữ U song song trong lòng
ống dây.
Ống dây có thể bị đẩy, bị hút. Bị nam châm
tác dụng một lực.
Khi thay đổi cường độ dòng điện qua ống
dây thì lực tác dụng cũng bị thay đổi.
b. Kết luận :
Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển
động

Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây
dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực
Trường THCS Trung Giang 16
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
GV: Dựa vào TN trên, người ta chế tạo ả
loa điện, yêu cầu HS quan sát hình 26.2 và
nêu cấu tạo cảu lao điện.
HS: Quan sát và nêu cấu tạo của loa điện.
GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu sách giáo khoa
và nêu nguyên tắc hoạt động của loa điện
HS: Nêu
GV: Nhận xét và lưu ý thêm một số điểm
HS: Theo dõi.
của nam châm.
2. Cấu tạo của loa điện:
Bộ phận chính của loa điện là một ống dây
L được đặt trong từ trường của một nam
châm mạnh E, một đầu ống dây gắn cặht
với màng loa M. Ống dây có thể dao động
dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam
châm.
Trong loa điện, khi dòng điện có cường độ
thay đổi (theo biên độ và tần số của âm
thanh) được truyền từ Micro qua bộ phận
tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động,
màng loa dao động theo và phát ra âm
thanh đúng như âm thanh mà nó nhận được
từ micrô. Loa điện biến dao động điện
thành âm thanh.
Hoạt động 2: Rơle điện từ (10 phút).

Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Rơle điện từ là một thiết bị tự đóng,
ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự
làm việc cảu mạch điện.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 26.3
(sgk), mô tả các bộ phận chính của rơle
điện từ.
HS: Quan sát hình 26.3 (sgk), mô tả
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C1 (sgk).
HS: Trả lời câu C1 (sgk).
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
HS: Nhận xét.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 26.4 (sgk),
mô tả cấu tạo của chuông điện.
HS: Quan sát, mô tả cấu tạo chuông điện.
GV: yêu cầu HS trả lời câu C2 (sgk).
HS: Trả lời câu hỏi C2 (sgk)
II. Rơle điện từ-
1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của rơle
điện từ.
C1 (sgk).
Vì khi có dòng điện trong mạch 1 thì nam
châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện
2.
2. VÍ dụ về ứng dụng của rơle điện từ:
Chuông báo động
Bộ phận chính là hai miếng kim loại của
công tắc K (một miếng được gắn khít vào
khung và miếng kia gắn vào cánh cửa),
chuông điện C, Nguồn địên, Rơle điện từ

có nam châm điện và miếng sắt non.
C2 (sgk):
Khi đóng cửa, chuông không kêu vì mạch
điện 2 hở.
Khi cửa hé mở, chuông kêu vì mạch điện 1
Trường THCS Trung Giang 17
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
hở, nam châm điện mất hết từ tính, miếng
sắt rơi xuống và tự đóng mạch điện 2.
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại về ứng dụng của nam châm.
HS: Nhắc lại
GV: Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của loa điện và rơle điện từ
HS : Nhắc lại.
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C3 (sgk)
HS: Được. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam câhm sẽ tự động hút mạt
sắt ra khỏi mắt.
GV: yêu câu học sinh làm câu C 4(sgk)
HS: Khi dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng của nam châm điện
mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự
động ngắt.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm kết luận ứng dụng của nam châm
- Nắm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện và rơle điện từ.
- Làm bài tập 26.1 đến 26.4SBT.
- Bài tập 26.1 dựa vào cách làm tăng lực từ của nam châm điện.
- Bài tập 26.2: Sau khi nhiễm từ, thanh thép thành một nam châm và cực gần nam châm
thì bị nam châm hút
- Bài tập 26.3: Kim la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa
là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp.

Ngày soạn:5/12/2008
Ngày dạy:8/12/2008
Tiết: 29: LỰC ĐIỆN TỪ
Trường THCS Trung Giang 18
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
A. Mục tiêu bài dạy:
- Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện
chạy qua đặt trong từ trường.
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt
vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ.
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
B. Phương pháp:
Thực nghiệm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 nam châm hình chữ U – 1 nguồn điện – 1 đoạn dây AB bằng đồng – 7 dây nối – 1 biến
trở 20

-2A – 1 công tắc – 1 giá TN – 1 ampe kế.
HS: Học bài củ, làm bài tập
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: (5 phút)
Nêu các ứng dụng của nam châm, nguyên tắc hoạt động của loa điện và rơle điện từ.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (1 phút)
Thí nghiệm Ơ-xtét cho thấy rằng dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm. Vậy kim
nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không?
20. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện (10 phút)

Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh mô tả lại thí nghiệm
Ơ – xtét.
HS: Mô tả TN Ơ – xtét
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu TN hình
27.1 (sgk) và nêu cách bố trí, tiến hành TN.
HS: Nêu TN.
GV: Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm
HS: Tiến hành TN theo nhóm, nêu hiện
tượng của TN.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1 (sgk).
HS: Dây dẫn AB đã bị lực tác dụng của
một lực.
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
HS: Nhận xét.
GV: Nêu nội dung kết luận
HS: Theo dõi.
I Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có
dòng điện
1. Thí nghiệm
C1 (sgk) : Chứng tỏ dây dẫn AB chịu tác
dụng của một lực nào đó.
2. Kết luận :
Từ trường tác dụng lên dây dẫn AB có
dòng địên đặt trong từ trường. Lực đó gọi
Trường THCS Trung Giang 19
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
là lực điện từ.
Hoạt động 2: Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái (20 phút).
Hoạt động của GV – HS Nội dung

GV: Yêu cầu HS làm lại TN hình 27.1,
quan sát chiều chuyển động của dây dẫn
AB khi đổi chiều dòng điện và đổi chiều
đương sức từ.
HS: Làm TN và nêu hiện tượng.
GV: Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về
chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
khi đổi chiều dòng điện và đổi chiều đường
sức từ.
HS: Khi đổi chiều dòng điện hoặc đổi chiều
đường sức từ thì chiều của lực điện từ cũng
thay đổi.
GV: Vậy chiều lực từ phụ thuộc vào yếu tố
nào?
HS: Nêu kết luận về chiều của đường sức
từ.
GV: Nhận xét, nêu lại nội dung kết luận
(sgk).
HS: Theo dõi.
GV: Để xác định chiều của lực điện từ, ta
sử dụng quy tắc bàn tay trái, yêu cầu HS
nghiên cứu nội dung quy tắc
HS: Nghiên cứu nội dung quy tắc (sgk)
GV: Yêu cầu HS nêu nội dung quy tắc
HS: Nêu quy tắc.
GV: Nhắc lại nội dung quy tắc, yêu cầu HS
đọc quy tắc (sgk).
HS: Đọc quy tắc (sgk).
GV: Yêu cầu HS sử dụng quy tắc bàn tay
trái để kiểm tra chiều lực điện từ ở TN hình

27.1
HS: Kiểm tra và nêu kết quả kiểm tra.
GV: Nhận xét, nêu lại quy tắc và cách vận
dụng .
HS: Theo dõi.
II. Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay
trái
1. Chiều của lực từ phụ thuộc vào những
yếu tố nào?
a) Thí nghiệm
Đổi chiều dòng điện hoặc đổi chiều đường
sức từ thì dây dẫn AB chuyển động theo
hướng khác
b) Kết luận:
Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy
trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
2. Quy tắc bàn tay trái
Quy tắc (skg) :
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ
hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến
ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
thì ngón tay cái choãi ra 90
0
chỉ chiều của
lực điện từ.
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc bàn tay trái.
HS: Nhắc lại
Trường THCS Trung Giang 20

Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C2 (sgk)
HS: Trong dây dẫn AB. Dòng điện có chiều đi từ B đến A
GV: Yêu câu học sinh làm câu C 3(sgk)
HS: Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên
GV: Nhắc lại cách dùng quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết các
yếu tố còn lại.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm kết luận về lực điện từ
- Nắm quy tắc bàn tay trái và việc sử dụng quy tắc.
- Làm bài tập 27.1 đến 27.4SBT.
- Bài tập 27.1 dựa vào quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực từ tác dụng lên các vòng
dây của khung dây rồi dựa vào sự tổng hợp lực để trả lời.
- Bài tập 27.2: Dựa vào quy tắc bàn tay trái để biểu diễn, và từ đó suy nghĩ câu tiếp theo
- Bài tập 27.3: Sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên các cạnh của
khung dây, dựa vào tác dụng của lực tổng hợp để trả lời.
Ngày soạn:10/12/2008
Ngày dạy:12/12/2008
Tiết: 30: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
Trường THCS Trung Giang 21
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
A. Mục tiêu bài dạy:
- Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều.
- Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện.
- Phát hiện được sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động.
.- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
B. Phương pháp:
Thực nghiệm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:

1 mô hình động cơ điện một chiều có thể hoạt động ở hiệu điện thế 6V – 1 nguồn điện.
HS: Học bài củ, làm bài tập
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: (5 phút)
Nêu kết luận về lực điện từ và quy tắc bàn tay trái.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (1 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc tình huống nêu đầu bài?
HS: Đọc tình huống
GV: Vậy để trả lời câu hỏi : Động cơ điện được cấu tạo và hoạt động như thế nào ta vào
bài học hôm nay.
20. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ diện một chiều (17 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: HS nghiên cứu SGK, đưa mô hình về
từng nhóm để tìm hiểu cấu tạo của động cơ
điện một chiều và yêu cầu mỗi HS có thể
chỉ rõ trên mô hình hai bộ phận chính của
nó.
HS: Nghiên cứu SGK, mô hình
GV: Yêu cầu HS mô tả cấu tạo của động cơ
điện.
HS: Mô tả các bộ phận chính của động cơ
điện.
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh quan sát
hình 28.1 (sgk) và chỉ ra các bộ phận chính
của động cơ điện .
HS: Quan sát và nêu cấu tạo của động cơ
điện một chiều.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu phần hai và
nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện.
I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của
động cơ diện một chiều
1. Các bộ phận chính của động cơ điện một
chiều.
Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận
chính là nam châm và khung dây dẫn, ngoài
ra còn có bộ phận góp điện, có các thanh
quét C
1
, C
2
đưa dòng điện từ ngiồn điện vào
khung dây.
2. Hoạt động của động cơ điện một chiều.
Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên
Trường THCS Trung Giang 22
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
HS: Nêu nguyên tắc cơ bản.
GV: Yêu cầu HS làm các câu hỏi C1 (sgk)
HS: Từng HS sử dụng quy tắc bàn tay trái
để xác định các lực điện từ tác dụng lên các
đoạn dây dẫn.
GV: Nhận xét, yêu cầu HS làm câu C2
(sgk)
HS: Nêu dự đoán
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét.
GV: Yêu cầu HS thực hiện TN theo nhóm

để kiểm tra dự đoán
HS: Tiến hành TN theo nhóm để trả lời câu
C3(sgk)
GV: Theo dõi HS làm TN
Yêu cầu HS nghiên cứu kết luận (sgk).
HS; nghiên cứu kết luận (sgk).
GV: Yêu cầu HS đọc kết luận (sgk)
HS: Đọc kết, luận (sgk).
tác dụng của từ trường lên khung dây có
dòng điện chạy qua đặt trong từ trường
C1 (sgk):
C2 (sgk): Khung dây sẽ quay do tác dụng
của hai lực lên tác dụng lên đoạn dây AB
và CD
C3 (sgk)
3. Kết luận:
a) Động cơ điện một chiều có hai bộ phận
chính là nam châm tạo ra từ trường (bộ
phận đứng yên )và khung dây dẫn có dòng
điện chạy qua (bộ phận quay). Bộ phận
đứng yên goig là stato, bộ phận quay gọi là
rôto
b) Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ
trường và cho dòng điện chạy qua thì dưới
tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay
Hoạt động 2: Động cơ điẹn một chiều trong kĩ thuật (8 phút).
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 28.2 (sgk)
và chỉ ra các bộ phận chính của động cơ
một chiều trong kĩ thuật.

HS: Quan sát và mô tả
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C4 (sgk)
HS: Trả lời câu C4 (sgk)
GV: yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu phần kết luận
(sgk)
II. Động cơ điẹn một chiều trong kĩ thuật
1. Cấu tạo của động cơ điện một chiều
C4 (sgk):
Bộ phận tạo ra từ trường (Stato) là một nam
châm điện.
Bộ phận quay không đơn giản là một khung
dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau
và song song với trục của một khối trụ làm
bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
2. Kết luận
a) Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo
Trường THCS Trung Giang 23
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
HS: Nghiên cứu, đọc nội dung kết luận
(sgk)
ra từ trường là nam châm điện.
b)Bộ phận quay không đơn giản là một
khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch
nhau và song song với trục của một khối trụ
làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
Hoạt động 3: Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện (3 phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Khi hoạt

động, động cơ điện chuyển hóa năng lượng
từ dạng nào sang dạng nào?
HS: Trả lời câu hỏi của GV
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét.
III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ
điện
Khi hoạt động, động cơ điẹn chuyển hóa
điện năng thành cơ năng.
IV : Cũng cố (8 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ (sgk)
HS: Đọc
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C5 (sgk)
HS: Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ
GV: Yêu câu học sinh làm câu C 6(sgk)
HS: Vì nam châm vĩnh cữu không tạo ra được từ trường mạnh như nam châm điện.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (2 phút )
- Nắm kết luận về động cơ điện
- Làm câu C7 (sgk)
- Làm bài tập 28.1 đến 28.4SBT.
- Bài tập 28.1 khi nối trục của đĩa và thủy ngân vào hai cực của nguồn điện thì sẽ có dòng
điện chạy qua đĩa. Dựa vào nguyên tắc hoạt động của động cơ điện để trả lời.
- Bài tập 28.4: Dựa vào các kiến thức đã học để trả lời.
- Kẻ bảng báo cáo thực hành ở trang 81, chuẩn bị tiết sau thực hành.
Ngày soạn:10/12/2008
Ngày dạy:12/12/2008
Tiết: 31: THỰC HÀNH :CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU
Trường THCS Trung Giang 24
Giáo án vật lý 9 GV: Đào Thị Hồng Lê
VÀ NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN

A. Mục tiêu bài dạy:
- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là
nam châm không.
- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và
chiều dòng điện trong ống dây.
- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hiện, biết xử lí và báo cáo
kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm.
B. Phương pháp:
Thực hành theo nhóm
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 nguồn điện – 2 đoạn dây một bằng thép một bằng đồng dài 3,5cm
Φ
= 0,4mm - Ống
dây A 200 vòng - Ống dây B 300 vòng – 2 đoạn chỉ nilông mảnh dài 15cm – 1 công tắc –
bút dạ.
HS: Học bài củ, làm bài tập, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II. Bài củ: (5 phút)
1. Nêu kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép
2. Nêu kết luận từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (1 phút)
Chúng ta đã biết rằng sắt thép đặt trong từ trường thì bị nhiễm từ. Vậy người ta dựa vào
tính nhiễm từ này để chế tạo nam châm vĩnh cửu như thế nào?
20. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Lý thuyết và cách thức tiến hành thực hành (10phút)
Hoạt động của GV – HS Nội dung
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 (sgk)

HS: Trả lời câu C1 (sgk)
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2 (sgk)
HS: Trả lời câu C2 (sgk)
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, nêu bổ sung hoàn thiện.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3 (sgk)
HS: Trả lời câu C3 (sgk)
I. Lý thuyết và cách thức tiến hành thực
hành
C1 (sgk):
Đặt thanh thép trong từ trường của nam
châm, của dòng điện.
C2 (sgk):
Treo kim thăng bằng trên một sợi dây
không xoắn xem nó có chỉ hướng Nam -
Bắc hay không hoặc đưa nó lại gần các mạt
sắt xem nó có hút các mạt sắt hay không....
C3 (sgk): Đặt kim nam châm vào trong
lòng và gần một đầu của ống dây. Căn cứ
sự định hướng của kim nam châm mà xác
Trường THCS Trung Giang 25

×