Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa gắn với PHÁT TRIỂN KINH tế TRI THỨC ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.34 KB, 31 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển
cương lĩnh 1991) do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác
định: “Từ nay đến giữa thể kỷ XXI, toàn đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn
đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, toàn Đảng,
toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường,
phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức,
quán triệt và thực hiện tốt một trong các phương hướng cơ bản là: “ Đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường” 1. Đây không chỉ là sự tiếp tục đường lối
và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã được xác định
ở các kỳ đại hội trước đây, mà còn thể hiện sự nhạy bén và phát triển sáng
tạo của Đảng ta trong việc nhận thức và vận dụng học thuyết kinh tế Mác –
Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước trong bối cảnh mới.
I. CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ, KINH TẾ TRI
THỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI GẮN KẾT HAI QUÁ TRÌNH NÀY
1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1. Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ đổi mới
Từ khi bước vào công cuộc đổi mới năm 1986, cùng với việc từng
bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải
phóng các lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế
quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta ngày càng
xác định rõ quan điểm mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quan điểm ấy là kết quả tổng kết thực tiễn, rút ra từ những bài học
của mấy thập kỷ trước đây, kết hợp với sự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm
và kiến thức của thế giới và thời đại.
Hội nghị Trung ương VII của Đảng (1994) đã chỉ rõ: “Công nghiệp


1

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐH XI, Nxb CTQG, H.2011, Tr. 75

1


hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao đọng thủ
công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động, cùng với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động
xã hội cao”1.
Coi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ
đổi mới là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế, xã hội, Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), khi
thông qua đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta nhấn
mạnh, mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: “ Xây dựng nước ta
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh
tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững
chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.”2
Kết thúc thế kỷ 20, bước vào thế kỷ 21, bối cảnh trong nước và quốc tế
tiếp tục có những thay đổi mau chóng. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhận định: “Thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều
biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức
ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”3
Từ nhận định đó Đại hội IX của Đảng ta xác định: “ Con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có
những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. phát huy những lợi thế của đất

nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là
công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng
nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học
và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”4.
1.2. Những đặc điểm chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Việt Nam hiện nay.
1
2
3

4

ĐCSVN, VK Đảng thời kỳ đổi mới, Về phát triển kinh tế - xã hội, Nxb CTQG, H 2005,Tr 235.
ĐCSVN, VKĐHĐ toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H.1996, tr.80.
ĐCSVN, VKĐHĐ toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.64.
VKĐHĐIX, Tr.91.

2


Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta có nhiều nét đặc thù cả về nội
dung, hình thức, qui mô, cách thức tiến hành và mục tiêu chiến lược. Những
nét đặc thù này được thể hiện khái quát ở một số điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là quá
trình rộng lớn, phức tạp và toàn diện. Có nghĩa là nó diễn ra trong tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, có sự kết hợp giữa các bước đi
tuần tự và bước đi nhảy vọt, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng và phát
triển theo chiều sâu, kết hợp giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất của
các tác nhân tham gia quá trình. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
mang tính bao trùm rất cao, theo đó đén năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhưng mục tiêu xa hơn là nước
ta trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã họi công bằng, dân chủ, văn
minh”.
Thứ hai: Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng khoa học – công
nghệ đang diễn ra mạnh mẽ nước ta không thể chờ thực hiện xong công
nghiệp hoá rồi mới tiến hành hiện đại hoá, mà phải tiến hành đồng thời và
đồng bộ công nghiệp hoá và hiện đại hoá như một quá trình thống nhất. Có
thể nhìn nhận quá trình này từ hai mặt thống nhất với nhau: Một mặt, đó là
quá trình xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tức là tạo nền tảng vật chất, kỹ
thuật (lực lượng sản xuất) của nền kinh tế; Mặt khác, đó là quá trình cải cách
thể chế và cơ chế kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu
bao cáp, sang kinh tế thị trường và hội nhập. Công nghiệp hoá gắn với hiện
đại hoá là cách làm đẩy lùi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, nha nh chóng đưa nước ta tiến kịp các nước
trong khu vực, họi nhập vào sự phát triển chung của khu vực và trên thế giới.
Thứ ba: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cần và có
thể được “rút ngắn”. Việc cần được “rút ngắn” ở đây là đòi hỏi khách quan
của nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng tụt hậu phát triển. Bên cạnh đó, bối cảnh
trong nước và quốc tế cho phép nước ta có thể “rút ngắn” quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về cơ bản cách để nước ta có thể thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá “rút ngắn” bao gồm hai mặt: Một mặt, đạt và duy trì
một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước đi trước liên tục trong một
3


thời gian dài để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với các nước
đó (thực chất là tăng tốc để đuổi kịp); Mặt khác, lựa chọn và áp dụng một
phương thức công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho phép bỏ qua một số bước đi
vón là bắt buộc theo kiểu phát triển tuần tự, đẻ đạt tới một nền kinh tế có
trình độ phát triển cao hơn (thực chất là lựa chọn con đường, bước đi và giải

pháp CNH để đi nhanh tới hiện đại). Hai mặt này không đối lập mà thống
nhất với nhau và đang tiếp tục được làm sáng tỏ hơn con đường đẩy nhanh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Thứ tư: Ở nước ta quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá có quan hệ
chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế tri thức. Trong thời gian qua tại
không ít các diễn đàn và công trình nghiên cứu khoa học, mối quan hệ giữa
công nghiệp hoá, hiện đại hoá với kinh tế tri thức đã từng bước được làm rõ.
Về đại thể, có mạnh dạn đi ngay vào phát triển kinh tế tri thức, mới có khả
năng thay đổi phương thức và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Hay nói cách khác phát triển kinh tế tri thức tạo điều kiện cho việc thực
hiện mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá “rút ngắn” ở nước ta. Ngược lại,
việc thực hiện các bước đi và mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đi vào phát triển
kinh tế tri thức.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn của quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt nam.
Bối cảnh trong nước và quốc tế ngày nay hàm chứa nhiều thuận lợi
những cũng đặt ra không ít khó khăn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam. Những thuận lợi và khó khăn này tồn tại đan xen với
nhau, có thể chuyển hoá cho nhau. Việc phân định một cách tương đối và
nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc hoạch định mục tiêu, bội dung và phương pháp tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ trong thực tế. Về đại
thể, những thuận lợi và khó khăn được khái quát ở một số nội dung sau:
1.3.1. Thuận lợi
- Thứ nhất: Sau 20 năm đổi mới, thế và lực của nước ta có những thay
đỏi mạnh mẽ, thể hiện ở những cái mới như:
4



+ Cấu trúc kinh tế mới. Cơ chế thị trường thay cho cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, nền kinh tế thuần nhất một thành phần khép kín, được thay
bằng nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai
trò và chức năng mới của Nhà nước, xã hội năng động hơn, các yếu tố cấu
thành hệ thống kinh tế - xã hội được kết nối chặt chẽ hơn.
+ Tiềm lực kinh tế mới: GDP tăng trưởng với tốc độ cao liên tục trong
nhiều năm, với cơ cấu ngành biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
+ Thế phát triển mới: Việt Nam thoát khỏi tình trạng cấm vận kinh tế,
qua hệ thương mại và đầu tư quốc tế mở rộng, đã gia nhập ASEAN, ASEM,
APEC, WTO.
+ Động lực phát triển mới: Xuất hiện những động lực phát triển mới,
mạnh mẽ như cạnh tranh thị trường, sự mở rộng các cơ hội, sức mạnh của
tinh thần dân tộc trong cuộc đua tranh phát triển.
+ Lực lượng, chủ thế phát triển mới: Năng lực của các chủ thể phát
triển: Nhà nước, nhân dân, đội ngũ doanh gia, tri thức, quản trị được nâng
cao, các yếu tố bên ngoài vốn, công nghệ - kỹ thuật, thị trường, tri thức trở
thành lực lượng thúc đẩy phát triển quan trọng.
- Thứ hai: Bối cảnh quốc tế với những ưu thế nổi trội bao gồm: Toàn
cầu hoá kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, hoà bình, ổn định và hợp tác cùng
phát triển giữa các quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
Trong bối cảnh đó Việt Nam đã và đang theo đuổi và thực hiện chính
sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực,
nâng cao hiện quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Việc tham gia vào các quá trình liên doanh,
liên kết, hợp tác song phương và đa phương, hợp tác khu vực và quốc tế của
nước ta góp phần phát huy hữu hiệu lợi thế so sánh của đất nước, thu hút
được những nguồn lực dồi dào về vốn, kỹ thuật, công nghệ, tri thức, kỹ năng

của thế giới cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ben cạnh đó việc
tham gia toàn cầu hoá kinh tế cũng tạo động lực cho việc đẩy mạnh những
5


cải cách trong nước theo hướng hiện đại phù hợp với khung khổ chung của
quốc tế.
- Thứ ba: Là một nước tiến hành CNH muộn, Việt Nam có thể tận
dụng được những lợi thế của “nước đi sau”. Bên cạnh việc thu hút những
nguồn lực vật chất và trí tuệ quan trọng như nêu trên, các nước đi sau như
Việt Nam còn có thể học hỏi kinh nghiệm phong phú về công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của các nước đi trước. Một lợi thế nữa của nước đi sau là chúng
ta dế chuyển đổi cơ cấu, vì không lệ thuộc vào những cơ sở vật chất đã có
(các phí tổn không phải là quá lớn để thay đổi những cái cần thay đổi). Điều
này tạo dễ dàng cho chúng ta bắt tay vào phát triển kinh tế theo các định
hướng cơ cấu đã lựa chọn bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và
cơ cấu thành phần kinh tế.
- Thứ tư: Nước ta có vị trí địa kinh tế thuận lợi, nằm ở trung tâm vùng
kinh tế năng động Đông Nam Á. Thuận lợi cho việc giaolưu và hội nhập kinh
tế quốc tế; nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú để
phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng. Đặc biệt nước ta có lực
lượng lao động dồi dào, cơ cấu trẻ, năng lực trí tuệ con người Việt Nam
không thua kém các nước, tiếp thu nhanh các tri thức mới, dễ đào tạo có khả
năng sáng tạo. Những yếu tố trên tạo nên lợi thế quan trọng trong cạnh tranh
quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành , những
lĩnh vực hiện đại, có thể theo hướng rút ngắn.
1.3.2. Khó khăn
- Tăng trưởng kinh tế chưa được đặt trên cơ sở đủ vững chắc, hiệu quả
và sức cạnh tranh chưa cao, trình dộ phát triển lực lượng sản xuất thấp, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch chậm, lậc hậu và còn nghiêng về hướng nội… là

những đặc tính của nền kinh tế nước ta sau 25 năm đổi mới. Thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới chỉ đang hình thành, chưa đồng
bộ và chưa vận hành tốt, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng và chưa có
tính khuyến khích cao. Nói một cáhc ngắn gọn nền kinh tế nước ta đang phát
triển, đang chuyển đổi. Thực tế này là khó tranh khỏi đói với một quốc gia
đang phát triển, có tính tạm thời và được khắc phụ dần trong quá trình đổi
mới, tuy nhiên nó đang là một trở ngại lớn đối với quá trình công nghiệp hoá,
6


hiện đại hoá trong môi trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay. Trong đó thách
thức đặt ra là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới.
- Tuy bối cảnh quốc tế thể hiện 3 xu thế nổi trôi như đã nêu trên đây,
song tình hình thế giới luôn có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chứa
đựng những yếu tố khó lường. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá
trình toàn cầu hoá, đặt nền kinh tế Việt nam trước những khó khăn do cạnh
tranh gay gắt, sự dễ bị tổn thương trước các cú xốc từ bên ngoài và những
ảnh hưởng mặt trái khác và những ảnh hưởng "mặt trái" khác của toàn cấu
hoá kinh tế hiện nay. Nếu chúng ta không có chính sách và biện pháp để hạn
chế và vượt qua những khó khăn trên thì chúng có thể có những tác động
mang tính phá huỷ ghê gớm kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước trong
nhiều năm.
- Là nước tiến hành công nghiệp hoá muộn, Việt Nam gặp phải những
khó khăn của nước đi sau. Khó khăn rõ nét là chúng ta phải ở thế bất lợi
trong cạnh tranh quốc tế do năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp hàm
lượng vốn và trí tuệ trong sản phẩm không cao lại thường bị động trong việc
tuân thủ các luật lệ quốc tế. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, nước ta phải đối mắt với những vấn đề tài nguyên môi trường,
dân số và công ăn việc làm ngày càng gay gắt. Mức độ suy kiệt tài nguyên

thiên nhiên cùng với sự xuống cấp của môi trường sống là hệ quả của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trên qui mô toàn cầu, nhưng người gánh chịu lại chủ
yếu là các nước chậm phát triển, trong đó có nước ta, đó là một khó khăn
không thể lường hết được. Nó làm cho chi phí của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá tăng lên đáng kể, đồng thời làm giảm tính bền vững của quá trình này.
Trong khi đó sự gia tăng của dân số của lực lượng lao động nhanh hơn tốc độ
tăng việc làm. Ở nước ta đây là một bài toán chưa có lời giải hữu hiệu.
2. Kinh tế tri thức
2.1. Quan niệm về kinh tế tri
* Quan niệm trên thế giới về kinh tế tri thức
Trên thế giới hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về
kinh tế tri thức, có thể phân loại một cách tương đối các cách hiểu khác nhau
7


về kinh tế tri thức vào ba cách tiếp cận sau:
- Cách hiểu kinh tế tri thức dựa trên khía cạnh hẹp về tri thức. Có hai
cách:
+ Hiểu "tri thức" với nghĩa hẹp, tức đồng nghĩa tri thức với khoa học
và công nghệ, hoặc đôi khi còn coi "tri thức" chủ yếu là cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại, trong đó 4 công nghệ trụ cột là công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ không gian
vũ trụ. Cách hiểu này khá phổ biến ở Mỹ vào cách đay khoảng 7, 8 năm,
như có thể thấy qua các tài liệu của thượng nghị viện Mỹ (2000). Một số
nước như Ấn Độ, Philippin cũng đã có lúc chấp nhận cách hiểu này.
+ Cách tiếp cận ngành - Tách biệt nền kinh tế quốc dân thành hai bộ
phận là khu vực kinh tế tri thức và khu vực kinh tế cũ.
Theo quan niệm này khu vực kinh tế tri thức bao gồm các ngành được
gọi là các ngành dựa trên tri thức (theo phân loại của OECD). Hai khu vực
kinh tế này hoạt động với những cơ chế, qui luật và kết quả khác hẳn nhau.

Nền kinh tế tri thức phát triển tới trình độ càng cao khi các ngành kinh tế dựa
trên tri thức chiếm phần ngày càng lớn trong nền kinh tế. Có hai cột mốc cho
thấy nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn kinh tế tri thức:
Một là, Tỷ trong của khu vực công nghiệp và nông nghiệp lên đến
điểm cực đại và ngày càng giảm đi. Điểm mốc này đã xuất hiênở các nước
tiên tiến nhất cách đây khoảng 30 năm.
Hai là, Tỷ trọng của các ngành dựa trên tri thức lớn hơn 70% (theo
phân loại của OECD 1996).
- Cách tiếp cận rộng
Cách tiếp cận này dựa trên cách hiểu rộng về tri thức: Tri thức bao
gồm mọi hiểu biết của con người đối với bản thân và thế giới. OECD đã
phân ra 4 loại tri thức quan trọng là biết cái gì, biết tại sao, biết như thế nào,
biết ai. Kinh tế tri thức không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến bộ vượt bậc của
các công nghệ mới mà là kết quả tập hợp của ba nhóm nguyên nhân trực tiếp
tác động tương tác lẫn nhau bao gồm tiến bộ khoa học kỹ thuật; nền kinh tế
toàn cầu hoá và cạnh tranh quyết liệt; và các biến đổi văn hoá, chính trị, tư
tưởng của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cách tiếp cận nà cũng có hai nhánh tiếp
8


cận tương tự nhau:
+ Từ khía cạnh lực lượng sản xuất: Kinh tế tri thức là trình độ phát
triển cao của lực lượng sản xuất. Cách hiểu này nhấn mạnh kinh tế tri thức
chỉ là một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất, không liên quan tới
một hình thái kinh tế - xã hội mới (xem các tài liệu của Đặng Hữu, 2001 và
Nguyễn Cảnh Hổ, 2000).
+ Từ khía cạnh sự đóng góp của tri thức vào phát triển kinh tế. Cách
quan niệm này diễn giải định nghĩa của OECD đã nêu ở trên theo đúng
nghĩa đen của nó, tức là tri thức hay cụ thể hơn là những hoạt động sản xuất,
truyền bà và sử dụng tri thức, đã vượt qua vốn và lao động để trở thành

nguồn lực chi phối mọi hoạt động tạo ra của cải trong nền kinh tế tri thức.
Trong đó tri thức là một khái niệm rất rộng bao trùm mọi hiểu biết của con
người.
- Cách tiếp cận bao trùm. Theo cách tiếp cận này kinh tế tri thức thực
chất lf một loại môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội mới có những đặc tính
phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việ học hỏi, đổi mới và sáng tạo.
Trong môi trường đó, tri thức tất yếu trở thành nhân tố sản xuất quan trọng
nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế và hàm lượng tri thức được nâng cao
trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội. Do vậy cốt lõi của việc phát
triển một nền kinh tế tri thức, không chỉ đơn thuần là phát triển khoa học công nghệ mà là phát triển một nền văn hoá đổi mới, sáng tạo thể hiện trong
cách nghĩ, cách làm của mọi tác nhân kinh tế, xã hội để tạo thuận lợi nhất
cho việc sản xuất, khai thác và sử dụng mọi tri thức, mọi loại hiểu biết của
loài người, cũng như xây dựng và phổ biến các năng lực tri thức nội sinh.
Xét theo nghĩa này, kinh tế tri thức có thể được hiểu như một giai đoạn
phát triển mới của toàn bộ nền kinh tế, hoặc nói rộng hơn điều này sẽ dẫn tới
một giai đoạn phát triển mới của xã hội nói chung. Cách tiếp cận này ngày
càng dành được nhiều sự ủng hộ (xem các tài liệu của Ngân hàng thế giới
1998, Bộ Công nghiệp, Giáo dục và Tài nguyên Australia, 1999, 2000)...
* Cách tiếp cận của Việt Nam về kinh tế tri thức
Ở Việt nam, từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước vấn đề kinh tế tri
thức đã được giới các nhà khoa học, những người hoạch định chính sách, các
9


nhà quản lý đưa bán luận khá nhiều. Kinh tế tri thức được nhìn nhận dưới
nhiều góc độ khác nhau, với những tầm mức và phạm vi khác nhau.
Trong không ít hội thảo, hội nghị, người ta đã bàn đến không ít các
định nghĩa khác nhau về kinh tế tri thức, tuy nhiên trong các vă bản chính
thức của đảng và nhà nước, chưa có văn bản nào nêu ra định nghĩa về kinh
tế tri thức. Mặc dù vậy trong số các định nghĩa về kinh tế tri thức được bàn

đến, dường như có một định nghĩa nổi lên và được công nhận bởi nhiều
người. Đó là định nghĩa của OECD và APEC nêu ra năm 2000. Định nghĩa
rằng: " Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và
sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo của cải,
tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế".
2.2. Đặc trưng của kinh tế tri thức
Thứ nhất, tri thức trở thành nhân tố chủ yếu nhất của nền kinh tế.
Trong kinh tế tri thức, của cải tạo ra dựa vào tri thức nhiều hơn là dạư
vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơ bắp, tuy nhiên vốn và các
nguồn lực khác vẫn là những yếu tố rất cơ bản, khong thể xenm nhẹ. Kinh tế
tri thức được đặc trưng bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát
triển ngày càng mạnh các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào
tri thức: đó là các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp cong
nghệ cao, các ngành dịch vụ dựa vào sử lý thông tin, tài chính ngân hàng,
giáo dục đào tạo, nghiên cứu phát triển công nghệ và ứng dụng trực tiếp đẻ
tạo ra sản phẩm. Do vậy tổng giá trị sản phẩm tăng nhanh, nhưng tổng tiêu
hao nhiên liệu, nguyên liệu, vật tư hầu như không tăng mấy số lượngngười
lao động trong khu vực sản xuất vật phẩm hàng hoá có xu hướng ngày càng
ít đi, trong khi số người làm việc ở các văn phòng hiện đại đa chức năng và
làm công việc sử lý thông tin ngày càng tăng và sẽ chiếm tỷ lệ rất lớn trong
cơ cấu tổng thể của lực lượng lao động xã hội.
Hai là, kinh tế tri thức có tốc độ hoạt động và đổi mới nhanh.
Trong nền kinh tế công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu
là bằng cách tối ưu hoá, tức là hoàn thiện cái đã có để giảm chi phí sản xuất;
còn trong kinh tế tri thức thì quyết định năng lực cạnh tranh chủ yếu là sự
sáng tạo ra cái mới có chất lượng cao hơn, thời gian đi tới tiêu dùng nhanh
10


hơn. Kinh tế phát triển là do sáng tạo, không ngừng đổi mới công nghệ, đổi

mới sản phẩm. Vòng đời công nghệ và vòng đời sản phẩm từ lúc mới nảy
sinh phát triển, chín muồi đến tiêu vòng ngày càng rút ngắn; tốc độ đổi mới
của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế ngày càng nhanh. Do đó
kinh tế tri thức có tốc độ hoạt động rất nhanh. Làm việc và kinh doanh theo
tốc độ của tư duy. Trong kinh tế tri thức, sáng tạo trở thành động lực chủ yếu
của phát triển.
Các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới, số doanh nghiệp dựa vào sáng
chế, công nghệ mới, sản phẩm mới, nhất là doanh nghiệp khoa học hay
doanh nghiệp sáng tạo tăng lên nhanh chóng; số doanh nghiệp không đổi mới
bị phá sản rất nhiều; số chõ làm việc cũ mất đi nhiều, nhưng số chỗ làm việc
mới được tạo ra còn nhiều hơn và tổng số chỗ làm việc không ngừng tăng
lên. Như thế nền kinh tế tri thức là nền kinh tế có rất nhiều biến động và có
cả nhiều rủi ro. Có người gọi kinh tế tri thức là nền “kinh tế rủi ro”, “kinh tế
mạo hiểm” (dám chấp nhận mạo nhận đầu tư vào sản phẩm mới, lĩnh vực
mới để phát triển).
Ba là, mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng nhất.
Nhờ có mạng thông tin, tri thức được quảng bá rộng rãi đến mọi
người; mạng gắn kết mọi người, mọi tổ chức với nhau, rút ngắn thời gian,
xoá khoảng cách không gian; các hoạt đọng sản xuất kinh doanh trở nên sôi
động, nhanh nhạy, sản xuất gắn chặt với thị trường; tổ chcứ quản lý có hiệu
quả, hiệu lực hơn, thúc đẩy phát triển dân chủ công khai, minh bạch. Mạng
thông tin trở thành cở sở hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế.
Nhiềungười gọi kinh tế tri thức là “kinh tế thông tin”. Có xã hội thông tin
mới có kinh tế tri thức.
Bốn là, Kinh tế tri thức là nền kinh tế học tập.
Mọi người có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời, không ngừng
phát triển tri thức, nâng cao kỹ năng, phát triển sức sáng tạo, thích nghi với
sự phát triển, thúc đẩy đổi mới. Xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri
thức. Trong thời đại bùng nổ về thông tin, sự phát triển như vũ bão của cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại đòi hỏi con người phải không ngừng

học tập, cập nhật kiến thức, sáng tạo tri thức mới, công nghệ mới, đồng thời
11


phải chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng thúc đẩy sự đổi mới. Mặt
khác con người phải học và tự học suốt đời mới thích ứng linh hoạt với sự
biến đổi hết sức mau lẹ của của môi trường và điều kiện làm việc mới. Vì
vậy, xã hội học tập trở thành một đặc trưng, một yếu tố quan trọng của nền
kinh tế tri thức.
Năm là, kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá.
Quá trình phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức
cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, phát triển thương mại thế
giới và quá trình toàn cầu hoá là những quá trình đi liền với nhau, tác đọng
qua lại và thúc đẩy nhau phát triển. Sự sản sinh ra, truyền bá, sử dụng tri thức
không thể chỉ nằm trong biên giới quốc gia. kinh tế tri thức ra đời trong điều
kiện nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá; bất cứ ngành sản xuất, dịch vụ nào
cũng đều dựa vào nguồn cung ứng từ nhiều nước và được tiêu thụ trên toàn
thế giới. Người ta thường gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá
nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.
Sáu là, kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững.
Trong kinh tế tri thức, các công nghệ mới được sử dụng phổ biến, nhất
là các công nghệ sạch, tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng, lại công nghệ môi
trường để bảo vệ, cải thiện môi trường, cho nên kinh tế tri thức ít gây hại cho
môi trường, bảo vệ được thiên nhiên. Nhờ trình độ dân trí cao, nhờ sử dụng
một cách phổ biến các tri thức mới trong mọi hoạt động, từ qui hoạch, chiến
lược, kế hoạch đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, đời
sống hàng ngày, mọi người luôn có ý thức gìn giữ, bảo vệ các giá trị của
thiên nhiên, của truyền thống văn hoá, biết kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt
và lợi ích lâu dài, bảo đảm được yêu cầu phát triển bền vững.
2.4. Thực tiễn hành động về phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

2.4.1. Những việc đã làm được
Đánh giá theo những đặc trưng của kinh tế tri thức, trong gần 20 năm
đổi mới vừa qua, Việt nam đã đạt được những kết quả, thể hiện chủ yếu như
sau:
- Thứ nhất tăng trương kinh tế cao liên tục trong nhiều năm, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ.
12


Mười năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 2010 là giai đoạn đất nước ta thực sự đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Kinh tế
tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Tổng sản phẩm trong
nước (GDP) năm 2010 so với năm 2000 theo giá thực tế gấp 3,26 lần; thu
ngân sách, kim ngạch xuất khẩu gấp 5 lần.
Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch tương đối rõ nét theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
tăng. Cơ cấu lao động bước đầu có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản công nghiệp và xây dựng - dịch vụ năm 1991 là: 40,5% - 23,8% - 35,7%,
năm 2009 là: 20,7% - 40,2% - 39,1%. Trong tổng lao động xã hội, lao động
nông nghiệp năm 1991 chiếm 72%, năm 2009 còn 51,8%1.
- Thứ hai: Xây dựng thể chế kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế tư
nhân
Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc xây dựng
hệ thống pháp luật kinh tế thị trường, cải cách tổ chức và hoạt động bộ máy
nhà nước, tăng cường năng lực, tính năng động, tinh thần trách nhiệm của
đội ngũ, công chức, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp mới và tạo cuộc sống
tốt hơn cho người dân; cơ cấu lao động thay đổi với sự từng bước gia tăng
của lực lượng lao đọng sử lý thông tin,làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm. làm

văn phòng...
Đặc biệt, trong những năm gần đây, với sự ra đời của Luật Doanh
nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh. Trung bình hàng
năm có khoảng 20. 000 doanh nghiệp dân doanh thành lập mới, với số vốn
đăng ký đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao
động. các doang nghiệp dân doanh đã tham gia vào hầu hết các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế, với tổ chức sản xuất kinh doanh linh hoạt, nỗ lực
cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động, thâm nhập thị trường. Tình hình
1

13


đó càng đòi hỏi phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường sức
lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ...góp
phần làm tăng qui mô thị trường hoá nền kinh tế nước ta.
- Thứ ba, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Các quan hệ kinh tế song phương, đa phương của Việt nam không
ngừng được mở rộng thông qua việc ký kết và tham gia vào các hiệp định và
diễn đàn như: ký hiệp định khung với liên minh Châu Âu EU(1992); tham
gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (1996); tham gia Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC (1998); ký hiệp định thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ (2000) và chính thức gia nhập WTO (2007).
Kết quả là cho đến nay, lần đầu tiên thiết lập được mối quan hệ bình
thường với tất cả các nước lớn, các nhóm nước và trung tâm kinh tế, tài
chính lớn trên thế giới. Điều này đã góp phần đnág kể cho phát triển kinh tế
như: tiếp cận một khối lượng lớn vốn FDI, ODA; tiếp nhận chuyển giao công
nghệ, tăng năng suất lao động, tăng năng suất lao động; có nguòn vốn để xoá
đói giảm nghèo; mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng
vị thế của nước ta trên trường quốc tế... Nước ta đang từng bước phát triển

một mắt khâu trong mạng lưới sản xuất - kinh doanh toàn cầu, trong đó có
những hoạt động liên quan đến việc sản sinh và truyền bá kinh tế tri thức.
- Thứ tư, từng bước hình thành kết cấu hạ tầng kinh tế then chốt cho
phát triển kinh tế tri thức.
Mạng thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc xã
hôi và kinh tế tri thức. Trong những năm qua nhờ những nỗ lực trong thực
hiện Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin từ năm 1995 và chiến
lược đẩy mạnh phát triển lĩnh vực viễn thông, mang thong tin ở nước ta dã
được mở rộng và phát triển nhanh chóng, viễn thông được đánh giá là một
trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất của nền kinh tế nước ta
hiệ nay. Hiện nay mạng lưới thông tin của nền kinh tế đã được tự động hoá
hoàn toàn, với 100% các hệ thống chuyển mạch số và chuyền dẫn số trải
rộng trên toàn quốc và kết nói với quốc tế.
Một loạt các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet đã được tạo lập
và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phục vụ hoạt động sản xuất
14


kinh doanh, quản lý nhà nước, gáo dục, y tế, nghiên cứu, giải trí, giao tiếp...
2.4.2. Những việc có thể làm được nhưng chưa làm được
Cũng đánh giá theo những đặc trưng chủ yếu của kinh tế tri thức, trong
những năm qua, có những việc chúng ta có thể làm được và làm tốt hơn,
nhưng chưa làm được thể hiện chủ yếu là:
Thứ nhất: Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp và chưa được cải thiện
nhiều
Chất lượng tăng trương kinh tế chưa cao thể hiện ở hiệu quả của nền
kinh tế còn thấp, năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế còn yếu, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận
dân cư có xu hướng gia tăng, môi trường đầu tư chưa ổn định, năng lực quản
lým điều hành của bộ máy hành chính còn nhiều yếu kém làm tăng đáng kể

chi phí giao dịch và chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh. Việc tiếp tục theo
đuổi phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh tĩnh, tăng vốn
đầu tư trong nhiều năm qua khó có thể bảo đảm được mức tăng trưởng cao
trong dài hạn, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thứ hai: nền kinh tế và thể chế thị trường còn non yếu, thiếu sót và
méo mó.
Hệ thống kinh tế thị trường ở nước ta, nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chưa
theo kịp diễn biến thực tế của hoạt động kinh tế, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ,
mâu thuẫn, chồng chéo, không minh bạch và nhất là năng lực thực thi pháp
luật yếu. Cải cách hành chính diễn ra chậm chạp, khiến cho năng lực hỗ trợ
của nền hành chính cho phát triển kinh tế bị hạn chế nghiêm trọng, thậm chí
trong nhiều trường hợp các thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu còn gây cản
trở cho công cuộc phát triển. Một số thị trường quan trọng chỉ mới được hình
thành những đã có nhiều méo mó như thị trường khoa học - công nghệ.
Thứ ba: Quá trình chuẩn bị và hội nhập kinh tế quốc tế chưa mạnh và
chưa đồng đều
Nhận thức của các cấp, các ngành về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế còn chậm, thiếu thống nhất và quyết tâm cao. Việc chỉ đạo thực hiện
còn chệch choạc, thiếu nhất quán, chưa có kế hoạch tổng thể để điều hành;
chưa có lộ trình hợp lý. Trong khi đó tính chủ động của các ngành, các cấp
15


lại chưa cao, thậm chí còn khá bị động trong nhiều lĩnh vực.
Thứ tư: các lĩnh vực biểu hiện của kinh tế tri thức chưa phát triển.
Các ngành mới đại diện cho kinh tế tri thức, hay còn gọi là các ngành
công nghệ cao chưa được hình thành hoặc mới ở trình độ rất sơ khai. Số
doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D)
nhằm tạo ra công nghệ mới là không đáng kể. Tri thức chưa thực sự trở thành
vốn quí, ý thức xã hội và thể chế pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ còn kém,

những người có khả năng tạo ra tri thức cha hình thành được thói quen đăng
ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm khoa học và cong nghệ của
mình. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội còn hạn chế. Nền
giáo dục của nước ta đang chứa dựng nhiều bức xúc, công tác xã hội hoá
giáo dục còn diễn ra chậm. Với thực trạng yếu kém như vậy rất khó hình
thành ở Việt Nam một xã hội học tập một đọi ngũ đông đảo các nhà tri thức.
II. ĐỊNH HƯỚNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI
HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY.
1. Sự cần thiết phải gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát
triển kinh tế tri thức.
Nghị quyết đại hội XI của Đảng khẳng định: “ Đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
nguyên, môi trường”1. Chủ trương đó của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn.
Thứ nhất: Phát triển kinh tế tri thức là bước đi tất yếu của nền kinh tế
thế giới trong thế kỷ 21.
Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là một quá trình lịch sử tất yếu mà Việt Nam phải trải qua nhằm cải
biến nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ; trang bị và tái trang bị công
nghệ ngày càng hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, chuyển từ lao
động thủ công lạc hậu sang sử dụng lao động với công nghệ (phương tiện,
phương pháp) tiên tiến hiện đại, có hàm lượng trí tuệ cao; giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc
1

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐH XI, Nxb CTQG, H.2011, Tr. 75

16



sống của con người, bảo vệ nền độc lập tự chủ và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa
xã hội một cách vững chắc, bằng tất cả các nguồn lực chúng ta có thể huy động
được một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh chóng các
điều kiện phát triển, cả ở trong nước và trên thế giới, đòi hỏi phải có những
nhận thức mới về nội dung và phương thức thực hiện CNH, HĐH.
Trên thế giới hiện nay, công nghiệp hóa không chỉ gắn với các mục tiêu,
giải pháp có “tính chất truyền thống”, mà phải đạt tới mục tiêu hiện đại và
dựa trên các công cụ, giải pháp hiện đại. Theo nghĩa đó, công nghiệp hóa
phải là quá trình hiện đại hóa. Vì thế, CNH, HĐH được hiểu là quá trình
công nghiệp hóa với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện và xu
hướng phát triển hiện đại.
Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ
đã có những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng
thông tin, cách mạng tri thức và sự bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu nổi
bật nhất là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ nanô; đó là những công nghệ cao cơ bản, chúng
đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới
của thế kỷ 21, công nghệ của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ mới
ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh
doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Đây không chỉ là cách
mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cách mạng trong các khái niệm,
trong tư duy, trong cách sống, cách làm việc, trong các quan hệ xã hội…Đi
đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển
lên nền kinh tế tri thức, là quá trình toàn cầu hóa; và trên thực tế đang hình
thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Đó là xu thế phát triển tất yếu khách
quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia, không loại trừ ai.
Thực tế đã cho thấy, xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển kinh tế
tri thức đang làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và bước đi của quá trình CNH,
HĐH ở các nước đang phát triển và nó đòi hỏi CNH, HĐH ở những nước đi

sau (như Việt Nam) phải đồng thời thực hiện hai quá trình: Một là, xây dựng
nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Hai là, phát triển kinh tế tri thức trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là hai nội dung của một quá trình diễn
17


ra đồng thời và phải được thực hiện đồng thời. Đảng ta đã xác định: CNH,
HĐH ở nước ta phải dựa vào tri thức, theo con đường đi tắt, rút ngắn. CNH,
HĐH phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển từ nền kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ một nền kinh tế công nghiệp sang kinh
tế tri thức. Từ một trình độ thấp về kinh tế và kỹ thuật, muốn đi lên nhanh và
phát triển theo hướng hiện đại cần kết hợp phát triển tuần tự với phát triển
nhảy vọt. Nền kinh tế nước ta phải phát triển theo mô hình “lồng ghép”, một
mặt, phải phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp cơ bản, mặt khác,
đồng thời phải phát triển những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ
cao.
Như vậy, có thể hiểu rằng, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức là một phương thức CNH mới trong điều kiện của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng
mạnh mẽ. Có mạnh dạn đi ngay vào phát triển kinh tế tri thức mới có khả
năng thay đổi phương thức và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
Mặc dù, về cơ bản, hiện nay Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát
triển và đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế phi thị trường sang nền
kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp.., song xét trên nhiều phương diện, Việt Nam có đầy đủ
khả năng và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Điều này được thể hiện rõ
nét ở những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng mà nước ta đã đạt được
trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua trên các khía cạnh chủ yếu sau:
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao 7 - 8% trong thời gian dài và là

một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.
Trong hơn 10 năm qua GDP bình quân đầu người tăng gấp hơn ba lần (GDP
bình quân đầu người năm 2000 là 390 USD, năm 2005 là 642 USD và năm
2010 là 1168 USD). Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Nền kinh tế
đang chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường đã
bắt đầu hình thành và đang trong quá trình hoàn thiện. Các loại thị trường đã
được thiết lập và bắt đầu phát triển; hệ thống tài chính ngân hàng đang từng
bước lành mạnh hóa. Chính sách khuyến khích đầu tư trong nuớc đối với khu
18


vực tư nhân đã tạo nên động lực mới cho khu vực này phát triển nhanh, đóng
góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm cho xã hội.
Trình độ công nghệ của một số lĩnh vực được nâng cao theo kịp trình
độ chung các nước trong khu vực; đã bắt đầu phát triển một số ngành công
nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử …).
Công nghệ thông tin và viễn thông (CNTT) Việt Nam đã đạt tốc độ tăng
trưởng cao. Về sử dụng internet, năm 1996 nước ta mới bắt đầu sử dụng, đến
nay, tỷ lệ số người sử dụng internet so với số dân đã đạt xấp xỉ 24%, ngang
mức bình quân thế giới. CNTT được ứng dụng có kết quả bước đầu trong các
ngành tài chính, ngân hàng, thống kê, kế hoạch, điện lực, hàng không, y tế,
giáo dục, v.v... Đã bắt đầu nối mạng thông tin đến các vùng sâu vùng xa. Các
doanh nghiệp nói chung tích cực, chủ động sử dụng CNTT để cải tiến tổ
chức quản lý, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nền khoa học công nghệ nước ta đạt được những tiến bộ nhất định. Tỷ
lệ đầu tư cho Khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tổng chi ngân sách
nhà nước từ mức 0,78% năm 1996 đã được tăng lên trên 2% trong những
năm gần đây, thuộc mức cao trong các nước đang phát triển. Các viện nghiên
cứu đầu ngành và các phòng thí nghiệm trọng điểm đã được chú trọng đầu tư
chiều sâu. Tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam không thua kém các nước,

con người Việt Nam thông minh, sáng tạo, dễ đào tạo, có năng lực tiếp thu
nhanh tri thức mới, công nghệ mới. Dân số trẻ, lực lượng lao động đồi dào.
Nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh, nông dân có trình độ học vấn
không thấp, tiếp thu nhanh tiến bộ kỹ thuật và cũng tiếp cận nhanh kinh tế thị
trường. Khoảng 50% sản lượng nông nghiệp nước ta được xuất khẩu, nước ta
là một trong những nước đứng hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà
phê, cao su… Bộ mặt nông thôn đổi mới đáng kể và bước đầu hiện đại hóa.
Nước ta là một trong những nước thu hút nhiều đầu tư nước ngoài; và
hiện nay đầu tư nước ngoài đang gia tăng nhanh chóng. Vốn đàu tư nước
ngoài lớn cộng với đầu tư trong nước chiếm tỷ lệ cao trong GDP đã góp phần
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và
phát triển cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng nước ta phát triển nhanh và được
hiện đại hóa một bước; hệ thống giao thông, các đô thị đã có bộ mặt mới.
19


Quan hệ kinh tế đối ngoại không ngừng mở rông, khối lượng xuất nhập khẩu
tăng nhanh; Việt Nam là nước có tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP vào loại
cao của thế giới. Nước ta cũng là một trong những nước đã kết hợp tốt tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, đã chú trọng đầu tư phát triển nông thôn,
vùng sâu, vùng xa. Và cũng là nước được các tổ chức quốc tế thừa nhận có
thành tích xóa đói giảm nghèo nhanh nhất.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều mặt yếu kém, nhất là
chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả kém, đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển
không bền vững, chưa rút ngắn được khoảng cách so với nhiều nước trong
khu vực. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ: “Tăng
trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm”1.
Nền kinh tế nước ta đang còn dựa chủ yếu vào tài
nguyên và lao động, giá trị do tri thức tạo ra chưa đáng kể. Cơ cấu kinh tế

vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, tỷ trọng các ngành
chưa hợp lý (nông nghiệp 21,6%, công nghiệp 41,1%, dịch vụ 38,3%). Đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do vốn với tỷ lệ đến 52,7%; năng suất
tổng hợp (Total Factors Produtivity - TFP) chỉ đóng góp 28,2% (cùng giai
đoạn phát triển tương tự, Nhật Bản 41%, Hồng Kông 47%, Đài Loan 60%,
Hàn Quốc 42%). Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả kém. Sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản và nguyên liệu ít qua chế biến, khối
lượng lớn, giá trị thấp, thực chất là bán tài nguyên.
Năng suất lao động ở nước ta còn thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với các
nước ASEAN. Năng suất lao động trong ngành thực phẩm của ta chỉ bằng
7% của Đài Loan, 13% của Malaixia, 6% của Hàn Quốc và 67% của Trung
Quốc. Đầu tư kém hiệu quả; thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản lớn,
nhiều công trình đầu tư chưa hợp lý, nên hiệu quả đầu tư kém. Hệ số ICOR
năm 1995 là 3,4; từ năm 2001 đến nay tăng lên đến trên 5 và năm 2010 là
5,26.
Thể chế kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ; môi trường
pháp lý thiếu minh bạch. Nước ta vẫn bị xếp vào nhóm nước có môi trường
1

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐH XI, Nxb CTQG, H.2011, Tr. 165.

20


kinh doanh kém thuận lợi của thế giới. Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu của
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của
nền kinh tế nước ta từ vị trí 61/101 năm 2004 - 2005 đã lùi xuống vị trí
70/104 năm 2008 - 2009 và 75/117 năm 2009 - 2010; thấp hơn nhiều nước
xung quanh ( Philipin thứ 77, Inđônêxia thứ 74, Trung Quốc thứ 49, Thái lan
thứ 36, Malayxia thứ 23, Singapore thứ 23...).

Tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam tuy không thua kém các
nước, nhưng do nhiều yếu kém trong công tác đào tạo nên chất lượng nguồn
nhân lực nước ta còn thấp, bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức.
So với các nước trong khu vực, nguồn nhân lực nước ta thua kém về số
lượng, cơ cấu, cũng như về trình độ, năng lực. Nước ta chưa có đủ chính
sách trọng dụng nhân tài. Lực lượng lao động dồi dào, nhưng tỷ lệ qua đào
tạo nghề nghiệp và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, cơ cấu đào tạo lại bất hợp
lý. Công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghệ
cao còn thiếu nghiêm trọng.
Năng lực khoa học và công nghệ quốc gia còn yếu; kết quả ứng dụng
còn ít, số công trình công bố, số bằng sáng chế phát minh trên đầu cán bộ
R&D rất thấp so với các nước. Thị trường khoa học và công nghệ chậm được
hình thành. Sự gắn kết hoạt động KH&CN với giáo dục - đào tạo và sản xuất
- kinh doanh còn yếu. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của
Việt Nam mới chỉ khoảng 20%, trong khi Philipin 29%, Thái lan 31%,
Malaixia 51%, Singapo 73%... Đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, trong khi Ấn Độ
là 5%, Hàn Quốc là 10%. Đầu tư từ các doanh nghiệp cho nghiên cứu phát
triển rất thấp (khoảng 0,3 % doanh thu). Mức đầu tư cho đổi mới thiết bị công nghệ của doanh nghiệp cũng chỉ khoảng 3% doanh thu.
CNTT ở Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề: thu nhập
người dân còn thấp, chi phí cho CNTT khá cao, năng lực hoạch định chính
sách còn yếu so với yêu cầu phát triển CNTT, đội ngũ nhân lực chưa sẵn
sàng. Tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt nam xấp xỉ khoảng 90%, vào loại
cao nhất thế giới. Ứng dụng CNTT ở nhiều nơi còn mang tính hình thức,
hiệu quả thấp; môi trường pháp lý còn chưa rõ ràng, thiếu chính sách khuyến
21


khích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế về mức độ phát triển CNTT, thì

Việt Nam còn thua kém xa các nước trong khu vực; trong khối ASEAN thì
chỉ hơn Myanmar, Campuchia và Lào. Theo xếp hạng quốc tế năm 2005
công nghệ thông tin của Việt Nam như sau: Về chỉ số xã hội thông tin (ISI):
thứ 53 trong 54 nước được xếp hạng; Về chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI): thứ
75 trong 115 nước; Về chỉ số sẵn sàng cho kinh tế điện tử (EIU), thứ 61 trong
65 nước; Về mức độ chính phủ điện tử (E-Gov Index) xếp thứ 105 trong 191
nước. Chỉ số phát triển kinh tế tri thức (KEI) theo đánh giá của Ngân hàng
thế giới, năm 2008 đạt 3,17 xếp thứ 96 trong 132 nước có đánh giá, thuộc
nhóm trung bình thấp của thế giới. Trong khối ASEAN nước ta chỉ đứng trên
Myanmar, Lào, Campuchia.
Hai là: Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để nước ta rút ngắn quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế so với các nước trong khu vực.
Như đã biết, Việt Nam hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao,
nông dân vẫn là lực lượng đông đảo trong xã hội; nông dân còn nhiều khó
khăn, nhiều nơi chưa thoát khỏi đói nghèo, lao động thủ công còn là phổ biến
ở vùng sâu, vùng xa; năng suất lao động trong toàn xã hội còn rất thấp. Vì
thế khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế của nước ta với nhiều nước trong khu
vực và thế giới là một nguy cơ rất lớn.
Để khắc phục nguy cơ đó trong bối cảnh quốc tế hiện nay chúng ta
không còn con đường nào khác hiệu quả hơn là công nghiệp hóa, hiện đại
hóa rút ngắn, tức là phải gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển
kinh tế tri thức phát triển kinh tế tri thức. Gắn việc đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri thức không chỉ là cơ hội để nước ta
khắc phục nguy cơ tụt hậu mà còn là phương cách tốt nhất để Việt Nam bắt
kịp xu thế của thời đại, đi tắt, đón đầu và “tăng tốc” để theo kịp các nước tiên
tiến.

22



Ba là: Do yêu cầu xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Theo tư duy mới của Đảng ta, nền kinh tế độc lập tự chủ là độc lập tự
chủ về đường lối chính trị, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, không lệ
thuộc vào sức ép từ bên ngoài; có tiềm lực kinh tế đủ mạnh đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân, đồng thời có tích luỹ ngày càng cao; có cơ cáu
kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh cao, có khả năng ứng phó hiệu quả với
những tác động bất lợi từ bên ngoài; giữ vững được ổn định kinh tế - tài
chính, bảo đảm an ninh lương thức, an toàn năng lượng và môi trường.
Tất cả những thuộc tính của một nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế mà chúng ta xây dựng chỉ có thể trở thành hiện thực
khi chúng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn chặt với
phát triển kinh tế tri thức. Bởi lẽ, chỉ có gắn hai quá trình đó thì chúng ta mới
có thể từng bước tạo dựng được các yếu tố trên đây của một nền kinh tế độc
lập tự chủ và cũng mới có được vị thế đủ mạnh để chủ động họi nhập kinh tế
quốc tế.
Bốn là: Do yêu cầu xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh trong
tình hình mới.
Bước sang thế kỷ 21, các nước tư bản đứng đầu là Mỹ vẫn đang nắm
những ưu thế về vốn, khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao,
cho nền có điều kiện để phát triển kinh tế, lợi dụng toàn cầu hoá kinh tế để
thao túng các dân tộc đang phát triển, tìm mọi cách thực hiện toàn cầu hoá
chính trị, văn hoá và xã hội, đẩy các nước, các dân tộc vào vòng xoáy của
chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, chúng lợi dụng những thành quả của khoa học –
công nghệ hiện đại, của kinh tế tri thức để tiếp tục củng cố vị trí siêu cường,
áp đặt sự thống trị lên toàn cầu. Sử dụng con bài kinh tế (hợp tác, trao đổi
thương mại, vốn, công nghệ…) để tiếp tục đẩy mạnh chiến lược diễn biến
hoà bình nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó Việt nam được


23


coi l mt trng im. c bit trong tng lai xoỏ b ch ngha xó hụi
nc ta, khụng loi tr ch cú th s dng chin tranh cụng ngh cao.
Do vy, cú sc ỏnh thng ch trong mi tỡnh hung di mi
mụ thc chin tranh, Vit Nam cn phi tin hnh y mnh cụng nghip
hoỏ, hin i hoỏ gn vi phỏt trin kinh t tri thc. Ch cú nh vy, chỳng ta
mi va to c v th bỡnh ng, cựng cú li trong hp tỏc kinh t quc t;
va to iu kin phỏt trin cụng nghip quc phũng nhm trang b v
khớ, trang b tiờn tin, ngun nhõn lc cú cht lng cao ỏp ng nhu cu
cng c quc phũng, an ninh.
2. nh hng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
2.1. i mi mụ hỡnh tng trng v c cu li nn kinh t, nõng
cao cht lng, hiu qu, phỏt trin kinh t nhanh, bn vng
Chuyn i mụ hỡnh tng trng t ch yu phỏt trin theo chiu rng
sang phỏt trin hp lý gia chiu rng v chiu sõu, va m rng quy mụ
va chỳ trng nõng cao cht lng, hiu qu, tớnh bn vng. Thc hin c
cu li nn kinh t, trng tõm l c cu li cỏc ngnh sn xut, dch v phự
hp vi cỏc vựng; thỳc y c cu li v iu chnh chin lc phỏt trin
doanh nghip; tng nhanh giỏ tr ni a, giỏ tr gia tng v sc cnh tranh
ca sn phm, doanh nghip v ca c nn kinh t.
Tip tc ci thin mụi trng u t, kinh doanh, ỏp dng cỏc hỡnh
thc thu hỳt u t a dng, hp dn huy ng v s dng cú hiu qu
mi ngun lc ca cỏc thnh phn kinh t trong nc v nc ngoi, phỏt
huy ni lc, tranh th ngoi lc cho phỏt trin. Khuyn khớch u t vo cỏc
ngnh cụng nghip, nụng nghip, dch v cụng ngh cao v cỏc gii phỏp i
mi cụng ngh, ch to sn phm mi... tham gia ngy cng nhiu v cú hiu
qu vo nhng khõu, cụng on cú hm lng khoa hc, giỏ tr gia tng cao

trong mng sn xut v phõn phi ton cu.
Phỏt trin a dng cỏc ngnh, ngh to nhiu vic lm v thu nhp;
khuyn khớch, to thun li ngi lao ng hc tp, nõng cao trỡnh , tay
ngh, ng thi cú c ch, chớnh sỏch phỏt hin, trng dng nhõn ti. Phỏt
24


huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, nâng cao nhanh năng suất
lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng cường liên
kết, khai thác, phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh của từng vùng kinh tế; tạo
điều kiện cho phát triển và phát huy vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm, tạo sức lan toả, lôi cuốn các vùng kinh tế khác.
2.2. Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp
tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập,
tự chủ của nền kinh tế
Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh
những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược
đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự
chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào
mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Ưu tiên phát triển và hoàn thành
những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay
thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công
nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu khí, điện,
than, khai khoáng, hoá chất, luyện thép, xi măng, phân đạm..., công nghiệp
hỗ trợ, công nghiệp quốc phòng, an ninh với trình độ công nghệ ngày càng
cao, sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh và giá trị
gia tăng.
Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc
biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo
quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất

phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật...
Phát triển mạnh công nghiệp xây dựng và phát triển hợp lý công
nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động. Tập trung phát triển thiết bị nâng đỡ, bốc xếp ở các cảng biển, sân bay,
sản xuất ôtô, đầu máy, toa xe, các phương tiện vận tải nặng, các tàu vận tải
biển và sông; máy móc thi công cầu, đường, sản xuất vật liệu xây dựng, nhất
là vật liệu xây dựng chất lượng cao, thiết bị điện và thiết bị viễn thông. Từng
bước nâng cao trình độ thiết kế, quy hoạch, chất lượng xây dựng; hiện đại
hoá công nghiệp xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng yêu
25


×