Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề SAU đại học, TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH tế và CÔNG BẰNG xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.96 KB, 26 trang )

1
Chuyên đề 1
TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
MỞ ĐẦU

Mục đích
Đây là chuyên đề mở đầu của môn học, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung
về tăng trưởng, phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
Trang bị kiến thức về đối tượng môn học và mối quan hệ với các môn học
khác, phương pháp nghiên cứu môn học. Những vấn đề lý luận cơ bản về tăng
trưởng, phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Nội dung một số mô hình tăng
trưởng kinh tế.
Yêu cầu
- Nắm được đối tượng, phương pháp nghiên cứu của môn kinh tế phát triển.
- Nắm vững những nội dung lý luận về tăng trưởng, phát triển kinh tế và
công bằng xã hội.
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của một số mô hình tăng trưởng kinh tế
Trên cơ sở kiến thức đã lĩnh hội, liên hệ, phân tích, đánh giá mô hình phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Kết cấu chuyên đề:
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn kinh tế phát triển.
2. Tổng quan về tăng trưởng, phát triển kinh tế.
3. Lý luận về công bằng xã hội-tiến bộ xã hội và mối quan hệ giữa tăng
trưởng và công bằng xã hội.
4. Một số mô hình phát triển kinh tế.
Thời gian: 4 tiết
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, gợi mở, đối thoại, sử
dụng trình chiếu.



2
NỘI DUNG

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn kinh tế phát triển
1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế phát triển
* Kinh tế phát triển là phân hệ của khoa học xã hội.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng càng cao, càng xuất hiện
nhiều ngành nghề và sự phân công lao động xã hội càng sâu rộng. Sự phát triển
ngày càng cao của nền kinh tế, nhất là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng
sản xuất, đặt ra rất nhiều vấn đề mà bản thân kinh tế học không giải quyết được.
Kinh tế phát triển ra đời trong bối cảnh như trên và nó cũng có đối tượng
và phương pháp nghiên cứu riêng.
Kinh tế phát triển là môn khoa học kinh tế có tính chất tổng hợp và ứng
dụng rất cao, được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó thông qua các
phương pháp so sánh về lý luận phát triển và chiến lược, thể chế kinh tế và các
đối sách khả thi để nghiên cứu quá trình và qui luật phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế phát triển chủ yếu chú trọng nghiên cứu các đặc điểm và tính chất
tạo nên nền kinh tế, lấy đó làm cơ sở để phân tích cụ thể các yếu tố trong nước
và điều kiện quốc tế của sự phát triển kinh tế; nghiên cứu sự tăng trưởng, chiến
lược phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế và sự tác động của các yếu tố chính
trị - xã hội đến quá trình phát triển và phát triển bền vững.
Với sự phân tích như trên, đối tượng nghiên cứu của kinh tế phát triển được
khái quát như sau: Kinh tế phát triển nghiên cứu các phạm trù, qui luật vận động và
phương thức chuyển nền kinh tế từ trình độ phát triển thấp lên trình độ phát triển
cao hơn.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của Kinh tế phát triển.
Nghiên cứu sự vận động của bản thân nền kinh tế.
Nghiên cứu sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế và mối quan hệ
của chúng trong chiến lược cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, nhằm khai thác
có hiệu quả năng lực sản xuất, tạo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn

định và bền vững.
* Mối quan hệ giữa kinh tế phát triển với các bộ môn khoa học khác
Giải quyết 3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực
ngày càng khan hiếm sẽ rất khó nếu không có sự kết hợp các bộ môn khoa học kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, thấy rằng mỗi bộ môn khoa học có tính
độc lập tương đối, có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng.


3
1.2. Phương pháp nghiên cứu
*Sử dụng phương pháp biện chứng duy vật.
*Phương pháp lịch sử lôgíc
*Phương pháp hệ thống.
*Phương pháp thống kê, mô hình hóa.
2. Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế
2.1.Tăng trưởng kinh tế
- Bản chất và vai trò của tăng trưởng trong phát triển:
+Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong
khoảng một thời gian nhất định (thường là một năm).
> Gia tăng: thể hiện ở qui mô và tốc độ. Qui mô phản ánh sự gia tăng
nhiều hay ít (mức). Tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương
đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ (tỷ lệ).
> Thu nhập: biểu hiện dưới dạng hiện vật và giá trị.
> Mặt giá trị: phản ánh các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng
thu nhập quốc dân (GNI) tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính thu nhập bình
quân đầu người.
+ Bản chất: phản ánh sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nền kinh
tế. Ngày nay yêu cầu tăng trưởng được nhấn mạnh ở sự gia tăng liên tục, có hiệu
quả khi các nhân tố đóng vai trò quyết định tăng trưởng là KHCN và vốn nhân
lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.

+ Vai trò: là điều kiện cần của phát triển kinh tế.
2.2. Phát triển kinh tế
* Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt trong nền
kinh tế của một quốc gia hoặc một địa phương.
- Phát triển nền kinh tế: Thay đổi về lượng và biến đổi về chất. Phát triển
lĩnh vực kinh tế và phát triển lĩnh vực xã hội.
- Phát triển lĩnh vực kinh tế: Tăng trưởng kinh tế và ch.dịch cơ cấu kinh tế
- Phát triển lĩnh vực xã hội: Sự tiến bộ xã hội cho con người
Theo đó: Sự biến đổi về lượng của nền kinh tế là sự gia tăng tổng mức thu
nhập và mức gia tăng thu nhập đầu người.
Sự biến đổi về chất kinh tế là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế.
Sự biến đổi về chất xã hội của quá trình phát triển là xoá bỏ nghèo đói,
suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch
vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân.


4
* Khái quát công thức phát triển kinh tế:

* Quá trình phát triển:
- Thời gian dài và qua các giai đoạn. Theo lý thuyết phân kỳ của
W.Rostow thì quá trình phát triển qua 5 giai đoạn
+ Nền kinh tế truyền thống
+ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
+ Giai đoạn cất cánh
+ Giai đoạn trưởng thành
+ Giai đoạn tiêu dùng cao
- Sự vận dụng:
+ Quá trình phát triển là tuần tự
+ Thời gian của mỗi giai đoạn

+ Hoàn thiện thêm các tiêu chí của mỗi giai đoạn
2.3. Phát triển bền vững
* Lý do xuất hiện:
Những hậu quả của quá trình phát triển kinh tế (từ thập niên 1970): Do
chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh:
- Sử dụng quá mức nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái và môi
trường sống.
- Sự bất bình đẳng giữa các nước và trong từng nước tăng trưởng nhanh.
- Vi phạm các khía cạnh về quyền con người, và truyền thống văn hoá.
* Quá trình hoàn thiện quan niệm
- Từ thập niên 1970: hội nghị quốc tế về môi trường: thành lập chương
trình môi trường của UN
- Năm 1983: thành lập Hội đồng thế giới về môi trường
- Năm 1987: đưa ra khái niệm về PTBV.
“Sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”
- Năm 1992: Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và trái đất (Brazil): ra
đời Chương trình nghị sự 21 của thế giới.
- Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về trái đất (Nam Phi) hoàn
chỉnh khái niệm PTBV:
Bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện


5
tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên,
bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
* Nội dung phát triển bền vững
MỤC TIÊU
KINH TẾ
KINH

TẾ
PT
BV
XÃ HỘI

PTB
V
MỤC TIÊU
XÃ HỘI

MÔI
TRƯỜNG

MỤC TIÊU
MÔI TRƯỜNG

- Bền vững kinh tế: là lựa chọn một tốc độ tăng trưởng hợp lý trên cơ sở
một cơ cấu kinh tế phù hợp và có hiệu quả nhất.
- Bền vững về xã hội: tập trung vào việc thực hiện từng bước các nội dung
về tiến bộ xã hội và phát triển con người.
- Bền vững về môi trường: bao gồm khai thác hợp lý tài nguyên; bảo vệ và
chống ô nhiễm môi trường; thực hiện tốt quá trình tái sinh tài nguyên môi trường
2.4. Sự lựa chọn con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, các quốc gia đều phải tìm kiếm để
chọn cho mình con đường phát triển phù hợp. Nhìn một cách tổng thể, có thể lựa
chọn theo 3 con đường:
Nhấn mạnh bình đẳng và công bằng xã hội (các nước xã hội chủ nghĩa
trước đây). Nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cùng chăm sóc sức khoẻ,
giáo dục, văn hoá được quan tâm theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi

ngành,vùng,tầng lớp dân cư.thiếu động lực cho sự tăng trưởng nhanhTNBQ
thấpnền kinh tế lâu khởi sắc ngày càng tụt hậu.
Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh (các nước phát triển theo khuynh hướng
TBCN như Braxin, Mêhico, các nước OPEC và Philipin, Malayxia, Indonexia)
chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng; bình đẳng và công bằng xã hội chỉ đặt
ra khi tăng trưởng đạt trình độ khá caokinh tế khởi sắcTốc độ tăng trưởng
TNBQ rất cao.Bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội gay gắtgiá trịvăn
hoá, lịch sử truyền thống dân tộc, đạo đức, thuần phong mỹ tục bị phá huỷcạn
kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường sinh thái.


6
Con đường phát triển toàn diện (Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam). Chính
sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích làm giàu, phát triển kinh tế tư
nhân, thực hiện phân phối theo sự đóng góp nguồn lực. Bình đẳng, công bằng xã
hội và nâng cao chất lượng cuộc sống được đặt ra đồng thời.
2.5. Đánh giá phát triển kinh tế
2.5.1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất (GO-gross output)
Tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Tính theo hai cách: Tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các
ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi
phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP-gross domestic product)
Tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động
kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia được tạo nên trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
Tính theo 3 cách:
Theo cách tiếp cận từ sản xuất: là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền

kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất
thường trú trong nền kinh tế.VAnền kinh tế = tổng VA ngành.
Tiếp cận từ chi tiêu: là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng các hộ gia đình,
chính phủ, đầu tư tích luỹ tài sản và chi tiêu qua thương mại quốc tế.
GDP= C+G+I+NX(EX-IM)
Tiếp cận từ thu nhập: là các khoản thu nhập của người lao động dưới hình
thức tiền công và tiền lương; thu nhập của người có đất cho thuê; thu nhập của
người có tiền cho vay; thu nhập của người có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh;
khấu hao vốn cố định; thuế kinh doanh. GDP= W+R+In+Pr+Dp+TI
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI-gross national income) [Theo SNA 1993]
Về nội dung giống với GNP, tuy vậy GNI muốn nói theo cách tiếp cận từ
thu nhập chứ không theo góc độ sản phẩm sản xuất như GNP.
Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân
của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định.
GNI=GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
Chênh lệch
thu nhập
nhân tố với
nước ngoài

=

Thu nhập lợi
tức nhân tố từ
nước ngoài

-

Chi trả lợi tức
nhân tố ra

nước ngoài


7
- Thu nhập quốc dân (NI-national income)
Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một
thời gian nhất định. NI = GNI - Dp(khấu hao vốn cố định).
- Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI-national disposable income)
Phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ
thuần trong một thời kỳ nhất định.[chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực
hiện phân phối thu nhập lần thứ 2- là NI sau khi điều chỉnh các khoản thu, chi về
chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú (thương triệt tiêu nhau) và
không thường trú].
NDI=NI+chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài.
Chênh lệch về chuyển
nhượng hiện hành với
nước ngoài

Thu chuyển

= nhượng hiện hành từ nước ngoài

Chi chuyển nhượng hiện
hành ra nước ngoài

- GDP bình quân đầu người, GNI bình quân đầu người.
Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số.
Qui mô, tốc độ tăng TNBQ đầu người là sự phản ánh và tiền đề để nâng
cao mức sống dân cư nói chung. Nếu gia tăng liên tục với tốc độ cao là dấu hiệu
tăng trưởng bền vững. Sử dụng chỉ tiêu này đẻ so sánh mức sống dân cư giữa

các quốc gia với nhau.
Muốn xác định khoảng thời gian cần thiết để nâng mức thu nhập lên gấp 2
lần, ta tính như sau: 70 : tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng
năm theo dự báo. Ví dụ : 70 : 5% kết quả xấp xỉ 14 năm.
Ý nghĩa : nghiên cứu xu hướng chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ
nhóm này sang nhóm khác so với mức bq toàn thế giới.
- Giá sử dụng để tính chỉ tiêu tăng trưởng
+ Giá thực tế (hiện hành): GDPr – sử dụng xác định chỉ tiêu có liên quan
đến vốn đầu tư, cơ cấu kinh tế, NS, TM..
+ Giá so sánh (cố định):GDPn – sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh
tế giữa các thời kỳ và có ý nghĩa so sánh theo thời gian.
+ Giá sức mua tương đương: GDPppp
- Những khía cạnh cần chú ý trong đánh giá số lượng tăng trưởng ở các
nước đang phát triển:
> Chỉ tiêu thường sử dụng và đánh giá chính xác nhất: GDP và GDP/ng.
> Các nước đang phát triển: có nhu cầu và khả năng đạt tốc độ tăng


8
trưởng GDP cao hơn các nước phát triển.
2.5.2. Đánh giá cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là gì? (đã được nghiên cứu).
* Cơ cấu ngành kinh tế
Thể hiện 2 mặt: định lượng và định tính.
Định lượng: Qui mô tỷ trọng về GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong
tổng thể kinh tế quốc dân.
Định tính: Vai trò và tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế
quốc dân.
Nước đang phát triển: tỷ trọng nông nghiệp chiếm 20-30%GDP.
Nước phát triển: tỷ trọng nông nghiệp chiếm 1-7%GDP.

Xu hướng chuyển dịch ở mỗi quốc gia: tỷ trọng nông nghiệp giảm đi, tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.
* Cơ cấu vùng kinh tế (theo góc độ thành thị và nông thôn)
Nước đang phát triển: tỷ trọng dân số nông thôn chiếm >70%.
Xu hướng chuyển dịch: di dân từ nông thôn ra thành thị. Do sống nông
thôn khổ; do tỷ trọng kinh tế thành thị ngày càng tăng lên kết quả của CNH,
ĐTH, phát triển CNDV NT; tốc độ tăng dân số thành thị cao hơn so với tốc độ
tăng dân số chung (gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng dân số tự nhiên).
Nước phát triển: hai tỷ lệ này tương đương nhau.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Phản ánh tính chất XHH về TLSX và tài sản của nền kinh tế. Xét nguồn
gốc có 2 loại hình sở hữu: SHCC&SHTN.
Các nước phát triển, xu hướng các nước đang phát triển, khu vực kinh tế
tư nhân thường chiếm tỷ trọng cao.
* Cơ cấu khu vực thể chế
Các đơn vị thể chế thường trú trong nền kinh tế được chia thành 5 khu vực:
Khu vực chính phủ bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện bằng
ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động công cộng, tạo điều kiện bình đẳng cho
các khu vực thể chế và thực hiện công bằng xã hội.
Các đơn vị thuộc khu vực phi tài chính thực hiện chức năng sản xuất hàng
hóa và dịch vụ bán trên thị trường với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Khu vực tài chính cũng thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng
trên thị trường tài chính.
Các hộ gia đình là hộ tiêu dùng, đồng thời tham gia vào hoạt động sản


9
xuất dưới hình thức cung cấp sức lao động hoặc tự sản xuất dưới dạng các dịch
vụ sản xuất cá thể.
Các tổ chức không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình với nguồn tài chính

quyên góp tự nguyện như các tổ chức từ thiện, cứu trợ, tổ chức giúp đỡ người
tàn tật...cung cấp hàng hóa dịch vụ thẳng cho hộ gia đình không lấy tiền hoặc
lấy với giá không có ý nghĩa kinh tế.
* Cơ cấu tái sản xuất
Góc độ đánh giá sự phân chia tổng thu nhập của nền kinh tế theo tích lũy,
tiêu dùng: phần thu nhập cho tích lũy tăng lên và chiếm tỷ trọng cao là điều kiện
cung cấp vốn lớn cho tái sản xuất mở rộng. Đây là xu thế phù hợp trong quá
trình phát triển, song phải dẫn đến gia tăng thu nhập dành cho tiêu dùng cuối
cùng trong tương lai. Tỷ lệ tích lũy của Việt Nam trong GDP tăng liên tục, năm
sau cao hơn năm trước, trong khi ở các nước ASEAN và cả Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản không tăng đều như vậy, có những năm tỷ lệ này bị giảm
(chẳng hạn, tỷ lệ này của Trung Quốc năm 2003: 44,3%, năm 2004: 45%, năm
2005: 43,36%)...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tích lũy so với GDP của Việt
Nam như sau:
1985
12,0
%

1990
14,4%

1995
27,1%

2000
2001
2002
2003
2004

2005
2006
2007
29,61% 31,17% 33,22% 35,44% 35,47% 35,58% 36,81% 41,65%

Tỷ lệ tích lũy trên GDP của Việt Nam từ năm 2000 về trước còn thấp hơn
Trung Quốc và một số nước ASEAN (như Singapore, Thái Lan, Malaysia...),
nhưng từ 2001 đến nay nước ta chỉ còn đứng sau Trung Quốc. Tỷ lệ tích lũy cao
là cần thiết trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, và cho đến năm
2005, nước ta vẫn thuộc nhóm 60 nước có nền kinh tế thu nhập thấp như phân
loại của Liên hiệp quốc.
* Cơ cấu thương mại quốc tế.
Bất kể nước nào cũng đều tham gia đáng kể vào hoạt động thương mại.
Theo đó phải đánh giá độ mở nền kinh tế là bao nhiêu ? hoạt động xuất nhập
khẩu như thế nào? xuất khẩu sản phẩm thô hay chế biến tinh? giá trị cao hay
thấp? nhập khẩu mức độ nào? loại sản phẩm nào? luồng vốn nào? sự đóng góp
của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế là bao nhiêu?
Các nước đang phát triển thường cải thiện theo hướng giảm tỷ trọng xuất
khẩu sản phẩm thô, có dung lượng lao động cao và tăng dần hàng hóa có giá trị
kinh tế lớn như các nước phát triển vẫn đang tiến hành.


10
2.5.3. Đánh giá sự phát triển xã hội (trình bày ở điểm 3)
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện bảo đảm tăng trưởng, phát triển
kinh tế và vai trò chính phủ trong phát triển kinh tế.
2.6.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế do nhiều nhân tố quy định.Các nhân tố
này tác động lẫn nhau và lồng vào nhau. Do yêu cầu phát triển, giới hạn và đặc
điểm của chúng mà vị trí, tác động của từng nhân tố đến tăng trưởng và phát

triển sẽ khác nhau giữa các nước và các thời kỳ.
+ Các nhân tố kinh tế: là những nhân tố biểu hiện bằng vật chất hoặc có
thể chuyển hóa thành của cải vật chất, tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tế ,
tạo ra của cải và có thể xác định được mức đóng góp của chúng trong quá trình
hoạt động kinh tế.
Các nhân tố kinh tế chủ yếu là: vốn, kỹ thuật - công nghệ, nhân lực, đất
đai, tài nguyên thiên nhiên
+ Các nhân tố phi kinh tế: là những nhân tố không biểu hiện bằng vật thể,
hoặc thông qua, lồng vào các nhân tố khác để phát huy tác dụng, hoặc là “dung
môi”, “điều kiện” để cho các nhân tố kinh tế hoạt động và tăng hiệu quả. Người
ta không thể trực tiếp xác định tác động và đóng góp của chúng trong quá trình
hoạt động kinh tế.
Các nhân tố phi kinh tế chủ yếu là: diễn biến của thời, các truyền thống
tập quán, các thể chế của Chính phủ và các cộng đồng, các hình thái ý thức xã
hội, môi trường văn hóa- xã hội
+ Các nhân tố có tính hỗn hợp: là những nhân tố mà bản thân chúng có sự
lồng ghép của cả nhân tố kinh tế và phi kinh tế. Chẳng hạn nhu cầu tiêu dùng
cuối cùng, hợp tác kinh tế quốc tế.
2.6.2. Những điều kiện bảo đảm phát triển kinh tế
Một là, sự ổn định chính trị - xã hội.
Hai là, đầu tư phát triển khoa học công nghệ và có khả năng ứng dụng
công nghệ tiên tiến của thế giới.
Ba là, tăng trưởng kinh tế phải trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi người.
Bốn là, trình độ văn hóa của nhân dân và chất lượng đội ngũ lao động.
2.6.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế
- Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cho rằng thị trường là nhân tố, là lực
lượng cơ bản điều tiết các hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa
tổng mức cung và tổng mức cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm -



11
tỷ lệ thất nghiệp, mức giá - tỷ lệ lạm phát, đây là những cơ sở để giải quyết ba
vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế.
Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hiện đại là Chính phủ
trở thành trung tâm để đinh hướng, phối hợp các hoạt động của toàn xã hội; ổn
định và cân bằng tổng thể; kích thích, tạo nhân tố mới cho sự phát triển.
Vai trò chính phủ tăng lên không chỉ vì những thất bại của thị trường mà
còn do xã hội đặt ra những yêu cầu mới cao hơn.
- Vì vậy chính phủ cần:
+ Tạo môi trường ổn định để các tác nhân kinh tế kinh doanh thuận lợi.
+ Đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế với những hướng
ưu tiên cần thiết cho từng phân kỳ, sử dụng các công cụ quản lý, các chương
trình để hướng dẫn các ngành, các doanh nghiệp hoạt động.
+ Tìm cách duy trì công việc làm ở mức cao thông qua chính sách thuế,
tiền tệ và chi tiêu hợp lý.
+ Khuyến khích đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống ô
nhiễm và bảo vệ môi trường.
+ Điều tiết, phân phối lại thu nhập.
+ Thực hiện các chương trình phúc lợi công cộng và phúc lợi xã hội.
3. Lý luận về công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và quan hệ tăng trưởng
với công bằng xã hội.
3.1.Công bằng xã hội-Tiến bộ xã hội và quan hệ tăng trưởng với công
bằng xã hội.
* Công bằng xã hội - Tiến bộ xã hội.
- Khái niệm công bằng xã hội.
+ Theo nghĩa rộng:
> Công bằng XH đó là quyền ngang nhau giữa người với người về mọi
phương diện xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá (đồng nghĩa với bình
đẳng xã hội).
> Công bằng - tiến bộ xã hội: mọi người (cả những người có khác biệt bẩm

sinh hoặc có các ĐKXH khác nhau) được bình đẳng về CT,PL, hưởng thụ lợi ích
kinh tế - văn hóa, cơ hội làm ăn - tự do đua tài trên thương trường theo PL.
+ Theo nghĩa hẹp:
Là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn
toàn xác định, đó là phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ với quyền lợi, giữa cống
hiến với hưởng thụ theo nguyên tắc công hiến lao động ngang nhau thì được


12
hưởng ngang nhau
Công bằng xã hội bao gồm sự công bằng trong phân phối thu nhập và sự
công bằng trong các cơ hội phát triển như nguồn lực sở hữu, điều kiện sống, đặc
điểm gia đình, xã hội v.v.
Trong điều kiện khi chưa có công bằng trong cơ hội phát triển, thì công
bằng trong phân phối tức là:i)Thực hiện sự đối xử ngang nhau đối với các chủ
thể có cơ hội phát triển như nhau.ii)Thực hiện đối xử khác nhau đối với các chủ
thể có cơ hội phát triển khác nhau.
Hẹp hơn nữa: CBXH là sự công bằng trong lĩnh vực kinh tế.
- Bản chất của bình đẳng xã hội chỉ sự công bằng trên nhiều lĩnh vực
gắn với phát triển toàn diện con người và kết quả của sự phát triển đó.
* Quan hệ tăng trưởng với công bằng xã hội
- Quan hệ thuận chiều: Tăng trưởng với nâng cao mức sống quảng đại
quần chúng.
Mức sống quảng đại quần chúng phụ thuộc vào tổng thu nhập nền kinh tế
→ tăng trưởng là điều kiện cần để cải thiện mức sống dân cư
Tuy vậy nhiều nước thu nhập nền kinh tế khá cao nhưng mức sống dân cư
không được cải thiện→Tăng trưởng không phải là điều kiện đủ cho nâng cao
mức sống dân cư.
- Quan hệ ngược chiều: Tăng trưởng không dẫn đến nâng cao mức sống dân cư:
+ Kết quả của tăng trưởng phục vụ cho tích luỹ tái đầu tư.

+ Phần dành cho tiêu dùng lại chủ yếu không dành cho tiêu dùng cá nhân.
+ Phần dành cho tiêu dùng cá nhân lại chủ yếu thuộc về một nhóm người
trong xã hội (phân phối thu nhập tiêu dùng)
3.2. Đánh giá sự phát triển xã hội
* Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người.
- Các chỉ tiêu phản ánh mức sống: Nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở
nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu/ngày đêm của con người (tính đến nam, nữ,
trọng lượng cơ thể, môi trường, khí hậu...). Theo đó, con người cần một khoản
thu nhập nhất định - đó là chỉ tiêu GNI/người. Nếu GNI/người càng cao chứng
tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống. Ngoài ra còn: mức lương thực bq đầu
người, tỷ lệ nhập khẩu lương thực.
- Chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí như: Tỷ lệ người lớn biết
chữ, tỷ lệ học sinh tiểu học, trung học, số năm đi học trung bình, tỷ lệ NS chi
cho giáo dục...


13
- Các chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ: Tuổi thọ bq
tính từ thời điểm mới sinh, tỷ lệ trẻ em chết yểu (1-5năm), tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng, tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản (tính = số bà mẹ chết trong thời
gian mang thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống), tỷ lệ tiêm
phòng dịch, tỷ lệ chi NS cho y tế.
- Các chỉ tiêu về dân số và việc làm: Tốc độ tăng dan số tự nhiên, tỷ lệ
thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Các
nước đang phát triển thì tỷ lệ dân số thường cao hơn mức trung bình của thế
giới. theo WB hàng năm dân số thế giới tăng khoảng 92 triệu người, trong đó 82
triệu người là từ các nước đang phát triển. Tăng dân số cao hơn khả năng tăng
trưởng việc làm thất nghiệp. Bởi vậy duy trì mức tăng dân số hợp lý, ngày
càng giảm thì xu thế sẽ phát triển và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
* Chỉ tiêu nghèo đói (nghèo khổ) và bất bình đẳng (trình bày ở chuyên đề sau).

- Là một trong các tiêu thức đánh giá sự phát triển xã hội. Nó phụ thuộc
vào tổng khả năng thu nhập của nền kinh tế, vào chính sách phân phối và phân
phối lại...theo hướng bảo vệ, giúp đỡ người nghèo, giải quyết công bằng xã hội.
Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói được gồm: tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội; chỉ tiêu mức
chênh lệch giàu nghèo...
- Nguyên nhân nghèo khổ: có 5 yếu tố dẫn đến nghèo khổ ở các nước
đang phát triển
+ Hiện tượng bế quan toả cảng
+ Độ rủi ro trong cuộc sống
+ Thiếu thốn các điều kiện cần thiết để tự vươn lên xoá đói giảm nghèo
+ Sự hỗ trợ không đầy đủ của chính phủ
+ Sự tham gia không đầy đủ của người nghèo đến hoạch định chính sách
- Nghèo khổ vật chất.
+ Quan niệm nghèo khổ vật chất.
Thập niên 1970: nghèo khổ là sự “thiếu hụt” so với một mức sống nhất
định. Tháng 9/1993, ESCAP (Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á- Thái
Bình Dương) đã cụ thể hoá sự “thiếu hụt” đó là: không có khả năng thoả mãn
nhu cầu vật chất cơ bản của con người (được xã hội thừa nhận).
+ Những điểm cần nhấn mạnh khi xem xét nghèo khổ vật chất:
> Dấu hiệu nghèo: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài
sản để bảo đảm tiêu dùng ở mức độ tối thiểu.


14
> Để đánh giá nghèo vật chất phải có chuẩn nghèo.
> Chuẩn nghèo là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc tham gia các
hoạt động trong đời sống kinh tế.
> Nếu thu nhập của gia đình dưới chuẩn nghèo gọi là hộ nghèo.
+ Phương pháp xác định chuẩn nghèo:
Chia nhu cầu vật chất làm 2 nhóm: nhu cầu ăn và nhu cầu khác

> Xác định mức chi tiêu tối thiểu cho nhu cầu ăn (hao phí calori bình
quân/ngày đêm).
> Xác định mức chi tiêu tối thiểu cho nhu cầu khác (theo tỷ lệ với tổng
nhu cầu chi tiêu).
Tổng hợp 2 mức trên được tổng nhu cầu chi tiêu tối thiểu.
+ Chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 ở nước ta
(Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo
(khu vực nông thôn), đôi với khu vực thành thị những hộ có mức thu nhập bình
quân 500.000 đồng/người/tháng;
Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng
đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là
từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Tổng số hộ nghèo của cả nước là khoảng trên 3,3 triệu hộ (chiếm tỷ lệ
15,25%); tổng số hộ cận nghèo là khoảng trên 1,8 triệu hộ (chiếm tỷ lệ 8,58%).
Người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn (90%); ở một số
huyện miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi Duyên hải miền Trung, Tây
Nam Bộ là những nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao (trên 50%), đây là những địa bàn rất khó khăn đối với công tác giảm nghèo.
Tổng kinh phí để thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 20112015 dự kiến sẽ tăng thêm so với giai đoạn trước khoảng 5.700 tỷ đồng.
- Nghèo khổ đa chiều:
+ Năm 1997, UNDP đưa ra khái niệm nghèo khổ tổng hợp: đó là sự thiếu
cơ hội và sự lựa chọn bảo đảm các điều kiện để phát triển toàn diện con người:
điều kiện vật chất, giáo dục, tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe.
+ Năm 2003: phát triển khái niệm nghèo khổ đa chiều trên khía cạnh
“quyền lợi” cơ bản của con người: quyền tự do, quyền bình đẳng, sự khoan dung.
Sử dụng chỉ tiêu nghèo khổ đa chiều để xác định mức độ nghèo khổ con
người (từ 0 – 100%). Là cơ sở để xác định các mục tiêu giảm nghèo đói một



15
cách tổng hợp hơn. Là cơ sở nghiên cứu hữu hiệu, để bổ sung thêm các tiêu chí
vào cho chỉ tiêu này.
- Chỉ số nghèo khổ: Được xác định bằng tỷ lệ % giữa số dân sống dưới
mức sống tối thiểu với tổng số dân.
Số dân ở mức sống dưới tối thiểu
Ip=
x 100 (%)
Tổng số dân
- Giải pháp chính sách giảm nghèo khổ
+ Thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh: (điểm nhấn) hướng vào khu
vực nông nghiệp nông thôn, phát triển khu vực kinh tế tư nhân
+ Tăng cường hoạt động hỗ trợ người nghèo: vốn, phương án kinh doanh,
khuyến nông.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn
+ Xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo.
4. Các mô hình phát triển kinh tế
4.1.1. Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế
* Điểm xuất phát của mô hình
Adam Smith được coi là người khai sinh khoa học kinh tế, với tác phẩm
“Của cải của các nước”. ông trình bày những nội dung cơ bản :
- Học thuyết về “Giá trị lao động”: Lao động chứ không phải đất đai, tiền
bạc là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước.
- Học thuyết “Bàn tay vô hình” của thị trường sẽ đưa mọi người đến
những cái tốt đẹp.
- Về vai trò của chính phủ ông viết: “Hãy để mặc tất cả, hãy để mọi sự
việc xẩy ra. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt
động một cách gần như kỳ diệu. Không ai cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị
trường sẽ giải quyết tất cả.”
- Vai trò của phân phối. Là phân phối công bằng, hợp lý. Ông đưa ra lý

thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “ai có gì được nấy”.
* Các yếu tố tăng trưởng kinh tế và quan hệ giữa chúng
Nếu Adam Smith là người khai sinh, thì David Ricardo là đại diện xuất
sắc của trào lưu kinh tế học cổ điển. Ricardo cho rằng:
- Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, theo đó các yếu tố cơ bản của
tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng ngành, với một trình
độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định.


16
- Trong ba yếu tố của tăng trưởng, đất đai là quan trọng nhất, do đó đất
đai là giới hạn của tăng trưởng. Để tăng trưởng, liên tục hóa sự vận động của
nền kinh tế, chỉ có thể xuất khẩu hàng công nghiệp để nhập khẩu nông phẩm,
đặc biệt là lương thực, hoặc phát triển công nghiệp để tác động vào nông
nghiệp.
* Phân chia các nhóm người trong xã hội và thu nhập của họ
Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng, Ricardo chia xã hội thành các
nhóm người: địa chủ, nhà tư bản, công nhân. Phân phối thu nhập của mỗi nhóm
phụ thưộc quyền sở hữu của họ với các yếu tố sản xuất:
- Địa chủ có đất sẽ nhận được địa tô
- Công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công
- Tư bản có vốn sẽ nhận được lợi nhuận.
Do vậy, thu nhập của xã hội là tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư,
nghĩa là bằng: tiền công + lợi nhuận + địa tô.
Trong các nhóm người của xã hội, các nhà tư bản giữ vai trò quan trọng
trong sản xuất và phân phối, đặc biệt họ là tầng lớp chính thực hiện tích lũy cho
phát triển sản xuất.
* Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng
Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, thị trường với bàn tay vô hình dẫn dắt
đã gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, làm linh hoạt giá cả và tiền công, tự

hình thành và điều chỉnh các cân đối kinh tế, bảo đảm công việc làm đầy đủ.
Đây là quan điểm cung tạo nên cầu.

PL

AS LR

Trong mô hình này, đường cung AS luôn là đường thẳng đứng ở mức sản
ADthị
lượng tiềm năng. Đường AD thực chất là đường biểu
hàm cung tiền, được xác định
1
AD0 thành sản lượng. Điều này cũng có nghĩa
bởi mức giá, không quan trọng với việc hình
là các chính sách
0 kinh tế không có tác động đáng kể vào hoạt động kinh tế.
Y
Y
Tác giả còn cho rằng: 0
0


17
- Chính sách kinh tế nhiều khi lại hạn chế khả năng phát triển kinh tế.
- Với các khoản chi tiêu của Chính phủ, các nhà kinh tế cổ điển cho đó là
những chi tiêu “không sinh lời”.
- Những người làm việc trực tiếp và gián tiếp tạo ra sản phẩm là những
lao động sinh lời, còn những người khác là lao động không sinh lời.Do những
hoạt động không sinh lời này mà khả năng phát triển kinh tế bị giảm bớt.
4.1.2.Mô hình của C.Mác về tăng trưởng kinh tế

* Các yếu tố tăng trưởng kinh tế
Theo Mác (1818-1883) các yếu tố tác động đến quá trính tái sản xuất là
đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật.
- Về yếu tố lao động: Mác cho rằng lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá
trị thặng dư. Thời gian lao động của công nhân chia ra hai phần. Tỷ lệ m/v phản
ánh mức độ bóc lột công nhân của nhà tư bản.
- Về yếu tố kỹ thuật: Do tăng thời gian lao động, giảm tiền lương của
công nhân có giới hạn. Cho nên tăng năng suất lao động thông qua cải tiến kỹ
thật là con đường cơ bản để tăng khối lượng giá trị thặng dư và quy mô kinh tế.
Mác nhấn mạnh:
- Tiến bộ kỹ thuật là làm tăng mức trang bị kỹ thật cho công nhân, vì vậy
cấu tạo hữu cơ (c/v) cũng ngày càng tăng lên.
- Để trang bị kỹ thuật, nhà tư bản phải đầu tư thông qua phân chia giá trị
thặng dư thành phần tiêu dùng cho cá nhân và phần cho tích lũy. Đây là nguyên
lý của tích lũy tư bản chủ nghĩa.
* Sự phân chia giai cấp trong xã hội
- Cũng như Ricardo, Mác cho rằng, khu vực sản xuất của cải vật chất cho
xã hội gồm ba nhóm người: địa chủ, nhà tư bản và công nhân. Tương ứng thu
nhập của ba nhóm người này là địa tô, lợi nhuận, tiền công.
- Khác với Ricardo, Mác cho rằng phân phối này là bất hợp lý, mang tính
chất bóc lột.
* Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng
Mác đứng trên lĩnh vực sản xuất để nghiên cứu và phân chia:
- Hoạt động xã bao gồm 2 hai lĩnh vực, chỉ có lĩnh vực sản xuất mới sáng
tạo ra sản phẩm xã hội.
- Sản phẩm xã hội biểu hiện dưới hai hình thái hiện vật và giá trị.
- Sản phẩm xã hội bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
- Trên cơ sở phân chia trên tác giả đưa ra chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội và



18
thu nhập quốc dân.
*Chu kỳ sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế
- Mác bác bỏ quan điểm cung tạo ra cầu và sự bế tắc của tăng trưởng do
giới hạn về đất đai của các tác giả cổ điển.
- Mác cho rằng, nguyên tắc cơ bản của sự vận động tiền và hàng trên thị
trường là phải bảo đảm thống nhất giữa hiện vật và giá trị.
- Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thường là khủng hoảng thừa do
cung tăng nhanh để tối đa hóa lợi nhuận trong khi sức cầu tăng chậm bởi tích lũy
tư bản. Khủng hoảng là một “giải pháp” để lập lại thế cân bằng. Khủng hoảng
diễn ra với những phân kỳ và đặc điểm của nó.
- Chính sách kinh tế của chính phủ có vai trò quan trọng, đặc biệt là chính
sách khuyến khích, nâng cao sức cầu hiện có.
4.1.3. Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
* Nội dung cơ bản của mô hình
Trường phái kinh tế “Tân cổ điển” đứng đầu là Marshall, có những điểm
thống nhất với trường phái cổ điển, đồng thời có những điểm mới:
- Bác bỏ quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng trong một tình trạng
nhất định, tỷ lệ kết hợp của các yếu tố sản xuất là không thay đổi.
- Cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công và có nhiều cách kết hợp
các yếu tố sản xuất.
- Đưa ra quan điểm “phát triển kinh tế theo chiều sâu” trên cơ sở trang bị
kỹ thuật tăng nhanh hơn lao động và tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy
phát triển kinh tế.
- Nền kinh tế có hai đường tổng cung: ASLR phản ánh sản lượng tiềm
năng, còn đường ASSR phản ánh khả năng thực tế.
- Mặc dù vậy, họ cũng nhất trí với các nhà kinh tế cổ điển là nền kinh tế
luôn cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng bởi sự linh hoạt của giá cả và tiền
công đưa nền kinh tế về lại sản lượng tiềm năng.
- Chính sách kinh tế của chính phủ không thể tác động vào sản lượng, nó

chỉ ảnh hưởng đến mức giá cả, do vậy vai trò Chính phủ là mờ nhạt trong phát
PL
AS LR
triển kinh tế.
ASSR

Y0

GDP


19
* Mô hình Cobb - Douglas
Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng
trưởng thông qua hàm số sản xuất. Cobb-Douglas là tác giả đã đề xuất mô hình
được nhiều người thừa nhận và ứng dụng trong phân tích tăng trưởng. Mô hình
này phản ánh mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các
yếu tố đầu vào vốn, lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ.
Xuất phát từ hàm sản xuất: Y = f (K, L, R, T)
Trong đó: Y: Đầu ra, chẳng hạn như GDP
K: Vốn sản xuất
L: Số lượng nhân lực được sử dụng
R: Tài nguyên huy động vào hoạt động kinh tế
T: Khoa học công nghệ
4.1.4. Mô hình của J.M.Keynes về tăng trưởng kinh tế
* Nội dung mô hình
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cho
thấy học thuyết “ tự do điều tiết” của thị trường và “bàn tay vô hình” của trường
phái cổ điển và tân cổ điển đã không còn sức thuyết phục.
Năm 1936, trong tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền

tệ” của Keynes đánh giá sự ra đời một học thuyết mới.
Về sự cân bằng của nền kinh tế, Keynes cho rằng:
- Nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đi đến cân bằng ở một mức sản
lượng nào đó dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người, tại nơi
mà những khoản chi tiêu mới cho đầu tư được hình thành từ tiết kiệm bắt đầu
được bơm vào hệ thống kinh tế.
- Có hai đường tổng cung: ASLR phản ánh mức sản lượng tiềm năng và
ASSR phản ánh khả năng thực tế. Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở
mức sản lượng tiềm năng, thông thường sản lượng thực tế đạt ở mức cân bằng
nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng (YO
PL

AS-LR

AS-RS

Eo
PL0

O

AD

Y0 Y*

GDP


20

Hình 3: Sự cân bằng kinh tế theo J.Keynes
- Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng
Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc kéo theo sản lượng
thực tế:
+ Khi thu nhập tăng lên thì xu hướng tiết kiệm trung bình cũng tăng lên
và xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm xuống kết quả là giảm cầu tiêu dùng.
Đây là nguyên nhân của trì trệ trong kinh tế.
+ Mặt khác, đầu tư quyết định quy mô việc làm. Nhưng quy mô đầu tư lại
phụ thuộc lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của vốn. Ông viết: “Sự thúc đẩy
tăng sản lượng phụ thuộc vào sự tăng lên của hiệu suất cận biên của một khối
lượng vốn nhất định so với lãi suất .”
+ Đề xuất nhiều hình thức hoạt động để kích thích và tăng tổng cầu và
việc làm. Do đó lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.
- Vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng
Muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều
tiết nền kinh tế bằng các chính sách, đặc biệt là những chính sách nhằm kích
thích và tăng cầu tiêu dùng.
Chính sách cụ thể:
+ Chính phủ sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư (thông qua các đơn
đặt hàng của chính phủ, trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp).
+ Áp dụng nhiều biện pháp để tăng lợi nhuận, giảm lãi suất.
+ Tăng khối lượng tiền trong lưu thông, lạm phát có mức độ
+ Coi trọng hệ thống thuế, áp dụng thuế thu nhập lũy tiến để làm cho phân
phối công bằng hơn.
+ Coi trọng đầu tư của Chính phủ vào khu vực công cộng, trợ cấp thất
nghiệp, như là một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút.
* Mô hình tăng trưởng của Harrod - Domar
Dựa vào tư tưởng của J.M.Keynes, vào những năm 40 của thế kỷ XX,
Harrod và Domar độc lập nghiên cứu, cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan
hệ giữa thất nghiệp và sản lượng ở các nước đang phát triển. Mô hình này cũng

được sử dụng để xem xét quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn.
Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào đều phụ thuộc vào
vốn đầu tư dành cho nó.
g = s/k


21
Y là sản phẩm đầu ra và ∆Y là gia tăng sản phẩm đầu ra, g là tốc độ tăng
trưởng (g = ∆Y/Y), K là vốn đầu tư và ∆K là gia tăng vốn đầu tư, k hệ số ICORhệ số gia tăng tư bản - đầu ra (k = ∆K/∆Y= I/∆Y), I là đầu tư và i tỷ lệ đầu tư (i
= I/Y; I = S), S là khối lượng tiết kiệm và s tỷ lệ tiết kiệm (s = S/Y)..
Ở đây, k là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn và đầu ra ). Hệ số này nói lên
để tăng một đơn vị sản lượng cần có thêm bao nhiêu đơn vị tiết kiệm (cũng có
nghĩa là phải có bao nhiêu đơn vị đầu tư tăng thêm). Hệ số này cũng cho biết
trình độ kỹ thuật của sản xuất.
Tuy vậy, các nhà kinh tế trường phái tân cổ điển cũng phê phán mô hình
này ở các nội dung sau:
- Tăng trưởng trong thực tế không chỉ duy nhất là do đầu tư.
- Nếu đầu tư có tăng lên, nhưng đầu tư sai về mục tiêu và địa điểm thì
chưa chắc có tăng trưởng.
4.1.5. Mô hình hai khu vực của Athus Lewis
* Đặt vấn đề
Vào những năm 1950 nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Levis
trong cuốn “Lý thuyết về phát triển” đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ
giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình tăng trưởng dưới tên gọi “Mô
hình hai khu vực cổ điển”. Mô hình này được Jon Fei và Gustar Ranis chính
thức hóa, áp dụng những năm 1960 để phân tích tăng trưởng kinh tế ở các nước
đang phát triển. Do những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, A.Lewis
đã nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế.
Tác giả đã xuất phát từ cách nhìn của Ricardo:
- Thứ nhất, khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô

(và tiến tới bằng không), do quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng đòi
hỏi phải sử dụng ruộng đất ngày càng xấu hơn, làm tăng chi phí cho một đơn vị
sản lượng, đồng thời số lượng đơn vị đất đai là có giới hạn.
- Hai là, trong khi ruộng đất có xu hướng cạn kiệt thì nhân lực sử dụng (và
phải sử dụng) tiếp tục tăng lên làm cho hiện tượng dư thừa nhân lực ngày càng
phổ biến. (Ricardo cũng phân biệt dư thừa nhân lực ở nông thôn về hình thức
khác với dư thừa nhân lực ở thành thị).
Với hai vấn đề nêu trên, Ricardo kết luận rằng nông nghiệp mang tính trì
trệ tuyệt đối, cần giảm dần quy mô, tỷ lệ đầu tư, chuyển nhân lực dư thừa vào
công nghiệp và mở rộng quy mô, tốc độ của công nghiệp để tiếp tục duy trì tăng


22
trưởng. Trong quá trình này, có thể thể thu hút nhân lực từ nông nghiệp mà không cần
tăng lương đáng kể để tăng tích lũy phụ thêm cho công nghiệp, khuyến khích tái đầu
tư phát triển công nghiệp, góp phần làm cho lợi nhuận biên khu vực này tăng dần. Đây
là cơ sở trong nghiên cứu của mô hình hai khu vực của Lewis.
* Nội dung mô hình
- Bắt đầu từ khu vực nông nghiệp (khu vực truyền thống)
Sơ đồ hàm sản xuất nông nghiệp cho thấy sản lượng phụ thuộc vào vốn,
công nghệ, nhân lực. Với giả định vốn, kỹ thuật, công nghệ thay đổi không đáng
kể, trong khi đó nhân lực sử dụng L có thay đổi. Sản lượng tăng dần tùy theo
mức sử dụng nhân lực. Đến lúc nào đó sản tượng sẽ tăng chậm dần và không
tăng nữa, dù có tăng nhân lực. Điều này do giới hạn của đất đai và sức sản xuất
của cây trồng quy định.
- Khu vực hiện đại (công nghiệp)
Để mở rộng hoạt động, ngoài các yếu tố vốn, kỷ thuật,…khu vực công
nghiệp phải thu hút thêm nhân lực từ nông nghiệp với mức tiền công cao hơn
mức tiền công tối thiểu trong nông nghiệp mà họ hiện đang được hưởng. Theo
tác giả, mức trả cao hơn khoảng 30% so với mức tiền công tối thiểu .

Trong điều kiện dư thừa nhân lực trong nông nghiệp, khu vực công
nghiệp có một khoảng thời gian và số lượng nhân lực mà ở đó khi thu nhận thêm
nhân lực không phải tăng thêm mức tiền công. Khu vực công nghiệp tiếp tục mở
rộng sản xuất, cho đến khi nhân lực trở nên khan hiếm thì khu vực này phải tăng
tiền lương lên một tỷ lệ nhất định. Đến một lúc nào đó, tính khan hiếm nhân lực
chính trong nông nghiệp sẽ xuất hiện, giá cả nông phẩm tăng lên, quan hệ trao
đổi có lợi cho nông nghiệp. Theo thời gian, quan hệ công - nông nghiệp sẽ thích
ứng, tính nhị nguyên giảm dần, cả hai khu vực đều phải đầu tư chiều sâu để duy
trí tăng trưởng.
4.1.6. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại
* Tự nghiên cứu.
* Định hướng nghiên cứu:
- Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế (so sánh với Kên)
- Xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (so sánh với tân cổ điển.
- Vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh tế (kinh tế hỗn hợp).
4.1.7.Mô hình hai khu vực của Harry T.Ôshima
* Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, thể chế:
Ôshima là nhà kinh tế người Nhật, trong tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở


23
các nước châu Á gió mùa” đã đưa ra những quan điểm mới về phát triển và mối
quan hệ công - nông nghiệp, dựa trên những khác biệt về tự nhiên, kinh tế, xã
hội, thể chế, của các nước châu á so với các nước Âu-Mỹ đó là:
- Nền kinh tế nông nghiệp lấy cây lúa nước làm chính, có tính thời vụ cao.
- Có tình trạng vừa dư thừa vừa thiếu nhân lực.
- Tích lũy thấp và không ổn định.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu tính hệ thống và liên kết các vùng.
- Nhiều lề thói, tập tục lạc hậu đang chi phối và đè nặng lên các hoạt động
kinh tế - xã hội.

* Cách đặt vấn đề của Ôshima
Trước khi đưa ra mô hình, tác giả phân tích có tính phê phán về tính hiện thực
của các mô hình đã có, đặc biệt là mô hình của Lewis và đưa ra các lập luận sau:
-Dư thừa nhân lực trong nông nghiệp là một thực tế nhưng khu vực nông
nghiệp lúa nước châu Á không phải lúc nào cũng xẩy ra, đặc biệt là thời vụ đỉnh
cao. Do vậy nếu theo Lewis, việc chuyển nhân lực vào công nghiệp sẽ ảnh
hưởng đến sản lượng, giá cả và bảo đảm tính thời vụ của nông nghiệp.
-Trong khi đồng ý với trường phái tân cổ điển về việc phải đồng thời quan
tâm đầu tư ngay từ đầu cho cả hai khu vực và đồng ý với Ricardo về một mô
hình phát triển phải bắt đầu từ một nền nông nghiệp có hiệu quả hoặc từ khả
năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu nông phẩm. Nhưng Ông coi
đây là mô hình dài hạn, bởi vì các nước đang phát triển đang bị ràng buộc bởi
mặt bằng xuất phát thấp, mất cân đối nhiều mặt, đặc biệt là về phương diện vốn,
nhân lực trình độ cao, kỹ năng quản lý, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
-Từ những vấn đề trên, Ông đã phân tích mối quan hệ hai khu vực trong sự
quá độ từ một nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp.
* Nội dung mô hình
Với mục tiêu, giảm dần và xóa bỏ tính nhị nguyên, hướng tới một nền
kinh tế phát triển, Oshima đưa ra hướng quan tâm đầu tư (đầu tư theo nghĩa
rộng) theo các giai đoạn với những mục tiêu (và nội dung) xác định cho từng
giai đoạn nằm tạo ra những điều kiện có tính chất là lực nội sinh để chuyển dịch
nhanh cơ cấu theo hướng tiến bộ.
- Giai đoạn bắt đầu quá trình tăng trưởng: Tạo việc làm (và thu nhập)
thời kỳ nhàn rỗi, theo hướng tăng đầu tư phát triển nông nghiệp.
Ở khu vực châu Á gió mùa, nông nghiệp có tính thời vụ cao, thất nghiệp
mang tính thời vụ lại càng trầm trọng khi sản xuất mang tính độc canh, quy mô


24
nông trại nhỏ, phân tán, tư liệu sản xuất hiện có non yếu. Do vậy mục tiêu của

giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là gia tăng việc làm và thu nhập của
khu vực nông nghiệp, đặc biệt là thời kỳ nhàn rỗi.
Giải pháp hợp lý để thực hiện mục tiêu này là:
+ Chấp nhận tình trạng dư thừa nhân lực để đáp ứng cầu nhân lực lúc thời
vụ đỉnh cao, đa dạng hóa sản xuất để khai thác lợi thế tự nhiên, gia tăng việc
làm, ổn định và tăng thu nhập.
+ Tăng đầu tư hỗ trợ của chính phủ vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và
các cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp, để dẫn dắt lôi kéo đầu tư vào nông
nghiệp và nông thôn.
+ Xây dựng và cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn.
Việc phối hợp các biện pháp trên đây với hình thức, liều lượng và thời
gian thích hợp sẽ tạo ra đáng kể “lực nội sinh” làm cho nông nghiệp tăng trưởng
và đi vào ổn định mà không cần nhiều vốn và các yếu tố khác so với đầu tư
ngay từ đầu vào công nghiệp.
ở giai đoạn này, việc tập trung đầu tư có hiệu quả vào sản xuất lương thực
có ý nghĩa quan trọng, nhằm khởi đầu cho tăng trưởng. Vì nó đáp ứng cầu hàng
hóa thiết yếu, giảm nhập khẩu lương thực (để tăng nhập hàng đầu tư), tạo điều
kiện gây sức ép đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Dấu hiệu phản ánh sự kết thúc giai đoạn này là chủng loại và sản lượng
nông phẩm ngày càng nhiều trong khi chỉ số giá cả lại ổn định; cầu các yếu tố
đầu vào của nông nghiệp tăng với quy mô và tốc độ cao; nhu cầu thực sự về chế
biến nông phẩm trên quy mô lớn với kỹ thuật hiện đại đã xuất hiện. Điều này
cũng có nghĩa là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn đã xuất hiện,
nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại với quy mô, hình thức thích
ứng đã ra đời.
- Giai đoạn hai:Hướng tới toàn dụng nhân lực thông qua đầu tư phát
triển đồng thời nông nghiệp và công nghiệp
Xuất phát từ mục tiêu trên, theo tác giả tiêu điểm của giai đoạn này là tập
trung đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ theo chiều rộng
với giải pháp cụ thể là:

+ Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, gắn với quy mô lớn.
+ Phát triển các ngành công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp chế biến nông phẩm,
hàng tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp là đầu vào cho nông nghiệp( phân bón,
thưốc trừ sâu) với loại hình và cấp độ kỹ thuật thích ứng với sức cầu.


25
+ Thiết lập mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cùng các loại
hình dịch vụ tài chính, ngân hàng.
+ Xây dựng các hình thức nông trại, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tổng hợp.
Kết quả là sự phát triển nông nghiệp đã tạo thị trường cho công nghiệp,
dịch vụ và thúc đẩy sự ra đời và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và liên
kết kinh tế tiến bộ.Gắn liền với quá trình trên là sự di dân từ nông thôn vào
thành thị, hình thành các loại đô thị, tạo quy mô tới hạn về các mặt để phát triển
các dịch vụ kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quá trình này diễn ra liên tục trong nhiều năm. Dấu hiệu cơ bản cho thấy
sự kết thúc giai đoạn này là :hình thành nhiều ngành công nghiệp dịch vụ, tỉ
trọng sản lượng, nhân lực và dân cư nông nghiệp giảm xuống, tương ứng là sự
tăng lên của tỷ trọng sản lượng công nghiệp, dịch vụ, nhân lực và dân cư thành
thị; tốc độ tăng việc làm lớn hơn tốc độ tăng nhân lực, dung lượng thị trường
nhân lực bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên.
- Giai đoạn ba: Sau khi có việc làm đầy đủ - phát triển kinh tế theo chiều
sâu nhằm giảm cầu về nhân lực.
Quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển diễn ra qua nhiều
bước với nội dung thích hợp ở mỗi bước. Kết quả giai đoạn 2 trong mô hình
Oshima như đã nói ở trên cho thấy nền kinh tế đã thiết lập được các quan hệ cân
đối căn bản, đi vào tăng trưởng ổn định, thị trường đã bắt đầu vận hành có hiệu
quả. Với mục tiêu đặt ra, nền kinh tế sẽ vận hành theo các phương hướng:
+ Chuyển hướng mục tiêu phát triển các ngành từ hướng nội là chính sang
hướng nội có hiệu quả hơn và hướng ngoại.

+ Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường.
+ Mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ, coi trọng dịch vụ cao cấp, dịch
vụ hướng vào nông nghiệp, nông thôn.
Những thay đổi trên đây làm cho cơ cấu kinh tế chuyển nhanh sang sử
dụng các lợi thế, phát triển linh hoạt, tình trạng thiếu nhân lực đã trở nên phổ
biến. Để tiếp tục phát triển, giảm cầu về nhân lực, cùng với các giải pháp trên,
phải chuyển hướng phương thức phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu trên
toàn bộ nền kinh tế với nội dung cụ thể là:
+ Tăng trang bị kỹ thuật và áp dụng các phương pháp canh tác tiến bộ để
tăng sản lượng, giảm tương đối và tuyệt đối cầu về nhân lực trong nông nghiệp
để bổ sung nhân lực cho công nghiệp, dịch vụ.
+ Chuyển công nghiệp hướng nhanh sang xuất khẩu, đầu tư phát triển các


×