Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỞ CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.22 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
Độc lâp- Tự do- Hạnh phúc

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP MINH TÚ
I – Tổng quan nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên, những khó khăn và thuận lợi
1 - Tổng quan tình hình kinh tế tỉnh Thái Nguyên
1.1 Vị trí địa lý và phạm vi hành chính:
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng
trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung
du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây
giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82
km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; thành phố Sông
Công và , thị xã Phổ Yên, 6 huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú
Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã
đồng bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới
Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái
Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình
rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa
khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ
thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.
1.2 Tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên:
Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận
lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so
với các tỉnh trung du miền núi khác.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc
phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng
than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng


khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ
ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi
măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường
bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi
1.2. Dân số, nguồn nhân lực và y tế:
- Dân số: Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống
đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao.
- Nguồn nhân lực: Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 9 Trường Đại học (07 trường
1


thuộc Đại học Thái Nguyên và 02 trường ngoài ĐH Thái Nguyên), 26 trường Cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được trên 120.000 lao
động;
- Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện
cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện;
Ngoài ra Thái Nguyên còn là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh
thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc,
Hang Thần Sa – Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu...
2. Điều kiên phát triển kinh tế:
2.1 Thuận lợi:
- Khi đất nước thống nhất Thái Nguyên là một trong ít tỉnh ở khu vực phía Bắc phát triển
mạnh công nghiệp nhất là công nghiệp nặng và khai thác khoảng sản. Đây là những tiền đề
rất tốt để Thái Nguyên phát triển công nghiệp hóa nền kinh tế.
- Thái Nguyên là những tỉnh được thiên nhiên ưu ái cho đa rạng về khoảng sản như:
quặng sắt, vàng, titan, đa kim… và các mỏ và nhiên liệu như than đá, than mỡ, than bùn. Do
vậy đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và công
nghiệp chế biến.

- Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới giao thông rất đa dạng có cả đường bộ (4
tuyến), đường sắt, đường sông, đây là điều kiện rất lý tưởng cho việc phát triển kinh tế
- Thái Nguyên là một trong 3 trung tâm đào tạo lớn của cả nước. Nên đây là nơi có
nguồn nhân lực đa dạng và tốt, nhất là nguồn nhận lực về công nghiệp (có hệ thống trường
đào tạo về công nghiệp).
- Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện (tăng chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh từ 57 năm 2011 lên vị trí thứ 7 năm 2015).
Với cơ chế đầu tư ưu đãi thông thoáng, trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên bắt đầu tập trung
nhiều nhiều khu công nghiệp như: Khu tổ hợp công nghệ cao Yên Bình với dự án tập đoàn
Sam Sung đầu tư 6 tỷ USD, dự án dư lịch tâm linh Hồ Núi Cốc 15.000 tỷ đồng, dư án KCN
Điềm Thụy, KCN Sông Công, Công ty CP Masan... thái nguyên đã thu hút được nhiều dự án
mới vào đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, hạ tầng đô thị.
Chính sách ưu đãi đầu tư tại các tỉnh miền núi khu vực phía Bắc đang được Chính phủ
quan tâm đặc biệt, nhiều dự án trọng điểm Quốc gia đã và đang được triển khai tại địa bàn
(Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên được xây dựng (đã thông đường từ Tháng
01/2014); Xây dựng Thái Nguyên thành “ Trung tâm văn hóa các tỉnh miềm núi phía Bắc” tại
tỉnh Thái Nguyên, trong đó có Chính sách mở rộng mạng lưới cho các Ngân hàng, đây là cơ
hội để Chi nhánh tăng tốc phát triển và chiếm lĩnh thị phần.
Với vị trí cửa ngõ, trung tâm kinh tế, văn hóa của các tỉnh miền núi Đông Bắc bộ,
đặc biệt khi có Khu công nghiệp Yên Bình, Nhà máy Samsung Thái Nguyên, Khu công
nghiệp Điềm Thụy – Phú Bình đang và các cụm Công nghiệp khác. Năm 2015, huyện Phổ
Yên sẽ trở thành Thị xã thứ hai của tỉnh Thái Nguyên, cùng với việc đường cao tốc Thái
Nguyên – Bắc Kạn hoàn thành sẽ là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế của tỉnh và thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh, các vùng lân cận.

2


Với việc Nhà máy SamSung Electronic đi vào hoạt động ổn định, Thái Nguyên đang
dẫn đầu cả nước trong 9 tháng đầu năm 2014 về quy mô tăng trưởng công nghiệp đạt

135,2% và tỷ lệ sử dụng lao động tăng 79,9% so với cùng kỳ năm trước.
2..2 Khó khăn:
- Hệ thống công nhiệp nặng công nghệ đã lạc hậu do đầu tư lâu nên cần một nguồn lực
lớn để cải tạo và đầu tư công nghệ mới tiên tiến.
- Ngành thép - ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống của tỉnh – đang gặp rất nhiều
khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và thương mại thép giải thể hoặc
dừng hoạt động.
- Hệ thống chính sách thu hút các nhà đầu tư đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn chậm
và còn nhiều tồn tại.
- Hà tầng giao thông hiện tại đang trong quá trình nâng cấp (đang làm đường cao tốc Hà
nội – Thái Nguyên, nâng cấp tuyến quốc lộ 3 cũ, đang đầu tư lại cụm càng Đa Phúc, cao tốc
Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn)). Nên việc đi lại vẫn chưa được thuận lợi cản trở lưu
thông hàng hóa.
- Hạ tầng về phát triển công nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại như: Chưa có hạ tầng công
nghiệp hoàn chỉnh…
3. Tóm lược tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đến 31/12/2015:
Tổng nguồn
Tổng dư nợ
STT
Tên chi nhánh TCTD
Tổng tài sản
vốn huy động
TT1
(I+II)
1..
NH CT Thái Nguyên
4,320,511.87
4,442,771.06
3,483,909.2

2..
NH CT Lưu Xá
2,528,818.00
1,803,829.83
2,445,938.6
3..
NH CT Sông Công
1,576,163.84
1,502,130.18
1,519,710.0
4..
NH ĐT&PT TN
6,270,907.90
4,294,640.39
6,030,266.9
5..
NH ĐT&PT Nam TN
3,021,797.43
2,702,400.16
2,989,720.9
6..
NH Ngoại thương
1,029,020.93
832,776.20
932,778.2
7..
NH No&PTNT
9,007,620.56
8,646,640.88
6,670,009.6

8..
NH CSXH
2,437,566.53
148,594.36
2,392,170.2
Cộng Khối NHTMNN
30,192,407.06
24,373,783.06 26,464,503.7
9..
NH Hàng hải
300,780.21
291,788.12
59,848.1
10..
NH SG Thương tín
447,924.29
429,058.41
330,534.9
11..
NH Đông Á
185,679.96
178,923.69
36,542.4
12..
NH Á Châu
384,404.00
212,443.92
379,649.7
13..
NH VN Thịnh vượng

456,624.43
434,843.26
274,902.3
14..
NH Kỹ thương
1,242,762.26
1,195,042.77
528,576.8
15..
NH Quân đội
1,663,049.73
1,446,901.88
1,581,615.6
16..
NH Quốc tế
768,066.45
358,124.65
759,451.8
17..
NH Đông Nam Á
543,824.70
531,834.44
271,179.1
18..
NH ………
568,033.63
547,229.27
525,679.6
19..
NH Sài Gòn HN

727,565.80
699,394.95
273,598.4
20..
NH Quốc Dân
971,527.83
934,818.19
508,054.8
21..
NH Liên Việt
582,674.64
575,549.63
123,698.2
22..
NH Shinhan
1,032,641.12
488,769.55
1,007,671.1
Cộng Khối NHTMCP
9.875.559.05.
8.324.722.73. 6.66.1002.79.
3


Tổng cộng

40.067.966.11.

32.698.505.79.


33.125.506.5.

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất: Về định hướng kinh doanh: Bên cạnh những ngân hàng TMCP Nhà nước có
chiến lược phát triển toàn diện (cả khách hàng cá nhân và KH doanh nghiệp) do hệ
khách hàng của các ngân hàng này đã được gây dựng qua nhiều năm, với sự chắt lọc kỹ
càng, thì hầu hết các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều tập trung vào
bán lẻ, với những tên tuổi lớn như: MB, techcombank, Lienvietbank , MINH TÚ...Chỉ
có duy nhất Maritime Bank là ngân hàng chú trọng vào bán buôn (với phân khúc khách
hàng đạt doanh thu từ 1 -70 triệu USD/năm).
Thứ hai: Về mặt huy động: nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, các ngân hàng TMCP Nhà
nước vẫn luôn chiếm ưu thế trong lĩnh vực này. Khi tổng số tiền huy động của khối ngân
hàng TMCP Nhà nước đã gấp hơn 2.5 lần lượng huy động của các ngân hàng TMCP.
Xét riêng trong khối các ngân hàng TMCP: thì Techcombank, MB, MINH TÚ,
Lienvietbank, NCB là top dẫn đầu.
Thứ ba: Về mặt cho vay: Dẫn đầu là Agribank, BIDV....với dư nợ lên tới hơn 12.000 tỷ
đồng. Lợi thế cạnh tranh xuất phát từ cơ chế linh hoạt, thủ tục nhanh gọn và lãi suất hợp
lý, mạng lưới tiếp xúc khách hàng rộng nên lượng khách hàng của các Ngân hàng TMCP
Nhà nước luôn đông đảo.
Thứ tư: Về sản phẩm dịch vụ: Để có được một lượng Khách hàng đông đảo, tiền gửi
tăng cao và bền vững. Dư nợ được đẩy mạnh thì các Ngân hàng đều phải nghiên cứu các
sản phẩm chủ lực để phục vụ Khách hàng. Điều đó thể hiên tương ứng với kết quả thống
kê của NHNN. Đặc biệt các ngân hàng bán lẻ, đối tượng KH thường đa dạng và hình
thức kinh doanh liên tục đổi mới
4. Nhận định cơ bản về môi trường kinh doanh và cơ hội phát triển
4.1 Môi trường kinh doanh:
Có thể nói trong những năm gần đây chính quyền và NHNN tỉnh Thái Nguyên luôn tạo ra
môi trường tốt nhất cho việc các ngân hàng phát triển. Đó là việc khuyến khích các NH mở
chi nhánh trên địa bàn, đưa ra các cơ chế chính sách quản lý làm lành mạnh hóa và bình đẳng
giữa các NH trên địa bàn. Do vậy Thái Nguyên được đánh giá là nơi có môi trường kinh

doanh tốt thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển trong đó có ngành NH.
4.2 Nguồn nhân lực
Là một ngành nghề đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, bên cạnh những yếu tố về
ngoại hình và khả năng xử lý công việc -Tài chính ngân hàng đang trở thành chuyên ngành
đào tạo của nhiều trường Đại học , cao đăng trên địa bàn. Đây là nguồn nhân lực tại chỗ sẵn
có, đủ điều kiện đáp ứng cho nhu cầu về nhân sự của các Tổ chức tín dụng khi thành lập chi
nhánh. Chưa kể, đội ngũ nhân lực có trình độ trên đại học cũng góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đồng thời tăng cường khả năng quản lý với những chức danh giữ vị trí quan
trọng tại chi nhánh. Đây cũng là cơ hội để Chi nhánh cung cấp SPDV phi tín dụng (dịch vụ
thẻ, Mplus, Internetbanking …) và quảng bá thương hiệu Ngân hàng;
Ngoài ra, đối với riêng những ngân hàng thuộc khối ngân hàng TMCP còn non trẻ mở chi
nhánh tạị Thái Nguyên, thì còn có một nguồn nhân lực cũng cần kể đến là lực lượng cán bộ
nhân viên đã công tác tại các ngân hàng khác. Sự mở rộng quy mô của các ngân hàng, đồng
4


nghĩa với việc taọ những cơ hội mới để thử sức. Theo đó, các Tổ chức tín dụng có thêm
những sự lựa chọn mới với chất lượng tốt và đẩy mạnh được hiệu quả công việc.
4.3 Cơ sở vật chất
Thái Nguyên đã được công nhận là đô thị loại 1 từ nhiều năm trước. Nhiều công trình
cũng được xây dựng và trùng tu để đáp ứng nhu cầu, phục vụ đời sống của nhân dân, thúc đẩy
nền kinh tế theo hướng “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho
những mục tiêu tăng trưởng, trong đó xây dựng cơ bản để thúc đẩy kinh tế xã hội được chú
trọng. Nhiều ngành nghề được mở rộng đa dạng hơn trước, kéo theo đó là sự ra đời của nhiều
loại hình công ty, cũng như sự đầu tư về quy mô, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
MINH TÚ có đủ thời cơ để nắm bắt xu thế đó.
4.4 Cơ chế, chính sách
Với cơ chế đầu tư ưu đãi thông thoáng, trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên bắt đầu tập trung
nhiều nhiều khu công nghiệp như: Khu tổ hợp công nghệ cao Yên Bình với dự án tập đoàn
Sam Sung đầu tư 6 tỷ USD, dự án dư lịch tâm linh Hồ Núi Cốc 15.000 tỷ đồng, dư án KCN

Điềm Thụy, KCN Sông Công... thái nguyên đã thu hút được nhiều dự án mới vào đầu tư phát
triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, hạ tầng đô thị.
Chính sách ưu đãi đầu tư tại các tỉnh miền núi khu vực phía Bắc đang được Chính phủ
quan tâm đặc biệt, nhiều dự án trọng điểm Quốc gia đã và đang được triển khai tại địa bàn
(Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên được xây dựng (đã thông đường từ Tháng
01/2014); Xây dựng Thái Nguyên thành “ Trung tâm văn hóa các tỉnh miềm núi phía Bắc” tại
tỉnh Thái Nguyên, trong đó có Chính sách mở rộng mạng lưới cho các Ngân hàng, đây là cơ
hội để Chi nhánh tăng tốc phát triển và chiếm lĩnh thị phần.
Ngoài ra, xét về các lĩnh vực trong hoạt động tài chính ngân hàng, thuận lợi có thế
nhận thấy là:
Về huy động vốn: không thể phủ nhận, MINH TÚ là một trong những ngân hàng
có hệ thống các sản phẩm dịch vụ đa dạng trong khối các TCTD. Đối tượng khách
hàng được hướng tới không bó hẹp vào một tầng lớp xã hội cụ thể nào, mà trải
rộng từ em bé đến người già. Từ công chức đến những tiểu thương, nông
dân......hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc tập đoàn.....Chính vì thế, MINH
TÚ có điều kiện để thăm dò và thống kê được «khẩu vị» của khách hàng cá nhân
trên địa bàn. Từ đó, hình thành định hướng kinh doanh tập trung vào những sản
phẩm mang tính đặc thù, hiệu quả cao.
Về cho vay: những ngân hàng mới thành lập chi nhánh, sẽ rút ra được những tồn
tại, vướng mắc trong việc cấp tín dụng của các ngân hàng khác, để điều chỉnh và
sửa đổi hợp lý. Từ đó, có thể đưa ra những đối tượng và ngành nghề được ưu tiên
vay với cơ chế riêng và lãi suất hợp lý. Việc phân khúc khách hàng dựa trên chất
lượng nợ đã phát sinh tạ các Tổ chức tín dụng cũng sẽ trở thành kênh thông tin
đáng tin cậy để MINH TÚ «thanh lọc» khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất.
Về các sản phẩm dịch vụ khác: MINH TÚ cũng là một ngân hàng bán lẻ, việc
nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mang tính chuyên biệt và đặc trưng của
Ngân hàng là một hoạt động thường xuyên , vì vậy: khách hàng dễ tìm thấy ở
MINH TÚ những dịch vụ mới mẻ, thân thiện nhiều tiện ích.
5



6. Khó khăn
Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2015 đạt được nhiều tiến bộ, vẫn còn
một số chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt kế hoạch đề ra như: giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị sản
xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đã dẫn đến tốc độ
tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch đề ra; việc chỉ đạo, phối hợp chưa quyết liệt của một
số cấp, ngành trên một số lĩnh vực như: tiến độ các dự án, công trình xây dựng cơ bản, thủ
tục quy trình thực hiện các dự án, hạ tầng giao thông, các dự án đã cấp phép đầu tư, công
tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất của một số đơn vị, doanh nghiệp; công tác lập, quản lý
quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng… vẫn còn lúng túng và chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển; hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp lãi ròng giảm mạnh do chi phí trung gian tăng
cao, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp bị kiềm chế sự phát triển, có nguy cơ nợ đọng tăng
cao, mất cơ hội hợp tác và đầu tư.....
Do vậy, những tác động tiêu cực của nền kinh tế đã dẫn đến các hoạt động của ngành
ngân hàng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể:
Trong việc huy động vốn: MINH TÚ là ngân hàng ra đời sau nên sẽ gặp không ít
khó khắn trong việc phát triển huy động.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng tăng cao, người dân phải thắt chặt chi tiêu và việc tích
lũy cũng có sự hạn chế đáng kể. Dường như với vốn nhàn rỗi trong dân, lãi suất
ngân hàng giảm theo quy định của ngân hàng nhà nước thì việc gửi tiết kiệm
không còn là sự hấp dẫn của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp nữa.
Ngoài ra, khi lãi suất của Ngân hàng nhà nước đã quy định ở mức chuẩn. Đưa việc
cạnh tranh huy động vốn về vị trí ngang bằng giữa tất cả các tổ chức tín dụng thì
hình ảnh của MINH TÚ sẽ chưa thể quen thuộc tuyệt đối với người dân. Tâm lý e
ngại và thiếu tin tưởng cũng là tất yếu. Để thuyết phục được khách hàng là một vấn
đề không hề dễ dàng.
Trong việc cho vay: Doanh nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là doanh nghiệp
nhỏ và vừa nên mức độ ảnh hưởng của các chính sách hạn chế vay tín dụng và đặc
điểm các chính sách có độ trễ trong thực tế nên bị ảnh hưởng lớn bởi đặc điểm "tác

động tiêu cực đến chậm nhưng thời gian để giải quyết thì lại lâu hơn mức trung
bình của các doanh nghiệp lớn» . Ngân hàng gặp nhiều khó khăn để tiếp cận và
đánh giá những khách hàng tiềm năng, khách hàng cần chăm sóc đặc biệt do
những biến động của thị trường, ảnh hướng đến doanh thu và lợi nhuận của các
khách hàng.
Đồng thời, lãi suất cho vay của Các NH TMCP, trong đó có MINH TÚ thường cao
hơn so với các ngân hàng thuộc khối TMCP Nhà nước. Thêm vào đó, với ưu thế
vượt trội hẳn về thẩm quyền phê duyệt, tài sản đảm bảo đã khiến các ngân hàng
TMCP phải nỗ lực rất nhiều để lôi kéo khách hàng.
Cơ chế chính sách tại các địa phương tuy đã được cải thiện nhưng người thực thi
chính sách đặc biệt liên quan đến hoạt động Ngân hàng: Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất, Tòa án, Thi hành án....vẫn gây khó khăn cho chính người dân cũng
như các TCTD.
Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân tại địa bàn, là một trở ngại lớn trong
việc phát triển sản phẩm thẻ nói riêng và dịch vụ phi tín dụng nói chung của
6


II - Định hướng xây dựng và phát triển hoạt động của chi nhánh Thái
Nguyên trong năm đầu tiên và ba năn tiếp theo
1. Mục tiêu:
1.1 Mục tiêu cho năm thứ nhất:
- Tuyển dụng và đào tạo đầy đủ đội ngủ nhân sự nhất là nhân sự quản lý, cũng với đó
là chuận bị tốt cơ sở hạ tầng cũng như việc marketing, để ổn định tổ chức đưa chi nhánh đi
vào hoạt động an toàn và bước đầu để lại hình ảnh tốt với khách hàng, với cơ quan quản lý
nhà nước và đối tác trên địa bàn.
- Phát triển được hệ thống khách hàng theo định hướng đề ra với trọng tâm là phát
triển khách hàng huy động và dịch vụ trong 3 tháng đầu sau đó đẩy mạnh phát triển KH tín
dung với định hướng phân khúc khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, phân khúc SME để
lượng khách hàng cá nhân là trên 1.000 khách hàng, khách hàng doanh nghiệp là trên 150

khách hàng.
1.2. Tính khả thi
* Hiệu quả kinh tế
- Doanh thu và lợi nhuận: Trên cơ sở quy mô của đề án, hàng năm MINH TÚ thái nguyên
sẽ thu được một khoản doanh thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trong
phạm vi hoạt động kinh doanh của mình (Chi tiết theo phụ lục đính kèm)
- Các chỉ số hiệu quả:
+ Các khoản nộp cho ngân sách nhà nước: Hàng năm, MINH TÚ sẽ mang lại cho ngân sách
nhà nước một khoản thu đáng kể từ các khoản thuế sau: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp……..
+ Việc phân phối lợi nhuận, trích lập các loại quỹ và mục đích sử dụng các quỹ của CN
được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước
* Hiệu quả xã hội
- Chi nhánh ra đời tạo thêm công an việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo ra một môi
trường an toàn, lành mạnh góp phần cải thiện đời sống của người lao động. Đây là những
vấn đề đã và đang được Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích mọi thành phần trong xã hội
cùng nhau chung sức giải quyết.
- Hoạt động của chi nhánh tạo ra những điều kiện phát triển mới cũng như tăng thêm vị thế,
hình ảnh cho MINH TÚ chi nhánh Thái Nguyên nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung,
đồng thời mở thêm một kênh để thu hút nguồn vốn nhần rỗi và phục vụ hỗ trợ nhu cầu tài
chính của đại bộ phận người dân phía Nam thành phố.
Như vây, với những hiệu quả kinh tế và xã hội nêu trên thì việc MINH TÚ đi vào hoạt
động là hướng đi đúng đắn, mang tính chiến lược của MINH TÚ Thái Nguyên.
2. Phương án thành lập Chi nhánh Thái Nguyên
2.1. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động
MINH TÚ Thái Nguyên là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, trực thuộc
Ngân hàng TMCP MINH TÚ thực hiện đầy đủ các dịch vụ kinh doanh ngân hàng, gồm các
dịch vụ chủ yếu:
- Huy động vốn của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi, tiết kiệm và các hình thức
được phép khác theo quy định hiện hành;

7


-

Cấp tín dụng cho khách hàng dưới các hình thức cho vay, cầm cố và các hình thức được
phép khác theo quy định hiện hành;
- Dịch vụ TTQT
- Dịch vụ kiều hối;
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác của MINH TÚ
2.2. Cơ cấu tổ chức và tên gọi
- Tên gọi: Ngân hàng TMCP MINH TÚ Chi nhánh Thái Nguyên
- Địa chỉ: TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: 06 điểm giao dịch
+ Trụ sở Chi nhánh;
+ PGD Phổ Yên;
+ PGD Mỏ Bạch;
+ PGD Đại Từ;
+ PGD Đồng Hỷ;
+ PGD Phú Bình.
• Nhân sự: 71 nhân sự.
+ 26 nhân sự tại trụ sở Chi nhánh:
STT Ban/phòng/BP
Vị trí chức danh
Số lượng
1
Ban Lãnh đạo
Giám đốc
1
Phó GĐ

1
2
Phòng PTKH
Trưởng phòng
1
CV PTKH DN
2
CV PTKH CN
5
3
Phòng DVKH và ngân Trưởng phòng
1
quỹ
Kiểm soát viên
1
Giao dịch viên
2
Trưởng BP ngân quỹ
1
Thủy quỹ
1
4
Phòng Hỗ trợ TD
Trưởng phòng
1
Nhân viên tái thẩm định
1
Nhân viên HTTD
2
5

Phòng Hành chính tổng Trưởng phòng
1
hợp
Nhân viên KTTH & KTTT
1
Nhân viên hậu kiểm
1
Nhân viên hành chính Lxe
2
Nhân viên Maketting
1
Cộng
26
+ 45 nhân sự tại 5 PGD (mỗi PGD có 09 nhân sự):
TT
Vị trí
1
Trưởng phòng giao dịch
2
Kiểm soát viên
3
CV/ NV Quan hệ khách hàng
4
Giao dịch viên
8

Số lượng
01
01
04

02


5

Thủ quỹ
Cộng

01
09

• Mô hình như sau:
Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng PTKH

CV
KHCN

CV
KHDN

Phòng DVKH &
NQ

Giao
dịch
viên


NV
Ngân
quỹ

Phòng
KTTH+HC

NV
Kế
toán
nội
bộ

NV
HC,
nhân
sự

Phòng HTTD
Các
PGD
trực
thuộc
CV
Hỗ
trợ
tín
dụng


CV tái
thẩm
định

2.3. Địa bàn hoạt động
Địa bàn hoạt động của toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chú trọng đến thành phố Thái
Nguyên (Trụ sở chi nhánh, PGD Mỏ Bạch), trung tâm các huyện, thị xã trong tỉnh như TP
Sông Công, TX phổ Yên, (PGD Phổ Yên), các huyện khác (PGD Đại Từ, PGD Đồng Hỷ,
PGD Phú Bình)…thậm chí trong điều kiện thuận lợi có thể mở rộng hoạt động sang các tỉnh
Bắc Kan, Tuyên Quang…
2.4. Cơ sở vật chất PGD
- Các trang thiết bị của Chi nhánh được thiết kế và trang bị theo tiêu chuẩn thống nhất của
toàn hệ thống MINH TÚ
- Để đảm bảo an ninh an toàn, chi nhánh được bố trí bảo vệ chuyên nghiệp 24/24.
- Phương tiện vận chuyển chuyên dụng chở tiền, xe phục vụ CBNV
- Chi nhánh có phương án PCCC và trang bị các thiết bị PCCC theo quy định.
III. KẾ HOẠCH KINH DOANH
1. Xây dựng Kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch Nguồn vốn – Sử dụng vốn (trong 3 năm đầu) – đính kèm PL1;
Khoản mục
NĂM 2017
NĂM 2018

9

NĂM 2019


BẰNG VNĐ (tỷ đồng)
1. Huy động (Thời điểm)

2. Cho vay (Thời điểm)
3. Thanh khoản & Dự trữ bắt
buộc (6%)
BẰNG USD (ngàn USD)
1. Huy động
2. Cho vay
3. Thanh khoản & Dự trữ bắt
buộc(15%)
-

%
KH
Tăng
31/12/2019
trưởng

KH
31/12/2017

KH
31/12/2018

% Tăng
trưởng

200
150

300
250


50%
67%

500
300

67%
20%

12.0

18.0

50%

30.0

67%

300

400
200

33%

500
350


25%
75%

45

60

33%

75

25%

Kế hoạch lãi suất bình quân và kế hoạch thu chi tiền lãi (trong 3 năm đầu) – đính kèm
PL2;

PL2: KẾ HOẠCH LÃI SUẤT
Khoản mục
1. Margin huy động
- VNĐ (%/năm)
- USD (%/năm)
2. Margin cho vay
- VNĐ (%/năm)
- USD (%/năm)

N1

N2

N3


0.800%
0.000%

0.800%
0.000%

0.850%
0.000%

2.100%
1.900%

2.215%
1.900%

2.330%
1.900%

- Kế hoạch tài chính & kết quả kinh doanh (trong 3 năm đầu) – đính kèm PL3.
PL3: KH TÀI CHÍNH & KẾT QUẢ KINH DOANH:
NĂM 1
Khoản mục

A. THU HOẠT ĐỘNG (Triệu
đồng)
Thu thuần từ lãi
Thu thuần từ cho vay (quy
triệu vnđ)
Thu thuần cho vay

VNĐ/USD
Thu lãi đầu tư TPTP
Thu TD khác
Thu thuần từ Huy động
Thu ròng ngoài lãi

NĂM 2

NĂM 3

KH
KH
% Tăng
KH
31/12/2017 31/12/2018 trưởng 31/12/2019

%
Tăng
trưởng

5,650.00
4,750.00

9,521.24
8,021.24

69%
69%

13,540.00

11,240.00

42%
40%

3,150.0

5,621.2

78%

6,990.0

24%

1,600.0
900.0

2,400.0
1,500.0

50%
67%

4,250.0
2,300.0

77%
53%


10


Thu dịch vụ thuần
Thu KDNH thuần
Thu khác thuần
Thu khác
Chi hoạt động khác
B.CHI HOẠT ĐỘNG
Chi phí điều hành
a. Chi phí nhân viên
b. Chi phí hoạt động quản lý
& công vụ
c. Chi phí về tài sản
Chi nộp thuế, lệ phí
C. LỢI NHUẬN TRƯỚC
DPRR
DPRR
DP chung
DP cụ thể
E. LỢI NHUẬN TRƯỚC
THUẾ TNDN

600.0
300.0

900.0
600.0

50%

100%

1,500.0
800.0

67%
33%

4,540.0
4,460.0
2,820.0

4,720.0
4,590.0
2,900.0

4%
3%
3%

5,455.0
5,290.0
3,250.0

16%
15%
12%

800.0
840.0

80

850.0
840.0
130

6%
0%
63%

1,200.0
840.0
165

41%
0%
27%

1,110.0
900.0
900.0
-

4,801.2
1,125.0
1,125.0
-

333%
25%

25%

8,085.0
1,500.0
1,500.0
-

68%
33%
33%

210.0

3,676.2

6,585.0

79%

2. Kế hoạch thực hiện
- Kết nối với chính quyền các cấp, các ban ngành liên quan ở địa phương, tận dụng các mối
quan hệ, ủng hộ và ảnh hưởng từ địa phương, nhanh chóng xây dựng, phát triền hình ảnh và
nâng cao uy tín của MINH TÚ trên địa bàn.
- Sử dụng những nhân sự có năng lực, có kinh nghiệm, thông thuộc địa bàn, khai thác tốt các
mối quan hệ sẵn có để nhanh chóng xây dựng được danh mục khách hàng và hiệu quả, kết
quả ban đầu làm cơ sở, làm nguồn lực căn bản để từ đó tiếp tục rà soát, chắt lọc và tìm kiếm
mở rộng khách hàng, tăng trưởng về quy mô; dự báo và quản lý tốt để giảm thiểu các rủi ro
có thể xảy ra đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
- Bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, định hướng của ngân hàng,
của Ban lãnh đạo chi nhánh để phát triển kinh doanh trên địa bàn.

- Tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp từ danh mục các nhà thầu, doanh nghiệp cung cấp đầu
vào, vận tải hàng hóa…, các đơn vị vệ tinh, đơn vị trực thuộc tại các Khu công nghiệp.
- Kết nối với Ban bồi thường giải phóng mặt bằng các cấp, Ban quản lý các dự án đầu tư xây
dựng KCN tham gia chi trả đền bù, tận dụng tối đa để huy động từ nguồn tiền được đền bù
trong dân, huy động các tổ chức, doanh nghiệp.
- Tận dụng, tiếp cận và khai thác nguồn khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp từ
EVN. Khai thác sản phẩm cho vay nhân viên EVN, cho vay doanh nghiệp thanh toán tiền
điện sản xuất, DV thu tiền điện, thanh toán tiền điện tự động…
- Kết hợp với EVN trong việc triển khai giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, quảng bá hình ảnh
MINH TÚ trên địa bàn đề từng thôn, xóm, tổ dân phố, từng hộ gia đình.
- Mở điểm thu tiền điện tại PGD và điểm tiếp nhận nhu cầu/hồ sơ khách hàng tại EVN.
- Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng của địa phương, khẳng định và nâng cao vị thế
của MINH TÚ trên địa bàn. Từng bước ăn sâu, bám rễ, tăng cường sự ảnh hưởng của MINH
11


TÚ một cách bền vững
- Xây dựng kế hoạch và thường xuyên thực hiện các hoạt động đào tạo nhân sự, cả đào tạo
nội bộ và tham gi các lớp đào tạo của ngân hàng, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, kỹ năng, phẩm chất và bản lĩnh của nhân sự, nâng cao tốc độ, năng xuất và
hiệu quả công việc.
- Thường xuyên tôt chức các chương trình roadshown, các buổi bán hàng trực tiếp để quảng
bá hình ảnh MINH TÚ, đưa sản phẩm ngân hàng đến tận tay mỗi khách hàng.
- Đặc biệt chú trọng đến hình ảnh, cung cách, thái độ phục vụ khách hàng thân thiện, nhiệt
tình, chuyên nghiệp mà chân thành.
- Đánh giá chi tiết lại thị trường, tìm kiếm các nhóm ngành, phân khúc thị trường, phát triển
khách hàng mới.
- Phân tích, đánh giá và đề xuất các sản phẩm dịch vụ, cơ chế chính sách phù hợp với đặc
thù, phù hợp với văn hóa, tập quán, chính sách và điều kiện của địa phương.
- Thường xuyên đánh giá và hỗ trợ nhân sự thực hiện các chỉ tiêu cá nhân.

- Định hướng, thống nhất cách thức triển khai công việc đối với từng thành viên. Tăng cường
các hoạt động theo nhóm.
- Thống nhất lại việc quản lý, các công cụ quản lý các khách hàng hiện tại nhằm giữ và chăm
sóc khách hàng tốt hơn, từ đó cung cấp dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận trên một khách hàng và
tìm hiểu, khai thác các khách hàng liên quan.
- Áp dụng triệt để và tận dụng tối đa các chương trình ưu đãi BAN HÀNH để cạnh tranh lãi
suất, thu hút khách hàng.
- Chủ động khai thác và đáp úng nhu cầu của khách hàng nhiều hơn nữa, đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ trên mỗi khách hàng.
- Tăng cường bán chéo sản phẩm: Trả lương qua thẻ, phát hành thẻ VISA cho chủ Doanh
nghiệp, dịch vụ tài khoản, các dịch vụ gia tăng,…
2.1. Về công tác huy động:
* Đối tượng khách hàng:
- Đối với huy động dân cư:
+ Nhòm KH VIP của các ngân hang khác
+ Nhòm KH là công chức thuộc các sở, ban, ngành, giảng viên các trường ĐH- CĐ
+ Nhóm các KH thuộc quân khu 1 – BQP
+ Nhóm KH dân cư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- Đối với tiền gửi tổ chức:
Tập trung vào các tổ chức KT-XH/đơn vị sự nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi trong và/hoặc
ngoài địa bàn như bệnh viện, trường học, tổ chức hành chính sự nghiệp có thu, công ty bảo
hiểm, ban quản lý dự án...
+ Quỹ môi trường- thuộc sở tài nguyên và MT
+ Sở tài chính thái nguyên
+ Ban quản lý dự án sở giao thông
+ Ban quản lý các dự án thuộc các huyện
+ Ban quản lý sở NN và PTNT
+ Công ty khai thác thủy lợi
+ Quỹ PT khoa học – thuộc sở khoa học TN
12



+ Các trường ĐH thuộc các trường ĐH Thái Nguyên
+ Các tổ chức khác trên địa bàn
* Cách thức thực hiện
- Huy động nhỏ lẻ, bền vững, giá vốn thấp bằng việc khai thác các Chương trình khuyến
mãi, vận dụng quà tặng truyền thống của MINH TÚ trong công tác chăm sóc khách hàng,
giới thiệu, tư vấn và chào bán tiện ích vượt trội của sản phẩm đặc thù MINH TÚ
- Đẩy mạnh tăng trưởng huy động không kỳ hạn, margin cao bằng việc khai thác các tiện
ích của các san phẩm hiện có.
- Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng tất cả các kênh bán hàng để thu hút huy
động: Tiếp thị, bán hàng tại quầy/địa điểm của khách hàng, tiếp thị bán hàng qua điện thoại,
tiếp thị thông qua đối tác liên kết, diễn đàn/ hội thảo. Tập trung huy động vốn nhà rỗi dân cư
tại các khu vực tập trung dân cư đông đúc, các tổ hưu trí…
2. 2. Về Cho vay
* Đối tượng khách hàng
- Các cá nhân vay tiêu dùng và hộ kinh doanh trên địa bàn, tiểu thương chợ
- Cho vay liên kết CBNV
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
- Các Doanh nghiệp phân phối hàng tiêu dùng…
- Tất cà các hộ gia đình, người dân trên địa bàn tình Thái Nguyên và các khu vực lân cận.
* Cách thức thực hiện
- Tập trung cho vay phân tán nhỏ lẻ theo định hướng của Ngân hàng như cho vay liên kết
CBNV, tiêu dùng mua xe ô tô, BĐS, Cho vay SXKD, du học, tiêu dùng khác...
- Tận dụng khai thác các gói sản phẩm ưu đãi cho vay trong từng thời kỳ nhằm đẩy mạnh
tăng trưởng tín dụng.
- Nghiên cứu đặc điểm kinh tế của địa bàn và các vùng lân cận để đề xuất xây dựng sản
phẩm đặc thù, cho vay nhanh – nhỏ - gọn đảm bảo được tính hiệu quả và an toàn trong hoạt
động tín dụng
- Đẩy mạnh triển khai tiếp thị và chăm sóc thường xuyên hệ đại lý, nhà phân phối của các

Doanh nghiệp đã liên kết với MINH TÚ, ưu tiên các ngành tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm,
dược phẩm, xăng dầu…
2.3. Về sản phẩm dịch vụ:
* Đối tượng khách hàng
- Các hộ kinh doanh trên địa bàn, tiểu thương chợ
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
- Các Doanh nghiệp phân phối hàng tiêu dùng, dược phẩm, xăng dầu…
- Học sinh, sinh viên, giáo viên.
- Tất cà các hộ gia đình, người dân trên địa bàn tình Thái Nguyên và các khu vực lân cận.
* Các thức thực hiện
- Khai thác tiếp hệ khách hàng hiện hữu CBNV, hệ khách hàng được tiếp thị mới, khách
hàng lớn, triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. Đẩy
mạnh tăng thu từ dịch vụ chuyển tiền như chuyển tiền nội địa, chuyển tiền quốc tế, chuyển
tiền du học, kiều hối, dịch vụ trung gian thanh toán bất động sản, thu chi hộ truyền thống.
13


- Trên cơ sở các sản phẩm đã được NH hướng dẫn thực hiện, chi nhánh nghiên cứu khách
hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Cung cấp sản
phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng và NH. Đối với những khách hàng
đã có quan hệ tín dụng cần có chính sách khuyến khích mở tài khoản thực hiện dịch vụ
thanh toán và các dịch vụ khác.
- Gắn kết các dịch vụ với các nghiệp vụ khác như mở L/C thanh toán, mua bán ngoại tệ và
giao dịch qua tài khoản khác tại NH. Có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo
cạnh tranh được với các ngân hàng khác.
- Tăng cường chi trả lương qua thẻ ATM và thu dịch vụ từ mảng thẻ qua việc nâng cao tỷ lệ
kích hoạt thẻ, triển khai các Chương trình khuyến mại, gia tăng hiệu quả sử dụng thẻ, phát
hành thẻ học sinh sinh viên, thẻ du học sinh, thẻ dành cho khách du lịch..Tăng thu các dịch
vụ giá trị gia tăng của thẻ ATM/POS:
- Tăng mạnh thu dịch vụ qua kênh ngân hàng điện tử bằng việc nâng cao tỷ lệ khách hàng

kích hoạt sử dụng/đăng ký, khai thác các tiện ích hiện đại.
- Phối hợp với chính quyền địa phương nhằm quảng bá dịch vụ chi trả kiều hối, gửi thư giới
thiệu dịch vụ tới người đi xuất khẩu lao động tại địa phương.
2.4. Về giá sản phẩm:
Lãi suất, biểu phí các sản phẩm dịch vụ của MINH TÚ sẽ được điều chỉnh linh hoạt
trong từng thời kỳ, song song với việc đưa ra các chiến lược sản phẩm cho từng loại đối
tượng khách hàng. Ngoài ra, các chương trình khuyến mại, quà tặng, tăng cường khâu tiếp
thị vào các thời điểm phù hợp (nhất là dịp khai trương chi nhánh) chắc chắn đem lại hiệu
quả cạnh tranh phát triển khách hàng mới.
2. 5. Về thủ tục nghiệp vụ:
Để việc phục vụ khách hàng được nhanh chóng và tốt nhất thì việc rút ngắn thời gian
thực hiện các giao dịch sẽ được chú trọng, các khâu trong thủ tục nghiệp vụ sẽ được cải tiến
đồng thời tăng cường sinh hoạt nghiệp vụ để trang bị kiến thức cho cán bộ nhân viên.
2.6. Chính sách chăm sóc khách hàng:
Chi nhánh xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó có chính sách ưu đãi phù
hợp. Đối tượng khách hàng mục tiêu của chi nhánh được xác định là các cá nhân vay tiêu
dùng, CBNV thuộc các sở, ban, ngành, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tiểu thương
trong các khu chợ và dân cư tại địa bàn cùng với việc không ngừng nâng cao uy tín thương
hiệu để thu hút thêm khách hàng. Đối với các khách hàng không có nhiều thời gian đến giao
dịch tại Ngân hàng hoặc ở xa MINH TÚ sẽ bố trí đưa sản phẩm đến tận nơi phục vụ khách
hàng theo yêu cầu.
I. KẾT LUẬN
Việc thành lập MINH TÚ tại Thái Nguyên là cần thiết và phù hợp với chiến lược
phát triển mạng lưới của Ngân hàng. Sau khi đi vào hoạt động, chi nhánh sẽ đáp ứng được
nhu cầu phát triển thị phần, tiếp cận và khai thác tốt hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư, phát triển số dư huy động, cho vay và tăng thu dịch vụ. Đồng thời, MINH TÚ đáp ứng
đầy đủ các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng cho khách hàng hiện tại và
tiềm năng tại thị trường Thái Nguyên và vùng phụ cận, gia tăng số lượng khách hàng giao
14



dịch. Bên cạnh đó, MINH TÚ cũng góp phần tạo thêm việc làm cho người dân, thúc đẩy các
hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng và phát triển phù hợp với mục tiêu và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Phương án thành lập chi nhánh
được xây dựng trên cơ sở tiềm năng phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư và khả năng
cạnh tranh của MINH TÚ trên địa bàn, góp phần gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh và cùng
Chi nhánh thúc đẩy sự phát triển chung, hoàn thành tốt các mục tiêu theo đúng định hướng
chiến lược phát triển của Ngân hàng MINH TÚ.
NGƯỜI LẬP

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×