BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VILAYVONE PHOMMACHANH
TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM
CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số : 62.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Thế Giới
TS. Nguyễn Xuân Lãn
Đà Nẵng - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Vilayvone PHOMMACHANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP................15
1.1. BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ...............15
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................................15
1.1.2. Đặc điểm chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................18
1.1.3. Phân loại hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................19
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .........................24
1.2.1. Những tác động tích cực của FDI đối với nước nhận đầu tư ..........................24
1.2.2. Những tác động tiêu cực của FDI đối với nước nhận đầu tư ..........................27
1.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI..........32
1.3.1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô .............................................................................32
1.3.2. Các lý thuyết kinh tế vi mô .............................................................................34
1.3.3. Nội dung thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ..........................................37
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT FDI ..........................................39
1.4.1. Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài ................39
1.4.2. Những nhân tố thuộc nước nhận FDI..............................................................44
1.4.3. Những nhân tố thuộc bên ngoài ......................................................................48
1.5. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TẠI CHDCND
LÀO ..........................................................................................................................51
1.5.1. Sự vận động của FDI trên thế giới ..................................................................51
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN ......................................54
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................66
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH NIỀN NAM
CỦA NƯỚC CHDCHD LÀO THỜI KỲ 1988-2015 ............................................67
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO CÓ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC THU HÚT FDI ....................................................................................67
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................67
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................69
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ..........................................................................72
2.2. HỆ THỐNG LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI FDI VÀO PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND
LÀO ..........................................................................................................................73
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động FDI của các tỉnh miền Nam Lào..............73
2.2.2. Chính sách thu hút FDI tại các tỉnh miền Nam Lào........................................75
2.2.3. Hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay của các tỉnh miền Nam Lào ...................83
2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI
CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO THỜI KỲ 1988-2015 85
2.3.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền
Nam của nước CHDCND Lào ..................................................................................85
2.3.2. Các hình thức FDI thực hiện ở các tỉnh miền Nam CHDCND Lào ...............88
2.3.3. FDI theo ngành công nghiệp thực hiện ở các tỉnh miền Nam CHDCND Lào
...................................................................................................................................90
2.3.4. FDI thực hiện theo cơ cấu vùng của các tỉnh miền Nam CHDCND Lào .......92
2.3.5. FDI theo cơ cấu đối tác nước ngoài tại các tỉnh miền Nam CHDCND Lào .......
...................................................................................................................................94
2.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO .............................97
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................97
2.4.2. Nhược điểm của việc thu hút FDI .................................................................100
2.4.3. Một số hạn chế ..............................................................................................105
2.4.4. Nguyên nhân các yếu kém trong việc thu hút FDI của các tỉnh miền Nam Lào
.................................................................................................................................105
Kết luận Chương 2 ................................................................................................107
CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM
CỦA NƯỚC CHDCND LÀO ...............................................................................108
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
TRONG BỐI CẢNH MỚI....................................................................................108
3.1.1. Các bối cảnh phát triển quốc tế và trong nước..............................................108
3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam Lào đến năm 2030
.................................................................................................................................111
3.1.3. Nhu cầu vốn phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam Lào ................112
3.1.4. Quan điểm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào
.................................................................................................................................113
3.1.5. Định hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam
Lào đến năm 2020 ...................................................................................................115
3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
.................................................................................................................................116
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút FDI ..................................................116
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI ..........................................................119
3.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ...................................120
3.2.4. Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã hội ..............................................122
3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài ....................................................................................................122
3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI ................................123
3.2.7. Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển khai ..............124
3.2.8. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư ..........................................................126
Kết luận Chương 3 ................................................................................................130
KẾT LUẬN............................................................................................................131
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………...133
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BOT
Build - Operate - Tranfer
Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BTO
Build - Tranfer - Operate
Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
BT
Build - Tranfer
Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
DNLD
Doanh nghiệp liên doanh
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FIMC
Ban Quản lý đầu tư nước ngoài
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc gia
OECD
Organization for Economic Co-operation and
Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TNC
Các công ty xuyên quốc gia
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các số liệu về diện tích và dân số 4 tỉnh phía Nam Lào ................ 69
Bảng 2.2.Sự tăng trưởng GDP khu vực Nam Lào và dự tính đến năm 2020 . 70
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh miền Nam Lào và dự tính đến năm
2020 ................................................................................................................. 71
Bảng 2.4. Tình hình thu hút FDI của các tỉnh Nam Lào trong giai đoạn 19882015 ................................................................................................................. 88
Bảng 2.5. Số vốn và dự án FDI theo ngành và lĩnh vực ở các tỉnh miền Nam
Lào giai đoạn 1988-2015 ................................................................................ 92
Bảng 2.6. FDI vào vùng Nam Lào phân theo các tỉnh giai đoạn 1988 - 2015 93
Bảng 2.7. FDI vào công nghiệp vùng Nam Lào phân theo các tỉnh giai đoạn
1988 - 2015...................................................................................................... 93
Bảng 2.8. FDI vào công nghiệp các tỉnh vùng Nam Lào giai đoạn 1988 - 2015
phân theo ngành .............................................................................................. 94
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ vốn đầu tư và tỉ lệ số lượng dự án đầu tư vào các tỉnh miền
Nam của Lào theo hình thức đầu tư ................................................................ 90
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phần trăm các dự án FDI đầu tư vào miềnNam Lào giai
đoạn 1988-2015 phân theo nước đầu tư .......................................................... 96
Biểu đồ 2.3. Mức vốn đầu tư trung bình/dự án FDI đầu tư vào miềnNam Lào
giai đoạn 1988-2015 phân theo nước đầu tư ................................................... 96
Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp các tỉnh Nam Lào ........ 98
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng đóng góp ngành công nghiệp trong GDP của nền kinh
tế các tỉnh Nam Lào ........................................................................................ 99
Biểu đồ 2.6. Tổng số lao động ...................................................................... 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong khu vực các quốc gia kém phát triển, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của CHDCND Lào trong nhiều thập kỷ gần đây. Việc
chuyển từ nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, CHDCND Lào
thực sự đã tạo ra được sức hút mạnh mẽ từ nhiều nhà đầu tư quốc tế. Bên
cạnh đó, với vị trí tọa lạc ngay trong khu vực Đông Nam Á, giữa bán đảo
Đông Dương - vốn được xem là trung tâm của sự năng động và thịnh vượng
với những ưu đãi về cơ sở tài nguyên chiến lược; tiếp giáp chung với 5 quốc
gia láng giềng là Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Myanma,
đã tạo ra cơ hội hợp tác phát triển giữa CHDCND Lào với các quốc gia láng
giềng tạo thuận lợi cho phát triển thương mại, đầu tư và cơ hội phát triển du
lịch xuyên quốc gia.
Sau khi trở thành quốc gia độc lập năm 1975, Lào đã thiết lập hệ thống
kiểm soát thông qua chủ nghĩa xã hội và chính phủ tài khóa tập trung đến năm
1985, tuy nhiên kết quả kinh tế đã không đạt được đúng mục tiêu đề ra. Năm
1986, cuộc cải cách kinh tế mới bước đầu được thiết lập nhằm mục đích
chuyển hướng từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế định
hướng thị trường dưới Cơ chế Kinh tế mới (New Economic MechanismsNEWs), nền kinh tế Lào được chuyển từ một hệ thống quản lý kinh tế chủ
nghĩa xã hội sang hệ thống kinh tế định hướng thị trường với 2 mục tiêu chính
trị cơ bản đó là: (1) Chính sách thị trường mở và (2) Giới thiệu những nguyên
tắc kinh tế thị trường. Việc theo đuổi những cải cách về kinh tế và thể chế với
mục tiêu nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội cho toàn dân thông qua
việc xây dựng một nền kinh tế định hướng thị trường đã giúp Lào nhanh
chóng đạt được những thành tự kinh tế - xã hội đáng kể về tăng trưởng kinh
2
tế, tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước trước đây và ổn định
nền kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, quốc gia này sau đó cũng đã chứng kiến được sự
gia tăng nổi bật trong đầu tư công và đầu tư tư nhân; những cải thiện trong
các hoạt động kinh tế ở cả trong khu vực và trên toàn cầu. Tất cả những điều
này đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Lào trong giai
đoạn 1990-2010 ở mức 6%/năm và giai đoạn 2011-2015 đạt 8%/năm. Quan
trọng hơn, Lào đã thu hút được nhiều nhà đầu tư và tiếp nhập được nhiều sự
hỗ trợ từ nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới; tất cả những yếu tố này đã
góp phần tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Lào.
Quốc gia Lào được phân chia thành 3 vùng chính gồm khu vực phía
Bắc, Trung và phía Nam. Trong đó, khu vực phía Nam bao gồm 04 tỉnh
Champasak, Salavan, Attapeu và Xekong - nằm trong khu vực địa hình miền
núi, tiếp giáp với Việt Nam, Thái Lan và Campuchia có tốc độ tăng trưởng
GDP nhìn chung tăng nhưng vẫn còn thấp hơn đặc biệt so sánh với các tỉnh
phía Đông và trung bình chung của cả nước. Với xuất phát điểm là một nền
kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp với 80% dân số tham gia vào hoạt động
nông nghiệp, cải cách kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đã góp phần làm thay đổi đáng để cơ cấu kinh tế của khu vực này.
Cùng với quá trình thu hút FDI của cả nước, các tỉnh miền Nam Lào đã có
những đóng góp đáng kể trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào khu vực này, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy
nhiên, thu hút FDI vào Lào nói chung vào đối với lĩnh vực công nghiệp của
các tỉnh miền Nam Lào nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn và
thách thức. Bên cạnh những khó khăn trong thực tế, về mặt lý luận cũng chưa
có nghiên cứu cụ thể nào về thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp tại các
tỉnh miền Nam Lào. Vì vậy để có cái nhìn tổng quan và căn cứ đề xuất những
hướng giải pháp khả thi khắc phục, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại các
3
tỉnh miền Nam của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Bố cục của
nghiên cứu gồm 3 phần chính, sau khi đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn khái
quát về FDI, phân tích vai trò đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế
của một quốc gia và địa phương; đồng thời lựa chọn các kinh nghiệm thu hút
FDI của một số quốc gia trong khu vực ASEAN và một số bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng cho các tỉnh Nam Lào được trình bày trong các nội
dung của Phần 1; nội dung Phần 2 sẽ tập trung đánh giá thực trạng hoạt động
thu hút FDI ở Lào và tại các tỉnh Nam Lào trong những năm qua; đây đồng
thời sẽ là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào
lĩnh vực công nghiệp miền Nam Lào nói riêng và của Lào nói chung trong
Phần 3.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong những thập kỷ qua, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
đã được thảo luận nhiều trong sách báo kinh tế. Trong đó, các quan điểm của
các nhà nghiên cứu kinh tế chia thành hai luồng ý kiến khác nhau liên quan
đến mối quan hệ hai chiều này.
- Tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách,
FDI được cho là có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng đối với các nước tiếp nhận
qua các kênh khác nhau như làm tăng lượng vốn đầu tư vào quốc gia tiếp
nhận, tạo điều kiện cho các nước này cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, nâng
cao năng lực phát triển kinh tế, tạo ra khối lượng việc làm lớn cho lực lượng
lao động tại nước nhận đầu tư; kích thích thay đổi công nghệ qua việc sử dụng
công nghệ và bí quyết của nước ngoài và những tác động lan tỏa công nghệ có
thể xảy ra qua các thỏa thuận về bản quyền, bắt chước, đào tạo nhân viên và
các quy trình, sản phẩm mới từ các công ty nước ngoài; gia tăng và cải thiện
4
lượng kiến thức hiện có trong nền kinh tế tiếp nhận qua đào tạo lao động, thu
lượm và truyền bá kỹ năng.
Các tác động tích cực của FDI như làm tăng năng suất; chuyển giao
công nghệ; áp dụng các quy trình mới, các kỹ năng quản lý và các bí quyết
vào thị trường trong nước, đào tạo nhân viên, phát triển mạng lưới sản xuất
quốc tế và tiếp cận các thị trường đã được chứng minh trong các nghiên cứu
của Caves (1994 và 1996), Findlay (1978), De Mello (1999), Borensztein và
các cộng sự (1998), Rappaport (2000). Những tác động lan tỏa từ FDI sinh ra
từ cả những ngoại ứng nội bộ ngành (hoặc theo chiều ngang, nghĩa là trong
cùng một ngành) lẫn những ngoại ứng liên ngành (hay theo chiều dọc) qua
những mối liên kết xuôi hoặc/và liên kết ngược (Javorcik, 2004; Alfaro và
Rodinguez-Clare, 2004). Bên cạnh đó, FDI còn được chứng minh là có thể
giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua sự truyền bá công nghệ và phát triển
vốn nhân lực (van Loo 1977; Borensztein, De Gregorio và Lee 1998; de
Mello 1999; Shan 2002a; Liu, Burridge và Sinclair 2002; và Kim và Seo
2003); đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu vốn và bổ sung vốn cho các nước
nhận đầu tư đối với các lĩnh vực rủi ro cao hoặc các ngành mới mà đầu tư
trong nước còn hạn chế (Noorzoy, 1979); và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
của nước tiếp nhận đầu tư (Sun, 1998; Shan, 2002).
- Tác động tiêu cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, những tác động dương của FDI lên tăng trưởng kinh tế đã
không giành được sự ủng hộ của một số nhà nghiên cứu kinh tế gần đây. Một
số nghiên cứu gần đây ở mức công ty hoặc ngành nhấn mạnh tác động tiêu
cực từ FDI như khả năng hấp thu yếu, tác động lấn át lên đầu tư trong nước,
sự không được bảo vệ và phụ thuộc bên ngoài, sự xấu đi của cán cân thanh
toán khi lợi nhuận được chuyển về nước, sự cạnh tranh tàn khốc của các chi
nhánh nước ngoài với các công ty trong nước. Đặc biệt là sự xuất hiện của
5
hiện tượng được gọi là “các hiệu ứng đánh cắp thị trường” của các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài khi các doanh nghiệp này ngày càng chiếm thị phần
của các doanh nghiệp trong nước. Việc đánh mất thị trường của các doanh
nghiệp trong nước một phần cũng do không đạt được kích thước qui mô có
hiệu quả nhất dẫn đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong nước bị
suy giảm. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đã làm giảm năng suất của
các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong ngắn hạn. Kết quả là các doanh
nghiệp trong nước bị tác động hoặc phải rời khỏi thị trường hoặc sống sót nếu
vượt qua được giai đoạn điều chỉnh cơ cấu để thích nghi với môi trường cạnh
tranh mới.
Các tác giả De Mello (1999), Lipsey (2002) đã cho rằng không tồn tại
một quan hệ cùng chiều của các dòng FDI vào GDP và tăng trưởng của một
quốc gia và cần phải xem xét thêm những hoàn cảnh khác nhau để ngăn cản
hoặc thúc đẩy những lan tỏa từ FDI. Thêm vào đó, lý thuyết về tổ chức ngành
bởi Hymer (1960) và Caves (1971) đã phát biểu rằng FDI là một chiến lược
xâm lược toàn cầu của các công ty đa quốc gia (MNE) để nâng cao sức mạnh
độc quyền đối với các công ty bản xứ của nước tiếp nhận. Những ưu thế riêng
của các công ty đa quốc gia (như công nghệ tiên tiến, kỹ năng bí quyết quản
lý, chi phí giao dịch tối thiểu và những lợi thế vô hình khác) có thể trở thành
sức mạnh độc quyền, bên cạnh hai lợi thế lớn của MNE đó là lợi thế quốc tế
hóa thị trường và lợi thế riêng theo vị trí (Dunning, 1981).
Thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp là một trong những
ưu tiên lớn nhất của các nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, tác động của FDI
đến sự phát triển của các ngành công nghiệp là tích cực hay tiêu cực vẫn còn
là một vấn đề khuấy động sự tranh cãi của các nhà nghiên cứu kinh tế.
- Tác động lan tỏa ngang và lan tỏa dọc của FDI đến một số ngành
công nghiệp
6
Damijan và các cộng sự (2003a) đã sử dụng một mẫu tám nước1
chuyển tiếp trong thời kỳ 1994-1998 và đi đến kết quả là hầu hết những cải
tiến công nghệ và kiến thức của các công ty trong nước thu được từ các đối
tác thương mại của họ ở nước ngoài. Damijan và các cộng sự (2003b) sử dụng
mẫu của Damijan và các cộng sự (2003a), thêm Lit-va và Lat-via, và nghiên
cứu thời kỳ 1995-1999 kết luận rằng những tác động lan tỏa dọc quan trọng
hơn những tác động ngang. Nói riêng, cả hai tác động này là dương ở Séc.
Haskel và các cộng sự (2002) quan tâm đến những tác động lan tỏa từ
FDI sang các công ty trong nước. Họ nghiên cứu vấn đề này sử dụng một mẫu
trên 90% của tất cả các công ty chế tác ở Vương quốc Anh trong thời kỳ
1973-1992. Theo các kết quả của họ, có một tác động lan tỏa ngang dương lên
năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) trong nội bộ các ngành, nhưng họ không
tìm thấy tác động có ý nghĩa nào trong một vùng. Họ kết luận xa thêm rằng
phải tốn một thời gian nào đó để những lan tỏa tràn ra các công ty trong
nước. Thêm vào đó, họ ước lượng một giá trị trên một vị trí việc làm của
những lan tỏa này và so sánh nó với những trợ cấp của chính phủ đối với việc
làm mới cho các doanh nghiệp nước ngoài. Các kết quả của so sánh này gợi ý
rằng trong hầu hết các trường hợp những trợ cấp này lớn hơn giá trị trên một
vị trí việc làm, thậm chí vài lần. Tuy nhiên, như các tác giả nói thêm, cần ghi
nhớ rằng có nhiều tác động tích cực khác của những lan tỏa của FDI mà
không thể đưa vào bất kỳ ước lượng kinh tế nào, đặc biệt là phúc lợi xã hội.
Haddad và Harrison (1993) sử dụng số liệu hỗn hợp ở cấp độ doanh
nghiệp của ngành chế tác của Maroc, nhận thấy rằng ở những công ty có phần
chia vốn nước ngoài cao hơn, có năng suất thấp hơn.
Jarolím (2001) tập trung chủ yếu vào kết quả thực hiện của các công ty
sở hữu nước ngoài, nhưng ông cũng xem xét những tác động lan tỏa ngang
1
Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan, Rumani, Slovakia, Slovenia.
7
của FDI lên các công ty trong nước trong cùng ngành. Với mục đích đó, ông
sử dụng một mẫu 3.152 doanh nghiệp từ ngành chế tác trên thời kỳ 19931998 chỉ ra rằng các công ty sở hữu nước ngoài được đặc trưng bởi TFP cao
hơn. Tuy nhiên, ông không thấy tác động lan tỏa ngang có ý nghĩa nào. Thêm
nữa, ông so sánh kết quả thực hiện của các công ty đầu tư từ đầu với các
doanh nghiệp được nước ngoài mua và kết luận rằng các công ty đầu tư từ đầu
thực hiện tốt hơn. Tác giả giải thích sự khác nhau này bởi tính kém hiệu quả
của các công ty trước đây sở hữu nhà nước, mà các nhà đầu tư nước ngoài
phải tái cơ cấu sau khi mua, và điều này làm chậm quá trình chuyển giao công
nghệ.
Jonathan E. Haskel, Sonia C. Pereira, và Mathew J. Slaughter với số liệu
mức nhà máy trong lĩnh vực chế tác của Anh từ 1973 đến 1992 đã ước lượng
một tương quan mạnh và dương đáng kể giữa năng suất nhân tố tổng hợp
(TFP) của nhà máy trong nước và tỷ lệ hoạt động liên kết với nước ngoài
trong ngành của nhà máy đó.
Kinoshita (2000) sử dụng một bộ dữ liệu gồm 1.217 công ty chế tác
thời kỳ 1995-1998. Bà không tìm thấy tác động lan tỏa công nghệ có ý nghĩa
nào của các liên doanh hay FDI lên tăng trưởng năng suất cả trong công ty lẫn
trong ngành. Mặt khác, tác giả cho rằng tác động này khác nhau rất lớn giữa
các ngành và dương và có ý nghĩa đối với các ngành có tính độc quyền
(Monopoly), như ngành Radio và TV hoặc ngành máy điện. Kinosshita tiếp
tục xem xét hai vai trò của R&D của công ty - đổi mới và khả năng hấp thu.
Bà cho rằng khả năng hấp thu thì quan trọng hơn nhiều. Theo các kết quả của
bà, những tác động của FDI có ý nghĩa đối với các công ty thực hiện R&D
riêng của mình - lan tỏa ngang dương và tác động trực tiếp âm, còn tác động
của chính R&D vẫn không có ý nghĩa.
Kohpaiboon (2006) dựa trên phân tích liên ngành của ngành chế tác ở
8
Thái Lan đã cho thấy những bằng chứng về ảnh hưởng lan toả của FDI, đồng
thời đã thực hiện kiểm định giả thiết của Bhagwati về ảnh hưởng lan toả của
công nghệ.
Sử dụng số liệu ở cấp doanh nghiệp trong ngành chế tác của
Smarzynska, (2002) và đồng nghiệp của mình đã xem xét vấn đề là liệu năng
suất của các công ty nội địa có tương quan với các công ty đa quốc gia trong
trong ngành không. Các kết quả ước lượng dựa trên tập dữ liệu bảng ở cấp độ
doanh nghiệp cho thấy việc tăng thêm 10% sự tham gia của phía nước ngoài
trong những ngành ở giai đoạn sau của chuỗi sản xuất sẽ gắn liền với sự gia
tăng thêm 0,38% sản lượng của các doanh nghiệp nội địa ở các ngành giai
đoạn đầu của chuỗi sản xuất. Ngoài ra, dữ liệu cũng cho thấy những ảnh
hưởng lan tỏa này không bị bó hẹp về mặt địa lý, bởi vì các doanh nghiệp địa
phương dường như hưởng lợi từ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài
trong chính khu vực đó cũng như các khu vực khác của đất nước. Ngoài ra,
tác giả cũng chỉ ra rằng lợi ích năng suất lớn hơn gắn với các doanh nghiệp
nước ngoài theo định hướng thị trường nội địa nhiều hơn so với các doanh
nghiệp nước ngoài định hướng xuất khẩu. Tác giả cũng chỉ ra rằng không có
sự khác biệt giữa tác động của các doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước
ngoài với các doanh nghiệp liên doanh hay có sở hữu nước ngoài. Như vậy,
mối tương quan dương giữa tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp nội
địa với mức độ tham gia nhiều hơn của phía nước ngoài trong các ngành ở
giai đoạn sau của chuỗi sản xuất không hàm ý kêu gọi việc trợ cấp cho FDI.
Những kết quả này phù hợp với việc tồn tại ảnh hưởng lan tỏa tri thức từ các
doanh nghiệp nước ngoài tới các nhà cung cấp bản địa, tuy nhiên nó cũng có
thể là do việc gia tăng sức cạnh tranh ở những ngành thuộc giai đoạn đầu của
chuỗi sản xuất.
Nguyễn Quang Ngọc và cộng sự (2008) sử dụng số liệu hỗn hợp ở cấp độ
9
doanh nghiệp từ 2000-2005 của Việt Nam đã tìm thấy ảnh hưởng lan toả ngược
dương đối với ngành chế tác, và ảnh hưởng lan toả theo chiều ngang dương đối
với khu vực dịch vụ.
Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thành Tâm và
Lê Thanh Bình (2009) sử dụng số liệu hỗn hợp của ngành chế tác Việt Nam
trong thời kỳ 2000-2005 với mẫu quan sát được 31.509 doanh nghiệp cho
thấy các yếu tố đầu vào cũng như phần chia vốn của các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp nội địa. Đồng thời
kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần chia vốn của các doanh nghiệp này có
quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng sản lượng. Điều này cũng có nghĩa
là mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng gia tăng nếu vốn đầu tư nước
ngoài ở các doanh nghiệp FDI tăng.
Các nghiên cứu khác là những nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu
ngành. Về các nghiên cứu trường hợp, chẳng hạn Moran (2001) tìm thấy
chứng cứ dương của những tác động tràn từ FDI sang nước tiếp nhận trong
các ngành điện tử, chế tạo máy và vận tải. Các nghiên cứu mức ngành (Caves,
1974; Blomstrom, 1986; và Driffield, 2000) đã chứng minh một tương quan
mức ngành dương giữa dòng FDI và năng suất. Đây có thể là do những tác
động tràn. Nhưng cũng có thể là những ảnh hưởng trung bình nếu dòng FDI
vào buộc các nhà máy trong nước năng suất thấp phải đóng cửa hoặc làm tăng
thị phần của các công ty nước ngoài có năng suất cao hơn hoặc có thể là các
công ty đa quốc gia có khuynh hướng tập trung trong những ngành năng suất
cao.
- Tác động của hiệu ứng cạnh tranh và hiệu ứng tạo cầu
Sự hiện diện của các nhà sản xuất nước ngoài trong một ngành có thể
ảnh hưởng tới các nhà cung cấp nội địa theo nhiều cách (Javorcik, 2004):
10
+ Trực tiếp thông qua chuyển giao công nghệ của nhà sản xuất nước
ngoài tới nhà cung cấp nội địa;
+ Gián tiếp thông qua sự chuyển dịch lao động của những nhà cung cấp
này tới các nhà cung cấp khác;
+ Thông qua những yêu cầu về chất lượng đầu vào tốt hơn do MNE đặt
ra;
+ Thông qua áp lực cạnh tranh trong việc sản xuất hàng hóa trung gian.
Đối với các nhân tố có ảnh hưởng tới mối liên kết ngược, dường như
các doanh nghiệp nước ngoài theo định hướng phục vụ thị trường nội địa có
xu hướng sử dụng các đầu vào nội địa nhiều hơn các doanh nghiệp theo định
hướng xuất khẩu. Ngoài ra, các chi nhánh nước ngoài được thành lập dưới
dạng “sáp nhập-thâu tóm” hoặc liên doanh có thể sử dụng đầu vào nội địa
nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mới.
Lin và Saggi (2005) có đề xuất một mô hình và phân tích các cách mà
doanh nghiệp đa quốc gia ảnh hưởng tới các mối liên kết ngược tại quốc gia
tiếp nhận. Nó chịu tác động của hiệu ứng cạnh tranh và hiệu ứng cầu đầu vào
của các MNE này. Hiệu ứng ròng của FDI tùy thuộc vào những lợi thế về mặt
công nghệ giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa. MNE
làm tăng thêm các mối liên kết ngược khi lợi thế này đạt tới một ngưỡng nhất
định. Thực tế, nếu lợi thế này yếu thì việc gia nhập của MNE sẽ làm cho thị
trường nội địa trở nên cạnh tranh hơn. Ngoài ra, hiệu ứng tạo cầu cũng không
đáng kể. Do vậy, các mối liên kết ngược giảm khi sự hiện diện của doanh
nghiệp nước ngoài tăng lên. Trong trường hợp ngược lại, khi lợi thế này
mạnh, các mối liên kết ngược tăng. Nó bắt nguồn từ việc hiệu ứng cạnh tranh
yếu trong khi hiệu ứng tạo cầu lại lớn.
Nghiên cứu của Nguyen và Kechidi (2009) lại cho kết quả ngược lại.
Họ cho rằng MNE làm gia tăng mối liên kết ngược khi các hiệu ứng tạo cầu
11
vượt trội hiệu ứng cạnh tranh và ngược lại. Sự khác biệt giữa mô hình của Lin
và Saggi với Nguyen và Kechidi là ở việc hai tác giả sau đã chỉ định cụ thể
hiệu ứng tạo cầu. Nó không chỉ có quan hệ với cầu MNE mà còn có quan hệ
mức gia tăng sản lượng của các nhà sản xuất nội địa. Ngoài ra, họ phân biệt
các điều kiện căn cứ theo từng trường hợp các liên kết ngược tăng hay giảm.
Javorcik (2004) thấy rằng các doanh nghiệp của Litva tận dụng lợi thế
có sự hiện diện của MNE trong các ngành ở giai đoạn sau trong chuỗi sản
xuất nhằm nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Cụ thể, khi mức độ hiện
diện của MNE tăng thêm 3% trong các ngành ở giai đoạn sau trong chuỗi sản
xuất thì sản lượng của các nhà cung cấp nội địa sẽ tăng thêm 10%. Ngoài ra,
những doanh nghiệp này còn hưởng lợi từ các doanh nghiệp nước ngoài theo
định hướng phục vụ thị trường nội địa nhiều hơn so với từ các doanh nghiệp
theo định hướng phục vụ thị trường xuất khẩu. Tương tự, Bitzera (2008) cũng
thấy được mối tương quan thuận chiều trong trường hợp các nước OECD.
Ngoài ra, độ lớn của hiệu ứng này tại các nước Trung và Đông Âu cao hơn so
với các nước OECD còn lại. Ngược lại, Jabbour và Mucchielli (2007) cho
rằng những ảnh hưởng ngoại ứng như vậy không lớn đối với các doanh
nghiệp Tây Ban Nha.
Nguyễn Hữu Thành Tâm và Nguyễn Khắc Minh (2009) đã xem xét tác
động của hình thức đầu tư FDI theo hướng xuất khẩu tới những mối liên kết
ngược. Các tác giả đã xây dựng mô hình giản đơn. Kết quả từ mô hình cho
thấy những tác động này bao gồm hiệu ứng cạnh tranh và hiệu ứng tạo cầu.
Khi hiệu ứng đầu tiên trội hơn thì FDI theo hướng phục vụ xuất khẩu cho thị
trường thứ ba có ảnh hưởng trái chiều tới các mối liên kết ngược. Ngược lại,
khi hiệu ứng tạo cầu trội hơn hiệu ứng cạnh tranh thì hình thức đầu tư này ảnh
hưởng thuận chiều tới các mối liên kết ngược. Ngoài ra, trong trường hợp các
nhà sản xuất nước ngoài và trong nước không đồng cấp về mặt công nghệ thì
12
tác động của FDI theo hướng phục vụ xuất khẩu cho thị trường thứ ba tới các
mối liên kết ngược còn phụ thuộc vào mức độ thâm dụng đầu vào do nhà sản
xuất nước ngoài sản xuất. Và có một mức thâm dụng tối ưu, nếu thấp hơn
ngưỡng này thì MNE mà càng sử dụng đầu vào nhiều thì các mối liên kết
ngược càng lớn và ngược lại. Thứ đến, trong trường hợp các ngành cung cấp
đầu vào của Việt Nam, các kết quả kinh tế lượng cho thấy FDI theo hướng
phục vụ xuất khẩu cho thị trường thứ ba đối với các ngành ở chuỗi sản xuất
phía sau có ảnh hưởng thuận chiều tới các mối liên kết ngược và những ngành
này nếu phân bổ ở những nơi mà có nhiều nhà sản xuất thâm dụng đầu vào
hơn thì các mối liên kết ngược càng lớn. Do vậy, một số chính sách kinh tế
như giảm thuế đối với việc sử dụng đầu vào nội địa, trợ cấp của chính phủ khi
mua đầu vào nội địa, thuế đầu vào nhập khẩu cao hơn sẽ giúp tăng mức sản
lượng của các ngành cung ứng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút FDI, luận án sẽ phân
tích làm rõ bức tranh thực trạng thu hút FDI vào các ngành công nghiệp Nam
Lào. Bên cạnh đó, luận án sẽ rút ra những nhược điểm, hạn chế và nguyên
nhân để từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục tăng cường thu
hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước
CHDCND Lào trong thời gian tới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các
nghiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến sự tăng
cường thu hút FDI. Tổng kết tác động và kinh nghiệm tăng cường thu hút FDI
trong quá trinh phát triển công nghiệp của một số địa phương và nước
ASEAN.
- Giới thiệu, phân tích và đánh giá thưc trạng FDI, những thành công và
Luận án đầy đủ ở file: Luận án full