Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Quản lý nhà nước về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 216 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUANG HUY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ
HÀNG HẢI TẠI CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUANG HUY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ
HÀNG HẢI TẠI CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 62 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN THỊ MINH CHÂU

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Quang Huy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÍ VÀ LỆ PHÍ HÀNG HẢI................................10
1.1. Những nghiên cứu về dịch vụ công và thu phí dịch vụ công.................................... 10
1.2. Những nghiên cứu về bản chất của thuế, phí, lệ phí.................................................. 14
1.3. Những nghiên cứu về tính khách quan và chính sách thu phí, lệ phí hàng hải tại cảng
biển ....................................................................................................................................... 18
1.4. Những luận điểm đã được kiểm chứng và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 21
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚCVỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ HÀNG HẢI………………….....24
2.1. Tổng quan về phí và lệ phí hàng hải tại cảng biển ........................................ 24
2.2. Quản lý nhà nước đối với phí và lệ phí hàng hải tại cảng biển ..................... 35
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phí và lệ phí hàng hải của một số nước và
bài học rút ra cho Việt Nam.................................................................................. 50
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ
HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 61
3.1. Thực trạng cảng biển và hàng hóa, tàu biển ra, vào cảng biển Việt Nam ..... 61
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thu phí và lệ phí hàng hải tại cảng biển Việt

Nam....................................................................................................................... 72
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển
Việt Nam giai đoạn 2010-2015............................................................................. 87
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ HÀNG HẢI TẠI CÁC CẢNG BIỂN
VIỆT NAM……………………………………………………………………….111
4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về thu phí, lệ phí hàng hải tại
cảng biển ............................................................................................................. 111
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thu phí, lệ phí hàng hải tại
cảng biển ............................................................................................................. 126


4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước về thu phí và lệ phí hàng hải
tại cảng biển ........................................................................................................ 151
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................. 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 158


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOT

Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao

BĐATHH

Bảo đảm an toàn hàng hải

CVHH

Cảng vụ hàng hải

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DVC

Dịch vụ công

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT

Giao thông vận tải


HHVN

Hàng hải Việt Nam

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KT- XH

Kinh tế-xã hội

IALA

Hiệp hội Hải đăng thế giới

IAPH

Hiệp hội Cảng và Cảng biển quốc tế

IMO

Tổ chức Hàng hải thế giới

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA


Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức

PAT

Tổ chức Quản lý cảng Thái Lan

PLPHH

Phí và lệ phí hàng hải

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1- Quy trình điều tra nghiên cứu bằng phiếu hỏi ................................... 6
Bảng 3.1- Xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam ........ 66
Bảng 3.2- Cơ cấu, chủng loại tàu biển đến cảng biển Việt Nam ..................... 67
Bảng 3.3- Các Hiệp định vận tải biển Việt Nam đã ký .................................... 67
Bảng 3.4- Thống kê sản lượng hàng hóa, hành khách thông qua cảng biển .... 69

Bảng 3.5- Tổng sản lượng hàng hóa, container, hành khách qua cảng biển .... 70
Bảng 3.6- Chỉ số Liner Shiping Conectivity index .......................................... 71
Bảng 3.7- Tổng hợp các thị trường XNK hàng hóa lớn nhất của Việt Nam 2014
.......................................................................................................................... 72
Bảng 3.8- Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
về thu PLPHH giai đoạn 2010-2015 ................................................................ 85
Bảng 3.9- Tổng hợp số thu phí, lệ phí hàng hải qua cảng biển Việt Nam ...........
(2010-2015) ...................................................................................................... 88
Bảng 3.10- So sánh theo mức thu cảng phí và phí hoa tiêu của một số cảng
biển ................................................................................................................... 94
Bảng 3.11- Phân tích tỷ trọng phí trong cảng phí ............................................ 95
Bảng 3.12- Chiều dài luồng hàng hải của Việt Nam và các nước khu vực ... 107
Bảng 4.1- Thông số đầu vào tính toán dự báo lượng hàng qua cảng ............. 115
Bảng 4.2- Dự báo tổng lượng hàng qua cảng biển đến năm 2020, 2030 ....... 116
Bảng 4.3- Dự báo lượng hành khách qua cảng biển Việt Nam...................... 117
Bảng 4.5- Quy hoạch cảng biển phân theo nhóm cảng biển Việt Nam ......... 120
Bảng 4.6- Các đoạn luồng dự kiến thiết lập mới đến năm 2020, .........................
định hướng đến năm 2030 .............................................................................. 121


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1- Thiết lập thị trường về giấy phép xả thải thông qua mức phí xả
thải ................................................................................................................ 16
Hình 3.1 -Tổ chức QLNN về thu PLPHH của Bộ Giao thông vận tải ........ 79
Hình 3.2- Sơ đồ tổ chức bộ máy của cảng vụ hàng hải ............................... 79
Hình 3.3- Sơ đồ tổ chức bộ máy của hoa tiêu hàng hải ............................... 80
Hình 3.4- Đồ thị thu các loại phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển Việt Nam ......
giai đoạn 2010-2015..................................................................................... 88
Hình 3.5- Kết quả điều tra các doanh nghiệp về đánh giá thực hiện ...............
QLNN về thu PLPHH .................................................................................. 93

Hình 3.6- Kết quả điều tra các CVHH về mức thu phí neo đậu .................. 96
Hình 3.7- Kết quả điều tra các DN về mức thu phí BĐHH, hoa tiêu tuyến
quốc tế .......................................................................................................... 96
Hình 3.8- So sánh mức thu phí, lệ phí hoạt động HHQT và HH nội địa ..... 97
Hình 3.9- Kết quả điều tra các CVHH về đấu thầu chọn doanh nghiệp đầu tư
khai thác KCHT khu chuyển tải, khu neo đậu ............................................. 98
Hình 3.10- Thống kê thời hạn thanh toán phí, lệ phí hàng hải năm 2015 . 102
Hình 3.11- Kết quả điều tra các CVHH về quy trình thẩm định dự toán…….
NSNN ......................................................................................................... 104
Hình 3.12- Thống kê đối tượng nộp phí, lệ phí hàng hải năm 2015 .......... 107


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với bờ biển dài 3.260 km và rất nhiều đảo lớn nhỏ có địa điểm thích hợp cho
xây dựng cảng biển, tọa lạc ở vị trí gần với 10 tuyến đường hàng hải quốc tế lớn
nhất, Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới có lợi thế lớn về kinh tế
biển nói chung, về dịch vụ cảng biển, vận tải đường biển nói riêng. Lợi thế này có
vai trò rất quan trọng trongthời đại toàn cầu hóa. Bởi vì vận tải hàng hóa đường biển
có ưu thế vượt trội nhờ khối lượng vận tải lớn, phương thức vận tải đa dạng, có thể
vận chuyển các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng, giá thành vận chuyển
thấp…Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam (Cục HHVN) và Tổng cục Hải
quan thì vận tải đường biển thường đảm nhiệm từ 80% đến 90% khối lượng hàng
hoá xuất, nhập khẩu của nước ta.
Nhận thức rõ lợi thế này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến
khích phát triển kinh tế biển nói chung, cảng biển nói riêng. Chiến lược Biển Việt
Nam đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng
góp khoảng 53-55% GDP của cả nước [24, tr.3], trong đó nhấn mạnh:

Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành
một số tập đoàn kinh tế mạnh. Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven
biển; xây dựng cơ quan QLNN tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực,
hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển. Đến năm
2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển
như sau: 1) Khai thác, chế biến dầu, khí; 2) Kinh tế hàng hải; 3) Khai
thác, chế biến hải sản.... Sau năm 2020, thứ tự phát triển kinh tế biển có
sự thay đổi: 1) Kinh tế hàng hải; 2) Khai thác, chế biến dầu, khí và các
loại khoáng sản; 3) Khai thác, chế biến hải sản; 4) Du lịch biển và kinh tế
hải đảo…, [24, tr.4].
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 cũng đã chỉ rõ:
Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của
nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh,


2

bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu
công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng
lượng, đóng tàu, xi-măng, chế biến thủy sản chất lượng cao. Phát triển
cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, sông-biển; phát triển các đội tàu,
công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển [23, tr.14].
Để huy động một phần nguồn lực tài chính phát triển các cảng biển, tăng
trách nhiệm của khách hàng sử dụng dịch vụ cảng biển, ngoài việc đầu tư cơ sở vật
chất- kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức tiếp nhận các tàu vận tải trọng
lượng lớn, nước ta cần phải thực hiện chính sách giá dịch vụ cảng biển, chính sách
thu phí và lệ phí hàng hải (PLPHH) sao cho có thể vừa bù đắp đủ chi phí, có lãi,
vừa đảm bảo tính cạnh tranh với phí dịch vụ tại cảng biển của các nước trong khu
vực. Chủ thể thích hợp làm việc này là Nhà nước. Hơn nữa, Nhà nước ta còn cần có
cơ chế quản lý thích hợp để thống nhất hành động của các cảng biển trong lĩnh vực

thu phí dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia đi đôi với thúc đẩy phát triển các dịch
vụ cảng tương xứng với lợi thế của đất nước. Bên cạnh đó, sự cần thiết của quản lý
nhà nước (QLNN) đối với thu phí dịch vụ cảng biển còn xuất phát từ nhiều lý do
khác như: hầu hết các cảng biển đều được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước
(NSNN) nên cần có sự QLNN trong lĩnh vực này; cần quy định rõ phần đóng góp
cho các cấp NSNN phù hợp với các yêu cầu hoàn vốn, kinh doanh của doanh
nghiệp cảng, đầu tư, bảo trì hệ thống báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và kết cấu
hạ tầng (KCHT) cảng biển, hệ thống thông tin duyên hải, tìm kiếm cứu nạn …
Ngoài ra PLPHH là nhân tố có ảnh hưởng đến giá thành xuất, nhập khẩu
hàng hoá, vì vậy cần xác định một mức thu phí, lệ phí hợp lý sao cho vừa phù hợp
với chính sách ngoại thương của Nhà nước, vừa phù hợp với chính sách thu hút tàu
biển đến các cảng Việt Nam, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ có liên quan như
bốc xếp, giao nhận, đại lý, môi giới hàng hải. Ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đã
tham gia ký kết một loạt hiệp định song phương, đa phương thuộc lĩnh vực giao
thông vận tải (GTVT), trong đó có ngành hàng hải. Gia nhập WTO, Việt Nam phải
thực hiện đầy đủ các quy định của tổ chức này, trong đó có cam kết về dịch vụ hàng


3

hải và phí dịch vụ cảng biển, vì vậy trong quản lý cần phải nghiên cứu để thực hiện
chính sách thu PLPHH không gây bất lợi cho giao thương hàng hóa. Thực tế, nội
dung, cơ chế quản lý PLPHH ở nước ta những năm qua đã có bước tiến bộ nhất
định, giúp lành mạnh hóa việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành hoạt động thu phí của các cơ quan
QLNN.Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng nhiều bộ, ngành có thẩm quyền ban hành các
nghị định, thông tư và văn bản khác nhau hướng dẫn hoạt động thu phí, lệ phí dẫn
đến tình trạng quy định chồng chéo. Đã xuất hiện nhiều tranh luận liên quan đến
QLNN về thu PLPHH như: ai kiểm soát và kiểm soát như thế nào đối với việc ban

hành và giám sát thực thi chính sách thu phí, lệ phí; làm thế nào để PLPHH không
trùng lắp với giá dịch vụ cảng biển; những trường hợp đặc biệt nào cần miễn, giảm
PLPHH; mức thu và cơ chế quản lý thu các loại PLPHH hiện nay có phù hợp với
yêu cầu QLNN trong tình hình hiện nay và thông lệ quốc tế không…
Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu cần phải tiến hành nghiên cứu lĩnh vực
thu PLPHH một cách hệ thống và bài bản. Đây cũng chính là lý do mà đề tài “Quản
lý nhà nước về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển Việt Nam” được chọn
làm đối tượng nghiên cứu trong luận án.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
của QLNN về thu PLPHH tại các cảng biển ở nước ta hiện nay dưới góc nhìn quản
lý kinh tế. Lấy cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đó làm khung phân tích, khảo
sát, đánh giá thực trạng QLNN về thu PLPHH của Việt Nam qua một số nội dung
và tiêu chí nhằm tìm ra các thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
Trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực tiễn, đề xuất một số phương hướng và giải
pháp hoàn thiện QLNN về thu PLPHH tại cảng biển Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Phù hợp với mục đích nghiên cứu nêu trên, quá trình triển khai nghiên cứu
đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:


4

- Phân tích, làm rõ khung lý thuyết của QLNN về thu PLPHH tại các cảng
biển phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế.
- Tổng hợp, phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại của một số nước
trong quản lý thu PLPHH tại cảng biển và rút ra bài học cho Việt Nam.
- Thu thập thông tin, rà soát, phân tích, đánh giá các chế độ, chính sách và
thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách trong lĩnh vực quản lý thu PLPHH tại

các cảng biển Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 trong đó chú trọng phân
tích đánh giá lộ trình thay đổi mức thu từ năm 2001 đến 2016.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN về phí PLPHH
các cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các loại PLPHH tại các cảng biển Việt Nam
và nội dung, bộ máy QLNN về thu PLPHH tại các cảng biển Việt Nam giai đoạn từ
năm 2010 đến 2015 với các nội dung sau đây:
- Cơ sở khoa học của QLNN về thu PLPHH tại cảng biển;
- Thực trạng chính sách thu PLPHH tại cảng biển: phân tích để làm rõ việc
có hay không việc chồng chéo về thẩm quyền, chức năng ban hành chính sách thu
của cơ quan QLNN có thẩm quyền hiện nay; nếu có thì mức độ chồng chéo về thẩm
quyền ban hành chính sách thu như thế nào; những vướng mắc chủ yếu trong quá
trình tổ chức thực hiện hiện nay;
- Thực trạng triển khai thực hiện chính sách thu gồm: Tổ chức bộ máy thực
hiện thu, trình tự thủ tục thu và kiểm tra giám sát thu;
- Một số cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích thu, phòng chống thất thoát
trong thu PLPHH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi về nội dung: Nội dung QLNN về thu PLPHH tại cảng biển giới hạn
trong thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương. Đối tượng quản lý
là tổ chức thu và tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí tại cảng biển Việt Nam. Công cụ
quản lý là các chính sách thu và quy trình thu PLPHH. PLPHH được nghiên cứu


5

trong luận án là những loại phí, lệ phí trong danh mục phí, lệ phí do Bộ Tài chính
ban hành mức thu và các chủ tàu, chủ hàng phải nộp cho cơ quan, tổ chức được giao

nhiệm vụ thu phí tại các cảng biển Việt Nam khi tàu vào, rời cảng biển Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Giới hạn phân tích thực trạng QLNN về thu PLPHH
tại các cảng biển Việt Nam từ năm 2010 đến hết năm 2015 qua các số liệu thu thập
chính thống đã được công bố, phân tích về thay đổi mức thu nghiên cứu cả giai
đoạn 2001 đến 2016, trong đó số liệu khảo sát điều tra thực hiện trong năm 2016.
Các dự báo, đề xuất dự tính cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Phạm vi về không gian: Địa bàn khảo sát chủ yếu là các cảng biển quốc gia
lớn của Việt Nam như: cảng biển ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài án đã vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu khoa học đã có để hình thành
cơ sở lý thuyết của QLNN về thu PLPHH tại cảng biển, trong đó coi trọng việc
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phí và lệ phí như mối quan hệ giữa nhân tố
cung (gồm: công suất, năng lực thông qua của cảng biển, luồng hàng hải) với nhân
tố cầu (gồm: sản lượng hàng hóa, tàu thuyền thông qua cảng biển). Phân tích mối
quan hệ hữu cơ giữa nguồn vốn đầu tư từ NSNN vào KCHT cảng biển và QLNN về
thu, sử dụng PLPHH trong chương 3 của luận án.
- Phương pháp so sánh: dùng để phân tích kinh nghiệm của một số nước
trong khu vực và rút ra bài học cho Việt Nam được sử dụng trong chương 2 và
chương 4 của luận án.
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê: sử dụng để phân tích các tài liệu
thống kê, các văn bản quy định về thu, sử dụng phí, lệ phí, báo cáo của cơ quan
QLNN chuyên ngành HHVN, một số đề tài đề án có liên quan để làm rõ thực trạng
chính sách thu PLPHH ở Việt Nam (mặt thành công; mặt hạn chế) tại chương 3 của
luận án để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, khắc phục các mặt còn hạn chế,
phát huy thành công trong QLNN về thu PLPHH.
* Phương pháp thu thập số liệu



6

- Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các nguồn tài liệu dưới đây:
+ Các báo cáo tổng kết năm từ 2010 đến 2015 của Cục HHVN, các đề án có
liên quan đến QLNN về thu PLPHH, các đề án về KCHT hàng hải, hợp tác quốc
tế…của Cục HHVN về lĩnh vực quản lý ngành hàng hải đã hoàn thành.
+ Các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về các nội dung liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi đối với cán bộ trực tiếp thu và một
số đối tượng nộp PLPHH tại cảng biển nhằm cung cấp thông tin đánh giá thực trạng
QLNN về thu PLPHH tại một số cảng lớn ở Việt Nam được tiến hành trong chương
3 của luận án. Các câu hỏi sẽ xoay quanh các chủ đề: mức thu, cơ cấu thu, hình thức
thu, bộ máy thu, cán bộ thu, thủ tục hành chính liên quan đến thu PLPHH tại cảng
biển Việt Nam. Kết quả điều tra thu thập được sử dụng để làm minh chức cho các
nhận định về thành công, hạn chế của QLNN về thu PLPHH tại cảng biển Việt
Nam. Quy trình điều tra (Xem Bảng 0.1).
Bảng 0.1- Quy trình điều tra nghiên cứu bằng phiếu hỏi
Bƣớc

Định dạng

Phƣơng pháp

1

Sơ bộ 1

Khảo sát

Kỹ thuật xử lý

Thảo luận trực tiếp với đối tượng

Thời gian
20/10/2015

điều tra. Số phiếu từ 3 đến 5 phiếu
2

Sơ bộ 2

Điều chỉnh

Phiếu điều tra sơ bộ.
Số phiếu từ 7 đến 10 phiếu

3

Chính thức

Định lượng

Phiếu điều tra chính thức. Số
phiếu từ 200 đến 250 phiếu

20/11/201520/12/2015
03/02/201603/04/2016

Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá QLNN về thu PLPHH tại cảng biển, luận án
sử dụng các phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin phản ánh ý kiến của các đối

tượng thuộc cả chủ thể quản lý lẫn đối tượng quản lý. Số liệu được xử lý bằng phần
mềm SPSS 20. Quy mô điều tra gồm 250 phiếu hỏi với các đối tượng là: thuyền
trưởng tàu biển, các CVHH, cán bộ ở một số doanh nghiệp hàng hải.


7

Các câu hỏi được thiết kế theo thang điểm từ 1 đến 5, với các mức ý nghĩa: 1
= Đồng ý rất thấp; 2 = Đồng ý thấp; 3 = Đồng ý; 4 = Đồng ý cao vừa; 5 = Đồng ý
cao (Chi tiết mẫu phiếu điều tra tại Phụ lục số 1).
Phiếu điều tra 1: Đối tượng điều tra là các cá nhân gồm thuyền trưởng, người
điều khiển tàu biển ra, vào các cảng biển Việt Nam. Mẫu phiếu này gồm 24 câu hỏi.
Phiếu điều tra 2: Đối tượng điều tra là cán bộ làm việc trong các doanh
nghiệp gồm một số doanh nghiệp vận tải biển, 02 Tổng công ty Bảo đảm an toàn
hàng hải, một số doanh nghiệp cảng biển, công ty hoa tiêu hàng hải. Mẫu phiếu này
gồm 24 câu hỏi.
Phiếu điều tra 3: Đối tượng điều tra là các cảng vụ hàng hải (CVHH). Mẫu
phiếu này gồm 17 câu hỏi.
Trong số các câu hỏi có 2 câu hỏi về độ phức tạp của văn bản QPPL về thu
PLPHH và đánh giá chất lượng QLNN về thu PLPHH hiện nay, phiếu hỏi được gửi
cho các thuyền trưởng tàu biển và các doanh nghiệp hàng hải với các mức ý nghĩa:
i) Độ phức tạp của văn bản QPPL: 1 = Phức tạp; 2 = Phức tạp vừa phải; 3 =
Đạt yêu cầu; 4 = Khá đơn giản; 5 = Đơn giản.
ii) Đánh giá về chất lượng QLNN: 1 = Quản lý kém so với yêu cầu; 2 =
Quản lý thấp hơn so với yêu cầu; 3 = Quản lý đạt yêu cầu; 4 = Quản lý khá; 5 =
Quản lý tốt.
Quy trình thực hiện điều tra tại Bảng 0.1 được thực hiện như sau:
Bước 1, thực hiện sơ bộ công tác khảo sát bằng cách thảo luận trực tiếp với
một số cán bộ có kinh nghiệm của Cục HHVN và các CVHH để khai thác, tìm hiểu
các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu trên cơ sở khung lý thuyết QLNN thu

PLPHH tại cảng biển. Tạo lập dàn bài về các tiêu chí cần điều tra phục vụ cho đề
tài, mức độ hài lòng của từng tiêu chí từ đối tượng điều tra.
Bước 2, nghiên cứu sơ bộ bằng các phiếu điều tra thử trực tiếp nhằm hiệu
chỉnh, xác lập chuỗi câu hỏi cho bảng hỏi, giữ lại các biến cần thiết để điều tra.
Bước 3. Phát hành và gửi các phiếu điều tra theo dàn bài, câu hỏi đã được
hiệu chỉnh (250 phiếu). Kết quả điều tra nhận được sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20


8

để xử lý và làm sạch số liệu điều tra. Các phân tích nhận được sẽ sử dụng để phân
tích, đánh giá QLNN về thu PLPHH tại cảng biển Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
- Tổng quan các thành tựu nghiên cứu liên quan đến QLNN về thu PLPHH
tại cảng biển đến thời điểm 2017.
- Hình thành khung phân tích lý thuyết QLNN về thu PLPHH tại cảng biển
trên các giác độ: Mục tiêu QLNN về thu PLPHH (gồm hoạch định chính sách thu
PLPHH hợp lý; Thực thi chính sách thu hợp lý; Thống nhất quản lý thu PLPHH tại
các cảng biển; Giảm thất thu và tiêu cực trong thu PLPHH tại các cảng biển; Tạo
điều kiện thuận tiện, dễ tiếp cận, chi phí thấp cho tầu biển ra vào cảng biển; Thu hút
các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển hệ thống KCHT hàng
hải); nội dung QLNN về thu PLPHH tại cảng biển (gồm xây dựng và ban hành các
chế độ, chính sách về thu PLPHH tại cảng biển, tổ chức bộ máy thu PLPHH tại
cảng biển; quản lý quá trình thu PLPHH tại cảng biển; thanh tra, kiểm tra, giám sát
quá trình thu PLPHH tại cảng biển); xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN về
thu PLPHH tại cảng biển (nhóm tiêu chí đánh giá chính sách thu và nhóm tiêu chí
đánh giá quá trình tổ chức thu PLPHH tại cảng biển); xác định bốn nhóm nhân tố
ảnh hưởng đến QLNN về thu PLPHH (nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô,
nhóm nhân tố thuộc về cơ quan QLNN, nhóm nhân tố thuộc về đối tượng nộp
PLPHH, nhóm nhân tố thuộc về CVHH).

- Đúc kết một số kinh nghiệm QLNN về thu PLPHH của Thái Lan,
Singapore và Trung Quốc và rút ra một số bài học có thể áp dụng ở Việt Nam.
- Làm rõ thành công, hạn chế của QLNN về thu PLPHH tại các cảng biển
Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2015, trong đó nhấn mạnh thành công về đổi mới
chính sách thu, thành công về kiện toàn bộ máy quản lý và điều hành thu, thành
công thể hiện ở tổng số thu tăng lên, mức thu giảm xuống.
Các hạn chế trong QLNN về thu PLPHH được làm rõ bao gồm: i)Chính sách
thu PLPHH tại cảng biển còn một số nội dung chưa hợp lý về quy định thu, mức
thu; ii)Tổ chức bộ máy quản lý quá trình thu PLPHH tại cảng biển còn khép kín,
thẩm quyền ban hành danh mục phí, lệ phí chưa phù hợp, bộ máy trực tiếp thu chưa


9

phù hợp để tạo thuận lợi cho đối tượng nộp PLPHH; iii)Quản lý quá trình thực hiện
thu còn một số hạn chế; iv) Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố
cáo về thu PLPHH chưa hiệu quả.
- Nguyên nhân của hạn chế được xác định chủ yếu là do khung khổ pháp lý
chế định chính sách thu và tổ chức thu PLPHH tại cảng biển chưa đầy đủ và một số
nguyên nhân chủ quan khác.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về thu PLPHH tại các cảng biển
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm: i) Hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan đến chính sách thu phí, lệ phí hàng
hải tại cảng biển; ii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thu phí và lệ phí hàng
hải tại cảng biển; iii) Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo; iv) Giải quyết nợ đọng và quản lý chặt chẽ thời hạn thanh toán của đối
tượng nộp PLPHH tại cảng biển.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận án được trình bày trong 4 chương và 13 tiết.



10

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÍ VÀ LỆ PHÍ HÀNG HẢI
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ THU PHÍ DỊCH VỤ
CÔNG
Đã có một số công trình nghiên cứu về dịch vụ công (DVC) và thu phí
DVC. Dưới góc độ kinh tế, một số nhà khoa học cho rằng, nên đối xử với DVC và
phí DVC như là một loại hàng hóa đặc biệt và phí DVC phải gắn với chi phí xã hội
và lợi ích xã hội của DVC. Có thể lược qua một số công trình sau đây:
- Adrienne Curry (1999) với nghiên cứu về "Sáng tạo quản lý dịch vụ
công"[65]. Trong công trình này, tác giả, thông qua nghiên cứu việc quản lý và
cung cấp KCHT giao thông, đã đề xuất quan điểm nên coi dịch vụ giao thông như
là một phần của DVC mà Nhà nước phải cung cấp, nhưng cần và nên quản lý việc
sản xuất và cung ứng dịch vụ giao thông dưới hình thức doanh nghiệp. Theo ông,
hình thức doanh nghiệp cho phép tính toán chi phí và lợi ích dưới dạng tiền để vừa
có thể bồi hoàn một phần chi phí đầu tư, vừa không cản trở lưu thông của các
phương tiện, vừa hạch toán minh bạch tài chính công. Đây là nghiên cứu có thể sử
dụng tham khảo trong việc tính toán lợi ích DVC tại cảng biển. Tuy nhiên, công
trình này chưa giải quyết được vấn đề là trong thực tế không phải lợi ích xã hội nào
cũng có thể đo lường được bằng tiền hoặc những lợi ích tổng thể như phát triển một
vùng kinh tế cụ thể sẽ khó khăn khi chuyển sang lượng hóa bằng tiền.
- Sonny Nwankwo và Bill Richardson (1994), trong nghiên cứu về "Đảm
bảo và đo lường chất lượng dịch vụ đối với khu vực công"[69], đã đưa ra cách nhìn
người tham gia giao thông là khách hàng của các cơ quan quản lý hạ tầng giao
thông. Với cách nhìn này, việc định mức phí, giá dịch vụ giao thông cũng như cung
cấp các hạ tầng thiết yếu phải xuất phát từ nguyện vọng của khách hàng. Công trình

này đưa ra những gợi mở hướng nghiên cứu tính toán các mức thu PLPHH tại cảng
biển. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào vấn đề cải cách DVC nói
chung, chưa phân tích sâu về các DVC gắn với đặc thù ngành hàng hải, cảng biển.


11

- Luận án tiến sỹ quản lý kinh tế của Nguyễn Quốc Tuấn (2015) với đề tài:
"Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở Cảng Hải Phòng" [61] đã xác định
nội hàm QLNN đối với lĩnh vực vận tải đa phương thức ở cảng biển Hải Phòng và
các yếu tố tác động đến QLNN về logistics. Tác giả luận án đã chứng minh rằng,
QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng còn nhiều bất cập, kiến nghị với
Chính phủ, các bộ, ngành và thành phố Hải Phòng hoàn thiện nội dung, bộ máy và
cán bộ quản lý trong lĩnh vực logistics nhằm phát triển bền vững dịch vụ này tại
cảng biển Hải Phòng. Đây là công trình nghiên cứu cụ thể về một DVC tại cảng
biển có thể sử dụng tham khảo cho nhiều nghiên cứu về đề tài QLNN đối với dịch
vụ cảng biển, song phạm vi nghiên cứu của công trình khá hẹp, chưa nghiên cứu
chuyên sâu về KCHT cảng biển, quy hoạch cảng biển, luồng hàng hải…là những
nền tảng cốt yếu hình thành nên các DVC trong lĩnh vực hàng hải ở Việt Nam.
- Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Điệp (2013) về "Quản lý nhà nước đối với
dịch vụ công, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam"[28] đã coi
việc cung ứng DVC là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, phân tích bất cập giữa
Nhà nước với tư cách là bên tổ chức cung ứng DVC và xã hội, người dân là người
tiêu dùng DVC. Bài viết phân tích kinh nghiệm quốc tế về phương thức quản lý và
cung ứng trực tiếp của Nhà nước đối với một số loại DVC đặc thù; xu thế đa dạng
hóa phương pháp quản lý DVC như quản lý theo mục tiêu, quản lý theo kết quả,
quản lý theo hợp đồng; phân cấp quản lý từ trung ương cho chính quyền địa
phương như là quá trình phân quyền và phi tập trung hóa trong quản lý của Chính
phủ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa người được thụ hưởng DVC với người ra
quyết định, quản lý và cung cấp DVC. Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích kinh

nghiệm của các nước trong xã hội hóa DVC, đánh giá tình hình tài chính của đối
tượng thụ hưởng DVC, khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong tạo lập cơ sở
pháp lý, phân định DVC và cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng tập trung đầu
tư thích đáng cho DVC cơ bản, thiết yếu, phân cấp quản lý và định mức các loại giá,
phí sử dụng DVC. Nghiên cứu này đã cung cấp một số luận điểm lý luận và giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý DVC tại cảng biển. Tuy nhiên đây là nghiên cứu có phạm vi


12

rộng về lý thuyết, song chưa nghiên cứu cụ thể về nội dung QLNN đối với hạ tầng
cảng biển cũng như chưa phân tích chuyên sâu về chính sách phí, mức thu phí, lệ phí.
- Nghiên cứu của Đặng Đức Đạm về "Một số vấn đề về đổi mới quản lý
dịch vụ công ở Việt Nam"[27]. Trong công trình này tác giả đã phân tích nội hàm
khái niệm DVC theo nghĩa hẹp đang áp dụng tại Việt Nam gồm có dịch vụ hành
chính công, dịch vụ công cộng, dịch vụ công ích. Đồng thời tác giả cũng đề cập đến
thực trạng, vấn đề và yêu cầu đổi mới quản lý đối với DVC của Nhà nước ta, trong
đó đặc biệt xác định bất cập trong việc các cơ quan tổ chức cung ứng DVC chủ yếu
như giáo dục, đào tạo, y tế đang quản lý theo mô hình cơ quan hành chính công
quyền tốn kém NSNN, trong khi mức thu phí bị khống chế quá thấp, bỏ phí cơ hội
xã hội hóa chi phí cho một số loại hình DVC. Tác giả cũng phân tích ý thức làm
việc của người lao động trong cơ quan cung ứng DVC chưa cao, kiến nghị đổi mới
quản lý theo hướng cơ cấu lại chi tiêu NSNN, đổi mới chế độ tài chính cho giáo
dục và y tế, đổi mới căn bản chế độ học phí, viện phí, cơ chế tài chính quản lý đối
với các đơn vị cung ứng DVC, đồng thời đề xuất chế độ trợ giúp của Nhà nước đối
với các hộ nghèo, cận nghèo và vùng đặc biệt khó khăn. Các kết quả trong công
trình nghiên cứu có thể là dữ liệu tham khảo cho nghiên cứu về giải pháp đổi mới
quản lý DVC tại cảng biển. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung
vào 2 DVC có ảnh hưởng lớn đến xã hội là giáo dục, y tế.
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài mã số ĐTĐL 2004/13 về

"Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công trong điều kiện cải cách hành chính nhà
nước ở Việt Nam hiện nay" do Chu Văn Thành (2004) làm chủ nhiệm[60]. Công
trình này đi sâu phân tích bản chất, đặc trưng của DVC và xã hội hoá DVC; tiến
hành phân loại DVC và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong quản
lý và tổ chức cung ứng DVC. Báo cáo cũng đưa ra các phân tích về thành tựu, hạn
chế trong quản lý, tổ chức cung ứng DVC cũng như việc thực hiện chủ trương đẩy
mạnh xã hội hoá một số loại hình DVC chủ yếu ở nước ta, đề xuất phương hướng
đổi mới, cải cách quản lý, tổ chức cung ứng DVC, xã hội hoá DVC đáp ứng yêu
cầu cải cách nền hành chính nhà nước. Công trình này cung cấp dữ liệu tham khảo
hữu ích cho nghiên cứu giải pháp hoàn thiện QLNN về thu PLPHH tại cảng biển.


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×