Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Các giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------

NGUYỄN QUỐC KHÁNH

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------

NGUYỄN QUỐC KHÁNH

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số

: Tổ chức và quản lý vận tải
: 62.84.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TSKH NGUYỄN HỮU HÀ

HÀ NỘI - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chƣa đƣợc công bố bởi bất kỳ tác
giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả

Nguyễn Quốc Khánh


ii
LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Việt Nam dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà về định hƣớng khoa học, liên tục quan tâm, tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành cuốn luận án này.
Tác giả xin đƣợc chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công trình
công bố đã trích dẫn trong luận án vì đã cung cấp nguồn tƣ liệu quý báu, những kiến
thức liên quan trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại Học Giao Thông
Vận tải; Khoa Vận tải Kinh tế; Phòng Đào tạo sau Đại học; Bộ môn Vận tải Đƣờng
bộ và Thành phố, cùng với các nhà khoa học của Trƣờng Đại học Giao Thông Vận
tải cũng nhƣ các tác giả khác về sự hỗ trợ trên phƣơng diện hành chính, hợp tác có
hiệu quả trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học của mình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, bạn bè nhất là nhóm
cộng tác nghiên cứu vì đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thực hiện việc quan
trắc thu thập dữ liệu, triển khai các đề tài cứu tại hiện trƣờng.
Cuối cùng là sự biết ơn tới gia đình và những ngƣời bạn thân thiết vì đã liên tục
động viên để duy trì nghị lực, sự cảm thông, chia sẻ về thời gian, sức khỏe và các khía
cạnh của cuộc sống trong cả quá trình để hoàn thành công trình nghiên cứu.
Tác giả

Nguyễn Quốc Khánh


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................4
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới...........................................................4

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................6
1.2.1 Các luận án tiến sĩ......................................................................................6
1.2.2. Các Công trình, Đề án, Nghiên cứu thí điểm và Hội thảo khoa học
liên quan đến nhiên liệu sạch..............................................................................8
1.3. Các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu của đề tài. .......13
1.3.1. Các khoảng trống nghiên cứu .................................................................13
1.3.2. Đề xuất hƣớng nghiên cứu và mục tiêu của đề tài .................................14
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................14
1.4.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................................14
1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích ........................................................15
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................15
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ .................................................................................17
2.1. Tổng quan về vận tải, đặc điểm, vai trò của các phƣơng thức vận tải...........17
2.1.1. Khái niệm, phân loại vận tải. ..................................................................17
2.1.2. Đặc điểm của các phƣơng thức vận tải...................................................18
2.2. Tổng quan về phát triển bền vững .................................................................22
2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững ...............................................................22
2.2.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững .......................................................25


iv
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ..............................................29
2.3. Phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô .........................................31
2.3.1. Đề xuất trình tự logic nghiên cứu phát triển bền vững vận tải hành
khách bằng ô tô .................................................................................................31
2.3.2. Xây dựng mục tiêu, nguyên tắc phát triển bền vững vận tải hành
khách bằng ô tô .................................................................................................33
2.3.3. Đề xuất các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững vận
tải hành khách bằng ô tô ...................................................................................36

2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển bền vững và năng lƣợng
sạch, bài học rút ra cho Việt Nam:........................................................................41
2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển bền vững và năng
lƣợng sạch:........................................................................................................41
2.4.2. Bài học phát triển bền vững và năng lƣợng sạch rút ra cho Việt
Nam: .................................................................................................................47
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................48
CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM ................................................49
3.1. Các yếu tố của môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến dịch vụ vận tải .................49
3.1.1. Các yếu tố xã hội ....................................................................................49
3.1.2. Yếu tố về kinh tế.....................................................................................50
3.2. Hoạt động của vận tải hành khách tại Việt Nam ...........................................52
3.2.1. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải .........................................52
3.2.2. Quản lý nhà nƣớc đối với vận tải hành khách bằng đƣờng bộ ...............56
3.3. Phân tích sự phát triển bền vững của vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 61
3.3.1. Đánh giá hiện trạng vận tải hành khách bằng ô tô .................................61
3.3.2.Đánh giá theo kết quả khảo sát mức độ hài lòng của hành khách đối
với dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô .........................................................63
3.3.3. Đánh giá theo tiêu chí kinh tế .................................................................79
3.3.4. Đánh giá sự phát triển của vận tải hành khách bằng ô tô theo tiêu
chí môi trƣờng ..................................................................................................80
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................85


v
CHƢƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM VÀ ỨNG DỤNG CHO CÔNG TY CỔ
PHẬN VẬN TẢI DẦU KHÍ ĐÔNG DƢƠNG ........................................................86

4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển giao thông Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 .........................................................................................86
4.1.1. Quan điểm phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. ...................................................................................86
4.1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 ..........................................................87
4.1.3. Chính sách phát triển Giao thông vận tải bền vững, thân thiện với
môi trƣờng ........................................................................................................89
4.1.4. Phát triển phƣơng tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trƣờng ....91
4.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho vận tải hành khách
bằng ô tô. ...............................................................................................................94
4.2.1. Các chính sách pháp luật của nhà nƣớc ..................................................94
4.2.2. Cơ sở về chính sách quản lý nhà nƣớc ...................................................98
4.3. Các giải pháp cụ thể để phát triển bền vững doanh nghiệp vận tải ô tô ......106
4.3.1. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nhân lực ..............................................106
4.3.2. Giải pháp khác nhau đối với từng loại phƣơng tiện vận tải .................108
4.3.3. Giải pháp nâng cao hình ảnh của dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô...112
4.4. Ứng dụng giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô
cho Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dƣơng. .........................................119
4.4.1. Đánh giá công tác vận tải hành khách đƣờng bộ tại Công ty Cổ phần
Vận tải Dầu Khí Đông Dƣơng ........................................................................119
4.4.2. Ứng dụng giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô
tô cho Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dƣơng. ................................130
Kết luận chƣơng 4 ...............................................................................................150
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A. TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

ATGT

An toàn giao thông

ATGTQG

An toàn giao thông Quốc gia

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BĐS

Bất động sản

BRT

Hệ thống xe buýt nhanh

CPH

Cổ phần hóa


CTCLNL

Chỉ thị chất lƣợng nhiên liệu

CTNLTT

Chỉ thị năng lƣợng tái tạo

ĐTNN

Đầu tƣ nƣớc ngoài

GTVT

Giao thông vận tải

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

MNBD


Mực nƣớc biển dâng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

PTBV

Phát triển bền vững

TDSI

Viện chiến lƣợc và phát triển giao thông vận tải

TĐTDS

Tốc độ tăng dân số

TNGT

Tai nạn giao thông

UBGSTCQG

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia


VAMC

Công ty mua bán nợ Quốc gia

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng


vii
B. TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
AEC

ASEAN

Tiếng Việt

Economic Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á

Community
ASEAN

Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asian Nations

BOT

Build-Operate-Transfer


Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao

BTO

Build-Transfer-Operate

Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh

BT

Build-Transfer

Xây dựng-Chuyển giao

ECA

Export Credit Agencies

Tổ chức tín dụng xuất khẩu

FDI

Foreign Direct investment

Đầu tƣ nƣớc ngoài

IBRD

International


Bank

Reconstruction

for Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và
and Phát triển

Development.
IUCN

International Union for the Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc
Conservation of Nature.

tế

LPG

Liquified petroleum gas

Khí dầu mỏ hóa lỏng

ODA

OfficialDevelopment

Hỗ trợ phát triển chính thức

Assistance
PNTR


Permanent Normal Trade Quan hệ thƣơng mại bình thƣờng
Relations

vĩnh viễn

PPP

Public Private Partnership

Hợp tác công tƣ

TMC

Toyota Motor Corporation

Tập đoàn ô tô Toyota

TPP

Trans-Pacific
Economic

Strategic Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc
Partnership xuyên Thái Bình Dƣơng

Agreement
SPSS

Statistical Package for the Phần mềm thống kê

Social Sciences

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới

WEDB

World Environment and Ủy ban môi trƣờng và phát triển thế
Development Board

giới


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1 Tiêu chuẩn mức phát thải của xe động cơ diesel theo các tiêu chuẩn
EURO ......................................................................................................40
Bảng 2.2 Mức phát thải khí CO2theo loại nhiên liệu ................................................41
Bảng 3.1 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp VTHK trƣớc yếu tố dân số .........50
Bảng 3.2 Mức tăng trƣởng GDP của Việt Nam ........................................................51
Bảng 3.3. Lƣợng hành khách vận tải phân theo ngành vận tải .................................54
Bảng 3.4. Lƣợng hành khách luân chuyển phân theo ngành vận tải ........................54
Bảng 3.5. Tỉ trọng nhu cầu vận tải hành khách theo tuyến đƣờng ...........................55
Bảng 3.6. Chỉ số phát triển lƣợng hành khách vận tải hành khách đƣờng bộ ..........55
Bảng 3.7. Thống kê mô tả mẫu theo đặc điểm nhân khẩu học .................................64
Bảng 3.8. Mức độ hài lòng với từng tiêu chí ............................................................65
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp kết quả hài lòng đối với các loại hình dịch vụ phân theo
4 tiêu chí khảo sát chính ..........................................................................78
Bảng 3.10. Phát thải khí nhà kính của các ngành do tiêu thụ năng lƣợng ................83
Bảng 3.11. Tỷ lệ phần trăm phát thải khí nhà kính của các ngành ...........................83
Bảng 4.1. Thị phần vận tải tính đến năm 2020-2030 ................................................95
Bảng 4.2. Dự báo số chuyến đi trên các tuyến trục chính của Hà Nội .................124
Bảng 4.3. Thống kê số lƣợng xe Taxi năm 1996 tại Hà Nội ..................................125
Bảng 4.4. Thống kê một số hãng taxi tiêu biểu năm 2016 tại Hà Nội ....................125
Bảng 4.5. Các chỉ số hóa học của LPG ...................................................................135


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang


Hình 2.1. Các lĩnh vực đảm bảo phát triển bền vững ...............................................23
Hình 2.2. Phát triển bền vững theo lãnh thổ .............................................................24
Hình 2.3. Phát triển bền vững theo ngành, lĩnh vực .................................................24
Hình 2.4. Phát triển bền vững theo quan điểm của Benger [21] ...............................31
Hình 2.5.Trình tự logic nghiên cứu xây dựng các mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí, chỉ
tiêu phát triển bền vững dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô ...............32
Hình 2.6. Mô hình Marketing 7P ..............................................................................36
Hình 3.1 Cơ cấu dân số theo độ tuổi giới tính [27] ...................................................49
Hình 3.2. Tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 .................................51
Hình 3.3. Khối lƣợng hành khách vận tải và luân chuyển tuyến đƣờng bộ [28] ......54
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh số liệu tai nạn năm 2104-2015 ........................................63
Hình 3.5. Đánh giá mức độ hài lòng với từng tiêu chí của dịch vụ vận tải hành
khách Việt Nam .......................................................................................66
Hình 3.6. Mức độ sẵn sàng phản hồi ý kiến của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
vận tải hành khách ...................................................................................76
Hình 3.7. Khảo sát khách hàng về giá cƣớc dịch vụ vận tải hành khách ..................79
Hình 3.8. Các lĩnh vực sử dụng năng lƣợng ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2030 .....82
Hình 3.9. Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ
của Việt Nam [8] .....................................................................................84
Hình 3.10. Mô tả sự chênh lệch nhiệt độ do hiệu ứng đảo nhiệt gây ra [41] ............85
Hình 4.1. Sơ đồ hoạt động của hệ thống AVL ........................................................114
Hình 4.2. Các thành phần kết hợp của hệ thống AVL lắp trong xe buýt Thành
phần trong hệ thống điều hành ..............................................................116
Hình 4.3. Mô hình các giải pháp marketing để phát triển bền vững doanh nghiệp
vận tải hành khách bằng ô tô. ................................................................131


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế của quốc gia gắn liền với sự phát triển của hệ thống giao
thông vận tải, giao thông vận tải cũng tác động rất lớn đến sự phát triển về kinh tế,
xã hội, môi trƣờng của mỗi quốc gia. Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam
hiện nay, đặt ra rất nhiều thách thức đối với sự phát triển của ngành giao thông vận
tải. Đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, sự tăng nhanh về nhu cầu đi lại của ngƣời dân
trong khu vực đô thị cũng nhƣ giữa các tỉnh, thành phố khác nhau đã làm xuất hiện
các hiện tƣợng phát triển thiếu tính bền vững trong vận tải hành khách.
Trong khu vực đô thị mức độ sử dụng phƣơng tiện cá nhân cao, dẫn tới các
hiện tƣợng nhƣ thƣờng xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài khu vực đô thị, xuất hiện các hiện tƣợng nhƣ xe
dù, bến cóc, tranh giành, cƣớp hành khách, hiện tƣợng nhu cầu đi lại tăng đột biến
vào các dịp nghỉ lễ tết, dẫn tới nhiều bất cập cho hành khách cũng nhƣ cho việc
kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải. Hiện nay trên thế giới, nghiên cứu phát
triển bền vững vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của các quốc gia. Xu hƣớng nghiên
cứu này đã đƣợc tiến hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế các nƣớc.
Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển bền vững cũng không nằm ngoài quy
luật chung của thế giới. Phát triển bền vững cho các ngành, các lĩnh vực trong nền
kinh tế đã đƣợc chính phủ đề cập trong nhiều cuộc họp, nhiều văn bản chỉ đạo điều
hành. Trong lĩnh vực giao thông vận tải đã có một số văn bản quy phạm pháp luật
đề cập đến vấn đề phát triển bền vững. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu cụ thể về
phát triển bền vững cho hoạt động vận tải đặc biệt là vận tải hành khách bằng ô tô
tại Việt Nam.
Với yêu cầu của thực tiễn xã hội, cũng nhƣ với mục đích đóng góp một phần
công sức nghiên cứu cho sự phát triển chung của ngành giao thông vận tải, tác giả
đã lựa chọn nghiên cứu theo hƣớng phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô
tô. Kết quả nghiên cứu của luận án là một cơ sở khoa học, là tài liệu tham khảo để
các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong ngành vận tải có định hƣớng phát triển
theo hƣớng bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp các nghiên cứu về phát triển bền vững, đặc biệt là xây dựng cơ sở

lý luận về phát triển bền vững doanh nghiệp vận tải vận tải hành khách bằng ô tô.


2
- Đề xuất các nguyên tắc, các giải pháp mới để làm cơ sở phát triển bền vững
cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.
- Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp vận tải
hành khách bằng ô tô ở Việt Nam
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là cơ sở lý luận và các vấn đề có liên quan đến phát
triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam (không bao gồm dịch vụ xe
buýt đƣa đón học sinh, vận tải liên vận quốc tế). Trong đó có ứng dụng cụ thể cho
một doanh nghiệp là Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dƣơng.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là hoạt động vận tải hành khách bằng
ô tô trong giai đoạn 2012 – 2016, đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu, giải pháp phát triển
bền vững cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô từ 2017 –
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú hơn một số
vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung và bền vững trong lĩnh vực vận tải
hành khách nói riêng; các nguyên tắc về phát triển bền vững; hệ thống các tiêu chí
đánh giá sự phát triển bền vững của hoạt động vận tải hành khách bằng xe ôtô; phân
tích rõ về nội dung và bản chất các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững trên các
phƣơng diện xã hội, kinh tế, môi trƣờng và chính trị- xã hội. Từ đó đề xuất các tiêu
chí đánh giá sự phát triển bền vững đối với lĩnh lực vận tải hành khách bằng xe ôtô
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã đánh giá hiện trạng của vận tải hành khách tại
Việt Nam nói chung và loại hình vận tải hành khách bằng ôtô nói riêng; trong đó tập
trung nghiên cứu đối với vận tải tuyến cố định, vận tải taxi, vận tải xe buýt và vận
tải hợp đồng. Luận án đã đi sâu phân tích sự phát triển bền vững của vận tải ô tô
trên cả 3 góc độ lợi ích của nhà nƣớc, doanh nghiệp và khách hàng; xác định nhân

tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là “Lấy khách hàng làm trung
tâm” Đây là phƣơng thức tiếp cận phù hợp với xu thế marketing hiện đại - Coi sự
hài lòng của khách hàng là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
5. Kết cấu luận án
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững vận tải hành
khách bằng ô tô


3
Chƣơng 3: Phân tích hiện trạng phát triển bền vững vận tải hành khách bằng
ô tô ở Việt Nam.
Chƣơng 4: Các giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở
Việt Nam và Ứng dụng cho Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dƣơng


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về phát triển bền vững giao
thông vận tải là của Greene và Wegnener vào năm 1997 đã chỉ ra rằng: Sự tăng
trƣởng không giới hạn phƣơng tiện vận tải cá nhân gây ra các hậu quả nghiêm trọng
cho hệ thống giao thông vận tải. Trong khu vực đô thị, chính sách thỏa mãn nhu cầu
đi lại ngày càng cao bằng cách xây dựng nhiều đƣờng cao tốc là không khả thi, nhà
nƣớc cố gắng xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ phƣơng tiện cá nhân hơn, số
lƣợng ùn tắc giao thông xẩy ra ngày càng nhiều hơn. Phƣơng tiện phát triển không
chỉ mang tới sự tự do đi lại mà còn gây ra các hậu quả nhƣ ô nhiễm không khí, ô
nhiễm tiếng ồn, tắc đƣờng và tai nạn giao thông. Nghiên cứu này chỉ ra rằng xu

hƣớng của phát triển giao thông vận tải là hƣớng đến phát triển bền vững bao gồm
về phƣơng tiện, cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết kế, vận hành khai thác, tài chính của
hệ thống giao thông vận tải đều cần hƣớng tới phát triển bền vững. [35]
Nghiên cứu của John Hartman, phó chủ tịch hội đồng của Trung tâm Phát
triển bền vững giao thông vận tải tại Canada cùng với các nhóm nghiên cứu đã đề
xuất ý tƣởng mới phát triển các tiêu chí phát triển bền vững cho giao thông vận tải.
Kết quả đã công bố các tiêu chí và chỉ tiêu phát triển bền vững (STPI: Sustainable
transport performance indicators) đƣợc chia làm 3 nhóm,
- Nhóm 1 Tiêu chí về môi trƣờng bao gồm các chỉ tiêu: Mức giới hạn ô
nhiễm; Mức giới hạn phát thải, tối thiểu hóa tiêu thụ năng lƣợng không thể tái tạo,
tái sử dụng và tái chế, thiểu hóa sử dụng đất, hạn chế tiếng ồn.
- Nhóm 2 Tiêu chí về xã hội bao gồm các chỉ tiêu: Đáp ứng đƣợc các nhu
cầu cá nhân, đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội, đánh giá mức độ an toàn, đảm bảo các
yêu cầu an toàn cho môi trƣờng tự nhiên, đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ.
- Nhóm 3 Tiêu chí về kinh tế bao gồm các chỉ tiêu: Hiệu quả của sự khai thác
vận hành, cung cấp các sự lựa chọn về các phƣơng thức vận tải, đảm bảo sự phát
triển kinh tế. [38]
Trên cơ sở nghiên cứu của Canada, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đề
xuất các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững bao gồm [32][40]:
- Các nƣớc vùng Baltic ban hành tài liệu hƣớng dẫn gồm 6 nhóm tiêu chí và
21 chỉ tiêu phát triển bền vững.
- Newzealand ban hành bộ tiêu chí tiêu chuẩn ƣu tiên cho phát triển bền
vững gồm 9 nhóm tiêu chí, 33 chỉ tiêu phát triển bền vững


5
- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organization for Economic
Co-operation and Development) công bố bộ 3 nhóm tiêu chí và 8 chỉ tiêu phát triền
bền vững cho giao thông vận tải.
- Chính phủ Anh công bố bộ 4 tiêu chí bao gồm 11 chỉ tiêu phát triển bền

vững cho giao thông vận tải.
- Ngân hàng thế giới công bộ 4 nhóm tiêu chí gồm 18 tiêu chuẩn cho phát
triển bền vững giao thông vận tải.
Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd trong cuốn “Giới thiệu về
phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) xuất bản năm
2007 đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về phát triển bền vững, trong đó đã tập
trung phân tích những vấn đề đo lƣờng và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề
đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trƣờng; cách tiếp cận và mối liên kết
với giảm nghèo; những ảnh hƣởng đến phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh
tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trƣờng và về vai trò của xã hội dân
sự. Trên cơ sở những kiến thức về phát triển bền vững, NCS có thể vận dụng cách
tiếp cận, phân tích những ảnh hƣởng của kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội để xây dựng
các chỉ tiêu tiêu chí đánh giá PTBV vận tải hành khách bằng ô tô [39].
John Blewitt trong cuốn “Tìm hiểu về phát triển bền vững” (Understanding
Sustainable Development) xuất bản năm 2008 cũng đóng góp một phần quan trọng
vào lý thuyết về phát triển bền vững, trong đó phải kể đến những phân tích về mối
quan hệ giữa xã hội và môi trƣờng, phát triển bền vững và điều hành của Chính
phủ; các công cụ, hệ thống để phát triển bền vững, phác thảo về một xã hội bền
vững. Luận án tham khảo những lý thuyết về phát triển bền vững, NCS vận dụng
phân tích các mối quan hệ giữa xã hội môi trƣờng và cách thức điều hành của Chính
phủ, Nhà nƣớc trong đánh giá PTBV vận tải hành khách bằng ô tô [37].
Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của phát triển bền vững” (The
Principles of Sustainability) xuất bản năm 2008 đã tổng hợp và phân tích các vấn đề
có liên quan nhƣ: Lịch sử phát triển, khái niệm phát triển bền vững, các cuộc tranh
luận hiện nay về con đƣờng để đạt đƣợc sự phát triển bền vững; Các trở ngại và
triển vọng về phát triển bền vững. Luận án tham khảo những nguyên tắc của phát
triển bền vững, vận dụng cách thức xây dựng các nguyên tắc phát triển bền vững
trong việc PTBV vận tải hành khách bằng ô tô [43].
Simon Bell và Stephen Morse trong cuốn “Các chỉ số phát triển bền vững:
đo lường những thứ không thể đo?” (Sustainability Indicators: Measuring the

Immeasurable) xuất bản năm 2008 đã có đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn trong
việc sử dụng các chỉ số phát triển bền vững. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các


6
quan điểm và một loạt các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn
những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các biện pháp
đo lƣờng định lƣợng. Luận án tham khảo các công cụ, cách đánh giá về phát triển
bền vững, vận dụng để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá PTBV vận tải hành khách
bằng ô tô [44].
Sử dụng nhiên liệu sinh học
Năm 2010, trong một số chƣơng trình của liên minh Châu Âu đã tiến hành
đánh giá về hệ thống phân phối nhiên liệu và sử dụng nhiên liệu sinh học. Sau đó,
Tiêu chuẩn nhiên liệu đƣợc điều chỉnh để cho phép tăng thành phần nhiên liệu sinh
học trong sử dụng nhiên liệu hiện có và sử dụng xe. Các chuỗi giá trị đƣợc tối ƣu
hóa, phân phối và sử dụng phải đƣợc điều chỉnh liên tục và nâng cao sự nhận thức
của cộng đồng về sử dụng nhiên liệu sinh học. [49]
Sử dụng nhiên liệu sinh học và các loại khí đã làm tăng năng lực phục vụ vận
tải hiện đang đƣợc phát triển khắp châu Âu (nhiên liệu sinh học bao gồm: Methane,
CNG, LPG…).
Quá trình sử dụng nhiên liệu sinh học và phân phối nhiên liệu sinh học tại
EU: Nhiên liệu sinh học đƣợc sử dụng trong vận tải bằng ô tô trong vận tải đƣờng
bộ đang tăng lên, từ đó làm cơ sở để khuyến kích sử dụng nhiên liệu sinh học cho
các các phƣơng thức vận tải khác (đƣờng sắt, hàng không, hàng hải). Sử dụng nhiên
liệu sinh học có thể làm tăng tiêu nhiên liệu, tạo ra những thách thức mới đối với
các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn của máy móc.
Phát triển cơ sở hạ tầng đối với việc cung cấp nhiên liệu khí hóa lỏng và
nhiên liệu sinh học nhƣ methane, CNG, LPG đƣợc khuyến kích sử dụng tại các
quốc gia trong EU, kịch bản mới cho các nhu cầu vận tải bằng ô tô gần đây đã đƣợc
phát triển (ERTRAC21). Nhiên liệu sinh học, đại diện cho một trong nhiều giải

pháp, cùng với sự gia tăng hiệu quả sử dụng năng lƣợng và các biện pháp kỹ thuật
đã khuyến khích thay đổi trong việc lựa chọn hành vi của ngƣời tiêu dùng.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1 Các luận án tiến sĩ
Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt
Nam" của tác giả Nguyễn Minh Thu năm 2014. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ
các nội dung liên quan tới phát triển bền vững, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển
bền vững. Đồng thời, luận án cũng đề xuất phƣơng pháp tính các chỉ số riêng biệt,
chỉ số thành phần, chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống
chỉ tiêu đã có ở Việt Nam. Ngoài việc tham khảo những lý luận về phát triển bền
vững, NCS có thể học tập, vận dụng cách thức xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phát


7
triển bền vững của đề tài để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá PTBV vận tải
hành khách bằng ô tô.[20]
Luận án tiến sĩ: "Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn
Hữu Sở năm 2009. Luận án đã hệ thống hóa lý luận về phát triển kinh tế bền vững,
nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam và những vấn đề đặt ra về
phát triển kinh tế bền vững. Trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng những giải pháp cơ
bản bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Những lý luận về phát triển
bền vững nêu trong luận án là tài liệu cần thiết cho tác giả triển khai nghiên cứu nội
dung phát triển bền vững cho đề tài của mình. [14]
Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên" của tác giả Nguyễn Hải Bắc năm 2010. Công trình đã nghiên
cứu các lý luận về phát triển bền vững và phát triển bền vững công nghiệp. Bên
cạnh đó tác giả đã phân tích thực trạng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên và nêu lên các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. [1]
Luận án tiến sĩ:"Phát triển bền vững ngành chế bến thủy sản Bến Tre" của

tác giả Nguyễn Văn Hiếu năm 2014. Luận án tập trung trình bày cơ sở lý thuyết về
phát triển bền vững, xây dựng khung phân tích và mô hình phát triển bền vững cho
ngành thủy sản Việt Nam và vận dụng cho tỉnh Bến Tre. Luận án cũng phân tích
mối quan hệ giữa các trụ cột và vai trò của thể chế đối với sự phát triển bền vững
của ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre. Đây là một tài liệu đáng tham khảo về
cách thức xây dựng chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững cho một ngành cụ thể,
NCS có thể nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững cho
dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô.[6]
Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông
vùng đồng bằng sông Cửu Long" của tác giả Đặng Trung Thành năm 2011. Luận án
đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển bền vững nói chung và
phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng nói riêng. Bên cạnh đó, luận án
đã xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông. Thông qua việc
phân tích thực trạng về đầu tƣ và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ, đƣờng
thủy nội địa, hàng hải và hàng không ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã
đƣa ra một số giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, luận án
không đề cập đến các giải pháp phát triển bền vững dịch vụ vận tải hành khách. [17]
Tác giả Phạm Đức Thanh, trong công trình nghiên cứu “Phát triển hệ thống giao
thông vận tải bền vững với biến đổi khí hậu”, đã nêu ra những quan điểm mang tính


8
nguyên tắc chung về phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững, tổng hợp các số
liệu, nêu các mối quan hệ tƣơng tác giữa hệ thống giao thông vận tải với hiện tƣợng biến
đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Xuất phát từ đặc điểm của hệ thống giao thông vận
tải (kết cấu, phƣơng tiện, quản lý) cũng nhƣ nguyên nhân và ảnh hƣởng của biến đổi khí
hậu và mực nƣớc biển dâng đến ngành giao thông, bài báo đã đề xuất các nhóm giải
pháp cũng nhƣ gợi mở một số hƣớng nghiên cứu phát triển hế thống giao thông vận tải
bền vững với hiện tƣợng biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Kết quả phân tích của

tác giả cho thấy việc nghiên cứu các giải pháp thích hợp trong ngành giao thông để thích
ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng đang rất cần đƣợc quan tâm.
Trên cở sở đó, công trình nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp tổng hợp cũng nhƣ
gợi mở những hƣớng nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.[18][19]
1.2.2. Các Công trình, Đề án, Nghiên cứu thí điểm và Hội thảo khoa học liên
quan đến nhiên liệu sạch.
- Năm 1983 tại Việt Nam đã có thí nghiệm chuyển đổi xe Zin 130 chạy bằng
gaz nén (CNG).
- Năm 2006, Trung tâm Khoa học bảo vệ Môi trƣờng thuộc Đại học Đà Nẵng
đã tiến hành thí điểm và áp dụng bộ phụ kiện chuyển đổi nhiên liệu từ xăng sang
khí hóa lỏng (LPG) cho tàu và thuyền. Giám đốc trung tâm, GS-TSKH Bùi Văn Ga
cho biết việc áp dụng công nghệ chuyển đổi này sẽ góp phần rất lớn trong việc hạn
chế ô nhiễm môi trƣờng sông, biển do tàu thuyền chạy bằng xăng dầu gây ra, đồng
thời tính kinh tế khi chạy bằng LPG sẽ tốt hơn và tuổi thọ động cơ cao hơn so với
chạy bằng xăng. Đến cuối năm 2006, một số tàu du lịch ở Nha Trang đã áp dụng
công nghệ này.
- Từ năm 2008 đến 2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
(Petrovietnam) đã tổ chức khởi công xây dựng 3 nhà máy nhiên liệu sinh học
(NLSH) tại Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Dƣơng trong đề án phát triển NLSH đã
đƣợc Chính phủ phê duyệt. Thực hiện chủ trƣơng có tính chiến lƣợc của Chính phủ
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
- Ngày 26/10/2007 tại Hà Nội, Hội đồng chính sách Khoa học - Công nghệ
quốc gia đã tổ chức Hội thảo: "Nhiên liệu sinh học cho vận tải: Tiềm năng - điều
kiện phát triển". Mục đích của hội thảo là nhằm kết nối các nhà khoa học cùng với
với các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ sản xuất nhiên liệu sinh học, đồng thời, tập
trung ý kiến từ nhiều ngành để thúc đẩy chính sách quốc gia về phát triển nhiên liệu
sinh học, bao gồm đầu tƣ, sản xuất, phân phối nhiên liệu sinh học ở Việt Nam. Có
140 đại biểu đại diện cho giới khoa học, giới doanh nghiệp trong cả nƣớc cùng đại
diện các cơ quan Nhà nƣớc có liên quan nhƣ Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công



9
thƣơng, Văn phòng Chính phủ đã tham dự hội thảo. Tại hội thảo trên, giới khoa học
và doanh nghiệp đã hƣớng sự chú ý đến việc phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt
Nam từ dầu mè, mía, dừa và cá basa.[8]
- Ngày 29/10/2010 tại hội thảo “Ứng dụng LPG (khí hóa lỏng) trong vận tải
hành khách bằng ôtô tại TP.HCM”, Công ty cổ phần vận tải dầu khí Cửu Long cho biết đã có gần 400 xe mang thƣơng hiệu taxi Dầu khí chạy bằng LPG ở
TP.HCM, Vũng Tàu và 05 trạm cung cấp LPG.
- Tháng 7/2011 tại Bình Phƣớc đã tổ chức Hội thảo Kinh nghiệm triển khai
các dự án Nhà máy Nhiên liệu sinh học do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
chủ trì.
- Bộ Công Thƣơng đang nghiên cứu dự thảo để việc sử dụng nhiên liệu sinh
học đạt hiệu quả, dự thảo về lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học của Liên
bộ đã đƣợc trình cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong dự thảo quy định, đến ngày
1-7-2013, lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E5 mới đƣợc áp dụng ở 7 tỉnh,
thành phố lớn trên cả nƣớc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thành
phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ. Đến ngày 1-1-2015 áp dụng
toàn quốc. Tƣơng tự, xăng sinh học E10 sẽ đƣợc áp dụng tại 7 thành phố lớn từ
ngày 1-1-2015 và áp dụng trên địa bàn cả nƣớc từ ngày 1-1-2017... Nhƣ vậy, nhằm
đƣa xăng sinh học vào phục vụ cho toàn xã hội, ngoài nỗ lực của các nhà máy, rất
cần sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong việc hình thành lộ trình sử dụng
nhiên liệu sinh học. Đây là cơ sở để triển khai và là yếu tố để tồn tại hoạt động sản
xuất kinh doanh nhiên liệu sinh học. Việc sớm ban hành chính sách ƣu đãi bổ sung
cho đơn vị pha chế, kinh doanh nhiên liệu sinh học và hỗ trợ ngƣời dân phát triển
vùng nguyên liệu là cần thiết. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để phát triển nhiên
liệu sinh học ở Việt Nam.[2]
- Tháng 3/2012, Bộ Giao thông Vận tải quyết định phê duyệt Đề án tái cơ
cấu Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor). Theo đề án này,
Vinamotor sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Sản xuất ô tô, sản xuất sản phẩm cơ
khí giao thông và vận tải công cộng thân thiện với môi trƣờng. Hƣớng tới xây dựng

Tổng công ty thành một doanh nghiệp nòng cốt của ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam. Trong đó về hoạt động vận tải, Tổng công ty sẽ triển khai dự án vận chuyển
hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch tại khu vực Hà Nội. [9]
- Cuối năm 2012, công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn đã phối hợp với
Trung tâm khoa học và công nghệ giao thông khảo sát và đánh giá tác động của khí
thải trên thực tế sau hơn 01 năm đƣa 21 xe buýt sử dụng CNG vào hoạt động.
Những kết quả nghiên cứu, đánh giá thực tế này giúp cho lãnh đạo thành phố có


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×