Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bài báo cáo chuyến đi thực tế đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 30 trang )

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhà trường và khoa
Văn hóa Thông tin & Xã hội đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia
chuyến đi thực tế tại các tỉnh miền Trung ngày 27-5-2017 vừa rồi.
Đặc biệt là cô Trần Thị Phương Thúy và thầy Nghiêm Xuân Mừng đã
luôn đồng hành cùng đoàn chúng em trong suốt chuyến đi. Không chỉ dẫn đoàn
mà các thầy cô còn chỉ bảo tận tình, hướng dẫn chúng em khi đến từng di tích
cũng như các địa điểm khảo sát…
Chuyến đi khảo sát thực địa đã đem lại cho chúng em rất nhiều điều bổ
ích và thuận lợi. Không chỉ được vui chơi, gắn bó với nhau mà còn được học hỏi
nhiều điều hay, kinh nghiệm thực tế trong đời sống và kinh nghiệm công việc
tương lai. Khảo sát thực tế là một cách học hoàn toàn mới mẻ và hữu ích cho
sinh viên. Không chỉ học lý thuyết ở trên lớp mà sự kết hợp những buổi thực
hành đã giúp chúng em hiểu rõ hơn bài học, công việc mình phải làm những gì.
Thật may mắn khi chúng em được học tập tại trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội và đặc biệt là khoa Văn hóa Thông tin & Xã hội. Em vô cùng cảm kích
trước những điều mà nhà trường hay các thầy cô đã dành cho chúng em. Được
học tại nơi đây, em đã trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Em xin trân thành cảm ơn!
SINH VIÊN
Dương Ngọc Anh

2


BÀI BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ ĐÀ NẴNG - QUẢNG
NAM - HUẾ - QUẢNG TRỊ - QUẢNG BÌNH
(27/05/2017 – 01/06/2017)


PHẦN 1: LỊCH TRÌNH THỰC TẾ

Ngày

Thời gian

Lịch trình

27/05

20h05

Xuất phát từ Hà Nội đến
Đà Nẵng

11h30

Ăn trưa tại Đà Nẵng

13h30

Nhận khách sạn

14h30

Thăm quan bảo tàng
Chăm

28/05


29/05

16h

Tắm biển Mỹ Khê

18h

Về khách sạn

20h

Ăn tối tại chân Cầu Rồng

7h30

Ăn sáng tại khách sạn

8h

11h30
3

Giao lưu với trường ĐH
Nội Vụ cs miền trung

Ăn trưa tại nhà hàng


30/05


7h30

Ăn sáng tại khách sạn

8h30

Đi chùa Linh Ứng và chợ
Hàn

11h30

Ăn cơm tại nhà hàng và
di chuyển đến Huế

14h30

Thăm quan Lăng Khải
Định

20h30

Nghe ca Huế trên sông
Hương

7h30

Ăn bún bò Huế, đi Đại
Nội Huế


11h30

Ăn trưa tại nhà hàng

31/05

01/06

15h

Đi chùa Thiên Mụ

20h

Đi chơi quanh
Trường Tiền

5h30

Thăm quan thành cổ
Quảng Trị

11h30

Ăn cơm trưa tại nhà hàng

14h30

Viếng mộ Đại tướng Võ
Nguyên Giáp


4

cầu


22h

5

Về đến Hà Nội


PHẦN 2: KHẢO SÁT, MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC DI TÍCH, DI
SẢN VĂN HÓA TRONG CHUYẾN KHẢO SÁT THỰC TẾ
1, Hội An – Quảng Nam


Xếp hạng: Là loại hình Di sản văn hóa Thế giới
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4
tháng 12), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu
chí:



Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các
thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.




Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được
bảo tồn một cách hoàn hảo.
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1
năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP [1] của Chính phủ Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại II, trực
thuộc tỉnh Quảng Nam.
Tại Hội An có Phố cổ Hội An với những di sản kiến trúc đã có từ hàng
trăm năm trước, được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO từ năm 1999.
Về địa lý giáp với biển Đông, giáp 2 thị xã Điện Bản và huyện Duy
Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam
Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời
phát triển thành một thành phố du lịch.
Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã
dần dần phát triển những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ,
trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn.... để phục vụ nhu cầu đời sống của mình,
đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ VII
- cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

6


Nổi tiếng nhất tại đây là Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội
An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền
buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước
thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay
được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường

thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho
Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn
phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ
20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội
An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một
trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
 Hiện trạng khu di tích
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền
thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những
ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế
kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà
phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình
hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi
nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang
dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người
Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị
văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi
vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với
những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn
hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng
sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

7


Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với
những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn
cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái
Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do
địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn

Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược
vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của
thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường
này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay,
đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không có phần hiên, kết
quả của lần mở rộng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hai con đường
Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng hình thành muộn hơn, đều do bùn đất bồi lấp.
Đường Nguyễn Thái Học xuất hiện năm 1840, sau đó được người Pháp đặt tên
là Rue Cantonnais, tức Phố người Quảng Đông. Đường Bạch Đằng ra đời năm
1878, nằm sát bờ sông nên xưa kia từng có tên gọi là Đường Bờ Sông. Nằm sâu
về phía thành phố, tiếp theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con
đường mới được xây dựng thêm vào khoảng thời gian sau này. Trong khu phố
cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến
tận bờ sông.
Đường Trần Phú là con đường chính, nơi tập trung nhiều nhất những công
trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc
Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa xây dựng để
tưởng nhớ đến quê hương của họ. Nếu bắt đầu từ Chùa Cầu, sẽ thấy năm hội
quán trên đường Trần Phú, tất cả đều bên số chẵn: Hội quán Quảng Đông, Hội
quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán Triều
Châu. Ở góc đường Trần Phú và Nguyễn Huệ là miếu Quan Công, di tích đặc
trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam. Ngay sát
miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An, nguyên trước
đây là ngôi chùa Quan Âm của dân làng Minh Hương. Bảo tàng văn hóa Sa
8


Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch cũng nằm trên con đường này. Theo
đường Trần Phú, đi qua Chùa Cầu sẽ dẫn tới đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Những ngôi nhà truyền thống ở đây được tu bổ và bảo tồn rất tốt, phần lối đi bộ

hai bên được lát gạch đỏ, phía cuối đường là vị trí của đình Cẩm Phô. Phía Tây
đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành bởi những ngôi nhà
có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu phố mua bán nhộn
nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian
Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có
chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét. Trong mùa mưa bão, đường Nguyễn Thái
Học và khu vực xung quanh thường bị ngập lụt, dân cư phải sử dụng thuyền để
đi mua sắm và đến các quán ăn. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố
của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng
san sát những ngôi nhà với mặt đứng kiểu châu Âu, đa số một tầng. Nơi đây
từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc.
Kiến trúc truyền thống Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những
ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài
tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây
đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt
hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung
gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có
chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên
theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm:
vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba
gian, vườn sau. Thực chất, nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo
chiều sâu và cấu thành không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán,
không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Cách phân chia này phù hợp với
mặt bằng hẹp và kết hợp nhiều công năng của ngôi nhà. Có thể nhận thấy đây là
một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu vực.
Ở không gian nhà chính, hệ thống 16 cây cột phân bố 4 x 4 tạo thành phân
9


vị chiều ngang và chiều sâu theo cấu trúc 3 x 3 gian, trong đó 4 cột trung tâm

cao hơn hẳn các cột còn lại. Đây chính là không gian dành cho buôn bán với
gian đầu từ đường vào là chỗ bán hàng, gian kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn
bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong. Điểm đặc biệt này
là một đặc trưng rất quan trọng của nhà phố Hội An, dù đôi khi cũng có trường
hợp bàn thờ quay ra phía đường. Bên cạnh các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3
gian, một số ít ngôi nhà khác có nhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian
hoặc 3 x 5 gian. Không gian tiếp theo nhà chính là nhà phụ, thường thấy ở
những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp. Khoảng không gian mở này vừa
được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt với những hoạt động buôn bán phía
ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sân trời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp
khách. Nhà cầu và sân trong là không gian được chia hai phần theo chiều dọc,
có kết cấu độc lập với nhà trước và nhà sau, mang chức năng chuyển tiếp. Phần
sân trời được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, giúp ngôi nhà thoáng và
hòa hợp với thiên nhiên hơn. Ngược lại, phần nhà cầu có mái nối liền nhà trước
với nhà sau thành một cơ cấu liên tục, rất phù hợp với điều kiện khí
hậu nhiều mưa và nắng nóng ở đây. Dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, mọi
sinh hoạt trong nhà vẫn có thể diễn ra bình thường. Nhà sau là không gian sinh
hoạt của cả gia đình, được ngăn buồng bằng các vách gỗ. Phía sau nhà sau còn
một khoảng không gian nữa, dành cho bếp, nhà vệ sinh và các chức năng phụ
khác. Đối với một ngôi nhà thông thường, không gian thờ cúng chỉ chiếm một
phần nhỏ, nhưng luôn được dành riêng một vị trí quan trọng. Để các công năng
buôn bán, vận chuyển hàng hóa, sinh hoạt không bị cản trở, ban thờ thường
được chuyển lên gác lửng. Ở những ngôi nhà một tầng, ban thờ được đặt ở phần
mái phụ của nhà trước hoặc trung tâm nhà sau. Trong những ngôi nhà hai tầng,
toàn bộ tầng hai của nhà chính thường được dùng làm kho hàng và ban thờ cũng
được bố trí ở tầng này.
Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà
chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít
10



trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu
được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và
nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ
đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơi
cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới
một hàng ngói úp xuống. Cách lợp này được gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi
lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, tạo thành những dải ngói
nhô lên dọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh
mẽ. Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái
hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm
cho toàn bộ tổng thể dường như bị mất cân đối. Hình thức và cách trang trí của
tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của
phố cổ Hội An.
Ẩm thực:
Với vị trí vùng cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông
đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ,
Hội An có được một nền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng
biệt. Vùng đất nơi đây không có được những cách đồng rộng lớn như đồng bằng
sông Cửu Long hay đồng bằng sông Hồng, nhưng bù lại Hội An có các cồn bãi
ven sông màu mỡ và những thửa ruộng hẹp giàu phù sa. Môi trường sông biển
này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, phong tục tập quán, lối
sống của cư dân địa phương, trong đó có thói quen ẩm thực. Trong bữa ăn hàng
ngày của người dân Hội An, thủy hải sản luôn chiếm một phần lớn, còn
ngoài chợ, số lượng tôm cuacá được tiêu thụ thường gấp đôi số lượng thịt. Cá
trở thành một món ăn không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày của dân cư
Hội An và người ta quen gọi khu vực bày bán thức ăn là chợ cá. Ngày nay tại
Hội An vẫn lưu truyền một số thói quen, tập quán ẩm thực của một số gia đình
người Hoa. Vào những dịp lễ tết, các dịp hôn hỉ, họ thường nấu một số món ăn
riêng như bún xào Phước Kiến, cơm Dương Châu, kim tiền kê, phạch xồi... để

11


cùng nhau thưởng thức, cũng là dịp nhớ lại nguồn gốc dân tộc. Những người
Hoa đã góp phần đáng kể làm nên sự phong phú của ẩm thực Hội An, cũng là
tác giả của nhiều món đặc sản chỉ có ở đây.
Một trong những món ăn tiêu biểu của ẩm thực Hội An là món cao lầu.
Nguồn gốc món ăn, cùng như cái tên Cao lầu, ngày nay rất khó xác định. Những
Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn của họ. Một số nhà nghiên
cứu Nhật Bản cho rằng cao lầu có nét giống món mỳ ở vùng Ise, nhưng trên
thực tế hương vị và cách chế biến của cao lâu khác món mỳ này. Sợi cao lầu
được chế biến rất công phu. Người ta ngâm gạo và nước trong được lọc kỹ, sau
đó xay thành nước bột. Bột được dùng vải bòng nhiều lần để khô, dẻo rồi cán
thành miếng vừa cỡ và cắt thành con mỳ. Cao lầu không cần nước lèo, nước
nhân, thay vào đó là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ và để bớt béo người ta dùng kèm
với giá trụng, rau sống. Khi bán, người ta trần mỳ, giá đổ ra bát và thêm mất lát
thịt xíu hoặc thịt ba chỉ, đổ tép mỡ, thêm một muỗng mỡ heo rán sẵn ở lò
bên. Trước đây ở Hội An có các tiệm cao lầu ông Cảnh, Năm Cơ từng đi vào câu
ca dao: Hội An có Hạ Uy Di. Chùa Cầu, Âm Bổn, cao lầu Năm Cơ.
Bên cạnh những món đặc sản mang tính phố thị như cao lầu, hoành
thánh, bánh bao, bánh vạc... Hội An còn có nhiều món ăn dân dã hấp dẫn
như bánh bèo, hến trộn, bánh xèo, bánh tráng... và đặc biệt là mì Quảng. Đúng
như tên gọi, món mỳ này có nguồn gốc xuất phát từ Quảng Nam. Mỳ Quảng
cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị
rất riêng biệt. Để làm mỳ, người ta dùng gạo tốt ngâm nước cho mềm, đem xay
thành bột nước mịn rồi pha thêm phèn sa để sợi mỳ giòn, cứng, đem tráng thành
lá mỳ. Khi mỳ chín được vớt ra đặt lên vỉ cho nguội, thoa sơ một lớp mỡ cho mỳ
khỏi dính rồi cắt thành sợi. Nước nhân mỳ được làm bằng tôm, thịt lợn hoặc thịt
gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò. Nước nhân mỳ không cần nhiều màu
mè, không nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt. Ở Hội An, mỳ Quảng được

bán khắp nơi, từ các quán ăn thành thị đến những hàng quán ở thôn quê, đặc biệt
là những quán mỳ trên hè phố.
12


Bánh bao, bánh vạc là một trong những món ăn sang trọng, ngon và lạ của
phố cổ Hội An. Bánh bao, bánh vạc thường đi đôi với nhau, cả hai đều được làm
bằng nguyên liệu chính là bột gạo. Ngay từ khâu chọn gạo đã thấy bánh bao
bánh vạc là loại bánh kén chọn nguyên liệu. Bột gạo làm bánh phải lấy từ loại
gạo thơm ngon, mua về sàng sảy kỹ rồi cho vào nước và xay thành bột. Nước
dùng để xay phải trong, không nhiễm mặn, nhiễm phèn, thường là nước từ giếng
cổ Bá Lễ. Sau nhiều lần chắt lọc, bột được vê lại và để trong một chiếc thau
sạch. Cùng với việc chế biến bột, người thợ tiến hành làm nhân bánh, gia chế
hành, khử vàng hành dùng trải trên bánh trước khi ăn. Nhân bánh được chia làm
hai loại, nhân bánh bao và nhân bánh vạc. Nhân bánh bao chủ yếu gồm tôm và
gia vị được pha trộn và giã nhiều lần trong cối. Nhân bánh vạc hơi khác và
phong phú hơn, ngoài chả tôm còn có giá hột, nấm mèo, măng tre, thịt heo thái
hình hạt lựu, lá hành. Tất cả hỗn hợp nhân này được cho vào xoong và xào
với muối, mắm. Bắt đầu vào công đoạn chế biến bánh, cả bánh bao và bánh vạc
được làm song song, thường có từ 2 đến 4 thợ làm bánh. Bánh bao được làm với
lớp bột thật mỏng, cách điệu như những cánh hoa hồng. Bánh vạc lớn hơn bánh
bao, trông giống hình quai vạc. Khi làm xong, bánh được chưng cách thủy trên
bếp, khoảng chừng 10 đến 15 phút là chín. Lúc ăn, hai loại bánh được dùng
chung với nhau, nhưng thực khách có thể chọn bánh bao bánh vạc tùy thích.
Những chiếc bánh được bày cầu kỳ, bánh bao xếp ở giữa và bên trên, bánh vạc
xếp xung quanh và bên dưới. Bánh xếp xong được trải lớp hành phi vàng, kế đó
rưới thêm một muỗng dầu phụng khử chín. Bánh bao, bánh vạc được dùng với
nước chấm riêng, pha chế từ nước mắm, có vị ngọt của thịt tôm, có vị chua của
chanh và vị cay nồng của những lát ớt vàng được xắt khéo léo.
Không chỉ có những món ăn ngon, phong phú, các hàng quán ở Hội An

còn có cách bài trí, phục vụ mang những nét riêng. Những nhà hàng trong khu
phố cổ thường treo một vài bức tranh xưa, xung quanh trang trí chậu hoa, cây
cảnh hoặc đồ mỹ nghệ. Một số hàng quán còn có thêm hồ cá, hòn non bộ... tạo
sự thư giãn, thoải mái cho thực khách. Tên những nhà hàng cũng mang tính
truyền thống, được kế thừa từ đời này sang đời khác. Bên cạnh ẩm thực truyền
13


thống, một số món ăn, thói quen xuất phát từ Pháp, Nhật và phương Tây vẫn
được duy trì và phát triển, góp phần làm phong phú nếp ẩm thực của Hội An,
phục vụ nhu cầu đa dạng của những du khác
 Công tác quản lý, phát huy giá trị
Nhằm bảo tồn những ngành nghề này, Trung tâm văn hóa thể thao Hội An
đã cho xây dựng xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An tại số 9 đường
Nguyễn Thái Học, làm nơi trưng bày cũng như giới thiệu quy trình sản xuất đơn
giản các sản phẩm của 12 làng nghề truyền thống trong vùng. Đây cũng là một
trong những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch.
Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn
lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường
nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng,
nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An
được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 78/QĐ-TTg phê duyệt quy
hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới
đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố và du lịch giai đoạn 2012 – 2025
Quy hoạch nhằm mục tiêu bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn
hóa Hội An: bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo tồn cảnh quan vốn có,
môi trường liên hệ, nâng cao ý thức phát huy vai trò cộng đồng, giáo dục ý thức
người dân bảo tồn di sản cộng đồng, nâng cấp hạ tầng kĩ thuật đô thị cổ để phù
hợp với việc bảo tồn di sản văn hóa, giảm thiểu các tác động xấu của môi trường

đến di tích, đáp ứng các yêu cầu của một di sản văn hóa thế giới…
2, Bảo tàng Chăm – Đà Nẵng
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện
vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo
tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về
nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành
14


lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và
các tỉnh Tây Nguyên.
 Xếp hạng: Được xếp vào bảo tàng hạng 1
 Hiện trạng di tích
Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số
2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương,
Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố
Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673
m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m².
Hình dáng mặt tiền nhà bảo tàng mô phỏng theo kiến trúc Gothique, hài
hòa với không gian xung quanh, là một điểm tham quan cho du khách khi đến
thăm Đà Nẵng. Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan bảy ngày trong tuần.
Trước đây có dự án cầu Rồng gây tranh cãi vì nếu được xây dựng thì Bảo
tàng Chăm sẽ nằm dưới gầm cây cầu này, tuy nhiên chính quyền TP.Đà Nẵng và
công ty tư vấn thiết kế đã đưa cốt cao độ đầu cầu bờ Tây sông Hàn xuống = 0,
tức là ngang với mặt đường, hoàn toàn không phá hoại cảnh quan hiện tại của
khu vực này, đặc biệt là bảo tàng.
Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên tới khoảng 500
món và được phân chia theo các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý
nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp
Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng

Bình và Bình Định
Tại phòng Mỹ Sơn của bảo tàng Chăm hiện đang trưng bày 18 hiện vật,
gồm 3 nhóm hiện vật: hiện vật trong các tháp chính, hiện vật ở các tháp phụ và
nhóm các hiện vật trang trí trên trán cửa hoặc trên tường tháp nói chung.
 Công tác quản lý, phát huy giá trị
Năm 2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã tiến hành đăng ký các hiện vật
đề nghị là Bảo vật Quốc gia. Hội đồng thẩm định Bảo vật Quốc gia của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã xét chọn 03 hiện vật Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ
Sơn E1, Bồ tát Tara là Bảo vật Quốc gia trong đợt đầu tiên.
3, Thành cổ Quảng Trị
15


Di tích nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị đón
chào đoàn chúng tôi bằng một không gian rất đặc biệt: vừa u buồn trầm mặc,
vừa hào hùng, lãng mạn và bi tráng. Không gian của thị xã Quảng Trị — đặc
biệt là ở Thành cổ - khiến người ta có cảm giác luôn phảng phất khói hương
tưởng nhớ những người đã khuất. Đoàn chúng tôi nghe anh hướng dẫn tại đây kể
lại rằng, trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ,
chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy
sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi.
Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng
niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng
trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang
người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba
áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng
mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất.
Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các
chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được
đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên

vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã
hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất
nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến
chúng tôi tất cả đều bồi hồi xúc động và hình dung ra chiến tranh thật khốc liệt,
thật tàn bạo, và chia ly.
Được biết Thành cổ Quảng Trị do vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ
những năm đầu thế kỷ 19, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây,
sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và
Nam.
Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính
trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Sau
trận chiến năm 1972, Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa
hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông
16


hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Hiện nay, chỉ có vài đoạn tường thành và
bốn cổng chính của Thành được phục chế. Dù không còn những dấu ấn xưa,
nhưng Thành cổ vẫn là “Đất tâm linh” của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng
và Việt Nam nói chung, vì nơi đây mỗi tấc đất đều thấm máu của các chiến sĩ ta.
 Xếp hạng: Là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4
 Hiện trạng di tích
Thành Quảng Trị tọa lạc trên một khu vực nguyên là địa phận thuộc các
làng Thạch Hãn và Cổ Vưu (Trí Bưu). Phía Tây đươc ngăn cách bởi sông Thạch
Hãn, phía Bắc được bao bọc bởi sông Vĩnh Ðịnh. Hai phía Ðông và Nam là
vùng dân cư và đồng bằng Triệu Hải. Từ Thành cổ có thể đi vào Nam, ra Bắc
bằng đường sông, đường biển, hay đường bộ đều tiện. Do có vị trí thuận lợi nên
trải qua nhiều thời kỳ, thành Quảng Trị luôn được coi là nơi đắc địa nhất của
Quảng Trị hội đủ các điều kiện địa lý, lịch sử để trở thành một trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn vùng.

Thành cổ Quảng Trị là một tòa thành có cấu trúc hình vuông theo kiểu
Vauban. Bộ phận kiến trúc chính tạo ra diện mạo tổng quát của thành Quảng Trị
là cấu trúc phòng thành. Nội thành là những công trình mang các chức năng
khác nhau liên quan đến một trung tâm hành chính được xây dựng và bố trí theo
quy cách chung. Bao xung quanh là hệ thống hào thành. Dưới thân thành có
đường phòng hộ. Trước mỗi cửa thành đều có một chiếc cầu xây vòm cuốn bắc
qua hào thành nối bên trong với bên ngoài. Chiều dài của tường thành tính từ
mép ngoài và ở 4 góc pháo đài là 1.040m. Từ đó, chu vi toàn thành sẽ là 2.160m
(1040m + 1120m) Tổng diện tích toàn bộ thành Quảng Trị là 18,56ha. Thành có
chiều cao 4,30m. Chính giữa 4 mặt thành có cổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây bằng
gạch với lối kiến trúc vòm cuốn (rộng 3,4m), cửa bằng gỗ lim dày, bên trên có
vọng lâu mái cong lợp ngói âm dương
Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích
phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ
17


máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Công trình trọng yếu trước hết phải kể đến
là hành cung, Phía sau hành cung là những cơ quan công đường, nơi ở và làm
việc của các quan lại thuộc bộ máy hành chính đứng đầu tỉnh như: dinh Tuần
phủ, dinh Án sát, dinh Bố chính, dinh Lãnh binh, nhà Kiểm học, trại quân, nhà
bếp, nhà kho, khám đường, ngục thất. Các công trình này đều được xây dựng
theo mô thức kiến trúc kiểu nhà rường thời Nguyễn với bộ khung gỗ chịu lực,
mái lợp ngói liệt, xung quanh xây tường gạch hoặc che ván gỗ
Từ năm 1993-1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạn thành và cổng
Tiền đã được tu sửa lại. Đặc biệt, một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở
chính giữa thành cổ nhằm ghi nhớ công lao của những chiến sĩ giải phóng đã hi
sinh vì sự bình yên của mảnh đất này. Góc phía tây nam thành là bảo tàng lưu
giữ rất nhiều chứng tích chiến tranh..



Công tác quản lý, phát huy giá trị
Năm 1986, Thành Cổ được Bộ Thông tin Văn hóa xếp hạng và đưa vào
danh mục những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Năm 1992, Bộ Văn hóa
Thông tin đầu tư tôn tạo các hạng mục: Đài tưởng niệm, trùng tu cổng Tiên, kè
hào thành và trồng hàng nghìn cây dừa quanh thành. Năm 1997, tiếp tục xây
dựng một phòng trưng bày bổ sung nhiều hiện vật, tư liệu quý. Nhà nước cũng
đầu tư hơn chục tỷ đồng vào những hạng mục: Phục dựng tái tạo lại hình ảnh
chiến trường 81 ngày đêm, đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến
đấu lịch sử ấy; phục chế một số công trình kiến trúc cổ với tỷ lệ nhỏ hơn và
trồng rừng mai, biếu tượng cho mảnh đất Non Mai Sông Hãn; Xây dựng khu
công viên văn hóa phía Tây Bắc với tượng đài, vườn hoa. Hệ thống đường đi,
ghế đá, sân chơi thể thao, các thiết bị vui chơi. Đặc biệt là Đài tưởng niệm được
thiết kế hình tròn biểu trưng cho nấm mô theo thế lưỡng nghi, trên dương dưới
âm nối thông bởi một cái lỗ và 2 vâng trăng khuyết thể hiện trong dương có âm
và ngược lại. Phần âm đặt hành trang người lính (mũ, balô), phần âm hướng lên
trời với một cây thiên mệnh thể hiện nơi cư ngụ của vong linh liệt sĩ. Cây thiên
18


mệnh xuyên qua 3 áng mây, là hình tượng của Thiên (trời),Địa (đât), Nhân
(người). Trên cây thiên mệnh có ngọn nến tượng trưng cho ánh sáng, tầng mây
cuối cùng có gắn hình ảnh 3 bát cơm để cúng người khuất bóng. Ngoài vòng
tròn có 81 tờ lịch để ghi dấu thời gian của cuộc chiến đấu khốc liệt ấy.
Và mới đây, với sự tài trợ của ngân hàng Công thương VN đã cho xây
một tháp chuông (cái chuông nặng 7 tấn, trị giá 4 tỷ đông) cùng lúc với việc xây
dựng một quảng trường lớn nối từ của Hữu ra đến bờ sông Thạch Hãn, dựng
luôn nhà hành lê bên sông .Người Quảng Trị đã kiên trì theo năm tháng đế biến
một Thành Cổ hoang tàn bơi bời có tranh trở thành một không gian vọng tưởng
vàn hóa đầy ý nghĩa về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh giữ

nước của quân và dân ta.
Tiến đến 1000 năm Đại lễ Thăng Long Hà Nội, tỉnh Quảng Trị quyết định
đầu tư 244 tỷ đông nhằm tôn tạo, bảo tôn di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị.
Dự án có 6 tiếu dự án gôm : hạng mục hạ tầng; xây dựng mô hình Thành Cổ;
bảo quản di tích gốc và nâng cấp Nhà bảo tàng; nâng cấp Đài Tưởng niệm trung
tâm; xây dựng khu tả thực 81 ngày đêm, tôn tạo hệ thống các di tích thuộc 81
ngày đêm. Dự kiến đến cuối năm 2015, dự án sẽ hoàn thành để phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước. Hy vọng sau khi dự án hoàn
thành thì Thành Cổ sẽ trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn hơn, và khi ấy hình
ảnh Thành cỏ chỉ còn là quá khứ.
4, Kinh thành Huế
Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương
triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến 1945. Hiện nay Kinh thành
Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô
Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi
công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.
19


Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp
đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp
đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.
Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như
sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía
bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68.



Xếp hạng: Di sản thế giới UNESCO

Hiện trạng di tích
Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về
hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến
trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà
trong Kinh Dịch đã ghi "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" (ý nói vua
quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).
Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc
khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn,
đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia
Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc
ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng
bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở
phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là
sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).
Thành có 10 cửa chính gồm:



Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).



Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).



Cửa Chính Tây.




Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).



Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ
20


binh khí, lập thời Gia Long).


Cửa Quảng Đức.



Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành
con đường dành cho vua ra bến sông).



Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu
ngựa nằm phía trong cửa).



Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).



Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

Ngoài ra Kinh Thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở
góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn
Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ
thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa
mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.
Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng
nhất là Khu vực Hoàng Thành - nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.
Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế, nơi ở của vua và Hoàng
gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi
thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ
thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh
Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được
bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn.
Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hòa, là nơi thiết triều; khu vực các
miếu thờ; và Tử Cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Người ta
thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử
21


Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia
Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.
Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài
308m, chu vi 1298m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn. Mặt
bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng, thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự
Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng. Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và
Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt
Thị Đường. Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An. Bên trong Tử Cấm thành
bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được

phân chia làm nhiều khu vực.
Kỳ Đài hay còn gọi là Cột Cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành
Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ
Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng
kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829,
1831 và 1840.
Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc
dưới thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi, vua Gia
Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả chiến lợi phẩm là binh
khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho
chiến thắng vẻ vang của mình. Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn
thành vào năm 1804.


Công tác quản lý, phát huy giá trị
Nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền
của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của
nhân loại.
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và Bộ Văn hóa
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), công cuộc bảo tồn Di tích
22


Cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn
từ năm 1996 đến nay, cùng với quá trình triển khai Quyết định 105TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích
cố đô Huế, 1996-2010 và Quyết định 818TTg điều chỉnh dự án trên đến năm
2020. Di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang
từng bước được hồi sinh, diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử dần dần được
hồi phục. Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di tích Huế đang

chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc bảo tồn các
giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo
điều kiện cho kinh tế du lịch, dịch vụ phát triển.
Những kết quả quan trọng ấy được thể hiện trên các mặt: Bảo tồn, trùng tu
di tích; bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các
khu di sản; hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo
nguồn nhân lực; phát huy giá trị di sản. Bảo tồn, trùng tu nhiều di tích xuống cấp
nặng. Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấp thiết, bằng các biện pháp chống
dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các
bộ phận bị lão hóa … Nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra
liên tiếp, các di tích vẫn luôn được bảo tồn, gìn giữ và kéo dài tuổi thọ.
5, Lăng Khải Định – Huế
Lăng Khải Định thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên – Huế, cách thành phố Huế 10km.
Có diện tích nhỏ hơn so với các lăng khác, nhưng nơi đây được xây dựng
khá công phu, lộng lẫy, kết hợp tinh xảo giữa 2 nền kiến trúc Đông – Tây



Xếp hạng: Di sản thế giới tại Việt Nam do UNESCO công nhận
Hiện trạng di tích
Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc và
được chia ra
Vào lăng phải vượt qua hệ thống của 37 bậc với thành bậc đắp rồng to lớn
nhất cả nước, trên sân có hai dãy Tả - Hữu tòng tự, ở hai bên xây kiểu chồng
diêm hai lớp, tám mái, song các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép.
23


Vượt 29 bậc nữa lên tầng sân bái đình, ở giữa có nhà bia Bát giác xây bê

tông cốt thép hoà trộn cổ kim, trong đó có bia đá. Hai bên sân, mỗi bên có 2
hàng tượng cùng nhìn vào giữa sân. Ngoài tượng như ở các lăng khác, còn có
thêm 6 cặp tượng linh túc vệ, từng đôi tượng cùng loại ở cạnh nhau được làm
đối xứng và cùng đối xứng với đôi tượng phía đối diện. Các tượng này làm bằng
chất liệu đá hiếm trong lăng Khải Ðịnh và đều có khí sắc. Hai cột trụ biểu cao
to.
Qua 3 lớp nền là đến điện thờ. Từ sân lên cửa điện còn phải qua 15 bậc
nữa. Ðiện Khải Thành là phòng chính của cung Thiên Ðịnh, có nhiều phòng liên
hoàn. Các điện tường phẳng được trang trí dày đặc bằng nghệ thuật khảm kính
sứ. Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu
long ẩn hiện trong mây. Cả không gian 6 mặt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật.
Phòng sau của điện Khải Thành là chính tẩm có đặt tượng vua Khải Ðịnh,
mộ phần ở phía dưới. Trong cùng là khán thờ với bài vị của vị vua đã quá cố.
Lăng Khải Ðịnh thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Nó


làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế.
Công tác quản lý, phát huy giá trị
Lăng khải Định là một trong những lăng đẹp nhất nằm trong hệ thống di
tích lịch sử văn hóa cố đô Huế, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
thế giới. Vì vậy, việc gìn, bảo tồn di tích quan trọng này được coi là trách nhiệm
chung của các cơ quan quản lý, bảo tồn văn hóa và của mọi người dân.
Lợi dụng việc ban quan lý bảo tồn cố đô Huế mở cửa tự do để du khách
gần xa tham quan Lăng Khải Định miễn phí trong dịp Lễ quốc khánh, nhiều
khách tham quan cũng “tự do” leo trèo lên những hiện vật trong khu Lăng Khải
Định. Trong khi đó, các thợ ảnh trong lăng cũng “tiếp tay” cho người tham quan
bằng cách hướng dẫn cho khách tháo dây bảo vệ ghế, chỉ dẫn khách tham quan
ngồi lên ghế để chụp ảnh... Các thợ ảnh là những người được ban quan lý bảo
tồn cố đô Huế cho phép hành nghề tại Lăng, lẽ ra chính họ phải là người có ý
thức tự hào và bảo vệ di tích mang giá trị văn hóa thế giới, thì chỉ vì cái lại cá

nhân, các thợ ảnh đã giúp cho du khách xâm hại di tích, trong khi làm thiệt hại
24


đến di sản văn hóa thế giới.
Không chỉ có thế, tại chốn tôn nghiêm này, nhiều người còn bắt gặp cảnh
khách tham quan nằm, ngồi la liệt, leo trèo lên các pho tượng.
Điều đáng nói, trong khi du khách thản nhiên leo trèo, sờ vào hiện vật, thì
không có nhân viên bảo vệ nào của Lăng có mặt để ngăn chặn các hành vi vô ý
thức, thiếu văn hóa của một số du khách.
Những hành vi ảnh hưởng đến khu bảo tồn văn hóa Lăng Khải Định vẫn
không khỏi làm cho nhiều người phải suy nghĩ. Một năm có bao dịp lễ hội, và sẽ
có bao nhiêu lần tái diễn cảnh các di tích trong khu di sản văn hóa thế giới cố đô
Huế bị xâm hại? Có bao nhiêu hiện vật đã và sẽ bị lực tác động, mồ hôi của du
khách làm ảnh hưởng, xuống cấp, hư hại, sứt mẻ v.v…? Bên cạnh đó, những
hành vi thiếu văn hóa của một số du khách còn làm mất mỹ quan cho di tích tôn
nghiêm. Đồng thời, những nguy cơ khách tham quan bị té ngã khi leo trèo trong
di tích cũng là điều không thể không đặt ra. Nếu vua Khải Định được sống lại,
thì hẳn những công dân có hành vi xâm hại di tích sẽ bị xử trọng tội vì tội phạm
thượng.
Để xảy ra việc như vậy trách nhiệm phần lớn thuộc về ban quan lý khu
bảo tồn cố đô Huế. Ban Quan lý di tích cố đô Huế cần kiểm tra, đôn đốc, chấn
chỉnh và tăng cường công tác bảo vệ các di sản văn hóa của nhân loại. Hy vọng,
đây cũng là kinh nghiệm chung cho các ban quản lý di tích lịch sử văn hóa khác
trên cả nước trong việc bảo tồn, giữ gìn cho muôn đời sau các giá trị văn hóa và
lịch sử của đất nước và thế giới, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
mỗi công dân.

25



×