Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo “ CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.52 KB, 28 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội và được cung cấp các
kiến thức chuyên ngành, Khoa Văn Hóa Thông Tin Và Xã Hội và Ban Giám
Hiệu của Trường đã tạo điều kiện cho sinh viên có chuyến đi thực tế tại các địa
điểm di tích, di sản văn hóa ở miền Trung. Đây là cơ hội cho các bạn sinh viên
được thực hành những kiến thức đã học, vận dụng vào thực tiễn, học hỏi kinh
nghiệm, trau dồi các kỹ năng thực tế, cũng như làm quen với môi trường văn
hóa chuyên nghiệp.
Thực hiện quy chế đào tạo của khoa và nhà trường, trong thời gian từ
ngày 27/05/2017 đến ngày 01/06/2017, em và tập thể lớp 1511QLVA đã được đi
vào miền Trung, đi đến các địa điểm Đà Nẵng – Huế - Quảng Trị - Quảng Bình,
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Th.S Trần Thị Phương Thúy và thầy Th.S
Nghiêm Xuân Mừng. Trong thời gian này, những kiến thức em thu được đã giúp
em tự tin hơn về công việc sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa
Văn Hóa Thông Tin Và Xã Hội và Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nội Vụ Hà
Nội đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em được đi thực tế tại các di tích, di
sản văn hóa ở miền Trung. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Th.s Trần Thị
Phương Thúy và thầy Th.S Nghiêm Xuân Mừng đã trực tiếp hướng dẫn và giải
đáp mọi thắc mắc của chúng em trong thời gian đi thực tế vừa qua.
Cuối cùng, em xin kính chúc Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy giáo,
cô giáo trong Khoa Văn Hóa Thông Tin Và Xã Hội luôn luôn khỏe mạnh và
công tác tốt. Em xin chúc Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội và Khoa Văn Hóa
Thông Tin Và Xã Hội ngày một lớn mạnh, đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp
giáo dục, sự nghiệp “trồng người”.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN



LỜI MỞ ĐẦU
Những kiến thức sinh viên có được khi ngồi trên ghế nhà trường, đều có
cả lý thuyết và thực hành, nhưng sinh viên không có nhiều cơ hội va chạm, tìm
hiểu, sẽ thiếu các kỹ năng thực tiễn. Việc tạo điều kiện cho sinh viên được đi
thực tế tại các di tích, di sản văn hóa làm quen với môi trường văn hóa chuyên
nghiệp là rất cần thiết.
“Học đi đôi với hành” là điều đáng quan tâm trong công tác đào tạo sinh
viên. Chuyến đi thực tế có thể giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học
tại trường vào môi trường văn hóa thực tế, từ đó bước đầu giúp sinh viên hình
dung ra nghề nghiệp của mình và có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất
có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử". Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ các điều
kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di
tích quốc gia đặc biệt.
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học.
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật
thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến
hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.
Báo cáo “ CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG ” của em gồm có 2
phần:
Phần 1. Lịch trình thực tế.
Phần 2. Khảo sát, mô tả, đánh giá các di tích, di sản văn hóa trong chuyến
khảo sát thực tế.

3


PHẦN 1.

LỊCH TRÌNH THỰC TẾ
Chiều ngày 28/5. Đi Bảo Tàng Chăm.
Địa chỉ. Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà
Nẵng ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng
Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại
thành phố Đà Nẵng.
Sáng ngày 29/5. Giao Lưu Sinh Viên Khoa Văn Hóa Thông Tin Và Xã
Hội Với Sinh Viên Phân Hiệu Quảng Nam.
Địa chỉ. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội – Phân Hiệu Quảng Nam
Đường tỉnh 607, Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam.
Chiều ngày 29/5.
Đi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Tiến Hiếu 3
Địa chỉ. Sơn Trà Điện Ngọc - Q. Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng - Việt Nam.
Đi Phố Cổ Hội An
Địa chỉ. Lê Lợi, Minh An, Tp. Hội An, Quảng Nam.
Sáng ngày 30/5. Chùa Linh Ứng – Đà Nẵng
Chiều ngày 30/5. Lăng Khải Định
Địa chỉ. Khải Định, Thủy Bằng, Tp. Huế.
Sáng này 31/5. Đại Nội Kinh Thành Huế
Chiều ngày 31/5. Chùa Thiên Mụ
Địa chỉ. Kim Long, Hương Long, Tp. Huế.
Sáng ngày 1/6. Thành cổ Quảng Trị
Địa chỉ. Phường 2, Tx. Quảng Trị, Quảng Trị.
Trưa ngày 1/6. Thăm mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Địa chỉ. Khu vực biển Vũng Chùa – Đảo Yến, thuộc thôn Thọ Sơn, xã
Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

4



PHẦN 2.
KHẢO SÁT, MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC DI TÍCH, DI SẢN VĂN HÓA
TRONG CHUYẾN KHẢO SÁT THỰC TẾ.
2.1. Phố cổ Hội An
2.1.1. Xếp hạng:
Là loại hình di sản văn hóa thế giới.
Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản
văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là
một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ
nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý…
Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác
động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến
Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu
Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ
và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.


Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời
kỳ trong một thương cảng quốc tế.



Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn
một cách hoàn hảo.
Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt
trong thế kỷ 17-18, nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 SCN trở về trước), vùng
đất Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hoá tiền Sa Huỳnh - đến Sa
Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15).
Cửa Đại Chiêm, Cù Lao Chàm cùng nhiều di tích văn hoá Champa cổ được phát
hiện trong thời gian gần đây đã chứng minh về giai đoạn tiền đề trong lịch sử

phát triển của đô thị - Thương cảng Hội An. Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong
nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả
nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông
nam á. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ
buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã
5


Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Nhưng phạm vi
thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao
gồm những nơi neo đậu tầu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà
Quế…Cảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô
thị - Thương cảng Hội An. Phía trên sông Thu Bồn là Dinh trấn Thanh Chiêm
của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động buôn bán ở Hội
An phải đến trình báo, là các thủ tục hải quan. Có thể hình dung Đô thị Hội An
với không gian hoạt động rộng lớn như vậy.
2.1.2. Hiện trạng di sản.
Có 21 điểm phải mua vé để vào tham quan, số tiền mua vé sẽ được trích
ra để tu sửa và lưu giữ lại các công trình khi có hiện tượng xuống cấp cần phải
tôn tạo, một phần là kinh tế của những chủ hộ kinh doanh tư nhân.
Phố cổ còn lưu giữ lại được 5 hội quán


Hội quán Quảng Đông (số 176 Trần Phú)
Hội quán Quảng Đông (hay còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) được xây
dựng vào năm 1885. Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử,
sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán có kiến trúc
khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực
cùng họa tiết trang trí công phu, chạm trổ tinh xảo,… mang lại cho công trình
một vẻ đường bệ, lộng lẫy, uy nghiêm. Khoảng giữa sân còn có hồ nước lớn, đắp

nổi hình rồng uốn lượn uyển chuyển theo tích “lý ngư hoá long”. Nơi đây hiện
hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm sứ, các hình tượng mô phỏng lại các
vở tuồng về văn hóa và nhiều văn bản ghi lại cuộc sống của cộng đồng người
Quảng Đông ở Hội An.



Hội quán Dương Thương (số 64 Trần Phú)
Hội quán Dương Thương (hay còn gọi là hội quán Ngũ Bang, hội quán
Trung Hoa) được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân 5
bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng. Đây là nơi thờ
Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương của người Hoa ở Việt Nam. Hội
quán mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa, trải qua nhiều lần trùng tu
6


nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên gốc theo lối kiến trúc nguyên thuỷ ban đầu. Bên
trong có ba tấm bia đá, ghi chép lại việc xuất xứ, trùng tu, đổi tên gọi và đề cập
đén món bảo vật là chiếc đỉnh sắt 500 năm tuổi. Hội quán còn thờ thần Thiên Lý
Nhãn, Thuận Phong Nhĩ và mô hình thuyền buồm, mẫu thuyền được người Hoa
dùng làm phương tiện hàng hải giao thương.


Hội quán Phước Kiến (số 46 Trần Phú)
Trong 5 hội quán cổ thì Phước Kiến là hội quán lớn và được nhiều du
khách biết đến nhất. Tương truyền, tiền thân Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ
pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, hội
quán càng trở nên rực rỡ, khang trang. Công trình có kiến trúc theo kiểu chữ
Tam, theo thứ tự: cổng tam quan, sân, hai dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau
và hậu điện. Hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Nơi này được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia (17/02/1990), góp phần
tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.



Hội quán Hải Nam (số 10 Trần Phú)
Hội quán Hải Nam (hay còn gọi là Quỳnh Phủ hội quán) được Hoa kiều
bang Hải Nam - Trung Quốc đóng góp tiền của xây dựng vào năm 1875. Hội
quán thờ 108 thương nhân người Hoa bị chết oan do quan quân nhà Nguyễn
tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền. Sau khi
điều tra rõ sự tình, vua Tự Đức sắc phong họ là “Nghĩa Liệt Chiêu ứng”, cho
phép xây đền thờ cúng để thờ cúng. Hội quán Hải Nam được kiến trúc theo hình
chữ quốc với quy mô rộng lớn gồm Nhà tiền điện, chính điện và 2 nhà Đông,
Tây lang. Chính điện được tạo dựng khá quy mô với các hàng cột lớn đứng trên
những chân tảng bằng đá cẩm thạch. Các khám thờ trong chánh điện được điêu
khắc tinh vi thể hiện sự tài tình giàu nghệ thuật trong kỹ thuật điêu khắc truyền
thống. Đặc biệt, án thờ gian giữa chạm khắc nổi, mạ vàng cảnh sinh hoạt tam
giới “trời, đất, thuỷ cung” hết sức lộng lẫy, uy nghi.



Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu)
Hội quán nằm trên đường Nguyễn Duy Hiệu (từ đường Trần Phú chạy về
hướng biển Cửa Đại), mang dáng vẻ trầm lắng, lặng lẽ theo thời gian, được cộng
7


đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để làm nơi sinh hoạt
cộng đồng và thờ thần Phục Ba - vị thần chuyên chế ngự sóng gió, giúp cho việc
đi lại buôn bán trên biển được bình yên, thuận buồm xuôi gió. Đây là một trong

những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc tại đô thị cổ. Những
bộ khung gỗ, các khám thờ, hệ cửa được trạm gỗ chạm trổ sắc sảo; những họa
tiết trang trí theo các điển tích, truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp
nổi bằng sành sứ công phu và tuyệt đẹp trên các bờ nóc, bờ chảy. Hằng năm, vào
ngày 16 tháng Giêng âm lịch, Hội quán tổ chức lễ cúng Nguyên tiêu và giỗ tổ
tiền hiền rất linh đình, với sự tham gia của đông đảo người Hoa gốc Triều Châu
ở Hội An và các địa phương lân cận như Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…
Một số ngôi nhà cổ được chủ nhà lưu giữ và đón các khách du lịch
tham quan.


Ngôi nhà cổ Đức An (số 129 đường Trần Phú) đã có 180 năm tuổi. Nhà cổ này
được xây dựng theo lối kiến trúc Việt , tận dụng tối đa ánh sáng tạo không gian
thoáng đãng, sử dụng vật liệu chính là gỗ kiềng kiềng có sẵn ở vùng Quảng Nam
với ưu điểm có thể chống chịu với thời tiết nóng ẩm ở mảnh đất miền Trung.
Công trình được ví như “nhân chứng sống” của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn
hóa mà ông cha để lại. Lịch sử nhà cổ Đức An với sau sự kiện chống thuế năm
1908, nhà Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc hòa vào việc buôn bán tấp nập
của cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các
chí sĩ yêu nước trong khu vực. Vào những năm 1925 - 1926, khi các phong trào
yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn, nhà Đức An trở thành
nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước. Những tác phẩm về dân
chủ tư sản thế giới, các tác phẩm của Phan Châu Trinh về phong trào Duy Tân
và các sách báo tiến bộ khác như: Báo "Chuông rè", "Đông Pháp thời báo", "
Tân thế kỷ", " Nhân loại" và đặc biệt là báo "Việt Nam hồn" xuất bản tại Pháp
cũng được cất giữ và lưu hành tại đây.



Nhà Tân Ký là một trong những ngôi nhà nổi bật nhất trong số những ngôi nhà

cổ ở Hội An. Ngôi nhà này được chủ hiệu buôn Tân Ký người gốc Hoa xây
dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Nơi đây đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một
8


gia đình. Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại
phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những
nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ. Ngoài những kiến trúc địa
phương, thiết kế của nhà cổ Tân Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc
Trung Hoa (trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là
những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ngôi nhà cổ có dạng hình ống, được
xây dựng với kiểu nhà đặc trưng hai tầng hai nếp, hai mặt thông ra đường. Mặt
tiền thông ra đường Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt hậu thông ra đường
Bạch Đằng giáp với bến sông để thuận tiện trong việc xuất nhập hàng hóa. Mặc
dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên
vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt.


Đặc biệt không kém so với nhà cổ Tân Kỳ là khu nhà cổ Phùng Hưng. Tọa lạc ở
Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An, nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng
kiến sự ra đời nhiều thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên
hai trăm năm và là mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn
hóa cao ở Hội An. Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái
kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Tàu. Hệ thống ban công và cửa chớp theo kiểu
Tàu, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật
Bản. Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống
hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Gian giữa nhà cổ có
thờ những vị thần biển phù hộ. Ngày xưa người ta thường dùng tàu để vận
chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Nhà cổ Phùng
Hưng rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống khung đỡ gồm 80 cột gỗ lim

được đặt trên chân đá để chống ẩm thông qua tránh tiếp xúc giữa chân cột và
mặt đất. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể
chuyển hàng hóa lên tầng trên.
Chùa Cầu được lưu giữ và được nhân dân trong vùng sùng bái
Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, chùa
Cầu có kiểu kiến trúc thật đặc biệt mang đậm nét Việt, mái ngói âm dương phủ
kín cây cầu bằng gỗ dài khoảng 18m. Trên cửa chính của ngôi chùa cổ kính này
9


có một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Đó là do vào năm
1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt
tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”. Điểm đặc biệt của
ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần
bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng
thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều
tốt đẹp. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm
1990. Cùng với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của
người dân trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên
quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai. Chùa Cầu đã trải
qua ít nhất sáu lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó.
Hình ảnh chùa Cầu có trên tờ tiền 20.000 đồng bằng polymer của Việt Nam.
2.1.3. Công tác quản lý, phát huy giá trị của di sản; đề xuất giải pháp.
2.1.3.1. Công tác quản lý, phát huy giá trị di sản
Chủ trương “lập lại trật tự trong khu phố cổ” được TP.Hội An đưa ra và
kiên quyết thực hiện vì thời gian qua tình trạng vi phạm trật tự kinh doanh, buôn
bán, vệ sinh môi trường trong khu vực phố cổ diễn ra rất phức tạp.
Trung tâm VH-TT Hội An triển khai đề án “Nếp sống đẹp người Hội An”.
Nâng cao ý thức chấp hành quy định nhà nước về bảo vệ di sản cho người
dân trong khu phố cổ cũng như người dân đến tham quan để bảo vệ các di sản

văn hóa không bị mai một biến hóa và mất đi.
Các cơ quan chức năng trong khu phố cổ bảo vệ an ninh trật tự để khiến
người dân cũng như khách du lịch được tự do kinh doanh buôn bán.
Các gia đình trong khu phố cổ xây dựng tu bổ lại nhà cửa theo những gì
đã có để giữ gìn di sản văn hóa trong phố cổ.
2.1.3.2. Đề xuất giải pháp
Nhà nước cần có các chính sách và cơ chế rõ ràng, áp dụng cách tiếp cận
dựa trên quyền người dân khu phố cổ nhằm đảm bảo sự tham gia tích cực của
cộng đồng trong việc thiết kế, quản lý và chia sẻ công bằng lợi ích.
Đối với các công trình di sản gỗ dễ bị hư hại, cần có sự quan tâm và đầu
10


tư đặc biệt đối của nhà nước nhằm phòng tránh và giảm thiểu rủi ro, đặt biệt
trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.
Nâng cao nhận thức của người dân, sự tham gia và ủng hộ di sản trong
phố cổ bao gồm cả các khía cạnh vật thể và phi vật thể, thông qua các cách thức
truyền thông đại chúng có hiệu quả.
2.2.

Chùa Linh Ứng

2.2.1. Xếp hạng:
Là ngôi chùa to nhất, mới nhất, đẹp nhất trong 3 ngôi chùa Linh Ứng ở Đà
Nẵng.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về phía Đông Bắc, ở độ
cao 693 m so với mực nước biển, chùa tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà. Được xem
như là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho thành phố Đà
Nẵng. Dù đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể nhìn thấy ngọn núi
này.

2.2.2. Hiện trạng chùa Linh Ứng
Tọa lạc trên một ngọn đồi, mang hình con rùa hướng ra biển cả, lưng tựa
cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú, chùa Linh Ứng Bãi Bụt trên
bán đảo Sơn Trà vừa được khánh thành, không những được xem là một công
trình in đậm dấu ấn phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XXI mà còn là
nơi hội tụ của linh khí đất trời và lòng người. Điểm nhấn quan trọng của chùa
Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam
(67 m). Tượng đứng tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam
muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang
vươn khơi xa, mang theo bao lời cầu mong về một vụ mùa sóng yên biển lặng
và quốc thái dân an.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 19 tháng 06
năm 2004 âm lịch, sau 6 năm xây dựng ngày 30 tháng 07 năm 2010 (nhằm ngày
19/6 năm Canh Dần) Chùa được chính thức khánh thành. Theo ban đại diện
chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Chùa xây dựng trên cơ sở phát nguyện của Thượng tọa
Thích Thiện Nguyện khởi tâm vận động bà con phật tử gần xa. Đồng thời được
11


các cơ quan ban ngành và lãnh đạo thành phố cấp đất xây dựng trong một quần
thể du lịch mới hình thành của Đà Nẵng
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được xem là một công trình in đậm dấu ấn phát
triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XXI mà còn là nơi hội tụ của linh khí đất
trời và lòng người.
Trải qua bao năm tháng thăng trầm của thời gian và lịch sử, được sự hộ
trì, động viên khích lệ của Chư tôn thiền đức, sự cho phép và tạo mọi điều kiện
của lãnh đạo thành phố, sự ủng hộ của đồng bào phật tử, chùa Linh Ứng-Bãi Bụt
qua 6 năm xây dựng, đến nay đã sừng sững trên núi Sơn Trà như minh chứng
cho sự kết hợp giữa Đạo pháp và Dân tộc, làm nên một công trình in đậm dấu ấn
phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XXI, dâng lên tưởng niệm Quốc Tổ

Hùng Vương, liệt vị Tổ tiên nhân kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà
Nội.
2.2.3. Công tác quản lý, phát huy giá trị ; đề xuất giải pháp.
2.2.3.1. Công tác quản lý, phát huy giá trị
Về trách nhiệm quản lý điểm du lịch, UBND thành phố đề nghị Trụ trì
Chùa Linh Ứng - Bán đảo Sơn Trà có trách nhiệm quản lý, khai thác các dịch
vụ, tu bổ và nâng cấp, bảo vệ cảnh quan môi trường, công tác phòng cháy chữa
cháy rừng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách tham quan du lịch tại
điểm du lịch Chùa Linh Ứng; kịp thời phát hiện, thông báo với chính quyền địa
phương và cơ quan Công an các hoạt động trái mục đích, lịch trình hoặc các
hành vi vi phạm pháp luật khác của để phối hợp giải quyết.
Chủ tịch UBND quận Sơn Trà có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng chức
năng của quận phối hợp, hỗ trợ Chùa Linh Ứng trong công tác đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn cho khách tham quan du lịch, hướng dẫn thực hiện công tác bảo
vệ môi trường, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phân luồng giao thông
trong các đợt cao điểm.
2.2.3.2. Đề xuất giải pháp
Cần có sự thay đổi, nâng cao về mặt nhận thức, tư duy trong việc khai
thác các tiềm năng về du lịch tâm linh Phật giáo tại Chùa Linh Ứng.
12


Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và xây
dựng Chùa Linh Ứng.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác an ninh bảo vệ trật tự an ninh của Chùa Linh
Ứng để du khách thập phương yên tâm đi lễ Phật.
2.3. Đại Nội Kinh Thành Huế
2.3.1. Xếp hạng: Di sản thế giới UNESCO
Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương
triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến 1945. Hiện nay Kinh thành

Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô
Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi
công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.
Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp
đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp
đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.
Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như
sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía
bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68.
2.3.2. Hiện trạng di sản
Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền
nhà Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành
Huế lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt
Nam ra mặt Bắc.
Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa
nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung
cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức
người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi
13


Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Ðại Nội, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, có hơn 100 công
trình kiến trúc đẹp ở nhiều khu vực khác nhau với các chức năng khác nhau.
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống
cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào
năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất.
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều
xấp xỉ 600m, có 4 cổng ra vào với cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía

Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa
Bình. Trong đó, độc đáo nhất và thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô là
Ngọ Môn, khu vực hành chính tối cao của triều đình nhà Nguyễn. Các cầu và hồ
được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy. Những khu vực
trọng yếu của Hoàng Thành bao gồm: Khu vực phòng vệ, Khu vực cử hành đại
lễ, Khu vực miếu thờ, Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua, Khu vực dành cho
các hoàng tử học tập, giải trí... Ngoài ra, còn có kho tàng (Phủ Nội Vụ) và các
xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia.
Khu vực quan trọng và rộng lớn nhất là Tử Cấm Thành xây dựng gần
vuông, mỗi cạnh trên dưới 300m, vòng tường chung quanh cao 3,5m. Trong khu
vực này có gần 50 công trình kiến trúc, gồm một vòng tường thành bao quanh
khu vực các cung điện như điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều),
điện Càn Thành (chỗ ở của vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi),
lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương), nhà
đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và
gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường
(nhà hát hoàng cung)…
Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực
Hoàng Thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ,
vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh
14


năm.
Tuy quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung
điện ở đây đều làm theo kiểu “trùng lương trùng thiềm”, hay còn gọi là “trùng
thiềm điệp ốc” – kiểu nhà kép hai mái trên một nền, đặt trên nền đá cao, vỉa ốp
đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được
lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói thanh
lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được

sơn thếp theo mô típ long-vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang
trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh)
với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát
bửu, hay theo đề tài tứ thời.
Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong là khu vực cực kỳ
trọng yếu, được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính
từ trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng
có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần
lượt theo thời gian).
2.3.3. Công tác quản lý, phát huy giá trị của di sản; đề xuất giải pháp.
2.3.3.1. Công tác quản lý, phát huy giá trị di sản
Đây là một trong những hoạt động cơ bản nhất của công tác bảo tồn di sản
Đại Nội trong thời gian qua:
Bảo quản cấp thiết các dãy nhà bằng các biện pháp chống dột, chống sập,
chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực… và thay thế các bộ phận bị lão hóa
nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt để các di tích vẫn được bảo tồn
và kéo dài tuổi thọ.
Trùng tu phục hồi một số công trình tiêu biểu trong Đại Nội để nó được
trường tồn theo thời gian.
Củng cố các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như hệ thống đường điện chiếu sáng
khu vực Đại Nội…
2.3.3.2. Đề xuất giải pháp
15


Phát triển nguồn vốn đầu tư vào trung tu các di sản của khu Đại Nội Kinh
Thành Huế.
Phát huy ý thức bảo vệ môi trường trong khu di sản của người dân cũng
như khách du lịch đến tham quan.
Giải quyết vấn đề xích lô lôi kéo khách du lịch trong Đại Nội Kinh Thành

Huế.
2.4. Thành Cổ Quảng Trị
2.4.1. Xếp hạng:
Là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Thành cổ Quảng Trị nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị,
cách quốc lộ 1A 2km về phía Bắc, cách dòng sông Thạch Hãn 500m về phía
đông.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” (Quốc sử quán Triều Nguyễn), toà
thành Quảng Trị được xây dựng từ đầu thời vua Gia Long nhà Nguyễn, ở địa
phận huyện Đăng Xương; năm thứ 8 dời đắp ở địa phận xã Thạch Hãn, huyện
Hải Lăng. Năm Minh Mạng thứ 4, đắp bằng đất; đến năm Minh Mạng thứ 8
(năm 1827) thì được xây bằng gạch. Đây chính là toà thành còn lại những dấu
tích cho đến ngày nay. Trong lịch sử thời phong kiến, thành Quảng Trị là là
trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là tiền đồn quân
sự quan trọng bảo vệ kinh đô Phú Xuân - Huế từ phía Bắc.
Lịch sử hiện đại đã ghi dấu ấn ở Thành cổ Quảng Trị bằng một cuộc chiến
khốc liệt, bi hùng; đó là cuộc chiến Thành cổ vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. 81
ngày đêm, với hàng trăm nghìn tấn đạn bom trút xuống, đã gần như san phẳng
toà thành cổ cùng cả thị xã Quảng Trị. Hàng ngàn con người đã ngã xuống nơi
đây vì Tổ quốc, cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.
Thành cổ Quảng Trị là một ngôi nhà chung, một nấm mồ chung của
những chiến sĩ giải phóng. Quảng Trị có hàng chục nghĩa trang, nhưng có hai
nghĩa trang không bia mộ, đó là Thành cổ và dòng sông Thạch Hãn.
16


Mặc dù bị bom đạn cày xới, phá hủy, song Thành cổ Quảng Trị vẫn là một
trong những số rất ít thành cổ Việt Nam còn giữ được cấu trúc thành lũy rõ ràng
với hệ thống tường thành, cổng thành, hào nước. Trong Thành cổ bây giờ ngăn
ngắt màu xanh của cỏ cùng hàng ngàn cây dừa. Thành cổ trở thành đất tâm linh,

và dòng Thạch Hãn cũng là dòng sông tâm linh. Nơi đây là không gian thiêng
liêng, là miền ký ức hào hùng và bi tráng của một thời hoa lửa.
2.4.2: Hiện trạng di tích
Thành cổ Quảng Trị là một tòa thành có cấu trúc hình vuông theo kiểu
Vauban. Bộ phận kiến trúc chính tạo ra diện mạo tổng quát của thành Quảng Trị
là cấu trúc phòng thành. Nội thành là những công trình mang các chức năng
khác nhau liên quan đến một trung tâm hành chính được xây dựng và bố trí theo
quy cách chung. Bao xung quanh là hệ thống hào thành. Dưới thân thành có
đường phòng hộ. Trước mỗi cửa thành đều có một chiếc cầu xây vòm cuốn bắc
qua hào thành nối bên trong với bên ngoài. Chiều dài của tường thành tính từ
mép ngoài và ở 4 góc pháo đài là 1.040m. Từ đó, chu vi toàn thành sẽ là 2.160m
(1040m + 1120m) Tổng diện tích toàn bộ thành Quảng Trị là 18,56ha. Thành có
chiều cao 4,30m. Chính giữa 4 mặt thành có cổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây bằng
gạch với lối kiến trúc vòm cuốn (rộng 3,4m), cửa bằng gỗ lim dày, bên trên có
vọng lâu mái cong lợp ngói âm dương.
Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích
phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ
máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Công trình trọng yếu trước hết phải kể đến
là hành cung, Phía sau hành cung là những cơ quan công đường, nơi ở và làm
việc của các quan lại thuộc bộ máy hành chính đứng đầu tỉnh như: dinh Tuần
phủ, dinh Án sát, dinh Bố chính, dinh Lãnh binh, nhà Kiểm học, trại quân, nhà
bếp, nhà kho, khám đường, ngục thất. Các công trình này đều được xây dựng
theo mô thức kiến trúc kiểu nhà rường thời Nguyễn với bộ khung gỗ chịu lực,
mái lợp ngói liệt, xung quanh xây tường gạch hoặc che ván gỗ.
2.4.3. Công tác quản lý, phát huy giá trị của di sản; đề xuất giải pháp.
17


2.4.3.1. Công tác quản lý, phát huy giá trị di sản
Đảng và Nhà nước đã kết hợp với tỉnh Quảng Trị có công tác bảo tồn và

trùng tu khu di tích phục vụ khách tới tham quan và đặc biệt lưu giữ lại khu di
tích chứng nhân lịch sử của đất nước ta.
Nhiều đơn vi doanh nghiệp đã ủng hộ cho việc trùng tu tôn tạo lại Thành
Cổ Quảng Trị.
2.4.3.2. Đề xuất giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và quản lý của chính quyền
đối với công tác bảo tồn và phát huy di tích Thành Cổ Quảng Trị.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội và
nhân dân.
Nâng cấp, trùng tu và tôn tạo các di tích.
2.5. Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
2.5.1. Vị trí, đặc điểm
Vị trí: Khu vực biển Vũng Chùa – Đảo Yến, thuộc thôn Thọ Sơn, xã
Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách Quốc lộ 1 hơn 2km về
phía đông.
Đặc điểm: Dọc con đường vào viếng mộ Đại tướng có 103 bậc thang
bằng gỗ, 103 cây hoa mai và 103 cây hoa ban Điện Biên tượng trưng cho 103
tuổi của Đại tướng.
2.5.2. Hiện trạng mộ Đại Tướng
Nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, thuộc thôn Thọ Sơn, huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình, cách Đèo Ngang (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà
Tĩnh) khoảng 6km về hướng Đông Nam, cách Quốc Lộ 1A khoảng 3km (có
bảng hướng dẫn rẽ vào), là Vũng Chùa - Đảo Yến. Nơi đây có địa thế cong hình
cánh quạt, được bao bọc bởi ba đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm (hay còn gọi
là Đảo Yến).
Với diện tích khoảng 10ha, đến Vũng Chùa bất cứ ai cũng đều cảm nhận
đây là vùng đất rất yên bình, hướng ra biển Đông nhưng do được bao bọc xung
quanh bởi các hòn đảo nên quanh năm kín gió, là nơi là thuyền neo đậu trong
18



những ngày gió bão, bởi thế người dân địa phương mới gọi là Vũng.
Từ trước năm 2013, Vũng Chùa - Đảo Yến vẫn còn là một địa danh khá
xa lạ, ít người đến, cho đến khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn nơi này làm
nơi yên nghỉ cuối cùng, Vũng Chùa trở thành một trong những điểm đến mơ ước
của nhiều người.
Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp do các chiến sĩ Đồn biên phòng Ròn (Bộ
đội biên phòng Quảng Bình) ngày đêm canh giữ, phục vụ khách về bày tỏ lòng
thành kính, tri ân.

19


2.5.3. Công tác quản lý, phát huy giá trị mộ đại tướng; đề xuất giải
pháp.
2.5.3.1. Công tác quản lý, phát huy giá trị mộ đại tướng
Nơi an nghỉ của Đại tướng đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt, mỗi ngày
có một đội gồm 25 chiến sĩ mang “quân hàm xanh” ngày đêm túc trực, canh gác
và hướng dẫn người dân vào viếng người.
Trung tá Đoàn Bổng - Đồn trưởng Đồn Biên phòng 184 cho biết: "Bộ đội
Biên phòng Quảng Bình đã điều động thêm 15 cán bộ, sĩ quan nằm trong quân
số của Đồn Biên phòng 184 (Đồn Ròon), cùng với 10 người cán bộ, sĩ quan của
đơn vị sở tại để thành lập một đội gồm 25 cán bộ, sĩ quan ngày đêm túc trực,
canh gác tại khu an táng Đại tướng do Trung úy Khắc Ngọc Tân Hào làm đội
trưởng".
Nhiệm vụ của họ là thay phiên nhau không chỉ canh gác cho giấc ngủ
bình yên của Đại tướng vào ban đêm, mà ban ngày còn phải hướng dẫn, sắp xếp
khách thập phương hội tụ về viếng.
2.5.3.2. Đề xuất giải pháp
Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có những tuor đi thực tế

thắp hương để học sinh, sinh viên tìm hiểu và hiểu rõ hơn về đại tướng Võ
Nguyên Giáp.

20


CẢM NHẬN VỀ VIỆC ĐI THỰC TẾ ĐỐI VỚI NGÀNH QLVH
Ngành QLVH là một ngành mới nhưng nó có đóng góp quan trọng trong
việc tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Là một nhà quản lý trong tương lai bản
thân em phải trau dồi nhiều kiến thức trên giảng đường và cần thiết hơn là việc
đi thực tế để hiểu rõ hơn về hiện trạng di tích,di sản, danh lam thắng cảnh công
tác làm việc của những khu di tích, di sản, danh lam thắng cảnh để rút kinh
nghiệm sau này làm việc.
Trong quá trình đi thực tế “CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG ”
cùng tập thể lớp 1511QLVA do Khoa và nhà Trường tạo điều kiện cho chúng em
đi học tập và thu thập những kiến thức trong ngành QLVH. Trên cơ sở đó, đối
chiếu lý luận với thực tiễn để hoàn thiện và nâng cao một bước về nhận thức lý
luận và thực hành nghiệp vụ QLVH đã được đào tạo. Thông qua quá trình đi
thực tế lần này, em và các bạn trong lớp được tiếp cận với thực tiễn, với đối
tượng, có cơ hội để rèn luyện kỹ năng, năng lực chuyên môn như: giao tiếp, tạo
lập mối quan hệ, thu thập, xử lý và phân tích thông tin về các hoạt động Quản lý
văn hóa của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, có điều kiện thực hành
chuyên môn tại cơ sở thực tế.
Ấn tượng về con người miền Trung hiền lành, thân thiện cởi mở nhất là
được gặp gỡ giao lưu với thầy cô và các bạn của trường tại phân hiệu Quảng
Nam. Hay được đi tham quan những khu di tích, di sản, danh lam thắng của Việt
Nam tại miền Trung đầy nắng gió. Xúc động chạm tới trái tim tại Thành Cổ
Quảng Trị về câu chuyện của người lính lấy vợ được 6 ngày hy sinh trong trận
đánh 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị.
Qua chuyến đi thực tế em có một số đề suất như sau:

Ngành QLVH là ngành mới, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế thị trường hiện nay. Đào tạo cử nhân QLVH để có kỹ năng công tác quản
lý thu nhận xử lý công việc. Cần phát triển nguồn nhân lực dồi dào khả năng thu
thập kiến thức cao để xử lý công việc tăng năng suất làm việc có hiệu quả.
21


22


Định hướng nghề nghiệp cho các em còn đang học phổ thông để nhận
thức hiểu rõ và có sự đam mê với nghề nghiệp sau này mình đã chọn.
Đào tạo nguồn nhân lực tốt đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm sau khi ra
trường của mỗi cử nhân. Không để xảy ra việc sinh viên sau khi ra trường không
có công ăn việc làm.

23


KẾT LUẬN
Nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc đã đang và sẽ được nhà
nước và nhân dân quyết tâm xây dựng. Trên cơ sở đó ngành Quản lý văn hóa
đang được đầu tư quan tâm phát triển và có nhu cầu nguồn nhân lực lớn trong
những năm gần đây.
Trong chương trình học QLVH em đã được thầy cô giảng dậy cho em biết
thêm nhiều về kỹ năng chuyên ngành. Đặc biệt là qua việc đi thực tế để vận
dụng những kiến thức đã học trên quảng đường để có kỹ năng kiến thức làm
việc sau này. Khiến cho em cảm thấy:
- Yêu công việc sau này, say sưa tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa- xã
hội, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.

- Có quan điểm, thái độ lao động khoa học, nghiêm túc.
- Có ý thức học tập và vận dụng đường lối văn hoá - giáo dục của Đảng
vào thực tiễn, biết trân trọng di sản văn hoá dân tộc và nhân loại.
- Có văn hoá giao tiếp, đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ và
hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Trần Thị Phương Thúy và Thầy Th.S
Nghiêm Xuân Mừng đã trực tiếp giải đáp thắc mắc trong chuyến đi thực tế để
em có thể viết lên bài báo cáo này.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. Những câu chuyện linh thiêng, sự trùng hợp bí ẩn tại ngôi chùa Linh Ứng
3. Đại Nội Huế - Công trình kiến trúc vàng son của triều đại nhà Nguyễn – Thanh Thủy
4. Thành cổ Quảng Trị: Những hình ảnh rưng rưng nước mắt - VOV
5.

25


×