Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

trach nhiem hinh su cua ban hang da cap theo luat hinh su sua doi 2017 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.08 KB, 4 trang )

Trách nhiệm hình sự của bán hàng đa cấp theo Luật Hình
sự sửa đổi 2017
Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hình sự 2015 số 12/2017/QH14ngày
20 tháng 6 năm 2017 có quy định mới về “Tội vi phạm quy định về kinh doanh
theo phương thức đa cấp’ cụ thể như sau:
“51. Bổ sung Điều 217a như sau:
“Điều 217a. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp
sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản) và Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ
500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000
đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Ngoài ra tại bộ luật hình sự 2015 cũng có quy định về hoạt động này như sau:
“Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



1. Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn
thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi bất chính
từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 500.000.000
đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm:
a) Kinh doanh vàng trên tài khoản;
b) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
c) Kinh doanh đa cấp;
d) Trung gian thanh toán;
đ) Trò chơi điện tử trên mạng;
e) Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp
luật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc có doanh
thu từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên hoặc có
doanh thu 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến
5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực
hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để
chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài
sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm
đoạt tài sản;
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động
vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài
sản;
đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Có thể thấy đây là một điểm mới và kịp thời về hoạt động bán hàng đa cấp qua đó góp
phần răn đe loại hình kinh doanh này, tuy nhiên với mức phạt kịch khung của cả 03
tội trên là mức 05 năm ( kèm theo mức phạt về tài sản khá lớn) liệu đã đủ tính răn đe?
Trong khi thiệt hại do hành vi biến tứng mà loại hình kinh doanh này để lại lại không
hề nhỏ!
Bên cạnh đó cũng theo luật hinh sự sửa đổi:
“11. Sửa đổi, bổ sung Điều 76 như sau:
“Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một
trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211,
213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246,
300 và 324 của Bộ luật này.”.”
Có thể thấy pháp nhân sẽ không bị truy cứu về 02 tội tại điều 290 và 292 vậy liệu đây
cũng còn là một hạn chế?

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×