Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THU HOÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng- Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THU HOÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH



Đà Nẵng- Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những điều đã trình
bày trong luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hoài


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cám ơn: Cục Thống kê tỉnh
Quảng Trị, Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Trị, Sở Kế hoạch và
đầu tư tỉnh Quảng Trị đã cung cấp số liệu và những thông tin cần thiết để tôi có thể
hoàn thành đề tài luận văn này.
Chân thành cám ơn: PGS.TS Bùi Quang Bình đã trực tiếp hướng dẫn và giải
đáp những thắc mắc, khó khăn trong thời gian thực hiện đề tài.
Đồng thời xin chân thành cám ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế
Đà Nẵng đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian có hạn cùng với những hạn chế về kiến thức nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2011
Học viên


Nguyễn Thị Thu Hoài


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CNH

:

Công nghiệp hóa

- HĐH

:

Hiện đại hóa

- CN

:

Công nghiệp

- NN

:

Nông nghiệp

- DV


:

Dịch vụ

- CLTT

:

Chất lượng tăng trưởng

- TĐTT

:

Tốc độ tăng trưởng

- ILO

:

Tổ chức lao động quốc tế

- NSLĐ

:

Năng suất lao động

- GTSX


:

giá trị sản xuất

- TNTN

:

Tài nguyên thiên nhiên

- ĐNTT

:

Đội ngũ tri thức

- KCN

:

Khu công nghiệp

- KHCN

:

Khoa học công nghệ

- DNNN


:

Doanh nghiệp Nhà nước

- NSNN

:

Ngân sách Nhà nước


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ..................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
6. Điểm mới của đề tài ........................................................................................ 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 6
8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 7
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ ........................................................................................................................... 8

1.1. CÁC KHÁI NIỆM ..................................................................................... 8
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế ............................................................................... 8
1.1.2 Chất lượng tăng trưởng kinh tế .............................................................. 9
1.2 ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................. 14
1.2.1 Thước đo tăng trưởng kinh tê ............................................................. 14
1.2.2 Đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế ............................................ 15
1.2.2.1 Chất lượng tăng trưởng về mặt kinh tế ........................................ 16
1.2.2.2 Chất lượng tăng trưởng về mặt xã hội ........................................ 21
1.2.2.3 Chất lượng tăng trưởng về mặt môi trường ...................................... 21


1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ............................................................................................................. 22
1.3.1 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 22
1.3.2 Chính sách kinh tế của Chính Phủ ....................................................... 23
1.3.3 Khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực ...................... 23
1.3.4. Môi trường kinh doanh của địa phương.............................................. 26
1.4 KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ....................................................... 26
Chương 2 -THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ .................................................................................... 31
2.1. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TINH ................... 31
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng ............................................................................. 31
2.1.2. Tăng trưởng nhìn từ góc độ các yếu tố đầu vào .................................. 32
2.1.3. Tăng trưởng nhìn từ góc độ các yếu tố đầu ra..................................... 33
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH
QUẢNG TRỊ ....................................................................................................... 34
2.2.1. Chất lượng tăng trưởng trên giác độ kinh tế ....................................... 34
2.2.1.1. Xu thế và tính ổn định của tăng trưởng ...................................... 34
2.2.1.2 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................ 35

2.2.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào .......................... 42
2.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế trên giác độ xã hội............................. 54
2.2.2.1. Vấn đề thất nghiệp ...................................................................... 54
2.2.2.2. Về vấn đề công bằng trong phân phối thành quả tăng trưởng ... 56
2.2.2.3 Về vấn đề xóa đói giảm nghèo .................................................... 58
2.2.2.4 Một số vấn đề xã hội khác ........................................................... 60
2.2.3 Chất lượng tăng trưởng kinh tế trên giác độ môi trường...................... 61
2.2.3.1. Chất thải và ô nhiểm môi trường sinh thái ................................. 61
2.2.3.2. Khai thác và sử dụng TNTN ....................................................... 62


2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................................... 63
2.3.1. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 63
2.3.2. Chính sách của Chính phủ và của địa phương .................................... 66
2.3.2.1. Tác động của các chính sách vĩ mô cấp TW............................... 66
2.3.2.2. Tác động của các chính sách của chính quyền địa phương ....... 67
2.3.3. Khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực ..................... 69
2.3.4. Môi trường kinh doanh của địa phương.............................................. 71
2.4. THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ .............................................. 73
2.4.1 Thành công .......................................................................................... 73
2.4.2 Hạn chế ................................................................................................ 74
Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ ........................................................ 76
3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN 2020 ...................................... 76
3.1.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Quảng Trị ........................................ 76
3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng
Trị đến năm 2020 .................................................................................................. 77

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN 2020 ........................................................ 78
3.2.1. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................... 78
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ........................................... 84
3.2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................. 86
3.2.4 Các giải pháp phát triển KHCN ........................................................... 89
3.2.5 Các giải pháp giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo ......... 92
3.2.6 Các giải pháp sử dụng hợp lý TNTN và hạn chế ô nhiễm môi trường. 94
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 17


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1.1: Chỉ số CPI của một số địa phương....................................................... 29
Bảng 2.1: Tính ổn định của tăng trưởng ............................................................... 35
Bảng 2.2: cos  ..................................................................................................... 38
Bảng 2.3: Điểm phần trăm tăng trưởng của các ngành ........................................ 39
Bảng 2.4: Các dự án đang còn hiệu lực từ 1989 đến nay ..................................... 45
Bảng 2.5 : Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng ........................................... 52
Bảng 2.6: Chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 .................................. 57
Bảng 2.7: Chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm 5 và nhóm 1 .................................... 57
Bảng 2.8: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm ................................................................. 59
Bảng 2.9: Bảng xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Quảng Trị ..................................... 72


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP và GDP/người ..................................................... 31
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng của các ngành ................................................... 34

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu GDP của các ngành kinh tế ................................................. 36
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu trong 100% mức tăng trưởng ............................................... 40
Biểu đồ 2.5: Hệ số sử dụng vốn ICOR .................................................................. 42
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư.................................................................. 43
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu GDP của các thành phần kinh tế ......................................... 44
Biểu đồ 2.8: Năng suất lao động........................................................................... 47
Biểu đồ 2.9: Năng suất lao động trong các ngành ................................................ 48
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu lao động trong các ngành .................................................. 49
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động ..................................... 50
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị................................................. 55
Biểu đồ 2.13: Thu nhập bình quân đầu người/tháng chia theo nhóm thu nhập .... 56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự
hào, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao của khu vực và thế giới thậm chí
trong lúc kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là mặt lượng
- bề nổi của tăng trưởng, vấn đề chất lượng tăng trưởng chưa được coi trọng đúng
mức, các dấu hiệu suy giảm chất lượng TTKT ngày càng biểu hiện rõ. Năm 1996
UNDP đã đưa ra 5 loại tăng trưởng xấu mà các nước có thể rơi vào: tăng trưởng
không việc làm, không lương tâm, không tương lai, không tiếng nói và tăng trưởng
không gốc rễ là những cảnh báo về việc tăng trưởng không chú trọng đến chất
lượng cho nhiều nền kinh tế trên thế giới hiện nay. Bởi vậy, vấn đề CLTT mới thực
sự là vấn đề đáng phải quan tâm nhất bởi suy cho cùng thì mục đích cuối cùng của
các chính sách kinh tế cũng là mang lại cho con người một cuộc sống ổn định và
được thỏa mãn nhiều hơn.
CLTTKT không những là vấn đề của quốc gia mà trước hết phải là vấn đề của

các các địa phương, những phần tử cấu tạo nên nền kinh tế đó. Quảng Trị là một
tỉnh nghèo của cả nước, được chia tách từ tỉnh Bình - Trị - Thiên năm 1989. Cùng
với xu thế phát triển và hội nhập của cả nước, tỉnh đã đạt được nhiều thành công
trong phát triển kinh tế xã hội. Các chính sách của tỉnh cùng với các chương trình
quốc gia về xoá đói giảm nghèo đã mang lại nhiều kết quả tích cực, y tế, giáo dục
cũng ngày càng được quan tâm hơn, an ninh chính trị ổn định. Về kinh tế, những
năm qua tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng trung bình
trên 7,6% năm cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu
người cũng ngày một cải thiện GDP bình quân đầu người đã tăng gấp 3,4 lần so với
những năm đầu thiết lập tỉnh. Thế nhưng, chất lượng tăng trưởng của tỉnh cũng
đang gặp phải nhiều vấn đề đáng quan tâm. Các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất vẫn chưa thực sự được sử dụng hiệu quả; số lượng việc làm mới tạo ra còn quá
ít dẫn đến tình trạng một số lượng khá lớn lao động trong đó có cả lao động có chất


2

lượng di cư vào các tỉnh phía Nam lập nghiệp; việc khai thác khoáng sản (như titan,
đá vôi, cát...) đang tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống con
người... Nếu các vấn đề này không được sớm quan tâm thích đáng thì trong tương
lai không xa nó sẽ là vật cản trên con đường phát triển kinh tế. Vì vậy, tác giả chọn
đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh
Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về đề tài CLTTKT
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế tuy
nhiên, hầu hết đó là các nghiên cứu tăng trưởng về mặt số lượng, CLTT mới chỉ
được chú ý nghiên cứu những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây. Các trường phái
kinh tế khác nhau lại sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá chất lượng
tăng trưởng kinh tế.

- Để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế, một số nhà kinh tế trên thế giới
tiêu biểu như Lucas (1993) [14]; Sen (1999) [16]; và Stiglitz (2000) [17]; đã
đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể. Theo họ, chất lượng tăng trưởng, bên cạnh việc duy
trì một tốc độ tăng trưởng tương đối cao, cần phải thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản
sau đây:
+ Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) phải cao, đảm bảo cho việc duy trì
tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài.
+ Tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Tăng trưởng phải đi kèm với phát triển, giữ môi trường bền vững.
+ Tăng trưởng phải đi kèm với việc hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi
mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng với tỷ lệ cao hơn.
+ Tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm
đói nghèo.
- Các nghiên cứu của Joseph E.Stiglitz (2002) [10] , Zhao Guohao (2006)


3

[21] cho rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là biện pháp quan trọng
hàng đầu để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế mà tiêu biểu là trường hợp
các nước Đông Á. Trong tất cả các loại cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế
được xem là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của sự phân công lao
động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Một số nhà nghiên cứu khác (Collins and Bosworth, 2003) [18] lại đánh
giá chất lượng tăng trưởng qua sự đóng góp của các nhân tố sản xuất gồm lao
động, vốn vật chất, vốn con người, vốn tài nguyên và tiến bộ công nghệ. Quá
trình tăng trưởng của các nước công nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố
công nghệ hay tổng năng suất các nhân tố (Easterly và Levine, 2000) [12]. Trái
lại, các nước Đông Á là một nhóm nước đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh

tế tương đối cao trong thời gian khá dài nhờ dựa vào sự tích luỹ tài sản vốn vật
chất. Một thực tế là chất lượng tăng trưởng kinh tế của Mỹ và các nước phát triển
dù sao cũng cao hơn nhiều so với các nền kinh tế Đông Á, cho dù sự tăng
trưởng kinh tế một cách “thần kỳ” của các nước Đông Á trong vài thập kỷ trở lại
đây là điều không thể phủ nhận.
- Theo Rizwanul (2004) [15], tăng trưởng kinh tế đáp ứng như thế nào phúc
lợi cho nhân dân là thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế. Sự kết hợp hài hoà
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ tạo ra chất lượng của tăng trưởng
kinh tế. Ông xem xét chất lượng của tăng trưởng từ ba góc độ: tỷ lệ giảm nghèo,
phân phối thu nhập và việc làm. Bất kỳ sự tăng trưởng làm giảm đói nghèo nhanh
hơn, tạo ra ít sự bất bình đẳng hơn và hấp thụ lao động dư thừa ở mức độ mong
muốn có thể được hiểu là tăng trưởng có chất lượng.
- Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị
từ lâu đã được nhìn nhận là vừa có tính tích cực lại vừa trực tiếp. Các công trình
nghiên cứu của Douglass North, Samuel Huntington (Đại học Oklahoma)... cho
thấy có mối liên hệ tương quan chặt chẽ giữa thu nhập đầu người và mức độ dân
chủ hoá của thể chế chính trị xã hội.


4

Các công trình nghiên cứu trong nước
Như đã trình bày ở trên, vấn đề CLTTKT mới chỉ được các nhà nghiên cứu
kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 1980 trở lại đây, và ở Việt
Nam thì còn trễ hơn. Vấn đề chất lượng tăng trưởng được các nhà nghiên cứu phân
tích theo nhiều góc độ khác nhau.
Theo nghiên cứu của Lê Huy Đức (2004) [2] thì nâng cao chất lượng tăng
trưởng được đặc trưng ở những yêu cầu chủ yếu như là: Phát huy được lợi thế so
sánh nhằm tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh xuất khẩu.;
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; tăng

nhanh được năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, áp dụng có hiệu quả các
công nghệ tiên tiến trên thế giới; và tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện
môi trường. Đồng tình với một số quan điểm trên, Nguyễn Văn Nam và Trần
Thọ Đạt (2006) [5] đã đưa ra các phương diện cần tiến hành đánh giá như: (1)
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (2) hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đặc biệt là
đóng góp của TFP vào tăng trưởng; (3) khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế; (4) phân phối thành quả tăng trưởng; (5) tăng
trưởng đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Dưới một góc độ khác, Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005) đã áp
dụng khung phân tích chất lượng tăng trưởng như sau (1) Hình thành các loại tài sản
vốn; (2) mô hình tăng trưởng; (3) Phân phối thu nhập và phân phối cơ hội; (4) Quản
lý hiệu quả của nhà nước. Phan Minh Ngọc (2007), Nguyễn Hữu Hiểu (2009)
[3] lại đánh giá CLTT dưới góc độ hiệu quả sản xuất bằng cách ước lượng
mức độ đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất (vốn, lao
động, tiến bộ công nghệ) tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các nghiên cứu
này đều đi đến mộ kết luận chung là tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa
vào đóng góp của nguồn vốn vật chất, đóng góp của các yếu tố tổng hợp chiếm tỷ
trọng thấp. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
trong giai đoạn qua là rất thấp, và cần phải được cải thiện trong những năm tới.
Nghiên cứu của Đỗ Phú Trần Tình (2008) [8] là một trong số rất hiếm các đề


5

tài nghiên cứu CLTT trên phạm vi một tỉnh thành. Đề tài đã đưa ra các chỉ tiêu chủ
yếu để đo lường CLTT bao gồm:
Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế bao gồm: chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả sử dụng vốn - hệ số ICOR; chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động; chỉ tiêu phản ánh tác động của khoa học công nghệ, trình độ
quản lý đối với tăng trưởng kinh tế - đóng góp của TFP.
Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu

ngành, cơ cấu thành phần kinh tế.
Thứ ba, chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Ở góc độ tỉnh thành, một trong những chỉ tiêu đo khả năng cạnh tranh giữa
các tỉnh thành là chỉ số PCI – chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng
Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh
VN (VNCI) công bố hàng năm.
Thứ tư, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến
phúc lợi xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường, bao gồm: tăng trưởng kinh tế gắn
với vấn đề công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn với việc bảo vệ tài nguyên
môi trường.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về CLTTKT, các số liệu thực tế đề tài
hướng tới giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất là: Khái quát lý luận chất lượng tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng
đến CLTT từ đó hình thành khung nội dung nghiên cứu
Thứ hai là: Chỉ ra được các vấn đề trong CLTTKT của tỉnh Quảng Trị
Thứ ba là: Tìm ra các cách thức nhằm nâng cao CLTTKT tỉnh Quảng Trị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác
định là chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi nghiên cứu:


6

+ Về mặt không gian: tỉnh Quảng Trị
+ Về mặt thời gian: từ năm 1989 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương
pháp: như các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá, mô hình

hoá…Ưu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phương pháp là các phương
pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tượng nghiên cứu và
đưa ra kết quả đáng tin cậy.
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin như: Kế thừa các
công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo,
tổng kết của các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh; lấy thông tin qua thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng: Báo chí, Internet...
6. Điểm mới của đề tài
Điểm giống của đề tài so với các công trình nghiên cứu khác là nghiên cứu
lý thuyết chất lượng tăng trưởng kinh tế, các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng
trưởng. Điểm khác biệt của đề tài ở chỗ đây là một trong số ít những nghiên
cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế trong phạm vi một địa phương (cụ thể là
tỉnh Q u ả n g T r ị ), khung nội dung phân tích được bổ sung thêm trên cơ sở tổng kết
các nghiên cứu mới của thế giới và Việt Nam. Đề tài đưa ra những khuyến nghị
nhằm thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng trong các giai đoạn phát triển
nhất định với bối cảnh kinh tế - xã hội và thực tiễn của Quảng Trị.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua nghiên cứu này, đề tài mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào
việc làm rõ hơn khía cạnh CLTTKT về mặt phương pháp luận. Về mặt thực tiễn, đề
tài đưa ra một số đánh giá bước đầu về CLTT kinh tế của tỉnh Quảng Trị Dựa trên
những cơ sở lý luận đã trình bày dựa trên những cơ sở lý luận đã trình bày để từ đó
có một số đề xuất nhằm nâng cao CLTTKT tỉnh. Nhiều khía cạnh chưa được nghiên
cứu sâu và đầy đủ cũng là những gợi mở cho các đề tài tiếp theo


7

8. Kết cấu của đề tài
Phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại
tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh
tế tỉnh Quảng Trị


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong
nghiên cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề này ngày
càng được hoàn thiện hơn. Đến nay, quan niệm về tăng trưởng kinh tế đã thống nhất
về mặt nội dung và được sử dụng rộng rãi:
“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc
độ...Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu
nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền
kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.” [7, tr.22]
“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế
(GDP) hay sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người (GDP/người) qua một
thời gian nhất định. Thường được phản ánh qua mức tăng trưởng và tỷ lệ tăng
trưởng”. [1]
Khái niệm thứ hai tuy ngắn gọn hơn nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ nội dung
của vấn đề và hoàn toàn thống nhất về mặt nội dung với khái niệm thứ nhất, có thể
vận dụng một trong hai vào quá trình nghiên cứu.
Có hai điểm cần lưu ý là: (1) Tăng trưởng kinh tế liên quan đến sự gia tăng thu

nhập quốc dân thực tế chứ không phải là thu nhập danh nghĩa do đó cần phải điều
chỉnh lạm phát khi tính toán. (2) Quy mô sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu
người lại phụ thuộc vào quy mô sản lượng của nền kinh tế và dân số quốc gia. Nếu
sự gia tăng của cả hai yếu tố này khác nhau sẽ làm cho quy mô sản lượng của nền


9

kinh tế tính trên đầu người thay đổi. Do vậy trong nhiều trường hợp, thu nhập bình
quân đầu người không hề được cải thiện mặc dù có mức tăng trưởng dương.
1.1.2 Chất lượng tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế cao được xem là quan trọng hàng đầu của nhiều nền kinh
tế bởi nó liên quan mật thiết đến các biến số vĩ mô khác như việc làm, nghèo đói,
lạm phát. Tuy nhiên không phải khi nào tăng trưởng kinh tế cao cũng đem lại cho
con người một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Năm 1996, trong các báo cáo về phát triển con người UNDP đã đưa ra 5 loại
tăng trưởng tăng trưởng xấu để các quốc gia tham khảo đó là:
 Tăng trưởng không việc làm: Tăng trưởng không tạo ra việc làm mới.
 Tăng trưởng không lương tâm: Tăng trưởng chỉ đem lại lợi ích cho một bộ
phận nhỏ người giàu, điều kiện sống của phần đông người nghèo không được cải
thiện.
 Tăng trưởng không tiếng nói: Tăng trưởng không gắn với sự cải thiện về dân
chủ.
 Tăng trưởng không gốc rễ: Tăng trưởng nhưng đạo đức xã hội bị suy thoái.
 Tăng trưởng không tương lai: Tăng trưởng nhưng huỷ hoại môi trường sống
của con người.
Nguyên nhân của những mô hình tăng trưởng xấu trên đây là do những lêch
lạc trong tăng trưởng không hài hoà giữa số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh
tế.
Vậy, chất lượng tăng trưởng kinh tế là gì?

Nếu như khái niệm về TTKT đã là một khái niệm thống nhất và được sử dụng
rộng rãi, không cần bàn cãi gì thêm thì khái niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế
lại đang được các nhà kinh tế học trong nước và trên thế giới tranh luận sôi nổi. Cho
đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về nội hàm cũng như ngoại
diện của khái niệm CLTT, mỗi trường phái lại quan niệm khác nhau và đưa ra các


10

khung khổ khác nhau để đánh giá như. Hiện nay có một số quan niệm khác nhau về
CLTTKT [6] :
- Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững
Tăng trưởng kinh tế có chất lượng là đặc trưng biểu hiện thành phát triển bền
vững. Theo Ngân hàng thế giới phát triển bền vững là phát triển theo nguyên tắc “sự
thoả mãn nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm ảnh hưởng tới sự thoả mãn nhu
cầu của các thế hệ mai sau”. Không đảm bảo duy trì phát triển bền vững khi đó tăng
trưởng không có chất lượng. Cụ thể, phát triển bền vững là bảo toàn và phát triển 3
nguồn vốn: tài nguyên môi trường, vốn nhân lực và vốn vật chất. Trong đó, tài
nguyên môi trường hiện nay được quan tâm đặc biệt vì quá trình công nghiệp hoá ở
các quốc gia dẫn tới sự huỷ hoại tài nguyên môi trường ngày càng thêm trầm trọng.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng môi trường cũng tuân theo quy
luật đường cong Kuznet. Theo các nghiên cứu của WB, mức độ ô nhiễm lúc đầu
tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cho đến khi thu nhập bình quân đầu người
đạt 12000 USD/năm. Giai đoạn tiếp theo, khi thu nhập bình quân đầu người tiếp tục
tăng thì chất lượng môi trường được cải thiện rõ rệt.
- Chất lượng tăng trưởng theo quan niệm hiệu quả
Nguồn gốc của tăng trưởng được chia thành 2 loại: theo chiều rộng và theo
chiều sâu. Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là tăng trưởng vốn, tăng lao động và
tăng cường khai thác tài nguyên. Tăng trưởng theo chiều sâu, thể hiện ở tăng năng
suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nâng cao với thước đo tổng hợp năng

suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên. Theo như các nhà kinh tế học thuộc
trường phái này (đã nêu ở phần tổng quan) thì đối với các nước đang phát triển
chiều rộng vẫn là chủ đạo trong yếu tố tăng trưởng. Như vậy, CLTT được quan
niệm theo nguồn gốc tăng trưởng. Theo đó, để tăng trưởng có hiệu quả kinh tế cao,
cần đầu tư nâng cao chất lượng ngành giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ,
nghiên cứu triển khai.


11

- Quan niệm CLTTKT là nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền tăng
trưởng với công bằng xã hội
Đây là quan niệm của Rizwanul (nhà kinh tế thuộc tổ chức ILO) [15] như đã
đề đến ở phần trước và còn là quan niệm của các nhà kinh tế học của tổ chức
OXFAM. Phúc lợi xã hội không chỉ thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người mà
còn là chất lượng cuộc sống, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, cơ hội học tập
và chăm lo sức khoẻ,v.v...Nếu quá quan tâm đến tăng trưởng mà ít chú ý đến công
bằng xã hội sẽ dẫn đến bất ổn xã hội và tăng trưởng không thể bền vững, ngược lại,
nếu quá đề cao công bằng xã hội thì sẽ không có động lực để thúc đẩy tăng trưởng.
Sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ tạo ra chất
lượng của tăng trưởng kinh tế
- Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
Đây không chỉ là quan điểm của Zhao Guohao [21], Joseph E.Stiglitz [10] mà
còn là quan điểm của các giáo sư kinh tế thuộc nhiều trường đại học ở Mỹ. Trong
đó cơ cấu ngành kinh tế rất được xem trọng. Tính hợp lý của quan niệm này là coi
chất lượng sự vật là sự biến đổi cơ cấu bên trong của sự vật, không gắn chất lượng sự
vật với mục đích tồn tại, bối cảnh, môi trường, điều kiện mà sự vật tồn tại.
Cơ cấu ngành là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện
mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại lẫn nhau cả về lượng và chất giữa các

ngành. Để làm rõ hơn tác động của các ngành tới sự tăng trưởng của nền kinh tế cần
thiết nghiên cứu thêm cơ cấu tăng trưởng. Cơ cấu tăng trưởng thể hiện ở chỉ tiêu
điểm phần trăm đóng góp của các ngành vào tăng trưởng và chỉ tiêu tỷ trọng đóng
góp của mỗi bộ phận trong 100% mức tăng trưởng. Cơ cấu tăng trưởng có thể xét
theo khu vực thể chế, thành phần kinh tế, vùng, miền và theo yếu tố sản xuất: vốn,
lao động, TFP.
Trước đây cũng đã có một số lý thuyết kinh tế đã khẳng định mối gắn kết chặt
chẽ giữa cơ cấu ngành kinh tế và mức độ phát triển của nền kinh tế. Tiêu biểu nhất
phải kể đến lý thuyết “cất cánh” của Rostow. Rostow đã tổng hợp theo lịch sử các


12

giai đoạn phát triển trong hiện đại thành 5 giai đoạn đó là giai đoạn “xã hội truyền
thống”, giai đoạn “chuẩn bị cất cánh”, giai đoạn “cất cánh”, giai đoạn “trưởng
thành” và giai đoạn “tiêu dùng cao”. Ứng với mỗi giai đoạn lại có những đặc trưng
riêng được dễ dàng nhận biết qua sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế với quy luật
chung là khi nền kinh tế đạt trạng thái phát triển càng cao thì tỷ trọng ngành nông
nghiệp trong tổng sản phẩm càng thấp, dần nhường chỗ cho các ngành công nghiệp
và dịch vụ. Một lý thuyết khác đó là lý thuyết về thay đổi cơ cấu của Hollis
Chenery, dựa vào nghiên cứu về sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu người ứng
với các giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều nước trên thế giới ông đưa ra
kết luận: tỷ trọng NN có xu hướng giảm dần, tỷ trọng CN có xu hướng tăng dần ứng
với GDP/ng tăng dần..
- Quan niệm CLTTKT là thể chế dân chủ trong môi trường chính trị xã
hội của nền kinh tế
Tính minh bạch, ít tham nhũng, sự tham gia của người dân vào quản lý kinh tế
xã hội tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Như vậy, theo cách diễn
giải này, dân chủ biểu hiện mặt chất của tăng trưởng kinh tế.
Để đo lường chất lượng thể chế ở các nước, các tác giả Knack và Keefer [13]

dùng bốn biến đại diện sau: 1.Tham nhũng (corruption), 2. Chất lượng bộ máy hành
chính (bureaucratic quality), 3. Tuân thủ luật pháp (rule of law), 4. Bảo vệ quyền về
tài sản (security of property rights)
Bên cạnh đó còn có rất nhiều quan niệm trung dung, nổi bật có quan niệm của
Thomas Vinod (1999) [19]để một nền kinh tế tăng trưởng bền vững cần đảm bảo 3
nguyên tắc:
Trước tiên, để phát triển được toàn diện và bền vững, nó cần phải tăng thêm
giá trị của bộ ba tài sản:


Vốn con người và xã hội



Vốn tài nguyên và môi trường



Vốn vật chất


13

Thứ hai, tăng trưởng để giảm nghèo đói, phân phối thành quả tăng trưởng
công bằng
Thứ ba, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, thể chế quản lý minh bạch, rõ ràng.
Tuy nhiên, mới chỉ có hai khía cạnh của CLTT đã được thừa nhận khá rộng rãi
đó là:
+ Tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn [20]
+ Tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào vào cải thiện một cách bền

vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của của phát triển và xoá đói
giảm nghèo. [20]
Với khái niệm này, cách nhìn nhận về CLTT đã hoàn thiện hơn trước một
bước. Nói đến tăng trưởng giờ đây không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập bình
quân đầu người, mà hai mục tiêu khác quan trọng không kém đó là duy trì được
tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và phân phối thành quả tăng trưởng một cách
công bằng. Theo cách hiểu này thì tăng trưởng không nhất thiết phải đạt được tốc
độ quá cao, mà chỉ cần ở mức vừa phải nhưng bền vững. Đối với các nhà hoạch
định chính sách, không nên chỉ nhắm vào một mục tiêu là gia tăng tốc độ tăng
trưởng mà bất chấp các hậu quả của việc phân phối thành quả không công bằng.
Trái lại, tăng thu nhập một cách bền vững, cải thiện đời sống vật chất cho các
nhóm người nghèo phải được quan tâm ngay từ đầu.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã đưa ra một số khái niệm về CLTT:
“Chất lượng tăng trưởng là một khái niệm mang tính chất định tính. Nó phản
ánh nội dung bên trong của quá trình tăng trưởng, biểu hiện ở phương tiện, phương
thức, mục tiêu và hiệu ứng đối với môi trường chứa đựng quá trình tăng trưởng
ấy.”(Lê Huy Đức, 2004) [2]
“Chất lượng tăng trưởng phản ánh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, duy
trì trong một thời gian dài, gắn với đó là là quá trình nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền tự do cho mỗi người.”(Nguyễn Hữu
Hiểu, 2009) [3]


14

“Tăng trưởng kinh tế bền vững - đồng nghĩa với chất lượng tăng trưởng kinh tế
- là phạm trù kinh tế diễn đạt nội hàm là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với đảm bảo
cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, với các chỉ tiêu thể hiện như: Nâng cao
thu nhập, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng
cao, giảm tỷ lệ nghèo đói, môi trường sinh thái trong sạch, có nhiều cơ hội lựa chọn

trong cuộc sống và công việc, hoàn toàn tự do cá nhân, có cuộc sống văn hoá tinh
thần phong phú” (Nguyễn Văn Trình, 2008) [9]
“CLTT kinh tế là sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của nền kinh tế, thể
hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định,
mức sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường,
quản lý kinh tế Nhà nước có hiệu quả”. (Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, 2006,
trang 24) ) [5]
Có thể thấy, các khái niệm về CLTTKT do các nhà kinh tế trong nước đưa ra
có một số điểm chung về mặt nội dung. Có thể rút ra điểm chung trong các quan
niệm trên là sự phát triển hài hoà, chú trọng cả ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi
trường. Tổng hợp các quan niệm về CLTT của các chuyên gia trên thế giới và trong
nước, đề tài xin được đưa ra một quan niệm về CLTTKT và sử dụng nó thống nhất
trong toàn bộ nghiên cứu:
Một nền kinh tế tăng trưởng có có chất lượng là nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng tương đối cao và ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với yêu cầu
phát triển; tăng trưởng theo chiều sâu; cùng với quá trình đó xã hội ngày càng tiến
bộ và công bằng hơn, môi trường sinh thái không bị huỷ hoại

1.2 ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.2.1 Thước đo tăng trưởng kinh tế
Các chỉ tiêu tổng quát: Các chỉ tiêu phản ánh giá trị tăng trưởng kinh tế theo
hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng
sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc


15

dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), tổng sản phẩm tính bình quân đầu người. Trong

đó chỉ tiêu GDP thường là chỉ tiêu quan trọng và hay được sử dụng nhất.
Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế có thể
biểu thị bằng số tuyệt đối (qui mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tốc độ tăng
trưởng)
- Mức tăng trưởng kinh tế
Nếu gọi: Y là GDP hay GNP;
Yt là GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích
Y0 là GDP hay GNP tại thời điểm gốc của kỳ phân tích
 Y là mức tăng trưởng

Khi đó:  Y = Yt – Y0
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cho biết quy mô sản lượng gia tăng nhanh hay
chậm qua các thời kỳ khác nhau. Sử dụng kết quả phần trên ta có:
Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc
gY =  Y*100 /Y0
Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn được tính bằng công thức:
gY  n

Yn
1
Y0

Với Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ
Y0 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán
1.2.2 Đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế
Vấn đề chất lượng tăng trưởng lâu nay còn tương đối mơ hồ bởi nó bao hàm
rất nhiều tiêu chí trong đó có nhiều tiêu chí khó mà lượng hoá được. Với nguồn dữ
liệu thu thập được, đề tài cố gắng phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh
tế tại địa phương một cách đầy đủ nhất trong phạm vi những gì mà mình có.

Như đã trình bày, hiện chưa có khái niệm thống nhất về CLTTKT nên các


×