BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ THỊ HIỀN TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG HỌC BẬC ĐẠI HỌC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG:
TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ THỊ HIỀN TRANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG HỌC BẬC ĐẠI HỌC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG:
TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ LAN HƯƠNG
Đà Nẵng - Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Ngô Thị Hiền Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN TRƯỜNG HỌC
BẬC ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......6
1.1. QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN TRƯỜNG HỌC BẬC ĐẠI HỌC ...........6
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ TRƯỚC VỀ LỰA CHỌN TRƯỜNG HỌC
BẬC ĐẠI HỌC ........................................................................................9
1.2.1. Nghiên cứu của Chapman (1981).................................................... 9
1.2.2. Nghiên cứu của Litten (1982)........................................................ 11
1.2.3. Nghiên cứu của Burns và các cộng sự (2006) ............................... 13
1.2.4. Nghiên cứu của Tan (2009) ........................................................... 14
1.2.5. Nghiên cứu của Lee So Jung và Chatfield Hyun Kyung (2010)... 15
1.2.6. Nghiên cứu của Audrey Sorrells và Heather Cole (2011)............. 16
1.2.7. Nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009) .................... 17
1.3. SO SÁNH CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................18
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.......................................... 21
2.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN TRƯỜNG
HỌC BẬC ĐẠI HỌC.............................................................................21
2.1.1. Yếu tố về đặc điểm trường bậc đại học ......................................... 21
2.1.2. Yếu tố về đặc điểm ngành đào tạo................................................. 22
2.1.3. Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh của các trường bậc đại học. 23
2.1.4. Yếu tố về cơ hội trong tương lai.................................................... 24
2.1.5. Yếu tố về các cá nhân có ảnh hưởng ............................................. 25
2.2. THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................27
2.2.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu....................................... 27
2.2.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu ..................................................... 28
CHƯƠNG 3: XỬ LÝ DỮ LIỆU.......................................................... 42
3.1. THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU................................................42
3.2. PHÂN TÍCH CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ........................44
3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá – EFA (Exploratory Factor Analysis).. 44
3.2.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ............... 48
3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................................52
3.3.1. Thống kê mô tả .............................................................................. 52
3.3.2. Phân tích phương sai (ANOVA) ................................................... 60
CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH................................................ 84
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................84
4.1.1. Nỗ lực giao tiếp với học sinh của các trường bậc đại học............. 85
4.1.2. Các cá nhân có ảnh hưởng............................................................. 85
4.1.3. Đặc điểm trường học bậc đại học .................................................. 85
4.1.4. Cơ hội trong tương lai.................................................................... 85
4.1.5. Mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo............................. 86
4.1.6. Ngành đào tạo tương thích với đặc điểm cá nhân ......................... 86
4.1.7. Cơ hội trúng tuyển ......................................................................... 86
4.1.8. Chi phí............................................................................................ 87
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................87
4.3. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................89
KẾT LUẬN........................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BảN SAO)
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Các biến quan sát của việc lựa chọn trường học bậc đại
26
bảng
2.1
học
2.2
Các biến quan sát của việc lựa chọn trường học bậc đại
32
học sau khi tiến hành nghiên cứu định tính
2.3
Cấu trúc bảng hỏi và thang đo
34
3.1
Mô tả mẫu khảo sát phân theo đơn vị trường THPT
43
3.2
Mô tả mẫu khảo sát phân theo kiểu lớp học và giới tính
43
3.3
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
44
3.4
Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố
45
EFA
3.5
Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát
46
3.6
Kết quả phân tích Cronbach Alpha
49
3.7
Các biến quan sát của việc lựa chọn trường học bậc đại
50
học sau khi tiến hành phân tích EFA và Cronbach
Alpha
3.8
Thống kê mô tả mẫu theo học lực học kỳ I (năm học
52
2012 – 2013) và dự định sau khi tốt nghiệp THPT
3.9
Thống kê mô tả mẫu theo trường bậc đại học đăng ký
53
thi theo cả hai nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2
3.10
Thống kê mô tả mẫu theo ngành bậc đại học đăng ký
54
thi theo cả hai nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2
3.11
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo 8 nhóm nhân tố
55
3.12
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo nhóm nhân tố
55
nỗ lực giao tiếp của trường bậc đại học
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo nhóm nhân tố
56
bảng
3.13
các cá nhân ảnh hưởng
3.14
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo nhóm nhân tố
57
đặc điểm trường bậc đại học
3.15
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo nhóm nhân tố
58
cơ hội trong tương lai
3.16
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo nhóm nhân tố
58
tương thích với đặc điểm cá nhân
3.17
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo nhóm nhân tố
59
mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo
3.18
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo nhóm nhân tố
59
cơ hội trúng tuyển
3.19
Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng theo nhóm nhân tố
60
chi phí
3.20
Hệ số Sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
61
của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố
đặc điểm cá nhân trong bảng Test of Homogeneity of
Variances
3.21
Hệ số Sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
61
của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố
đặc điểm cá nhân trong bảng Anova
3.22
Kết quả phân tích sự khác biệt theo đơn vị trường
63
THPT - yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường đại học
3.23
Kết quả phân tích sự khác biệt theo đơn vị trường
THPT - yếu tố các cá nhân ảnh hưởng
64
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Kết quả phân tích sự khác biệt theo đơn vị trường
65
bảng
3.24
THPT - yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân
3.25
Kết quả phân tích sự khác biệt theo đơn vị trường
68
THPT - yếu tố mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành
3.26
Kết quả phân tích sự khác biệt theo kiểu lớp học - yếu
70
tố cơ hội trúng tuyển
3.27
Kết quả phân tích sự khác biệt theo giới tính - yếu tố nỗ
70
lực giao tiếp của trường bậc đại học
3.28
Kết quả phân tích sự khác biệt theo giới tính - yếu tố
71
các cá nhân ảnh hưởng
3.29
Kết quả phân tích sự khác biệt theo giới tính - yếu tố cơ
71
hội trong tương lai
3.30
Kết quả phân tích sự khác biệt theo giới tính - yếu tố cơ
72
hội trúng tuyển
3.31
Kết quả phân tích sự khác biệt theo học lực - yếu tố nỗ
73
lực giao tiếp của trường bậc đại học
3.32
Kết quả phân tích sự khác biệt theo học lực - yếu tố các
74
cá nhân ảnh hưởng
3.33
Kết quả phân tích sự khác biệt theo học lực - yếu tố cơ
75
hội trúng tuyển
3.34
Kết quả phân tích sự khác biệt theo trình độ dự định đạt
76
được - yếu tố cơ hội trúng tuyển
3.35
Hệ số Sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố
đặc điểm gia đình trong bảng Test of Homogeneity of
Variances
77
Số hiệu
bảng
3.36
Tên bảng
Trang
Hệ số Sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá
78
của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố
đặc điểm gia đình trong bảng Anova
3.37
Kết quả phân tích Anova theo trình độ của cha/ người
79
giám hộ nam - yếu tố cơ hội trúng tuyển
3.38
Kết quả phân tích sự khác biệt theo trình độ của mẹ/
80
người giám hộ nữ - yếu tố cơ hội trúng tuyển
3.39
Kết quả phân tích sự khác biệt theo thu nhập của cha
mẹ/ người giám hộ - yếu tố chi phí
81
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
Tên hình vẽ
hình vẽ
Trang
Các quá trình lựa chọn trường đại học của Kolter (1976),
1.1.
Litten (1982), Jackson (1982) và Hossler & Gallagher
8
(1987)
1.2.
1.3.
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng chọn trường đại học của
học sinh (Chapman, 1981)
Mô hình mở rộng của quá trình lựa chọn trường đại học
của Litten (1982)
10
12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH
Đại học
HCM
Hồ Chí Minh
NXB
Nhà xuất bản
SES
Socioeconomic status: Tình trạng kinh tế xã hội
THPT
Trung học phổ thông
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP
Thành phố
-1-
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng là lứa tuổi bắt
đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Một cuộc sống tương lai đầy hấp dẫn, lý
thú song cũng đầy bí ẩn và khó khăn đang chờ đợi các em. Khác với thiếu
niên, thanh niên học sinh có sự chuẩn bị về tâm thế nên suy nghĩ của các em
chín chắn hơn khi định hướng tương lai cho mình. Tuy nhiên trong thực tế,
việc chọn nghề, quyết định đường đời của học sinh THPT không đơn giản bởi
vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu
cầu riêng,… Vì vậy, câu hỏi “làm gì sau khi tốt nghiệp THPT?” khiến nhiều
em lúng túng, không tìm được câu trả lời.
Theo thống kê của ngành giáo dục, trong hai năm 2006 - 2007 có 39
trường được thành lập, bình quân mỗi năm gần 20 trường. Trong 4 năm, từ
2008 đến 2011, có 45 trường được thành lập, bình quân mỗi năm là 11. Còn
trong 5 năm, từ năm 2006 đến 2011, có 84 trường mới thành lập, nâng cấp
51 trường (chiếm 61%), thành lập mới 33 trường (39%). Hiện nay, Việt
Nam có 440 trường đại học, cao đẳng, trong đó, có 77 trường ngoài công lập.
Đến nay, 40/63 tỉnh, thành phố có trường Đại học và có 62/63 tỉnh, thành có
ít nhất một trường Cao đẳng hoặc Đại học chỉ trừ tỉnh Đăk Nông chưa có
trường Đại học, Cao đẳng nào. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
năm 2012 có trên 1,3 triệu thí sinh tham gia dự thi vào các trường Đại học
và 454.211 thí sinh dự thi vào Cao đẳng, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của
cả Cao đẳng và Đại học là 560.000 thí sinh. Hiện nay, số lượng các trường
đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước là rất nhiều, với nhiều loại hình tổ
chức và hoạt động phong phú đa dạng. Tình hình đó gây nên áp lực hết sức
nặng nề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Hầu hết
-2các em có mơ ước vào các trường đại học (kể cả những em có học lực yếu)
trong khi xã hội đang cần rất nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề tham gia
trực tiếp trong một số lĩnh vực nghề nghiệp. Ước mơ của các em đôi khi còn
rất xa với thực tế lao động, hoạt động nghề nghiệp, chưa thấy được giá trị
đích thực của các nghề. Các em có kỳ vọng quá cao vào một số nghề nhưng
khi tiếp xúc với nghề nghiệp trong thực tế thường làm các em thất vọng.
Chọn nghề mà hiểu biết quá ít, thậm chí không hiểu nghề định chọn thì sớm
muộn sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân, tạo sự
hẫng hụt, bi quan chán nản, miễn cưỡng trong lao động. Thực tế cho thấy,
không phải bao giờ nam nữ thanh niên cũng có thể giải quyết đúng đắn vấn
đề chọn nghề của mình. Theo E.A.Klimốp có thể có hai nguyên nhân chính
dẫn đến chọn nghề không phù hợp:
Thứ nhất, do cá nhân có thái độ không đúng với các tình huống khác
nhau của việc chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động và sự khuyên bảo của
người đi trước,…). Những thành kiến và tiếng tăm nghề nghiệp do ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp của những người khuyên bảo, sự yêu thích nghề,… mới
chỉ là bề ngoài, cảm tính. Cá nhân chưa thực sự hiểu được nghề đó.
Thứ hai, cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó. Có
thể do sự đồng nhất môn học với nghề, không hiểu hết năng lực của bản thân,
không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cá nhân,
không hiểu được đặc điểm và yêu cầu của nghề đòi hỏi với người lao động,
thao tác và trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề.
Việc chọn nghề, nơi đào tạo nghề của học sinh rất quan trọng. Vì vậy,
cần phải có sự hướng dẫn để các em khi chọn trường biết kết hợp một cách lý
tưởng ba yếu tố: nguyện vọng, năng lực của cá nhân; những đòi hỏi của nghề
nghiệp và yêu cầu của xã hội. Vì tất cả những lý do trên, tác giả chọn
“Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc chọn trường học bậc đại học
-3của học sinh trung học phổ thông: trường hợp tại thành phố Đà Nẵng” làm
luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Nghiên cứu đề tài này, tác giả kỳ vọng
có thể tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT hiện nay ở nước ta nói chung và Đà
Nẵng nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống lý thuyết về các vấn đề liên quan đến lựa chọn trường học.
- Tiến hành nghiên cứu trên mẫu học sinh được lựa chọn để xác định các
yếu tố tác động đến quyết định chọn trường học của học sinh lớp 12 THPT
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu được tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến việc chọn
trường học.
- Phân tích được sự khác biệt của các tác động nêu trên giữa các nhóm
học sinh khác nhau về đặc điểm cá nhân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng có dự định thi tuyển vào các trường bậc đại học trong kỳ thi tuyển
sinh Đại học, Cao đẳng năm 2013.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này sẽ được tiến hành khảo sát và
đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định chọn trường học
của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong kỳ thi tuyển
sinh Đại học, Cao đẳng năm 2013. Quy mô mẫu dự kiến là 900 người tại 9
trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-44. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có
liên quan.
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân: phỏng vấn các chuyên gia tư vấn và
các em học sinh lớp 12 của các trường THPT tại thành phố Đà Nãng đối với
việc chọn trường học.
- Phương pháp điều tra: điều tra thực tế bằng bảng câu hỏi đối với việc
chọn trường học của các em học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2013.
- Công cụ nghiên cứu: Câu hỏi thảo luận nhóm, phiếu điều tra và phần
mềm xử lý dữ liệu SPSS 16.0.
5. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 2 phần:
- Phần giới thiệu: Bao gồm lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
- Phần kết quả nghiên cứu: Gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về lựa chọn trường học bậc đại học
Nội dung của chương này trình bày một cách tổng quát lý thuyết và
thực tiễn liên quan đến: quá trình và các yếu tố tác động đến việc chọn
trường học. Tóm tắt các chương trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế
giới đã có trước đây.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương này đề cập đến: Câu hỏi nghiên cứu, công cụ nghiên cứu và kỹ
thuật phân tích số liệu.
-5Chương 3: Xử lý dữ liệu
Chương này bao gồm các nội dung: Thống kê mô tả các kết quả quan sát,
kiểm định thang đo, phân tích nhân tố.
Chương 4: Hàm ý chính sách
Ngoài ra, luận văn còn có những mục bổ sung sau:
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
-6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN TRƯỜNG HỌC
BẬC ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN TRƯỜNG HỌC BẬC ĐẠI HỌC
Cho đến nay, trên thế giới, việc lựa chọn trường bậc đại học của học sinh
đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều cá nhân và tổ chức. Vì vậy,
kết quả nghiên cứu cũng không thuần nhất, có khá nhiều các quan điểm khác
nhau về quá trình lựa chọn trường bậc đại học. Sau đây là một số kết quả
nghiên cứu liên quan đến quá trình chọn trường bậc đại học của học sinh được
nhiều người công nhận.
Vào năm 1976, Kolter (được trích bởi Furukawa, [9]) đã đưa ra một mô
hình về sự lựa chọn trường đại học. Kolter dựa trên quan điểm marketing cho
rằng có 7 giai đoạn trong quá trình đăng ký nhập học. Bảy giai đoạn này bao
gồm: quyết định tham gia, tìm kiếm và thu thập thông tin, nghiên cứu về
trường đại học cụ thể, gởi đơn, thư xin vào trường, lựa chọn trường đại học và
đăng ký. Các giai đoạn của Kolter được đa số các học giả thừa nhận cho đến
nay khi xuất hiện nhiều mô hình điều chỉnh.
Litten (1982) [11], ông đã xem xét lại mô hình của Kolter (1976) và
phân chia quá trình thành 5 giai đoạn: nguyện vọng học đại học, bắt đầu quá
trình tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin, gửi hồ sơ, và tuyển sinh. Trong
việc thiết lập các giai đoạn này, ông đã tìm thấy các giai đoạn khác nhau trong
quá trình ảnh hưởng đến các học sinh khác nhau theo giới tính. Litten (1982)
mô tả quá trình của mình như là một cái phễu, với số lượng lớn sinh viên xem
xét một trường đại học trong quá trình lựa chọn và lấy ra một lượng nhỏ hơn
bằng quá trình đăng ký.
Một mô hình khác cũng được công nhận rộng rãi đó là mô hình của
Jackson (1982) (được trích bởi Tan, [14]). Mô hình của Jackson bao gồm ba
-7giai đoạn: sở thích, loại trừ và đánh giá. Trong giai đoạn sở thích, Jackson đề
nghị rằng tinh thần học tập của học sinh phát triển theo phương hướng xã
hội học, với ba mối liên kết chặt chẽ nhất của tinh thần học tập của học sinh
trung học (theo mức độ thứ tự giảm dần): thành tích học tập, bối cảnh, và
nền tảng gia đình. Trong giai đoạn loại trừ, Jackson sử dụng lý thuyết kinh
tế để xác định rằng việc ra quyết định chọn trường đại học về cơ bản là một
quá trình không bao gồm các tổ chức. Và từ đó đánh giá tương đối tầm quan
trọng của các yếu tố riêng lẻ trong mô hình chung về lựa chọn trường đại
học của học sinh.
Merranko (2005) đã chỉ ra rằng các mô hình của Jackson (1982) và
Chapman (1981) nhấn mạnh thái quá vào các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả,
trong khi không giải quyết quá trình thực tế của lựa chọn trường đại học. Mặc
dù mô hình của Jackson có thể giúp các nhà quản lý trường đại học trong việc
đưa ra cùng một kế hoạch tuyển sinh với nhau, nhưng mô hình này không giải
quyết được các biến số khác được tìm thấy trong các mô hình khác (được
trích bởi Tan, [14]).
Dựa trên các nghiên cứu trước đó (Jackson, 1982; Litten, 1982;
Alexander, 1978; Anderson, Bowman, và Tinto, 1972; Chapman, 1981),
Hossler và Gallagher (1987) (được trích bởi Tan, [14]) đã phát triển “Ba mô
hình của lựa chọn trường đại học”. Hossler và Gallagher đã xây dựng mô hình
ba giai đoạn bao gồm: khuynh hướng, tìm kiếm và lựa chọn. Giai đoạn một
được gọi là giai đoạn sự ảnh hưởng và đây là giai đoạn học sinh quyết định có
hay không việc họ sẽ tiếp tục học đại học hoặc làm việc sau khi tốt nghiệp khi
đang học trung học. Giai đoạn 2, giai đoạn tìm kiếm, là khi những học sinh
trúng tuyển đại học bắt đầu tìm kiếm nhiều thông tin hơn về các trường đại
học. Giai đoạn ba là giai đoạn lựa chọn và là khi sự lựa chọn của học sinh
được đánh giá.
-8Hossler &
Kolter (1976)
Litten (1982)
Jackson (1982)
Gallagher
(1987)
Quyết định
tham gia
Tìm kiếm và
thu thập thông
tin
Nghiên cứu về
trường cụ thể
Gởi đơn
Nguyện vọng
học đại học
Khuynh
hướng
Loại trừ
Tìm kiếm
Quá trình
tìm kiếm
Thu thập
thông tin
Nộp hồ sơ
Thư xin vào
trường
Đánh giá
Lựa chọn
trường đại học
Đăng ký
Sở thích
Lựa chọn
Tuyển sinh
Hình 1.1. Các quá trình lựa chọn trường đại học của Kolter (1976),
Litten (1982), Jackson (1982) và Hossler & Gallagher (1987)
Mỗi mô hình này phù hợp với mỗi khoảng thời gian tương ứng cho quá
trình lựa chọn trường đại học của học sinh. Henrickson (2002) (được trích bởi
Furukawa, [9]) lưu ý rằng bất kể số lượng các giai đoạn khác nhau trong các
mô hình, nhưng nó đều có các đặc điểm tương tự nhau trong đó. Hình trên đã
biểu hiện các giai đoạn khác nhau chồng lên nhau với các mô hình.
-91.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ TRƯỚC VỀ LỰA CHỌN TRƯỜNG HỌC
BẬC ĐẠI HỌC
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, tôi sẽ
trình bày tóm tắt một số nghiên cứu, các bài viết, sách, tư liệu có liên quan
đến việc lựa chọn trường học của học sinh.
Cho đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các mô hình liên
quan đến việc lựa chọn trường học bậc đại học. Mỗi mô hình đưa ra các yếu
tố ảnh hưởng khác nhau đến việc lựa chọn trường của học sinh. Trong đó có
hai mô hình chính được hầu hết mọi người chấp nhận và sử dụng đó là mô
hình của Chapman (1981) và mô hình của Litten (1982).
1.2.1. Nghiên cứu của Chapman (1981)
Chapman đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại
học của các học sinh. Dựa vào kết quả thống kê mô tả, Chapman (1981) cho
biết rằng sự lựa chọn trường đại học của học sinh bị ảnh hưởng bởi các đặc
điểm của học sinh cũng như các ảnh hưởng từ bên ngoài: [8]
(1) Đặc điểm cố định của nhà trường bao gồm các yếu tố như học phí,
vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí, môi trường ký túc xá
(2) Đặc điểm cá nhân của sinh viên: Yếu tố tự thân của sinh viên là một
trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn
trường của họ. Trong đó, yếu tố về sở thích của bản thân học sinh
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường rõ nhất.
(3) Nỗ lực giao tiếp của nhà trường: Trong những nỗ lực giao tiếp của
nhà trường đến học sinh, thì sự cải thiện hình ảnh của trường thông
qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh đến các học sinh,
phát triển các chiến lược thu hút học sinh để lôi kéo sự quan tâm
của các học sinh và gia đình của họ.
- 10 -
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH
Quyết định
VÀ GIA ĐÌNH
S.E.S
trường ĐH
Mức độ của sự kỳ
vọng nền giáo dục
Năng lực
Chất lượng trường
trung học phổ thông
Lựa
chọn
trường
của
CÁC ẢNH HƯỞNG BÊN NGOÀI
học
Các cá nhân có ảnh hưởng
Bạn bè
Lựa
Gia đình
Ấn tượng về
Đặc điểm cố định của trường ĐH
trường Đại học
chọn
học
sinh
của
Học phí/ Hỗ trợ tài chính
Vị trí
Nỗ lực giao tiếp của trường Đại
học với học sinh
Sự cung cấp thông tin
Tham quan trường
Hình 1.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng chọn trường đại học của học sinh
(Chapman, 1981)
Nghiên cứu này đã được sử dụng làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu sau
này, như Litten (1982), Hossler và Gallagher (1987), Beswick (1989), Cabera
- 11 và La Nasa (2000), Burns và các cộng sự (2006), Brooks (2006), Scott
(2006), Destache (2009), Curtis (2012),... Như vậy ta có thể thấy mô hình của
Chapman đã được nhiều tác giả nghiên cứu trên khắp các nước sử dụng và cả
ở Việt Nam, tác giả Trần Văn Quí, Cao Hào Thi cũng đã ứng dụng mô hình
vào nghiên cứu về lựa chọn trường của học sinh trung học phổ thông tại
Quảng Ngãi.
1.2.2. Nghiên cứu của Litten (1982)
“Mô hình mở rộng của quá trình lựa chọn trường đại học” của Litten
(1982) đã có thể giải quyết các hạn chế của mô hình Chapman. Mô hình này
tập trung vào các yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn
trường đại học: [11]
(1) Nền tảng (các yếu tố về chủng tộc, tiềm lực kinh tế, tình hình kinh
tế xã hội, trình độ giáo dục của cha mẹ, văn hóa gia đình, tôn giáo,
giới tính)
(2) Đặc điểm cá nhân (năng lực học tập, tự nhận thức về bản thân, giá
trị bản thân, những lợi ích có được, tính cách, lối sống)
(3) Đặc điểm trường trung học (bao gồm đặc điểm của trường là thành
phần xã hội, chất lượng, chương trình giảng dạy)
(4) Năng lực của học sinh (xếp hạng trong lớp)
(5) Môi trường (cấu trúc nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, văn hóa)
(6) Những ảnh hưởng: bao gồm sự ảnh hưởng của các cá nhân và các
phương tiện truyền thông (đó là gia đình, tư vấn viên, những người
đồng trang lứa, các ấn phẩm, các nhân viên trường đại học, các
phương tiện truyền thông khác)
(7) Chính sách công (trợ cấp)
(8) Những hoạt động của trường đại học (tuyển dụng, tuyển sinh, các
chính sách)
(9) Đặc điểm trường đại học (học phí, quy mô, chương trình, môi
trường, quản lý, trợ cấp)
- 12 -
Nền tảng
Chủng tộc
Tiềm lực kinh tế
Tình hình kinh tế xã hội
Trình độ giáo dục của ba
mẹ
Văn hóa gia đình
Nhân phẩm gia đình
Tôn giáo
Giới tính
Yếu tố của cá nhân
Năng lực học tập
Tự nhận thức về bản thân
Các khả năng khác
Giá trị bản thân
Những lợi ích có được
Tính cách
Lối sống
Đặc điểm của trường
trung học
Những người ảnh hưởng/ Phương
tiện truyền thông được sử dụng
Thành phần xã hội
Chất lượng
Gia đình
Tư vấn viên
Những người đồng trang lứa
Các ấn phẩm
Các nhân viên trường đại học
Các phương tiện truyền thông khác
Đặc tính của học sinh
Xếp hạng trong lớp
Chương trình giảng dạy
Các trường
đại học
nguyện vọng
Quyết định
để bắt đầu
quá trình
Chính sách cộng đồng
Trợ cấp (số lượng và tư cách)
Môi trường
Cấu trúc nghề nghiệp
Điều kiện kinh tế
Văn hóa
Tổng hợp
thông tin
Nộp
hồ sơ
Tuyển sinh
Những hoạt động của
trường đại học (II)
Những hoạt động
trường đại học (I)
Tuyển dụng
Các hoạt động
Tuyển sinh
Các chính sách
của
Chấp nhận/ từ chối
Khoản trợ cấp (một phần
hay trọn gói)
Đặc điểm trường đại học
Học phí
Quy mô
Chương trình
Môi trường
Quản lý
Và các yếu tố khác
Hình 1.3. Mô hình mở rộng của quá trình lựa chọn trường đại học của Litten (1982)
- 13 Nghiên cứu cho thấy các cá nhân có đặc điểm khác nhau thì có sự khác
nhau trong việc tiếp cận và tham gia vào quá trình lựa chọn. Có thể dễ dàng
và hiệu quả hơn khi tiếp cận các nhóm khác nhau thông qua các phương tiện
truyền thông khác nhau, hoặc có thể nhấn mạnh các loại thông tin quan trọng
khác nhau cho những người có nhu cầu hoặc mối quan tâm khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục của cha mẹ có tác dụng mạnh hơn
trong quá trình lựa chọn trường đại học hơn là các thuộc tính như chủng tộc,
giới tính.
Nghiên cứu này đã được sử dụng làm nền tảng cho các nghiên cứu của
Hossler và Gallagher (1987), Beswick (1989), Burns và các cộng sự (2006),
Brooks (2006), Destache (2009), Audrey Sorrells và Heather Cole (2011),
Curtis (2012),…
1.2.3. Nghiên cứu của Burns và các cộng sự (2006)
Burns và các cộng sự (2006) đã tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn trường của sinh viên người Mỹ gốc Phi được nhận vào
trường Đại học Nông nghiệp, Thực phẩm và Tài nguyên thiên nhiên” với các
nhóm yếu tố: [7]
(1) Đặc điểm của học sinh (tình hình kinh tế xã hội, năng lực của học
sinh, nguyện vọng giáo dục, kết quả học tập ở trường trung học)
(2) Đặc điểm cố định của trường đại học (chi phí, học bổng, hỗ trợ tài
chính, chất lượng của cơ sở vật chất, vị trí, khoảng cách từ nhà,
quy mô lớp học, nhiều chuyên ngành được cung cấp, danh tiếng,
uy tín, khoảng cách, chất lượng của giảng viên, chất lượng của học
sinh, sự an toàn và bảo mật trong khuôn viên trường, cơ hội sau
khi tốt nghiệp)
(3) Sự tương tác xã hội (khu vực cư trú, hoạt động giải trí, tổ chức sinh viên,
sự đa dạng của sinh viên, đời sống xã hội, các hoạt động ngoài trường)