Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ
CHỨNG KHOÁN VN INDEX

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ
CHỨNG KHOÁN VN INDEX

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH BẢO NGỌC

Đà Nẵng - Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Trần Phương Thảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 ADF: Augmented Dickey Fuller: Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp
của Dickey Fuller
 CPI: chỉ số giá tiêu dùng
 CTCK: Công ty chứng khoán
 EX: tỷ giá VNĐ/USD
 GP: chỉ số giá vàng trong nước
 IIP: chỉ số sản xuất công nghiệp
 IMF: International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế
 M2: cung tiền M2
 NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
 NHTM: Ngân hàng thương mại
 OLS: Ordinary Least Squares: phương pháp bình phương bé nhất
 PP: Phillips-Perron: Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp của PhillipsPerron
 ROIL: giá xăng bán lẻ trong nước
 SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
 SIR: lãi suất ngắn hạn
 TTCK: Thị trường chứng khoán
 VECM: Vector Error Correction Model: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

 VNĐ: Việt Nam đồng
 VNI: chỉ số Vn-Index
 Vn-Index: Chỉ số giá chứng khoán trên SGDCK TP.HCM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ
GIÁ CHỨNG KHOÁN ................................................................................... 4
1.1.THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
................................................................................................................................4
1.1.1. Thị trường chứng khoán ................................................................. 4
1.1.2. Chỉ số giá chứng khoán ................................................................. 10
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN ...............................................14
1.2.1. Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số giá chứng khoán .................. 15
1.2.2. Ảnh hưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp đến chỉ số giá chứng
khoán ............................................................................................................... 16
1.2.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến chỉ số giá chứng khoán .................... 17
1.2.4. Ảnh hưởng của tỷ giá đến chỉ số giá chứng khoán ....................... 19
1.2.5. Ảnh hưởng của cung tiền đến chỉ số giá chứng khoán ................. 20
1.2.6. Ảnh hưởng của giá xăng bán lẻ đến chỉ số giá chứng khoán ....... 21
1.2.7. Ảnh hưởng của giá vàng trong nước đến chỉ số giá chứng khoán 22

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN .............22
1.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài......................................... 22
1.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ........................................... 28


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 31
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX................ 32
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHỈ SỐ VN-INDEX ...............................32
2.1.1. Công thức tính chỉ số Vn-Index .................................................... 32
2.1.2. Diễn biến chỉ số Vn-Index giai đoạn 2005-2014 .......................... 32
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ
MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX ..................................34
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 34
2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................ 40
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................45
2.3.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu .................................................. 45
2.3.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .................................................. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 57
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX................ 58
3.1. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN
CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................58
3.1.1. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu .......................................... 58
3.1.2. Phân tích hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function, IRF) ........ 62
3.1.3. Uớc lượng phân rã phương sai (Forecast Erorr Variance
Decomposition, FEVD)................................................................................... 63
3.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN
CHỈ SỐ VN-INDEX TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM .......66

3.2.1. Ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số Vn-Index ............ 66
3.2.2.Ảnh hưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp đến chỉ số Vn-Index
.............................................................................................................................................70
3.2.3.Ảnh hưởng của lãi suất đến chỉ số Vn-Index ................................. 73
3.2.4.Ảnh hưởng của tỷ giá VNĐ/USD đến chỉ số Vn-Index ................ 76


3.2.5.Ảnh hưởng của giá xăng bán lẻ đến chỉ số Vn-Index .................... 81
3.2.6.Ảnh hưởng của chỉ số giá vàng đến chỉ số Vn-Index .................... 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 91
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ NHẰM PHÁT
TRIỂN ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............ 92
4.1.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 ...........................................................................92
4.1.1. Quan điểm phát triển ..................................................................... 92
4.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................ 93
4.2. GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ NHẰM PHÁT TRỂN ỔN ĐỊNH THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. .......................................................94
4.2.1. Kiểm soát lạm phát kịp thời và hiệu quả ...................................... 95
4.2.2. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững .................... 97
4.2.3. Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt hướng đến một ức lãi suất
chung theo thị trường ...................................................................................... 98
4.2.4. Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá VND/USD ......... 99
4.2.5. Thực hiện các biện pháp phát triển thị trường xăng dầu ............ 100
4.2.6. Liên thông thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế
....................................................................................................................... 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................. 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tóm tắt các biến trong mô hình và nguồn thu thập dữ liệu

43

Bảng 2.2

Kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố vĩ mô với chỉ số VN-Index

44

Bảng 2.3

Thống kê mô tả các biến trong mô hình

45

Bảng 2.4


Bảng kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình

47

Bảng 2.5

Kết quả xác định độ trễ tối ưu của mô hình

49

Bảng 2.6

Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập

50

Bảng 2.7

Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen

51

Bảng 2.8

Tóm tắt kết quả mô hình VECM

52

Bảng 29


Bảng tóm tắt kết quả kiểm định nhân quả Granger

53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1

Diễn biến VN-Index giai đoạn 2005-2014

32

Hình 2.2

Đồ thị phần dư của các biến trong mô hình

54

Hình 2.3

Đồ thị kiểm định tính ổn định của mô hình

55


Hình 2.4

Kiểm định tự tương quan phần dư trong mô hình

56

Hình 3.1

Kết quả hàm phản ứng đẩy của mô hình

62

Hình 3.2

Kết quả ước lượng phân rã phương sai

64

Hình 3.3

Diễn biến CPI và VN-Index giai đoạn 2005-2014

66

Hình 3.4

Biến động CPI và VNI giai đoạn 2005-2014

67


Hình 3.5

Diễn biến chỉ số IIP và VN-Index giai đoạn 2005-2014

70

Hình 3.6

Biến động IIP và VNI giai đoạn 2005-2014

70

Hình 3.7

Diễn biến Lãi suất và VN-Index giai đoạn 2005-2014

73

Hình 3.8

Biến động SIR và VNI giai đoạn 2005-2014

73

Hình 3.9

Diễn biến Tỷ giá và VN-Index giai đoạn 2005-2014

76


Hình 3.10

Biến động EX và VNI giai đoạn 2005-2014

77

Hình 3.11

Diễn biến Giá dầu và VN-Index giai đoan 2005-2014

81

Hình 3.12

Biến động ROIL và VNI giai đoạn 2005-2014

82

Hình 3.13

Diễn biến Chỉ số GP và VN-Index giai đoan 2005-2014

86

Hình 3.14

Biến động GP và VNI giai đoạn 2005-2014

87



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình thức sơ khai nhất của thị trường chứng khoán đã xuất hiện cách đây hàng
trăm năm, vào khoảng thế kỷ thứ 15 tại các nước phương Tây. Từ đó đến nay, quá
trình phát triển của thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Lịch
sử đã ghi nhận hai cuộc khủng hoảng lớn; đó là khi các thị trường chứng khoán lớn
ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ vào “ngày thứ năm đen
tối” 29/10/1929 và “ngày thứ hai đen tối” 19/10/1987. Song, dù trải qua các cuộc
khủng hoảng, cuối cùng thị trường chứng khoán vẫn phục hồi và tiếp tục phát triển,
trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường.
Trong nhiều thập kỷ qua, việc phân tích phản ứng của thị trường chứng khoán
trước sự thay đổi của các biến kinh tế vĩ mô luôn là một đề tài hấp dẫn và gây nhiều
tranh cãi đối với các nhà nghiên cứu cũng như những nhà đầu tư. Ví dụ, nghiên cứu
của Chen và các cộng sự (1986) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng giá trị sản xuất
công nghiệp, sự thay đổi của phần bù rủi ro, sự thay đổi của cấu trúc kỳ hạn có tác
động dương đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán, trong khi đó lạm phát lại
có tác động âm đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán. Murkherjee và Naka
(1995) phát hiện giá chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô có mối qua hệ cân
bằng trong dài hạn. Menike (2006) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất
tín phiếu kho bạc và chỉ số thị trường chứng khoán Sri Lanka. Hay mới đây, Yu Hsing
(2013) đã đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa chỉ số thị trường chứng khoán Nhật
Bản với các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tỷ giá,
lạm phát, chỉ số thị trường chứng khoán nước ngoài…
Hầu hết mọi người đều cho rằng chỉ số giá chứng khoán chịu ảnh hưởng của
các nhân tố vĩ mô cơ bản như lạm phát, tỷ giá, lãi suất… nhưng điều đáng nói là, kết

quả của sự tác động đó khi nghiên cứu ở quốc gia này lại có thể giống hoặc không


2
giống với quốc gia khác. Thậm chí, trong cùng một quốc gia nhưng kết quả vẫn có
thể khác nhau khi nghiên cứu ở những giai đoạn khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng kết
quả của các nghiên cứu nước ngoài để áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
là điều không thể. Do đó, nghiên cứu thực nghiệm tác động của các biến kinh tế vĩ
mô đến thị trường chứng khoán khi sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian tại Việt Nam là
điều vô cùng cần thiết. Đối với các nhà hoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu
này là kim chỉ nan giúp họ có được sự lựa chọn tối ưu nhất khi muốn tác động vào
nền kinh tế theo đúng mục đích; còn đối với các nhà đầu tư, việc nắm rõ mối quan hệ
giữa giá chứng khoán với các biến kinh tế vĩ mô giúp họ có thể dự đoán được thị
trường và đưa ra các quyết định hợp lý. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng
khoán VN Index”
Tác động đến thị trường chứng khoán nói chung và chỉ số giá chứng khoán
nói riêng bao gồm các yếu tố nội sinh, các yếu tố ngoại sinh và những yếu tố khác
nữa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng ta chỉ quan tâm đến sự ảnh hưởng của
các nhân tố kinh tế vĩ mô (nhân tố ngoại sinh) đến chỉ số giá chứng khoán Vn-Index.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh
tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index. Gồm những mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh
hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán.
- Xác định và phân tích ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá
chứng khoán Vn-Index.
- Gợi ý chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển ổn định thị trường chứng
khoán Việt Nam.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ
số giá chứng khoán Vn-Index.


3
 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán
Vn-Index trong khoảng thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 09/2014.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo mô hình Vector
hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với các kiểm định tính dừng ADF và PP; kiểm
định đồng liên kết Johansen; kiểm định nhân quả Granger... Bên cạnh đó, nghiên cứu
còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả (phân tích biểu đồ, hình ảnh, các chỉ số…)
để phân tích sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VnIndex.

5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố
kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán.
Chương 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng
khoán Vn-Index.
Chương 3: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng
khoán Vn-Index.
Chương 4: Một số gợi ý về chính sách vĩ mô nhằm phát triển ổn định thị trường chứng
khoán Việt Nam.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã chỉ ra mức độ và chiều hướng

tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán Vn-Index trong
giai đoạn từ 12/2005 đến 09/2014. Từ đó, đề xuất một vài gợi ý về điều hành chính
sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triền ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng
thời giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nươc giảm thiểu được rủi ro khi đầu tư vào
thị trường chứng khoán Việt Nam.


4
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN
CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
1.1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Thị trường chứng khoán
a. Khái niệm
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán:
Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường
vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản
(Capital Market). Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ
bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên
ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân
biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên
ngoài của thị trường tư bản.
Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng TTCK được đặc trưng
bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một. Như vậy, theo quan điểm này
TTCK và thị trường vốn là khác nhau; trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các
công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu
công ty. Còn các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ,
không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK.

Quan điểm thứ ba dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch
chứng khoán lại cho rằng TTCK là thị trường cổ phiếu, hay là nơi mua bán các phiếu
cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này TTCK
được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham
gia sở hữu.
Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong


5
từng điều kiện lịch sử nhất định.
Tuy nhiên, nhìn chung thì TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao
đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút
toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ, quyền mua cổ phẩn, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai... Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ
cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch
(Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over The Counter
Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future
Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán;
và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản
sở hữu sang tư bản kinh doanh.
Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá
thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc
biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử
dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện
mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa
đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là
hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá.

b. Phân loại thị trường chứng khoán

 Phân loại theo phương thức hoạt động của thị trường
- TTCK tập trung: là thị trường chính thức mà ở đó việc giao dịch các loại
chứng khoán đã niêm yết được thực hiện một cách tập trung. Hình thức điển hình của
TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) (Stock exchange), đây là tổ
chức có tư cách pháp nhân do nhà nước sở hữu hoặc công ty cổ phẩn hoặc một hiệp
hội được thành lập theo quy định của pháp luật sở hữu. Mọi việc mua, bán, chuyển
nhượng, trao đổi chứng khoán phải được tiến hành tại Sở giao dịch và thông qua các
thành viên của Sở giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.


6
- TTCK phi tập trung (Over the counter – OTC): là thị trường không có địa
điểm giao dịch cụ thể, các giao dịch sơ cấp và thứ cấp đều được tiến hành thông qua
mạng lưới của các công ty môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán… trên khắp
cả nước bằng hệ thống điện thoại và máy tính nối mạng. Cơ chế xác lập giá chủ yếu
dựa trên cơ sở thương lượng giá giữa bên mua và bên bán. Ngoài các công ty niêm
yết, thị trường OTC còn có sự tham gia của các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết.
 Phân loại theo sự luân chuyển các nguồn vốn
- Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành.
Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua
việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới được phát hành. Hoạt động của thị trường
sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhà phát hành trực tiếp
nhận được nguồn từ việc bán chứng khoán của họ. Qua hoạt động này của thị trường
sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được
chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán.
- Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên
thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Đối
với nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán, vì nhu cầu chuyển đổi thành tiền để đầu
tư vào kênh khác hoặc muốn hưởng chênh lệch giá mà họ chuyển nhượng lại chứng
khoán của mình. Đối với người mua, vì mục đích nắm giữ tài sản tài chính và nhận

thu nhập từ cổ tức mà họ tham gia vào thị trường thứ cấp.
 Phân loại theo hàng hóa trên thị trường
- Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch, mua bán các loại cổ phiếu bao
gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
- Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch, mua bán các loại trái phiếu đã
được phát hành; bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính
phủ.
- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và
mua đi bán lại các giấy tờ có giá như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng
quyền chọn, hợp đồng tương lai….


7
c. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán
 Chức năng:
 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Sự hoạt động của TTCK tạo ra một cơ chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa
đến nơi thiếu. TTCK cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư
cho các công ty sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: đầu tư phát triển sản
xuất, xây dựng cơ sở vật chất… Nhờ vào sự hoạt động của TTCK mà các công ty có
thể huy động một lượng vốn lớn để đầu tư dài hạn. Khi các nhà dầu tư mua chứng
khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản
xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Trong quá trình này,
TTCK đã có những tác động quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc
dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty. Thông qua TTCK, Chính Phủ
và chính quyền địa phương đã huy động được nguồn tiền cho đầu tư phát triển cơ sơ
hạ tầng phục vụ nhu cầu xã hội của minh.
 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ
hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính

chất, thời hạn và độ rủi ro; do đó các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hóa phù
hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ số của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén
và chính xác. Giá của chứng khoán tăng lên cho thấy nhà đầu tư đang mở rộng hoạt
động của mình, do đó làm cho nền kinh tế tăng trường; và ngược lại, khi giá chứng
khoán giảm nghĩa là nền kinh tế đang tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực. Vì thế, TTCK
được coi là một chỉ báo của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính Phủ
thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính Phủ có thể mua bán
trái phiếu Chính Phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm
phát. Ngoài ra, Chính Phủ còn có thể sử dụng các chính cách, biện pháp tác động vào
TTCK nhằm định hướng đầu tư, đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.


8
 Vai trò:
 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán mà họ
đang sở hữu thành tiền hoặc các chứng khoán khác theo ý muốn. Khả năng thanh
khoản là một trong những đặc tính rất hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư.
Đây là yếu tố quan trọng cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt
động càng năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản của chứng khoán càng được
nâng cao.
 Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh
một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các
doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó, tạo ra được một môi trường
cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, kích
thích áp dụng công nghệ và cải tiến sản phẩm.
 Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển

TTCK hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các công ty cổ phần thông qua
việc quảng bá thương hiệu, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối
chứng khoán và đảm bảo thanh khoản một cách nhanh chóng. Thông qua đó, TTCK
đã thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn, góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của
các doanh nghiệp.
Ngược lại, chính sự phát triển của mô hình công ty cổ phẩn đã làm phong phú
và đa dạng các loại hàng hóa trên TTCK, thúc đẩy sự phát triển sôi động của TTCK.
Có thể nói, TTCK và công ty cổ phẩn là hai định chế song hàng và hỗ trợ cùng nhau
phát triển.
 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
TTCK không những thu hút các nguồn vốn trong nội địa mà còn giúp Chính
Phủ và các công ty phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu của mình ra thị trường vốn
quốc tế để thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn ngoại tệ. Việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài qua kênh chứng khoán là an toàn và hiệu quả vì các chủ thể phát hành được


9
toàn quyền sử dụng nguồn vốn huy động được cho muc tiêu của mình mà không bị
ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài.

d. Chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán
 Cơ quan quản lý, giám sát:
Chủ thể quản lý có nghĩa vụ bảo đảm cho TTCK hoạt động theo đúng các quy
định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn
ra một cách công khai, minh bạch và hiệu quả, tránh những yếu tố tiêu cực có thể xảy
ra, từ đó giúp bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.
Hiện nay, hầu hết các nước có TTCK đều có cơ quan quản lý và giám sát về
chứng khoán và TTCK. Tùy theo từng quốc gia có thể có những tên gọi khác nhau
nhưng thường là Ủy ban chứng khoán quốc gia. Bên cạnh đó, còn có Hiệp hội kinh
doanh chứng khoán và các Sở giao dịch chứng khoán. Ở mỗi quốc gia, với những đặc

trưng riêng mà có những hình thức quản lý khác nhau và thiết lập nên những cở quan
quản lý khác nhau.
 Chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn và cung cấp hàng
hóa cho TTCK. Trên TTCK gồm có ba loại chủ thể phát hành sau:
- Chính Phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu
Chính Phủ và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như trái phiếu,
chứng chỉ thụ hưởng…phục vụ cho hoạt động của họ.
 Nhà đầu tư
Nhà đầu tư (NĐT) là chủ thể tham gia chính trên TTCK khi thực hiện giao
dịch chứng khoán. NĐT được chia thành hai loại là NĐT cà nhân và NĐT tổ chức.
- NĐT cá nhân: là những cá nhân tham gia mua bán chứng khoán trên TTCK
và thương có những đặc điểm sau: Quy mô vốn nhỏ, khả năng chịu đựng rủi ro thấp;
thời hạn đầu tư ngắn; kiến thức kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán là không đồng
đều và nhìn chung đều thấp.


10
- NĐT tổ chức: là các định chế đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán như
các công ty quản lý quỹ, ngân hàng, công ty đầu tư tài chính, công ty bảo hiểm,...
NĐT tổ chức có những đặc điểm sau: là tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm
chuyên sâu trong việc phân tích đầu tư; có quy mô vốn lớn, thường xuyên giao dịch
với khối lượng nhiều, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá chứng khoán và xu hướng đầu
tư trên thị trường; có nguồn vốn đầu tư dài hạn nên có thể nắm giữ cổ phiếu trong
một thời gian dài – một điều mà NĐT cá nhân khó lòng đạt được. Mục đích của NĐT
tổ chức cũng khác hơn so với NĐT cá nhân ở. Họ có thể mua một khối lượng lớn cổ
phiếu để nắm giữ quyền chi phối hoạt động, thâu tóm doanh nghiệp và có cơ hội tốt
hơn NĐT cá nhân trong việc tiếp cận thông tin doanh nghiệp.

 Chủ thể trung gian tài chính
Chủ thể trung gian tài chính là các chủ thể tham gia nhằm hỗ trợ cho hoạt động
của TTCK diễn ra liên tục và đóng vai trò ngày càng quan trọng vào sự phát triển của
TTCK, điển hình nhất là công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên nghiệp về
kinh doanh chứng khoán, thực hiện một số nghiệp vụ như: môi giới chứng khoán, tự
doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
Công ty chứng khoán là thành viên của SGDCK.
 Các chủ thể khác
Các chủ thể khác tham gia trên TTCK như: Trung tâm lưu ký, thanh toán bù
trừ, ngân hàng giám sát, các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm,… giúp cho hoạt động
của thị trường diễn ra liên tục và thuận lợi hơn.

1.1.2. Chỉ số giá chứng khoán
a. Khái niệm
Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số được dùng để phản ánh sự biến động của giá
cổ phiếu niêm yết trên một TTCK nhất định tại một thời điểm so với thời điểm gốc.
Chỉ số giá chứng khoán cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư đánh giá và phân tích
TTCK, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp.


11
Chỉ số giá chứng khoán là một số tương đối biểu hiện bằng điểm, thông qua
sự quan hệ so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu với giá bình quân của
kỳ gốc đã chọn. Chỉ số giá chứng khoán được cấu thành bởi hai yếu tố là loại chứng
khoán và giá của từng chứng khoán đó. Chỉ số chứng khoán được tổng hợp từ danh
mục các chứng khoán theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ
bao gồm các chứng khoán có những đặc điểm chung như cùng niêm yết tại cùng một
SGDCK, cùng ngành hoặc cùng mức vốn hóa thị trường.
Ý nghĩa của chỉ số giá chứng khoán:

- Chỉ số giá chứng khoán phản ánh xu hướng vận động chung của toàn thị
trường nên nó là một thông tin không thể thiếu trong bất cứ một thông tin báo cáo
nào về hoạt động giao dịch trên TTCK.
- Chỉ số giá chứng khoán cung cấp thông tin cho các NĐT đánh giá và phân
tích TTCK một cách tổng quát vì nó cho thấy được tình hình biến động của giá chứng
khoán nói riêng và của cả thị trường nói chung. Chỉ số giá chứng khoán là cơ sở để
đưa ra những quyết định đầu tư mang tính chiến lược và dài hạn chứ không phải chỉ
nhằm mục tiêu kiếm lời từ những biến động giá tạm thời. Đây là thông tin rất quan
trọng đối với các công ty niêm yết, các NĐT trong việc đánh giá TTCK.

b. Phương pháp tính
 Phương pháp bình quân giản đơn
Công thức của phương pháp này là lấy tổng thị giá của các chứng khoán đem
chia cho số lượng chứng khoán tham gia tính toán:

∑𝑛𝑖=1 𝑃𝑖
𝐼𝑝 =
𝑛
Trong đó:
Ip: chỉ số giá bình quân giản đơn
Pi: giá chứng khoán i
n: số lượng cổ phiếu đưa vào tính toán
Các chỉ số Dow Jones của Mỹ, Nikkei 225 của Nhật, MBI của Ý đều áp dụng
phương pháp này để tính toán. Đây là phương pháp tốt khi mức giá của các cổ phiếu


12
tham gia niêm yết khá đồng đều với nhau, khi đó độ lệch chuẩn của nó thấp.
 Phương pháp Laspeyres
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy

quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy, kết quả tính toán sẽ phụ thuộc
vào cơ cấu của quyền số ở thời kỳ gốc như sau:

∑𝑛𝑖=1(𝑄0 × 𝑃𝑖 )
𝐼𝐿 = 𝑛
∑𝑖=1(𝑄0 × 𝑃0 )
Trong đó:
IL: chỉ số Laspeyres
Pt: giá ở thời điểm t
P0: giả ở thời kỳ gốc
Q0: là khối lượng (quyền số) ở thời kỳ gốc
n: số lượng cổ phiếu tham gia tính toán
Có không nhiều nước áp dụng phương pháp này để tính chỉ số giá chứng
khoán. Điển hình là ở Đức, phương pháp Laspeyres được dùng để tính toán các chỉ
số: FAZ, DAX.
 Phương pháp Passcher
Đây là phương pháp được dùng nhiều nhất để tính toán chỉ số giá chứng khoán.
Đó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán
niêm yết ở thời kỳ tính toán. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số
ở thời kỳ tính toán như sau:

∑𝑛𝑖=1(𝑄𝑡 × 𝑃𝑖 )
𝐼𝑃 = 𝑛
∑𝑖=1(𝑄𝑡 × 𝑃0 )
Trong đó:
IP: chỉ số Passcher
Pt: giá ở thời điểm t
P0: giả ở thời kỳ gốc
Qt: là khối lượng (quyền số) ở thời điểm tính toán t
n: số lượng cổ phiếu tham gia tính toán



13
Các chỉ số KOSPI của Hàn Quốc, S&P 500 của Mỹ, FTSE 100 của Anh,
TOPIX của Nhật, CAC của Pháp, TSE của Đài Loan, Hangseng của Hồng Kông, các
chỉ số của Thụy Sỹ,…và chỉ số VN-Index của Việt Nam đều được tính theo phương
pháp này.
 Phương pháp bình quân Fisher
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá
Passcher và chỉ số giá Laspeyres. Phương pháp này trung hòa được yếu điểm của hai
phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả hai
thời kỷ là kỳ gốc và kỳ tính toán.
Công thức như sau:

𝐼𝐹 = √𝐼𝑃 × 𝐼𝐿
Trong đó:
IF: chỉ số Fisher
IP: chỉ số Passcher
IL: chỉ số Laspeyres
Về mặt lý thuyết có phương pháp này, nhưng trong thống kê không cho thấy
bất kỳ quốc gia nào áp dụng phương pháp này.
 Phương pháp bình quân nhân giản đơn
Phương pháp này được sử dụng để tính toán chỉ số giá chứng khoán khi độ
lệch chuẩn của các chưng khoán là khá cao.
Công thức như sau :
𝑛
𝐼𝑝 = √𝜋𝑖=1
𝑃𝑖

Trong đó :

Ip: chỉ số giá bình quân nhân giản đơn
Pi: giá chứng khoán i
n: số lượng cổ phiếu đưa vào tính toán
Các chỉ số Value Line của Mỹ, FT-30 của Anh áp dụng phương pháp này để
tính toán.


14
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
Sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán có thể
tìm thấy trong lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage Pricing Theory – APT).
Theo đó, bất kỳ một thông tin mới nào về các nhân tố vĩ mô như lãi suất, lạm phát,
cung tiền…đều có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán/ tỷ suất sinh lợi chứng khoán
thông qua tác động đến cổ tức kỳ vọng, tỷ lệ chiết khấu hoặc cả hai (Chen, Roll &
Ross, 1986). Năm 1976, lý thuyết APT đã được phát triển bởi Stephen Ross để giải
thích tỷ suất sinh lợi của chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các nhân tố trong
mô hình APT có thể là các nhân tố kinh tế vĩ mô hoặc các nhân tố kinh tế vi mô. Lý
thuyết này cho rằng tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán được xác định bởi công
thức:
Rj = aj + βj,1F1 + βj,2F2 +…+ + βj,kFk + uj
Bên cạnh đó, theo lý thuyết thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu phản ánh tất cả
các thông tin có được từ việc phân tích về công ty và nền kinh tế, do đó có mối quan
hệ mật thiết giữa giá cổ phiếu với kỳ vọng về kinh tế vĩ mô trong tương lai.
Sau đó, sự phát triển của phương pháp đồng liên kết đã cung cấp một cách tiếp
cận hoàn toàn mới và hiệu quả thông qua mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM).
Nghiên cứu của Murkherjee và Naka (1995) tại thị trường Nhật Bản đã chỉ ra rằng tỷ
giá hối đoái, cung tiền, tỷ lệ lạm phát, giá trị sản xuất công nghiệp, lãi suất trái phiếu
chính phủ dài hạn và lãi suất tiết kiệm ngắn hạn đều có quan hệ đồng liên kết với chỉ
số giá chứng khoán. Ngoài ra, Kwon và Shin (1999) đã sử dụng kiểm định nhân quả

Granger và mô hình VECM để chỉ ra sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô vào
thị trường chứng khoán tại Hàn Quốc. Và gần đây hơn, Maysami và Koh (2000) cũng
đã sử dụng kiểm định đồng liên kết trong mô hình VECM và cho thấy thị trường
chứng khoán Singapore có đồng liên kết với các biến kinh tế vĩ mô.
Dựa vào khung lý thuyết nêu trên, nghiên cứu sẽ phân tích ảnh hưởng của các


15
nhân tố vĩ mô gồm: lạm phát, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất, tỷ giá, cung tiền,
giá dầu và chỉ số giá vàng đến chỉ số giá chứng khoán dựa trên các lý thuyết có liên
quan.

1.2.1. Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số giá chứng khoán
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay
đổi tương đối của giá hàng hóa tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương
đối là vì chỉ số này được tính dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng
hóa tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự
thay đổi của mức giá, chính là lạm phát. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất
giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế
khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Giá cả của hàng hóa dịch vụ luôn biến đổi theo thời gian, tuy nhiên nếu giá cả
thay đổi quá nhanh chóng nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Sự thay đổi của
giá cả hàng hóa trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các chứng khoán có lãi suất
cố định. Khi giá cả tăng, có nghĩa là đồng tiền đang bị mất giá, khi đó các khoản lãi
cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của các chứng
khoán. Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì
chúng là các khoản tiền trả cố định. Biến động giá cả có thể ảnh hưởng xấu đến các
công ty, người ta thường kỳ vọng mức lạm phát nhẹ trong nền kinh tế đang tăng
trưởng, nhưng nếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh sẽ làm giảm lợi
nhuận của các nhà sản xuất.


Một số cơ chế ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số giá chứng
khoán như sau:
 Theo phương trình Fisher thì lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với
tỷ lệ lạm phát: ie = ir + e. Do đó, khi lạm phát tăng sẽ làm lãi suất danh nghĩa tăng
khiến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng và sẽ gây ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường.


16
 Khi lạm phát tăng làm chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, chi phí vốn…của
doanh nghiệp tăng. Do đó, doanh nghiệp phải tăng giá bán đối với sản phẩm đầu ra,
điều này gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, lợi
nhuận và cổ tức của doanh nghiệp sụt giảm làm cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn đối với
nhà đầu tư, kéo theo sự sụt giảm của các cổ phiếu đó trên TTCK.
 TTCK là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và cũng
là kênh đầu tư cho các nhà đầu tư tài chính. Trong một nền kinh tế khi sức mua của
đồng tiền giảm, để bảo vệ cho lợi nhuận của mình các nhà đầu tư sẽ bán ra những
chứng khoán được cho là xấu và mua vào những chứng khoán tốt. Điều này đã làm
thay đổi lượng cung và cầu chứng khoán trên thị trường dẫn đến giá cả chứng khoán
cũng thay đổi.
 Để khắc phục lạm phát thì Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ bằng các biện
pháp như hạn chế tín dụng, tăng lãi suất chiếu khấu… Và hiệu ứng kéo theo là sẽ làm
giảm lượng vốn đổ vào TTCK, nhất là đối với các nhà đầu tư vay vốn đê đầu tư vào
cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất chiết khấu khiến cho các ngân hàng cũng
phải tăng lãi suất huy động để tăng lượng tiền cho ngân hàng của mình. Khi đó, lãi
suất Ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn lãi suất sinh lợi từ cổ phiếu, điều đó khiến các
nhà đầu tư dễ dàng rút vốn từ thị trường chứng khoán để gởi vào ngân hàng.

1.2.2. Ảnh hưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp đến chỉ số giá

chứng khoán
Chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm (vật
chất và dịch vụ) của toàn ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất
định so với kỳ gốc. Thống kê chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp nhằm mục đích
tổng hợp, đánh giá kết quả sản xuất của ngành công nghiệp, là căn cứ để tính chỉ tiêu
tổng sản phẩm trong nước (GDP), phục vụ tính cơ cấu ngành kinh tế và tốc độ tăng
giảm kinh tế. Trong một nền kinh tế, để phản ánh tình hình hoạt động và sự tăng
trưởng kinh tế người ta thường sử dụng chỉ tiêu GDP để phân tích. Trong đó, giá trị
sản xuất công nghiệp là một nhân tố chiếm tỷ trọng khá cao, chính vì vậy bên cạnh
GDP thì giá trị sản xuất công nghiệp cũng được xem là một căn cứ của tăng trưởng


×