Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại trại lợn nguyễn văn hải xã bãi sậy huyện ân thi tỉnh hưng yên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.13 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGÔ DOÃN CƢỜNG
Tên chuyên đề :
“TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON
TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN VĂN HẢI XÃ BÃI SẬY, HUYỆN ÂN THI,
TỈNH HƢNG YÊN VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên – năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGÔ DOÃN CƢỜNG
Tên chuyên đề :
“TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON
TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN VĂN HẢI XÃ BÃI SẬY, HUYỆN ÂN THI,
TỈNH HƢNG YÊN VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp :

K45 - CNTY - N03

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Mai Anh Khoa

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận của
mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y và Ban lãnh đạo trang
trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Nguyên Văn Hải, Ân Thi, Hưng Yên. Em cũng
nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn sinh viên, kỹ sư, công nhân
trong trang trại, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
hướng dẫn đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công
khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều
kiện thuận lợi và cho phép em thực hiện khóa luận này. Em xin cảm ơn Ban
chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới rang trại lợn nái Nguyễn
Văn Hải, đã giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực tập
tại trang trại.
Cuối cùng, em xin dành lòng biết ơn tới người thân, gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần, vật chất cho em trong suốt thời gian
tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, ngày…… tháng 6 năm 2017
Sinh viên


Ngô Doãn Cường


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 25
Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .................................................... 26
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể............................. 32
Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi mắ c hội chứng tiêu chảy
theo các tháng ................................................................................. 33
Bảng 4.6. Tỷ lệ lơ ̣n con mắ c hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi (%) .............. 34
Bảng 4.7. Bảng kết quả lợn con mắc bệnh tiêu chảy ...................................... 35
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con chết do hội chứng tiêu chảy (%) .............................. 36


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cl.

Clostridium

Cs:

Cộng sự

E.coli:


Escherichia coli

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

Nxb:

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

TCLC

Tiêu chảy lợn con


iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀ I LIỆU ............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.2. Tổng quan nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ trong và
ngoài nước ................................................................................................. 6
2.2.1. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trong nước ...................................... 6
2.2.2. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới .................................... 8
2.2.3 Bệnh tiêu chảy lợn con ............................................................................. 9
2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ .......................... 14
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ... 16
3.1. Đối tượng thực hiện ................................................................................. 16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .............................................................. 16
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 16
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện ..................................... 16
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 16
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 17
4.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 19
4.1. Công tác thú y tại trại ............................................................................... 19


v
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 19
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 22
4.1.3. Công tác khác. ....................................................................................... 30
4.2. Kết quả nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con tại trại 32
4.2.1. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh theo đàn và theo cá thể ........................ 32
4.2.2. Kết quả theo mắc dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh
đến 21 ngày tuổi qua các tháng. ...................................................................... 32
4.2.3. Tình hình hội chứng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ theo lứa tuổi. ...... 34
4.2.4. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sang ở lợn mắc tiêu chảy ................. 35

4.2.5. Tỷ lệ lợn con chết do hội chứng tiêu chảy ........................................... 36
4.2.6. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn ............................. 36
PHẦN 5. KẾT LUẬN ĐỂ NGHỊ ................................................................. 39
5.1. Kết luận .................................................................................................... 39
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Viê ̣t Nam, trồ ng tro ̣t và chăn nuôi là hai thành phầ n quan tr
ọng trong cơ
cấ u sản xuấ t nông nghiê ̣p, trong đó chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lơ ̣n nói
riêng luôn đóng góp mô ̣t phầ n lớn vào thu nhâ ̣p của người dân
. Chăn nuôi không
những cung cấ p mô ̣t lươ ̣ng lớn sản phẩ m cho nhu cầ u tiêu thu ̣ tro ng nước mà
còn cung cấp cho xuất khẩu. Vì thế chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan
trọng trong cơ cấu của ngành nông nghệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là
nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Chủ
trương hiện nay của nhà nước là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản
xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục
vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và một phần cho xuất khẩu.
Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan trọng
và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.
Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là

nước nuôi nhiều lợn, đứng hàng thứ 7 thế giới, hàng thứ 2 Châu Á và ở vị trí
hàng đầu khu vực Đông Nam Châu Á. Hiện nay nước ta đang có 23 triệu đầu
lợn, bình quân tốc độ tăng hàng năm là 3,9%. Đảm bảo cung cấp 80% sản
phẩm thịt cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu. Kế hoach đến năm
2010 Việt Nam sẽ có 25 triệu đầu lợn và sẽ đạt sản lượng 2 triệu tấn thịt.
Chiếm tỷ trọng trên 30% tổng thu nhập của ngành nông nghiệp. Để có đươ ̣c
kế t quả trên ngoài viê ̣c tăng nhanh số đầu lợn, ngành chăn nuôi lợn nước ta đã
và đang từng bước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất , từ
khâu cải ta ̣o con giố ng , nâng cao chấ t lươ ̣ng thức ăn đế n viê ̣c hoàn thiê ̣n quy


2
trình chăm sóc và nuôi dưỡng . Tuy vâ ̣y bên ca ̣nh những tiế n bô ̣ đa ̣t đươ ̣c

,

chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lơ ̣n nói riêng còn gă ̣p không ít khó khăn

,

đă ̣c biê ̣t là vấ n đề dich
̣ bê ̣nh . Dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã gây nhiều
thiệt hại, làm hạn chế sự phát triển, giảm hiệu quả kinh tế của ngành chăn
nuôi. Trong đó hội chứng tiêu chảy với đặc điểm dịch tễ hết sức phức tạp
đang gây nên những thiệt hại to lớn, làm giảm năng suất, chất lượng đàn vật
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Ở Việt Nam tỷ lệ lợn mắc hội
chứng tiêu chảy rất cao, có địa phương 70% - 80%, tỷ lệ chết 18% - 20%. Lợn
không chết cũng còi cọc và chậm phát triển.
Hội chứng tiêu chảy xảy ra ở các giống lợn và mọi lứa tuổi và gây hiệu
quả nghiêm trọng và tổn thất rất lớn. Hội chứng tiêu chảy do nhiều nguyên

nhân gây ra như vi khuẩn , virus, thức ăn kém phẩ m chấ t , chăn nuôi không
đúng quy trin
̀ h , thời tiế t thay đổ i đô ̣t ngô ̣t hay do mô ̣t số bê ̣nh truyề n nhiễm ,
bê ̣nh nô ̣i khoa và bệnh ký sinh trùng... ở nước ta do nhiề u yế u tố tác đô ̣ng như
thời tiế t, tâ ̣p quán chăn nuôi, điề u kiê ̣n dinh dưỡng, môi trường số ng, trình độ
khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t nên hô ̣i chứng tiêu chảy rấ t cao . Trong hội chứng tiêu chảy
ở lợn con, E.coli và Salmonella là hai nguyên nhân gây bệnh quan trọng và rất
phổ biến.
Để giảm thiểu những thiệt hại do hội chứng tiêu chảy gây ra đối với
cơ sở nuôi lợn tập trung,em tiên hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình mắc hội
chứng tiêu chảy ở lợn con tại trại lợn Nguyễn Văn Hải xã bãi sậy, huyện
Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được tình hình mắc hội chứng tiêu chảy

trên đàn lợn con

theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Văn Hải xã bãi sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên, trại liên kết với công ty Marphavet
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
- Quá trình thành lập
Trại lợn nguyễn văn hải nằm trên địa phận xã bãi sậy huyện Ân Thi
tỉnh Hưng Yên. Là trại lợn liên kết với công ty thuốc thú y Marphavet. Trang
trại do anh nguyễn văn hải làm chủ và được cán bộ kỹ thuật của Công ty

thuốc thú y marphavet chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại
- Cơ cấu tổ chức quản lý:
Cơ cấu lao động của trại gồm: 5 người
Chủ trại: 1 người
Kỹ sư chăn nuôi: 1 người
Sinh viên thực tập: 3 người
-Tình hình phát triển sản xuất:
* Công tác chăn nuôi
Hiện nay, trại có 150 đầu nái và 50 hậu bị, trung bình lợn nái của trại
sản xuất được 2,45 - 2,47 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,23 con/lứa, số con cai
sữa là 10,7 con/lứa, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là
26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các Trại chăn nuôi lợn giống của
Công ty. Theo đánh giá của Công ty thuốc Thú y Marphavet thì trại hoạt động
vào mức khá, tháng 5/2016 kết quả của trại đứng thứ 1 toàn miền Bắc của
công ty.
Ngoài ra trại có 4 con lợn đực Pi-Du 31 (Pietrain-Duroc), các lợn đực
giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai
thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển
đến khu chăm sóc nuôi dưỡng riêng.


4
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao,
sử dụng thức ăn chăn nuôi của công ty CP .
* Công tác vệ sinh thú y của trại
Vệ sinh phòng bệnh là công tác rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng sức
đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những những
bệnh có tính chất lây lan từ đó phát huy tốt tiềm năng của giống.
- Công tác vệ sinh: chuồng trại được xây dựng thoáng mát về mùa Hè,
mùa Đông được che chắn cẩn thận, xung quanh các chuồng nuôi đều trồng

các cây xanh tạo cho các chuồng nuôi có độ thông thoáng và mát tự nhiên.
Trước cửa vào các khu có rắc vôi bột từ đó hạn chế được rất nhiều tác động
của mầm bệnh bên ngoài đối với lợn nuôi trong chuồng. Hàng ngày luôn có
công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông
cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang
đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham
quan trước khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng tắm rửa sạch sẽ, thay
quần áo bảo hộ lao động.
- Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa
các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi
bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại
cổng vào. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trang trại thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm
riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vaccine ở trạng
thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền
nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất
cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
- Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra
đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được kỹ thuật


5
viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt
hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại
lớn về số lượng đàn gia súc
* Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên nền đất cao, dễ thoát nước.
Được bố trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình, được xây dựng theo
hướng Đông Nam – Tây Bắc, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.

Hiện nay trại xây dựng với quy mô phù hợp theo hướng chăn nuôi công
nghiệp. Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và lợn
nái chửa. Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn con sau
cai sữa cùng với hệ thống nước uống tự động. Hệ thống che chắn kín đáo
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hệ thống mái che hai ngăn có độ
thông thoáng tốt, có tường rào bao quanh chuồng trại. Ở cuối mỗi ô chuồng
đều có hệ thống thoát phân và nước thải. Hệ thống nước sạch được đưa về
từng ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn, nước
tắm cho lợn và nước rửa chuồng hàng ngày. Trại đã lắp đặt hệ thống nước
máy đảm bảo cung cấp nước sạch cho lớn uống, tắm và vệ sinh chuồng trại.
* Các công trình khác
Gần khu chuồng, trại cho xây dựng một phòng kĩ thuật, một nhà kho,
một phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn trưa riêng cho công nhân.
Phòng kĩ thuật được trang bị đầy đủ các dụng cụ thú y như: Panh, dao
mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng, cân,
các loại thuốc thú y đồng thời cũng là phòng trực của cán bộ kĩ thuật.
Nhà kho được xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa thức ăn phục vụ
cho sản xuất.


6
Bên cạnh đó trại còn cho xây dựng một giếng khoan, 4 bể chưa nước, 2
máy bơm nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của công nhân và
đội ngũ cán bộ kĩ thuật trong trại.
- Đánh giá chung

 Thuận lợi
Trại được Công ty TNHH Hưng Phát cung cấp về con giống, thức ăn và
Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet cung cấp về thuốc thú y
có chất lượng tốt.

Trang trại có vị trí thuận lợi, địa hình, đường đi khá thuận tiện cho việc
vận chuyển con giống cũng như thức ăn chăn nuôi.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Kèm theo đó là kỹ thuật viên với chuyên môn vững vàng, năng động và
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó đã mang lại hiệu quả
chăn nuôi cao cho trang trại.

 Khó khăn
Thời tiết diễn biến phức tạp cho nên chưa tạo được vành đai phòng dịch
triệt để.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn chưa đáp ứng được đầy đủ
hết nhu cầu sản xuất.
2.2. Tổng quan nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ trong
và ngoài nƣớc
2.2.1. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trong nước
Tiêu chảy ở lợn con là một hội chứng hết sức phổ biến gây thiệt hại lớn
cho ngành chăn nuôi lợn. Từ lâu các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu
nhằm tìm ra biện pháp phòng trị để giảm thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra.


7
Theo Đặng Minh Phước, Dương Thanh Liêm, (2006) [11] bổ
sung chế phẩm axit hữu cơ có thành phần axit lactic, formic, phosphoric
với tỷ lệ 0,3 – 0,5% vào thức ăn lợn con sau cai sữa ở giai đoạn 42 – 56
ngày tuổi đã có tác dụng cải thiện tăng khối lượng từ 4,75% - 10,29%,
tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng giảm từ 7,57 - 8,11%, tỷ lệ tiêu chảy
giảm từ 33,78% - 49,23% so với đối chứng.
Nguyễn Thị Kim Lan, (2007) [8]: bổ sung 0,15 – 0,2% chế phẩm
thảo dược (gừng, tỏi, nghệ) vào trong khẩu phần đã làm tăng trọng của lợn con cai

sữa trên 9,3 – 16,1% và chi phí thức ăn, thuốc điều trị tiêu chảy/1kg tăng trọng lợn
con thấp hơn 23,3 – 27,8% so với lô không bổ sung chế phẩm.
Bài 1: Cỏ nhọ nồi khô 100g; lá bạc thau khô 100g; gừng khô (can khương)
100g; nước sạch 1.000ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho
lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần.
Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 2: Cây bồ bồ rửa sạch, chặt nhỏ 500g; gừng tươi (sinh khương) 50g;
nước sạch 1.000ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn
con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần, uống liên tục 5-7 ngày.
Bài 3: Rễ cây cỏ xước (khô) 400g; riềng gió (cao lương khương) 50g; vỏ
quít hay vỏ cam, vỏ bưởi 50g; nước sạch 1.500ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho
thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần,
uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 4: Hoàng đằng 500g; cỏ sữa lá lớn 100g; nước sạch 1.000ml. Đun sôi,
cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều
2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần, uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 5: Gồm 3 bài nhỏ
- Tô mộc 500g; ngũ bội tử 300g; nước sạch 1.500ml. Đun sôi, cô đặc
lọc lấy 500ml nước cốt, trộn vào thức ăn cho lợn con ăn. Liều 5ml/con, cho


8
ăn 7-10 ngày liền.
- Viên tô mộc (loại dùng cho người càng tốt) trộn vào thức ăn liều 20g/con
lợn 1 tháng tuổi cho 1 ngày. Cho ăn 7-10 ngày.
- Viên Pamatin chiết từ cây hoàng đằng hoặc viên Becberin hoà nước cho
thêm đường cho uống: Liều 20-40mg/lợn con (2-4 viên /con hay 1 viên /2-3kg thể
trọng). Cho uống 2 lần /ngày, trong 7-10 ngày.
Bài 6: Rễ cỏ xước khô 500g; gừng tươi 50g; nước sạch 2000ml. Đun sôi, cô
đặc còn 500ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 3-5ml/con/lần.

Ngày uống 2-3 lần, uống liên tục 7-10 ngày () [28].
- Trên trang , [27] đưa ra cách điều trị: Dùng
Subtilis và men sữa chua để chữa cho những con mới bị. Nếu không thấy đỡ thì
dùng một trong các loại kháng sinh sau:
Tetracyclin, Cloramphenicol, Streptomycin với liều 30-50mg/kg lợn /1
ngày, liên tục trong 3-4 ngày kết hợp với 10-12ml nước lá ổi sắc theo kinh nghiệm
dân gian. ở các trang trại lớn thường dùng Norcoli, hay Octacin với liều 2ml/kg
tăng trọng tiêm vào bắp thịt 3-5 ngày liên tục.
Khi chữa bệnh phải giữ chuồng khô ráo và ấm áp, giảm tỷ lệ chất béo trong
khẩu phần lợn mẹ và có đủ nguyên tố vi lượng (sắt, đồng, Co ban).
2.2.2. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh
tiêu chảy lợn con.
Theo Purvis và cs (1985) [22], cho rằng phương thức cho ăn không phù
hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.
Theo Fairbrother và cs (1192) [21] cho biết độc tố Enterotoxin do E.
coli sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm
trọng cho lợn sơ sinh từ 1 - 4 ngày tuổi.
Theo Mouwen (1972) [20], đã kết luận niêm mạc ruột non của lợn có
sự biến đổi lớn trong trường hợp lợn con ỉa phân trắng do Rotavirus.


9
David và cs (1998) [19], đã nghiên cứu 3 loại kháng nguyên bám dính
trong tự nhiên của k88 đó là k88ab, k88ac, và k88ad. Các chủng vi khuẩn E.
coli sản sinh độc tố đường ruột có mang những kháng nguyên bám dính này
đến gây tiêu chảy nặng dẫn đến chết ở một số lợn con. Sự cảm nhiễm
Colibacillosis ở lợn con có liên quan mật thiết đến khả năng bám dính của vi
khuẩn E. coli.
Smith Halls (1967) [23], thông báo có hai loại độc tố là thành phần

chính của enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn E. coli gây bệnh. Sự khác
biệt của hai loại độc tố này là khả năng chịu nhiệt. Độc tố chịu nhiệt (heat
labile toxin - st) chịu được nhiệt độ 100°c trong 15 phút, độc tố không chịu
nhiệt (heat labile toxin - lt) bị vô hoạt ở 60°c trong 15 phút.
2.2.3 Bệnh tiêu chảy lợn con
* Quá trình sinh bệnh
Đây là bệnh rất phổ biến ở lợn con theo mẹ, đặc biệt là lợn mới sinh từ
1 đến 21 ngày tuổi, tập trung chủ yếu trong 10 ngày đầu. Có con mắc ngay
sau khi sinh 2 - 3 giờ.
Vi khuẩn tập trung chủ yếu ở ruột già nên phân gia súc là nguồn gây
bệnh lớn, đặc biệt là gia súc mắc bệnh. Chúng cũng tồn tại trong đất, nước,
chất thải và chất độn chuồng.
Bệnh do E.coli xảy ra ở hầu hết các đàn lợn trong vụ đẻ, nguồn thải
bệnh nhiều nhất là nái chờ phối (96,6%), ít nhất là nái chửa kỳ hai. Trong
trường hợp này, lợn con bị nhiễm E.coli ngay sau khi sinh, lợn bệnh sau khi
khỏi sẽ trở thành vật mang trùng.
Bệnh TCLC là một bệnh xảy ra quanh năm, không theo mùa vụ (Bùi
Thị Ngọc Điệp, 2012) [2].
Lợn con mắc bệnh có tỷ lệ chết từ 7 - 10%, nếu không can thiệp kịp
thời thì con vật chết rất nhanh và tỷ lệ chết rất cao 80 - 90% (Phạm Sỹ Lăng
và cs, 2003) [4].


10
Thời gian nào độ ẩm càng cao bệnh phát triển càng mạnh. Tỷ lệ mắc
bệnh ở vùng trung du và vùng núi ít hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn
vùng đồng bằng. Nền chuồng bằng đất và sân chơi rộng hạn chế sự phát triển
của bệnh.
Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) [11], cơ chế sinh bệnh: đầu tiên dạ dày
giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả

năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao tạo điều
kiện cho các vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất
chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích
thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy, khi
bệnh kéo dài, con vật bị mất nước (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất
trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm
cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết.
Nguyễn Quang Tuyên (1993) [13] cho biết: Súc vật mới sinh không có
E.coli trong ruột nhưng chỉ sau khi sinh vài giờ đã có. Bình thường E.coli chỉ
cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non với số lượng ít. Phần đầu và giữa ruột
non gần như không có. Khi sức đề kháng của cơ thể lợn con giảm, vi khuẩn
E.coli phát triển mạnh lên cả về số lượng cũng như độc lực, hình thành nên
những chủng E.coli cường độc gây bệnh cho lợn con.


11
* Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy lợn con
- Nguyên

nhân nội tại

Do đặc điểm sinh lý lợn con, tất cả cơ quan bộ phận đều phát triển chưa
hoàn thiện. Hơn nữa, lợn con lại có nhu cầu dinh dưỡng và khoáng chất rất
lớn, nếu không được bổ sung đầy đủ thì lợn con sẽ bị suy dinh dưỡng, ăn
bẩn... gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [1], thì một trong các yếu tố làm
cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Khi thiếu sắt, lợn
con dễ sinh bầm huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc bệnh
phân trắng.
- Do gia súc mẹ

Lợn mẹ không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai cũng như trong
giai đoạn đang nuôi con. Nhưng khi cho lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn giàu
dinh dưỡng thì cũng làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của lợn con.
Trong thời gian mang thai, lợn nái không tiêm phòng vaccine chống
các bệnh như: dịch tả, phó thương hàn, Parvovirus… thì lợn con sinh ra dễ
mắc hội chứng tiêu chảy hơn.
Trong thời gian nuôi con, lợn mẹ bị mắc một số bệnh như: viêm vú,
viêm tử cung, kém sữa… thì sau khi sinh sẽ lây nhiễm vi khuẩn vào đường
tiêu hóa lợn con. Hoặc lợn mẹ động dục trở lại sớm sẽ là một nguyên nhân
làm số lượng và chất lượng sữa giảm vì thế bệnh sẽ dễ sảy ra.
- Nguyên nhân ngoại cảnh
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia
súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí của
chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của lợn.
Đặc biệt là lợn con theo mẹ, do cấu tạo, chức năng sinh lý của các hệ cơ
quan chưa ổn định và hoàn thiện. Hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng


12
phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy, lợn con là đối
tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng
thích ngi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng thời tiết thay đổi đột ngột cụ thể là yếu
tố nóng, lạnh, khô, ẩm không ổn định hoặc không thích hợp với nhu cầu sinh lý
của lợn con đều là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh phân trắng lợn con.
- Do chăm sóc, quản lý
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn không tốt cũng ảnh
hưởng lớn tới sự xuất hiện của bệnh như: lợn con không được bú sữa đầu, cắt
rốn, bấm nanh không đúng kỹ thuật, úm lợn con không đảm bảo nhiệt độ,bổ
sung sắt không được thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật cũng dẫn đến tiêu

chảy.
* Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ dưới 1 tháng tuổi. Lợn con mắc
bệnh có biểu hiện: chậm chạp, bú ít hoặc bỏ bú (khi bị nặng và kéo dài), thân
nhiệt thường hạ sau vài giờ đến một ngày. Lợn đi ỉa nhiều lần trong ngày,
phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám hoặc hơi vàng, cá biệt có con đi lẫn
máu, mùi tanh khắm. Lợn con bụng tóp lại, da nhăn nheo, lông xù, đi đứng
xiêu vẹo, phân dính bê bết xung quanh hậu môn và kheo chân. Niêm mạng
nhợt nhạt, khô, mắt lõm sâu.
Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) [10], nhu động ruột của lợn ở thời kì
đầu của bệnh giảm yếu, thời kỳ sau lại tăng. Nhiệt độ 39,5 - 40,50C, buổi
chiều thường cao hơn buổi sáng 1 - 20C. Đi ỉa chảy một ngày 15 - 20 lần, con
vật rặn nhiều lưng uốn cong, bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, có khi bú chút ít
có khi không bú hoàn toàn, nằm nhiều hơn đi lại.
Bệnh thường gặp ở 3 thể:


13
- Thể quá cấp tình: Lợn tiêu chảy rất mạnh và có thể chết sau 6 - 20 giờ
kể từ khi bỏ bú. Lợn bỏ bú hoàn toàn, đi đứng siêu vẹo, loạng choạng hay
nằm bẹt một chỗ, co giật rồi chết. Thể này rất ít gặp.
- Thể cấp tính: Lợn ỉa chảy nặng, mất nước, mất điện giải rồi chết sau
vài ngày mắc bệnh. Thể này hay gặp trong thực tế.
- Thể mãn tính: Thường gặp ở lợn tập ăn đến lúc cai sữa. Con vật ỉa
chảy liên tục, phân lúc lỏng, lúc sền sệt, có mùi rất khó chịu, lợn gầy còm,
lông xù. Nếu bệnh kéo dài không được cứu chữa hậu quả thường dẫn tới bị
viêm dạ dày, ruột rồi chết.
* Bệnh tích
Khi lợn chết, xác gầy, thân sau bê bết phân. Mổ khám thấy bên trong dạ
dày giãn rộng, chứa đầy sữa đông vón không tiêu. Ruột non căng phồng chứa

đầy hơi và những đám xuất huyết ở thành ruột. Chất chứa trong ruột lẫn máu,
hạch lâm ba ruột tụ huyết. Các cơ quan khác như phổi, gan, thận ít biến đổi.
Theo dõi trên đàn lợn thực nghiệm quan sát được: lợn chết ở thể cấp
tính và mãn tính là chủ yếu, khi mổ khám thấy bệnh tích tập trung chủ yếu ở
xoang bụng, dạ dày tích thức ăn không tiêu hóa, lổn nhổn bọt khí. Niêm mạc
dạ dày lác đác có đám sung huyết, sưng, dễ bong tróc, có nốt loét. Niêm mạc
ruột non sưng dày có nhiều đám xuất huyết. Hạch lâm ba sưng, mềm, có hoại
tử, túi mật căng, tim to, cơ tim nhão.
* Phòng bệnh
- Bệnh TCLC là bệnh hay gặp ở lợn con sơ sinh đến 30 ngày tuổi, để hạn
chế bệnh phát ra ta cần chú ý một số biện pháp phòng bệnh sau:
- Tiêm phòng vaccine E.coli cho lợn mẹ, miễn dịch sẽ di truyền từ cơ
thể mẹ đến lợn con qua sữa. Với liều dùng tiêm dưới da 2ml cho lợn mẹ đang
kì mang thai.
- Nhỏ kháng thể E.coli cho lợn con sau sinh với liều lượng 2ml/con.


14
- Giữ chuồng trại luôn khô, sạch, ấm. Ta cần làm ổ úm ấm và có rơm rạ
hoặc đệm để lót chuồng; không cho lợn mẹ ăn trong chuồng, giữ nền chuồng
khô sạch, không nên rửa chuồng trại vào những ngày mưa khi không cần thiết.
- Nuôi dưỡng tốt lợn nái mẹ trong thời gian cho con bú, bổ sung thêm
khoáng đa vi lượng và các vitamin cần thiết, tránh thay đổi thức ăn đột ngột.
* Điều trị bệnh
- Điều trị bằng kháng sinh
Kháng sinh có vai trò quan trọng trong thú y. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh TCLC có biểu hiện kém
hiệu lực do vi khuẩn E.coli và Salmonella có tỷ lệ kháng thuốc cao.
Cũng theo tác giả, kháng sinh dùng trong điều trị bệnh cho kết quả rất
khác nhau ở các địa phương khác nhau. Tại một địa phương nếu một loại

kháng sinh nào đó được dùng một thời gian dài thì hiệu lực điều trị sẽ giảm
dần theo thời gian.
- Điều trị bằng đông dược
Trong dân gian còn có một số bài thuốc trị tiêu chảy cho lợn con hiệu
quả như:
Lá cây sài đất (200g) + lá ổi (100g) cho vào 1 lít nước, sắc lấy 300ml,
cho uống ngày 2 lần.
Búp ổi, lá bạc thau, cây cỏ sước, lá bách bệnh, lá mơ.
2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ
Lợn con hay gia súc nói chung trong thời kỳ bào thai phát triển tốt sẽ
ảnh hưởng tốt đến sự phát triển về sau. Sau sơ sinh, lợn con sinh trưởng và
phát dục nhanh. Qua nghiên cứu thí nghiệm và thực tế sản xuất, người ta nhận
thấy rằng, so với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi, khối lượng lợn con
tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 5 6 lần, sau 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, sau 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và
sau 60 ngày tăng gấp 12 - 14 lần. So với các gia súc khác, trong giai đoạn này,


15
tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn (sau 60 ngày tuổi, khối lượng bê
nghé chỉ tăng gấp 3 - 4 lần).
Do sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng đồng hoá, trao đổi chất
của lợn con rất nhanh. Ví dụ: lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày tích luỹ 9 - 14g
Pr/1kg khối lượng cơ thể, trong khi lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 0,4g Pr/1kg khối lượng cơ thể.
Lợn con phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, nhanh
trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Sự giảm này là do nhiều nguyên nhân,
nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ giảm sau 3 tuần và hàm lượng
hemoglobin trong máu của lợn con cũng giảm.
Hơn nữa, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng,
nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn trưởng thành.
Do lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh, nên khả năng tích lũy các chất

dinh dưỡng rất mạnh, vậy nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần
thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi
giảm xuống, điều trị làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém
(Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [4].


16
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Đối tƣợng tiến hành
- Lợn con theo mẹ: từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: trại lợn Nguyễn Văn Hải xã bãi sậy huyện Ân Thi tỉnh
Hưng Yên
- Thời gian: 03/07/2016 – 02/09/2016
3.3. Nội dung tiến hành
- Xác định tình hình lợn mắc hội chứng tiêu chảy ở trại lợn Nguyễn
Văn Hải xã bãi sậy huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên.
- Điều trị lợn mắc hội chứng tiêu chảy.
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo đàn và theo cá thể
- Tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn theo các tháng trong năm
- Tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn theo độ tuổi
- Tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn theo tính biệt
- Những biểu hiện lâm sang của lợn khi mắc hội chứng tiêu chảy
- Đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn:
+ Tỷ lệ lợn khỏi bệnh
+ Thời gian điều trị
+ Tỷ lệ tái nhiễm



17
3.4.2. Phương pháp theo dõi
3.4.2.1. Điều tra gián tiếp
- Qua số liệu trong sổ sách của trang trại.
3.4.2.2 Điều tra trực tiếp
- Trực tiếp theo dõi, điều trị lợn mắc bệnh và ghi chép hàng ngày.
- Quan sát triệu trứng lâm sàng của lợn mắc bệnh:
+ Thân nhiệt tăng sau 2 - 3 ngày rồi hạ xuống do ỉa chảy mất nhiều nước.
+ Lợn gầy, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo, nhợt nhạt, hai chân sau rúm
lại, đuôi và khoeo dính đầy phân.
+ Tiêu chảy ở mức độ nhẹ không có biểu hiện mất nước nhưng cũng có thể
tiêu chảy nặng. Khối lượng cơ thể bị giảm sút 30 - 40% do mất nước. Cơ bụng
hóp lại, lợn gầy, suy kiệt và đi siêu vẹo mắt trũng sâu, da tái xám nhợt nhạt.
+ Lợn bệnh mãn tính da xung quanh khu vực hậu môn có thể đỏ lên do
tiếp xúc với phân kiềm tính.
+ Quan sát màu phân lợn thải ra.
- Mổ khám bệnh tích của bệnh.
+ Xác chết gầy đuôi và khoeo dính đầy phân, mắt trũng sâu, lông da khô
mất tính đàn hồi.
+ Dạ dày chứa đầy sữa đông vón màu trắng chưa tiêu. Ruột căng phồng
chứa đầy hơi, dịch vàng và có xuất huyết điểm ở thành ruột, niêm mạc ruột bị
hoại tử từng đám.
+ Trong ruột già chứa đầy phân màu vàng. Màng treo ruột xuất huyết,
hạch màng treo ruột bị xưng.
3.4.2.3. Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng của 2 phác đồ
- Phác đồ 1:
Khánh sinh sử dụng: nor – 100, liều lượng 1ml/10kgTT/ngày
Cách sử dụng: tiêm bắp 1 lần/ ngày, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

- Phác đồ 2:


18
Kháng sinh sử dụng: nova – amcoli, liều lượng 1ml/5kgTT/ngày
Cách sử dụng: tiêm bắp 1 lần/ngày dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Thuốc trợ lực: Vitamin bcomplex, liều 1g/2 lít HO, 4g/1kg thức ăn
Cách sử dụng: Trộn thức ăn, nước uống dùng liên tục đến khi khỏi.
3.4.2.3.Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

 lợn mắc bệnh
 lợn theo dõi

x 100

∑ thời gian điều trị từng con
x 100

Thời gian điều trị TB =

∑ số con điều trị

(ngày/con)

Tỷ lệ tái nhiễm (%) =

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

Tỷ lệ chết (%) =


∑ số con tái nhiễm
Tổng số con theo dõi
số con khỏi bệnh
∑ số con điều trị
∑ số con chết
∑ số con mắc bệnh

x 100

x 100

x 100

4.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học
(Nguyễn Văn Thiện,2002) [14], trên phần mềm Microsoft Exel.


×