Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thực hiện chính sách phát triển viên chức từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.53 KB, 25 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN LƯƠNG HOÀI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Hà

Phản biện 1: ..................................................................
..................................................................
Phản biện 2: ..................................................................
..................................................................

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội……. giờ…. ngày…. tháng..…
năm …….

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Yêu cầu đặt ra đối với quận Gò Vấp trong giai đoạn hiện nay
và thời gian tới là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu
quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo về số lượng và
chất lượng.
Hiện nay, với số lượng viên chức lên tới 4749 người. Để
khẳng định được lực lượng to lớn cũng như vai trò của mình đội ngũ
viên chức phải tự xác định được nhiệm vụ, nâng cao tri thức để đảm
nhận công việc phục vụ cách mạng, quản lý Nhà nước và phục vụ
nhân dân. Cần phải thể hiện vai trò của mình thông qua làm việc một
cách cụ thể, chu đáo, trung thực và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn
một cách khẩn trương, nhanh chóng.
Tuy nhiên, qua thực tiễn trên địa bàn quận nói riêng và cả
nước nói chung, cho thấy trong công tác thực hiện chính sách phát
triển viên chức hiện nay có những hạn chế như sau:
- Chính sách tuyển dụng còn nhiều hạn chế, bất cập như: thiếu
sự chủ động, khó thu hút nhân lực có chất lượng chuyên môn cao, tiêu
cực phát sinh trong tuyển dụng, sự bất hợp lý từ các quy định pháp
luật. Tuy nhiên, nhiều quy phạm tỏ ra không phù hợp với thực tế, hệ
thống văn bản vẫn còn chắp vá, thiếu sự thống nhất. Luật Viên chức
đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010,
là luật đầu tiên điều chỉnh riêng về nhóm đối tượng viên chức.
- Việc thực hiện chính sách đối với viên chức hiện nay từ
chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá,
khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm


1


y tế, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi…còn thiếu sự đồng bộ, nhất là đối
với đơn vị cấp cơ sở.
- Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức và viên chức
nói riêng hiện nay chưa đúng thực chất với năng lực thật sự; vẫn tồn
tại phổ biến tình trạng đánh giá theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”, nể
nang, chạy theo thành tích trong công tác đánh giá, xếp loại cán bộ,
viên chức.
Từ tồn tại nêu trên, nhằm đánh giá đúng thực trạng việc triển
khai thực hiện chính sách phát triển viên chức ở quận Gò Vấp trong
thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp chính sách nhằm hoàn
thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện những chính
sách phát triển viên chức ở quận Gò Vấp những năm tới, bản thân tôi
đã chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển viên chức từ thực
tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh” cho luận văn thạc sĩ,
chuyên nghành chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến thời điểm hiện nay, có khá nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu liên quan đến đào tạo, tuyển dụng cũng như phát triển
cán bộ, công chức, viên chức nói chung.
Tuy nhiên, mảng vấn chính sách phát triển viên chức vẫn chưa
được nghiên cứu sâu về cả lý luận lẫn thực tiễn. Với mong muốn
nghiên cứu sâu về những vấn đề liên quan tới chính sách phát triển
viên chức tại các ĐVSNCL thuộc quận Gò Vấp, nhất là trong hoàn
cảnh cơ chế, pháp luật đối với đội ngũ viên chức và các ĐVSNCL
đang có những thay đổi, luận văn này hy vọng sẽ có những đóng góp
nhất định trong chính sách phát triển viên chức tại quận Gò Vấp,
Thành phố Hồ Chí Minh.


2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện
chính sách phát triển viên chức từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn hiện chính sách
phát triển viên chức trên địa bàn quận Gò Vấp
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách phát viên chức.
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển viên chức
của quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất phương hướng
và giải pháp hoàn thiện chính sách về viên chức trên địa bàn quận
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách phát triển viên chức bao gồm chủ trương, đường
lối, các chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nước (Trung ương và địa
phương) có liên quan tới phát triển viên chức; tập trung vào các
chính sách như: tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, điều kiện việc làm, nghỉ ngơi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển viên
chức từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển viên
chức ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ
2012 đến năm 2016.


3


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa dạng, liên nghành, gắn với
tư duy, chủ trương, quan điểm chiến lược phát triển viên chức của
Đảng và Nhà nước. Với chủ đề nghiên cứu từ thực tiễn phát triển của
một quận nên luận văn kết hợp với cách tiếp cận từ dưới lên (bottomup) với tiếp cận từ trên xuống (top- down), cụ thể là thực hiện chính
sách phát triển viên chức từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh, đối chiếu, so sánh với chính sách chung ở tầm vĩ mô, từ
đó có ý kiến đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển viên chức ở tầm
vĩ mô và tạo môi trường chính sách thuận lợi hơn cho việc thực hiện
chính sách ở địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá chính sách. Phương
pháp thu thập thông tin: phân tích và tổng hợp, được sử dụng để thu
thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan
đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết,
Quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành ở trung ương và địa
phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của
chính quyền, ban nghành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách phát triển viên
chức ở nước ta nói chung và thực tế ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng. Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức
và học giả quốc tế liên quan đến đề tài trong thời gian qua.
Kết hợp cùng với các phương pháp thống kê, khái quát thực
tiễn, phương pháp phân tích định lượng, định tính, suy luận logic,
diễn giải trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách.


4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, rút
ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về hoạch định và thực hiện chính
sách phát triển viên chức.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp chứng cứ thực tiễn và đề xuất có giá trị tham khảo
đối với Đảng, Nhà nước về giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu
quả chính sách phát triển viên chức ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát
triển viên chức
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển viên
chức ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Tăng cường thực hiện chính sách phát triển viên
chức ở nước ta hiện nay.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC

1.1. Khái quát về chính sách phát triển viên chức hiện
hành ở nước ta
Trong thời kỳ đổi mới, Từ những quan điểm đúng đắn của
Đảng, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển đội
ngũ viên chức như các chính sách:
- Chính sách tuyển dụng viên chức
- Chính sách sử dụng viên chức
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức
- Chính sách đánh giá viên chức
- Chính sách khen thưởng, kỉ luật viên chức
- Chính sách khen thưởng, đãi ngộ viên chức
Các chính sách nếu trên đã phát huy tài năng, sáng tạo, bản
lĩnh, kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo nhân lực và phát
triển nhân tài.
1.2. Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của thực hiện chính sách
phát triển viên chức
1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách:
1.2.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức
Theo Luật viên chức năm 2010: Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí
việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp
đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.
Tùy theo cách tiệp cận khác nhau có thể có các định nghĩa
khác nhau về chính sách:
6


- Theo từ điển tiếng Anh, chính sách (policy) là một đường lối
hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng phái,

nhà cai trị, chính khách… Theo sự giải thích này thì chính sách
không phải là một quyết định mà nó là đường lối hay là một phương
hướng hành động.
- Hugh Hecslo (1972) định nghĩa một chính sách có thể được
xem như là một đường lối hành động hoặc không hành động thay vì
những quyết định hoặc những hành động cụ thể.
Cấu trúc của chính sách gồm 3 bộ phận: Một là: Những đường
hướng hành độngứng xử (là quan điểm định hướng chính sách). Hai
là: Biện pháp thực hiện chính sách, các công cụ của chính sách. Ba
là: Mục tiêu mà chính sách hướng tới.
Ở nước ta, các nhà nghiên cứu cũng đang đưa ra các quan
niệm về chính sách công như:
- TS. Đặng Ngọc Lợi trong bài viết trên Tạp chí Kinh tế và dự
báo (số tháng 1 năm 2012) cho rằng chính sách công là chính sách
của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, chính phủ đưa ra), là một
bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nóichung của mỗi
nước.
- PGS.TS. Lê Chi Mai cho rằng: “Chính sách công bố có
những đặc trưng cơ bản nhất như: chủ thể ban hành chính sách công
là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện
trên văn bản) mà còn là những hành động, hạnh vi thực tiễn (thực
hiện chính sách)”
1.2.1.2. Khái niệm chính sách phát triển viên chức
Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ
đã ban hành các văn bản có liên quan đến các chính sách cán bộ,
viên chức như Luật viên chức 2010 số 58/2010/QH12 được Quốc hội
7


nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8

thông qua ngày 15/11/2010. Và các văn bản hướng dẫn thực hiện
như Nghị định, Thông tư...
Vậy ta có thể hiểu, chính sách phát triển viên chức là tập hợp
các quyết định có liên quan của Nhà nước nhằm đạt được các mục
tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các
vấn đề của viên chức theo mục tiêu đã xác định.
1.2.2. Ý nghĩa của thực hiện chính sách phát triển viên chức
Chính sách phát triển viên chức có ý nghĩa tạo động lực thúc
đẩy viên chức phát huy vai trò, năng lực của mình trong thực hiện
chức trách nhiệm vụ được giao; đảm bảo sự công bằng trong công
tác đánh giá, nhận xét viên chức về mức độ hoàn thành nhiệm vụ,
thái độ phục vụ nhân dân, để từ đó kịp thời khen thưởng, đề bạt
những viên chức đủ năng lực, phẩm chất đạo đức vào những vị trí
cao hơn.
1.2.3. Vai trò của thực hiện chính sách phát triển viên chức
Thực hiện chính sách phát triển viên chức có vai trò rất quan
trọng trong, giúp đất nước có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp
ứng được nhu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
1.3. Nội dung và các giai đoạn thực hiện chính sách phát
triển viên chức
1.3.1. Thực hiện chính sách tuyển dụng viên chức
Theo quy định tại Điều 22 của Luật viên chức và Điều 4 Nghị
định số 29/2012/NĐ- CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về
người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên
môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức

8



danh nghề nghiệp, có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại
Điều 22 Luật viên chức.
Trong thời gian qua công tác tuyển dụng viên chức chưa thực
hiện tốt, điều này đã làm tăng gánh nặng ngân sách cho Nhà nước,
ảnh hưởng hiệu quả, tiến độ, chất lượng giải quyết công việc.
1.3.2. Thực hiện chính sách sử dụng viên chức
Chính sách sử dụng viên chức theo Luật Viên chức và Điều 4
Nghị định số 29/2012/NĐ- CP ngày 12/4/2012:
Biệt phái viên chức: Việc biệt phái được thực hiện trong các
trường hợp: Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; Để thực hiện công
việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Bổ nhiệm viên chức quản lý: Việc bổ nhiệm viên chức quản lý
phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nhiệp công lập và các tiêu
chuẩn, điều kiện theo quy định.
Trong những năm qua, việc sử dụng và bố trí viên chức được
thực hiện khá tốt trên nền tảng theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, ở một số đơn vị, địa phương vẫn còn tình trạng bố trí sai,
không phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành
nghề đào tạo của viên chức.
1.3.3. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Chính sách đào tạo và bồi dưỡng viên chức:
Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức ở
các cấp, các ngành, các địa phương đã có chuyển biến tích cực. Đội
ngũ viên chức có đóng góp quan trọng trong việc đạt được những
thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.4. Chính sách đánh giá viên chức
Nghị định số 56/2015/NĐ- CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ
về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định về
9



nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền
đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, được
áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật cán
bộ, công chức và Luật viên chức.
1.3.5. Thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật viên chức
Yêu cầu trong thực hiện chính sách khen thưởng là phải đảm
bảo tính khách quan, công bằng và kịp thời. Kỷ luật là một hình thức
răn đe đối với viên chức chây lười, không hoàn thành nhiệm vụ được
giao hoặc vi phạm quy chế viên chức.
1.3.6. Thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ viên chức
Chính sách tiền lương đối với viên chức là tổng thể các quan
điểm, mục tiêu và giải pháp của Nhà nước nhằm đảm bảo mức tiền
lương phù hợp cho các đối tượng trong đó có viên chức; đáp ứng yêu
cầu xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức trong từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
1.4. Các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách phát
triển viên chức
1.4.1. Những nhân tố tác động tích cực
Trong những năm qua Việt Nam có nền kinh tế ổn định, điều này
giúp cho công cuộc cải cách chính sách về phát triển viên chức được
đẩy mạnh. Từng bước nâng cao các chế độ chính sách ưu đãi cho viên
chức giúp họ yên tâm công tác và có nhiều điều kiện học tập chuyên
môn phục vụ cho chính công tác của họ.
1.4.2. Những khó khăn, hạn chế
Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam ổn định những vẫn còn khó
khăn, chính điều này cản trở nguồn lực dành cho chính sách phát
triển viên chức còn hạn chế, chưa đủ sức tạo chuyển biến trong thời
gian ngắn.
10



Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn hệ thống hóa các khái niệm cơ bản liên
quan đến thực hiện chính sách phát triển viên chức và phân tích nội
dung của thực hiện chính sách phát triển đối với viên chức bao gồm
nhiều chính sách như: chính sách bổ nhiệm cán bộ; chính sách tuyển
dụng, bố trí, sử dụng; chính sách thu hút sinh viên; chính sách đào
tạo, phát triển; chính sách khen thưởng; chính sách đánh giá; chính
sách tiền lương… Đồng thời, qua đó thấy được các nhân tố cơ bản
ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển viên chức.

11


Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VIÊN CHỨC TẠI QUẬN GÒ VẤP,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách phát
triển viên chức tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Đặc điểm tình hình quận Gò Vấp
Quận Gò Vấp là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí
Minh với Dân số quận Gò Vấp hiện có trên 634.000 người.
Nằm ở cửa ngõ của Thành phố, Gò Vấp còn sở hữu những địa
điểm tham quan như di tích Miếu Nổi (còn gọi là Phù Châu Miếu),
Đình Thông Tây Hội cùng nhiều di tích tôn giáo khác như: chùa
Pháp Bảo, Chùa Kỳ Quang, Chùa Huyền Trang, Chùa Già Lam, Tịnh
Xá Ngọc Phương, Chùa Long Huê và Trường Thọ...
2.1.2. Kinh tế - xã hội quận Gò Vấp

Tình hình kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển ổn định, thu
ngân sách đạt khá, tiếp tục quan tâm công tác cải cách hành chính;
lượng hàng hóa sản xuất kinh doanh dồi dào, đủ phục vụ nhu cầu của
người dân trong dịp lễ, Tết.
Nhờ sự quan tâm, đồng thuận nhất trí cao của cả hệ thống
chính trị quận Gò Vấp cả về nhận thức và trong hành động đối với
vai trò của viên chức. Từ đó, các chế độ chính sách được bổ sung,
tăng cường và minh bạch giúp phát triển đội ngũ viên chức của từng
đơn vị, từng bước làm thay đổi bộ máy hành chính, dịch vụ công và
nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và quản lý xã hội, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

12


2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển
viên chức tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Quận Gò Vấp có 12 cơ quan chuyên môn, 75 đơn vị sự nghiệp
với cơ cấu viên chức như sau:
Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập:
Tổng số hiện có: 4.601 (nữ 3.618)
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức: không có
chuyên môn đào tạo: 73/4.601, đạt tỷ lệ 1,58%; trung cấp, cao đẳng:
1.438/4.601, đạt tỷ lệ 31,25%; đại học: 3.151/4.601, đạt tỷ lệ 68,48%
và trên đại học: 108/4.601, tỷ lệ 2,34%.
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân quận đã triển khai
đến các cơ quan, đơn vị các văn bản pháp luật liên quan đến công tác
tuyển dụng viên chức, đào tạo - bồi dưỡng, thi đua khen thưởng và
các văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ.
2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển viên chức tại

quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Kết quả thực hiện chính sách tuyển dụng viên chức
Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp có 10 đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc và 65 trường học, đơn vị thuộc ngành Giáo dục và
Đào tạo quận. Việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị chuyên môn
thuộc quận được thực hiện theo hai hình thức, một là thi tuyển thông
qua kỳ thi tuyển viên chức hàng năm (theo tường đơn vị sự nghiệp) do
Hội đồng xét tuyển viên của quận tổ chức và hình thức xét tuyển.
Từ năm 2012 đến năm 2016, quận Gò Vấp đã thực hiện tố
công tác tuyển dụng đúng theo quy định.
2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách sử dụng viên chức
Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ theo Nghị định số
13


158, hàng năm, Ủy ban nhân dân quận đã thực hiện việc luân
chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh
đạo tại các trường học của ngành giáo dục nhằm đảm bảo 01 người
không giữa 01 chức vụ quá 02 nhiệm kỳ.
Việc thực hiện các quy định về công tác quy hoạch viên chức
lãnh đạo quản lý:
Việc quy hoạch viên chức lãnh đạo quản lý tại các đơn vị sự
nghiệp thuộc quận thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Quận ủy
Gò Vấp. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp đã tiến hành quy hoạch các
chức danh lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và đã được Ban Thường
vụ Quận ủy phê duyệt. Ủy ban nhân dân quận thực hiện công tác
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch lãnh đạo, quản lý hàng năm.
Việc thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức:
Việc thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức,

đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ- CP ngày
12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý viên chức cũng như các quy định liên quan.
2.3.3. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Hằng năm, các cơ quan thường trực chủ động xây dựng Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trình Ủy ban
nhân dân quận xem xét phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Được sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nội vụ
Thành phố, Ủy ban nhân dân quận đã tổ chức một số lớp đào tạo đại
học tại quận như Lớp Cử nhân Luật, Lớp Đại học Văn hóa và các lớp
Trung cấp Chính trị - Hàn chính.
Viên chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, được các cơ quan,
đơn vị quan tâm bố trí công việc phù hợp, tạo điều kiện để viên chức
phát huy kiến thức đã học vào thực tiễn công việc.
14


2.3.4 Kết quả thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật
viên chức
Công tác thi đua, khen thưởng đối với viên chức được thực
hiện theo quy định của Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật Thi
đua khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi đua khen thưởng ngày 14/6/2005; Văn bản hợp
nhất số 16/VBHN- VPQH ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Văn
phòng Quốc hội hợp nhất Luật thi đua, khen thưởng cùng các Nghị
định, Thông tư...
Công tác kỷ luật viên chức được thực hiện theo quy định của
Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Nghị định số 27/2012/NĐ- CP
ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức
và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Từ năm 2012 đến năm 2016, Ủy ban nhân dân quận đã xem
xét xử lý kỷ luật đối với 23 trường hợp, cụ thể như sau: Năm 2012:
03 trường hợp; Năm 2013: 05 trường hợp; Năm 2014: 06 trường
hợp; Năm 2015: 02 trường hợp; Năm 2016: 07 trường hợp.
2.3.5. Kết quả thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ viên chức
Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chính sách tiền
lương, đãi ngộ viên chức theo Luật viên chức; Nghị định số
204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương. Đối với
các đơn vị sự nghiệp thuộc quận tính theo lĩnh vực hoạt động thì sẽ
có các phụ cấp riêng theo ngành dọc như: tiền đọc hại trong lĩnh vực
Y tế (Bộ Y tế quy định); tiền trợ cấp trong lĩnh vực hoạt động của
Thể dục - Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định); chế
độ phụ cấp theo ngành (Nhà giáo) và phụ cấp thâm niên vượt khung
(nếu có) theo quy định của ngành...

15


2.3.6. Kết quả thực hiện chính sách đánh giá viên chức
Trong các năm 2012, 2013, 2014, việc đánh giá, phân loại viên
chức theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ- CP ngày
15/3/2010 cua Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý viên chức; Quyết định số 54/2013/QĐ- UBND ngày 02/12/2013
của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định đánh giá,
phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. Năm 2015 và năm
2016, Ủy ban nhân dân quận thực hiện việc đánh giá, phân loại viên
chức theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ- CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công
chức, viên chức và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố tại
Công văn số 7462/UBND- VX ngày 04/12/2015 về hướng dẫn một

số nội dung đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và
người quản lý doanh nghiệp năm 2015.
2.4. Đánh giá khái quát việc thực hiện chính sách phát
triển viên chức tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Đánh giá sự tham gia của các chủ thể chính sách
Ban Tổ chức Quận ủy Gò Vấp và Phòng Nội vụ quận Gò Vấp
là cơ quan tham mưu cho Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận trong
việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ
nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, Biệt
phái viên chức, bổ nhiệm viên chức quản lý, và thực hiện chính sách
phát triển khác đối với viên chức.
2.4.2. Đánh giá thể chế chính sách
Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách cán bộ,
công chức nói chung và viên chức nói riêng do Ban tổ chức Quận ủy,
Phòng Nội Vụ chịu trách nhiệm soạn thảo, trình duyệt, gửi đến các
cơ quan, đơn vị, theo dõi, kiểm tra, thực hiện. Việc hướng dẫn thực
16


hiện chính sách đối với viên chức được Ban tổ chức Quận ủy và
Phòng Nội vụ thực hiện tương đối tốt thông qua chương trình tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn theo từng chuyên đề và trả lời trực tiếp.
2.4.3. Đánh giá những khó khăn, hạn chế:
Quận Gò Vấp là một trong những quận trung tâm của Thành
phố có tốc đô thị hóa nhanh nhất, áp lực về dân số ảnh hưởng đến
công tác quản lý trên các lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng, giáo
dục, y tế, trật tự xã hội và đặc biệt là việc thực hiện chức năng cung
ứng dịch vụ công của đội ngũ viên chức quận.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật điều chỉnh, đánh giá viên
chức vẫn chưa đồng bộ. Chính sách tiền lương chưa thật sự thu hút

người tài, chưa tương xứng với sự đóng góp và cống hiến của viên
chức. Trình độ lý luận chính trị của viên chức ở quận Gò Vấp chưa
qua đào tạo trình độ trung cấp còn tương đối nhiều (nhất là viên chức
khối trường học).
Kết luận chương 2
Nội dung chương 2 của luận văn khái quát tình hình về thực
hiện chính sách phát viên chức ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian qua. Từ đó cho thấy việc thực hiện các chính
sách phát triển viên chức đã đảm bảo yêu cầu theo đúng chủ trưởng
đối với lực lượng cung ứng dịch vụ công, hướng dẫn, quy định của
cấp trên. Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả
công việc của viên chức. Chính vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh, bổ
sung các giải pháp thực hiện chính sách phát triển viên chức ở cấp
trung ương và địa phương trong thời gian tới để xây dựng đội ngũ
viên chức đủ sức đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước.

17


Chương 3
TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VIÊN CHỨC Ở QUẬN GÒ VẤP HIỆN NAY
3.1. Nhu cầu, mục tiêu và định hướng tăng cường thực
hiện chính sách phát triển viên chức ở quận Gò Vấp
3.1.1. Nhu cầu tăng cường thực hiện chính sách phát triển
viên chức
Nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, quận Gò Vấp tiếp
tục thực hiện nghiêm công tác xử lý kỷ luật, từng loại viên chức
không tốt ra khỏi hệ thống chính trị. Kịp thời phát hiện bố trí các

viên chức quản lý có năng lực tốt, tận tâm vào các vị trí lãnh đạo đơn
vị, từng bước nâng cao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công của khối
viên chức, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
3.1.2. Mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách phát triển
viên chức
3.1.2.1. Mục tiêu đối với cả nước
Kịp thời thay thế viên chức trì trệ, năng lực yếu kém, uy tín
thấp, tham nhũng; thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị
định 108/2014/NĐ- CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, đẩy mạnh
công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức cho
đơn vị cơ sở; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến
năm 2020 vừa hồng vừa chuyên để đáp ứng với yêu cầu thời kỳ hội
nhập quốc tế, thời kỳ công nghiệp theo hướng hiện đại.
3.1.2.2. Mục tiêu đối với quận Gò Vấp
Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức hàng năm đảm
bảo thực chất, khách quan, công tâm, phát huy dân chủ, tính tự giác
18


của viên chức, trách nhiệm của tập thể cấp ủy và cá nhân người đứng
đầu, của cơ quan, đơn vị, tạo cơ sở thực hiện tốt công tác quy hoạch,
đào tạo và sử dụng viên chức.
3.1.3. Định hướng tăng cường thực hiện chính sách phát
triển viên chức
Tăng cường đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cải
cách hành chính theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011- 2020 của Chính phủ, gắn kết chặt chẽ với việc
xây dựng chính quyền điện tử, đồng thời xác định “xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức” là trọng tâm của cải
cách hành chính giai đoạn 2016- 2020.

Thực hiện tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngủ
viên chức. Có chính sách phù hợp trọng dụng, đãi ngộ, thu hút nhân
tài; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với viên chức, những người
hoạt động trực tiếp ở cơ sở. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao
trách nhiệm trong hoạt động công vụ, cung ứng dịch vụ công để nhân
dân giám sát.
3.2. Hoàn thiện các giải pháp, công cụ thực hiện chính sách
phát triển đối với viên chức
3.2.1. Hoàn thiện về thể chế chính sách
Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
trong công tác phát triển viên chức bằng các giải pháp như: Đưa chỉ
tiêu cụ thể về các chính sách phát triển viên chức vào Nghị quyết
nhiệm kỳ, Nghị quyết năm của cấp ủy các cấp; Cuối năm gắn trách
nhiệm thực hiện các chính sách phát triển viên chức vào báo cáo
kiểm điểm năm của cấp ủy. Các cơ quan ở Trung ương như Ban Tổ
chức Trung ương và Bộ Nội vụ cần tăng cường phối hợp hơn nữa
trong công tác xây dựng và phát triển lực lượng viên chức nhằm đáp
19


ứng kịp thời nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước. Trước tiên nên
tổ chức thực hiện tốt ở cấp quận và tương đương vì hai cơ quan này
có những chức năng, nhiệm vụ khá tương đồng.
3.2.2. Hoàn thiện về giải pháp và công cụ thực hiện chính sách
3.2.2.1. Giải pháp về chính sách bổ nhiệm, tuyển dụng, bố trí,
sử dụng
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách bổ nhiệm, tuyển
dụng, bố trí, sử dụng, biệt phái viên chức theo các giải pháp sau:
- Thực hiện mở rộng dân chủ hơn nữa trong bổ nhiệm viên chức
quản lý nhằm lựa chọn được người xứng đáng làm lãnh đạo đơn vị.

- Xây dựng được một số hệ thống danh mục vị trí việc làm và
cơ cấu viên chức để bổ nhiệm, tuyển dụng, bố trí, sử dụng đúng
người, đúng việc, đúng số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý.
- Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp trong bộ máy nhà nước.
3.2.2.2. Giải pháp về chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học
Muốn thực hiện tốt chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại
học chính quy loại giỏi về công tác, cần chú ý đến việc thực hiện ưu
đãi trong chính sách hỗ trợ về tiền lương, phụ cấp; điều kiện nhà ở,
phương tiện làm việc, môi trường sinh sống.
3.2.2.3. Giải pháp về chính sách đánh giá viên chức
Các giải pháp đánh giá viên chức như sau:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thực hiện công việc đối
với viên chức cả về mặt số lượng và chất lượng; các tiểu chuẩn phải
chỉ rõ những nội dung công việc người viên chức cần phải làm và
làm đến mức nào.

20


- Đo lường mức độ thực hiện công việc viên chức bằng cách đưa ra
cách đánh giá về mức độ tốt hay kém, có thể ấn định số điểm cụ thể theo
thứ hạng để phản ánh kết quả đạt được của người viên chức.
3.2.2.4. Giải pháp về chính sách quy hoạch viên chức
Thời gian tới cần đổi mới, tăng cường thực hiện chính sách
quy hoạch viên chức bằng các giải pháp sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển viên
chức quản lý đồng thời đổi mới công tác đánh giá viên chức.
- Thực hiện đúng phương châm “động” và “mở” trong quy
hoạch viên chức, một chức danh quản lý quy hoạch không quá 4

người, một người không quy hoạch quá 3 chức danh quản lý.
- Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong quy hoạch theo chức
danh viên chức quản lý, từng nghành, từng lĩnh vực công việc.
3.2.2.5. Giải pháp về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát
triển viên chức
Để đổi mới hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát
triển viên chức trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:
Đổi mới hoàn thiện công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển hằng
năm, trung và dài hạn cho từng loại viên.
3.2.2.6. Giải pháp về chính sách khen thưởng, kỷ luật viên chức
Quyết định khen thưởng cho từng viên chức cần được cân
nhắc trên nhiều mặt.
Xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với những trường hợp viên chức
vi phạm khuyết điểm bị xử lý kỷ luật để đảm bảo kỷ cương.
3.2.2.7. Giải pháp về tiền lương viên chức
- Đổi mới chế độ trả lương cho viên chức theo hướng lấy kết
quả thực hiện công việc (mang tính đặc thù) làm căn cứ để xác định
mức tiền lương thức tế của viên chức.
21


- Từng bước nâng dần mức thu nhập từ công việc theo hướng
kiêm nhiệm nhiều công việc, nhất là đối với đơn vị cơ sở, cần gắn
kiêm nhiệm nhiều chức danh theo vị trí việc làm để tăng thu nhập.
3.2.3. Nâng cao năng lực của chủ thể thực hiện chính sách
Các cơ quan thực hiện chính sách cần tăng cường công tác tham
mưu trong việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm và thực hiện chính sách đối với viên chức.
3.2.4. Tăng cường nguồn lực của thực hiện chính sách
Bố trí bảo đảm nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách

phát triển viên chức. Ngân sách Nhà nước và một phần tài chính của
các đơn vị sự nghiệp tự chủ là nguồn lực chủ yếu để phát triển lực
lượng viên chức đến năm 2020.
Kết luận chương 3
Nhằm thực hiện tốt các giải pháp thực hiện chính sách phát triển
viên chức trên địa bàn quận Gò Vấp nói riền và của nước ta trong tình
hình hiện nay nói chung. Cần phải có quyết tâm của cả hệ thống chính
trị các cấp, quyết liệt của cấp ủy đảng các cấp, các ngành. Thực hiện tốt
phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội, từ
đó tăng thu nhập cho viên chức; tạo môi trường làm việc kích thích tối
đa năng lực, hiệu quả công việc của viên chức.

22


KẾT LUẬN
Chính sách phát triển viên chức là một trong những chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự
nghiệp phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế; là hệ
thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà
nước đối với đội ngũ viên chức; trong đó, các công cụ và giải pháp
thực hiện chính sách nhằm xây dựng đội ngũ viên chức đồng bộ, có
chất lượng, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng. Chính vì lẽ
đó, có thể khẳng định rằng chất lượng viên chức luôn gắn liền với
hện thống chính sách viên chức.
Vận dụng phương pháp luận khoa học chính sách công, luận
văn đã đi sâu phân tích, đánh giá “Thực hiện chính sách phát triển
viên chức từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh”. Với
mong muốn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây
dựng, ban hành và thực hiện chính sách đối với viên chức hiện nay

được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn, điều
kiện tài chính có hạn nên phạm vi nghiên cứu còn giới hạn trên một
quận. Do đó, mặc dù đã cố gắng hết sức dành mọi nguồn lực để hoàn
thành luận văn, kết quả thu được là khả quan, song do kinh nghiệm
chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy,
học viên rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý thầy, cô
giáo, các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.

23


×