Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tập và nhận định Luật môi trường có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.17 KB, 18 trang )

NHẬN ĐỊNH VÀ BÀI TẬP LUẬT MÔI TRƯỜNG
(có đáp án)

48. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
Nhận định SAI
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng,
giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công
nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng
khác.
Trong đó chỉ có sản xuất là rừng trồng mới có thể có chủ rừng đồng thời là chủ sở
hữu.
Các loại rừng khác chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ; còn chủ sở hữu rừng
do Nhà nước đại diện.
CSPL: Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Câu 49. Chỉ có UBND các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ, phát triển rừng.
Nhận định SAI.
Vì chủ thể có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng không
chỉ có UBND các cấp mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng có thẩm quyền lập
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
CSPL: Điều 17 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
50. Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản
xuất kinh doanh.
Nhận định ĐÚNG
Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không
thu tiền sử dụng rừng đối với tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng.
CSPL: Điểm a Khoản 3 Điều 24 Luật BVVPTR 2004
Câu 51. Chỉ có ban quản lý mới được giao rừng phòng hộ.
Nhận định SAI.



Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý
rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh
sống tại đó.
Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở
lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng
hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng thì phải có Ban quản lý, còn những khu rừng
phòng hộ còn lại thì Nhà nước sẽ giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.
CSPL : Khoản 2 Điều 24, Khoản 2 Điều 46 LBVVPTR 2004
52. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được nhà nước giao rừng để sản
xuất kinh doanh.
Nhận định SAI
Chỉ có cá nhân nước ngoài trong trường hợp họ là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp
luật về đầu tư mới có thể được nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử
dụng rừng.
Tổ chức nước ngoài không được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh.
CSPL: Điểm c Khoản 3 Điều 24 LBVVPTR 2004
53. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ
được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
Nhận định SAI.
Pháp luật có quy định về những trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước
thu hồi rừng.
CSPL: Khoản 3 Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
54. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý,
hiếm thuộc nhóm IA, IB.
Nhận định SAI
Các loài thực vật rừng IA, các loài động vật rừng IB nghiêm cấm khai thác, sử dụng
vì mục đích thương mại. Pháp luật quy định thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được
khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho

nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo).
Như vậy, gây nuôi với các mục đích bảo vệ, duy trì nòi giống hay để nghiên cứu
khoa học, pháp luật không có điều khoản quy định cấm.
CSPL: Khoản 1 Điều 6 Nghị định 32/2006.


55. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật nguy cấp,
quý hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật.
Nhận định SAI
Pháp luật chỉ nghiêm cấm chế biến, kinh doanh, động vật rừng, thực vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm Nhóm I A, I B từ tự nhiên và sản phẩm của chúng vì mục đích thương
mại.
Pháp luật còn quy định trường hợp được phép chế biến, kinh doanh vì mục đích
thương mại đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 9 NĐ 32/2006
CSPL: Điều 9 NĐ 32/2006
56. Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có
quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
Nhận định SAI.
Mọi trường hợp động vật rừng đe doạ xâm hại tài sản hoặc tính mạng của nhân dân phải áp
dụng trước các biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng.
Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trực tiếp tấn công đe doạ đến tính mạng
nhân dân ở ngoài các khu rừng đặc dụng thì báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét,
quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân. Chủ tịch UBND
cấp huyện phải trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
trong trường hợp này. Đối với 1 số động vật đặc biệt quý hiếm theo Khoản 2 điều 11 Nghị
định 32/2006 thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phép áp dụng biện pháp bẫy, bắn
tự vệ sau khi đã có sự đồng ý của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Tài
nguyên và môi trường.
CSPL: Khoản 1, Khoản 2 Điều 11 NĐ 32/2006
57. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Nhận định SAI
Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản ngoài Nhà nước còn sở hữu của hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức.
-

Sở hữu nhà nước: đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và
nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.

-

Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình,
cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được
Nhà nước giao hoặc cho thuê.

CSPL: Điều 3 Luật Thủy sản 2003.


58. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thuỷ sản gần bờ để đảm bảo
hiệu quả kinh tế.
Nhận định SAI
Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thuỷ sản xa bờ để đảm bảo hiệu quả
kinh tế chứ không khuyến khích đánh bắt thủy sản gần bờ. Nếu khuyến khích hoạt động
đánh bắt thuỷ sản gần bờ, tổ chức, cá nhân sẽ khai thác nhiều dẫn đến khai thác quá mức
làm cạn kiệt và suy yếu hệ sinh thái gần bờ. Khi đánh bắt thuỷ sản xa bờ, nguồn thuỷ sản
dồi dào hơn, đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn mà còn giữ được nguồn thuỷ sản gần bờ.
CSPL: Điều 11, Điều 12 Luật Thuỷ sản 2003.
59. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định
của Luật thủy sản.
Nhận định SAI
Trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử

dụng tàu cá thì không phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản.
CSPL: Khoản 1 Điều 16 Luật thủy sản 2003
60. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
Nhận định SAI.
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển
thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử
dụng, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất;
mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
Theo đó tài nguyên nước là những dạng tồn tại cụ thể của nước ở một khâu nào đó
trong chu trình nước mà thôi (dạng lỏng). Tuy nhiên, không phải tất cả nguồn nước ở thể
lỏng đều là tài nguyên nước, ví dụ nước nóng, nước khoáng thiên nhiên do Luật Khoáng
sản điều chỉnh, nước đã qua khai thác, sử dụng cũng không phải là tài nguyên nước theo
quy định của Luật Tài nguyên nước.
CSPL: K1, K2 Đ2 Luật Tài nguyên nước, Điều 1 Luật Khoáng sản
61. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép xả thải.
Nhận định SAI
Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ
không phải xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.


CSPL: Khoản 3, Khoản 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước.
Câu 62. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
Nhận định SAI.
Không phải mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước, mà các chủ thể khai thác tài nguyên nước chỉ phải nộp tiền trong các
trường hợp mà pháp luật quy định sau đây:

- Khai thác nước để phát điện có mục đích thương mại;
- Khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông
nghiệp;
- Khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng
thủy sản tập trung với quy mô lớn.
CSPL: Khoản 1 Điều 65 Luật tài nguyên nước 2012.
63. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải kí quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường theo quy định của pháp luật.
Nhận định SAI.
Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác
khoáng sản (Khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản). Tổ chức, cá nhân chỉ phải kí quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
CSPL: Khoản 2 Điều 106 Luật BVMT, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2015/NĐ-CP.
64. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá quyền
khai thác khoáng sản.
Nhận định SAI
Ngoài thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
CSPL: Khoản 1 Điều 36, Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010.
65. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương nhiên có
quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó.
Nhận định SAI
Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản không có quyền
chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó mà chỉ có quyền chuyển nhượng


quyền khai thác khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Tổ chức, cá nhân nhận
chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.
CSPL: Khoản 3 Điều 66 Luật Khoáng sản 2010

66. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có Giấy phép khai thác khoáng
sản.
Nhận định SAI
Không phải mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có Giấy phép khai thác khoáng
sản. Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản thì không cần
Giấy phép khai thác khoáng sản, chỉ cần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
CSPL: Khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản.
67. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên điều thuộc sở hữu nhà nước.
Nhận định SAI.
Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải thuộc sở hữu nhà nước mà thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
CSPL: Điều 197 BLDS 2015.
68. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên
môn đối với tất cả các loại tài nguyên.
Nhận định SAI
Đối với tài nguyên rừng, trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên môn về bảo vệ và phát triển
rừng thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
CSPL: Khoản 2 Điều 8 Luật bảo vệ và phát triển rừng
Câu 69. Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên.
Nhận định SAI.
Nước khoáng thiên nhiên là tài nguyên khoáng sản thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật Khoáng sản. Bộ TN&MT là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về khoáng sản. Vì
vậy Bộ TN&MT là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên chứ không phải
là Bộ Công thương.
CSPL: K1 Đ19 Luật Khoáng sản.
70. Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên.
Nhận định SAI



Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc 9 đối tượng chịu thuế tài nguyên quy định tại
Luật thuế tài nguyên 2009 mới phải nộp thuế tài nguyên.
CSPL: Điều 2, Khoản 1 Điều 3 Luật thuế tài nguyên 2009.
71. Tất cả các loại rừng đều có thể được giao cho các ban quản lý.
Nhận định SAI
Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được giao cho Ban quản lý nhưng rừng sản xuất chỉ được
giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng
phòng hộ đã giao cho Ban quản lý. Trường hợp rừng sản xuất không xen kẽ trong rừng
phòng hộ đã giao cho Ban quản lý thì không được giao cho Ban quản lý.
CSPL: Điểm a Khoản 3 Điều 24 Luật BVVPTR
72. Động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm là tang vật của các vụ vi phạm đều được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đem bán đấu giá.
Nhận định SAI
Động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm và sản phẩm của chúng là tang vật của các vụ vi
phạm được quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp
luật về tố tụng hình sự.
- Thực, động vật sống tạm giữ trong quá trình xử lý phải được chăm sóc, cứu hộ phù
hợp và đảm bảo các điều kiện về an toàn.
- Thực, động vật sống tạm giữ được cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị bệnh có nguy cơ
gây thành dịch phải tiêu hủy ngay theo các quy định hiện hành của pháp luật.
CSPL: Khoản 2 Điều 10 Nghị định 32/2006.
73. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải.
Nhận định SAI
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng với tổ chức, cá nhân có hành vi xả nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên
nước nếu có xả nước thải thuộc đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thì
mới phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nếu không xả nước thải thuộc đối
tượng chịu phí bảo vệ môi trường thì không phải nộp.
CSPL: Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 2 NĐ 154/2016

74. Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ có thể xử lý hành chính.
Nhận định SAI


Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường còn có thể bị xử lý theo Bộ luật hình sự, chương
XVII phần các tội phạm về môi trường.
CSPL: Chương XVII Bộ luật Hình sự 2015.
75. Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Nhận định ĐÚNG
Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng vì khách thể bị xâm hại bao giờ cũng có sự trong lành của hệ sinh thái (ảnh hưởng đến
sức khỏe, tính mạng, tài sản,… không thể thỏa thuận trong hợp đồng). Dạng bồi thường
thiệt hại này cũng bao gồm các dấu hiệu: có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy
ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, có yếu tố
lỗi của chủ thể gây thiệt hại. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo
quy định của pháp luật về giải quyết dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có
liên quan.
CSPL: Khoản 3 Điều 161 Luật BVMT
76. Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Toà án.
Nhận định SAI
Khi có tranh chấp về môi trường, tổ chức, cá nhân không bắt buộc khởi kiện ra Tòa án mà
có thể khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
CSPL: Khoản 1, 2 Điều 162 Luật BVMT
77. Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật
Việt Nam để giải quyết.
Nhận định SAI
Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân
nước ngoài có thể áp dụng pháp luật nước ngoài nếu điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
CSPL: Khoản 4 Điều 161 Luật BVMT
Câu 78. Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.
Nhận định ĐÚNG.
Chủ thể công pháp quốc tế là thực thể đang tham gia vào những quan hệ pháp luật
quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác
những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi do chính chủ thể đó gây ra. Các chủ
thể của Công pháp quốc tế: Quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang


đấu tranh giành quyền tự quyết, các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt, còn chủ thể
của luật quốc tế về môi trường bao gồm các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế.
Như vậy chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.
79. Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm
vi chủ quyền và tài phán quốc gia.
Nhận định SAI
Luật quốc tế về môi trường gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn,
khắc phục, loại trừ những tác động xấu ra cho môi trường của mỗi quốc gia và những yếu
tố môi trường nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.
Vậy Luật quốc tế về môi trường không chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài
phạm vi chủ quyền và tài phán quốc gia mà còn điều chỉnh các yếu tố môi trường nằm
trong phạm vi chủ quyền của mỗi quốc gia nữa.
Câu 80. Tất cả các quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm
vi chủ quyền nếu hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay
lợi ích môi trường của quốc gia khác.
Nhận định SAI.
Nếu quốc gia đó không tham gia điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
thì các quy định ràng buộc trong các điều ước chỉ có hiệu lực với các nước là thành viên
của điều ước và không có hiệu lực ràng buộc với các quốc gia không tham dự điều ước. Bởi

vậy nên các quốc gia không tham gia điều ước liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường thì
nếu trong phạm vi chủ quyền cho phép thì không có cơ sở nào để cấm những hành động
của quốc gia này dù hành động đó có gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay
lợi ích môi trường của quốc gia khác.
Câu 81. Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây ra.
Nhận định SAI
Quốc gia không chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật quốc
tế gây ra mà còn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà luật quốc tế không
cấm gây ra.
82. CFC không phải là chất gây nên hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy giảm tầng
ozon
Các chất gây suy giảm tầng ozon cũng là những khí nhà kính nhưng tiềm năng làm Trái đất
nóng lên còn mạnh hơn nhiều. Chẳng hạn so với khí cacbonic, những chất CFC có tác dụng
làm nóng cao hơn cả hàng nghìn lần (nhưng vì chúng có nồng độ trong khí quyển nhỏ hơn
CO2 nhiều nên thường bị bỏ qua).


83. Các chất ODS đều có hệ số phá hủy tầng ozon giống nhau.
Nhận định SAI
Mỗi chất ODS có hệ số phá hủy tầng ozon (ODP) khác nhau. Hệ số phá hủy tầng Ôzôn của
các chất CFC cao nhất nên theo Nghị định thư Montreal CFC được giới hạn sản xuất hoàn
toàn vào 1996. Do có hệ số phá hủy tầng ozone thấp hơn, thời gian giới hạn sản xuất và sử
dụng HCFC chậm hơn (đến 2040 sẽ giới hạn sản xuất hoàn toàn).
Hệ số phá hủy tầng Ôzôn (Ozone Depletion Potential - ODP) tham khảo:
CFC-11

1

CFC-12


1

CFC-113

0.8

CFC-115

0.6

HCFC-22

0.055

HCFC-123

0.02

HCFC-124

0.022

HCFC-142b 0.065

HCFC-225ca 0.025

Halon 1301 10

Carbon Tetrachloride 1.1


Methyl Bromide

0.6

CSPL: Điều 2A, Điều 2F Nghị định thư Montreal
84. Các quốc gia thành viên Công ước Khung đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính
giống nhau.
Nhận định SAI
Các quốc gia thành viên Công ước Khung không có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính giống
nhau. Ở đây có sự phân biệt, ưu tiên, mục tiêu tuỳ vào hoàn cảnh, sự phát triển của khu
vực, quốc gia.
Ví dụ: Giữa nước phát triển và nước đang phát triển thì nước phát triển thường cắt giảm khí
nhà kính nhiều hơn so với nước đang phát triển.
CSPL: Điều 4 Công ước Khung
Câu 85. Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ
những giống loài hoang dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán cây, con vật
sống nằm trong danh mục.
Nhận định SAI.
Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ những giống
loài hoang dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán vật mẫu nằm trong danh mục.
Các vật mẫu này là bất kỳ một thực vật hay động vật nào dù sống hay chết.
CSPL: Khoản b Điều I Công ước CITIES
86. Công ước CITES cấm hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục.
Nhận định SAI.


Công ước CITES chỉ cấm hoạt động buôn bán các mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I,
II, III. Còn các hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục Công ước CITES không
cấm.

CSPL: Khoản 4, Điều II Công ước CITES
Câu 87. Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Uỷ ban di sản thế giới sẽ đưa
hoặc không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.
Nhận định SAI.
Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, ngoài khả năng sẽ đưa hoặc không
đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới vào danh sách di sản thế giới thì Uỷ ban
di sản thế giới còn có thể đưa ra quyết định tiếp tục xem xét nếu thấy tài sản mà hồ sơ đề cử
vẫn còn những vấn đề mà cần tiếp tục thẩm định.
CSPL: Khoản 2 Điều 13 Công ước về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Bài tập 2
Bài tập này áp dụng Nghị định 155/2016
a. Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý.
Công ty G bị xử phạt về hành vi xả nước thải chứa các thông số môi trường thông thường
vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 05 lần ra sông VC.
(Lượng nước thải phát sinh 480 m 3 /ngày đêm, chứa thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải).
b. Xác định hình phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G phải thực
hiện? Cho biết CSPL.
Hình phạt chính: Phạt tiền 340 triệu đồng
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 4, Điểm k Khoản 5 Điều 13 NĐ 155/2016
Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 30
ngày.
CSPL: Điểm c Khoản 3 Điều 4, Điểm a Khoản 9 Điều 13 NĐ 155/2016
+ Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường.
CSPL: Điểm m Khoản 3 Điều 4, Điểm c Khoản 9 Điều 13 NĐ 155/2016



c. Công ty G. phải chấp nhận hình phạt chính với mức tiền phạt 340 triệu đồng là
đúng hay sai? Tại sao?
Công ty G. phải chấp nhận hình phạt chính với mức tiền phạt 340 triệu đồng là ĐÚNG.
Theo Điểm k Khoản 5 Điều 13 NĐ 155/2016/NĐ-CP thì hành vi xả nước thải chứa các
thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 05
lần bị phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng
nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ).
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền
với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Ở đây, hành vi xả thải của công ty G. chịu mức phạt 170.000.000 đồng x 2 = 340.000.000
đồng là hợp lý.
CSPL: Điểm k Khoản 5 Điều 13, Khoản 1 Điều 5 NĐ 155/2016/NĐ-CP
d. Quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ký là đúng thẩm quyền hay không? Tại
sao?
Quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ký là ĐÚNG thẩm quyền.
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 48 NĐ 155/2016/NĐ-CP thì Chủ tịch UBND tỉnh có quyền
phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân,
2.000.000.000 đồng với tổ chức. Trường hợp này Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định trên
là đúng thẩm quyền.
CSPL: Điểm b Khoản 3 Điều 48 NĐ 155/2016/NĐ-CP
e. Biện pháp buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ môi trường có cần thiết áp dụng khi xử phạt công ty G không? Tại
sao?
Biện pháp buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ môi trường không cần thiết áp dụng khi xử phạt công ty G. Bởi hành vi xả
thải này của công ty G. khó xác định số tiền bất hợp pháp có được.
CSPL: Điểm b Khoản 7 Điều 13 NĐ 179/2013.
Bài tập 3.
a. Dự án trên có thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) không? Tại
sao?

Dự án trên (xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường công suất 500 tấn/ngày
đêm) thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Dự án này thuộc đối tượng quy định tại Mục 45, Phụ Lục II, Nghị định 18/2015 là đối
tượng phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động.


(500 tấn/ngày > 10 tấn)
CSPL: Khoản 1 Điều 18 Luật BVMT; Mục 8 Phụ Lục III Nghị định 18/2015
b. Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt ĐTM? Tại sao?
Dự án trên thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Mục 8 Phụ Lục III Nghị định 18/2015.
500 tấn/ngày đêm > 250 tấn/ ngày đêm.
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
CSPL: Điều 24, Điều 25 Luật BVMT, Mục 8 Phụ Lục III Nghị định 18/2015
c. Những nghĩa vụ nào ông A phải thực hiện theo quy định pháp luật môi
trường khi đầu tư cho dự án trên?
Những nghĩa vụ ông A phải thực hiện theo quy định pháp luật môi trường khi đầu tư cho dự
án trên:
- Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp,
công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
- Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát
môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai
tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá
tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo vệ môi
trường.
- Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử

lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến
hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10) ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm
không quá sáu (06) tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp
thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan đến phạm vi, quy
mô, công suất, công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
CSPL: Điều 16 NĐ 18/2015
Bài tập 4:


a. Công ty S phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? Tại sao?

Công ty S phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý:
+ Trách nhiệm hành chính: vì có hành vi vi phạm pháp luật hành chính: không lập lại báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định, xử lý chất thải nguy hại vượt
quá khối lượng quy định trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, xả nước thải có chứa các
thông số môi trường không nguy hại vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
từ 2.5 lần với lượng nước thải là 9.000 m3/ ngày (24h).
CSPL: Khoản 2 Điều 1 NĐ 155/2016
+ Trách nhiệm dân sự: bồi thường thiệt hại về môi trường.
CSPL: Điểm b Khoản 3 Điều 164 Luật BVMT
b. Hãy xử lý các hành vi vi phạm của công ty S.

Giả sử dự án của công ty S là dự án xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại, dự án này
thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Xử lý hành vi vi phạm công ty S:
- Không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định:
+ Hình phạt chính: Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng x 2

CSPL: Điểm o Khoản 2 Điều 9 NĐ 155/2016
+ Có thể phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở.
CSPL: Điểm a Khoản 4 Điều 9 NĐ 155/2016
- Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại:
+ Hình phạt chính: Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng x 2
CSPL: Điểm d Khoản 5 Điều 23 NĐ 155/2016
+ Có thể phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 03
tháng đến 06 tháng.
CSPL: Điểm b Khoản 9 Điều 23 NĐ 155/2016
+ Có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn ấn định.
CSPL: Điểm c Khoản 10 Điều 23 NĐ 155/2016


- Xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2.5 lần với lượng nước thải là 9.000 m3/ ngày:
+ Hình phạt chính: Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng x 2
CSPL: Điểm y Khoản 3 Điều 13 NĐ 155/2016
+ Có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn ấn định, Buộc chi trả kinh phí trưng cầu
giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường.
CSPL: Điểm a, c Khoản 9 Điều 13 NĐ 155/2016
c, Ai có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm của công ty S? Tại sao.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ
Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định 155/2016 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi
phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp
02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Ở đây, có hành vi bị phạt tiền lên tới 700.000.000 đồng nên thẩm quyền xử phạt thuộc về
Chủ tịch UBND tỉnh A

CSPL: Điểm b Khoản 3 Điều 48 NĐ 155/2016
Bài tập 5
a, Công ty X có phải thực hiện ĐTM không? Vì sao?
Theo Điều 18 Luật bảo vệ môi trường và theo mục 47 phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐCP thì dự án này là xây dựng nhà máy luyện kim sử dụng phế liệu nên phải lập báo cáo
ĐTM.
CSPL: Mục 47 phụ lục II Nghị định số 18/2015
b, Nếu có thì công ty X muốn tự lập báo cáo ĐTM thì có được không? Cơ quan nào sẽ
có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM nêu trên?
Theo Khoản 1 Điều 19 Luật bảo vệ môi trường thì Công ty X có quyền tự mình hoặc thuê
tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo ĐTM. Công ty X có
thể tự lập báo cáo ĐTM khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 13 NĐ 18/2015.
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM trên là UBND TP. H.
CSPL: Khoản 4 Điều 23 Luật BVMT
c, Giả sử trong quá trình thực hiện dự án công ty X muốn đăng ký bổ sung thêm
ngành nghề cán, kéo kim loại cho dự án. Công ty có phải thực hiện thêm thủ tục pháp
lý nào về môi trường không? Vì sao?


Công ty X muốn đăng ký bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại cho dự án. Nếu có
xây dựng cơ sở cán, kéo kim loại công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên thì thuộc
trường hợp bổ sung hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng
thuộc mục 48 Phụ lục II Nghị định 18/2015 nên phải lập lại báo cáo ĐTM.
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 15 NĐ 18/2015
Nếu bổ sung ngành nghề cán, kéo kim loại không thuộc trường hợp lập lại báo cáo ĐTM
như trên thì phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
CSPL: Khoản 1 Điều 18 NĐ 18/2015
d, Công ty X phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào về môi trường?
Công ty X phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
- Phí bảo vệ môi trường: đối với nước thải
CSPL: Điều 148 Luật BVMT


Bài tập 6
a, Ông H có phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 4
không? Vì sao?
Ông H phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 4 vì có quy mô
diện tích nhà hàng phục vụ 500m2 > 200m2 thuộc trường hợp không phải lập báo cáo ĐTM
và phải lập kế hoạch BVMT.
CSPL: Khoản 2 Điều 29 Luật BVMT, Điểm b Khoản 1 Điều 18
b, Kế hoạch BVMT trên có bắt buộc phải đăng ký không? Nếu đăng ký thì cơ quan
nào có thẩm quyền xác nhận. CSPL
Kế hoạch BVMT trên bắt buộc phải đăng ký.
CSPL: Điều 31 Luật BVMT
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trên là Ủy ban nhân dân
Quận 1.
CSPL: Khoản 2 Điều 32 Luật BVMT
c, Dự án này phải lập báo cáo ĐTM hay kế hoạch BVMT? Vì sao?
Dự án này phải lập báo cáo ĐTM vì thuộc Mục 77 Phụ lục II NĐ 18/2015: Dự án xây dựng
cơ sở nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước 15 ha > 10 ha


Bài tập 7
a, Công ty có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Vì sao?
Công ty phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu dự án đầu tư xây dựng cơ sở
sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tô tại Quận TB, thành phố H có công suất từ 500 ô tô/năm trở
lên (thuộc mục 52 Phụ lục II Nghị định 18/2015).
Nếu dự án đầu tư có công suất < 500 ô tô/năm thì không phải lập báo cáo ĐTM (phải lập
kế hoạch BVMT).
CSPL: Khoản 1 Điều 18 Luật BVMT, mục 52 Phụ lục II Nghị định 18/2015
b, Giả sử sau khi được cấp phép hoạt động, trong quá trình sản xuất Công ty có phát
sinh một lượng lớn chất thải nguy hại nhưng Công ty chưa biết phải xử lý như thế nào

cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cho biết Công ty sẽ thực hiện yêu cầu nào
theo quy định của pháp luật môi trường? Công ty có thể làm gì để giải quyết khối
lượng chất thải nguy hại phát sinh nêu trên, biết rằng hiện tại Công ty không có Giấy
phép xử lý chất thải nguy hại?
Trường hợp 1: Công ty phải đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên
và Môi trường để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, quy định tại điểm
a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2015. Sau đó, lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký
với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, được quy định tại Khoản 1
Điều 90 Luật BVMT để xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Trường hợp 2: Căn cứ Điều 91 Luật BVMT, trước khi xử lý chất thải nguy hại, Công ty
phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường,
trường hợp không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, chất thải nguy hại phải
được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng nhằm đảm bảo không tác động xấu
đến con người và môi trường. Công ty không có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, công
ty phải có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại, tự chịu trách nhiệm về việc
phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý, đây là
trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại, quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định
38/2015.

Bài tập 8
a, Công ty X có thể xác lập quyền sử dụng rừng trong trường hợp này thông qua
những cách thức nào?
- Giao rừng: Theo Điểm b Khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng thì Nhà nước
giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế.


Việc giao rừng có thu tiền sử dụng rừng phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng rừng. Trường
hợp khu rừng sản xuất chỉ có một tổ chức đề nghị được giao rừng thì không phải tổ chức
đấu giá

CSPL: Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ và phát triển rừng , Điều 20 NĐ 23/2006
- Thuê rừng: Theo Khoản 3 Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng thì Nhà nước cho tổ
chức kinh tế thuê rừng sản xuất trả tiền hàng năm để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái - môi trường.
Việc cho thuê rừng phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng rừng. trường hợp khu
rừng chỉ có một tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chức
đấu giá.
CSPL: Khoản 4 Điều 22 NĐ 23/2006
Để được giao rừng, cho thuê rừng; nhu cầu sử dụng rừng của công ty phải được thể hiện
trong dự án và văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
CSPL: Điểm a Khoản 3 Điều 19 NĐ 23/2006
b, Giả sử công ty X làm hồ sơ xin được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng. Hỏi cơ
quan nào có thẩm quyền giao rừng trong trường hợp này? Nếu cần thu hồi lại thì cơ
quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi? Nêu rõ CSPL
Công ty X là doanh nghiệp trong nước xin giao rừng nên cơ quan có thẩm quyền giao rừng
trong trường hợp này là Ủy ban nhân dân tỉnh LA.
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó. Cơ
quan có thẩm quyền thu hồi sẽ là UBND tỉnh LA
CSPL: Điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật BVVPTR.
c, Giả sử công ty X muốn khai thác gỗ tràm trong rừng để bán và sản xuất bàn ghế
phục vụ du khách thì có được không? Nếu được thì điều kiện như thế nào?
Rừng tràm trên thuộc rừng sản xuất là rừng tự nhiên, có thể được khai thác gỗ. Điều kiện
khái thác là khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế khai thác phù hợp với phương án điều chế
rừng hoặc phương án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh rừng được Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh phê duyệt.
CSPL: Điểm d Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 56 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004




×