Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Ứng dụng công nghệ BIM 4d trong lập tiến độ thi công công trình xây dựng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

NGUYỄN VĂN ĐẠI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM 4D
TRONG LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

NGUYỄN VĂN ĐẠI
KHÓA: 2013-2015

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM 4D
TRONG LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN


Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS. TRỊNH QUANG VINH
2.TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà
trường, quý thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô
Khoa Sau đại học đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến TS. Trịnh Quang Vinh,TS.
Nguyễn Văn Đức, các thầy đã tận tình trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tiểu ban luận văn đã cho tôi
những góp ý quý báu để hoàn chỉnh Luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và gửi lời cảm ơn tới
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện Luận văn.
Mặc dù rất cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế
và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn đồng
nghiệp!


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Đại


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Đại


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài:........................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu. ..................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 5
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 5

NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM TRONG
XÂY DỰNG. ................................................................................................. 6
1.1. Khái quát về công nghệ BIM .......................................................... 6
1.1.1. Giới thiệu về công nghệ BIM. ................................................... 6
1.1.2. Tình hình sử dụng công nghệ BIM ở các nước trên thế giới và
Việt nam. ............................................................................................ 10
1.2. Lợi ích của công nghệ BIM, BIM 4D trong xây dựng. .................. 15
1.2.1. Lợi ích của công nghệ BIM trong xây dựng. .............................. 15


1.2.2. Lợi ích của công nghệ BIM 4D trong việc mô phỏng tiến độ thi
công xây dựng...................................................................................... 19
1.3. Những hạn chế trong ứng dụng công nghệ BIM ở Việt nam. ........ 24
1.3.1. Hạn chế về mặt kỹ thuật, công nghệ........................................ 24
1.3.2. Hạn chế về con người. ............................................................ 25
1.3.3. Hạn chế về mặt tổ chức, pháp lý. ............................................ 26
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM
4D TRONG LẬP VÀ MÔ PHỎNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG.... 27
2.1. Cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ BIM trong xây dựng. .... 27
2.1.1. Công nghệ mô hình 3D CAD thông thường. ....................... 27
2.1.2. Hạn chế của hệ thống CAD hai chiều...................................... 28
2.1.3. So sánh quá trình làm việc giữa ba chiều BIM với hai chiều
CAD hiện nay. .................................................................................... 29
2.1.4. Công nghệ mô hình BIM 4D trong lập tiến đột thi công xây
dựng. ................................................................................................ 31
2.1.5. Các công cụ ứng dụng trong lập và mô phỏng tiến độ thi công
BIM 4D............................................................................................... 32
2.2. Cơ sở khoa học của lập và mô phỏng tiến độ thi công xây dựng. .. 34
2.2.1. Các phương pháp lập tiến độ thi công xây dựng ở Việt nam. .. 34

2.2.2. Điều hòa nguồn lực và điều chỉnh tiến độ thi công.................. 39
2.3. Cơ sở pháp lý và thực tiễn của ứng dụng công nghệ BIM 4D trong
lập và mô phỏng tiến độ thi công xây dựng............................................. 42
2.3.1. Cơ sở pháp lý về lập và quản lý tiến độ thi công. .................... 42
2.3.2. Cơ sở thực tiễn cho việc ứng dụng công nghệ BIM trong xây
dựng. ................................................................................................ 45


2.3.3. Ứng dụng công nghệ BIM 4D trong lập và mô phỏng tiến độ thi
công xây dựng . ................................................................................... 46
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM 4D TRONG LẬP
VÀ MÔ PHỎNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. ..... 53
3.1. Khắc phục những hạn chế ứng dụng công nghệ BIM trong dự án xây
dựng tại Việt nam. .................................................................................. 53
3.1.1. Lựa chọn nhà quản lý BIM (BIM Manager) .............................. 53
3.1.2. Xác định dự toán về chi phí và thời gian cho việc sử dụng phần
mềm BIM. ........................................................................................... 54
3.1.3. Xây dựng kế hoạch ứng dụng BIM. ........................................ 55
3.1.4. Đào tạo BIM Manager. ........................................................... 56
3.1.5. Tạo lập các cơ sở nguồn.......................................................... 56
3.1.6. Phân tích đánh giá và điều chỉnh quá trình thực hiện. ............. 56
3.1.7. Cập nhật các phần mềm mới và xu hướng mới. ...................... 57
3.2. Trình tự các bước ứng dụng công nghệ BIM 4D lập và mô phỏng
tiến độ thi công....................................................................................... 58
3.2.1. Xây dựng mô hình thiết kế 3D. ............................................... 59
3.2.2. Tập hợp các dữ liệu từ mô hình thiết các bộ môn. ................... 60
3.2.3. Phân chia các nhóm công việc trong công trình. ..................... 61
3.2.4. Trích xuất khối lượng các công việc và gán tài nguyên cho tiến
độ.
................................................................................................ 62

3.2.5. Tạo lập và mô phỏng quá trình thi công 4D. ........................... 64
3.2.6. Phát hiện và kiểm tra xung đột. ............................................... 65
3.3. Ứng dụng thử nghiệm trên công trình xây dựng ............................ 67


3.3.1. Xây dựng mô hình kiến trúc (Architecture), Kết cấu (Structure),
Điện nước (MEP). ............................................................................... 67
3.3.2. Trích xuất khối lượng các công tác và lập tiến độ trên Project. 70
3.3.3. Tổ hợp và mô phỏng 4D. ........................................................ 72
3.3.4. Phát hiện và kiểm tra xung đột. ............................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 84
Kết luận:....................................................................................................... 84
Kiến nghị: .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các từ viết tắt
BIM

Nội dung
Building Information Modeling
(Mô hình thông tin xây dựng)

BQLDA

Ban quản lý dự án

CĐT


Chủ đầu tư

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐVTV

Đơn vị tư vấn

CTXD

Công trình xây dựng

DA

Dự án

DAXD

Dự án xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

ĐVTC

Đơn vị thi công


GPMB

Giải phóng mặt bằng

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLDA

Quản lý dự án

TVTK

Tư vấn thiết kế

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng,
biểu


Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1

Một số nhà cung cấp các phần mềm BIM

09


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mô hình luồng dữ liệu BIM

07

Hình 1.2

Sơ đồ tổng quát về BIM

08


Hình 1.3

Dự án Cầu Cao Lãnh ứng dụng công nghệ BIM

14

Hình 1.4

Dự án Cầu Rào II – Hải Phòng ứng dụng công
nghệ BIM

14

Hình 1.5

BIM trong thiết kế kiến trúc.

21

Hình 1.6

Thể hiện các lớp cấu tạo

21

Hình 1.7

BIM trong triển khai kết cấu.


23

Hình 1.8

BIM trong triển khai MEP (điện nước)

23

Hình 2.1

Mô hình 3D CAD thông thường

27

Hình 2.2

Mô hình 4D tương ứng từ mô hình 3D

32

Hình 2.3

Chi tiết công tác trong một tiến độ thi công

35

Hình 2.4

Tiến độ ngang trong của một dự án


36

Hình 2.5

Tiến độ thi công sử dụng LoB

37

Hình 2.6

Sơ đồ mạng của một dự án

39

Hình 2.7

Biểu đồ nhân lực của dự án

40

Hình 2.8

Tiến độ thi công được lập từ Microsoft Project

42

Hình 2.9

Mô hình mô phỏng 4D


50

Hình 2.10

Tiến độ tương ứng với mô phỏng 4D

51

Hình 2.11

Tiến độ tương ứng với từng thời điểm

52

Hình 3.1

Mô phỏng tiến độ thi công

64

Hình 3.2

Thông tin xung đột

66

Hình 3.3

Hình ảnh xung đột


66

Hình 3.4

Mặt đứng công trình

68


Hình 3.5

Phối cảnh kiến trúc công trình

68

Hình 3.6

Mô hình kết cấu công trình

69

Hình 3.7

Mô hình MEP

70

Hình 3.8

Tiến độ lập trong Project


71

Hình 3.9

Nhập tiến độ từ Project

71

Hình 3.10

Tiến độ thể hiện trong Naviswork

72

Hình 3.11

Tiến độ nhập trực tiếp trong Naviswork

72

Hình 3.12

Tiến độ thi công tại từng thời điểm

75

Hình 3.13

Phần trăm công việc hoàn thành tại từng thời

điểm

76

Hình 3.14

Thời điểm hoàn thành công trình

77

Hình 3.15

Dò tìm xung đột không gian

78

Hình 3.16

Kết quả phát hiện xung đột

79

Hình 3.17

Xung đột 1

80

Hình 3.18


Xung đột 2

81

Hình 3.19

Xung đột 3

82


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thực tế cho thấy các dự án xây dựng chịu áp lực ngày càng tăng đối
với chủ đầu tư về việc bàn giao dự án đúng tiến độ cũng như đảm bảo chất
lượng công trình. Để thỏa mãn yêu cầu này, các nhà thầu phải tìm tòi, khám
phá các phương án thi công khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu nhất,
nhằm đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ và chất lượng công trình, hạn
chế tối đa các sai sót trong quá trình thi công.
Phương pháp phổ biến để lập tiến độ thi công là phương pháp đường
găng (CPM) – còn một vài hạn chế. Theo phương pháp này, các nhà hoạch
định thi công phân chia dự án thành nhiều công tác tương ứng với một hoặc
nhiều bộ phận của công trình, mỗi công tác được thể hiện trong một sơ đồ
ngang hay sơ độ mạng nhằm thể hiện tiến độ của dự án, nhưng tiến độ chi tiết
không thường xuyên được cập nhật trong suốt quá trình thi công và do đó hạn
chế chức năng hoạch định và kiểm soát dòng công việc trong suốt quá trình
thi công.
Các công cụ hoạch định tiến độ thi công truyền thống như sơ đồ ngang

(bar chart), sơ đồ mạng (network diagram) chưa thể hiện, truyền đạt đủ không
gian và thời gian ngữ cảnh và các khía cạnh của tiến độ thi công một cách có
hiệu quả. Mô hình BIM 4D đưa ra một phương pháp thể hiên tiến độ thi công
của dự án một cách trực quan hơn, chính xác hơn. Quá trình thi công có thể
được nhìn thấy một cách trực quan tương ứng với thời gian và tài nguyên
được sử dụng. Sử dụng công nghệ BIM 4D cho một cái nhìn xuyên suốt về
các tiến độ của dự án trong quá trình thi công, qua đó giúp các nhà thầu xem
xét lựa chọn phương án thi công cũng như tiến độ cụ thể cho phương án đó.


2

Công nghệ BIM mang lại rất nhiều lợi ích trong quá trình xây dựng và
vận hành công trình nhưng trong phạm vi của luận văn chỉ đề cập tới một
phần của ứng dụng công nghệ BIM là ứng dụng công nghệ BIM 4D để lập và
mô phỏng tiến đô thi công công trình xây dựng, phát hiện xung đột trong thi
công, để phần nào thấy được những lợi ích mà công nghệ BIM mang lại đối
với ngành xây dựng hiện nay.
Các mục tiêu về chi phí, tiến độ và chất lượng là các yếu tố chính cho
một dự án xây dựng thành công . Việc nhận ra các phương án thi công thích
hợp nhằm đảm bảo tính liên tục và tức thời của dòng tài nguyên theo từng giai
đoạn và từng vị trí trên công trường sẽ là nhân tố chính trong sự thành công
của dự án thi công. Bên cạnh đó, việc mô phỏng quá trình thi công nhằm dự
đoán các vấn đề có thể xảy ra khi tiến hành thi công thực tế trên công trường
sẽ giúp ta hạn chế các rủi ro cố hữu.
Để đảm bảo thành công và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng gắt
gao của chủ đầu tư, các dự án xây dựng cần được hoạch định, quản lý một
cách chặt chẽ và cần phải có sự liên kết chia sẻ thông tin một cách nhanh
chóng, đồng thời của các đợn vị tham gia dự án cũng như các thành viên
trong đội ngũ quản lý dự án. Sử dụng công nghệ 4D kết hợp đồng thời với các

phương pháp lập tiến độ thông thường sẽ giúp người quản lý có một cái nhìn
trực quan về những diễn biến bên trong của công trình và tìm ra cũng như giải
quyết kịp thời những tranh chấp xảy ra bên trong nó.
Đề tài được thực hiện với mong muốn giúp các chủ đầu tư, nhà thầu,
các đơn vị quản lý dự án hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có thêm thông tin
về một công cụ mới được áp dụng trong công tác hoạch định và quản lý dự án
xây dựng và các lợi ích mà nó mang lại, đồng thời cho thấy những khó khăn


3

vấp phải cũng như những việc cần thực hiện để có thể ứng dụng thành công
công nghệ này vào trong dự án cụ thể. Từ đó, các công ty sẽ có những kế
hoạch, biện pháp cũng như có những chuẩn bị thích hợp hoặc xem xét cẩn
thận trước khi quyết định áp dụng công nghệ mới này. Bên cạnh đó, yếu tố
thành công cho việc áp dụng công nghệ BIM-4D vào trong hoạch định và
quản lý dự án tìm được trong nghiên cứu này sẽ có thể là thông số đầu vào
cho một nghiên cứu ứng dụng một mô hình khép kín cho một dự án xây dựng
từ giai đoạn thiết kế kiến trúc đến giai đoạn thi công, hoàn thành dự án xây
dựng mô hình 4D BIM (Building Information Modeling).
Mục đích nghiên cứu.
Mục tiêu của nghiên cứu là từng bước ứng dụng được công nghệ BIM
vào quá trình quản lý dự án cho nhà thầu.
Nghiên cứu ứng dụng tự động hóa trong tính toán khối lượng các hạng
mục công trình từ mô hình 3D nhằm phục vụ công tác lập dự toán và lập tiến
độ dự án, hạn chế tối đa sai sót so với tính toán thủ công.
Xây dựng mô hình mô phỏng quá trình thi công 4D giúp nhà thầu, chủ
đầu tư có thể hình dung trực quan nhất về quá trình thi công sẽ diễn ra tại
công trình, qua đó phát hiện được các xung đột trong quá trình thi công để có
thể đề ra các biện pháp thi công hợp lý cho công trình.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các ứng dụng của công nghệ BIM
4D trong lập và mô phỏng tiến độ thi công các công trình xây dựng.


4

- Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng một số công cụ của công nghệ BIM ứng
dụng cho nhà thầu thi công và đơn vị tư vấn quản lý dự án trong việc tạo lập
và mô phỏng quá trình thi công, kiểm soát sự hợp lý và các xung đột trong
quá trình thi công cho một công trình xây dựng.
Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các phương pháp lập tiến độ thi công ở Việt nam, từ đó
nêu ra các ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp.
- Nghiên cứu các công nghệ mô hình ứng dụng trong xây dựng hiện nay
qua đó là cơ sở cho việc ứng dụng mô hình 4D trong lập tiến độ thi công xây
dựng và phát hiện xung đột trong xây dựng.
* Thực hành thực tiễn:
Qua một dự án cụ thể, thực hiện trình tự các bước lập và mô phỏng
tiến độ thi công cho công trình bao gồm:
- Xây dựng mô hình kiến trúc (Architecture), kết cấu (Structure), điện
nước(ME).
- Tập hợp các dữ liệu từ mô hình thiết kế trong một Centure File (Dữ
liệu tổng hợp)
- Phân chia các nhóm đầu việc trong cùng một công tác.
- Trích xuất khối lượng các công tác làm cơ sở cho lập dự toán và tiến
độ thi công trong Project.
- Tạo lập mô phỏng quá trình thi công 4D từ dữ liệu trong Project.
- Kiểm tra xung đột không gian giữa các cấu kiện công trình, giữa các

bộ phận của hệ thống để cảnh báo sớm tới tư vấn thiết kế và nhà thầu thi
công.


5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn đã nêu ra những lợi ích mang lại khi mô phỏng quá trình thi
công 4D cho nhà thầu thi công trong việc rà soát các xung đột không gian
giữa các cấu kiện công trình, giữa các bộ phận của hệ thống…
- Luận văn cũng nêu ra trình tự các bước ứng dụng công nghệ BIM tại
Việt nam và các bước tạo lập và mô phỏng tiến độ thi công 4D cho công trình
xây dựng.
Cấu trúc luận văn
Nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ứng dụng công nghệ BIM trong xây dựng..
Chương 2: Cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ BIM 4D trong lập
tiến độ thi công xây dựng.
Chương 3: Đề xuất ứng dụng công nghệ BIM 4D trong lập và mô
phỏng tiến độ thi công công trình xây dựng.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Qua nghiên cứu ứng dụng công nghệ BIM trong xây dựng cũng như
BIM 4D trong lập và mô phỏng tiến độ thi công xây dựng, đề tài rút ra một số
kết luận sau:
- Hiện nay có rất nhiều phương pháp cũng như ứng dụng mới có thể áp

dụng trong xây dựng cũng như lập biện pháp và tiến độ thi công làm nâng cao
chất lượng và giảm thiểu thời gian thực hiện. Mỗi phương pháp có những
điểm yếu và điểm mạnh riêng, vì thế tùy với điều kiện của từng đơn vị nên
lựa chọn những ứng dụng phù hợp nhất với đơn vị mình để có thể đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của chủ đầu tư.
- Công nghệ BIM là công nghệ mới nhất hiện nay nó chứa đựng những

ưu việt nhất định trong việc áp dụng vào ngành xây dựng. Vì là công nghệ
mới nên việc ứng dụng tại Việt nam sẽ gặp phải những khó khăn ban đầu. Ở
Việt nam đã có một số đơn vị đang từng bước ứng dụng công nghệ này vào
việc thiết kế cũng như thi công dự án xây dựng. Việc áp dụng thành công một
công nghệ mới sẽ cần phải có sự đầu tư về thời gian và công sức, sự quyết
tâm thay đổi của đơn vị để mang lại những lợi ích cụ thể trong việc thực hiện
dự án.
- Ứng dụng của công nghệ BIM là rất nhiều nhưng trong phạm vi của

luận văn chỉ đề cập đến việc ứng dụng một số công cụ của ứng dụng trong
việc tính toán khối lượng, tạo lập và mô phỏng quá trình thi công một công

trình xây dựng giúp nhà thầu và đơn vị quản lý dự án có thể kiểm soát được
khối lượng công việc và nhìn xuyên xuốt được dự án sẽ được xây dựng trong
tương lai, giúp bảo vệ được biện pháp thi công trước chủ đầu tư, nhưng người


85

không có nhiều thông tin về ngành xây dựng có thể nắm bắt tốt nhất về công
trình của họ trong tương lai. Qua đó phát hiện được những xung đột không
gian và những bất cập có thể gặp phải trong quá trình thi công để có biện
pháp xử lý kịp thời.
Kiến nghị:
- Để có thể ứng dụng được công nghệ BIM tại Việt nam cần có sự ủng

hộ hơn nữa của các đơn vị tổ chức hoạt động trong ngành. Các nhà trường có
thể đưa các ứng dụng của công nghệ vào việc đào tạo và định hướng giúp các
thế hệ kỹ sư, kiến trúc sư trong tương lai sẽ có những kiến thức cơ bản hơn
nữa cho việc sử dụng công nghệ mới trong xây dựng.
- Đề tài chưa nghiên cứu hết các ứng dụng của công nghệ, Cần có sự

nghiên cứu tiếp tục, cần có thêm nhiều đề tài về ứng dụng công nghệ mới để
phát triển và hoàn thiện hơn, góp phần mang lại những lợi ích thiết thực cho
ngành xây dựng tại Việt nam hiện nay.


86

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy

định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình.
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Vương Tuấn Cường ( 2014), Building Information Modeling (BIM). Bộ
môn Công nghệ và quản lý xây dựng Đại học Xây dựng.
6. Lương Đức Long (2008), Hệ thống Thông tin trong Quản lý Xây dựng.
7. Ngô Quang Tường (2003), Hỏi và Đáp Các Vấn Đề Tổ Chức Thi Công
Xây Dựng, NXB Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Phước Thiện (2014), Thiết kế kiến trúc với Revit Architecture
2014, NXB Giao Thông Vận Tải.
9. Quốc Hội (2013), Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 về Đấu thầu.
10. Quốc Hội (2014), Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 về Xây dựng
11. Trịnh Quốc Thắng (2007), Các phương pháp sơ đồ mạng, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.


87

Tiếng Anh:
13. Chuck Eastman, Paul Teicholz, Rafael Sacks, Kathleen Liston (2013),
BIM Handbook, AGuide to Building Information Modeling for Owner,
Manager, Designers. Engineer, and Contractor, John Wiley & Sons, Inc.
14. Mc Graw Hill (2014), The Business Value of BIM for Construction in
Major Global Markets, SmartMarket Report.
15. Mc Graw Hill (2014), The Business Value of BIM for Infrastructure,
SmartMarket Report.

Website:
16. />17. building-information-modeling-bim.html
18. />19. />overview



×