Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tính toán dầm chuyển bê tông cốt thép ứng lực trước trong nhà cao tầng có xét đến điều kiện thi công (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

GIANG HỒNG THẮNG

TÍNH TOÁN DẦM CHUYỂN BÊ TÔNG CỐT THÉP
ỨNG LỰC TRƯỚC TRONG NHÀ CAO TẦNG CÓ
XÉT ĐẾN ĐIỀU KIỆN THI CÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

GIANG HỒNG THẮNG
KHÓA 2013-2015

TÍNH TOÁN DẦM CHUYỂN BÊ TÔNG CỐT THÉP
ỨNG LỰC TRƯỚC TRONG NHÀ CAO TẦNG CÓ


XÉT ĐẾN ĐIỀU KIỆN THI CÔNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ THANH HUẤN

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN

Sau ba năm học tập và nghiên cứu tại lớp cao học xây dựng CH2013X1,
Khoa Sau Đại học, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, dưới sự giảng dậy của
các thầy cô và sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau Đại học, sự cố vấn và hướng
dẫn của các thầy giáo hướng dẫn, cộng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “tính toán dầm chuyển bê tông
cốt thép ứng lực trước căng sau trong nhà 15 tầng theo TCVN 5574:2012 có
xét đến điều kiện thi công”
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo Trường Đại học kiến trúc
Hà Nội, Khoa Sau Đại học và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôI trong quá trình công tác và học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Lê Thanh Huấn đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn và đưa ra nhiều ý kiến quý báu, cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho tôI trong quá trình hoàn thành luận văn.

Tác giả


Giang Hồng Thắng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình khoa học này là của riêng tôi, do tôi trực tiếp
làm dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS Lê Thanh Huấn.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên

Giang Hồng Thắng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các thuật ngữ, ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Trang
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………1
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn
Cấu trúc luận văn


NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan…………………………………………………………3
1.1. Tổng quan về dầm chuyển trong nhà nhiều tầng………….….…….3
1.1.1.Khái niệm…………………………………………………………3
1.1.2. Lịch sử phát triển và một số công trình sử dụng giải pháp dầm
trên thế giới………………………………………………………………...…3
1.1.3.Hình ảnh một số công trình sử dụng dầm chuyển trên thế giới.......5
1.1.4. Một số công trình sử dụng giải pháp kết cấu dầm chuyển tại
Việt Nam…………………………………………………………………….15
1.1.5. Phân loại dầm chuyển……………………………………………17
Chương II: Khảo sát và yêu cầu kỹ thuật thi công dầm chuyển bê tông
ứng lực trước trong nhà nhiều tầng………………………….………………19
2.1. Phân tích trạng thái làm việc của dầm chuyển qua ứng suất và
các vết nứt………………….……………….…………………….………….19
2.2. Phương pháp tính toán dầm chuyển chịu tải trọng đứng…………..23


2.3. Phương pháp tính toán dầm chuyển chịu tải trọng ngang…………23
2.4. Yêu cầu kỹ thuật thi công kết cấu BTCT ứng lực trước căng sau……24

2.4.1. Yêu cầu chung…………………………………………………...24
2.4.2.Công tác cốt thép…………………………………...…………….25
2.4.3.Công tác bê tông………………………………………………….26
2.4.4.Thi công cáp có bám dính………………………………………..26
2.4.5.Thi công cáp không bám dính (cáp có vỏ bọc)…………………..29
2.4.6.Công tác căng thép ứng lực trước………...………………….…..30
2.4.7.Công tác bịt đầu neo…………………………………..……….…32
2.4.8.Công tác an toàn nghiệm thu……………………………………..33
2.4.9.ảnh hưởng quá trình gây ứng lực trước dầm sàn đến hệ cột,

tường…………………………………………………………………………34
Chương III: Ví dụ tính toán dầm chuyển bê tông cốt thép ứng lực trước
căng sau trong nhà 15 tầng theo TCVN 5574:2012 có xét đến điều kiện
thi công……………………………………….……………………………...36
3.1. Tính toán cấu kiện chịu uốn tiết diện chữ nhật theo trạng thái giới
hạn thứ nhất………………………………………………………...……......36
3.1.1. Tính toán cấu kiện thẳng góc với trục dọc cấu kiện……………..36
3.1.2. Tính toán tiết diện nghiêng………………………………………41
3.2. Tính toán cấu kiện chịu uốn tiết diện chữ nhật theo trạng thái giới
hạn thứ hai……………..…………………………………………………….47
3.2.1. Tính toán theo sự hình thành vết nứt thẳng góc với trục
dọc cấu kiện…………………………………………………………………47
3.2.2. Tính toán độ cong của cấu kiện tại đoạn không nứt…………….49
3.3. Ví dụ tính toán……………….…………………………………………52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận……………………………………………………………….…..……90
Kiến nghị……………………………………………………………………….91

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. Thuật ngữ và ký hiệu
1.1. Thuật ngữ
Kết cấu bê tông ứng lực trước: Là kết cấu bê tông mà trong đó trước khi
đưa vào sử dụng người ta tạo ra các ứng suất nén cho bê tông nhằm mục đích
triệt tiêu toàn bộ hoặc một phần ứng suất do tải trọng và tác động sau này gây
ra.
Dầm chuyển (Transfer beams hay Transfer girders): Dầm chuyển
BTCT là một loại dầm thường có độ cứng và tiết diện hình học tương đối lớn,

có tác dụng thay đổi trạng thái làm việc của hệ kết cấu từ hệ dầm cột chịu lực
sang hệ dầm vách chịu lực hoặc hệ dầm cột nhưng với số lượng cột phía trên
dầm nhiều hơn số lượng cột phía dưới dầm.
Bó (bện) thép căng: Bao gồm một số thanh hoặc sợi thép cường độ cao
đặt thành bó đã được kéo căng tạo ứng lực trước.
Căng sau: Là công nghệ kéo căng tạo ứng lực trước được thực hiện sau
việc đổ bê tông phần kết cấu được tạo ứng lực trước.
Căng trước: Là công nghệ kéo căng tạo ứng lực trước được thực hiện
trước khi đổ bê tông phần kết cấu được tạo ứng lực trước.
Cốt thép căng Sp, S’: Là cốt thép cường độ cao đặt trong vùng kéo và
vùng nén của kết cấu.
Neo: Là thiết bị dùng để neo giữ cốt thép kéo căng sau khi tạo ứng lực
trước trong kết cấu.
Sợi thép: Là cốt thép có đường kính < 6mm
Thanh thép: Là cốt thép có đường kính ≥ 6mm
1.2. Ký hiệu
1.2.1.Các đặc trưng hình học
b
chữ I

Chiều rộng tiết diện chữ nhật; chiều rộng sườn tiết diện chữ T và


bf, bf’ Chiều rộng cánh tiết diện chữ T và chữ I tương ứng trong vùng
chịu kéo và nén.
h

Chiều cao của tiết diện chữ nhật, chữ T và chữ I.

hf, hf’ Phần chiều cao của cánh tiết diện chữ T và chữ I tương ứng trong

vùng chịu kéo và nén.
a, a’ Khoảng cách từ hợp lực trong cốt thép tương ứng S và S’ đến biên
gần nhất của tiết diện.
h0, h0’ Chiều cao làm việc của tiết diện, tương ứng bằng h-a và h-a’
x

Chiều cao vùng bê tông chịu nén

x

Chiều cao tương đối của vùng bê tông chịu nén

s

Khoảng cách cốt thép đai theo chiều dài cấu kiện

e0

Độ lêch tâm của lực dọc N đối với trọng tâm của tiết diện quy đổi

e0p Độ lêch tâm của lực nén trước P đối với trọng tâm của tiết diện quy
đổi
e0,tot Độ lêch tâm của hợp lực giữa lực dọc N và nén trước P đối với
trọng tâm của tiết diện quy đổi
e, e’ Tương ứng là khoảng cách từ điểm đặt lực dọc N đến hợp lực trong
cốt thép S và S’
es, esp’Tương ứng là khoảng cách từ điểm đặt lực dọc N và lực nén trước
P trọng tâm tiết diện cốt thép S và S’
l


Nhịp cấu kiện

l0

Chiều dài tính toán của cấu kiện chịu tác dụng của lực nén dọc

i

Bán kính quán tính của tiết diện ngang của cấu kiện đối với trọng

tâm tiết diện.
d

Đường kính danh nghĩa của thanh cốt thép

As, A’sTương ứng là diện tích tiết diện của cốt thép không căng đặt trong
vùng kéo và vung nén.
Asp, A’sp Tương ứng là diện tích tiết diện của cốt thép căng Sp, Sp’


Asw Diện tích tiết diện của cốt thép đai đặt trong mặt phẳng vuông góc
với trục dọc của cấu kiện và mặt cắt qua tiết diện nghiêng
As,inc Diện tích tiết diện của thanh cốt thép xiên đặt trong mặt phẳng
nghiêng góc với trục dọc của cấu kiện và cắt qua tiết diện nghiêng


Hàm lượng cốt thép xác định như tỷ số giữa diện tích tiết diện cốt thép

S và diện tích tiết diện ngang của cấu kiện bh0, không kể đến phần cánh chịu kéo
và nén.


A

Diện tích toàn bộ tiết diện ngang của bê tông;

Ab Diện tích tiết diện của bê tông chịu nén;
Abt Diện tích tiết diện của bê tông chịu kéo;
Ared Diện tích quy đổi của cấu kiện;
Aloel Diện tích bê tông chịu kéo cục bộ;
S’bo, Sbo Mô men tĩnh của diện tích tiết diện tương ứng của vùng bê tông
chịu nén chịu kéo đối với trục trung hòa;
S’so, Sso Mô men tĩnh của diện tích tiết diện cốt thép tương ứng S và S’
đối với trục trung hòa;
I

Mô men quán tính của tiết diện bê tông đối với trọng tâm tiết diện

của cấu kiện;
Ired Mô men quán tính của tiết diện quy đổi đối với trọng tâm của nó;
Ibo

Mô men quán tính của tiết diện vùng bê tông chịu nén đối với trục

trung hòa;
Iso,Iso’Mô men quán tính của tiết diện cốt thép tương ứng S và S’ đối với
trục trung hòa;
Wred Mô men kháng uốn của tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với thớ
chịu kéo ở biên, xác định như đối với vật liệu đàn hồi;
1.2.2.Ngoại lực và nội lực
F


Ngoại lực tập chung;

M

Mômen uốn;


Mt Mômen xoắn;
N

Lực dọc;

Q

Lực cắt

1.2.2.Các đặc trưng vật liệu
Rb, Rb,ser Cường độ chịu nén tính toán dọc trục của bê tông ứng với các
trạng thái giới hạn thứ nhất và thứ 2;
Rbn Cường độ chịu nén tiêu chuẩn dọc trục của bê tông ứng với trạng
thái giới hạn thứ nhất;
Rbt, Rbt,ser Cường độ chịu kéo tính toán dọc trục của bê tông ứng với các
trạng thái giới hạn thứ nhất và thứ 2;
Rbtn Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn dọc trục của bê tông ứng với trạng
thái giới hạn thứ nhất;
Rbp Cường độ của bê tông khi bắt đầu chịu ứng lực trước;
Rs, Rs,ser Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép ứng với các trạng
thái giới hạn thứ nhất và thứ 2;
Rsw Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép ngang

Eb

Mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông khi chịu nén và chịu kéo;

Es

Mô đun đàn hồi ban đầu của cốt thép;

ssp, ssp’ Tương ứng là ứng suất trong cốt thép Sp và S’p trước khi nén bê
tông khi căng cốt thép trên bệ (căng trước), giá trị ứng suất trong cốt thép
căng Sp và Sp’ có kể đến các tổn hao ứng suất khi căng sau;
ssp

Ứng suất nén trong bê tông trong quá trình nén trước có kể đến các

tổn hao ứng suất trong cốt thép với tong giai đoạn làm việc của cấu kiện;
gsp Hệ số chính xác khi căng cốt thép


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BTCT

Bê tông cốt thép.

BTƯLT


Bê tông ứng lực trước.

ƯLT

Ứng lực trước.

ƯST

Ứng suất trước.

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 3.1.

Tổ hợp nội lực tính toán dầm chuyển

Bảng 3.2.

Giá trị độ vồng do căng cáp

Bảng 3.3.

Giá trị độ vồng do căng cáp đợt 1

Bảng 3.4.


Tổ hợp nội lực do tĩnh tải và lực căng dầm chuyển đợt 1

Bảng 3.5.

Giá trị độ vồng do căng cáp đợt 2

Bảng 3.6.

Tổ hợp nội lực do tĩnh tải và lực căng dầm chuyển đợt 2

Bảng 3.7.

Nội lực dầm chuyển do lực căng và tải trọng tĩnh gây ra

Bảng 3.8.

Bảng so sánh các lần căng cáp

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình
Hình 1.1.
Hình 1.2.

Hình 1.3.

Tên hình
Thí nghiệm trên một dầm cao lớn (Kông và Kubik, 1991)
Dầm chuyển của tòa nhà The Legacy at Millennium Park
- Chicago - Mỹ

Dầm chuyển của tòa nhà The Legacy at Millennium Park
- Chicago - Mỹ


Hình 1.4.

Hình 1.5.

Dầm chuyển kết nối với chu vi tường bê tông - Tòa nhà Trump
International Hotel and Tower - Chicago - Mỹ
Vị trí giao nhau của các dầm chuyển - Tòa nhà Trump
International Hotel and Tower - Chicago - Mỹ

Hình 1.6.

Dầm chuyển của tòa nhà Grand Street Hotel New York - Mỹ

Hình 1.7.

Dầm chuyển của tòa nhà Grand Street Hotel New York - Mỹ

Hình 1.8.

Dầm chuyển của tòa nhà Grand Street Hotel New York – Mỹ

Hình 1.9.

Hình 1.10.

Hình 1.11.


Hình 1.12.

Công nhân đang thi công dầm chuyển - Tòa nhà Grand Hyatt
Kuala Lumpur - Kuala Lumpur - Malaysia
Dầm chuyển của tòa nhà ideo MORPH 38 - Bangkok Thái Lan
Lắp dựng hệ thống dàn đỡ dầm chuyển - Tòa nhà The Issara
Ladprao - Bangkok - Thái Lan
Công nhân đang lắp đặt cốt thép dầm chuyển - Tòa nhà The
Issara Ladprao - Bangkok - Thái Lan

Hình 1.13.

Dầm chuyển tòa nhà Bộ Công An

Hình 1.14.

Dầm chuyển tòa nhà Bộ Công An

Hình 1.15.

Thi công dầm chuyển tòa nhà Donphin Plaza

Hình 1.16.

Thi công dầm chuyển tòa nhà Donphin Plaza

Hình 1.17.

Thi công dầm chuyển tòa nhà Donphin Plaza


Hình 1.18.

Thi công dầm chuyển tòa nhà Donphin Plaza

Hình 1.19.

Thi công dầm chuyển tòa nhà trụ sở Bộ Công Thương

Hình 1.20.

Thi công dầm chuyển tòa nhà trụ sở Bộ Công Thương

Hình 1.21.

Thi công dầm chuyển tòa nhà trụ sở Bộ Công Thương

Hình 2.1.

Dầm chuyển chịu tải trọng phân bố đều

Hình 2.2.

Thí nghiệm sự phá hoại của dầm chuyển dưới tác động
của 6 điểm đặt lực


Hình 2.3.

Dầm chuyển chịu tải trọng tập trung


Hình 2.4.

Mẫu phá hoại của dầm đặc chịu tác dụng của hai lực tập trung

Hình 2.5.

Hình 2.6.
Hình 2.7.
Hình 2.8.

Mẫu phá hoại của dầm mở lỗ hình chữ nhật chịu tác dụng của
hai lực tập trung
Mẫu phá hoại của dầm mở lỗ tròn chịu tác dụng của hai
lực tập trung
Căng cáp kết hợp thử độ ngàm của neo
Gia công neo hoa thị - neo ép cần được cố định vào cốt thép
thường

Hình 2.9.

Đầu neo cố định kiểu hoa thị và kiểu ép có đặt ống bơm vữa.

Hình 2.10.

Căng cáp trên công trường.

Hình 2.11.

Đặt cáp có vỏ bọc trong sàn.


Hình 2.12.

Hốc đầu neo 9 cáp có bám dính trong một ống tròn - Hốc đầu
neo 5 cáp có bám dính trong một ống dẹt.
Thao tác kích có sức căng tới 300 tấn trên sàn công tác không

Hình 2.13.

đúng quy định - Thao tác kích có sức căng 30 tấn tại vị trí
không an toàn.

Hình 2.14.

Biến dạng của khung trong quá trình căng cáp

Hình 3.1.

Tiết dện hình chữ nhật của cấu kiện bê tông ứng suất trước.

Hình 3.2.

Khoảng cách giữa các cốt đai và cốt xiên.

Hình 3.3.

Sơ đồ nội lực trên tiết diện nghiêng của cấu kiện được đặt cốt
đai và không có cốt xiên khi tính toán chịu lực cắt

Hình 3.4.


Vị trị tiết diện nghiêng bất lợi nhất khi tải trọng tập trung.

Hình 3.5.

Mặt bằng và sơ đồ khung tính toán

Hình 3.6.

Sơ đồ phân bố tải trọng vào dầm.

Hình 3.7.

Sơ đồ tính toán dầm chuyển.

Hình 3.8.

Biểu đồ các nội lực Mô men và lực cắt.


Hình 3.9.

Sơ đồ bố trí thép trong tiết diện nhịp.

Hình 3.10.

Sơ đồ dầm chịu tải trọng và độ vồng do căng cáp đợt 3

Hình 3.11.


Sơ đồ dầm chịu tải trọng và độ vồng do căng cáp đợt 1

Hình 3.12.

Biểu đồ mômen và lực cắt do tĩnh tải và lực căng cáp đợt 1

Hình 3.13.

Sơ đồ căng cáp đợt 1

Hình 3.14.

Sơ đồ dầm chịu tải trọng và độ vồng do căng cáp đợt 2

Hình 3.15.

Biểu đồ mômen và lực cắt do tĩnh tải và lực căng cáp đợt 2

Hình 3.16.

Sơ đồ căng cáp đợt 2

Hình 3.17.

Biểu đồ mômen và lực cắt do tĩnh tải và lực căng cáp đợt 3

Hình 3.18.

Sơ đồ căng cáp đợt 3



1

PHẦN MỞ ĐẦU
*. Lý do chọn đề tài:
Do hiện nay ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn hay hướng dẫn kỹ thuật
chính thức nào về tính toán và thiết kế dầm chuyển (dầm cao) bê tông cốt
thép, bê tông ứng lực trước, bê tông cốt cứng trong các công trình cao tầng
dân dụng, việc thiết kế thường được tính toán với hệ số an toàn tổng thể lớn
hoặc theo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành của nước ngoài. Vì vậy, đề tài
luận văn này sẽ tập trung làm rõ về khả năng chịu lực và sự ứng xử của dầm
chuyển khi chịu tải trọng lớn (ví dụ: khi sử dụng dầm hay sàn chuyển đỡ các
cột, vách và các cột vách này đỡ nhiều tầng ở phía trên dầm hay sàn chuyển).
Trên cơ sở đó, kiến nghị phương pháp tính toán và thiết kế loại dầm này trong
điều kiện Việt Nam (theo Tiêu chuẩn Bê tông Cốt thép hiện hành).
*. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Các nhiệm vụ chính của đề tài là:
Làm rõ khi nào phải sử dụng dầm chuyển trong kết cấu bê tông cốt thép
cao tầng dân dụng (giải pháp kết cấu dầm chuyển được sử dụng thích hợp hơn
so với kết cấu dàn, vòm hoặc kết cấu dầm có thêm gối đỡ ở giữa, trên cơ sở
cân nhắc các yếu tố kiến trúc công năng sử dụng, kinh tế và kỹ thuật của công
trình).
Làm rõ khả năng chịu lực (uốn, cắt) ở trạng thái giới hạn thứ nhất (độ
bền hay cực hạn) và ở trạng thái giới hạn thứ hai (giới hạn sử dụng: võng,
nứt) của dầm chuyển khi chịu tải trọng lớn.
Làm rõ về vấn đề bố trí cốt thép chịu uốn, chịu cắt cho các lần căng.
Ngoài ra cần lưu ý một số vấn đề khác về cấu tạo dầm và các vấn đề khi đổ bê
tông với dầm có chiều cao lớn từ 2m trở lên hoặc tại khu vực bố trí cốt thép
quá dày.
Kiến nghị phương pháp tính toán, thiết kế và điều kiện thi công dầm

chuyển căn cứ theo Tiêu chuẩn Bê tông Cốt thép hiện hành của Việt Nam, cấp


2

độ bền bê tông, mác thép và cách lựa chọn hệ số độ tin cậy của vật liệu (hệ số
an toàn riêng của vật liệu) hợp lý.
*. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của luận văn, học viên chỉ phân tích các trạng thái làm
việc của dầm chuyểntrường hợp trên dầm chuyển là cột, tính toán nội lực của
dầm với các sơ đồ khác nhau. Tính toán cốt thép dầm chuyển BTCT ứng lực
trước căng sau có xét đến điều kiện thi công và đưa ra các kiến nghị cho loại
dầm đặc biệt này.
*. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu về giải pháp dầm chuyển trong nhà nhiều tầng. Lịch sử việc sử
dụng dầm chuyển và một số công trình sử dụng giải pháp đó trên thế giói và
Việt Nam.
Tìm hiểu trên cơ sở tính toán và thi công dầm chuyển.
Đưa ra giải pháp thi công công tác cốt thép, công tác bê tông khối lớn
cho dầm chuyển BTCT ứng lực trước tại Việt Nam
Sử dụng những kiến thức lý thuyết và phần mềm tin học để tính toán các
ví dụ.
*. Ý nghĩa kkhoa học và thực tiễn của đề tài:
Đưa ra được giải pháp mang tính tối ưu, phù hợp với điều kiện thi công
thực tế đối với việc thiết kế và thi công dầm chuyển.
*. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, nội dung luận văn được trình bày
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Khảo sát và yêu cầu kỹ thuật thi công dầm chuyển BTCT ứng

lực trước trong nhà nhiều tầng.
Chương 3: Tính toán dầm chuyển BTCT ứng lực trước căng sau trong
nhà 15 tầng theo TCVN 5574:2012 có xét đến điều kiện thi công


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN.
1. Kết cấu dầm chuyển với những đặc điểm cấu tạo hình học và khả năng
chịu lực được sử dụng trong các kết cấu nhà cao tầng BTCT, đáp ứng được
yêu cầu về mặt công năng, có thể là giải pháp tương đối tốt trong một số
trường hợp đòi hỏi cần hệ kết cấu chuyển vượt nhịp lớn giữa các tầng trên và
tầng dưới của tòa nhà. Trong thực tế xây dựng đối với những dầm chuyển có
yêu cầu hạn chế chiều cao và năng cao hiệu quả chống nứt và giảm uốn
thường dùng bê tông ứng lực trước với khối lượng cốt thép căng khá lớn bởi
vậy việc phân đoạn căng cáp trong qúa trình xây dựng là hết sức cần thiết .
Việc này phải được người thiết kế tính toán và yêu cầu thi công đúng trình tự
thiết kế đề ra.

2. Về việc lựa chọn trình tự căng cáp tùy thuộc vào khẩu độ dầm chuyển
và tải trọng, số tầng chất trên dầm. Thông qua những nghiên cứu ban đầu với
những tính toán cụ thể một công trình đang được xây dựng tại Hà Nội cụ thể
rút ra được những nhận sột sau:
a) Công trình có 15 tầng. Dầm chuyền tại vị trí tầng thứ 7 số tầng còn lại
là 8 tầng, được truyền qua hai hàng cột bằng lực tập trung khá lớn, không thể
căng toàn bộ cáp ngay từ đầu, nên việc lựa chọn căng cáp làm 3 đợt là hợp lý
không để sảy ra độ vồng quá lớn có thể gây nứt ở đợt căng đầu tiên.
b) Việc xác định ảnh hưởng của lực căng cáp theo công nghệ căng sau đến
dầm chuyển và hệ kết cấu có thể sự dụng phương pháp cân bằng tải trọng.
Phương pháp này đơn giản, dễ ứng dụng các phần mềm thông dụng, có độ
chính xác cao, thuận tiện trong công tác thiết kế.
c) Nội lực của dầm chuyển trong các trường hợp căng khác nhau có sự
chênh lệch đáng kể. Với sơ đồ dầm chuyển đỡ cột phía trên, nội lực lớn nhất
là lực cắt tại chân cột trên dầm nên cần kiểm tra bền theo tiết diện nghiêng,
theo khả năng chống nứt.


91

d) Đối với dầm chuyển có khẩu độ lớn trên 18m, theo kinh nghiệm thực
tế ở Việt Nam nên thiết kế dầm chuyển BTCT ứng lực trước không toàn
phần, nghĩa là ngoài cáp gây ứng lực trước có thể đặt một lượng cốt thép
thường để giảm lượng cốt căng nhưng không quá 20% tổng diện tích cốt
thép chịu lực .
KIẾN NGHỊ

Đã có một số nghiên cứu thí nghiệm dầm chuyển dạng dầm tường được
thực hiện ở nước ngoài. Còn đối với các dầm chuyển dạng dầm thông thường
bê tông ứng lực trước hầu như chưa có những nghiên cứu sâu về lý thuyết tính

toán cũng như thực nghiệm , do đó tác giả thấy cần có thêm những công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này để có thể đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng trong
nước hiện nay.


92

TI LIU THAM KHO
Ting Vit:
[1]. TCVN 5574:2012, Kt cu bờ tụng v Bờ tụng ct thộp - Tiờu chun
thit k.
[2]. TCVN 9386 : 2012. Tính toán tác động của động đất.
[3]. TCVN 6284- 1997. Cốt thép dùng cho kết cấu bê tông ứng lực trước.
[4]. TCVN 2737:1995, Ti trng v tỏc ng Tiờu chun thit k.
[5]. TCXDVN 305:2004, Bờ tụng khi ln - Quy phm thi cụng v nghim
thu.
[6]. TCXD 229:1999. Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
theo TCVN 2737-1995.
[7]. Nguyn Tin Chng (2010), Kt cu bờ tụng ng sut trc, Nh xut
bn xõy dng.
[8]. Nguyn ng Khoa (2010), Tớnh toỏn dm chuyn bờ tụng ng lc trc
trong nh nhiu tng, Lun vn thc s k thut, Trng i hc Kin trỳc
H Ni.
[9]. Lờ Thanh Hun (2007), Kt cu nh cao tng bờ tụng ct thộp, Nh
xut bn xõy dng.
[10]. Lờ Thanh Hun (2009), Kt cu bờ tụng ng lc trc cng sau trong
nh nhiu tng, Nh xut bn xõy dng.
[11]. Nguyn Nht Tõm (2011), Dm chuyn v ng dng dm chuyn trong
xõy dng, Lun vn thc s k thut, Trng i hc Kin trỳc H Ni.
Ting Anh:

[12]. American Concrete Institute ACI: 318-08, Building Code Requirements
for Structural concrete (ACI 318-08) and Commentary.
[13]. Eurocode 2 (1992), Design of concrete structures.
Lun vn cú s dng mt s hỡnh nh v t liu trờn Internet.



×