Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nguồn luật của dòng họ Civil law và pháp luật Xã hội Chủ Nghĩa dưới góc độ so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.98 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................................... 1
1. Điểm giống giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng họ
pháp luật XHCN.................................................................................................................. 1
2. Điểm khác nhau giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng
họ pháp luật Xã hội Chủ nghĩa (XHCN)................................................................2
3. Nguyên nhân dẫn đế sự giống và khác nhau giữa nguồn luật của
hai dòng họ........................................................................................................................... 3
4. Kết luận.......................................................................................................................... 4
KẾT THÚC................................................................................................................................... 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 5

0


MỞ ĐẦU
Dòng họ pháp luật Civil law (Dòng họ pháp luật Châu Âu lục đ ịa) và
dòng họ pháp luật Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) là hai dòng h ọ pháp lu ật l ớn
trên thế giới. Nhìn bề ngoài hệ thống pháp luật các nước XHCN giống nh ư
hệ thống pháp luật Civil law, nhưng đi sâu vào nội dung t ừng khái ni ệm
pháp lý, từng chế định lại rất khác nhau. Tương tự như vậy, về nguồn luật
của hai dòng họ trên, nhìn chung thì tương đồng với nhau nh ưng đi sâu vào
phân tích sẽ thấy những điểm khác nhau rõ rệt. Chính vì lý do này em đã
chọn đề bài: “Nguồn luật của dòng họ Civil law và pháp luật Xã hội Chủ
Nghĩa dưới góc độ so sánh” làm bài tập lớn học kỳ.

NỘI DUNG
1. Điểm giống giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng h ọ
pháp luật XHCN
Dòng họ Civil Law và pháp luật XHCN đều coi luật thành văn là nguồn luật


chủ yếu và quan trọng nhất của mình.
- Pháp luật thành văn ở hệ thống pháp luật Civil law.Các nước thu ộc dòng h ọ
pháp luật Civil law nhấn mạnh vai trò của pháp luật thành văn trong h ệ
thống nguồn của mình. Thậm chí, đôi khi người ta còn gọi các nước này là
các nước luật thành văn. Luật thành văn được ví nh ư một bộ x ương của
hệ thống pháp lý. Qua đó có thể thấy được s ự quan trọng bậc nh ất c ủa
pháp luật thành văn trong nguồn của dòng họ pháp luật Civil law.
- Pháp luật thành văn ở hệ thống pháp luật XHCN. Các quốc gia thuộc h ệ
thống pháp luật XHCN cho rằng pháp luật là “ ý chí của giai cấp thống trị”
và chính giai cấp thống trị là người lập pháp. Do đó mà loại nguồn duy
nhất mà các nước XHCN nhận là các văn bản quy phạm pháp lu ật (Hi ến

1


pháp, Bộ luật, Luật và các văn bản dưới luật), nhấn mạnh vai trò quan
trọng của pháp luật thành văn trong hệ thống nguồn luật.
2. Điểm khác nhau giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng
họ pháp luật Xã hội Chủ nghĩa (XHCN)
Dòng họ pháp luật Civil law
Chúng ta đã biết, pháp luật thành văn đóng vai trò quan tr ọng bậc nh ất, là
“bộ xương” của hệ thống pháp lý của các nước thuộc dòng họ Civil law.
Nhưng mình bộ xương sẽ không tạo nên được cơ thể hoàn chỉnh, chính vì
thế, nguồn luật bất thành văn là nguồn bổ sung thiết yếu cho “c ơ th ể pháp
lý” được hoàn thiện.
- Án lệ: theo quan điểm của hệ thống pháp luật Civil law, các nguyên t ắc,
giải pháp rút ra từ án lệ không có giá trị cao nh ư luật thành văn; vì nó
không có tính ràng buộc chính thức 1; các nguyên tắc, các giải pháp không
chắc chắn, có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đối bất cứ lúc nào. Nhưng nó lại phát
huy tác dụng khi mà các thẩm phán thấy nó phù h ợp v ới vụ án mình đang

xét xử.
- Tập quán pháp: ở Pháp, có những quy phạm tập quán được dẫn chiếu
theo quy định của các nhà lập pháp, những quy phạm đ ược áp d ụng m ột
cách đương nhiên, và những quy phạm mà việc áp dụng lại có nội dung trái
pháp luật2. Ở các quốc gia khác như Đức, Thụy sĩ, Hy Lạp lại cho rằng luật
thành văn và tập quán pháp có vai trò bình đẳng v ới nhau. Qua đó, chúng ta
có thể kết luận rằng tập quán pháp là nguồn quan tr ọng trong h ệ th ống
pháp luật của dòng họ Civil law.
- Bên cạnh đó còn có các nguồn có giá trị bổ sung cho lu ật thành văn nh ư:
các học thuyết pháp lý, các nguyên tắc chung của pháp luật,…
1 Xem: Luật So Sánh, Micheal Bogdan, Tr.140
2 Cần khẳng định việc áp dụng loại tập quán này không được trái với trật tự công cộng và những quy phạm
mệnh lệnh

2


Dòng họ pháp luật XHCN
Khác với dòng họ pháp luật Civil law, các nguồn án lệ và t ập quán pháp ở
dòng họ pháp luật XHCN về nguyên tắc đều không đ ược coi là ngu ồn.
Nhưng các nước thuộc dòng học XHCN lại sử dụng chúng nh ư nh ững dạng
biến thể của án lệ và phong tục tập quán 3.
- Án lệ: Toàn án tối cao vẫn thường làm công tác tổng kết vi ệc gi ải quy ết
một số loại vụ việc để từ đó đề ra đường lối, định h ướng giải quy ết cho
những vụ việc tương tự ở các toàn án phương.
- Tập quán pháp: Hiện nay, do đặc thù văn hóa pháp lý của nhiều n ước
thuộc dòng họ pháp luật XHCN, các nước này đã ch ấp nh ận áp d ụng t ập
quán pháp với tư cách là nguồn luật bổ trợ trong một số phạm vi nh ất
định.
- Bên cạnh đó, các nước trong hệ thống pháp luật XHCN còn s ử d ụng các

nguyên tắc tương tự nhằm lấp đầy các lỗ hổng, bổ sung cho nguồn luật
chính thống.
3. Nguyên nhân dẫn đế sự giống và khác nhau giữa nguồn luật của
hai dòng họ
Như đã nói ở trên, dòng họ pháp luật XHCN tách ra từ một ph ần dòng
họ pháp luật Châu Âu lục địa. Nguyên nhân dẫn đến sự rạn n ứt này bắt
nguồn từ sự khác biệt trong phân chia luật công và luật tư d ưới sự thay đ ổi
của kinh tế và chính trị từ sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
“Cùng với sự ra đời của nước Nga Xô-viết năm 1917 và các n ước XHCN ở
Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ II, ở Châu Âu lục địa xuất hi ện s ự đa
dạng về chế độ chính trị và cơ cấu kinh tế, đe dọa sự th ống nh ất của h ệ
thống pháp luật Châu Âu lục địa. Về mặt lịch sử, sự th ống nh ất pháp lu ật
của các nước Châu Âu lục địa đã được thiết lập và tư duy hàng th ế k ỉ trên
3 Xem: Tập Bài giảng Luật So Sánh, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003, Tr.117

3


cơ sở nhấn mạnh luật tư. Nói chung, luật tư có thể tiếp tục nh ư ban đ ầu,
không chịu sự chi phối của những thay đổi về chính trị và kinh tế. Song,
trong hệ thống pháp luật không chỉ có luật t ư, mà có c ả lu ật công - đ ược
phát triển mạnh mẽ từ sau Cánh mạng tư sản Pháp 1789. Luật công chi
phối mạnh mẽ những thay đổi về chính trị, kinh tế và hệ t ư tưởng. Chính
sự khác biệt quá lớn của luật công (chứ không phải luật t ư) ở các nước
XHCN và các nước phương Tây đã làm rạn nứt sự thống nhất c ủa hệ th ống
pháp luật Châu Âu lục địa. => Các nước thuộc hệ thống pháp luật này tách
ra làm hai nhóm: Liên Xô và các nước theo hệ tư tưởng Mác-Lê Nin hình
thành hệ thống pháp luật XHCN, độc lập với hệ thống pháp luật Châu Âu
lục địa. Các nước còn lại tiếp tục duy trì hệ thống pháp luật c ủa mình” 4.
Tóm lại:

- Nguyên nhân của sự giống nhau giữa nguồn luật của hai dòng h ọ:
Dòng họ pháp luật XHCN được tách ra từ một phần của dòng họ
pháp luật Châu Âu lục địa – Civil law. Chính vì vậy, ngu ồn c ủa dòng
họ pháp luật XHCN ít nhiều cũng ảnh hưởng từ nguồn của dòng h ọ
pháp luật Civil law. Minh chứng cho điều đó là vai trò quan tr ọng b ậc
nhất của pháp luật thành văn nói trên.
- Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa nguồn của hai dòng họ:
Nguồn luật là sản phẩm tư duy của các nhà làm luật v ề các công
trình nghiên cứu công lý, chính trị, đạo đức, các học thuy ết, .... Sau
cuộc Cách mạng tư sản Pháp, luật công càng phát triển mạnh mẽ ở
các quốc gia Châu Âu lục địa, nó chi phối điều kiện về chính trị và
kinh tế lúc bấy giờ. Sự phát triển mạnh mẽ này là nguyên nhân ch ủ
yếu dẫn đến sự rạn nứt tạo ra hệ thống pháp luật XHCN tách kh ỏi
hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Những công trình nghiên c ứu,
những học thuyết về công lý, đạo đức, chính trị, sự hài hòa trong các
4 Xem: Tập bài giảng Luật so sánh, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003, Tr. 116

4


quan hệ xã hội cũng từ đó mà được vận dụng và có cách th ức biến
đổi khách nhau theo hai dòng họ. Dẫn đến sự khác nhau về nguồn
của hai dòng họ pháp luật nói trên.
4. Kết luận
Nguồn luật của dòng họ Civil law và pháp luật XHCN có nhiều đi ểm gi ống
nhau cho thấy thống nhất giữa các dòng họ pháp luật với nhau trên th ế
giới. Bên cạnh đó tồn tại những điểm khác biệt tạo nên s ự phong phú và
đang dạng cho hệ thống pháp luật. Đồng thời th ể hiện khả năng lập pháp
mới mẻ của mỗi quốc gia thuộc các dòng họ góp phần phát triển và hoàn
thiện hơn hệ thống pháp luật, từ đó hình thành c ơ sở v ững ch ắc cho các

nguồn luật sau này.

KẾT THÚC
Bài làm của em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong th ầy/cô góp ý đ ể bài
làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật so sánh, Đại học luật Hà Nội, 2015
2. Luật So Sánh, Micheal Bogdan
5


3.

Tập bài giảng Luật So Sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm
2003

6



×