Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------

HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - tháng 11 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------

HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Huy Hoàng
Tp. Hồ Chí Minh - tháng 11 năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu khảo sát và thống kê là hoàn toàn xác thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận
án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tất cả những
phần kế thừa cũng như tham khảo đều được tác giả trích dẫn nguồn một cách đầy
đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Tác giả

Huỳnh Thị Hương Thảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngân hàng - Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Viện đào tạo Sau Đại Học - Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tôi học tập và nghiên cứu đã giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học này.
Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều Thầy, Cô và đồng
nghiệp ở các Trường khác, các bạn bè và nghiên cứu sinh trong việc chia sẻ kinh
nghiệm, kiến thức. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS
Trần Huy Hoàng, người đã định hướng khoa học, hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và

hỗ trợ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình đã tạo điều kiện về thời gian và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

TPHCM, ngày 01 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Huỳnh Thị Hương Thảo


iii

MỤC LỤC
Tiêu đề
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh mục phụ lục
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu của luận án ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án ....................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.5. Kết cấu của luận án ............................................................................................. 5

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án .............................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Dịch vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại ...................................... 9
2.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng quốc tế .............................................................. 9
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ ngân hàng quốc tế ........................................... 12
2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ............................................... 15
2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ............................ 16
2.2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại . 17
2.2.2.1. Phương pháp sử dụng các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời ..................... 17
2.2.2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả biên ......................................................... 19
2.3. Mối liên hệ giữa dịch vụ ngân hàng quốc tế và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại........................................................................................................ 23


iv

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động và dịch vụ ngân hàng quốc
tế ............................................................................................................................... 27
2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động và dịch vụ ngân hàng
quốc tế ...................................................................................................................... 27
2.4.2. Vấn đề cần nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 41
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 46
3.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 49
3.3. Mô tả các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu....................................... 53
3.3.1. Đối với nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt
động theo các chỉ số ROA, ROE của các NHTMVN .............................................. 53
3.3.2. Đối với nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt
động theo các chỉ số của phương pháp DEA: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật

thuần, hiệu quả quy mô của các NHTMVN .......................................................... 62
3.4. Phương pháp nghiên cứu và kiểm định ............................................................. 66
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 68
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động theo
chỉ số ROA, ROE của các NHTMVN ..................................................................... 69
4.1.1. Thống kê mô tả về các biến ........................................................................... 69
4.1.2. Kết quả hệ số tương quan giữa các biến ........................................................ 74
4.1.3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ..................................................................... 79
4.1.4. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc ROA .......................................... 80
4.1.5. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc ROE .......................................... 85
4.2. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động theo
chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của các
NHTMVN ................................................................................................................ 93
4.2.1. Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTMVN theo phương pháp DEA 93
4.2.1.1. Thống kê mô tả các biến số liệu mẫu nghiên cứu ....................................... 93


v

4.2.1.2. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS ...................... 95
4.2.1.3. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật thuần theo mô hình DEAVRS ............ 97
4.2.1.4. Kết quả ước lượng hiệu quả quy mô ........................................................... 99
4.2.2. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của các NHTMVN .............................. 104
4.2.2.1. Thống kê mô tả về các biến ...................................................................... 104
4.2.2.2. Kết quả hệ số tương quan giữa các biến ................................................... 105
4.2.2.3. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật ................. 107
4.2.2.4. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật thuần ....... 111
4.2.2.5. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc hiệu quả quy mô .................. 115

Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 120
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận từ mô hình nghiên cứu ...................................................................... 121
5.2. Những đóng góp chính của luận án ................................................................ 126
5.3. Một số hàm ý chính sách ................................................................................. 127
5.3.1. Đối với dịch vụ huy động vốn ngoại tệ ........................................................ 127
5.3.2. Đối với dịch vụ cho vay ngoại tệ ................................................................. 128
5.3.3. Đối với các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác ................................................ 129
5.4. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 132
Tóm tắt chương 5 ................................................................................................... 133
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

1

Tên viết tắt

ACB

Viết đầy đủ bằng


Viết đầy đủ bằng

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Ngân hàng thương mại cổ Asia
phần Á châu

2

Agribank

commercial

stock bank

Ngân hàng Nông nghiệp Vietnam

bank

và Phát triển Nông thôn Agriculture and
Việt Nam
3

Anbinhbank

BacAbank

Baovietbank


BIDV

Development

stock bank

stock bank

Ngân hàng thương mại cổ Bao
phần Bảo Việt

6

Rural

Ngân hàng thương mại cổ Bac A commercial joint
phần Bắc Á

5

for

Ngân hàng thương mại cổ An Binh commercial joint
phần An Bình

4

joint


Viet

joint

commercial bank

Ngân hàng thương mại cổ Vietnam

joint

phần Đầu tư và Phát triển commercial
Việt Nam

stock

stock

bank

Development

for
and

Investment
7

CRS/CONS

Hiệu quả không đổi theo Constant returns to scale

quy mô

8

CV

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài Lending on total assets
sản

9

CVNT

ratio

Tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên Foreign currency loans on
tổng tài sản có ngoại tệ

total

foreign

currency

assets ratio
10

DEA

Phân tích bao dữ liệu


Data
analysis

envelopment


vii

11

DEAP 2.1

Chương trình phân tích A
bao dữ liệu phiên bản 2.1

data

analysis

envelopment
(computer)

program version 2.1
12

DongAbank

Ngân hàng thương mại cổ Dong A commercial joint
phần Đông Á


13

DRS

stock bank

Hiệu quả giảm theo quy Decreasing


scale
Banking services

14

DVNH

Dịch vụ ngân hàng

15

DVNHQT

Dịch vụ ngân hàng quốc International
tế

16

Eximbank


returns

to

banking

services

Ngân hàng thương mại cổ Vietnam Import Export
phần Xuất Nhập Khẩu commercial joint stock
Việt Nam

17

FGLS

Bình phương bé nhất tổng Feasible generalized least
quát khả thi

18

GPbank

HDbank

squares

Ngân hàng thương mại cổ Global Petro commercial
phần Dầu khí Toàn cầu


19

bank

joint stock bank

Ngân hàng thương mại cổ Ho

Chi

Minh

city

phần Phát Triển Thành Development joint stock
phố Hồ Chí Minh

commercial bank

20

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

Operational performance

21

HQKT


Hiệu quả kỹ thuật

Technical performance

22

HQKTT

Hiệu quả kỹ thuật thuần

Pure technical performance

23

HQQM

Hiệu quả quy mô

Scale performance

24

IRS

Hiệu quả tăng theo quy mô Increasing returns to scale

25

KH


Khách hàng

26

Kienlongbank

Ngân hàng thương mại cổ Kien Long commercial
phần Kiên Long

Customers

joint stock bank


viii

27

Lienvietpostbank

Ngân hàng thương mại cổ Lien

Viet

stock commercial bank
Inflation

LP


Lạm phát

29

Maritimebank

Ngân hàng thương mại cổ Maritime
phần Hàng Hải Việt Nam

MDbank

joint

phần bưu điện Liên Việt
28

30

Post

joint stock bank

Ngân hàng thương mại cổ MeKong
phần Phát triển Mê Kông

commercial

Development

joint stock commercial

bank

31

MHB

Ngân hàng Phát triển Nhà MeKong Housing bank
Đồng bằng sông

Cửu

Long
32

Militarybank

Ngân hàng thương mại cổ Military commercial joint
phần Quân đội

33

NamAbank

Ngân hàng thương mại cổ Nam A commercial joint
phần Nam Á

34

NCB


stock bank

stock bank

Ngân hàng thương mại cổ National
phần quốc dân

Citizen

commercial joint stock
bank

35

NH

Ngân hàng

Bank

36

NHĐL

Ngân hàng đại lý

Correspondent bank

37


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

State bank

38

NHTM

Ngân hàng thương mại

Commercial bank

39

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ Commercial joint stock
phần

40

NHTMVN

Ngân hàng thương mại Vietnamese
Việt Nam

41


OCB

bank
commercial

bank

Ngân hàng thương mại cổ Orient commercial joint
phần Phương Đông

stock bank


ix

42

Oceanbank

Ngân hàng thương mại cổ Ocean commercial joint
phần Đại Dương

43

OLS

stock bank

Bình phương nhỏ nhất Ordinary least squares
thông thường


44

PGbank

Ngân hàng thương mại cổ Petrolimex

Group

phần Xăng dầu Petrolimex commercial joint stock
bank
45

Phuongnambank

Ngân hàng thương mại cổ Southern commercial joint
phần Phương Nam

stock bank

46

PTE

Hiệu quả kỹ thuật thuần

Pure technical efficiency

47


PVcombank

Ngân hàng thương mại cổ

Vietnam

Public

joint

phần Đại Chúng Việt Nam stock commercial bank
48

QMTS

Quy mô tài sản

Assets scale

49

ROA

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế Return on total assets ratio
trên tổng tài sản

50

ROE


Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế Return on equity ratio
trên vốn chủ sở hữu

51

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ Saigon
phần Sài Gòn Thương Tín

Thuong

Tin

commercial joint stock
bank

52

Saigonbank

Ngân hàng thương mại cổ Saigon bank for Industry
phần

Sài

Gòn

Công and Trade


Thương
53

SCB

Ngân hàng thương mại cổ Saigon commercial bank
phần Sài Gòn

54

SE

Hiệu quả quy mô

55

SeAbank

Ngân hàng thương mại cổ Southeast Asia commercial
phần Đông Nam Á

Scale efficiency

joint stock bank


x

56


SHB

Ngân hàng thương mại cổ Saigon-Hanoi commercial
phần Sài Gòn - Hà Nội

joint stock bank

57

SFA

Phân tích biên ngẫu nhiên

Stochastic frontier analysis

58

TCTD

Tổ chức tín dụng

Credit institution

59

TE

Hiệu quả kỹ thuật

Technical efficiency


60

Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ Vietnam
phần Kỹ thương Việt Nam and

Technological

Commercial

joint

stock bank
61

Tienphongbank

Ngân hàng thương mại cổ Tien
phần Tiên Phong

Phong

commercial joint

stock

bank
62


TSCNT

Tài sản có ngoại tệ

63

TSNNT

Tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ Foreign
trên tổng nguồn vốn

Foreign currency assets

liabilities

currency
on

total

liabilities and equity ratio
64

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

Economic increases


65

TTQT

Thanh toán quốc tế

International payment

66

VCSH

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên Equity to total liabilities
tổng nguồn vốn

67

VHDCV

and equity ratio

Tỷ lệ vốn huy động trên Deposits to loans ratio
dư nợ cho vay

68

VIB

Ngân hàng thương mại cổ Vietnam
phần Quốc tế Việt Nam


International

commercial joint stock
bank

69

70

VietAbank

Vietcapitalbank

Ngân hàng thương mại cổ Vietnam

Asia

phần Việt Á

stock

commercial joint

bank
Ngân hàng thương mại cổ Viet Capital commercial
phần Bản Việt

joint stock bank



xi

71

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ Joint stock commercial
phần Ngoại thương Việt bank for Foreign Trade of
Nam

72

Vietinbank

Vietnam

Ngân hàng thương mại cổ Vietnam

joint

phần Công thương Việt commercial
Nam
73

VNBC

74

VPbank


bank

for

Industry and Trade

Ngân hàng thương mại cổ Vietnam
phần Xây dựng Việt Nam

stock

Construction

bank

Ngân hàng thương mại cổ Vietnam Prosperity joint
phần Việt Nam Thịnh stock commercial bank
Vượng

75

VRS

Hiệu quả thay đổi theo Variable returns to scale
quy mô

76

Westernbank


Ngân hàng thương mại cổ Western
phần Phương Tây

77

WTO

joint

commercial bank

Tổ chức Thương mại Thế World
giới

stock

Organization

Trade


xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung


Trang

1

Bảng 2.1

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc bảng cân đối kế toán

15

của NHTM
2

Bảng 2.2

Tổng hợp các nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA

30

đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
3

Bảng 2.3

Tóm lược các nghiên cứu định lượng về các nhân tố

34

tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM

4

Bảng 2.4

Thống kê các biến độc lập ảnh hưởng đến HQHĐ của

40

NHTM được sử dụng trong các nghiên cứu thực
nghiệm
5

Bảng 3.1

Các NHTMVN được nghiên cứu giai đoạn 2008-2014

46

6

Bảng 3.2

Phân loại các NH theo quy mô vốn chủ sở hữu và quy

48

mô tài sản
7

Bảng 3.3


Mô tả các biến trong mô hình hồi quy

50

8

Bảng 3.4

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc bảng cân đối kế toán

56

và chỉ tiêu vĩ mô tác động đến HQHĐ của NHTM
9

Bảng 3.5

Các giả thuyết nghiên cứu

65

10

Bảng 4.1

Thống kê mô tả về giá trị các biến của tất cả các NH

70


11

Bảng 4.2

Mô tả dữ liệu các biến độc lập và biến phụ thuộc sử

73

dụng trong mô hình theo nhóm NH
12

Bảng 4.3

Hệ số tương quan giữa các biến của tất cả các NH

76

13

Bảng 4.4

Hệ số tương quan giữa các biến của các NH nhóm 1

77

14

Bảng 4.5

Hệ số tương quan giữa các biến của các NH nhóm 2


78

15

Bảng 4.6

Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến các biến

79

16

Bảng 4.7

Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA

80

17

Bảng 4.8

Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc

81

ROA



xiii

18

Bảng 4.9

Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROE

19

Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc

85
87

ROE
20

Bảng 4.11 Tổng hợp kết luận về các giả thuyết nghiên cứu với

92

biến phụ thuộc ROA, ROE
21

Bảng 4.12 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu của các biến đầu vào

93

và đầu ra

22

Bảng 4.13 Hiệu quả kỹ thuật (TE) theo mô hình DEACRS

95

23

Bảng 4.14 Phân phối hiệu quả kỹ thuật (TE) theo mô hình

96

DEACRS
24

Bảng 4.15 Hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) theo mô hình DEAVRS

97

25

Bảng 4.16 Phân phối hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) theo mô hình

98

DEAVRS
26

Bảng 4.17 Hiệu quả quy mô (SE) giai đoạn 2008-2014


99

27

Bảng 4.18 Phân phối hiệu quả quy mô (SE)

100

28

Bảng 4.19 Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động bình quân giai đoạn

101

2008-2014
29

Bảng 4.20 Số lượng các NH có hiệu quả giảm (drs), tăng (irs) và

102

không đổi (cons) theo quy mô giai đoạn 2008-2014
30

Bảng 4.21 Thống kê mô tả về giá trị các biến HQKT, HQKTT,

104

HQQM


31

Bảng 4.22 Hệ số tương quan giữa các biến

106

32

Bảng 4.23 Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc HQKT

107

33

Bảng 4.24 Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc

108

HQKT

34
35

Bảng 4.25 Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc HQKTT
Bảng 4.26 Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc
HQKTT

111
112



xiv

36

Bảng 4.27 Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc HQQM

115

37

Bảng 4.28 Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc

116

HQQM
38

Bảng 4.29 Tổng hợp kết luận về các giả thuyết nghiên cứu với

119

biến phụ thuộc HQKT, HQKTT, HQQM
39

Bảng 5.1

Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các mô hình

124



xv

DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Khung nghiên cứu của luận án

8

2

Hình 2.1

Các dịch vụ ngân hàng của NHTM

11


3

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu định lượng

67

4

Hình 4.1

Dư nợ cho vay của các NHTMVN giai đoạn 2008-

82

2014
5

Hình 4.2

Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam

88

6

Hình 4.3

Vốn huy động của các NHTMVN giai đoạn 2008-


90

2014
7

Hình 4.4

ROA, ROE trung bình của các NHTMVN khảo sát

91

8

Hình 4.5

Giá trị trung bình các biến đầu vào và đầu ra giai

95

đoạn 2008-2014
9

Hình 4.6

TE, PTE, SE trung bình của các NHTMVN giai đoạn

102

2008-2014

10

Hình 4.7

Số lượng các NH có hiệu quả giảm (drs), tăng (irs) và
không đổi (cons) theo quy mô giai đoạn 2008-2014

103


xvi

DANH MỤC PHỤ LỤC
STT
1

Phụ lục
Phụ lục 1

Nội dung
Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với toàn bộ các
ngân hàng nghiên cứu với biến phụ thuộc ROA

2

Phụ lục 2

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với toàn bộ các
ngân hàng nghiên cứu với biến phụ thuộc ROE


3

Phụ lục 3

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 1 với biến phụ thuộc ROA

4

Phụ lục 4

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 1 với biến phụ thuộc ROE

5

Phụ lục 5

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 2 với biến phụ thuộc ROA

6

Phụ lục 6

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 2 với biến phụ thuộc ROE

7


Phụ lục 7

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của
các ngân hàng nghiên cứu năm 2008

8

Phụ lục 8

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của
các ngân hàng nghiên cứu năm 2009

9

Phụ lục 9

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của
các ngân hàng nghiên cứu năm 2010

10

Phụ lục 10

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của
các ngân hàng nghiên cứu năm 2011

11

Phụ lục 11


Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của
các ngân hàng nghiên cứu năm 2012

12

Phụ lục 12

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của
các ngân hàng nghiên cứu năm 2013

13

Phụ lục 13

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của
các ngân hàng nghiên cứu năm 2014


xvii

14

Phụ lục 14

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với toàn bộ các
ngân hàng nghiên cứu với biến phụ thuộc HQKT

15

Phụ lục 15


Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với toàn bộ các
ngân hàng nghiên cứu với biến phụ thuộc HQKTT

16

Phụ lục 16

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với toàn bộ các
ngân hàng nghiên cứu với biến phụ thuộc HQQM

17

Phụ lục 17

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 1 với biến phụ thuộc HQKT

18

Phụ lục 18

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 1 với biến phụ thuộc HQKTT

19

Phụ lục 19

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân

hàng nhóm 1 với biến phụ thuộc HQQM

20

Phụ lục 20

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 2 với biến phụ thuộc HQKT

21

Phụ lục 21

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 2 với biến phụ thuộc HQKTT

22

Phụ lục 22

Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân
hàng nhóm 2 với biến phụ thuộc HQQM


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu của luận án
Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngân
hàng thương mại (NHTM). Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập, để

NHTM tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. Trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng, NHTM với các dịch vụ
ngân hàng (DVNH) bao gồm cả DVNH trong nước và dịch vụ ngân hàng quốc tế
(DVNHQT) thì vai trò của DVNHQT ngày càng lớn hơn và ảnh hưởng mạnh mẽ
đến HQHĐ của mỗi ngân hàng (NH). Chính vì thế, việc tìm hiểu ảnh hưởng của
DVNHQT đến HQHĐ của các NHTM là cần thiết và có giá trị bởi vai trò quan
trọng và tất yếu của DVNHQT đối với HQHĐ của NH trong quá trình hội nhập
kinh tế.
Lược khảo các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến DVNHQT tại Việt
Nam1, tác giả nhận thấy các nghiên cứu này đi theo hướng áp dụng phương pháp
diễn dịch, quy nạp, thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích, khảo sát nhằm đưa
ra các giải pháp phát triển DVNHQT của các ngân hàng thương mại Việt Nam
(NHTMVN). Nghiên cứu của Trương Quang Thông (2010) cũng đã áp dụng một số
chỉ tiêu liên quan đến DVNHQT như: cho vay ngoại tệ trên tổng cho vay, tài sản nợ
ngoại tệ trên tổng nguồn vốn bên cạnh một số biến nội tại của NH để xem xét mức
độ ảnh hưởng của những nhân tố trên đến hiệu năng của NH. Một số công trình
khác nghiên cứu về tác động của một DVNH hay một chỉ tiêu cụ thể của NH như:
nợ xấu, dịch vụ phi tín dụng, mức đa dạng hóa thu nhập NH … đối với HQHĐ
của NH nhưng riêng nghiên cứu về DVNHQT tác động đến HQHĐ của các NHTM
thì chưa được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây.
Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm khác cũng chỉ ra có nhiều yếu tố tác
động đến HQHĐ như: hoạt động cho vay thông qua chỉ tiêu dư nợ cho vay trên
1

Các nghiên cứu của Lê Thành Lân (2004), Trần Huy Hoàng và cộng sự (2006), Nguyễn
Thị Cẩm Thủy (2012).


2


tổng tài sản (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul và cộng sự, 2011; Aremu và cộng sự,
2013; Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, 2013 …); hoạt động huy động vốn
và sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu tổng vốn huy động trên tổng cho vay (Nguyễn
Việt Hùng, 2008; Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013 ...); quy mô vốn
chủ sở hữu (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul và cộng sự, 2011; Nguyễn Thị Loan và
Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013; Ongore và Kusa, 2013 …); quy mô tài sản của NH
(Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul và cộng sự, 2011; Ongore và Kusa, 2013; Ayadi,
2014 …), tốc độ tăng trưởng kinh tế (Gul và cộng sự, 2011; Ongore và Kusa, 2013
…), tỷ lệ lạm phát (Gul và cộng sự, 2011; Ongore và Kusa, 2013 …), tuy nhiên
riêng các yếu tố thuộc về DVNHQT thì chưa được tìm thấy trong các nghiên cứu
trước đây.
Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính mới và nhu cầu thực tiễn ở Việt Nam
cùng với những lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy vấn đề cần
nghiên cứu liên quan đến DVNHQT và HQHĐ cho trường hợp tại các NHTMVN,
việc xem xét một cách tổng thể HQHĐ và nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của
DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN là hết sức quan trọng và có giá trị. Chính
vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng
quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm
luận án nghiên cứu để đóng góp thêm về phương diện cơ sở lý luận và là cơ sở cho
các NHTMVN trên phương diện thực tiễn giúp các NHTM hiểu rõ ảnh hưởng của
DVNHQT đến HQHĐ, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách về DVNHQT nhằm
nâng cao HQHĐ là cần thiết.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
Việc nghiên cứu DVNHQT có tác động như thế nào đến HQHĐ của các NH
có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà quản trị NH để từ đó sẽ có những
phân tích, đánh giá cần thiết trong các quyết định chiến lược cho NH mình. Vì vậy,
đề tài nghiên cứu có mục tiêu chung là nghiên cứu tác động của DVNHQT đến
HQHĐ của các NHTMVN. Trên cơ sở mục tiêu chung, luận án được thực hiện với
hai mục tiêu cụ thể sau đây:



3

Mục tiêu 1: Nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các
NHTMVN theo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: lợi nhuận sau thuế trên tổng
tài sản (return on assets – ROA) và lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (return
on equity – ROE).
Mục tiêu 2: Nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các
NHTMVN theo các chỉ số của phương pháp phân tích hiệu quả biên, cụ thể là
phương pháp tiếp cận phi tham số bao dữ liệu (Data envelopment analysis - DEA)
bao gồm: hiệu quả kỹ thuật (HQKT), hiệu quả kỹ thuật thuần (HQKTT), hiệu quả
quy mô (HQQM).
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu 1, luận án phải trả lời được câu hỏi nghiên
cứu sau:
Câu hỏi 1: DVNHQT có tác động đến các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời
của các NHTMVN không?
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu 2, luận án phải trả lời được câu hỏi nghiên
cứu sau:
Câu hỏi 2: DVNHQT có tác động đến các chỉ số HQKT, HQKTT, HQQM
của các NHTMVN không?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án chọn đối tượng nghiên cứu là sự tác động của DVNHQT đến
HQHĐ của các NHTMVN.
Giới hạn về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu dựa trên mẫu dữ
liệu của 38 NH bao gồm các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần (NHTMCP). Tuy
nhiên, số lượng các NH nghiên cứu trong từng năm thay đổi do một số NH sáp
nhập, hợp nhất hoặc không công bố báo cáo tài chính. Dữ liệu được sử dụng trong
nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo thường niên hoặc báo cáo tài
chính đã kiểm toán từ 38 NHTMVN. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam như:
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát lấy dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Giới hạn thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 đến năm 2014 vì đây là giai
đoạn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời


4

những thông tin do các NHTMVN công bố được sử dụng để phân tích định lượng
khá đầy đủ.
Giới hạn nội dung nghiên cứu: HQHĐ của NHTM được ước lượng theo hai
phương pháp: phương pháp sử dụng các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời và
phương pháp phân tích hiệu quả biên. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng
hai chỉ tiêu phổ biến nhất khi đánh giá HQHĐ theo phương pháp sử dụng các chỉ số
phản ánh khả năng sinh lời là ROA và ROE. Đối với phương pháp đánh giá HQHĐ
theo phương pháp phân tích hiệu quả biên, luận án chọn phương pháp DEA làm đại
diện với các chỉ tiêu đánh giá về HQHĐ của NH là: HQKT, HQKTT, HQQM.
DVNHQT nghiên cứu trong luận án không bao gồm các nghiệp vụ đầu tư
quốc tế như: mua bán chứng khoán quốc tế, góp vốn liên doanh liên kết với các
doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nước ngoài. Theo Mạc Quang Huy (2009), xu
hướng các NHTM lớn trên thế giới chuyển đổi sang mô hình tập đoàn tài chính hay
mô hình ngân hàng tổng hợp (là mô hình bao gồm NHTM, ngân hàng đầu tư và
công ty bảo hiểm). Các nghiệp vụ đầu tư tài chính cả trong nước và quốc tế nên
được thực hiện tại các ngân hàng đầu tư.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, luận án đã kế thừa các mô hình
nghiên cứu trong và ngoài nước để nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ
của NHTM, cụ thể như sau:
- Thực hiện mục tiêu thứ nhất: luận án xây dựng mô hình nghiên cứu dựa
trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Trường Quang Thông (2010), Trujillo-Ponce
(2013), Phạm Hữu Hồng Thái (2014), Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) …. Mô
hình hồi quy trong nghiên cứu bao gồm: mô hình hồi quy theo mô hình bình

phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS),
mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM), mô hình tác động ngẫu
nhiên (Random Effect Model - REM) với biến phụ thuộc là ROA và ROE, biến độc
lập là các chỉ số phản ánh DVNHQT cùng một số biến kiểm soát là biến nội tại của
NH và biến kinh tế vĩ mô.


5

- Thực hiện mục tiêu thứ hai: Luận án tiếp cận phương pháp phân tích phi
tham số theo mô hình bao dữ liệu (DEA) của Avkiran (1999), Ngô Đăng Thành
(2010), Trương Quang Thịnh (2012), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc
Quỳnh (2013) … với sự hỗ trợ của phần mềm Data Envelopment Analysis
(Computer) Program version 2.1 (DEAP 2.1) được viết bởi Coelli (1996) để đo
lường HQHĐ thông qua các chỉ số: HQKT, HQKTT, HQQM của các NHTMVN.
Sau đó, luận án kế thừa cách tiếp cận của Garza-Garcia (2012), Sanchez và cộng sự
(2013), Raphael (2013), Ayadi (2014), Alrafadi và cộng sự (2014) … để phân tích
tác động của các nhân tố phản ánh DVNHQT đến HQKT, HQKTT, HQQM của các
NHTMVN theo mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM.
Các kiểm định được sử dụng là: kiểm định Hausman (Hausman, 1978) để
lựa chọn mô hình thích hợp là FEM hay REM, kiểm định Modified Wald và kiểm
định Breusch-Pagan Lagrangian nhằm kiểm định phương sai thay đổi (Green, 2012)
của FEM và REM, kiểm định Wooldridge để kiểm định hiện tượng tự tương quan
(Wooldridge, 2002 và Drukker, 2003). Nếu mô hình lựa chọn có hiện tượng tự
tương quan hoặc phương sai thay đổi, mô hình bình phương bé nhất tổng quát khả
thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) được lựa chọn. Phần mềm được sử
dụng để chạy hồi quy là Stata 11.1.
1.5. Kết cấu của luận án
Nội dung của luận án bao gồm 5 chương, cụ thể:
- Chương 1: Mở đầu.

Chương mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu
tổng quát và mục tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Đồng thời,
chương này cũng khái quát nguồn số liệu và phương pháp thu thập dữ liệu. Cuối
cùng, chương 1 trình bày phương pháp nghiên cứu, kết quả đóng góp của luận án và
khung nghiên cứu của luận án.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 2 giới thiệu khung lý thuyết về DVNHQT và HQHĐ của NHTM,
các chỉ tiêu đánh giá DVNHQT của NHTM và mối liên hệ giữa DVNHQT và


6

HQHĐ của NH. Bên cạnh đó, luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây để xác định khe hở nghiên cứu, xác định các yếu tố định lượng nhằm xây
dựng mô hình thực nghiệm về tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các
NHTMVN.
- Chương 3: Phương pháp, dữ liệu và mô hình nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết và tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm ở chương 2 giúp tác
giả có cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu áp dụng ở chương 3. Trong chương 3 cũng trình bày việc
đo lường các biến và nguồn khai thác dữ liệu nghiên cứu của luận án.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập của 38 NHTMVN và mô hình nghiên cứu, luận
án sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm Stata 11.1 và DEAP 2.1 để ước lượng các
hệ số hồi quy của các biến trong mô hình và các kiểm định cần thiết.
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của
DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN thông qua các chỉ số đại diện cho HQHĐ
như: ROA, ROE, HQKT, HQKTT, HQQM. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có được,
luận án cũng tiến hành thảo luận kết quả với các nghiên cứu trước đó để bác bỏ hay
chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận

án.
- Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Từ kết quả nghiên cứu định lượng ở chương 4, chương 5 đã tóm lược các kết
quả nghiên cứu chính gắn với mục tiêu nghiên cứu của luận án đồng thời đưa ra một
số hàm ý chính sách góp phần phát triển DVNHQT nhằm nâng cao HQHĐ của các
NHTMVN thông qua các nhân tố thuộc về DVNHQT có tác động đến HQHĐ của
NH, đồng thời trình bày những hạn chế mà luận án chưa giải quyết được và hướng
nghiên cứu tiếp theo.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Với mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án, kết quả
nghiên cứu phát hiện mối quan hệ cùng chiều giữa vốn huy động ngoại tệ và ROA,


×