Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phien toan the 1.4 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.29 KB, 15 trang )

1.4. Giới, tình dục và sinh sản
ở Việt Nam
Catherine Scornet, LPED (Phòng nghiên cứu Dân số, Môi trường
và Phát triển) Ban nghiên cứu hỗn hợp Đại học Aix Marseille
và Viện Nghiên cứu Phát triển

(Nội dung gỡ băng)
Chủ đề về tình dục rất hay được nhắc đến
trong các chuyện trò hàng ngày của người
Việt Nam: ở văn phòng, ở chợ, quán cơm bình
dân, quán cà phê, v.v. Tôi muốn nhấn mạnh
các nghiên cứu của Lê Bạch Dương và Khuất
Thu Hồng về các vấn đề tình dục, nhất là một
trong nhiều công trình của các tác giả đã xuất
bản năm 2009 « Tình dục, chuyện dễ đùa, khó
nói ». Tiêu đề của cuốn sách này rất rõ ràng để
giới thiệu về chủ đề tình dục ở Việt Nam; việc
nói đến tình dục theo kiểu đùa cợt cho thấy
những mối quan hệ về giới riêng biệt.
Trong phần đầu của tham luận, tôi sẽ đưa ra
cơ sở lý luận, các vấn đề đặt ra và một số giả
thuyết trong các nghiên cứu hiện nay của
tôi. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ bàn đến các điều
kiện để cho các vấn đề về tình dục xuất hiện
trong các trao đổi thảo luận ở Việt Nam: điều
kiện về dân số với mức sinh giảm và chính
trị hóa tình dục; sự xuất hiện của chủ đề tình
dục trong các tranh luận xã hội. Các vấn đề
tình dục đã xuất hiện trở lại ở Việt Nam trong
bối cảnh nào? Chúng ta sẽ thấy là các vấn đề
này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990,


có liên quan đến các vấn đề về y tế. Ở phần
cuối, tôi sẽ giới thiệu một vài kết quả nghiên
cứu của tôi.

1.4.1. Tình dục, một quá trình xây
dựng mang tính xã hội
Trước tên, tôi xin được nhắc đến Michel
Foucault và tác phẩm Lịch sử tình dục (Histoire
de la sexualité) (Foucault, 1976), trong đó cho
rằng tình dục không phải là một chức năng
sinh lý có ý nghĩa bất biến: tình dục đáp ứng
một tiến trình xã hội chứ không phải các yếu
tố sinh học. Tình dục không phải tự nhiên
mà có, nó là một sản phẩm của lịch sử. Như
vậy, những giới hạn của cái được coi là tình
dục thay đổi khác nhau giữa các xã hội và
ngay trong lòng mỗi xã hội. Xã hội học tình
dục là một công việc được thực hiện nhằm
xác định bối cảnh văn hóa xã hội để xác lập
các quan hệ giữa các hiện tượng tình dục và
các tiến trình xã hội khác; cái mà chúng ta
có thể gọi là « quá trình xây dựng mang tính
xã hội của tình dục ». Những phức tạp trong
các biến động của tình dục có liên quan đến
việc chúng phải được hiểu và phân tích theo
những biến động của bối cảnh xã hội, kinh tế
và văn hóa.
Quá trình xây dựng mang tính xã hội này thực
hiện xoay quanh các hành vi tình dục, tương
tác giữa các đối tác, cảm xúc, hình ảnh đại

diện; các yếu tố này rất đa dạng, tùy thuộc
vào các chuẩn mực văn hóa và phụ thuộc vào
lịch sử.

[116] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Qua các nghiên cứu thực hiện tại đảo Samoa,
nhà nhân học Margaret Mead (1928) là một
trong số các tác giả đầu tiên bảo vệ luận
thuyết theo đó các yếu tố xã hội tham gia vào
quá trình xây dựng tình dục nhiều hơn các
yếu tố sinh lý. Tôi cũng muốn nhắc đến Alfred
Kinsey (1948, 1953), tác giả này đã chứng minh
rằng bản sắc tình dục không phải là bất biến.
Ông cũng là một trong những người đầu
tiên nghiên cứu về hành vi tình dục của con
người trong những năm 1930, tại Viện nghiên
cứu tình dục của trường Đại học Indiana. Ông
đã đưa ra khái niệm « hành vi tình dục » theo
đó tách bạch hoạt động tình dục và hoạt
động sinh sản. Đây là một khái niệm cực kỳ
mới vào thời kỳ đầu thế kỷ 20 vì lần đầu tiên
tình dục được tách ra khỏi phạm trù sinh sản.
Năm 1938, Kinsey thực hiện một cuộc điều
tra xã hội học quy mô lớn, kết quả của điều
tra được xuất bản thành hai cuốn sách, một
về tình dục nam giới, xuất bản năm 1948, và
một về tình dục nữ giới, xuất bản năm 1953
(Kinsey, Pomeroy, Martin, 1948 và 1953). Sự

sung sướng của phụ nữ được thừa nhận và
được tách ra khỏi nghĩa vụ sinh đẻ. Kinsey coi
là bình thường những điều mà một số người
gọi là « hành vi sai trái » hoặc « hành vi biến
thái » và không chấp nhận tách bạch tình dục
đồng giới và tình dục khác giới. Ông đề xuất
một thang xếp loại gồm bẩy bậc, liên quan
đến tất cả các khả năng tình dục trong cuộc
đời một cá nhân: bậc 0 liên quan đến những
người chỉ quan hệ khác giới và bậc 6 liên quan
đến những người chỉ quan hệ đồng giới. Như
vậy, một con đường mở ra cho một cái nhìn
hoàn toàn mới về tình dục: con đường đa
dạng. Theo đó, bậc 2 liên quan đến những
người « chủ yếu là quan hệ khác giới, đôi khi
có quan hệ đồng giới », bậc 5 là những người
« chủ yếu là quan hệ đồng giới, nhưng đã có
các quan hệ khác giới », v.v. Như vậy, ông đưa
ra ý kiến rằng hoàn toàn có thể có nhiều hành

vi quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới
trong suốt cuộc đời một con người.
Trong phần này tôi cũng nhắc đến Anthony
Giddens, trong nghiên cứu của mình « Thay
đổi sự riêng tư: tình dục, tình yêu và khêu gợi
trong các xã hội hiện đại », xuất bản năm 1992,
đã nói: « Ý định ban đầu của tôi là tự vấn về tình
dục, nhưng dần dần, tôi ngỡ ngàng khi thấy
mình viết nhiều đến như vậy về tình yêu cũng
như về sự phân biệt giữa nam và nữ » (Giddens,

1992). Ở Việt Nam cũng như nơi khác, những
thay đổi trong sự riêng tư xảy ra đồng thời
với những thay đổi trong lĩnh vực gia đình,
đời sống lứa đôi, chính trị và quan hệ về giới.
Tiếp theo với lý thuyết của Giddens, tôi muốn
nhắc đến nhà nhân học Maurice Godelier,
tác giả này đã viết trong tạp chí Esprit năm
2001 như sau  «  Tình dục con người luôn che
giấu trong nó nhiều điều khác hơn là chỉ bản
thân nó ». Phương pháp tiếp cận nhân học
đưa ra ở đây cho rằng cái quan trọng trong
tình dục được đặt dưới tác động của những
thách thức của việc tạo ra các quan hệ khác
về xã hội, kinh tế và chính trị. Ông cũng nói rõ
rằng phạm trù tình dục vẫn còn có bất bình
đẳng, nhất là bất bình đẳng nam nữ, dẫn tới
các bất bình đẳng khác tồn tại lâu dài trong
các phạm trù xã hội khác. Theo hướng này,
và cũng theo lời của Nathalie Bajos và Michel
Bozon (2008), cách nhìn phân biệt về tình dục
như vậy – xác định nguồn gốc sự khác nhau
giữa nam và nữ trong tự nhiên – cho phép
lý giải sự tồn tại của các thói quen và hành
vi tình dục vẫn còn bất bình đẳng giữa các
giới tính trong các phạm trù xã hội khác. Luận
thuyết về vai trò quyết định của sinh lý, có thể
rất phổ biến ở Việt Nam, ví dụ như trong vấn
đề ham muốn, việc cho rằng nam giới có nhu
cầu tình dục thường xuyên hơn nữ giới khiến
cho các thói quen và hành vi tình dục mang

tính bất bình đẳng được xây dựng dần trong
xã hội.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[117]


Một trong các giả thuyết nghiên cứu mà tôi
đặt ra là để tìm hiểu « cách mà các yếu tố cấu
trúc nên các quan hệ giữa nam và nữ (đặc biệt
tất cả những gì xây dựng nên sự khác biệt về
quyền lực giữa họ) góp phần vào việc xây dựng
một phong cách tương tác về tình dục trong bối
cảnh quản lý rủi ro và phòng ngừa – thai sản,
bệnh lây qua đường tình dục – khiến cho các
đối tác không ở trong vị thế bình đẳng » (Bajos,
Bozon, 2008). Chẳng hạn, trong việc sử dụng
các biện pháp tránh thai, liệu ở Việt Nam có
việc một cô gái yêu cầu đối tác của mình sử
dụng bao cao su ngay từ lần quan hệ đầu tiên
hay không? Đây là câu hỏi tôi đặt ra khi tìm
hiểu về số ca phá thai rất cao ở các cô gái Việt
Nam, thậm chí có người nạo thai 3 đến 4 lần
trước khi thực sự làm mẹ.
Trong phần này tôi cũng muốn nhắc đến hai
nhà xã hội học người Mỹ đã cộng tác nghiên
cứu từ cuối những năm 1960 với viện Kinsey
Institute là John Gagnon và William Simon.
Hai tác giả đã cùng nhau đưa ra lý thuyết về

các kịch bản tình dục trong công trình Sexual
Conduct. The Social Sources of Human Sexuality
(1973). Theo hai tác giả, tất cả các trải nghiệm
tình dục của chúng ta đều được xây dựng
như các kịch bản, có nghĩa là các hành vi đó
phải được học, được mã hóa, ghi dấu trong
ý thức, cấu trúc và xây dựng như những câu
chuyện. Các trải nghiệm tình dục đó là kết
quả của việc trải qua những quy tắc, những
điều cấm đoán và thấm nhuần nhiều câu
chuyện, kịch bản tình dục; cứ như là các kỹ
năng về tình dục theo đó mà tích lũy được.
Các cá nhân học cách xác định và tạo ra các
tình huống có tiềm năng tình dục, bối cảnh
của một kịch bản tình dục, có diễn viên, cốt
truyện, hoàn cảnh câu chuyện có thể tạo ra
mức độ sẵn sàng cho tình dục. Như vậy, các
kịch bản đó thông báo một câu chuyện tình

dục có thể xảy ra. Trong tình dục con người,
không phải điều gì cũng có thể và không
phải lúc nào cũng có thể, hoặc có thể với bất
kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các kịch
bản văn hóa quyết định điều có thể và điều
không được làm trong vấn đề tình dục, các
kịch bản đó sẽ được diễn giải và hiểu bởi các
tác nhân xã hội.
Tuy nhiên, mỗi tác nhân xã hội sẽ diễn giải
và hiểu theo cách riêng của mình, tùy theo
bối cảnh xã hội và lịch sử. Chẳng hạn, trong

một bối cảnh truyền thống nơi chủ nghĩa cá
nhân không mạnh, mức độ ứng tấu theo đó
sẽ ít. Cùng với sự đi lên của lịch sử và xã hội,
các kịch bản văn hóa dần dần mất đi tính
đồng nhất, các chuẩn mực tình dục cũng
sẽ mù mờ hơn, ít bất biến hơn. Các cá nhân
có thể tự hiểu và diễn giải theo ý mình và ở
trong các hoàn cảnh ứng tấu và thích nghi
lẫn nhau, dần tách rời ra khỏi chuẩn mực văn
hóa. Chẳng hạn, ta có thể nói đến sự trinh
tiết trước khi cưới ở Việt Nam. Trước đây, đây
là một giá trị chung và mọi người đều đồng
nhất về tầm quan trọng của nó. Ngày nay,
nhiều cá nhân đã tách mình khỏi giá trị này.
Vậy điều gì đã khiến họ tách ra khỏi một mô
hình chung được chia sẻ như vậy? Toàn cầu
hóa và dân chủ hóa liệu có đóng vai trò gì
trong việc này? Ai là những người đầu tiên vi
phạm những chuẩn mực riêng biệt này?
Một khái niệm cơ bản của các phong trào
nữ quyền ở phương Tây chính là «  riêng tư
là chính trị  ». Điều này dẫn tôi tới dân chủ
tình dục. Riêng tư nhào nặn chính trị, vì các
nguyên tắc quyết định các mối quan hệ nam
nữ – trong khuôn khổ sự thu hút về tình dục,
tình yêu, cuộc sống đời thường – sẽ nhào
nặn các quan hệ tương tác giữa các giới tính
trong lĩnh vực công cộng. Có sự phụ thuộc

[118] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD



lẫn nhau giữa lĩnh vực công cộng và lĩnh vực
riêng tư. Tôi xin lại nhắc đến Giddens, tác giả
này khẳng định « Nói tới giải phóng tình dục là
nói tới dân chủ tình dục ». Theo ông, giải phóng
tình dục tương ứng với dân chủ hóa tất cả
những gì thuộc về cá nhân và lĩnh vực riêng
tư. Dân chủ hóa ở đây không chỉ liên quan
đến tình dục, nó còn mở rộng sang các mối
quan hệ giữa hai người, giữa bố mẹ, giữa con
cái, giữa bạn bè. Trật tự dân chủ gắn bó trước
hết với việc xây dựng và thăng hoa của tính
cá nhân. Giddens khẳng định rằng dân chủ
hóa lĩnh vực công cộng cung cấp các điều
kiện chính cho dân chủ hóa cuộc sống cá
nhân. Khẳng định điều ngược lại cũng đúng:
dân chủ hóa các quan hệ cá nhân cung cấp
các điều kiện chính cho dân chủ hóa lĩnh vực
công cộng. Sự phát triển của tự chủ cá nhân
trong cặp vợ chồng có thể có tác động tới
thực tiễn dân chủ trong cả một cộng đồng.
Chẳng hạn, ở Việt Nam, các đại từ xưng hô
đều không bình đẳng; người ta xưng hô với
người tiếp chuyện tùy theo vị trí xã hội, tuổi
tác, v.v. của người đó.

1.4.2. Điều kiện xuất hiện của các
vấn đề tình dục ở Việt Nam
Trong khuôn khổ chính sách Đổi mới bắt

đầu áp dụng từ năm 1986, một trong những
thách thức lớn đối với những thay đổi của
hệ thống chính trị đó là sự xuất hiện của các
không gian phản biện xã hội, nhất là tại Quốc
hội – nơi phải trở thành chỗ thực sự dành
cho tranh luận xã hội (Salomon, 2004). Logic
dân chủ phải được áp dụng ở mọi nơi, kể
cả trong lĩnh vực tình dục, cùng với một đòi
hỏi kép: tự do và bình đẳng. Tiếp theo chính
sách này, liệu chúng ta có phải đối mặt với
những luật chơi và đàm phán mới trong tình
dục? Đâu là những thay đổi về hình ảnh đại

điện của tình dục, của thái độ và thói quen,
hành vi tình dục trong bối cảnh xã hội Việt
Nam đang biến đổi rất nhanh? Tất nhiên, lý
tưởng và thực tế không phải là một. Có phải
chúng ta đã bước từ một bối cảnh chuẩn
mực cứng nhắc với những chuẩn mực tình
dục nguyên khối, không tách rời, được quy
định bởi truyền thống, đạo đức, tôn giáo sang
một bối cảnh có sự đa dạng về con đường
tình cảm và hôn nhân vợ chồng và xu hướng
cá nhân hóa ngày càng gia tăng về các chuẩn
mực? Ngay khi xuất hiện cá nhân hóa các thói
quen và hành vi, chúng ta phải đối mặt với
những mệnh lệnh nhiều khi hoàn toàn trái
ngược nhau.
Đâu là bối cảnh xuất hiện trở lại của chủ đề
tình dục? Ở Việt Nam, điều gì đã thay đổi

khiến cho tình dục trở thành một đối tượng
thảo luận và tranh luận?
Mức sinh giảm là một trong những điều kiện
và là kết quả của sự thay đổi trong tương
quan về giới và trong tình dục (M. Bozon,
2002). Phụ nữ không còn bị bó hẹp trong
vai trò sinh sản, tình dục cũng không còn chỉ
nhằm một mục đích cuối cùng là sinh sản, nó
còn có các mục đích khác nữa như sự hưởng
thụ và sung sướng.
Ở Việt Nam, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử giảm đã làm
thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi như thế
nào? Quá độ về dân số là giai đoạn chuyển
từ tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cao – khoảng 40 ‰ –
sang mức thấp hơn. Ở thời kỳ đầu của quá độ
dân số, tỷ lệ tử giảm là một yếu tố làm trẻ hóa
dân số, vì nó thường bắt đầu bằng việc giảm
tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh – từ 0 đến 1 tuổi – và
tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Những năm
được thêm chủ yếu là những năm ở độ tuổi
nhỏ, còn với lứa tuổi già hơn, số lượng năm
được tăng thêm không đáng kể. Trong suốt

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[119]


giai đoạn giảm tỷ lệ tử ban đầu này, dân số có
xu hướng trẻ hóa [5], vì tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh

giảm có tác động tương tự như tỷ lệ sinh tăng
đối với cơ cấu dân số theo độ tuổi.

trạng y tế của một đất nước. Sau giai đoạn
giảm mạnh, tỷ lệ này có xu hướng ổn định
kể từ cuối những năm 1970. Ước tính ở mức
300‰ năm 1936, tỷ lệ này giảm mạnh xuống
105‰ trong những năm 1960 (Lâm Thanh
Liêm, 1987), sau đó xuống 45 ‰ năm 1979 và
1989[6], 37 ‰ năm 1999 và 16 ‰ năm 2009.

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, số ca tử vong trẻ
sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi trên 1000 ca sinh,
được công nhậnClà cmột
về ttình
u tuchỉ
i c báo
a dântốt
s Vi
Nam qua b n

Bảng

23

t t ng i u tra dân s

Cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam qua 4 đợt điều tra
1979


1989

1999

2009

dân s < 15 tu i (%)

42

39

33

25

dân s 15-64 tu i (%)

53

56

61

68

dân s > 65 tu i (%)

5


5

6

7

Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1979-2009

Tu i th trung bình khi sinh Vi t Nam t n m 1979

Bảng

24

n n m 2009

Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam giai đoạn 1979 - 2009
Chung

Nam

N

1979

66,1 tu i

63,7 tu i

67,9 tu i


1989

65 tu i

63 tu i

67,5 tu i

1999

68,2 tu i

66,5 tu i

70,1 tu i

2009

72,2 tu i

70,2 tu i

75,6 tu i

Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1979-2009

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cũng
tăng nhanh và đều đặn, từ 50 tuổi trong
những năm 1970 (Banister, 1992) lên 72,8 tuổi

theo số liệu của đợt tổng điều tra mới nhất
của năm 2009.

Hiện nay dân số đang già hóa liên tục từ đáy
tháp tuổi, tức là tỷ lệ những người trẻ giảm –
trong khi năm 1979 những người dưới 15 tuổi
chiếm 42% tổng dân số. Năm 2009, tỷ lệ này
giảm xuống còn 25%, trong khi tỷ lệ người

[5]Xem thêm Kỷ yếu khóa học Tam Đảo 2010: Antoine, P., B. Formoso, M. Segalen., Chuyển đổi dân số và chuyển
đổi về gia đình, Lagrée S. (biên tập khoa học), Op. cit., tr. 291-364. Bản điện tử có trên website của AFD, ÉFEO và
trên www.tamdaoconf.com – bổ sung của ban biên tập.
[6]Số liệu về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh có khác nhau giữa các nguồn.

[120] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


già tăng lên. Ở Việt Nam, xu hướng này đặc
rệt. Trong vòng 20 năm, từ 1979 đến 2009, tỷ
trưng cho thời kỳ thứ 2 trong giai đoạn quá
lệ người già trên 65 tuổi đã tăng nhẹ, từ 5%
Chuy
n rõ
i v dân
độ dân số, nhưng xu hướng này
còn chưa
lên s7%.

Di n bi n t l sinh và t trong dân s Vi t Nam
th đổi

k XX
u thbiến
k về
XXI
Chuyển
dânvà
số. Diễn
tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử
Bảng 25 trong
ở Việt Nam trong thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.
Th i k &
1930-1940
1955-1959
1960-1964
1965-1969
1970-1974
1975-1979
1980-1984
1985-1989
1990-1994
1999
2005
2009

T l sinh thô (* )

T l t thô (* )

45
45

43,9
42,3
35,5
33,2
33,5
31
27,4
19,9
18,6
17,6

26
12
12
15
15
11
8
7
7
7,3
7,0
6,8

T l t ng dân s t nhiên (* )
1,9
3,3
3,2
2,7
2,0

2,2
2,5
2,4
2,0
1,3
1,2
1,1

Nguồn: Nguyễn Đức Nhuận, 1984; J. Banister, 1985; Điều tra Dân số và Nhà ở 1999, TCTK, Hanoi, 2001. Điều tra dân số năm 2009.

Bảng này giới thiệu giai đoạn chuyển đổi dân
số ở Việt Nam, có so sánh song song diễn biến
tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử trong thế kỷ 20 và đầu thế
kỷ 21. Chúng ta có thể thấy trong những năm
1930, tỷ lệ sinh cao, khoảng 45‰,  và tỷ lệ tử
đã bắt đầu giảm mạnh. Trong những năm
1960, tình hình đối lập hoàn toàn giữa tỷ lệ
sinh và tỷ lệ tử, kết quả là tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên tăng rất cao, trung bình vào khoảng
3%/năm. Do vậy, sau Ấn Độ và Trung Quốc,
chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các
nghị định hạn chế sinh đẻ. Nghị định đầu tiên

được ban hành năm 1961, tiếp theo là năm
1963 đánh dấu việc áp dụng biện pháp hạn
chế quy mô hộ gia đình và tiêu chuẩn đầu
tiên về khoảng cách giữa các lần sinh: các
gia đình ở Việt Nam được khuyên chỉ nên có
2 hoặc 3 con, mỗi con cách nhau từ 5 đến
6 năm (nghị định 99/TTg ngày 16 tháng 10

năm 1963) (C. Scornet, 2000). Chính sách này
được áp dụng đại trà trong những năm 1990
bằng quy định « Mỗi gia đình chỉ có một hoặc
hai con  » (Nghị định 162 ngày 18 tháng 10
năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng).

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[121]


Một trong những đặc thù của Việt Nam, và
cũng là một yếu tố giúp giải phóng phụ nữ,
là mức sinh giảm nhanh. Việc giải phóng phụ
nữ kéo theo việc họ có quyền tự chủ trong
gia đình, trong kinh tế hay trong tình dục. Chỉ
số được sử dụng là tổng tỷ suất sinh. Đây là
chỉ số theo hàng ngang – được tính theo thời

gian T – thể hiện số con trung bình của một
thế hệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có các
mức sinh của năm quan sát. Chỉ số theo trục
dọc có thể được sử dụng thêm là số con cuối
cùng: số con thực có của một phụ nữ tính
đến hết tuổi sinh đẻ.

Di n bi n c a t ng t su t sinh

Bảng


26

Vi t Nam, 1959-2009

Diễn biến tổng tỷ suất sinh ở Việt Nam, giai đoạn
1959-2009
Giai o n

T ng t su t sinh
(s con trên m i ph n )

1959-1964

6,4

1964-1969

6,8

1969-1974

5,9

1974-1979

5,3

1979-1984

4,7


1984-1989

4,0

1989-1994

3,3

1999

2,3

2009

2,0

Nguồn: Điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001; Điều tra Dân số và Sức khỏe Việt Nam 2002, Ủy ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, tháng 09 năm 2003; Tổng điều tra dân số năm 2009.

Chỉ số này diễn biến như thế nào? Trong
những năm 1960, tổng tỷ suất sinh cao hơn
6, sau đó giảm nhanh và hiện nay ổn định

ở mức 2 con / phụ nữ. Chênh lệch giữa các
vùng nông thôn và thành thị thấp – thành thị
là 1,8 và nông thôn là 2,1 con/phụ nữ.

[122] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD



Bảng

suấttheo
sinhvùng
(TTSS)Vitheo
vùng
Việt Nam,
27
T ng Tổng
t su tỷ
t sinh
t Nam,
t ở1999
n 2009
giai đoạn 1989-2009

Vùng n m 1989

TTSS
1989

Vùng n m 1999

TTSS
1999

Vùng n m 2009

TTSS

2009

Vùng núi và trung du B c b

4,17

ông B c
Tây B c

3,07
3,07

Vùng núi và trung du B c b

2,24

ng b ng sông H ng

3,03

ng b ng sông H ng

2,35

B c Trung b
Ven bi n mi n Trung b

4,29
4,61


B c Trung b
Ven bi n mi n Trung b

2,7
2,49

Ven bi n Trung b

2,21

Cao nguyên Trung b

5,98

Cao nguyên Trung b

3,56

Cao nguyên Trung b

2,65

ông Nam b

2,89

ng b ng sông C u Long
Vi t Nam
Ngu n : các


3,89
3,8

ông Nam b

2,16

ng b ng sông C u Long
Vi t Nam

2,21
2,33

ng b ng sông H ng

ông Nam b
ng b ng sông C u Long
Vi t Nam

2,11

1,69
1,84
2,03

t i u tra dân s n m 1989, 1999 và 2009

Nguồn: Tổng điều tra dân số các năm 1989, 1999 và 2009.

Chênh lệch về mức sinh giữa các vùng miền

là rất lớn trong những năm 1980, sau đó đã
giảm dần, nhưng vẫn còn tồn tại. Năm 1989,
ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung, trung
bình mỗi phụ nữ có gần 6 con so với 2,9 con
ở vùng miền Đông Nam Bộ – tức là chênh
nhau 3,09 con. Giai đoạn chuyển đổi về mức
sinh diễn ra rất mạnh đối với phụ nữ các tỉnh
Tây Nguyên vì vào năm 2009, mức sinh ở các
tỉnh này là 2,65 con/phụ nữ. Như vậy, chênh
lệch giữa các vùng miền còn lớn nhưng có
xu hướng giảm. Khoảng cách giữa mức sinh
cao nhất – 2,65 con/phụ nữ ở các tỉnh Tây
Nguyên – và mức sinh thấp nhất – 1,69 con/
phụ nữ các tỉnh miền Đông Nam Bộ – chỉ còn
là 0,96 con.
Khi nghiên cứu về diễn biến mức sinh ở
Việt Nam, chúng tôi thường vấp phải vấn
đề nguồn số liệu. Đợt điều tra dân số và sức

khỏe (ĐTDS&SK) đầu tiên được tiến hành
năm 1988, tiếp theo đó là một đợt điều tra
năm 1994, và đợt ĐTDS&SK lần 2 vào năm
2002. Từ năm 1988, các câu hỏi liên quan
đến mức sinh và tránh thai chỉ được đặt cho
các phụ nữ có gia đình. Điều tra hàng năm
do Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện liên
quan đến các biến động dân số và kế hoạch
hóa gia đình cũng vẫn theo quy tắc đó: đợt
điều tra gần đây nhất, thực hiện năm 2010,
không đặt các câu hỏi này cho các phụ nữ

không có gia đình. Do vậy, không có thông
tin về các biện pháp tránh thai được sử dụng
ở các phụ nữ độc thân, ly hôn, chia tay hoặc
góa chồng trên toàn quốc. Tất nhiên, ở Việt
Nam, mức sinh chính là số con sinh có giá
thú. Trong hầu hết các trường hợp, con cái
thường được sinh trong khuôn khổ quan hệ
hôn nhân của bố mẹ.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[123]


Tu i trung bình k t hôn l n âu theo gi i

Bảng

28

Vi t Nam t n m 1989

n2009

Tuổi trung bình kết hôn lần đầu theo giới tính ở
Việt Nam, giai đoạn 1989-2009
N m

Nam


N

1989

24,5

23,2

1999

25,4

22,8

2009

26,2

22,8

Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1989-2009

Tuổi kết hôn trung bình được tính toán từ
ba đợt điều tra gần đây nhất không có thay
đổi lớn. Nam giới kết hôn hơi muộn hơn một
chút – trung bình từ 24,5 tuổi năm 1989 lên

T l

Bảng


29

26,2 tuổi năm 2009 –, còn tuổi kết hôn của
phụ nữ thì tương đối ổn định – 23,2 tuổi năm
1989 và 22,8 tuổi năm 1999 và 2009.

c thân theo gi i tính và

tu i, 1989, 1999 và 2009

Tỷ lệ độc thân theo giới tính và độ tuổi, giai đoạn
1989-2009

N m

Nam
T l

N

c thân

T l

c thân

15-19 tu i 20-24 tu i 45-49 tu i 15-19 tu i 20-24 tu i 45-49 tu i
1989


95,5

62,4

1,4

88,6

42,5

3,3

1999

97,5

69,6

1,5

90,7

45,7

5,8

2009

97,8


75,6

2,1

91,5

50,8

5,6

Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1989-2009

Ngu n : các

t t ng i u tra dân s

Kết hôn là một hiện tượng phổ biến ở Việt
Nam. Năm 2009, 2,1% nam giới từ 45 đến
49 tuổi độc thân, con số này là 5,6% ở nữ giới.
Việc xuất hiện biện pháp kiểm soát sinh đẻ
cho thấy «  xuất hiện sự tính toán cân nhắc
trong quan hệ giữa các cá nhân với việc sinh
đẻ và cuộc sống cũng như trong quan hệ

nam nữ, góp phần vào việc đưa các vấn đề về
tình dục và giới ra khỏi phạm trù hiển nhiên
và tự nhiên » (Bozon, 2002). Lần đầu tiên, phụ
nữ có khả năng tách bạch tình dục với việc
sinh đẻ liên tục. Chính trong bối cảnh có sự
phân biệt dần dần giữa tình dục và những

yêu cầu về nghĩa vụ sinh đẻ mà chủ đề về
tình dục bắt đầu xuất hiện.

[124] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Ở Việt Nam, sự phát triển và phổ biến nhanh
chóng của các biện pháp tránh thai đã góp
phần rất nhiều vào việc giảm mức sinh. Theo
điều tra mới nhất ngày 01 tháng 04 năm 2010
về biến động dân số, hơn 3/4 phụ nữ Việt
Nam (78%) sử dụng một biện pháp tránh thai.
Cùng với việc các biện pháp tránh thai trở nên
phổ biến, người ta chuyển từ « đẻ con không
cần đếm » sang « đứa con là quan trọng » theo

cách nói của Henri Leridon trong cuốn Những
đứa con của sự ham muốn (Leridon, 1995). Đứa
con trở thành đối tượng ham muốn của các
cặp vợ chồng và việc mang thai không còn bị
xem như sự e ngại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, với
số lượng các ca phá thai cao ở các phụ nữ trẻ,
có vẻ như việc mang thai trước khi kết hôn
vẫn còn là điều cấm kỵ.

Di n bi n t l tránh thai theo bi n pháp, t n m 1988

Hình

19


n n m 2002

Diễn biến tỷ lệ tránh thai theo biện pháp sử dụng,
giai đoạn 1988-2002

Nguồn: Điều tra dân số và sức khỏe, 1988, 1997 và 2002; Điều tra dân số 1994.

Vậy thì, theo các cuộc điều tra dân số và sức
khỏe, việc sử dụng các biện pháp tránh thai
đã thay đổi như thế nào? Phải nhận thấy là
tỷ lệ đặt vòng tránh thai rất cao: 38%. Thế
nhưng, việc đặt vòng tránh thai chỉ được
các phụ nữ đã sinh con sử dụng. «  Phương
pháp » tránh thai thứ hai hay được sử dụng
là xuất tinh ngoài âm đạo hoặc không xuất
tinh. Phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là các cô gái
trẻ vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức
tốt (hay kém) của nam giới. Điều tra hàng
năm của TCTK đưa ra các con số cao hơn đối

với các biện pháp tránh thai hiện đại như sử
dụng bao cao su (13%) hoặc viên thuốc ngừa
thai (15%). Cần phải nhắc lại rằng các điều tra
này chỉ thực hiện với các phụ nữ có gia đình.
Như vậy, việc phổ biến các biện pháp tránh
thai cho thấy có hai hiện tượng: gia tăng các
biện pháp tránh thai « nam » phụ thuộc vào
ý muốn và ý thức của nam giới (xuất tinh
ngoài âm đạo, bao cao su) và việc sử dụng

ngày càng nhiều các phương pháp tránh thai
do nữ giới kiểm soát, phương pháp tránh thai

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[125]


có sự can thiệp của y tế, chắc chắn hơn (đặt
vòng, uống thuốc tránh thai).
Đến cuối thế kỷ 20, các nghiên cứu về tình
dục ở Việt Nam vẫn còn hiếm. Trong lĩnh vực
dân số, các nhà hoạch định chính sách và
nghiên cứu vẫn quan tâm chủ yếu đến gia
tăng dân số và các biện pháp kiểm soát tăng
dân số (C. Scornet, 2009). Hiện nay, các vấn
đề về tình dục bắt đầu xuất hiện trong các
tranh luận xã hội, đặc biệt là vấn đề tình dục
ở giới trẻ. Điều thay đổi hiện nay chính là việc
chính trị hóa tình dục, chính trị hóa lĩnh vực
riêng tư và sự riêng tư. Các vấn đề về tình dục
bắt đầu xuất hiện trong các tranh luận xã hội
và việc chính trị hóa tình dục như vậy diễn ra
dưới ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế như
Quỹ dân số LHQ UNFPA, Chương trình phát
triển LHQ UNDP, Tổ chức y tế thế giới WHO và
các tổ chức phi chính phủ NGO, sau Hội nghị
Cairo năm 1994 và Hội nghị phụ nữ quốc tế
tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995 khi khái niệm
sức khỏe sinh sản bắt đầu được đưa ra. Các

hội nghị này thiết lập các cơ chế xuyên quốc
gia dẫn tới việc ra đời các hình thức pháp
chế siêu quốc gia theo sáng kiến của các
nước phía Bắc, có những tác động ưu đãi tới
các nước phía Nam. Tình dục ở Việt Nam trở
thành một đối tượng chính trị chính đáng
gắn với sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh
sản; trong khi đó, các vấn đề tình dục riêng tư
cho đến thời điểm đó vẫn được coi là chuyện
không nên nói đến trong gia đình. Trong
những năm 1990, các cuộc điều tra đầu tiên
về sức khỏe sinh sản bắt đầu được thực hiện,
nhưng vấn đề tình dục ở giới trẻ thì vẫn chưa
trở thành một đối tượng nghiên cứu đúng
nghĩa cần phải tách bạch ra khỏi sinh sản và
đời sống hôn nhân. Tình dục chỉ được nghiên
cứu theo hướng mang lại các nguy cơ về sức
khỏe như mang thai, bệnh lây truyền qua
đường tình dục, và tập trung vào phương

pháp tiếp cận dự phòng y tế. Thường đó là
các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe liên
quan đến tình dục. Vẫn còn nhiều lực cản như
việc kiên quyết không đặt các câu hỏi, trên
quy mô toàn quốc, về việc tránh thai đối với
phụ nữ không có gia đình. Thực tế này còn
tồn tại là vì các quyền liên quan trực tiếp đến
quan hệ giữa nam giới và nữ giới.
Ngược lại, ở phương Tây, việc chính trị hóa
sự riêng tư và đời sống tình dục diễn ra qua

các phong trào xã hội và nữ quyền trong
những năm 1960 và muộn hơn sau đó là qua
các phong trào của người đồng tính trong
những năm 1980. Các phong trào này đòi sự
bình quyền và hợp pháp hóa các biện pháp
tránh thai và bỏ thai. Ở Pháp, mãi đến khi có
luật Neuwirth năm 1967, biện pháp tránh thai
bằng đường uống mới được hợp thức hóa,
sau đó luật Veil năm 1975 đã bỏ chế tài đối
với hành vi phá thai dưới một số điều kiện. Với
yêu sách đòi bình quyền và quyền làm chủ cơ
thể, các phong trào nữ quyền đã tham gia vào
việc hợp pháp hóa các biện pháp trên, điều
này khác hoàn toàn với thực tế ở Việt Nam,
nơi tránh thai và phá thai đã rất phổ biến.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu được thực hiện
về những hình ảnh đại diện của tình dục
(người ta nghĩ gì về tình dục) và các thói
quen, hành vi tình dục, tách hẳn khỏi các vấn
đề về sức khỏe hoặc phòng tránh thai – theo
như nghiên cứu của Lê Bạch Dương và Khuất
Thu Hồng (2009).
Cuối cùng, điều quan trọng là phải phân biệt,
ở Việt Nam hiện nay, giữa tình dục sớm ở nam
giới – một thời kỳ riêng biệt và được xã hội
chấp nhận, theo đó các nam thanh niên có
thế có quan hệ tình dục với những phụ nữ
không nhất thiết phải là vợ mình – và tình dục
trước hôn nhân ở nữ giới – vẫn chưa thực sự
được xã hội chấp nhận, và được coi như giai


[126] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


đoạn chuẩn bị cho hôn nhân (Chamboredon,
1985). Tình dục chỉ có chỗ đứng khi cặp vợ
chồng đã kết hôn, đặc biệt đối với các cô gái
trẻ. Cần phải thành vợ chồng trước khi có
quan hệ tình dục. Do đó, giữa hai người phải
có một giai đoạn quan hệ giữ gìn trinh tiết
trước khi cưới rồi sau đó mới được thực sự có
quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục tồn tại
phụ thuộc vào quan hệ vợ chồng. Ngược lại,
nam giới lại có tiêu chuẩn kép về hình mẫu
tình dục vợ chồng và ích kỷ cá nhân. Nếu một
số cô gái trẻ không còn nghĩ đến việc phải giữ
gìn trinh tiết cho đến khi cưới và dần dần có
được quyền thử nghiệm tình dục, bản thân
họ cũng không có quyền tự do hành động
hay khẳng định bản thân trong chuyện tình
dục như nam giới (Löwy, 2006). Những khác
biệt trong hành vi tình dục được giám sát bởi
người lớn như bố mẹ, hàng xóm, thầy cô giáo,
nhân viên y tế, v.v. vẫn còn được duy trì do áp
lực tập thể từ phía bản thân người trẻ, do cơ
chế tin đồn, thanh danh về tình dục, nhất là
đối với các cô gái trẻ. Người ta có thể có điều
tiếng không tốt về vấn đề tình dục đối với
một cô gái, nhưng lại không phải như vậy đối
với nam giới. Sự bất đối xứng này xuất phát

từ sự ngự trị của nam giới trong cách nghĩ về
tình dục.
Chúng ta cũng đang chuyển từ một mô hình
chuyển giao về tình dục theo chiều dọc –
bố mẹ, người lớn, trường học, v.v. – dựa trên
quyền lực sang một mô hình chuyển giao
theo chiều ngang – bạn bè và các phương
tiện truyền thông – dựa trên các nguyên tắc
ít cứng nhắc hơn. Sự chuyển đổi về tình dục
đang diễn ra.

Tài liệu tham khảo
BAJOS N. et BOZON M. (sous la direction de),
2008, La sexualité en France. Pratiques, genre
et santé, La Découverte.

BANISTER J. (1992), Viet-Nam Population
Dynamics and Prospects, Center for
International Research, U.S. Bureau of the
Census, Washington D.C.
BOZON, M. (1995), «  Pékin: utilités et limites
d’une conférence mondiale », La chronique
du Ceped, n°19, oct-déc. Pp. 4-6.
BOZON, M. (2002), Sociologie de la sexualité,
Paris, Collection 128, Nathan.
Central Population and Housing Census,
Steering Committee, The 2009 Vietnam
Population and Housing Census: Major
Findings, Hanoi, June 2010.
CHAMBOREDON J.C. (1985), « Adolescence

et post-adolescence: la juvénisation  »
in A.M. Alléon, O. Morvan, S. Lebovici
(dir.), Adolescence terminée, adolescence
interminable, PUF, Paris, pp. 13-28.
FOUCAULT, M. (1976), Histoire de la sexualité,
Tome 1, La volonté de savoir, Paris, Gallimard.
GAGNON, J., SIMON W. (1973), Sexual Conduct.
The Social Sources of Human Sexuality,
Aldine, Chicago.
GIDDENS, A. (1992), The transformation of
Intimacy, Sexuality, Love and Eroticism in
Modern Societies, Polity Press, Blackwell
Publishing Ltd, Oxford.
GIDDENS A. (2004) (pour la traduction
française), La transformation de l’intimité.
Sexualité, amour et érotisme dans les sociétés
modernes, Hachette Littératures.
GODELIER, M. (2001), «  La sexualité est
toujours autre chose qu’elle-même », Esprit,
mars-avril, pp. 96-104.
KHUAT, Thu Hong, LE, Bach Duong,
NGUYEN, Ngoc Huong (2009), Sexuality
in Contemporary Vietnam. Easy to Joke
about but Hard to Talk about, Knowledge
Publishing House, Hanoi.
KINSEY A, POMERY W., MARTIN C. (1948),
Sexual Behaviour in the Human Male,
Saunders, Philadelphie.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


[127]


KINSEY A, POMERY W., MARTIN C. (1953),
Sexual Behaviour in the Human Female,
Saunders, Philadelphie.
LAM Thanh Liem, (1987) «  La Planification
familiale au Viêt-Nam », in Population, n° 2,
p. 321-336.
LERIDON, H. (1995), Les enfants du désir. Une
révolution démographique, Collection Pluriel,
Hachette Littératures, Paris.
LOWY I. (2006), L’emprise du genre: masculinité,
féminité, inégalité, Coll. Le Genre du monde,
La Dispute, 2006.
MEAD M. (1928) (1976), Coming of Age in
Samoa. a Psychological Study of Primitive
Youth For Western Civilisation. Harper Collins
Publisher, New York.
SALOMON M. (2004), «  Les arcanes de la
«  démocratie socialiste  » vietnamienne.
Évolution des assemblées populaires et du
système juridique depuis le lancement du
Dôi Moi. », Les Etudes du CERI, n° 104, Centre
d’études et de recherches internationales,
Sciences Po.
SCORNET C. (2000), « Un exemple de réduction
de la baisse de la fécondité sous contraintes:
la région du delta du fleuve Rouge au ViêtNam » in Population, 55(2), pp.265-300.

SCORNET, C. (2009), « State and the Family » in
M. Barbieri, D. Bélanger (ed.), Reconfiguring
Families in Contemporary Vietnam, Series
on Contemporary Issues in Asia and the
Pacific, Stanford University Press, Stanford,
pp. 47-74.

Thảo luận…
Jean-Luc Maurer, IHEID
Có thể giải thích thế nào về tỷ lệ sử dụng
thuốc tránh thai rất thấp? Liệu thực tế quan
sát được ở Việt Nam có đặt vấn đề xem xét lại
cách tiếp cận của Giddens gắn dân chủ hóa
tình dục với dân chủ hay không?
Jean-Pierre Cling, IRD-DIAL
Có sự phân biệt ngày càng tăng giữa tình dục
và sinh sản. Tôi thấy là nghịch lý khi sự phân
biệt này lại đi cùng với sự phát triển theo
nhiều hướng giữa bình đẳng trong lĩnh vực
tình dục và bất bình đẳng trong lĩnh vực sinh
sản. Tôi nghĩ đến việc phá thai lựa chọn giới
tính ở Việt Nam. Vấn đề này đang ngày càng
nghiêm trọng. Chương trình về chính sách
bình đẳng giới không dẫn đến việc ổn định
tỷ lệ nam / nữ trong dân số - vốn đã rất chênh
lệch, mà ngược lại còn làm cho chênh lệch
đó tăng lên.
Yves Perraudeau, Đại học Nantes
Tôi muốn biết có hay không các nghiên cứu
về việc sử dụng các biện pháp khêu gợi tình

dục trong quảng cáo ở Việt Nam như đã từng
thấy ở Pháp? Liệu có khác biệt về hành vi tình
dục giữa các vùng miền hay không?
Catherine Scornet
Về câu hỏi liên quan đến việc sử dụng viên
thuốc tránh thai, các dữ liệu tôi có chỉ liên
quan đến các phụ nữ có gia đình và loại trừ
phụ nữ độc thân. Theo điều tra về kế hoạch
hóa gia đình và biến động dân số năm 2010
thì 2,1% phụ nữ Việt Nam sử dụng các biện
pháp tránh thai trước khi có con. Điều đó cho
thấy vị trí và việc chứng tỏ khả năng sinh đẻ
là rất quan trọng ngay sau đám cưới. Nhìn
chung, các biện pháp tránh thai không được

[128] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


sử dụng trước khi có đứa con đầu tiên. Ngoài
ra, có nhiều đồn đại không hay về viên thuốc
tránh thai, chẳng hạn dùng thuốc tránh thai
có thể gây vô sinh, điều này khiến cho biện
pháp này trở nên không phổ biến.
Về câu hỏi liên quan đến mối liên hệ giữa dân
chủ hóa tình dục và dân chủ hóa chính trị,
đây cũng là câu hỏi mà bản thân tôi cũng đã
đặt ra. Cơ sở lý thuyết của Giddens rất thú vị.
Liệu dân chủ hóa các mối quan hệ trong gia
đình có ảnh hưởng tới dân chủ hóa của lĩnh
vực công cộng hay không? Vấn đề này vẫn

còn để ngỏ.
Để trả lời cho câu hỏi của anh Jean-Pierre, tôi
không nghĩ rằng phụ nữ Việt Nam phân biệt
đời sống tình dục với đời sống sinh sản, nhất
là khi ta thấy số lượng các ca phá thai rất lớn.
Một trong những đặc điểm lớn của những
lần quan hệ tình dục đầu tiên ở Việt Nam và
đặc biệt là của lần quan hệ tình dục đầu tiên
là hai người không có sự chuẩn bị hay bảo vệ
để phòng ngừa các hậu quả có thể có.
Còn về câu hỏi chênh lệch giới tính khi sinh
theo hướng nam nhiều hơn nữ – ở mức 110
nam so với 100 nữ năm 2009 –, cần phải có
nhiều điều kiện mới dẫn tới sự chênh lệch
theo hướng nhiều nam hơn này: trước hết,
mức sinh phải đạt ở mức thấp, phải có các
phương tiện phát hiện giới tính thai nhi và
tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại. Cũng
có thể thấy có sự khác nhau giữa các vùng
miền, việc lựa chọn giới tính thai nhi ở miền
Bắc nhiều hơn ở miền Nam.
Còn về câu hỏi sử dụng khêu gợi tình dục
trong quảng cáo, chắc chắn hiện tượng này
phát triển rất nhanh. Khêu gợi hóa các hành
vi ngày nay được công khai không chút ngại
ngần trong các tạp chí, trên truyền hình hay
Internet, v.v. Cơ thể con người càng ngày
càng được khêu gợi hóa, điều này có thể trở

thành một yếu tố đánh dấu sự bất bình đẳng

giới. Hiện tượng này không nhất thiết đi kèm
với việc rút ngắn khoảng cách để có được sự
bình đẳng nam nữ tốt hơn.
Câu hỏi
Điều kiện phá để phá thai hay phá thai lựa
chọn giới tính thai nhi là gì?  Phá thai có dễ
hay không? Ngoài ra, liệu có tình trạng phá
thai để điều chỉnh mức sinh hay không? Phụ
nữ phá thai có bị kỳ thị hay không? Trong luật
Việt Nam có quy định tội danh cưỡng hiếp
trong vợ chồng hay không?
Christophe Gironde, Đại học Genève
Tôi có một câu hỏi liên quan đến những thay
đổi khác nhau của mức sinh. Liệu có liên
quan đến các yếu tố kinh tế như mức sống,
điều kiện sinh hoạt, v.v. hay liên quan nhiều
đến các yếu tố văn hóa? Mặt khác, tác giả
đã đề cập đến trường hợp tổng tỷ suất sinh
giảm mạnh nhất ở các tỉnh Tây Nguyên: liệu
có quan hệ gì với việc đây là vùng có lượng
người Kinh di cư đến nhiều nhất? Ngoài ra,
tôi tự hỏi phải giải thích như thế nào về việc
chuyển đổi các hành vi tình dục có liên quan
nhiều đến dân chủ hóa phát ngôn hơn là dân
chủ hóa hành vi, điều này có thể làm méo mó
thực tế.
Catherine Scornet
Về câu hỏi liên quan đến việc phá thai, trước
đây đó là một phương tiện để kiểm soát sinh
đẻ, rất dễ tìm một nơi để làm các thủ thuật

phá thai. Theo điều tra dân số và sức khỏe
năm 1988, phá thai nằm trong danh sách các
biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, năm 1994,
phá thai đã ra khỏi danh sách này. Ở các nước
không thực sự có khung pháp lý, biện pháp
phá thai được sử dụng phổ biến mà không có
biện pháp hạn chế. Còn về câu hỏi liên quan

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[129]


đến tội danh cưỡng hiếp trong vợ chồng, tôi
nghĩ là nguyên tắc này được ghi trong Luật
bình đẳng giới năm 2007.
Thực sự là có nhiều khác biệt về mức sinh ở
các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tôi không biết
liệu việc tổng tỷ suất sinh giảm có phải là do
thay đổi về hành vi của người dân tộc thiểu số
hay do di cư của người Kinh.
Câu hỏi, học viên Campuchia
Bà sử dụng phương pháp nào để tính các
trường hợp phá thai? Bà có tính các vụ phá
thai chui hay không?
Emmanuel Pannier, Đại học Provence – AixMarseille
Phá thai trước khi kết hôn liệu có phải là dấu
hiệu của việc quan hệ tình dục sớm ở nữ giới?
Catherine Scornet
Điều tra toàn quốc về tình hình dân số năm

2010 ước tính tỷ lệ phá thai trung bình là
0,8 ca với mỗi phụ nữ có gia đình. Chắc chắn
là khó có được các con số chính thức về phá
thai vì các cơ sở tư nhân cũng cung cấp dịch
vụ này.

Việc quan hệ tình dục sớm ở nữ giới có thể
bắt đầu phổ biến, nhưng nó chưa được toàn
xã hội chấp nhận. Việc có nhiều ca phá thai
không có nghĩa là việc quan hệ tình dục ở các
cô gái trẻ không được chấp nhận trước khi
kết hôn. Thực ra đây là dấu hiệu của việc từ
chối có con ngoài giá thú, mặc dù điều này
cho chúng ta thấy là đang có sự tự do hóa
các hành vi tình dục trước hôn nhân. Mọi thứ
thay đổi nhanh chóng, hiện nay chúng ta
đang trong giai đoạn chuyển đổi.
Tôi kết thúc tại đây và xin nhấn mạnh rằng
các phỏng vấn mà tôi thực hiện cho đến nay
cho thấy thông tin về sức khỏe sinh sản còn
rất thiếu trong các chương trình giảng dạy
hoặc nếu có thì các giáo viên cũng rất e dè
khi đề cập đến vấn đề này. Chúng ta đang
phải đối mặt với một thực tế: một mặt có sự
tự do hóa tình dục và khêu gợi hóa cơ thể
trong thanh niên Việt Nam, nhưng mặt khác
vẫn duy trì một cách bề ngoài những vấn đề
đạo đức liên quan đến luyến ái phi tình dục.
Việc thiếu thông tin cũng là do các phương
pháp sử dụng, chẳng hạn các phương pháp

sử dụng trong đợt tổng điều tra biến động
dân số toàn quốc đã không tính các phụ nữ
độc thân trong bảng hỏi về sử dụng các biện
pháp tránh thai.

[130] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×