Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đảm bảo chất lượng bên trong (Internal Quality Assurance)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.15 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

MÔN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Thảo luận: Đảm bảo chất lượng bên trong
(Internal Quality Assurance)
GV: TS Nguyễn Đức Danh
Nhóm sinh viên
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Trần Tuấn Cảnh
Nguyễn Hoàng Quí
Lương Ngọc Thy
Võ Thị Thảo Nguyên
Trần Thảo Nguyên
Trần Thị Thảo Trang
Trần Duy Khoa

K40.609.010
K40.609.067
K40.609.078
K40.609.058
K40.609.057
K40.609.087


K40.609.037

1. Đặc điểm
Đặc điểm: tập trung vào nâng cao hiệu quả bên trong trường học, nhấn mạnh vào
quá trình và phương pháp dạy và học nhằm đáp ứng những mục đích GD đã xác định
(mục đích chính xác không thay đổi)


2. Các thành tố (sơ đồ bên dưới)


Đào tạo giáo viên dựa
vào trường học/ Phát
triển đội ngũ

Giảng dạy
Evaluation

Giảng dạy
Năng lực
giáo viên

Đặc điểm có sẵn
của giáo viên

Hiệu suất giáo
viên

Đào tạo giáo
viên từ bên

ngoài

Kết quả học tập
của học sinh

Kinh nghiệm học
tập của học sinh

Chương trình
học
Môi trường
tổ chức

Học tập

Chương
trình học
Môi trường
lớp học

Chương trình Đặc điểm vốn
có của học
học

sinh

Môi trường
lớp học

( từ Cheng, 1998)



3. Các hướng tiếp cận ĐBCLGD bên trong
 Tiếp cận chất lượng thành phần
Cách tiếp cận này tập trung vào việc cải thiện chất lượng của một số thành phần
của cấu trúc với một hy vọng để nâng cao hoặc đảm bảo chất lượng trong kết quả học
tập của học sinh. Ví dụ, nhiều sáng kiến cải tiến cho rằng năng lực giáo viên là nhân tố
quan trọng cho chất lượng nội bộ cùng với những nỗ lực để nâng cao năng lực giáo viên,
chẳng hạn như: kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức sư phạm, kiến thức đối tượng, sử dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục,… Trong những năm qua, đã có những nỗ lực cải
tiến khác nhau để đảm bảo chất lượng nội bộ trong giáo dục chẳng hạn như: cải tiến
quản lý trường học, cải tiến môi trường lớp học, cải tiến giảng dạy, cải tiến học tập, cải
tiến chương trình học, cải tiến đánh giá, cải tiến chất lượng và đào tạo giáo viên. Tất cả
những nỗ lực này tập trung vào nâng cao chất lượng của các thành phần nhất định nhằm
đạt được các mục tiêu giáo dục theo kế hoạch. Bảng 1 cho thấy một số ví dụ về cách tiếp
cận này.
Cách tiếp cận này có những hạn chế vốn có của nó. Quan niệm cải tiến thường đơn
giản và tách biệt nhau vì nó bỏ qua các mối quan hệ giữa các thành phần trong hiệu quả
giáo dục. Sự cải tiến của một thành phần không hứa hẹn sẽ mang lại chất lượng của các
thành phần khác và kết quả học tập của học sinh tốt hơn. Ví dụ, việc nâng cao năng lực
giáo viên không chắc cải thiện hiệu suất của giáo viên hoặc kinh nghiệm học tập của học
sinh bởi vì chúng còn chịu ảnh hưởng từ môi trường tổ chức và môi trường lớp học.
Tương tự như vậy, việc cải thiện môi trường lớp học không thể bao hàm chất lượng và
cải thiện kết quả học tập của học sinh bởi vì hiệu suất giáo viên, chương trình học và
thậm chí cả đặc điểm riêng của học sinh tồn tại từ trước cũng là các yếu tố quan trọng
can thiệp vào quá trình và kết quả học tập. Vì vậy, không phải là bất ngờ khi nhiều sáng
kiến cải tiến của làn sóng cải cách đầu tiên sử dụng cách tiếp cận này thường dẫn đến
thất vọng và thất bại cho đảm bảo chất lượng trong giáo dục, mặc dù khối lượng rất lớn
các nguồn lực đã đưa vào cải thiện các thành phần nhất định của hiệu quả giáo dục.



Những kinh nghiệm trong làn sóng cải cách đầu tiên ở Hồng Kông về cải cách giáo dục
có thể cung cấp một ví dụ rõ ràng về những hạn chế của phương pháp này để đảm bảo
chất lượng trong giáo dục trường học (Cheng, 2000b, 2001c).
Các phương pháp tiếp cận chất lượng thành phần
Cải tiến chất lượng thành
phần

Ví dụ về các yếu tố được cải tiến

Cải tiến giảng dạy
 Cải tiến năng lực giáo viên

ví dụ: kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức sư phạm,
kỹ năng công nghệ thông tin, tri thức bộ
môn, đạo đức và kiến thức pháp luật trong
lĩnh vực giáo dục, ...

 Cải tiến hiệu suất giáo viên

ví dụ: phong cách giảng dạy, thái độ giảng
dạy, chiến lược giảng dạy, hành vi, sử dụng
trang thiết bị, tài liệu giảng dạy, mô hình
quản lý lớp học, lãnh đạo học sinh, ..
Cải tiến học tập

 Cải tiến kinh nghiệm học ví dụ: các hoạt động học tập, chiến lược học
tập của học sinh
tập, kinh nghiệm, phản ứng và cảm
xúc,tương tác với bạn bè, kỹ năng thực hành,

biểu hiện tình cảm, hoạt động thể chất, kích
thích trí tuệ và bài tập,…
 Cải tiến kết quả học tập của ví dụ: thành tích học tập, khả năng đọc, khả
học sinh
năng viết, phát triển hiệu quả tự học tập, hiểu
biết về máy vi tính, phát triển đạo đức, nghĩa
vụ công dân, kỹ năng và động lực tự học tập
liên tục...
Cải tiến chương trình học


 Cải tiến chương trình và ví dụ: mục đích và mục tiêu học tập, nhiệm
các đặc tính của nó
vụ học tập và giảng dạy, sách giáo khoa, giáo
trình môn học, thiết kế chương trình, phương
tiện giảng dạy, tài liệu giảng dạy,…
Cải tiến đánh giá
 Cải tiến đánh giá giảng dạy ví dụ: giám sát, quan sát lớp học, đánh giá
và học tập
thành tích học tập của học sinh, giáo viên tự
đánh giá, danh mục đầu tư giảng dạy, đánh
giá của học sinh,…
Cải tiến môi trượng lớp học
 Cải tiến môi trường lớp học ví dụ: môi trường xã hội hiện tại, quy mô lớp
đối với giảng dạy và học học, mức độ và tính đa dạng về khả năng học
tập
tập của học sinh trong lớp, cơ sở vật chất
trong giảng dạy và học tập, thiết bị, điều kiện
vật lý,…
Cải tiến quản lý trường học

 Cải tiến môi trường tổ chức ví dụ: lãnh đạo việc giảng dạy, lập kế hoạch
đối với giảng dạy và học chương trình, đội ngũ hỗ trợ, phát triển nhân
tập
viên trong lĩnh vực giảng dạy và nhân viên
chuyên nghiệp, quản lý chương trình, nhiệm
vụ và mục tiêu của trường, chính sách cho
thiết kế và thực hiện chương trình, mối quan
hệ của con người, học văn hóa, môi trường
vật lý của trường học,…
Cải tiến chất lượng và đào tạo giáo viên
 Cải tiến đặc điểm cá nhân ví dụ: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm
của giáo viên
việc, nhân cách, quan niệm bản thân và hiệu
quả bản thân, niềm tin và có giá trị về giáo
dục và xã hội, tầm nhìn và sứ mệnh cá nhân,
phong cách nhận thức, tuổi tác,…


 Cải tiến đào tạo giáo viên ví dụ: tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm,
dựa vào trường học/ Phát hợp tác giảng dạy, phản ánh về giảng dạy,
triển đội ngũ
tham quan thực tế, làm phong phú thêm công
việc,…
 Cải tiến đào tạo giáo viên ví dụ: mục đích, mục tiêu, phương pháp, nội
từ bên ngoài
dung, quá trình thiết kế, tổ chức, chương
trình phù hợp, chất lượng giảng dạy,…

 Tiếp cận chất lượng mối quan hệ
Khác nhau giữa cách tiếp cận chất lượng thành phần và cách tiếp cận chất

lượng mối quan hệ chủ yếu tập trung vào việc cải thiện chất lượng các mối quan
hệ giữa các thành phần trong cấu trúc hiệu quả giáo dục. Giả định rằng mối quan
hệ và các tác động tốt giữa các thành phần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kết quả
học tập của học sinh. Nó có nghĩa là cải thiện mối quan hệ giữa các thành phần là
chìa khóa để đảm bảo chất lượng giáo dục trong lớp học
Cách tiếp cận này tương đối mạnh hơn so với các phương pháp tiếp cận chất
lượng thành phần trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục vì nó đảm bảo không
chỉ là chất lượng của các thành phần riêng biệt mà còn nhiều hơn đó là chất lượng
của các mối quan hệ giữa các thành phần. Ứng dụng thành công của phương pháp
này được dựa trên sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các thành phần. Vì vậy,
cần có yêu cầu cao là cần cơ sở kiến thức phức tạp hơn về các mối quan hệ. Nếu
không có cơ sở kiến thức thì khó có thể biết làm thế nào để đảm bảo những mối
quan hệ này góp phần vào chất lượng kết quả học tập của học sinh.
Hơn thế nữa, trong cấu trúc hiệu quả giáo dục, tất cả các yếu tố đều liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giảng dạy và
học tập. Nếu cách tiếp cận chất lượng mối quan hệ chỉ có tập trung vào việc cải
tiến các mối quan hệ nhất định nhưng không phải tất cả, nó sẽ không hứa hẹn sự
đóng góp của tất cả các thành phần và các mối quan hệ của chúng hội tụ tất cả đến
chất lượng nội bộ trong giáo dục.
Các phương pháp tiếp cận chất lượng mối quan hệ
Đảm bào chất lượng mối quan hệ Chất lượng được nâng cao thông
giữa các thành phần
qua bảo đảm các mối quan hệ
Ví dụ 1: Giữa
 Kinh nghiệm học tập của học sinh
 Đặc điểm chương trình học
 Đặc điểm vốn có của học sinh

 Chất lượng kết quả học tập của
học sinh



Ví dụ 2: Giữa
 Hiệu suất giáo viên
 Đặc điểm chương trình học
 Môi trường lớp học

 Chất lượng kinh nghiệm học tập
của học sinh

Ví dụ 3: Giữa
 Môi trường tổ chức
 Năng lực giáo viên
 Đặc điểm chương trình

 Chất lượng hiệu suất giáo viên

Ví dụ 4: Giữa
 Đào tạo giáo viên bên ngoài
 Đặc điểm có sẵn của giáo viên
 Chất lượng năng lực giáo viên
 Phát triễn đội ngũ dựa vào trường
học
4. Các mô hình cụ thể
+ Mô hình tiếp cận theo mục đích, mục tiêu: đảm bảo đạt được các mục đích mà cơ sở
GD đề ra, tương ứng với các mục tiêu cụ thể
 Điều kiện để mô hình có hiệu quả: Khi các cơ sở GD có các mục đích, mục tiêu rõ
ràng và nguồn lực đủ đáp ứng cho việc đạt được mục đích
+ Mô hình tiếp cận quá trình: đảm bảo quá trình dạy và học diễn ra thuận lợi, đạt kết
quả tốt khi có mối quan hệ giữa quá trình thực hiện và kết quả GD đầu ra

 Điều kiện để mô hình có hiệu quả: tác động vào khâu lãnh đạo, kinh nghiệm/hoạt
động học tập của lãnh đạo
+ Mô hình tránh rủi ro: đảm bảo tránh rắc rối, rủi ro nảy sinh trong cơ sở GD
 Điều kiện để mô hình có hiệu quả: khi cơ sở GD có chiến lược cải tiến chất lượng
nhưng không đặt ra tiêu chí rõ ràng, hay nói cách khác cơ sở GD có kế hoạch chiến lược
(kế hoạch 1 năm/nhiều năm) nhưng không có kế hoạch hoạt động (kế hoạch tháng/tuần)



×