Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Huyện Hòa Vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ NHƯ HOA

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Quang Bình

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn về những điều đã trình bày trong Luận văn.
Tác giả

Lê Thị Như Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................2


3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................6
8. Bố cục của luận văn ...............................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP......................................................7
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ.....................................................................7
1.1.1. Các khái niệm về công nghiệp.........................................................7
1.1.2. Các khái niệm về tiểu thủ công nghiệp............................................9
1.1.3. Khái niệm phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.............10
1.1.4. Vai trò của phát triển CN-TTCN ...................................................11
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP......................................................................................15
1.2.1. Gia tăng về số lượng và quy mô của cơ sở sản xuất ...................15
1.2.2. Bảo đảm các nguồn lực cho SX CN-TTCN ................................16
1.2.3. Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh........................19
1.2.4. Thị trường đầu ra của sản phẩm.....................................................19
1.2.5. Gia tăng giá trị đóng góp của CN-TTCN ......................................20
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNTTCN ...............................................................................................................21


1.3.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................21
1.3.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế ................................................................21
1.3.3. Điều kiện xã hội...........................................................................23
1.3.4. Sự phát triển của khoa học, công nghệ........................................23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG ..............................................................................................................25
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP ...........................................................................................................25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................25
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế .......................................................................29
2.1.3. Đặc điểm về xã hội ........................................................................33
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN HÒA VANG - THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ..............................................................................................36
2.2.1. Số lượng, quy mô các cơ sở hoạt động sản xuất CN-TTCN .......36
2.2.2. Các yếu tố nguồn lực cho phát triển CN-TTCN..........................40
2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành CN-TTCN trên
địa bàn huyện Hòa Vang ..................................................................................50
2.2.4. Thị trường tiêu thu sản phẩm CN-TTCN: ...................................52
2.2.5. Giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN .........................................53
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN
HÒA VANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014..............................................54
2.3.1. Những thành tựu đạt được ...........................................................54
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế.................................................................55
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại.....................................................................57


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP HUYỆN HÒA VANG – TP ĐÀ NẴNG.........................59
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀ VANG ......................................59
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hòa
Vang giai đoạn 2015-2020 ...............................................................................59
3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Huyện Hòa
Vang trong thời gian đến..................................................................................61
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP–TIỂU THỦ CÔNG

NGHIỆP HUYỆN HÒA VANG-THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 202063
3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch nhằm khai thác tốt các
tiềm năng, lợi thế của huyện, đảm bảo cho phát triển CN – TTCN ................63
3.2.2. Về phát triển số lượng cơ sở sản xuất..........................................64
3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ...................................................................66
3.2.4. Đối với công tác tổ chức sản xuất kinh doanh.............................76
3.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo các mối liên kết kinh
tế

................................................................................................................77

KẾT LUẬN .....................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................85
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN-XD

Công nghiệp, xây dựng

ĐVT

Đơn vị tính


HTX

Hợp tác xã



Lao động

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CN-TTCN

Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp

CSSXCN

Cơ sở sản xuất công nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

TM-DV


Thương mại dịch vụ

TTHC

Trung tâm hành chính

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

Tổng giá trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế Huyện giai đoạn

29


hiệu
2.1.

2010 -2014 (Giá so sánh 2010)
2.2.

Số cơ sở và lao động trong lĩnh vực CN-TTCN, DV

32

2.3.

Tỷ trọng các ngành kinh tế của các xã thuộc huyện năm

32

2014
2.4.

Chuyển dịch cơ cấu lao động 2010-2014

35

2.5.

Số cơ sở sản xuất CN-TTCN phân theo thành phần kinh tế

36

2.6.


Số cơ sở sản xuất CN-TTCN phân theo ngành

37

2.5.

Cơ cấu lao động CN-TTCN huyện Hoà Vang

42

2.7.

Một số chỉ tiêu về vốn của cơ sở sản xuất CN-TTCN giai

48

đoạn 2010-2014
2.8.

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của CN-TTCN

51

huyện Hòa Vang
2.9.

Sản phẩm CN-TTCN chủ yếu của Huyện Hòa Vang giai

52


đoạn 2010-2014
2.10. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển của ngành công nghiệp

62


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số

Tên hình

Trang

2.1.

Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện qua các năm

31

2.2.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp qua các năm

37

hiệu


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,
ổn định và xây dựng nông thôn mới, giữ gìn các ngành nghề truyền thống.
Sự phát triển của nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần thúc
đẩy kinh tế khu vực nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giải quyết
việc làm giảm sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị.
Với đặc điểm riêng có của Việt Nam, hơn 80% dân số ở khu vực nông
thôn, chứa đựng một tiềm năng kinh tế lớn, nguồn lao động dồi dào, tài
nguyên thiên nhiên phong phú và sự đa dạng các ngành nghề truyền thống.
Tuy vậy, đời sống của đại bộ phận dân cư tại nông thôn còn rất thấp, lạc
hậu, khoảng cách giàu nghèo và điều kiện sống còn rất xa so với thành thị.
Nếu chỉ dựa vào sự phát triển của ngành nông nghiệp thì chúng ta không thể
chuyển dịch cơ cấu kinh tế do nền nông nghiệp nước ta vẫn còn qui mô sản
xuất nhỏ lẻ, năng suất, độ đồng đều chất lượng còn thấp, khả năng hợp tác
liên kết của nông dân Việt Nam còn yếu; dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho
phát triển nông nghiệp nông thôn không theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế
của toàn xã hội. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là
một yêu cầu tất yếu khách quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa
công nghệ về nông thôn thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, huyện Hòa Vang thành phố
Đà Nẵng đã đẩy mạnh đầu tư trong phát triển kinh tế huyện. Tuy nhiên, nhìn
chung kinh tế của Huyện tăng trưởng chưa cao; mức tăng trưởng còn thấp và
chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng vốn có, thu nhập bình quân đầu
người thấp. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất,



2
chế biến thấp đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình
trạng trên, bản thân nông-lâm-ngư nghiệp không thể đẩy nhanh đươc sự phát
triển kinh tế của Huyện, không thể thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố nói riêng
và của đất nước nói chung nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông thôn, thực hiện thành công sớm chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới, khai thác, phát huy tiềm năng và lợi thế của
huyện. Để phát triển kinh tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng thì việc
phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một vấn đề rất
quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài
“Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang
thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế phát
triển của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nước ta nói chung và sự phát triển kinh tế cho
kinh tế huyện Hoà Vang nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển
công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong điều kiện nền
kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế. Để nghiên cứu về vấn đề này, luận văn
đã tham khảo các công trình nghiên cứu và một số tài liệu sau:
- Theo PGS.TS Phạm Vân Đình, KS. Đinh Văn Hiến, KS. Nguyễn
Phượng Lê: “Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có vị trí rất quan trọng và có
tác dụng nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn trên cơ sở sử dụng tốt hơn
các nguồn lực trong sản xuất.”
- Đỗ Xuân Luận “Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ
Yên tỉnh Thái Nguyên” Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2009. Đề tài tập trung
phân tích đánh giá được tình hình phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở
huyện Phổ Yên, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển các



3
nghề tiểu thủ công nghiệp của huyện. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, thúc
đẩy sự phát triển của nghề tiểu thủ công nghiệp nói riêng và kinh tế huyện
nói chung.
- PGS,TS Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb
Thông tin và Truyền thông. Có 01 phần nội dung viết về công nghiệp, đã
nêu lên được vị trí, vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển nền
kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng công nghiệp và đưa ra các mô hình
phát triển công nghiệp.
- Trần Viết Dương (2012), Phát triển nguồn lực con người trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm đào tạo,
bồi dưỡng giảng viên chính trị, Vĩnh Phúc. Bài viết đã làm rõ những vấn đề lý
luận chung về nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH),
hiện đại hóa (HĐH). Phân tích thực trạng phát triển trạng nguồn lực con
người tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 1997 - 2009, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm và những kết quả đạt được, những thiếu sót, hạn chế của việc xây
dựng, phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc và tìm ra nguyên nhân
của vấn đề trên. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể giúp công tác
dự báo, phát triển nguồn lực con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện
đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015 đạt hiệu quả cao hơn.
Các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên những thành công và hạn chế
của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta từ trước và sau khi có
đường lối đổi mới, đề cập đến vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề trong nền kinh tế, đưa ra những bài học ban đầu trong việc
quản lý, một số định hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề hiện nay.
Đồng thời, các tác giả đã đề ra những kiến nghị, giải pháp để tiếp tục
phát triển, đổi mới nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nước

ta.


4
Các văn bản nghị quyết của huyện, kế hoạch báo cáo tổng kết kinh tế
huyện qua các năm. Thông qua đó, ta có thể nắm bắt được thực trạng quá
trình phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng
thời đã đưa ra các giải pháp, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể về phát triển công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã nêu lên những kết quả đạt được
của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta từ trước và sau khi có
đường lối đổi mới, đề cập đến vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề trong nền kinh tế, đưa ra một số định hướng phát triển các
ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hiện nay theo
hướng sản xuất hàng hóa hoặc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với đề tài “Phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện
Hòa Vang” – một huyện duy nhất của thành phố Đà Nẵng, có nhiều tiềm
năng và lợi thế để phát triển bền vững công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
nói riêng trong gắn kết với bảo vệ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên và hướng đến bảo vệ môi trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thực trạng phát triển kinh tế bền vững trên
địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, đề xuất những phương hướng
và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp huyện Hòa Vang giai đoạn 2010-2014 tầm nhìn đến 2020. Để thực
hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp.

- Đánh giá được thực trạng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014.


5
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Hòa Vang.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Hòa
Vang hiện nay?
Để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại huyện Hòa Vang
trong thời gian đến cần phải có những giải pháp gì?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp xét trên cả ba nội dung kinh tế, xã hội, môi trường.
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu về công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng từ 2010 đến 2014 và đề
xuất giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng tổng hợp
một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận
Từ thực tiễn vấn đề nghiên cứu kiểm nghiệm với lý thuyết để phân tích,
đánh giá vấn đề từ đó đưa ra giải pháp.
- Phương pháp phân tích, đánh giá

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích thống kê


6
Phương pháp so sánh, đánh giá
Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: từ phòng thống kê huyện Hòa Vang, Niên
giám Thống kê huyện Hòa Vang, Niên giám Thống kê TP Đà Nẵng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận
về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở một địa phương cấp huyện.
- Về đánh giá thực trạng: Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2010-2014.
- Về giải pháp: Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Hòa Vang
trong thời gian tới.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Danh mục các chữ viết tắc, Danh mục các bảng,
hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, Mở đầu, kết luận và kiến nghị, Luận
văn bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp.
Chương 2. Thực trạng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.


7
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1.1. Các khái niệm về công nghiệp
Công nghiệp, theo nghĩa rộng của kinh tế học, là hoạt động kinh tế quy
mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa. Và theo
nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được qui mô sản xuất
nhất định sẽ trở thành một nghành công nghiệp. Như vậy, công nghiệp bao
gồm cả dịch vụ như: công nghiệp phần mềm máy vi tính, công nghiệp điện
ảnh, công nghiệp giải trí…
Công nghiệp là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được
"chế tạo, chế biến" ra cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh
doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ
trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Đối tượng của sản xuất công nghiệp chủ yếu là các tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên rừng biển và các sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra. Các
đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kỳ sản
xuất được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang
các sản phẩm có công dụng cụ thể khác, hoặc một loại nguyên liệu sau quá
trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có các công dụng khác nhau.
Công nghiệp gồm 3 hoạt động chủ yếu:
+ Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẳn có tạo ra nguồn nguyên
liệu nguyên thủy - công nghiệp khai thác.

+ Sản xuất và chế biến sản phẩm từ công nghiệp khai thác và sản phẩm
được tạo ra từ ngành nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm thỏa mãn nhu


8
cầu khác nhau của xã hội - công nghiệp chế biến.
+ Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá
trình sản xuất và sinh hoạt.
Từ khái niệm trên ta thấy: công nghiệp là một ngành kinh tế to lớn
thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất
chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao
gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau.
Về mặt kỹ thuật sản xuất của công nghiệp, công nghệ sản xuất
công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lý
hóa của con người, làm thay đổi các đối tượng lao động thành các sản phẩm
thích ứng với nhu cầu của con người. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp lại
bằng phương pháp sinh học là chủ yếu. Hoạt động sản xuất công nghiệp ít
chịu sự tác động của tự nhiên hơn so với sản xuất nông nghiệp, mà nó chỉ
phụ thuộc chủ yếu vào trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quá trình
sản xuất.
Sản phẩm công nghiệp tạo ra có khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu ở
các trình độ khác nhau và đòi hỏi tiêu dùng ngày càng cao của xã hội.
Sản xuất công nghiệp là họat động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm
thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc
trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế là
một tất yếu khách quan. Do đặc điểm về mặt kỹ thuật sản xuất nên
trong quá trình phát triển công nghiệp luôn là ngành có điều kiện phát
triển về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, lực lượng sản xuất nên quan hệ sản xuất
có tính tiên tiến hơn; cần phân công lao động ngày càng sâu để thúc đẩy phát
triển nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có một khái niệm liên quan là cụm công
nghiệp. Cụm công nghiệp là sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công
nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý. Các công ty trong cụm


9
công nghiệp sẽ chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong với nhà
cung cấp và khách hàng. Các mối quan hệ bên trong công ty yêu cầu các
dịch vụ bổ sung từ các nhà tư vấn, đào tạo và huấn luyện, các tổ chức tài
chính, các công ty chủ chốt. Cụm công nghiệp sẽ tạo ra lực lượng lao động,
hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ chất lượng cao, kết nối quan hệ giữa các cơ
quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ
và các bên hữu quan (Tạp chí khoa học công nghệ - ĐH Đà Nẵng). Cụm
công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 (năm mươi) ha. Trường hợp
cần thiết phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi
mở rộng cũng không vượt quá 75 (bảy mươi lăm) ha. Lĩnh vực, ngành nghề,
đơn vị sản xuất được khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp.
1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
2. Sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
3. Sản xuất sản phẩm sử dụng nghuyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao
động.
4. Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sủa chữa máy móc, thiết bị
phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
5. Các ngành công nghiệp phụ trợ.
6. Doanh nghiệp sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, triển khai ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học, thân thiện với môi trường.
7. Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm
hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cần di dời ra khỏi làng nghề, khu dân cư.
8. Các lĩnh vực, ngành nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và được khuyến khích.

1.1.2. Các khái niệm về tiểu thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ công.
Cũng có khi gọi là nghành nghề thủ công.


10
Như vậy, tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm
ra chủ yếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Ở đó, hệ thống công cụ lao động
thô sơ đã được cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang tính chất
công nghiệp có quy mô nhỏ (bao gồm các hộ, cơ sở sản xuất mang tính chất
công nghiệp quy mô nhỏ, trang bị máy móc hoặc thủ công)
Ở nông thôn, tiểu thủ công nghiệp gắn liền với thời gian nông nhàn
nhưng thu nhập lại cao hơn so với sản xuất nông nghiệp nên nhiều hộ gia
đình đã rời hẳn nông nghiệp chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Do
đó, ở nông thôn tiểu thủ công nghiệp thường phát triển mạnh gắn liền với
các làng nghề truyền thống.
Sở hữu tư liệu sản xuất của tiểu thủ công nghiệp đa dạng, được thể hiện
ở chỗ: không những các thành phần kinh tế đều tham gia tìm kiếm lợi nhuận
trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp mà còn là tính chất pha tạp sở hữu trong
tiểu thủ công nghiệp, trong đó sở hữu tư nhân, cá thể trong lĩnh vực này
đang ngày càng chiếm ưu thế. Ngành nghề sản xuất tiểu thủ công
đa dạng, sản xuất có tính tập trung cao. Ở các vùng nông thôn có thể sử
dụng lao động dư thừa lúc nông nhàn và tận dụng các nguyên liệu do sản
xuất chính tạo ra hoặc sử dụng tài nguyên của địa phương. Khác với
nông thôn, ở đô thị có điều kiện tập trung sản xuất cao hơn, quy mô lớn hơn
và tính chuyên môn hóa cao hơn. Đây cũng là thị trường rộng lớn để trao đổi
và tiêu thụ sản phẩm và đó cũng là điều kiện khách quan thúc đẩy sản xuất
tiểu thủ công nghiệp phát triển.
1.1.3. Khái niệm phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp thể hiện quá trình thay đổi

của nền công nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt
mức độ cao hơn cả về mặt lượng và chất.
Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp không những bao hàm cả
tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu công nghiệp-


11
tiểu thủ công nghiệp, về trình độ sản xuất và tổ chức xã hội của sản xuất, sự
thích ứng của ngành trong điều kiện hiện tại.
1.1.4. Vai trò của phát triển CN-TTCN
* Vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
CN-TTCN là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân:
- CN-TTCN là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp – nông
nghiệp – dịch vụ do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát
triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở
thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó.
- Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra
của cải vật chất CN-TTCN không chỉ là ngành khai thác tài nguyên mà còn
chế biến các loại nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản xuất từ các
loại tài nguyên, khoáng sản, động thực vật thành sản phẩm trung gian để sản
xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu vật chất và tinh thần
của con người.
- Sự phát triển của CN-TTCN là một yếu tố có tính chất quyết định để
thực hiện quá trình CNH-HĐH toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá
trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tùy theo trình độ phát triển
của CN-TTCN và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ đặc điểm cụ thể
của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của CN-TTCN
trong nền kinh tế quốc dân hình thành phương án cơ cấu công nghiệp-nông

nghiệp-dịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách hiệu quả.
* Vai trò của CN-TTCN
- CN-TTCN tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể với nhiều chủng
loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, phục vụ sản xuất
và đời sống, thay thế các mặt hàng nhập khẩu, đồng thời sản xuất ra một số


12
mặt hàng xuất khẩu.
- Sự phát triển CN-TTCN khai thác được nguồn nguyên liệu tại chổ,
khai thác tiềm năng kinh tế mỗi địa phương tạo động lực phát triển kinh tế
vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng đóng góp của nghành
công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn tăng
trưởng và phát triển.
- CN-TTCN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH ở nông thôn nước ta hiện
nay. Góp phần phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nông
nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên nền sản xuất
hàng hóa. Sự phát triển của ngành CN-TTCN còn có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và cho xây dựng
nông thôn mới.
- CN-TTCN tạo ra nhiều việc, tăng thu nhập cho người lao động, đồng
thời giải quyết được việc làm tại chổ cho một số lao động dư thừa ở nông
thôn. CN-TTCN tác động vào sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất lao
động nông nghiệp, tạo khả năng giải phóng sức lao động trong nông nghiệp.
Sự phát triển của ngành CN-TTCN ngày càng mở rộng đã góp phần hình
thành nên các khu công nghiệp và tạo ra các ngành sản xuất mới, các khu
công nghiệp đã thu hút một lượng lớn lao động nông nghiệp và giải quyết
việc làm cho xã hội. Việc thu hút số lao động ngày càng tăng từ nông nghiệp
vào công nghiệp không chỉ góp phần giải quyết việc làm, mà còn tạo điều
kiện nâng cao trình độ chuyên môn, tăng thu nhập cho người lao động.

- Sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Quy luật phát triển của CN-TTCN
- CN-TTCN từ một ngành có vị trí thứ yếu phát triển thành một ngành
to lớn có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế
Tính quy luật trên là do đặc điểm về mặt kĩ thuật sản xuất của hai


13
ngành sản xuất CN và NN chi phối. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, chủ
yếu là đặc điểm công nghệ thể hiện khả năng sinh trưởng của các đối tượng
lao động thành sản phẩm, và nông nghiệp chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu
cơ bản của con người. Trong khi đó, do các đặc điểm của bản thân quá trình
sản xuất, công nghiệp ngày càng phát triển tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu
cầu đa dạng ngày càng cao hơn của con người. Từ thỏa mãn những nhu cầu
thiết yếu đến thỏa mãn những nhu cầu có tính cao cấp, từ đáp ứng nhu cầu
cấp 1 đến đáp ứng nhu cầu cấp 2,3…
Tính quy luật đó nảy sinh do sự phát triển nhu cầu của con người: từ
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản thiết yếu, khi trình độ kinh tế, xã hội, trình
độ văn minh công nghiệp phát triển, con người đòi hỏi nhu cầu toàn diện
hơn và ở trình độ cao hơn.
Từ tính quy luật này cho ta thấy, do điều kiện cụ thể và trình độ phát
triển ở mỗi nước mà mô hình cơ cấu kinh tế có thể khác nhau. Song xu thế
phát triển chung của xã hội loài người thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
mỗi nước được chuyển dịch từ cơ cấu nông-công nghiệp sang công – nông
nghiệp hiện đại.
- Lịch sử phát triển của CN-TTCN tách ra khỏi nông nghiệp
Xét trong mối quan hệ phân công lao động xã hội giữa hai ngành công
nghiệp và nông nghiệp thường xảy ra một quá trình gồm có ba giai đoạn cơ
bản: sản xuất công nghiệp ra đời trong nông nghiệp-một hoạt động nằm

trong nông nghiệp; tách ra khỏi nông nghiệp trở thành một ngành độc lập;
quay trở lại kết hợp với nông nghiệp bằng nhiều hình thức tổ chức sản xuất
đa dạng ở trình độ hoàn thiện và tiến tiến hơn. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp xuất hiện trong lịch sử phát triển của loài người rất sớm, từ khi loài
người bắt đầu săn bắt, hái lượm, hoạt động khai thác tài nguyên động thực
vật trong tự nhiên tạo nguồn thực phẩm để sinh sống. Sau đó là các hoạt
động sản xuất thủ công nghiệp chế tạo ra những dụng cụ lao động và các đồ


14
dùng thô sơ phục vụ cho hoạt động săn bắn, hái lượm và sinh hoạt. Cùng với
sự phát triển của lực lượng sản xuất, do yêu cầu thỏa mãn nhu cầu ngày càng
đa dạng của con người, các hoạt động nông nghiệp phát triển thành loại hình
sản xuất công nghiệp, nằm trong công nghiệp. Hình thức sản xuất này có
tính chất tự cung, tự cấp do sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội gắn liền với sự phát triển của phân
công lao động xã hội. Cuộc phân công lao động lần thứ hai, công nghiệp đã
tách ra hoạt động sản xuất độc lập. Tuy có quá trình hình thành và phát triển
khá sớm, song công nghiệp cho đến thời kì tiền tư bản chủ nghĩa về cơ bản
vẫn là một nền sản xuất nhỏ do những người thợ thủ công tiến hành.
Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp thành một ngành sản xuất độc lập.
Tuy vậy, giữa hai ngành này có mối liên hệ sản xuất mật thiết với nhau. Do
vậy, công nghiệp phải quay lại kết hợp với nông nghiệp bằng các hình thức
tổ chức mối liên hệ sản xuất với những hình thức đa dạng và phong phú hơn:
tổ chức và cung ứng nguyên liệu và tư liệu lao động cho nhau; các hình thức
liên kết, liên doanh, các loại hình xí nghiệp liên kết sản xuất, các công ty,
tổng công ty nông-công nghiệp hoặc công-nông nghiệp…
- Quá trình phát triển công nghiệp từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn
Là quá trình hoàn thiện về tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ gồm ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công, công

xưởng-đại công nghiệp cơ khí.
Tính quy luật này được đề cập trong tác phẩm” sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản của nước Nga”. Các giai đoạn phát triển trên có nhiều điểm
khác nhau, trong đó có hai điểm nổi bậc là sự khác nhau về mức độ phát
triển của phân công lao động xã hội và sự hoàn thiện của công cụ lao động.
So với giai đoạn đầu, ở giai đoạn thứ hai, người ta vẫn sử dụng công cụ thủ
công, nhưng do có sự phân công và hiệp tác lao động nên sức sản xuất giai
đoạn này tăng lên nhiều. Trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, phân công


15
lao động và công cụ lao động đã có sự thay đổi cơ bản: công cụ cơ khí được
sử dụng phổ biến, phân công và hiệp tác lao động được thực hiện sâu hơn và
rộng hơn. Vì vậy khả năng sản xuất được mở rộng, hiệu quả sản xuất được
nâng cao.
Sự phát triển của công nghiệp có thể diễn ra theo trình tự nêu trên
nhưng cũng có thể phát triển nhảy vọt từ trình độ thấp lên trình độ cao khi
nó đảm bảo những điều kiện phù hơp. Trong thời đại ngày nay, con đường
phát triển nhảy vọt được áp dụng ngày càng phổ biến ở các nước đang phát
triển. Nhờ chính sách huy động hợp lý các nguồn lực bên trong và sự hỗ trợ
có hiệu quả từ bên ngoài các nước đã rút ngắn quá trình xây dựng nền đại
công nghiệp, từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước có nền công
nghiệp phát triển .
Nghiên cứu tính quy luật này không chỉ có ý nghĩa thực tiễn về tổ chức
sản xuất, ứng dụng máy móc thiết bị mà còn góp phần thúc đẩy thực hiện
công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất trong công nghiệp.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Gia tăng về số lượng và quy mô của cơ sở sản xuất
Phát triển số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN trong đó phải cần trọng
đến phát triển các doanh nghiệp vì doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan

trọng nhất của sản xuất công nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp lớn mạnh thì
ngành càng phát triển. Việc tập trung hóa sản xuất công nghiệp sẽ tạo điều
kiện hình thành các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, nâng cao năng lực
cạnh tranh và gia tăng khả năng thích nghi với sự biến động của thị trường.
Để phản ánh quy mô doanh nghiệp và so sánh quy mô doanh nghiệp ta
có thể sử dụng một số tiêu chí sau:
- Số lượng sản phẩm
- Số lượng lao động


16
- Giá trị tài sản cố định
Số lượng cơ sở sản xuất ngày càng tăng chứng tỏ CN-TTCN ngày càng
phát triển. Không chỉ tăng số lượng cơ sở đăng ký kinh doanh mà phải được
thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng cơ sở sản xuất hoạt động thực tế trên
thị trường và chỉ có như vậy mới đánh giá đúng thực tế phát triển số lượng
cơ sở CN-TTCN. Nhìn chung, sự phát triển cơ sở CN-TTCN phải phù hợp
với tình hình, xu hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Phát triển số lượng cơ sở CN-TTCN phải được tiến hành cùng với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở. Vì CN-TTCN đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn đó là sự gia tăng cạnh tranh
không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà ngay cả thị trường nội địa. Do vậy,
chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở mới có thề đứng vững
trong điều kiện cạnh tranh và hội hập mạnh mẽ như hiện nay. Để thực hiện
được điều đó thì sự liên kết trong công nghiệp cũng rất quan trọng. Tăng
cường liên kết kinh tế trong sản xuất CN-TTCN là cơ hội để gia tăng số
lượng cơ sở, gia tăng số lượng doanh nghiệp và tạo điều kiện để phát triển
hiệu quả, bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và
thế giới.
Bên cạnh đó, phát triển các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ

cũng tỏ ra khá hiệu quả dối với một số ngành nghề, đặc biệt là các ngành thủ
công nghiệp manng tính truyền thống như quần áo, giày dép, đồ gỗ, vật liệu
xây dựng…
1.2.2. Bảo đảm các nguồn lực cho SX CN-TTCN
Nguồn lực ở đây bao gồm: vốn, lao động, hệ thống cơ sở vật chất (thiết
bị, công nghệ…) Do đó, mở rộng quy mô các yếu tố nguồn lực có thể hiểu
là làm cho các các yếu tố về lao động, vốn, hệ thống cơ sở vật chất của cơ sở
CN-TTCN ngày càng tăng lên. Lao động và nguồn vốn là hai yếu tố đầu vào
cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của các các cơ sở sản xuất. Việc gia


17
tăng các yếu tố đó sẽ thể hiện sự phát triển của CN-TTCN.
Lao động, năng lực, trình độ quản lý của các cơ sở sản xuất là một
trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển CN-TTCN. Quy mô lực
lượng lao động trong khu vực này càng lớn thể hiện quy mô, số lượng của
khu vực CN-TTCN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, giá trị
đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế càng tăng. Năng lực, trình độ tay
nghề, trình độ của người lao động, trình độ quản lý càng cao thì sẽ góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của CN-TTCN. Trong ngắn hạn, khi năng suất
lao động và tiền công chưa có thay đổi lớn thì quy mô lao động trực tiếp
quyết định quy mô sản lượng đầu ra. Muốn đạt được sự tăng trưởng nhanh
trong CN-TTCN thì phải có nguồn lao động dồi dào và phải mở rộng được
sản xuất. Mặt khác, nguồn lao động là hoạt động sản xuất vật chất làm gia
tăng của cải, thu nhập của đại bộ phận dân cư. Do đó, quy mô và chất lượng
nguồn lao động quyết định quy mô đầu ra trong CN-TTCN.
Phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành CN_TTCN nói
riêng gắn liền với sự phát triển con người, con người nắm giữ vị trí trung
tâm của sự phát triển CN-TTCN.
Tiêu chí phản ánh:

- Số lượng và mức tăng lao động trong doanh nghiệp.
- Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp.
Trong khi đó vốn và công nghệ là yếu tố quyết định phát triển vững
chắc của ngành CN-TTCN
Vốn đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố cực
kỳ quan trọng đối với sự phát triển của tất cả các cơ sở CN-TTCN. Vốn là
yếu tố tiên quyết quyết định sự hình thành và phát triển CN-TTCN. Vốn sản
xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất.
Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở tạo ra vốn sản xuất mà còn là điều kiện để
nâng cao trình độ khoa học-công nghệ góp phần vào quá trình hiện đại hóa


×