Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 Viec Ke Toan Can Phai Lam Khi Cong Ty Moi Thanh Lap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.53 KB, 4 trang )

10 việc kế toán cần phải làm khi công ty mới thành lập
Công ty mới thành lập kế toán cần làm những gì? Cần khai báo những gì với cơ quan
thuế? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn các công việc kế toán cần làm trong
doanh nghiệp mới thành lập.
Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, công việc của người kế toán
trong doanh nghiệp sẽ phải làm những việc sau:
1. Kê khai thuế môn bài
- Theo quy định của tổng cục thuế, trong trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh
doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu công ty mới thành lập mà có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh: chậm nhất
là ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
 Những doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm: phải nộp tiền thuế Môn bài cả năm
 Những doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm (từ 1/7 đến cuối năm): sẽ nộp thuế
môn bài 1/2 năm
-> Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo
Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Chú ý: Nộp tờ khai và tiền thuế môn bài vào cùng thời gian.
2. Kê khai thuế giá trị gia tăng
Những doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo tháng và theo phương pháp
trực tiếp (dù không phát sinh vẫn phải nộp tờ khai). Sau khi hoạt động đủ 12 tháng (1 năm
tài chính) thì sẽ căn cứ vào mức doanh thu để xác định. Hạn nộp tờ khai thuế GTGT chậm
nhất là ngày 20 của tháng sau.
Chú ý: Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng (tức là hóa đơn thông thường không phải là hóa
đơn GTGT) thì không kê khai.
Nếu doanh nghiệp mới thành lập:
 Là dự án đầu tư hoặc chi nhánh của doanh nghiệp đang kê khai thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ.
 Hoặc có thực hiện đầu tư, mua sắm TSCĐ, máy móc, thiết bị có giá trị > 1 tỷ đồng (không
bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của doanh nghiệp không hoạt động vận



tải, du lịch, khách sạn).
Các bạn có thể gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế theo Phương pháp khấu
trừ (mẫu 06/GTGT) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với hồ sơ đăng ký thuế.
3. Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
 Doanh nghiệp mới thành lập: Hàng quý sẽ phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý
mẫu số 01A/TNDN và thuế suất là 22%.
 Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm <1,67 tỷ thì
Doanh nghiệp quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.
 Thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý: chậm nhất là ngày thứ 30 của quý
sau (cụ thể: 30/4, 30/7, 30/10, 30/1)
4. Kê khai thuế TNDN
Các doanh nghiệp khi mới thành lập sẽ phải kê khai thuế GTGT theo tháng nên ta sẽ xét 2
trường hợp sau:
 Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp >=50.000.000 đ thì kê khai theo tháng
 Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp < 50.000.000 đ thì kê khai theo theo
quý.
Chú ý: Các bạn chỉ xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp
dụng cho cả năm tính thuế.
Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không kê khai
nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN)
5. Hóa đơn
Nếu doanh nghiệp bạn mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận thì:
 Tiến hành đặt in hóa đơn GTGT.
 Sau đó làm Thông báo phát hành hóa đơn: chậm nhất là 05 ngày trước khi doanh
nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đăng ký thông báo
phát hành.
 Nếu doanh nghiệp bạn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì phải làm
thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại cơ quan thuế. Đây là hóa đơn bán hàng thông

thường, không phải là hóa đơn GTGT.


Chú ý: Những doanh nghiệp mới thành lập phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo
thángmẫu BC26/AC trên HTKK và không phải làm thông báo phát hành hóa đơn vì mua của
cơ quan thuế.
Và thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày thành lập. Hết thời hạn trên, cơ quan thuế kiểm tra
và thông báo cho doanh nghiệp. Nếu chưa có thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp vẫn
tiếp tục lập Báo cáo theo tháng. Thời hạn chậm nhất là ngày 20 tháng sau.
6. Mở tài khoản ngân hàng
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính: Thì những hóa đơn đầu
vào có giá trị > 20 tr phải chuyển khoản, thì mới được khấu trừ thuế GTGT và ghi vào chi phí
hợp lý khi tính thuế TNDN.
=> Như vậy doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số TK ngân hàng
cho cơ quan thuế theo mẫu 08/MST.
7. Lao động & Bảo hiểm xã hội
 Nếu doanh nghiệp bạn có từ 10 lao động trở lên: Khi ký hợp đồng lao động > 3 tháng
với nhân viên thì doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên.
 Phải làm thang bảng lương để nộp cho cơ quan BHXH theo mẫu: Mẫu hệ thống thang
bảng lương.
8. Bảng định mức nguyên vật liệu
 Nếu công ty bạn là doanh nghiệp có tính chất sản xuất thì các bạn phải lập: Bảng
định mức nguyên vật liệu cho tất cả các sản phẩm của Doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên
liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây
dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp (Theo thông tư
78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 thì doanh nghiệp không phải nộp cho cơ quan thuế bắt
đầu từ năm 2014)
9. Khấu hao tài sản cố định

Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định kể từ ngày phát sinh
tài sản cố định. (Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC)
10. Các thủ tục khác
 Đăng ký áp dụng chế độ kế toán (theo QĐ 48 hoặc 15)


 Hình thức kế toán.
 Phương pháp hàng tồn kho..
Chú ý: Tùy từng cơ quan thuế, có nơi sẽ bắt các bạn nộp, có nơi không bắt buộc bạn phải nộp.



×