Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÍ QUYẾT SINH CON NGOAN HIỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.11 KB, 15 trang )

BÍ QUYẾT SINH CON NGOAN HIỀN
Con cái là sự đơm hoa kết trái của tình yêu vợ chồng. Khi cả hai vợ chồng đi đến
quyết định có e bé, để có thể sinh những đứa con khỏe đẹp, thông minh thì cả bố
mẹ bé cần chuẩn bị tất cả về kiến thức dinh dưỡng, sức khỏe, tâm lý trước khi thụ
thai, trong khi mang thai, và cho đến khi sinh e bé là vô cùng quan trọng.
Những việc cần chuẩn bị trước khi thụ thai
Về tinh thần:
– Phải đảm bảo chắc chắn rằng thành viên nhí trong tương lai là mong muốn của cả
hai vợ chồng, là kết quả của tình yêu đích thực chứ không phải vì một áp lực nào
đó, là sự thoải mái, bằng lòng, không lo lắng, băn khoăn.
Về xã hội:
– Đảm bảo việc sinh em bé không bị tác động bởi những vấn đề của xã hội như:
việc làm, vị trí công tác … và những áp lực của nó.
– Tạo nên sự hài hoà, hợp lý giữa việc sinh em bé với công việc và các mối quan
hệ trong xã hội.
Về thể chất:
– Các cặp vợ chồng nên tìm hiểu kỹ về nguyên lý của sự thụ thai, cách chăm sóc,
dinh dưỡng của vợ, chồng trước , trong và sau quá trình thai nghén, cũng như
những bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra, cách phòng và điều trị trong từng giai
đoạn cụ thể.
– Đừng quên tìm hiểu lịch sử bệnh tật gia đình và bản thân xem có ai mắc phải
bệnh di truyền nghiêm trọng gì không ?
– Đi khám và tư vấn với bác sĩ để kiểm tra xem mình có bị bệnh mãn tính như tiểu
đường, cao huyết áp… không?
– Cần kiểm tra máu và xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như
lậu, giang mai, Chlamydia, AIDS, viêm gan B. Các bệnh cấp tính như cúm, sởi,
Rubella thường gây tổn thương cho thai nhi nên cần điều trị trước khi mang thai


nếu đã mắc phải, nếu chưa thì phải tiêm phòng vì Rubella có thể gây tổn thương
cho mắt và tim thai nhi; mẹ bị viêm gan B cũng có thể truyền qua con gây ảnh


hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan của thai nhi; nhiễm Chlamydia là một
trong những nguyên nhân gây vô sinh mà nếu không đi khám và xét nghiệm thì
chúng ta không thể tự biết được.
– Kiểm tra cơ quan sinh dục, sinh sản của cả hai vợ chồng: đối với người vợ cần
kiểm tra hình thể cấu trúc tử cung, buồng trứng bằng siêu âm, khám phụ khoa để
điều trị viêm nhiễm nếu có (vì nước ta nằm trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm
nên vấn đề viêm nhiễm của phụ nữ thường xảy ra nhất là ở những phụ nữ có quan
hệ tình dục). Đối với người chồng cũng cần kiểm tra sức khoẻ bằng xét nghiệm
máu, siêu âm và kiểm tra tinh dịch đồ, kể cả những người đã sinh con. Trên thực tế
điều này hơi khó vì những người đàn ông thường ngộ nhận rằng họ luôn là tốt, là
hoàn hảo, mọi nguyên nhân đều do người phụ nữ. Người chồng cần cùng với vợ
làm đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và
có hướng điều trị kịp thời.
– Lập chế độ ăn cân bằng để đảm bảo sức khoẻ tốt cho thai phụ, hãy chọn thực
phẩm từ bốn nhóm sau: Glucid (các loại ngũ cốc), Lipid (Các loại dầu, lạc,
vừng…), Vitamin (trái cây, rau củ), Protein (Thịt, trứng, sữa, nhất là các loại cá).
Thông thường chúng ta không rõ hết được nguồn gốc các sản phẩm dinh dưỡng
nên khâu chế biến phải đảm bảo thật tốt.
– Tập thể dục thường xuyên để chuẩn bị hệ tim mạch và cơ bắp mạnh khoẻ dành
cho việc sinh nở sau này. Bổ sung acid folic trước, trong và sau khi có thai để
phòng một số bệnh của thai nhi, nhưng không lạm dụng thuốc, nhất là các vitamin
có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm (nên dùng theo chỉ định của bác sĩ)
– Không dùng hoặc hạn chế những chất kích thích, gây nghiện như rượu, bia, thuốc
lá…. Tránh môi trường làm việc độc hại như: Chì, thuỷ ngân, các chất phóng xạ…


– Làm tốt công tác vệ sinh sinh dục, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh tình dục và vệ
sinh thai nghén…
– Chuẩn bị tiêm chủng trước khi mang thai: cần đi tiêm phòng một số bệnh như:
cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi

có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Ngoài ra, phải đảm bảo tiêm vaccin ít nhất
trước khi mang thai 1 tháng.
NHỮNG VIỆC VỢ CHỒNG CẦN BIẾT KHI MANG THAI
3 tháng đầu:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để
thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau
lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình
thường.
Những thay đổi ở người mẹ
Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết
trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus
như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức
khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai
là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.
Mệt mỏi: Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn
không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông
báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải
làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác
này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và
loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều
nếu có thể.
Buồn nôn và nôn: Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất
thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu


chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải
thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để
tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể
cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).
Đi tiểu thường xuyên: Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang

vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình
thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn
máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng
như thế.
Nhiễm virus cúm: Khi mang thai 3 tháng đầu, cần tránh để mắc các bệnh nhiễm
virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà
bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.
Tăng cân nhẹ:Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng sẽ tăng lên một ít, khoảng
nửa kg mỗi tháng.
– Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Dinh dưỡng và ăn uống


Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.



Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.



Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin…



Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt,
canxi…




Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá
mập, cá kiếm)
Thuốc và vitamin



Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh.




Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham
khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.



Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.



Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm
vào mạch máu tới thai nhi
Trang phục



Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt.




Tránh sử dụng giầy cao gót.



Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.
Siêu âm



Siêu âm để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi



Siêu âm để phát hiện song thai, đa thai
Sảy thai: Nguy cơ xảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai cần tránh
lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại
Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang
thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do
vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là
giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối
bắt đầu phát triển.
Tập thể dục: Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ
trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập
aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.
3 tháng giữa:
Mang thai 3 tháng giữa thường là giai đoạn đẹp nhất của thai kỳ. Triệu chứng buồn
nôn và mệt mỏi (thường gặp ở 3 tháng đầu) đã biến mất và bạn cảm thấy khỏe hơn


và thoải mái hơn. Ðây là thời gian tuyệt vời vì bạn cảm thấy em bé di động bên

trong bạn và cuối cùng bạn bắt đầu lộ ra dáng vẻ có thai rõ ràng.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, các xét nghiệm máu, xét nghiệm tiền thai, và siêu âm
có thể xác nhận em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhiều phụ nữ nhận
thấy rằng cuối cùng họ đã có thể nắm chắc việc sắp có em bé. Thời điểm này cũng
là lúc bạn bắt đầu chia sẻ các tin tức tuyệt vời với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
– Những thay đổi ở cơ thể mẹ
Hầu hết các bà bầu đều thấy giai đoạn này dễ chịu hơn giai đoạn 3 tháng đầu
nhưng cũng cần phải được thông tin đầy đủ về thai kỳ trong những tháng này.
Bạn có thể thấy những triệu chứng như nôn ói và mệt mỏi biến mất. Nhưng những
thay đổi khác, gây chú ý hơn của cơ thể có thể xuất hiện. Bụng của bạn sẽ lớn ra
trong lúc bạn tiếp tục tăng cân và em bé tiếp tục lớn. Và trước khi giai đoạn này kết
thúc, bạn sẽ cảm thấy em bé bắt đầu chuyển động và có thể cảm thấy nhiều cơn
đau nhức.
Một số triệu chứng cần lưu tâm trong giai đoạn này:


Đau ở bụng, háng, và bắp đùi



Đau lưng



Chóng mặt – Khó thở



Nổi vân da – Thay đổi ở da




Ngứa ran ở bàn và ngón tay



Ngứa ở bụng, lòng bàn tay, và lòng bàn chân.



Táo bón



Hệ miễn dịch kém
Hãy đến gọi cho bác sĩ nếu bạn bị nôn ói, ăn mất ngon, vàng da, hoặc mệt mỏi kèm
với ngứa ngáy. Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh gan nặng được gọi là ứ
mật thai kỳ.


Tăng cân: Mọi thai phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một
thai phụ bình thường có thể tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi
tháng trong ba tháng giữa thai kỳ.
Tâm lý người mẹ: Em bé đã lớn lên từng ngày và bạn có thể cảm nhận được điều
đó. Bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hào hứng hơn khi hướng đến giải pháp tương lai
khi em bé chào đời. Bạn sẽ có những tưởng tượng về mối quan hệ với em bé trong
bụng, những giao tiếp đầu tiên với bé…
Em bé: Vào cuối giai đoạn này, thai nhi nặng khoảng 0,8 kg và dài khoảng 33 cm
kèm theo sự phát triển của ngón tay, ngón chân, lông mi, và lông mày. Trong
khoảng tháng thứ 5, bạn có thể cảm thấy thai nhi chuyển động. Vào cuối giai đoạn

3 tháng giữa thai kỳ, toàn bộ những cơ quan cơ bản của thai nhi như tim, phổi và
thận đều được hình thành
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa
Dinh dưỡng và ăn uống


Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với
mức bình thường.



Tăng cường ăn uống trong đó ưu tiên các nhóm chất bột và giữ tỷ lệ cân đối
với nhóm khác Đạm:Béo:Bột-đường = 14:31:55



Cung cấp một lượng acid béo cần thiết để phát triển não bộ cho thai nhi



Tiếp tục cung cấp thường xuyên lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể thông
qua rau quả.



Tránh các chất kích thích: caffein, cồn, nicotin



Duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi.




Tránh những thực phẩm nhiều cholesterol và có thủy ngân
Thuốc và vitamin


Tiếp tục bổ sung các loại vi chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là: sắt, canxi,



Vitamin A,B,C,D, axit folic… Uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng
Luôn tránh các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt trong suốt giai đoạn thai


kỳ


Sử dụng thuốc Đông y phải có chỉ định của bác sĩ



Việc điều trị các bệnh trong giai đoạn này cũng cần theo chỉ định, không tự ý
điều trị
Siêu âm
Siêu âm được thực hiện để giúp phát hiện các dị tật của thai nhi giúp các bác



sĩ có phương án điều trị



Siêu âm hỗ trợ cho các xét nghiệm cần thiết khác



Siêu âm giúp cho bạn biết được cân nặng, các chỉ số, sự phát triển của thai
nhi
Các xét nghiệm cần thiết: Có nhiều xét nghiệm cần thiết được thực hiện trong giai
đoạn này, khi đi khám thai tại cơ sở chuyên môn bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn thực
hiện các xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể gồm:



Xét nghiệm máu



Xét nghiệm nước tiểu



Xét nghiệm dung nạp glucô



Xét nghiệm chọc dò nước ối




Xét nghiệm chọc hút gai nhau
Các xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được những vấn đề đang mắc phải trong giai đoạn
thai kỳ và có phương án điều trị cần thiết. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được
thực hiện nếu bác sĩ yêu cầu.


Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa: Đây là giai đoạn bạn có thể yên tâm
hơn khi quan hệ tình dục, tuy nhiên vẫn phải giữ sự cẩn trọng và lựa chọn các tư
thế an toàn cho mẹ và con.
Tập thể dục: Đi bộ, Yoga hay các bài aerobic nhẹ nhàng sẽ giúp cho các bà mẹ
sảng khoái tinh thần, đẩy lùi bệnh tật và sẵn sàng cho sự chào đời của bé yêu.
3 tháng cuối:
3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân
nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai
đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu
hiệu báo sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ.
Những thay đổi ở người mẹ
Một số khó chịu mà bạn gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tiếp tục xuất hiện ở
giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải
vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi
phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đừng lo
lắng gì cả, đứa trẻ trong bụng bạn vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi
bạn sinh con. Các biến đổi liên quan đến thời kỳ này gồm:
Bụng: Tử cung to, đè vào nhiều cơ quan (như bàng quang, thận, dạ dày, ruột, cơ
hoành, các mạch máu lớn trong ổ bụng) và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ
quan này. Tới cuối thai kỳ, bụng mang thai càng xệ xuống. Có thể cảm thấy thai đã
vào vùng tiểu khung.
Tăng cân: Mọi sản phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một
sản phụ bình thường sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng
trong 3 tháng cuối mang thai. Vào cuối thai kỳ, bạn có thể tăng trung bình khoảng

từ 6 đến 7,5 kg. Trẻ sẽ nặng khoảng 3,4kg.


Vết giãn da: Một số phụ nữ dễ có vết giãn da (màu đỏ tía hay hơi đỏ tía) trên bụng,
ngực, cánh tay, mông và đùi. Các vết rạn nứt thường nhạt đi, chuyển thành những
dải dọc trên da, có màu xám nhạt nhưng thường không biến mất hoàn toàn.
Trứng cá: Nếu thai phụ từng có mụn trứng cá trong các thời kỳ hành kinh thì cũng
có thể nổi trứng cá khi thai nghén. Trứng cá thực sự có thể tăng lên khi có thai vì
nồng độ progesterone tăng đã kích thích sự bài tiết chất dầu của các tuyến dưới da.
Thay đổi các sắc tố ở da: Màu sắc da thay đổi ở một số vùng như cằm, má, mũi và
trán. Da sẫm màu hơn do lượng oestrogen và progesterone tăng. Da ở những khu
vực vốn đã sẫm màu nay càng sẫm hơn, nhất là quầng vú, núm vú, môi lớn và ít
thay đổi kể cả sau khi sinh.
Nám da: Da mặt có màu sẫm rất đặc trưng của người có thai, hay gặp và càng rõ ở
những phụ nữ da trắng và tóc đen, thường xuất hiện ở trán, vùng thái dương và
giữa mắt. Vùng nám càng nặng hơn khi phơi nhiễm với nắng. Nám da thường hết
hoàn toàn sau sinh.
Giảm bài tiết mật: Chứng tỏ chức năng gan có biến đổi liên quan đến thai nghén và
có thể gây ngứa, thậm chí còn gây buồn nôn, nôn, mất khẩu vị, mỏi mệt và vàng
da. Nếu bị ngứa nghiêm trọng vào cuối kỳ thai nghén thì cần kiểm tra chức năng
gan. Có thể dùng thuốc nhưng tình trạng ứ trệ mật thường qua đi sau sinh.
Nổi mạch máu:Những mạch máu nhỏ nổi rõ, trông giống như những chân nhện có
thể xuất hiện ở nhiều phụ nữ có thai. Nguyên nhân do tăng tuần hoàn máu và có
thể do tăng oestrogen, thường thấy ở mặt, cổ, ngực hoặc cánh tay. Sau sinh vài
tuần, hiện tượng này biến mất.
Cẳng chân hơi xanh và trông như bẩn: Nhất là khi thời tiết lạnh, da tạm thời biến
màu do tăng bài tiết oestrogen ở một số người; Không đáng ngại vì sẽ hết sau sinh.
Giãn tĩnh mạch: Những tĩnh mạch ở khắp cơ thể sẽ giãn to hơn khi có thai để thích
ứng với tăng thể tích máu. Với một số phụ nữ, sự thay đổi này có thể thấy rõ ở các



tĩnh mạch nông cẳng chân; thường không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu vì có
thể lở loét, đau ở cẳng chân.
Ra mồ hôi và nổi ban đỏ: Phụ nữ có thai thường ra mồ hôi nhiều vì tác dụng của
hormone đến các tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể. Ra mồ hôi làm các ban đỏ dễ xuất
hiện hơn. Có điều lạ là các vùng như nách, vú và cơ quan sinh dục lại ít ra mồ hôi
khi có thai.
Phù nề: Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều phụ nữ thấy chân tay, mí mắt và mặt
sưng húp, nhất là vào buổi sáng. Nguyên nhân chỉ đơn giản là do tăng lượng máu
lưu thông. Tuy nhiên, nếu mắt sưng húp nhiều và tăng cân từ 2 kg mỗi tuần thì cần
gặp bác sỹ. Tăng cân đột ngột và sưng húp mặt là dấu hiệu giữ nước quá nhiều
(phù) thường kèm theo huyết áp cao hoặc có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc
nhiễm độc thai nghén.
Tóc và lông: Về cuối thai kỳ, tóc có vẻ dày hơn và sau thời kỳ thai nghén có thể
tạm thời bị rụng tóc. Khi có thai, giai đoạn nghỉ của quá trình mọc tóc có xu hướng
kéo dài, lượng tóc rụng mỗi ngày ít hơn nên tóc dày ra. Sau khi sinh, giai đoạn
nghỉ của tóc ngắn lại, tóc rụng nhiều hơn và bắt đầu mọc tóc mới. Khoảng 6-12
tuần sau sinh, tóc rụng nhiều hơn rõ rệt. Chỉ trong vài tháng, mái tóc trở nên mỏng
hơn nhưng sau 6-12 tháng thì trở lại như cũ. Ở một số phụ nữ, nhất là những người
vốn có nhiều lông trên cơ thể, lông sẽ mọc nhiều hơn khi có thai, rõ rệt nhất là ở
mặt và các chi. Các hoóc môn do nhau thai bài tiết và sự tăng nồng độ cortisone đã
kích thích tuần hoàn máu tới các nang lông. Hiện tượng mọc lông nhiều thường
giảm đi trong khoảng 6 tháng nhưng có thể lập lại ở những lần thai nghén sau.
Một số cơ đau và khó chịu: Ngoài ra giai đoạn này có thể xảy ra một số cơn đau và
khó chịu khác như ợ nóng, căng vú, khó ngủ…
Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ: Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm
xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm
lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi



đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn
khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet
thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó
khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:
Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày
Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.
– Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối
Dinh dưỡng và ăn uống: Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày,
tăng 350 kcal so với mức bình thường.
Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh,
vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và
các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.
Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng
Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông
Thuốc và vitamin: Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan
trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các
khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.
Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả
Đông Y.
Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…
Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa
đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…


Khám thai: Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai
phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ,

hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38
tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.
Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về
quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số
thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên
bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra.
Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi
với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách
giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm
đau.
Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng cuối:: Hầu hết phụ nữ có thai không có
thay đổi về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Giao hợp không ảnh hưởng đến thai trừ
một số trường hợp nên tránh, ví dụ như đang bị ra máu, ra nước (nghi do tổn
thương màng ối), nhiễm khuẩn âm đạo, đau bụng do có cơn co. Cần có tư thế tình
dục thích hợp trong 3 cuối thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai. Trong thời gian
sắp sinh cũng cần tránh quan hệ bởi khiến người mẹ mất sức, hơn nữa thai to cũng
không thoải mái cho 2 người.
Trong vài tuần sau sinh, do người phụ nữ còn mỏi mệt, còn đau do tổn thương ở
tầng sinh môn, thay đổi về nội tiết nên không ham muốn. Nhưng thông thường, 6-8
tuần lễ sau sinh, họ đã có thể quan hệ tình dục vì lúc này các cơ quan trong tiểu
khung (tử cung, âm đạo) đã trở lại hình thể và vị trí như trước lúc có thai và sức
khỏe người phụ nữ đã bình thường.
Giục sinh: Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó,
ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày dự sinh là bình thường và hay gặp và không phải
là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về


em bé và/hoặc sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề
nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn
chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1

đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh. Một
số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm:
Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây
nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
Trẻ không phát triển bình thường
Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp
để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an
toàn.
Hầu hết các bác sĩ thực hiện các biện pháp giục sinh trong bệnh viện để bảo đảm
sức khỏe của mẹ và bé. Có nhiều cách để làm tăng co bóp. Các bác sĩ có thể làm
vỡ màng bao quanh thai nhi (màng ối). Họ cũng có có thể đặt thuốc có chứa
hormon vào âm đạo của thai phụ. Cách thường dùng nhất là dùng một loại thuốc có
tên là Pitocin để giục sinh. Pitocin là một loại hormon gây co bóp. Các thai phụ sẽ
được tiêm Pitocin vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay.
Quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình
Nếu bạn vẫn chưa nghĩ đến việc mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình thì
đây là thời điểm bắt đầu nghĩ đến nó. Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về cả 2 lựa chọn
trên để tự quyết định. Nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn nhiều so với sữa bột đối với
sức khỏe của trẻ và của bạn.
Tìm hiểu những thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ hoặc trao đổi với bác sĩ sản
hoặc bác sĩ nhi khoa về đề tài này. Sau đó lựa chọn quyết định đúng cho bản thân
mình.
Khi nào cần gọi bác sĩ


Trước ngày sinh, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên
lạc khi bạn chuyển dạ. Cũng rất cần thiết nếu như bạn làm quen trước với bệnh
viện hoặc nơi bạn sẽ sinh con, cách đăng ký vào đó trước thời hạn. Bạn cũng nên
biết rằng đôi khi bạn tưởng rằng mình đang chuyển dạ nhưng thật sự không phải
như vậy (đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ giả). Điều này xảy ra với nhiều sản

phụ, do đó không nên cảm thấy xấu hổ khi đi đến bệnh viện và bảo đảm rằng mình
đang chuyển dạ nhưng rốt cuộc lại được cho về. Luôn luôn là tốt hơn nếu bạn được
khám bởi bác sĩ sớm hết mức có thể khi chuyển dạ bắt đầu xảy ra. Dưới đây là một
số dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật sự:
Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các
cơn cũng ngắn dần đi.
Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng
tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt.
Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các
cơn co bóp.
Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử
cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau.
Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được
gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện
tượng này xảy ra.
Từng tháng, từng tuần mang thai, từ mỗi bữa ăn, từ những sinh hoạt hằng ngày,
nếu vợ chồng chuẩn bị đầy đủ kiến thức và thực hiện theo một cách khoa học, thì
khả năng sinh được những đứa con khỏe mạnh, thông minh là điều có thể làm
được.



×