Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Chu trình triển khai hệ thống quản trị tri thức, thực trạng tại google

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 45 trang )

MỘT BÀI NGHIÊN CỨU ĐẦY ĐỦ, CHỈ TIẾT VỀ CHU TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ
THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI GOOGLE (bản quyền duy nhất)
“MỤC LỤC TRANG CUỐI”
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC
Hệ thống quản trị tri thức là hệ thống hóa những tài sản tri thức, trí tuệ, kinh nghiệm,
kĩ năng ... riêng của mỗi cá nhân để phục vụ cho lợi ích và nghiên cứu chung thông qua
việc trao đổi, chia sẻ,sáng tạo tri thức của mỗi người.
1.2. KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THỐNG VÀ HỆ
THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC
- Những điểm tương đồng giữa hai hệ thống:
+ Cả hai hệ thống đều bắt đầu từ những vấn đề và kết thúc bằng những giải pháp. Những
giải pháp cho các vấn đề được lựa chọn để đem lại lợi ích cho người sử dụng và công ty
hoặc cả hai.
+ Sau khi thiết lập kế hoạch chiến lược,hệ thống truyền thông bắt đầu với việc thu thập
thông tin để khẳng định việc hiệu rõ vấn đề và nhu cầu của người sử dụng. Trong hệ
thống, bước thực hiện sớm đòi hỏi thu thập tri thức mà sau này trở thành nền tảng của tri
thức dựa trên cả thông tin phục vụ việc trình bày kết quả.
+ Bước thẩm định xác nhận của hệ thống quản trị tri thức giống với việc kiểm tra trong
hệ thống quản trị tri truyền thống tuy mục đích của hai nhiệm vụ này là khác nhau một
chút.
+ Cả người phát triển hệ thống và người phân tích hệ thống đều cần lựa chọn các công cụ
phù hợp,chính xác cho việc thiết kế hệ thống mà họ mong muốn.
+ Mặc dù việc phát triển hệ thống truyền thồng và việc phát triển hệ thống quản trị tri
thức là khác nhau ở một số điểm quan trọng, tuy nhiên hai cách tiếp cận giống nhau về cơ
bản.

-1-

By Sphinx Soul
/>



+ Cách tiếp cận truyền thống có thể vẫn được sử dụng trong việc phát triển các hệ thống
quản trị tri thức, nhưng chúng được thay thế bằng sự thiết kế, hình thành nguyên mãu,
kiểm tra sớm và các phương án khác có ảnh hưởng lẫn nhau.
-Điểm khác biệt:
Hệ thống quản trị truyền thống

Hệ thống quản trị tri thức

1. Người sử dụng phụ thuộc chặt chẽ

1. Nhà quản trị tri thức tiếp cận tri

tới sự phân tích để đưa ra giải pháp

thức thu được từ những người nắm
rõ tri thức trong tổ chức

2. Điểm tiếp sức chính của việc phân

2. Điểm tiếp súc của việc phân tích hệ

tích hệ thống là với những người sử

thống quản trị tri thức là những nhà

dụng mới mà họ chỉ biết đến các

tri thức,vừa hiểu được vấn đề vừa


giải pháp

có khả năng đề xuất các giải pháp
để giải quyết vấn đề

3. Việc phát triển hệ thống truyền
thống là tuân theo tuần tụe dự kiến

3. Phát triển KMS là sự gia tăng và
tương tác lẫn nhau.

ban đầu,tức là các bơcs cụ thể được
triển khai theo những trật tụe cụ
thể.
4. Trong quá trình phát triển hệ thống

4. Trong hệ thống KM ,người phát

truyền thống,việc kiểm tra xuất

triển hệ thống tiến hành kiểm tra

hiện ở bước gần cuối cùng của cu

(thẩm tra/xác minh và xác nhân) hệ

kỳ sau khi hệ thống được xây dựng.

thống đang được tiến triển ngay từ
bước đầu tiên của công ty.


5. Nguyên tắc phát triển hệ thống và

5. Việc duy trì của mô hình quản trị tri

duy trì hệ thống là khoảng cách rất

thức là sự phân quyền cho các nhà

lớn giữa mô hình truyề thống và

tập hợp và điều chỉnh tri thức mà

KMSLC vì theo cơ chế tập quyền.

nghề nghiệp của họ là để khẳng
-2-

By Sphinx Soul
/>

định độ tin cậy của hệ thống và cập
6. Chu kỳ của hệ thống truyền thống

nhật hệ thống tới các tiêu chuẩn

là định hướng theo quá trình và

6. Mô hình KMSLC lại định hướng


định hướng tài liệu ,với sự nhấn

tới kết quả.Điểm nhấn mạnh ở đay

mạnh tới dòng chảy của dữ liệu và

chính là một quá trình gia tăng

hệ thống các kết quả.

bằng *bắt đầu chậm và lớn mạnh*

7. Phát triển mô hình truyền thống

7. KMS lại sử dụng công cụ kết nối

không có các công cụ hỗ trợ vì nó

những thay đổi lại một điểm đến

tuân thủ một loạt các bước theo

khi nó lướn dần và xác định hệ

tuần tự

thôngd quản trị tri thức đến khi nào
nó sẵn sang được sử dụng(so sánh)

1.3. CHU TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QTTT

1.3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Xác định công ty đang ở đâu
Việc đầu tiên công ty cần làm là xác định mình đang ở đâu, đó là bước vô cùng quan
trọng việc đánh giá thực trạng trước khi tiến hành xây dựng cho mình một kế hoạch phù
hợp nhất, để làm được điều đó công ty nên:
 Tổ chức khảo sát, đánh giá trong toàn công ty, từ tất cả những bộ phận để có
cái nhìn chính xác nhất
 Xác định những tiềm năng của nguồn lực mà công ty đang có để biết tiềm lực
hiện có có thể đưa công ty đi tới đâu trong tương lai
Có một vài công cụ đánh giá thực trạng mà công ty có thể làm:
-

Thiết kế bảng hỏi để thực hiện khảo sát thực trạng sơ bộ, tổng quan trong công ty.
Mục tiêu giúp công ty hình thành và phát triển việc tự đánh giá bước đầu hệ thống
của mình

-

Xác định được chỗ đứng hiện tại của công ty đang ở đâu trên thị trường, hoặc trên
từng phân khúc thị trường cụ thể
-3-

By Sphinx Soul
/>

-

Xác định mức hiện có của hệ thống so với các thành tố của KM

Mục tiêu của việc đánh giá thực trạng là để xác định xem hệ thống KM đã được thực

hiện trong tổ chức chưa và đạt mức nào, tổ chức có điều kiện chắc chắn để xây dựng và
duy trì KMS hay không? Xác định những điểm mạnh và cơ hội để cải tiến trong QTTT
của tổ chức
Có 7 nhóm tiêu chí đánh giá thực trạng
Nhóm 1: Sự lãnh đạo
Đó là việc đánh giá về năng lực lãnh đạo của tố chức đối phó với những thách thức
của nền kinh tế dựa trên tri thức và của xã hội thông qua phương cách:
 Thiết lập chính sách và chiến lược quản trị tri thức
 Hưỡng dẫn và giữ vững quá trình đồng thời cải tiến hoạt động quản trị tri thức
Với lãnh đạo tri thức: Thiết lập hệ thống giúp chia sẻ và tổng hợp tri thức một cách dễ
dàng, thuận tiện. Có kế hoạch, đào tạo thường xuyên các nhân viên tri thức, nhằm duy trì,
nâng cao hoạt động tri thức trong doanh nghiệp sau đó rà soát và cải tiến hiệu quả hoạt
động của toàn hệ thống.
Với chiến lược tri thức: Cần có tầm nhìn và chiến lược tri thức, chính sách quản trị tri
thức và hệ thống khen thưởng, công nhận
Nhóm 2: Các quá trình kinh doanh/quản lý
Xem xét xem tri thức được sử dụng như thế nào trong các quá trình chủ chốt nhằm
quản lý, triển khai công việc và cải tiến các quá trình của tổ chức
Nhóm 3: Nguồn nhân lực
Từ khía cạnh nhân sự, những nhu cầu về việc tăng việc trao đổi, chia sẻ và sáng tạo
trong các nhóm hoạt động gồm nhiều lĩnh vực khác nhau là một trong những lý do chính
dẫn tới việc xây dựng quản trị tri thức. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng khả năng xử lý của
nhân viên trong các tình huống phức tạp và lưu giữ những tri thức khi các nhóm làm việc
tan rã hay tái lập cũng khiến việc xây dựng hệ thống QTTT trở nên cần thiết.
Thứ nhất, nhu cầu về việc đẩy mạnh trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt
động ngày càng lớn hơn.
Lý do thứ hai là về việc các nhóm làm việc được thành lập và giải tán.
Ngoài ra, trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đòi hỏi về kĩ năng và
khả năng ra quyết định của nhân viên ngày càng cao hơn.
-4-


By Sphinx Soul
/>

Đánh giá năng lực của tố chức về sáng tạo và duy trì
Xây dựng một nền văn hóa định hướng tri thức, tổ chức với môi trường hợp tác và
chia sẻ tri thức một cách cởi mở, đó là một tổ chức định hướng học tập không ngừng.
Sự khởi đầu của hệ thống quản trị tri thức mà con người được coi là yếu tố then chốt
để phát triển đội ngũ nhân viên tri thức. Phải đào tạo, bồi dưỡng, thúc đẩy phát triển nghề
nghiệp của nhân viên trong công ty
Văn hóa chia sẻ tri thức
Nhà lãnh đạo cần chú trọng và quá trình đào tạo. Văn hóa chia sẻ thực sự là cần thiết
trong quá trình làm việc của công ty. Những người quản lý và những người lãnh đạo cần
chia sẻ và hướng dẫn với những người ít kinh nghiệm để họ dần hoàn thiện và gia tăng
những tri thức chi họ.
Mạng lưới hoạt động của tri thức, trao dồi tri thức không ngừng và xây dựng văn hóa
chia sẻ tri thức
Nhóm 4: Công nghệ
Công nghệ với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải thông tin lại cho phép ta xây
dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả. Công nghệ trở thành một
nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữu hiệu. Bằng cách kết hợp công
nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh
mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài của mình.
Xem xét năng lực tổ chức về:
Phát triển và phổ biến các giải pháp dựa trên tri thức, sáng tạo và duy trì một tổ chức
có môi trường hợp tác và chia sẻ tri thức cởi mở trong toàn tổ chức
Xem xét chất lượng các hệ thống phần cứng và phần mềm như:
Internet, website, cổng điện tử. . .
Phải dễ sử dụng, sẵn có, thật tin cậy, luôn cập nhật, an toàn và bảo mật
Quản lý nội dung một cách chuyên nghiệp, bài bản

Thông tin, dữ liệu và chất lượng tri thức phải Chính xác, đồng nhất, tin cậy, cập nhật,
an toàn và bảo mật
Nhóm 5: Các quá trình tri thức
Đánh giá năng lực tổ thức
-5-

By Sphinx Soul
/>

Để đánh giá được nặng lực tổ chức phải quản lý và tối đa giá trị đối với năng lực trí
tuệ của tổ chức, phát triển và cung cấp các chương trình và các dịch vụ dựa trên tri thức,
quản lý tri thức của khách hàng hay tổ chức để tạo ra giá trị và năng lực trí tuệ.
Xác định, sáng tạo và lưu giữ tri thức – xác định và tài liệu hóa
Dự trữ và theo dõi và lưu giữ những tri thức ẩn
Chia sẻ và ứng dụng tri thức
Phát triển và ứng dụng tri thức một cách có hệ thống và minh bạch nhằm tối đa hóa
hiệu quả hoạt động liên quan đến tri thức và giá trị doanh nghiệp từ tri thức và tài sản trí
tuệ sẵn có.
Sự chuyển giao tri thức của công nhân tri thức, các loại tri thức liên quan và từ khách
hàng, đối tác, và các cổ đông và xác định cũng như chia sẻ những hoạt động thực tiễn tốt
nhất.
Nhóm 6: Học tập và đổi mới
Luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng và khai thác tiềm năng tư duy của tổ chức từ đó
thúc đẩy quá trình sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới:
Để bắt kịp với nhịp độ công nghệ số, các doanh nghiệp luôn phải thường trực khát
vọng cải thiện, đổi mới, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp năng động, để mỗi thành
viên có thể bộc lộ tiềm năng của mình. Sức sống sôi nổi của doanh nghiệp là mảnh đất
màu mỡ phát triển những ý tưởng sáng tạo. Có rất nhiều cách để tạo ra môi trường như
thế:
+ Có chế độ đãi ngộ xứng đáng với người có đóng góp cho doanh nghiệp.

+ Tạo không khí làm việc thoải mái những vẫn chấp hành các quy định cơ bản.
+ Xây dựng cơ sơ vật chất kỹ thuật hiện đại hỗi trợ nghiên cứu thực nghiệm ý
tưởng sáng tạo.
+ Khuyến khích nhân viên bày tỏ, thể hiện tiềm năng tư duy.
Nhóm 7: Kết quả đầu ra của KMS
Đánh giá năng lực của tổ chức trong việc tăng cường giá trị cho khách hàng bằng
những sản phẩm mới và dịch vụ mới nhờ việc cải tiến liên tục, nâng cao năng suất hiệu
quả sử dụng các nguồn lực và cải tiến toàn bộ hoạt động để phát triển bền vững nhờ việc
học tập và đổi mới.
-6-

By Sphinx Soul
/>

-7-

By Sphinx Soul
/>

1.3.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG QTTT
Cơ cấu tổ chức ngày nay thay đổi quá nhanh.Chính những thay đổi về cơ cấu tổ chức
này đã đặt chúng ta vào tình thế không thể không có một hệ thống quản trị tri thức hữu
hiệu.
Bước 1: Phát triển chiến lược KM (kế hoạch hành động) – hình thành các dự án KM
Một chiến lược quản trị tri thức đơn giản là một kế hoạch được mô tả việc bằng cách
nào một tổ chức sẽ quản lý tri thức của mình tốt hơn để đem lại lợi ích cho tổ chức và cho
cổ đông của mình
Một chiến lược quản trị tri thức tốt là chiến lược gắn chặt với các mục tiêu và chiến
lược chung của tổ chức
Một kế hoạch hành động

Vừa yêu cầu phải phù hợp với chiến lược kinh doanh vừa phải phù hợp với những gì
mà tổ chức hiểu biết, hoặc việc phát triển tri thức và năng lực là nhu cầu được hỗ trợ để
ủng hộ một chiến lược kinh doanh mong muốn. Với một quan điểm chung để cái tiến
hiệu quả hoạt động của tổ chức
Phát triển chiến lược KM
Rà soát chiến lược và mục tiêu của tổ chức
Xác định các khoảng trống mang tính chiến lược TT
Xây dựng tầm nhìn và các mục tiêu của QTTT
Trình bày chiến lực quản trị tri thức
Xác định các đánh giá đầu ra của chiến lược
Xác định chương trình, thời điểm bắt đầu và hoạt động thực tiễn tốt
Tầm nhìn tri thức
Tầm nhìn tri thức là một cái nhìn vào tương lai để xác định tổ chức sẽ có thể là gì, hay
phải là cái gì, trong bối cảnh của tri thức, là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo
và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.
Bước 2: Các chương trình tiền năng
Cấp
Cá nhân

Điểm tập trung
Xây dựng năng lực
Sơ đồ tri thức
Thu lượm tri thức

Chương trình QTTTC
Đào tạo chính thức, tư vấn,
huấn luyện, phỏng vấn đầu
vào…
-8-


By Sphinx Soul
/>

Nhóm

Hợp tác và chia sẻ tri thức

Trong tổ chức

Học tập toàn tổ chức, R&D

Giữa các tổ chức

Xây dựng mang lưới, quản trị
sự đổi mới

Truyền thông thực tiễn hoạt
định đánh giá và đánh giá lại
Chuẩn đối sách nội bộ, mạng
lưới chuyên gia
Chuẩn đối sách bên ngoài,
mạng lưới hoạt động

Trong đó, Các tiêu trí trong chương trình ưu tiên
 Tác động và quan trọng đối với kinh doanh
 Kết quả có thể phổ biến được từ việc triển khai thành công các hoạt động
 Tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực
 Tối đa hóa cơ hội học tập
Bước 3: Thiết kế các quá trình liên quan tới chương trình đã xây dựng
Ngoài những chương trình đã để ra, công ty cần quan tâm đến:

 Phát triển cấu trúc hệ thống KM
 Phát triển phương pháp và công cụ triển khai KM
 Nâng cao nhận thức qua các chương trình truyền thông

-9-

By Sphinx Soul
/>

Cấu trúc hệ thống KM

Phát triển các phương pháp và công cụ quản trị tri thức
Các quá trình tri thức
Xác định
Sáng tạo
Lưu trữ
Chia sẻ
Ứng dụng

Phương pháp/kỹ thuật
Bản đồ tri thức
Phát triển nội dung
Tài liệu, hướng dẫn kỹ
năng, nền tảng tri thức
Triển khai dự án theo chức
năng, chu kỳ đổi mới, tư
vấn, diễn đàn tri thức…

Công nghệ thông tin
Công cụ tạo ý tưởng

Sơ đồ tư duy
Nguồn dữ liệu
Các hướng dẫn
Kho dữ liệu
Internet, web…
Công cụ, phương tiện, tài
liệu nghe, nhìn, phần mềm,
báo cáo cuộc họp…

Để nâng cao nhận thức qua việc giao tiếp – cơ chế để nâng cao nhận thức cần:
 Kiểm tra xem mọi người trong tổ chức có nhận thức được KM là gì, tầm quan
trọng lợi ích của KM
 Tạo ra một bức tranh hấp dẫn của bất kỳ những gì có thể
 Thúc đẩy các hoạt động có sẵn mối liên hệ với quản trị tri thức
 Thu hút sự tham gia của lãnh đạo trong quá trình vận động tới xây dựng hệ
thống QTTT trong toàn tổ chức
 Nhấn mạnh các hoạt động thành công trước đây, bằng con đường của những
giai thoại và kết quả kinh doanh, đến cảm nhận tính bền vững của hệ thống
 Phát triển kế hoạch truyền thông
-10-

By Sphinx Soul
/>

Bước 4: Xây dựng kế hoạch triển khai hệ thống KM
Để xây dựng một kế hoạch triển khai hợp lý hệ thống KM chúng ta cần:
Phát triển năng lực của tổ chức về việc áp dụng một mô hình tiếp cận khung quản trị
tri thức phổ biến trong thực tế:
- Có các cách tiếp cận khác nhau về triển khai hệ thống KM – trên dưới, dưới trên,
vi mô, vĩ mô, cá nhân, nhóm, tổ chức, xác hội. . .

-

Cách tiếp cận của APO
Nghiên cứu khám phá
Thiết kế
Phát triển
Triển khai

-

Hình thành một kế hoạch hành động cho việc triển khai KM
Bản mẫu của kế hoạch hành động

1.3.3 Triển khai thực hiện hệ thống
Mô hình thử nghiệm được một nhóm người sử dụng cuối cùng để thử nghiệm trước
khi triển khai toàn bộ hệ thống trong tổ chức.
Mô hình thử nghiệm: Mục tiêu cơ bản.
Các nhà quản trị sẽ dựa vào các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp như là: lợi nhuận,
thị phần, về số lượng,… để quyết định về vấn đề quản trị tri thức trong doanh nghiệp
+ Thiết lập một cách chi tiết đối với một thử nghiệm mẫu của các bộ phận cấu thành
cho một kế hoạch KM
+ Xác định những bài học kinh nghiệm có thể sử dụng để hoàn thiện kế hoạch triển
khai hệ thống QTTT.
+ Tạo ra những dữ liệu có tính cải tiến, các nguồn tri thức mới mẻ để thuyết phục mọi
người thay đổi và đổi mới trong cách nhìn nhận vấn đề và sáng tạo trong việc vận dụng
sáng tạp tri thức trong doanh nghiệp.
+ Để quản trị được mọi rui ro trước khi triển khai toàn bộ hệ thống QTTT trong tổ
chức
Mô hình thử nghiệm: các tiêu chí
-11-


By Sphinx Soul
/>

+ Dễ triển khai và áp dụng
+ Đáp ứng yêu cầu nguồn lực là mang lại lợi ích rõ rang cho nhân viên
+ Là điều kiện kiên quyết đối với các bộ phận cấu thành của chương trình QTTT khác
Mô hình thử nghiệm: Một số mô hình
+ Ma trận
+ Thiết lập bản dự thảo: Có mục tiêu, quá trình rõ rang, các vai trò và trách nhiệm
được xác định và có kết quả rõ ràng
+ Thiết lập hệ thống: Lắp đặt hệ thống theo mô hình thử nghiệm sẽ phải đảm bảo
nguồn lực cần thiết cho đội ngũ nhân viên phát triển tài năng.
+ Phát triển các phương tiện truyền thông: Xác định đối tượng nhận tin, mục đích và
thời gian thực hiện truyền thông.
+ Đào tạo thử nhân viên: Chia thành từng nhóm để thực hiện các nhiệm vụ, tạo động
lực làm việc cho nhân viên, qua đó đánh giá luôn khả năng của họ theo các tiêu chí cần
thiết
+ Triển khai và giám sát: Quản lý chặt chẽ mọi hoạt động trong quá trình triển khai,
giám sát thường xuyên để có những thay đổi kịp thời.
+ Các yêu tố thành công: Phù hợp với người học, hệ thống được hoạch định theo mẫu
thử, có tài liệu hướng dẫn chính xác về quá trình.
1.3.4. Đánh giá cải tiến hoạt động hệ thống.
Trong mọi quá trình việc triển khai các mô hình của quản trị tri thức đều cần phải
được đánh giá một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Đánh giá liên tục trong thực hiện
Các cá nhân trong quá trình học tập mô hình thử nghiệm, họ cần phải thường xuyên
được kiểm tra các kiến thức đã được học, những khó khăn trong việc tiếp cận các tri thức
sẽ được nhà quản trị giải đáp và đưa ra những biện pháp phù hợp nhất cho việc bổ sung
tri thức đó. Các trạm truyền thanh có vai trò như là việc thông báo tới các nhân viên trong

doanh nghiệp những kết quả mà các nhân viên đã thực hiện được mô hình.

-12-

By Sphinx Soul
/>

Việc đưa ra được kết quả đo lường chính xác cũng hết sức quan trọng, nó cho phép
các nhà quản trị có thể giám sát được các điểm mốc mà doanh nghiệp đạt được dựa vào
mô hình tri thức mà họ đã lựa chọn.
Sử dụng các công cụ đánh giá hệ thống quản trị tri thức, ngày nay sự bùng nổ công
nghệ thông tin đã đem lại cho chúng ta những sản phẩm công nghệ rất hữu hiệu, giúp
ngắn thời gian đánh giá cũng như đo lường.
Quy định về công bố kết quả và hệ thống khen thưởng và công nhận cần được làm
một cách bài bản, những nhóm, cá nhân có thành tích tốt trong quá trình thử nghiệm mô
hình cần được tuyên dương và khen thưởng một cách kịp thời, để mọi người trong doanh
nghiệp có thể nhìn vào đó mà học tập, noi theo.
Đánh giá lại các hoạt động:
Dựa trên những hoạt động mà mô hình đã thử nghiệm, nếu mô hình nào đó được đưa
vào hoạt động thì các nhà quản trị cần phải trả lời cho nhân viên của mình rằng: “điều gì
khiến họ bắt đầu làm việc hoặc ngừng làm việc”, có thể có rất nhiều lý do, như là sự cần
thiết trong công việc, có thêm kiến thức chuyên môn, lương, thưởng, hoặc có thể là áp
lực công việc…. “điều gì khiến bạn triển khai, những yếu tố nào mang lại lợi ích, điều gì
đang được tiến hành bình thường, những điều thực hiện chưa tốt” sẽ được các nhà quản
trị đưa ra để mổ sẻ, và thay đổi.
Sử dụng kết quả của đánh giá
Sau khi được thực hiện, và đo lường, doanh nghiệp sẽ thu được những kết quả đáng
giá, mà cụ thể ở đây là các số liệu. Họ có thể sử dụng các số liệu này để giám sát các hoạt
động quản trị tri thức cho doanh nghiệp mỗi khi doanh nghiệp gặp phải vấn đề cần giải
quyết liên quan đến công việc. Những số liệu này có vai trò quan trọng đối với doanh

nghiệp, nó giúp doanh nghiệp:
+ Xác định được điều gì đàng được làm và điều gì không.
+ Mở rộng các kế hoạch gốc, từ những dự định ban đầu, sau khi được đưa vào thử
nghiệm thành công, doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh, dựa vào những tri thức mà đã
được đào tạo trước đó, từ đó có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn cho doanh nghiệp.
-13-

By Sphinx Soul
/>

+ Thương mại hóa hệ thống, các mô hình thử nghiệm cũng có thể tự tham gia kinh
doanh, bằng cách đi chia sẻ cho các doanh nghiệp khác về cách thức làm và vượt qua
những khủng hoảng mà trước đó họ đã mắc phải.
+ Coi như một công cụ thực hiện hệ thống: số liệu khi được sử dụng, cũng giống như
các phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng để thu thập, đo lường, cho nên nó được coi như
một công cụ thực hiện trong hệ thống.

-14-

By Sphinx Soul
/>

PHẦN 2. LIÊN HỆ THỰC TẾ “ CHU TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN
TRỊ TRI THỨC” TẠI CÔNG TY GOOGLE
2.1 Giới thiệu đôi nét về Google
Là 1 trong 10 thương hiệu được định giá cao nhất thế giới năm 2013 của Interbrand,
Google là một công ty Internet có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998.Sản
phẩm chính của công ty là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công
cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet hiện nay.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin. Họ có giả
thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích các liên hệ giữa các website sẽ
đem lại kết quả tốt hơn cách đang được hiện hành lúc bấy giờ (1996).
Công ty Google, Inc được chính thức thành lập ngày 4/9/1998 tại một ga ra của nhà
Esther Wojcicki (là nhân viên thứ 16 của Google) tại Menlo Park, California. Tháng
2/1999, trụ sở dọn đến Palo Alto. Và hiện nay trụ sởđược đặt tại Mountain View,
California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway từ năm 2003.
Đầu năm 2004, khi Google ở tột đỉnh, Google đã xử lý trên 80% số lượng tìm kiếm
trên Internet qua website của họ và các website khách hàng như Yahoo!, AOL, và CNN.
Ngày 17/1/2006, Google đã mua lại công ty quảng cáo phát thanh dMarc. Nhờ
đóGoogle được đưa vào danh sách 500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm 2006.
Cuối năm 2006, Google mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần. Không
lâu sau, 31/10/2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển của công
nghệ wiki cho các website cộng đồng.
Ngày 13/4/2007, Google mua lại DoubleClickvới giá 3,2 tỷ USD.
Ngày 22/3/ 2010, Google rời khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Ngày 15/8/2011, Google tuyên bố sẽ mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD.
Đầu năm 2012, Google đứng đầu trong danh sách 100 công ty có môi trường làm
việc tốt nhất ở Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn.
Hiện nay, Google đứng thứ 2 trong 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới.
-15-

By Sphinx Soul
/>

Tên thương hiệu và slogan:
 Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10100. Google chọn tên này
để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng.
Googleplex - tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10googol.
 Slogan: ‘‘Don’t be evil”: bạn có thể làm bất cứ điều gì ngoại trừ "làm quỷ dữ", có

thể "làm quỷ" nhưng không được "làm quỷ dữ". Đây cũng được xem là triết lý của
Google, ám chỉ rằng bạn vẫn có thể làm ra tiền mà không cần phải trở thành kẻ xấu.
2.1.2 Sản phẩm và dịch vụ chính
Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng
như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các ứng dụng Web, mạng lưới Quảng cáo và giải
pháp kinh doanh…
 Blogger: Dịch vụ blog miễn phí của Google
 Gmail: Dịch vụ thư điện tử
 Google Docs: Công cụ soạn thảo văn bản, bảng tính và trình chiếu trực tuyến
 Google Images Search: Tìm kiếm hình ảnh
 Google Maps: Bản đồ, chỉ hướng, hình từ vệ tinh toàn thế giới
 Google Mobile: Sử dụng Google trên điện thoại di động


Google Translate: Công cụ dịch thuật trực tuyến hỗ trợ 65 ngôn ngữ khác nhau

(tính đến 01/2013)
 Google+: Mạng xã hội
 YouTube: Đăng tải video và ứng dụng xã hội với video
 Google Adwords: Chương trình quảng cáo dành cho các doanh nghiệp muốn
quảng cáo trên Google và các trang đối tác
 Google Chrome: Trình duyệt web.
 Đặc biệt gần đây, “Gã khổng lồ tìm kiếm” đã lần đầu tiên trang bị trình duyệt web
cho Google Glass – sản phẩm mới ra mắt, để có thể ghé thăm các trang web ngay
từ sản phẩm này.
-16-

By Sphinx Soul
/>


2.2. Thực tế “ Chu trình triển khai quản trị tri thức” tại Google

2.2.1 Bối cảnh
Google được biết đến như một trong những công ty Internet có sự khởi đầu thành công
nhất cũng như tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ. Năm 2003, Google là công cụ tìm
kiếm được ưa thích nhất trên thế giới nhờ sự nhanh nhạy và chính xác khi xử lý các kết
quả tìm kiếm. Bên cạnh sự vượt trội về công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh, Google
còn thành công nhờ khả năng thu hút và lưu giữ nhân tài dựa vào văn hóa công ty. Văn
hóa Google đã trở thành một huyền thoại, là biểu tượng thành công của các công
ty Internet. Thế nhưng, "cỗ máy tìm kiếm khổng lồ" này cũng đã nhiều lần mắc phải
những sai sót và gây ra hậu quả nghiêm trọng là trong vòng các năm từ 2007 đến 2009,
các nhân sự cao cấp của Google lần lượt rũ áo ra đi vì không thể chịu được cách quản lý
và môi trường làm việc ở đây. Chính nhờ những khủng hoảng trong cách quản lý và môi
trường làm việc, Google đã ứng dụng hệ thống quản trị tri thức mới để làm thay đổi diện
mạo và đạt được thành công như ngày hôm nay
2.2.2 Đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch
2.2.2.1 Sự lãnh đạo
Google gặp phải sai lầm trong cách quản lý
Những năm 2007-2009, một vấn đề lớn trong các quản lý của google là chính sách làm
việc “120% thời gian”. Các chuyên gia thiết kế bị buộc phải tham gia rất nhiều cuộc họp
không liên quan gì đến chuyên môn, điều đó khiến họ phải làm thêm giờ. Không chỉ tốn
thời gian mà còn khiến những nhà thiết kế chán nản và mất hết cảm hứng thiết kế.
Thiếu gắn kết và khó khăn trong việc triển khai chia sẻ tri thức
Ngoài 3 bộ phận tìm kiếm và quảng cáo thì các bộ phận khác của Google thường đặt ở
những vị trí cách xa nhau. Điều khó khiến Google gặp phải khó khăn khi các chuyên gia
thiết kế gần như không có cơ hội được tham gia góp ý vào sự phát triển của công ty. Chỉ
trong vòng 2 năm, bộ phận thiết kế trải nghiệm người dung phải chuyển địa điểm văn
-17-

By Sphinx Soul

/>

phòng tận 4 lần, và đều cách xa trụ sở làm việc đến hàng trục Km, rất khó khăn trong
việc trao đổi công việc.
2.2.2.2 Nguồn nhân lực
Sự sáng tạo không được phát huy
Các nhà thiết kế tại google làm việc trong tình trạng “ thiết kế theo ý hội đồng”. Các
chuyên gia thiết kế tuy rằng được phép đưa ra ý tưởng của mình, được bảo vệ chứng
mình cho ý tưởng đó, nhưng hầu hết lại không được trọng dụng.
Người có trách nhiệm lại không thể tự đưa ra quyết đinh
Chuyên gia Doung Bowman sau khi nghỉ việc tại Google và chuyển sang Twitter chia sẻ:
“ Nhiều khi những người có trách nhiệm ở Google lại không thể quyết định được việc họ
nên dung màu xanh nào cho sản phẩm sắp tới và cuối cùng họ đã phải mang cả 42 mẫu
màu xanh ra thử nghiệm để quyết định dùng cái nào. Chưa hết, chỉ một vấn đề cỏn con và
vô bổ như nên để bo ( đường viền) cho thiết kế này dày bao nhiêu? 3,4,hay 5 pixel họ
cũng cãi vã nhau triền miền và cuối cùng lại bắt tôi phải chứng minh quan điểm của
mình. Thực sự tôi không thể làm việc trong môi trường như thế.”
Google bị “ chảy máu chất xám”
Chính vì những sai lầm trong vấn đề quản lý, hàng loạt nhân sự cấp cao của Google đã ra
đi chỉ trong 2 năm ( 2007-2009).
Larry Brilliant là giám đốc Google.org và được xếp trong danh sách 100 nhân vật có sức
ảnh hưởng lớn đến thế giới năm 2008 do tạp chí Times bình chọn. Tuy nhiên đến tháng
4/2009, thì ông chuyển sang làm giám đốc quỹ Skoll Foundation. Sự ra đi của ông là một
mất mác vô cùng to lớn đối với Google.
Sheryl Sandberg giữ chức vụ phó chủ tịch các hoạt động và bán hàng trực tuyến toàn cầu
của Google, và là một trong những ngôi sao lên nhanh nhất trong giới kinh doanh: gia
tăng vị trí từ 34 năm 2008 lên 22 năm 2009 trong danh sách
-18-

By Sphinx Soul

/>

Những Phụ nữ Quyền lực nhất do tạp chí Fortune tổ chức bầu chọn. Tuy nhiên cô cũng
đã rời bỏ Google để chuyển sang làm COO của Facebook, và đã có đóng góp quan trọng
giúp Facebook trở thành một trong những mạng xã hội được nhiều người biết đến nhất.
Đôi lúc các nhân viên rời bỏ Google một cách riêng lẻ, điều này cũng gây thiệt hại cho
công ty. Tuy nhiên, thiệt hại này vẫn nhỏ hơn so với sự ra đi hàng loạt của các nhân viên
cao cấp từ một bộ phận. Cụ thể là sự ra đi của các chuyên gia thiết kế cao cấp từ bộ phận
thiết kế.
Bắt đầu từ tháng 1/2008, với sự ra đi của Kevin Fox - Nhà thiết kế trải nghiệm người
dùng - người đã góp công lớn trong việc khai sinh cho dịch vụ Gmail và Google Reader.
Đến giữa năm 2008, Jeff Veen – người cuối cùng trong nhóm thiết kế sản phẩm Google
Map, rời Google để sang làm việc cho một công ty mới thành lập có tên là Small Batch.
Tiếp đó, Alexander Limi, người sáng lập cho dự án CMS Plone cũng đã ra đi và đến
tháng 11/2008 là cuộc chia tay của Adam Howell.
Kể từ sau ngày 20/3/2009, Google đã gần như không còn một chuyên gia thiết kế cao cấp
nào. Ngoài ra, còn có sự ra đi của nhiều nhân viên cao cấp khác như: David Rosenblatt Chủ tịch quảng cáo hiển thị; Tim Armstrong - Phó chủ tịch bán quảng cáo đã rời google
đầu năm 2009 để đến làm CEO của hãng truyền thông AOL; Elliot Schrage - phó chủ tịch
phụ trách truyền thông và quan hệ công chúng toàn cầu đã chuyển sang làm phó Chủ tịch
phụ trách Truyền thông và Chính sách cộng đồng của Facebook; Chris Sacca - Phụ trách
các sáng kiến đặc biệt chuyển qua nhà đầu tư Angel; …
2.2.2.3 Công nghệ
Sử dụng GFS để lưu trữ dữ liệu
Không lấy gì làm lạ khi Google là một trong những hãng đầu tiên phải đối mặt với bài
toán về lưu trữ khi xét đến số lượng người dùng mà hãng này phục vụ. Lời giải được các
kỹ sư của hãng đưa ra vào năm 2003 là hệ thống lưu trữ phân tán, được tối ưu cho các
dịch vụ mà Google cung cấp: Google File System (GFS). Có thể nói GFS là xương sống
-19-

By Sphinx Soul

/>

cho hầu hết mọi dịch vụ mà Google cung cấp. Hệ thống cơ sở dữ liệu người dùng đồ sộ,
các dịch vụ điện toán đám mây và lượng dữ liệu khổng lồ phục vụ việc tìm kiếm, tất cả
đều được quản lý dựa trên GFS.
Sử dụng Bigtable
Bigtable, công nghệ quản lý dữ liệu có dạng như một cơ sở dữ liệu. Mọi thứ được quản lý
dưới dạng “bảng” (table) (cũng là lý do nhiều người coi BigTable có dạng như cơ sở dữ
liệu dù rằng nói chính xác thì không phải vậy). Với hàng tỷ (vâng, hàng tỷ) webpage cần
được lưu, các BigTable có tên hàng là các URL và các đặc tính liên quan của webpage đó
(keyword, ngôn ngữ.v.v. ) làm tên các cột. Nội dung của trang đó sẽ được lưu vào các ô
tương ứng với thông tin về thời điểm ghi, phiên bản (timestamp). Về cơ bản, cách mà
Bigtable xử lý dữ liệu cũng vẫn khá giống GFS : ưu tiên việc đọc dữ liệu hơn và các thay
đổi chủ yếu được thực hiện dưới dạng bổ sung, đi kèm là một chỉ số “phiên bản” chứ
không trực tiếp thay đổi các dữ liệu cũ (kể cả là các dữ liệu cho dịch vụ dạng Google
Docs cũng được quản lý theo dạng này). Tuy vậy cách tổ chức dạng bảng này cũng đủ
khác biệt để giúp khắc phục các khó khăn trước đó mà Google gặp phải khi mở rộng số
lượng dịch vụ mà chỉ dựa vào GFS.
2.2.2.4 Các quá trình quản trị tri thức
Năng lực tổ chức
Sai lầm trong vấn đề quản lý của Ban lãnh đạo Google:
+ Tuyển dụng ồ ạt và tràn lan nguồn nhân lực, dẫn đến việc chia sẻ, trao đổi, tri thức gặp
rất nhiều khó khăn vì trong tình trạng công ty đang chảy máu chất xám, nguồn nhân lực
có kinh nghiệm không đủ lớn để truyền đạt, trao đổi tri thức cho những người mới.
Các nhà lãnh đạp Google quá ba phải và thiếu sự thấu hiểu:
+ Họ không đưa ra những quyết định quan trọng, bên cạnh đó, có những vấn đề rất nhỏ
khiến cả đội ngũ cao cấp Google cãi vã nhau triền miên.
+ Thường xuyên bác bỏ những ý kiến của các nhà thiết kế

-20-


By Sphinx Soul
/>

+ Người quản lý của họ phải là người đứng đầu các dự án và phải thấu hiểu sâu sắc công
việc mà các nhân viên đang làm. “Tuần nào cũng phải báo cáo công việc với một vị
chẳng biết gì về chuyên ôn quả thực là phí phạm thời gian và thậm chí còn gây “ức chế”
khi vị quản lý đó luôn miệng thúc giục chúng tôi phải làm việc năng suất hơn nữa. Hãy
để chúng tôi được làm việc và hãy tin tưởng chúng tôi”.
Các quá trình chuyển giao tri thức
- Việc tuyển dụng ồ ạt, và tràn lan nguồn nhân lực thêm vào đó là cán bộ cấp cao giàu
kinh nghiệm đã từng tâm huyết rời bỏ công ty là nguyên nhân làm cho quá trình trao đổi,
chia sẻ tri thức của công ty là hạn chế
- Quá trình làm việc lên đến 120% thời gian, các chuyên gia phải dự những cuộc họp
không liên quan giảm thiếu thời gian tìm tòi, học hỏi, tự nghiên cứu, từ đó cơ hội để mọi
người được giao lưu, bàn luận, đưa ra nguồn tri thức mới là rất ít
- Không gian làm việc riêng tư là hạn chế, quá trình tham gia họp hội đồng quá nhiều,
làm cho quá trình tư duy, tự phát triển mình là hạn chế, gây sức ép vè mặt tâm lý. Điều đó
làm cho việc trao đổi, truyền đạt và lĩnh hội tri thức mới là không xảy ra
- Google vẫn tiếp tục sử dụng những phần mềm tri thức lây nay, đặc biệt là phần mềm
ORK, tuy nhiên ở giai đoạn này, vì khủng hoảng trong cách quản lý, ban lãnh đạo của
Google hầu như bỏ qua mọi phần mềm quản lý tri thức.
2.2.2.5. Học tập và đổi mới
Môi trường làm việc:
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi Google bị phàn nàn về môi trường làm việc nhưng
thực chất, đại gia tìm kiếm này đang phạm sai lầm trong việc bố trí không gian làm việc
của các bộ phận cũng như trả giá cho sự phát triển quá nhanh trong một thời gian ngắn.
Tại trụ sở chính của họ chỉ có 2 bộ phận: Tìm kiếm và Quảng cáo. Những bộ phận khác
bao gồm cả bộ phận thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) lại nằm rải rác thậm chí cách
xa nhau hàng chục km. Ở góc độ kinh doanh, điều đó gần như không có sự ảnh hưởng

nhưng ở góc độ quản lý nhân sự, đó là một sai lầm. Google đã “lớn quá nhanh” trong một
thời gian ngắn nên họ không có thời gian và điều kiện để dọn dẹp những di chứng của
-21-

By Sphinx Soul
/>

giai đoạn trước đó. Khi phát triển quá nhanh và có quá nhiều sản phẩm được tung ra
trong một thời gian ngắn, các kỹ sư và chuyên gia thiết kế gần như không có cơ hội để
được chứng tỏ họ đã đóng góp gì vào sự phát triển của công ty.
Adam Howell – một chuyên gia thiết kế và phát triển các dịch vụ trên nền web của
Google chia sẻ: “Nhiều lúc, những người làm thiết kế như chúng tôi rất hoang mang. Chỉ
trong vòng 2 năm tôi ở bộ phận thiết kế trải nghiệm người dùng, bộ phận này đã phải
chuyển nơi làm việc tới 4 lần và cũng trong từng đó năm, tôi có phải làm việc với 4 “đời”
quản lý khác nhau. Trong khi những vấn đề cũ còn chưa được giải quyết thì người mới về
lại đặt ra cho chúng tôi những vấn đề mới và thực tình, tôi chẳng biết “bơi” thế nào trong
mớ rắc rối này”.
Cũng liên quan đến vấn đề môi trường làm việc tại Google, mặc dù công ty này luôn
đứng hàng đầu về việc tạo ra môi trường sáng tạo thoải mái nhất cho nhân viên,nhưng đã
có một vài ý kiến cho rằng những bảng màu sắc (sặc sỡ như ở lớp mẫu giáo), bàn bi lắc
và trò chơi cờ ca rô có thể làm cho nhân viên cảm thấy như công ty đang cố quá nghiêm
khắc. Vì vậy, điều này thay vì đem lại cảm hứng sáng tạo thì đôi lúc lại có tác động
ngược lại. Những người khác chỉ ra rằng Google đã luôn tốt trong việc giữ nhân viên
bằng cách đối xử với họ như trẻ con – giặt giũ cho họ, cho họ bữa ăn miễn phí và để họ
ngồi trong những chiếc ghế đồ chơi bouncy-ball. Nhưng cuối cùng, những đứa trẻ đều
muốn trưởng thành. Sự quan tâm thái quá này của Google đã đem đến những tác động
tiêu cực.
Chính điều này khiến cho quá trình học tập và đổi mới của Google gặp rất nhiều khó
khăn, gây cản trở trong quá trình sáng tạo, và phát triển tài năng của mỗi cá nhân. Quá
trình giao lưu, sẻ chia và trao đổi tri thức, vẫn được diễn ra liên tục, tuy nhiên hiệu quả và

chất lượng của nó sụt giảm đáng kể so với trước kia, vì thời gian làm quá nhiều, không
gian làm việc không đảm bảo điều kiện để các nhân viên google làm tốt điều đó. Người
quản lý của họ phải là người đứng đầu các dự án và phải thấu hiểu sâu sắc công việc mà
các nhân viên đang làm. “Tuần nào cũng phải báo cáo công việc với một vị chẳng biết gì
về chuyên môn quả thực là phí phạm thời gian và thậm chí còn gây “ức chế” khi vị quản
-22-

By Sphinx Soul
/>

lý đó luôn miệng thúc giục chúng tôi phải làm việc năng suất hơn nữa. Hãy để chúng tôi
được làm việc và hãy tin tưởng chúng tôi”.
2.2.2.6 Đánh giá kết quả hoạt động của quản trị tri thức
Gặp một số vấn đề trong quản lý, và sự ra đi của một số cán bộ, nhân viên giỏi, giàu kinh
nghiệm. Tuy nhiên thì trong giai đoạn này, Google vẫn thể hiện mình là mộ ông lớn trong
ngành công nghệ thông tin
Trong năm 2009, Hai trong ba ứng dụng lớn nhất của Google được ra mắt trong năm
2009 vẫn chưa chính thức có mặt trong cộng đồng, chỉ mới là những kết quả xây dựng
bước đầu nhưng cả ba điều là mã nguồn mở.
Hệ điều hành Chromium
Vào tháng 7, Google đã "dằn mặt" Microsoft và Apple khi công bố rằng họ đang xây
dựng một hệ điều hành mã nguồn mở cho riêng mình. Với tên gọi chính thức là Chrome
(trong giai đoạn phát triển được gọi là Chromium), mã nguồn của nó đã được công bố
vào tháng 11 bằng phiên bảng cài sẵn trê máy ảo và phiên bản khởi động từ USB.
Google Wave
Vào tháng 5, Google đã giới thiệu một công cụ mới, có khả năng thay thế email, chat hay
bất cứ loại công cụ liên lạc trên web nào khác. Ở thời điểm cuối năm này, Google đã mời
hàng triệu người sử dụng Google Wave.
Android 2.0/Droid
Trong khi điện thoại di động nền tản Android đã có sẵn từ đầu năm, Motorola Droid ra

mắt trong tháng 11 chạy Android 2.0 (với khả năng GPS) và "gây hấn" với iPhone trong
chiến dịch quảng cáo "Droid Does".
Google cũng phát hành các ứng dụng dành cho Android và cập nhật các ứng dụng hiện
có để thúc đẩy nền tảng di động của họ, bao gồm các ứng dụng Google Voice (mà Apple
từ chối trên iPhone), ứng dụng Google Goggles, cải tiến Google Maps, và Google Listen.
Bên cạnh đó, Google vẫn tiếp tục cải tiến, nâng cấp những phần mềm đã có của mình
như Nâng cấp công cụ tìm kiếm, Gmail, Google Chrome
-23-

By Sphinx Soul
/>

2.2.3. Thiết kế hệ thống quản trị tri thức
2.2.3.1Hình thành các dự án KM
Sau khi Google xây dựng được các kế hoạch cho việc quản trị tri thức của mình thì
họ bắt tay vào việc thiết kế các hệ thống quản trị tri thức.
Dưới đây là 2 trong số rất nhiều thành công mà Google đã thành công, và giúp họ
trụ vững được trên thị trường đang có sự canh tranh gay gắt như hiện nay.
Bí quyết thứ nhất, Google sẵn sàng nói “không” với những quảng cáo chẳng ăn
nhập gì với thông tin tìm kiếm của khách hàng. Đưa ra những lựa chọn tốt nhất, rẻ và tiện
dụng, từ tìm kiếm thông tin, lưu trữ trực tuyến, email, lịch và mới đây nhất là mạng xã
hội Google+, "người khổng lồ" luôn bám sát định hướng ban đầu là phục vụ người dùng.
Bí quyết thứ hai là tinh thần kinh doanh tập thể. Google có thể ví như một tổ chức
mạng lưới, cho phép một nhóm gồm những người khác nhau như blogger, nhà quảng cáo,
người tiêu dùng cùng chia sẻ rủi ro hay lợi ích thu được từ việc phát hiện và khai thác
những cơ hội kinh doanh mới.
Vậy, tại sao họ lại làm được điều đó? Bởi vì họ có những sự xác định các chiến lược
KM rất đúng đắn ngay từ đầu. Google cũng đã tạo nên một môi trường làm việc được tổ
chức, quản lý khoa học, hệ thống từ trên xuống dưới. Do đó, cỗ máy tìm kiếm luôn được
cải tiến và đế chế Google không ngừng mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ở Google, các kỹ sư được dành riêng 20% thời gian lao động để tự do phóng túng
với những ý tưởng sáng tạo, đeo đuổi say mê cá nhân. Mỗi tuần, các lãnh đạo của Google
lại dành rất nhiều thời gian để trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các kỹ sư, điều vốn dĩ
không nhiều ở các công ty truyền thông.
Từ khi còn là một công ty khởi nghiệp tý hon, Google đã sử dụng hệ thống phân
loại nội bộ đối với nhân viên có tên gọi Objectives and Key Results hay OKR ( Những
mục tiêu và kết quả then chốt). OKR là hệ thống đơn giản giúp một công ty tổ chức và
thi hành những mục tiêu được đề ra. OKR bắt đầu từ những vị trí đứng đầu và di
-24-

By Sphinx Soul
/>

chuyển xuống chuỗi các vị trí lãnh đạo cấp thấp trong công ty. OKR có thể coi là một dự
án hữu hiệu của Google, nó giúp cho họ có những quyết định đúng đắn về các vị trí trong
tập đoàn, đặc biệt là nhân viên của mình.
Ngoài ra, tập đoàn còn có dự án KM quan trọng, nhằm sử dụng cho việc quản trị tri
thức đó là hệ thống phần mềm, quản lý các công việc của nhân việc được “đặt hàng” bởi
công ty SAS- là 1 trong 25 công ty được xếp hạng Những nơi làm việc tuyệt vời nhất thế
giới 2014 (World’s Best Multinational Workplaces), SAS lại thêm một lần được xướng
tên ở vị trí thứ 2. Google là công ty được hình thành sau công ty SAS, Google thấy được
những yếu tố thành công của SAS rất phù hợp với triết lý làm việc của mình,
Theo một nghiên cứu của Conference Board – tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới
có trụ sở tại New York, hơn 1/2 người Mỹ ghét công việc của họ. Viện khảo sát Gallup
cũng đưa ra một kết quả nghiên cứu khốc liệt tương tự: ít hơn 3/10 lao động Mỹ thừa
nhận họ yêu công việc của mình. “Việc thiếu cam kết làm việc của nhân viên khiến
doanh nghiệp tiêu tốn 300 tỷ USD trong năm 2013”, Mark C. Crowley – một nhà
thuyết trình và tư vấn về lãnh đạo, tác giả của cuốn “Lãnh đạo từ trái tim: Tinh thần lãnh
đạo cải cách trong thế kỷ 21”, viết trên Fast Company – một thương hiệu truyền thông
kinh doanh. Trong bối cảnh ấy, SAS đã làm những gì mà liên tục được xướng tên trong

Top Những nơi làm việc tuyệt vời nhất trên thế giới. Chính vì vậy việc theo đuổi mô hình
làm việc của công ty SAS, là điều mà Google ngay từ đầu đã theo đuổi cho đến tận bây
giờ.
2.2.3.2 Xác định các chương trình tiềm năng
Mặc dù mô hình làm việc của SAS rất tuyệt vời, tuy nhiên để tạo ra sự khác biệt, và
đẳng cấp hơn, cùng với lợi thế của người đi sau thì Google đã lựa chọn cho mình cách
quản trị tri thức theo mô hình OKR.
Vậy tại sao nên sử dụng hệ thống quản lý này? Có 4 nguyên nhân được đưa ra
gồm: Rèn luyện tính kỷ luật, truyền đạt mục tiêu chính xác, thiết lập những chỉ báo đo
lường quá trình thực hiện và tập trung nỗ lực.
-25-

By Sphinx Soul
/>

×