Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

mau bao cao thuc hien nhiem vu doi moi sang tao trong day va hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.77 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

CÔNG ĐOÀN GD&ĐT ……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN ……………………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ………………………

……………, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA VỚI CHỦ ĐỀ
“ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC” NĂM HỌC … - …
Căn cứ công văn số 487B ........................ ngày ............ của Phòng GD&ĐT và
Công đoàn giáo dục ............ về việc hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Đổi mới
sáng tạo trong dạy và học”.
Căn cứ công văn số ............ ngày ............... của Công đoàn GD ....................... về
việc báo cáo tình hình triển khai phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong
dạy và học” năm học ...-....
Căn cứ kế hoạch số .................. ngày ................. của Công đoàn và trường
................................... về việc triển khai phong trào thi đua năm học ...-... với chủ đề “
Đổi mới sáng tạo trong dạy và học.
Công đoàn trường …………………… báo cáo tình hình triển khai phong trào thi
đua với chủ đề “ Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học ...-... như sau
1. Số lượng các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong dạy và học đã và đang thực
hiện tại đơn vị: 8 giải pháp,
Cụ thể như sau:


+ Có 5 giải pháp đã đã đăng theo nhóm, mỗi nhóm có ít nhất từ 3 thành viên trở
lên.
+ 2 giải pháp của 2 cá nhân giáo viên đăng ký.
+ 1 giải pháp của nhà trường.
2. Báo cáo giải pháp đổi mới đã và đang thực hiện có hiệu quả.
Nhà trường và Công đoàn đã phối kết hợp đăng ký nội dung đổi mới sáng tạo
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

a. Quá trình thực hiện
- Họp BGH nhà trường và BCH Công đoàn thống nhất về nội dung đăng ký “Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể bám sát vào tình hình thực tế của nhà trường, của đội
ngũ cán bộ giáo viên.
- Triển khai thực hiện đến từng tổ, nhóm, từng bộ phận có liên quan: VD
+ Nhóm giáo viên khéo tay sẽ phụ trách vé trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh
đáng yêu lên những chiếc mẹt đan bằng tre trang trí tại hiên và khu tiển sảnh các nhớm
lớp.
+ Nhóm sáng tạo: Chịu trách nhiệm sưu tầm, cắt tỉa, sơn màu, chai lọ nhựa và
trồng thành những giò cây xanh trong góc thiên nhiên và khu lan can các nhóm lớp.
+ Các khối lớp: 5 tuổi nghiên cứu và thiết kế những đồ dùng giáo dục thể chất
ngoài trời để bổ sung nhóm đồ dùng tự tạo, khối 3 tuổi thiết kế đồ dùng từ lốp xe, khối 4
tuổi nghiên cứu và thiết kế giá góc thiên nhên và khu vườn rau của bé…
+ Khối nhà bếp sưu tầm và lựa chọn những nhóm cây cảnh đẹp, phù hợp trong
trường mầm non để tròng trong góc thiên nhiên…
+ Ngoài ra các nhóm lớp tự điều chỉnh cách sắp xếp các góc chơi và trang trí , bổ
sung hình ảnh và đồ dùng đồ chơi cho trong và ngoài nhóm lớp của mình.
+ Khối nhà trẻ: Xây dựng góc chợ dân gian của bé.

- BGH nhà trường luôn bám sát các nhóm trong quá trình thực hiện để động viên,
đôn đốc, điều chỉnh, định hướng các nhóm để đạt được hiệu quả và sản phẩm tốt nhất.
- Nghiệm thu, đánh giá kết quả của từng tổ nhóm sau quá trình thực hiện.
- Tuyên dương, khen thưởng các nhóm, các cá nhân có nhiều cố gắng trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ.
b. Kết quả đạt được.
- 100% các nhóm lớp đã biết bố trí sắp xếp trong nhóm lớp của mình phù hợp,
hình ảnh tranh trí, phù hợp, rõ ràng, bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ trong tất cả các hoạt
động ở trường MN.
- Số lượng đồ dùng đồ chơi trong các nhóm lớp tăng lên.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Số lượng đồ dùng giáo dục thể chất ngoài trời tăng lên.
- Cảnh quan sư phạm nhà trường có sự thay đổi rõ rệt, đã tạo được màu xanh bằng
những giò cây trong góc thiên nhiên và trong khu hành lang các nhóm lớp kết hợp những
hình ảnh ngộ nghĩnh trên chiếc mẹt bằng tre thu hút sự chú ý của trẻ và sự quan tâm của
các bậc phụ huynh khi đưa con đến trường.
- Trẻ hứng thú và thích được đến trường mỗi ngày.
- Môi trường giáo dục là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động giảng dạy
của giáo viên nhất là trong những giờ Hoạt động ngoài trời và hoạt động tăng cường thời
lượng vận động cho bé ở trường mầm non.
3. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất
a. Thuận lợi
- Được sự đồng thuận, nhất trí cao trong BGH và BCH Công đoàn nhà trường
trong quá trình thực hiện.
- Nhà trường tạo điều kiện về kinh phí để thực hiện nội dung đã đăng ký “ Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
- Đội ngũ cán bộ quản lý năng động, sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện.

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trẻ, nhiệt tình, khéo tay, sáng tạo và sẵn sàng nhận
và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b. Khó khăn
- Diện tích nhà trường còn trật, hẹp và thiếu so với quy định nên việc triển khai
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa được thoả sức sáng tạo theo ý
tưởng.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng và các nhóm lớp đã lỗi thời dẫn đến sự hạn chế trong
quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động dạy và học của trẻ.
c. Đề xuất
- Đề nghị Các cấp lãnh đạo tham mưu hoàn thiện thủ tục để chuyển đổi vị trí nhà
trường ra khu đất mới đạt chiêu chuẩn về diện tích trong tương lai.
TM. BAN CHẤP HÀNH
Chủ tịch



×