Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 4 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.42 KB, 21 trang )


PHÒNG THƯƠNG MẠI
VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Số: /PTM - VP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------------
Hà nội, ngày tháng 5 năm 2010
BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC
4 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ CÔNG TÁC
NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2010
I/ BỐI CẢNH:

1. Một số nét về tình hình kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2010.:
Trong Quý I/2010, kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng khá, hầu hết các ngành,
lĩnh vực đang phục hồi rõ rệt. Tuy nhiên, một số cân đối vĩ mô có biểu hiện chưa ổn
định. Trước tình hình đó, ngày 06/4/2010, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết
số 18/NQ-CP về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát
cao và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. Các
ngành, các cấp, các địa phương đã và đang khẩn trương xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
thực hiện ngay các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng đảm bảo
chất lượng và hiệu quả, ngăn ngừa lạm phát cao. Vì vậy, kết quả sản xuất, kinh doanh
của các ngành, các lĩnh vực tiếp tục tăng. Chỉ số giá tiêu dùng sau 3 tháng đầu năm
tăng cao nhưng đã giảm xuống ở mức tăng thấp đối với hầu hết các nhóm hàng hóa
và dịch vụ. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tuy còn ở mức
cao nhưng tháng Tư đã có xu hướng giảm so với 3 tháng đầu năm
Tính chung 4 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh
1994 ước tính đạt 236,7 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, bao
gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 10,3% (Trung ương quản lý tăng 14,2%; địa
phương quản lý giảm 3,4%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 12,7% và khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,1% (dầu mỏ và khí đốt giảm 10,4%, các ngành


khác tăng 20.1%). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng đạt mức tăng trưởng
cao hơn so với cùng kỳ năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện đạt
33,4 nghìn tỷ đồng, bằng 26,7% kế hoạch năm. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước
ngoài từ đầu năm đến 20/4/2010 đạt 5,9 tỷ USD, bằng 74,3% cùng kỳ năm 2009, bao
gồm: Vốn đăng ký của 263 dự án được cấp phép mới đạt 5,6 tỷ USD, tuy giảm 19,6%
về số dự án nhưng tăng 58,5% về số vốn so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bổ
sung của 92 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 325 triệu USD. Vốn đầu
1
tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm ước tính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36%
so với cùng kỳ năm 2009.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 20,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,9 tỷ USD, giảm 10,7%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 11,3 tỷ USD, tăng 31,9%. Kim ngạch
xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng dệt may
đạt 3 tỷ USD, tăng 18,9%; giày dép đạt 1,4 tỷ USD, tăng 5,7%; thủy sản đạt 1,3 tỷ
USD; tăng 20,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 1 tỷ USD, tăng 31,6%; điện tử máy
tính và linh kiện đạt 985 triệu USD, tăng 39,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng
đạt 910 triệu USD, tăng 74,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 538 triệu USD,
tăng 135,5%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 24,8 tỷ USD, tăng 35,6%
so với cùng kỳ năm trước trong đó, hầu hết các mặt hàng máy móc, nguyên liệu phục
vụ sản xuất đều tăng so với cùng kỳ năm trước cho thấy sản xuất đã thực sự hồi phục
và các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đến việc đổi mới công nghệ. Nhập siêu 4 tháng
đầu năm đạt 4,7 tỷ USD, bằng 23,1% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm
ước tính đạt 487,5 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ
yếu tố tăng giá thì tăng 15%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm so với
cùng kỳ năm 2009 tăng 8,69%. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư đã tăng chậm
lại nhưng bình quân một tháng trong 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng
1,07%, đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 0,42% của cùng kỳ năm 2009. Để
đạt mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2010 tăng không quá 7% thì bình quân mỗi

tháng còn lại, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,34%.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và bảo đảm chất lượng tăng
trưởng của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát thì việc thực hiện bình ổn giá khi thị
trường có những biến động bất thường và kiểm soát tốt giá hàng hoá, dịch vụ độc
quyền phải được các bộ ngành, địa phương tiếp tục quan tâm. Ngoài ra, việc thực
hiện chính sách tiền tệ linh hoạt với trọng tâm là chính sách lãi suất và cho vay tín
dụng minh bạch để huy động đủ nguồn vốn trong xã hội cung cấp cho các doanh
nghiệp đầu tư sản xuất. đồng thời, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, điều chỉnh tỷ
giá đúng thời điểm, tạo thuận lợi cho sản xuất, xuất khẩu cũng sẽ là biện pháp tốt để
ngăn ngừa lạm phát.
2. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động của Phòng trong năm 2010:

Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2006- 2010, là năm hoàn thành việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp để chuẩn bị cho
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X sẽ diễn ra vào quý I năm 2011. Vì vậy năm 2010 sẽ
là năm có ý nghĩa quyết định cho việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh
tế xã hội đã đề ra và kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo, đảm bảo các tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội
2
của đất nước trong giai đoạn sắp tới. Năm 2008 và năm 2009 đã xuất hiện những khó
khăn lớn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội: Lạm phát tăng cao vào năm
2008, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu dẫn đến suy giảm kinh tế ở nước ta...
Với nỗ lực của toàn xã hội, nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất đạt tốc độ
tăng trưởng GDP 5,32%, vượt chỉ tiêu 5% Quốc hội đã đề ra. Vì vậy, Chính phủ cũng
đang đề ra mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2010 sẽ là 6,5%. Tuy nhiên, nền
kinh tế vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ như: Vấn đề tái cấu trúc nền
kinh tế, nguy cơ tái lạm phát, nhập siêu, tỷ giá, nền công nghiệp hỗ trợ còn nhiều yếu
kém. Nếu không giải quyết tốt các vấn đề trên thì việc đảm bảo tăng trưởng bền vững
trong năm 2010 sẽ hết sức khó khăn.
Trước những cơ hội và thách thức này, hoạt động của VCCI trong năm 2010 cần

phải tập trung: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhằm cải
thiện môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh doanh tại các địa phương; Hỗ
trợ cho doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là cung cấp thông
tin và đào tạo doanh nghiệp theo xu hướng phát triển của thế giới, nâng cao năng lực
quản trị nội bộ, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, xây dựng và phát triển
thương hiệu của doanh nghiệp...; Phát huy hơn nữa vai trò tập hợp, liên kết các doanh
nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, chủ động phối hợp với các cấp chính quyền hướng dẫn
và hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp thành lập và hoạt động có hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh, trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa và thực hiện tốt
trách nhiệm xã hội; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh, khai thác thị trường xuất khẩu mới, chuyển giao công nghệ, đảm bảo quyền
lợi cho các doanh nghiệp đối phó hiệu quả với các rào cản thương mại, minh bạch hóa
trong các hoạt động kinh doanh thông qua hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo
kiến thức cho doanh nghiệp về pháp luật thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ, các kinh
nghiệm từ các vụ kiện chống bán phá giá ở các nước, phù hợp với các thông lệ quốc tế;
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước đặc biệt là thị
trường khu vực nông thôn nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm
lĩnh thị trường nội địa .

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 4 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ DỰ
KIẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
1- Công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước; góp ý xây dựng pháp luật,
chính sách; cải thiện môi trường đầu tư- kinh doanh:
- Phòng tham gia làm thành viên của Ban soạn thảo, tổ biên tập của 2 văn bản
quy phạm pháp luật, thực hiện góp ý cho 12 dự thảo văn bản pháp luật khác nhau
3
như: Luật Kiểm toán độc lập; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng
khoán; Luật Đầu tư công; Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Thuế tài nguyên; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN thay
thế NĐ 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006; Nghị định về chống sản xuất, buôn bán

hàng giả; Nghị định sửa Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
Doanh nghiệp; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải thủy;
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
Doanh nghiệp; Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật SHTT về quyền đối với
giống cây trồng; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 85/2007/NĐ- CP hướng dẫn
luật quản lý thuế; Nghị định 97/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hải quan; Thông tư ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN -
Ấn Độ giai đoạn 2010-2012…và nhiều văn bản khác. Các dự thảo thu hút hàng chục
nghìn lượt doanh nghiệp nghiên cứu và có nhiều ý kiến chất lượng giúp hoàn thiện
dự thảo.
- Phòng đã tổ chức được 90 hội nghị, hội thảo góp ý chính sách, pháp luật với
sự tham dự của gần 16.200 lượt doanh nghiệp, dự kiến hết tháng 6/2010, sẽ tổ chức
được 135 hội nghị, hội thảo với sự tham gia của 24.300 lượt doanh nghiệp (tăng
5,5% về số cuộc và 26,6% về số lượt doanh nghiệp tham dự so với cùng kỳ năm
2009) trong đó đáng chú ý là: Hội thảo “Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng
khoảng, hướng đến tương lai” với nội dung chia sẻ những bài học vượt qua khủng
hoảng thành công, hướng tới xây dựng tầm nhìn cho năm 2010 và những năm tới
cho ngành Ngân hàng Việt Nam; tổ chức Diễn đàn “Áp lực lạm phát và Chính sách
Tài chính - Tiền tệ” với nội dung thảo luận các vấn đề về kinh tế vĩ mô; xu hướng
vận động của lạm phát và giá cả 9 tháng cuối năm 2010; xu hướng điều hành chính
sách tài chính của Ngân hàng Nhà nước; xu hướng lãi suất, tỷ giá; các hội thảo góp
ý Dự thảo Luật Thuế Nhà, Đất; dự thảo luật Thuế Tài nguyên, Dự thảo luật kiểm
toán độc lập; Luật bồi thường nhà nước. Trang Web Vibonline.com.vn của Phòng
ngày càng được nâng cấp và phát triển, đã đăng tải 24 dự thảo (gồm dự thảo, tờ trình
và tài liệu liên quan như bản thuyết minh chi tiết, đánh giá tác động của dự thảo,
tổng kết quá trình thi hành pháp luật) và 79 bản góp ý pháp luật, 288 tin, bài liên
quan đến công tác xây dựng pháp luật thu hút tổng số hơn 13 triệu lượt truy cập của
các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước kể từ khi ra mắt.
- Công tác nghiên cứu, xây dựng các cơ sở dữ liệu nguồn, các báo cáo chuyên
đề về các vấn đề kinh tế và kinh doanh luôn được duy trì. Phòng đã phối hợp với các

Bộ ngành, Hiệp hội như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo
dục và đào tạo, Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam triển khai các đề tài nghiên cứu khoa
học và ký kết các thoả thuận như nghiên cứu về đổi mới cơ cấu kinh tế, cải thiện
môi trường lao động, kinh doanh; phổ biến thông tin khoa học công nghệ - doanh
nghiệp; giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... Trong năm
2010, Phòng tiếp nhận Chủ tịch hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN
BAC) từ ASEAN BAC Thái Lan. Với cương vị Chủ tịch, ASEAN BAC Việt Nam
4
sẽ tập trung vào các vấn đề của khu vực kinh tế tư nhân, với mục tiêu tập hợp các ý
kiến đóng góp, đề xuất để đưa ra các khuyến nghị đệ trình lên nguyên thủ các nước
ASEAN và các bộ trưởng kinh tế ASEAN trong kỳ họp đối thoại giữa các nguyên
thủ với thành viên ASEAN BAC cũng như kỳ họp tham vấn giữa các bộ trưởng kinh
tế được tổ chức hàng năm theo thông lệ.
- Công tác thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh
thông qua nhiều hình thức hoạt động như
:
+ Công bố Báo cáo PCI năm 2009: Trên cơ sở kết quả điều tra 44.000 doanh
nghiệp, Phòng đã xây dựng và công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) năm 2009 của tất cả 63 tỉnh, thành phố với 9 chỉ số đánh giá gồm: gia nhập thị
trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức;
tính năng động; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.
Việc công bố Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh đã thu hút được sự quan tâm lớn của Chính
phủ, chính quyền các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, giúp các địa
phương nhận rõ được những điểm mạnh và điểm yếu trong môi trường kinh doanh
mình, tạo sức ép và động lực cho bộ máy chính quyền các cấp tiến hành những cải cách
mạnh mẽ để cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh. Hoạt động hậu công bố PCI tại
các tỉnh và thành phố trên cả nước cũng được đẩy mạnh với nhiều hội thảo cấp vùng và
hội thảo chuẩn đoán PCI tại các tỉnh đã thu hút đông đảo đại diện lãnh đạo các tỉnh, sở
ngành và doanh nghiệp tham gia.
+ Duy trì cơ chế đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan Chính phủ.

Trong 4 tháng đầu năm 2010, Phòng đã tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan -
Doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương và dự kiến tổ chức hội nghị đối thoại doanh
nghiệp - Hải quan ASEM vào tháng 5/2010.
+ Triển khai ký Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Thuế nhằm mục tiêu tạo
một khung khổ hợp tác giữa hai bên để gắn kết các hoạt động xúc tiến ứng dụng
công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
thực hiện các thủ tục về thuế; phối hợp với Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Diễn
đàn các nhà lãnh đạo Quốc tế (IBLI) và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam triển
khai dự án: “Xây dựng Tính nhất quán và Minh bạch trong quan hệ kinh doanh tại
Việt Nam (ITBI)” nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
trong minh bạch hóa quan hệ kinh doanh góp phần xây dựng một nền kinh tế phát
triển bền vững.
+ Triển khai lấy ý kiến của các doanh nghiệp kiến nghị với Chính Phủ cải
cách thủ tục hành chính giai đoạn 2 nhằm góp phần đạt được mục tiêu cắt giảm 30%
thủ tục hành chính đã đề ra trong 4 lĩnh vực gồm: Thuế, Giấy phép kinh doanh trong
lĩnh vực quảng cáo, Giao thông vận tải và Quan hệ lao động.
5
+ Ra mắt Sàn thông tin khảo sát doanh nghiệp trực tuyến (VBIS) tại địa chỉ
www.vbis.vn nhằm nắm bắt nhanh và kịp thời phản hồi của các doanh nghiệp liên
quan tới môi trường kinh doanh và các chính sách liên quan.
- Công tác xây dựng Đề án và Dự thảo Nghị quyết “ Phát huy vai trò doanh
nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ” đã
hoàn thành dự thảo 5 Đề án để trình Ban Chấp hành tại hội nghị này.
2. Công tác vận động chính trị, tăng cường liên kết doanh nghiệp, mở
rộng quan hệ hợp tác của Phòng:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách được đẩy mạnh trên các
phương tiện thông tin do Phòng quản lý như: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; Tạp chí
Viet Nam Business Forum và các trang Web. Trang thông tin điện tử chính thức
(www.vcci.com.vn) của Phòng cũng cập nhật khoảng 1.500 tin bài liên quan chủ
trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng, Nhà nước, hoạt động của các bộ ngành,

báo chí và hoạt động của VCCI. Ngoài ra, các hội nghị, hội thảo, toạ đàm … với
doanh nghiệp, cũng là một kênh quan trọng để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với đại
diện các bộ, ngành, các chuyên gia, nắm bắt các thông tin định hướng chính sách và
chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ.
- Phòng tiếp tục đẩy mạnh việc liên kết doanh nghiệp thông qua hỗ trợ thành lập
và nâng cao năng lực cho các Hiệp hội doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố, Hiệp hội
nữ doanh nhân, câu lạc bộ nữ doanh nhân ở các tỉnh, thành phố; Tổ chức ra mắt Hội
đồng Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam;

Tổ chức hội thảo "Nâng cao năng lực doanh
nghiệp, hiệp hội trong công tác tham vấn hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật
kinh doanh", Tổ chức khóa đào tạo “ Cải thiện chiến lược và năng lực của Hiệp hội
doanh nghiệp trong tư vấn và phản biện chính sách” nhằm tăng cường năng lực góp ý
xây dựng chính sách, pháp luật cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Phòng còn tổ chức
nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường cho doanh nghiệp, doanh nhân tăng
cường liên kết, trao đổi, nâng cao tính cộng đồng như: Tổ chức cho 100 doanh nhân
trồng cây tri ân Quốc tổ Hùng Vương tại Đền Hùng, Phú Thọ …
- Hoạt động mở rộng quan hệ hợp tác của Phòng:
+ Về quan hệ hợp tác trong nước: Phòng tiếp tục triển khai các thoả thuận,
chương trình hợp tác với các bộ ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các
tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong cả nước.
+ Ký Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Thuế nhằm tạo khung khổ hợp tác giữa
hai bên để gắn kết các hoạt động xúc tiến ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh
nghiệp.
+

Về quan hệ hợp tác quốc tế:

Phòng đã tiếp tục tham gia các kỳ họp của các tổ
chức trong khu vực và quốc tế trong khuôn khổ hợp tác như: Diễn đàn mậu dịch tự do

ASEAN – Trung Quốc, Kỳ họp ABAC 1 năm 2010, Diễn đàn Du lịch quốc tế Bác
6
Ngao, Trung Quốc; Kỳ họp ASEAN BAC lần thứ 36; Kỳ họp Ủy ban giải thưởng
doanh nghiệp ASEAN 2010...
Nhân các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phòng cũng đã làm
việc với các Phòng Thương mại, các Hiệp hội doanh nghiệp các nước để phối hợp,
đánh giá và bàn kế hoạch hợp tác nhằm nâng cao vai trò trong việc hỗ trợ cộng đồng
doanh nghiệp hai nước, mặt khác tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế

3. Công tác đào tạo, phát triển doanh nghiệp:
Phòng đã tổ chức được 400 khoá đào tạo cho gần 22.000 lượt cán bộ quản lý
doanh nghiệp, dự kiến 6 tháng đầu năm sẽ tổ chức được 600 lớp cho khoảng 33.000
lượt học viên ( tăng 22% về số lớp và 60% về số lượt học viên tham dự).
Phòng tiếp tục triển khai tại các địa phương trong cả nước các dự án về hỗ trợ
đào tạo đối với DNNVV gắn với phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là đào tạo
phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ đào tạo thanh niên kinh
doanh và lập nghiệp. Đáng chú ý, trong khuôn khổ Quỹ Tiên phong, Phòng đã triển
khai các khóa đào tạo “Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp nhỏ và cực
nhỏ nhằm xóa đói, giảm nghèo” tại Yên Bái, Bắc Cạn, Lạng sơn…; Phối hợp với các
cơ quan, các trường Đại học và các chuyên gia tổ chức đào tạo nhiều khóa học nâng
cao trong và ngoài nước tập trung vào các chuyên đề về kỹ năng quản lý doanh
nghiệp, nghệ thuật kinh doanh.
Phòng tiếp tục phối hợp tích cực với WBCSD (Hội đồng DN thế giới vì sự phát
triển bền vững) và các tổ chức quốc tế xây dựng đề án thành lập Hội đồng doanh
nghiệp vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo
cơ chế hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam. Phòng đã cùng
UNIDO, Bộ LĐTB&XH, các hiệp hội doanh nghiệp xây dựng chương trình Trách
nhiệm xã hội nhằm đề cao vai trò của doanh nghiệp đối với trách nhiệm xã hội
thông qua việc thực hiện các nguyên tắc của các hiệp ước, đồng thời tăng cường hợp

tác Công – Tư để phát triển kinh tế bền vững.
Để hỗ trợ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, Phòng đã tiếp nhận các
kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt
động kinh doanh. Tư vấn hàng trăm đơn thư, khiếu nại, thắc mắc của doanh nghiệp,
kiến nghị lên các Bộ ngành và địa phương liên quan để đề nghị giải quyết. Phối hợp
với các bộ ngành, cơ quan hữu quan và các tổ chức nước ngoài trong việc cung cấp
thông tin, trao đổi thông tin hai chiều để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại
ngày càng tinh vi và mở rộng. Hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề chống bán phá
giá, chống trợ cấp và nâng cao khả năng tự vệ trong thương mại quốc tế, đẩy mạnh
xuất khẩu. Trang Web www.chongbanphagia.vn và www.antidumping.vn chuyên
hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến các vụ kiện bán phá giá của Phòng
tiếp tục được nâng cấp, đạt 1.9 triệu lượt truy cập website Tiếng Việt; 300.000 lượt
truy cập website Tiếng Anh. Ngoài ra, Phòng đã thành lập Ủy ban Tư vấn về chính
7
sách thương mại quốc tế với 30 thành viên là đại diện của các hiệp hội doanh
nghiệp, các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế. Ủy ban sẽ đóng vai trò là một cầu
nối, diễn đàn thảo luận, trao đổi giữa Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp về các
vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế - quốc tế. Đồng thời, Phòng đã thành
lập Cổng thông tin điện tử WTO-Hội nhập tại địa chỉ www.trungtamwto.vn, phiên
bản tiếng Việt và www.wtocenter.vn, phiên bản tiếng Anh nhằm cung cấp hệ thống
các văn bản pháp lý, thông tin cập nhập, tài liệu về WTO, các hiệp định thương mại
quốc tế mà Việt Nam đã hoặc đang đàm phán ký kết; hỗ trợ trực tuyến các doanh
nghiệp, hiệp hội về WTO. Ngoài ra, Phòng đã xuất bản các ấn phẩm, tổ chức các
buổi hội thảo, tọa đàm về chống bán phá giá và tư vấn trực tiếp các vụ việc liên
quan đến kiện chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam ở các nước trong đó có đề
xuất Việt nam kiện Hoa Kỳ ra WTO liên quan đến các biện pháp của nước này trong
vụ kiện chống bán phá giá tôm, đồng thời nghiên cứu cơ chế để cộng đồng doanh
nghiệp tham gia nhiều hơn vào quá trình đàm phán, thực thi các cam kết thương
mại; tham gia tiểu hợp phần 4.2 dự án DANIDA về tăng cường sử dụng trung tâm
trọng tài.

Để khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, động viên và tôn vinh doanh
nghiệp, Phòng cũng đã triển khai bình xét để trao giải thưởng Bông Hồng Vàng cho
100 nữ doanh nhân xuất sắc nhân kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ; thu
thập và chuẩn bị hồ sơ khen thưởng Doanh nhân tiêu biểu 2010, giải thưởng Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009.
4. Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập
kinh tế - quốc tế:
Trong 4 tháng, Phòng đã tổ chức đón 120 đoàn với gần 5.000 lượt doanh nhân
nước ngoài vào Việt Nam khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư- kinh doanh, dự
kiến 6 tháng sẽ đón được 180 đoàn với khoảng 7.500 lượt doanh nhân (tăng 17,6 % so
với cùng kỳ năm trước), đồng thời tổ chức 36 đoàn với 2.100 lượt doanh nghiệp Việt
Nam ra nước ngoài tham dự các hội nghị quốc tế, khảo sát thị trường, tham dự hội chợ
triển lãm, dự kiến 6 tháng sẽ tổ chức được 54 đoàn với khoảng 3.150 lượt doanh nhân
(tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước), trong đó có các đoàn doanh nghiệp lớn tháp
tùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đi thăm và
làm việc tại Ấn Độ và Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm chính thức
A-rập Xê-út, Tuy-ni-di, Algeria; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự
triển lãm thế giới Thượng Hải, thăm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô, Phó Thủ
tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải

đi thăm và làm việc tại Azacbaizan và
Uzobekixtan... Nhiều hợp đồng kinh tế lớn đã được ký kết trong và sau chuyến công
tác.
8

×