Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

mau bao cao thanh tich ca nhan giao vien chu nhiem gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.09 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO ........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

TRƯỜNG ...............

.........., ngày...tháng...năm....
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
THAM GIA HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI
CẤP TRƯỜNG - NĂM HỌC ....................
I/ SƠ YẾU LÍ LỊCH
- Họ và tên: .......................................................................................................................
- Ngày sinh: .......................................................................................................................
- Quê quán: ........................................................................................................................
- Địa chỉ: ...........................................................................................................................
- Trình độ văn hóa: ............................................................................................................
- Trình độ chuyên môn: .....................................................................................................
- Chức vụ: .........................................................................................................................
- Năm vào ngành: ..............................................................................................................
- Các văn bằng khác đã học: .............................................................................................
- Quá trình công tác: .........................................................................................................
II / THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP:
Tôi vào ngành năm 1998 đến nay đã tròn 19 năm nên bản thân tôi cũng có nhiều kinh
nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp chính vì thế năm học 2016 – 2017 được sự phân
công của Ban giám hiệu tôi được giao làm công tác chủ nhiệm lớp 3/1 với sĩ số là 47 em
trong đó có 20 em nữ đây là lớp Tiếng anh tăng cường. Qua sự giúp đỡ của Ban giám
hiệu kết hợp với sự nổ lực và cố gắng của bản thân tôi đã đạt được một số thành tích sau :
1/ Mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác chủ nhiệm của giáo viên theo quy định thể


hiện ở các thành tích đạt được sự tiến bộ của lớp chủ nhiệm :


Về chuyên môn :

-

Muốn hoàn thành công tác chủ nhiệm tốt, bản thân chúng ta phải có lòng yêu
nghề mến trẻ, tâm huyết và tận tụy với nghề ngoài ra phải có tình thương yêu thật
sự để giúp các em vượt qua những khó khăn trong học tập. Bên cạnh đó chúng ta
còn tìm hiểu thêm về sức khỏe, hoàn cảnh, tâm lý của các em. Từ đó tôi xây dựng
được kế hoạch công tác chủ nhiệm cho lớp mình và cập nhật đầy đủ kịp thời kế
hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần vào sổ chủ nhiệm.

-

Trong giảng dạy bản thân tôi luôn có ý thực tự học tự rèn trau dồi và học hỏi kinh
nghiệm của các đồng nghiệp hoặc tìm hiểu qua sách báo, chuyên đề tạp chí giáo

1


dục, nguồn tài nguyên giáo dục,… để nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất,
đạo đức và năng lực giảng dạy để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp.
-

Luôn đảm bào ngày giờ công lên lớp đúng giờ, dạy theo đúng chuẩn kĩ năng kiến
thức không cắt xén chương trình, tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do trường
quận tổ chức, thao giảng tổ, khối. Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học mới,
nhất là phương pháp bàn tay nặn bột (trong học kì I vừa qua tôi đã áp dụng

phương pháp này vào môn TNXH với bài An toàn khi đi xe đạp) nhằm phát huy
tính tích cực và năng động sáng tạo của học sinh. Đảm bảo tính dân chủ trong
quan hệ thầy trò hết lòng vì học sinh đặc biệt là các em học chậm và các em giao
tiếp chưa mạnh dạn có em không mở lời, khi mở lời thì nói rất nhỏ, các em chưa
tự tin trong giao tiếp. Đầu năm nhận lớp, lớp tôi có 6 em trong tình trạng như thế
đó là em Nguyễn Hồng Duyên, Vũ Quang Thắng, Trần Nguyên Hạo, Trịnh Ngô
Nguyên Khang và Dương Minh Hải và em Nguyễn Minh Hải những em này viết
chính tả còn sai nhiều, tính toán hay quên dạng có nhớ, bảng nhân, chia chưa
thuộc, làm văn không có ý chưa biết cách diễn đạt câu văn. Tôi liền lên kế hoạch
phụ đạo cho các em trong những giờ nghỉ ngơi, các em yếu môn nào tôi cho ôn lại
môn đó như Nguyễn Minh Hải, Dương Minh Hải và em Trần Nguyên Hạo yếu
chính tả mỗi khi có tiết chính tả tôi dặn em đọc bài trước và viết trước ở nhà vào
lớp tôi cho tổ trưởng kiểm tra nếu sai nhắc nhở bạn viết lại đặc biệt là nhắc nhở
em phải tập trung khi học, yếu môn toán tôi thường xuyên tổ chức cho các em
chơi các trò chơi bốc thăm trả bài bảng cửu chương, thường xuyên cho các bạn
thực hành em giỏi kèm em yếu, làm văn cho các em từ, tự các em đặt câu dần
dần các em hiểu được phương pháp học tập và các em rất thích học. Ngày nào tôi
vào lớp các em lại bảo cô bốc thăm trả bài đi cô. Nhờ có kế hoạch phụ đạo kịp
thời đến thời điểm này các em có tiến bộ rõ rệt.
* BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1
a/ Quá trình học tập từng môn, hoạt động giáo dục khác. Những đặc điểm nổi
bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập năm học 2016 2017
MÔN

5 ĐIỂM TRỞ LÊN

- DƯỚI 5 ĐIỂM

HOÀN THÀNH


- CHƯA HOÀN
THÀNH

SỐ LƯỢNG

%

SỐ
LƯỢNG

TIẾNG VIỆT

47

100%

TOÁN

47

100%

TNXH

47

100%

ĐẠO ĐỨC


47

100%

ÂM NHẠC

47

100%

2

%


MĨ THUẬT

46

97,9%

THỦ CÔNG

47

100%

THỂ DỤC

47


100%

1

2,1%

*BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM
Quá trình học tập từng môn, hoạt động giáo dục khác. Những đặc điểm nổi bật, sự
tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập năm học 2015 - 2016
Tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 3/1
MÔN

5 ĐIỂM TRỞ LÊN

- DƯỚI 5 ĐIỂM

HOÀN THÀNH

- CHƯA HOÀN THÀNH

SỐ LƯỢNG

%

TIẾNG VIỆT

45

100%


TOÁN

45

100%

TNXH

45

100%

ĐẠO ĐỨC

45

100%

ÂM NHẠC

45

100%

MĨ THUẬT

45

100%


THỦ CÔNG

45

100%

THỂ DỤC

45

100%

SỐ LƯỢNG

%

*KHEN THƯỞNG:
TOÀN DIỆN
SL
24

TIẾN BỘ

TL

SL

53,3%


21

TỪNG MÔN
TL

SL

TL

46,7%

Trong quá trình dạy tôi luôn lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, đạo
đức Hồ Chí Minh, An toàn giao thông, Nha học đường vào các môn học, giáo dục các em
biết tiết kiệm điện nước, giữ gìn của công. Giáo dục an toàn giao thông vào các giờ sinh
hoạt tổ chức cho các em chơi trò chơi về an toàn giao thông hoặc cho xem những đoạn
clip về tai nạn không đội mũ bảo hiểm. Từ đó các em dần dần có ý thức hơn trong việc
đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.


Về phong trào:

3


Lớp tham gia tốt các phong trào do ngành, trường phát động gồm các phong trào sau:
-

Hội thi thời trang giấy.

-


Hội thi kể chuyện.

-

Hội thi văn nghệ

-

Hội xuân yêu thương, làm cây mai tết, HS vẽ tranh.

-

Ủng hộ cây xanh.

-

Phong trào kế hoạch nhỏ.

-

Phong trào nuôi heo đất

-

Tham gia giải bài Lê Quý Đôn trên báo nhi đồng.

* Ngoài ra, lớp tham gia sinh hoạt ngoại khóa do trường tổ chức (tham quan kiziti 28
em). Tập thể lớp đã nhiều lần đạt cờ luân lưu “ Lớp xuất sắc” .
2/ Sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong
công tác chủ nhiệm.
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy, nhìn chung kĩ năng giao tiếp
của đa số các em ngày càng xuống cấp, thậm chí vẫn còn một số em có những biểu hiện
chưa ngoan, thiếu lễ phép và dẫn đến việc bỏ học ở các em. Hằng ngày, khi bước ra
ngoài xã hội thường nghe những lời than phiền đạo đức, kĩ năng giao tiếp của trẻ em sao
xuống cấp quá! Trẻ em ngày nay không ngoan bằng trẻ em ngày xưa, trẻ em ngày nay
hay ỷ lại, trẻ em ngày nay không chịu đựng được khó nhọc, kiên trì, nhẫn nại bằng trẻ
em ngày xưa. Thật ra do các em sinh ra và lớn lên và chịu ảnh hưởng, tác động từ rất
nhiều gương sống, làm việc, sinh họat, quan hệ của người lớn chúng ta. Ảnh hưởng đầu
tiên trong cuộc đời các em chính là những thành viên trong chiếc nôi gia đình như anh,
chị, em, bố mẹ; nối tiếp chiếc nôi gia đình là chiếc nôi trường học, là thầy cô, anh chị
phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong, bạn bè, anh chị ở các lớp trên, đàn em ở các lớp
nhỏ, bác bảo vệ, chị nhân viên phục vụ . . . Các em sẽ dễ bị cám dỗ bởi tất cả các thói hư
tật xấu, vì ở tuổi các em rất nhạy cảm với tất cả những cái tốt lẫn cái xấu trong xã hội,
chiếc nôi gia đình và chiếc nôi trường học chính là chiếc lá chắn, môi trường vững chắc
bảo vệ cho các em trước những cám dỗ bởi những cái xấu trong xã hội, tạo cho các em
có đề kháng tốt, hình thành kỹ năng sống, chọn lọc, tự chống chọi những cái xấu. Chúng
ta là những người thầy chúng ta làm thế nào để giúp họ làm tốt việc giáo dục đạo đức
cho các em. Với những lí do trên nên tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn

4


đạo đức và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 31” để làm sáng kiến kinh nghiệm
cho mình trong năm học 2016 - 2017 .
Để đưa chất lượng về đạo đức, nhân cách đúng, phong phú và có sự thay đổi về vốn
sống ở học sinh, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
a/ Phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh:
Khi nhận lớp, giáo viên cần tìm hiểu các em thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ,

nghiên cứu kĩ học bạ, sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi chất lượng của năm học trước
liển kề để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình…. để liên hệ với phụ huynh khi cần thiết.
b/ Xây dựng ban cán sự lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao:
Bầu cử những em có năng lực và được tập thể tín nhiệm.
Báo cáo trung thực những diễn biến xảy ra hàng ngày cho giáo viên chủ nhiệm.
Làm việc đúng lề lối quy định, đúng vị trí các chức danh.
c/ Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có tinh thần yêu thương và giúp đỡ
lẫn nhau.
Gần gũi, thương yêu, trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu
hướng sở thích của học sinh, giúp các em thể hiện được “điều em muốn nói”.
Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được "mỗi ngày đến trường là một niềm
vui". Từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh, cùng thi đua giúp đỡ lẫn
nhau. Biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn, hoạn nạn. Xây
dụng và phát huy tốt lớp học tự quản.
Ở trường, giáo viên phải động viên, nhắc nhở và đưa ra những tấm gương tốt cùng
hoàn cảnh để các em học tập trong suốt quá trình tìm hiểu và giáo dục, tránh tình trạng
coi thường và mặc xác, hy vọng các em phải trở thành người tốt. Giáo
viên nên theo dõi báo cáo những biểu hiện hằng ngày của học sinh, có biện pháp phối
hợp đúng lúc.
* Kết quả đạt được học kì 1:
Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu
quả giờ dạy và kĩ năng giao tiếp, nhân cách của học sinh được nâng lên rõ rệt. Học sinh
hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao
tiếp. Số em có biểu hiện hành vi đạo đức còn hạn chế đã giảm đi. Số em có biểu hiện
hành vi đạo đức tốt được nâng lên rõ rệt.

5


* Kết quả thực nghiệm cuối học kì 1

Số em có kĩ năng Số em có kĩ năng Số em có kĩ năng giao Số em còn hạn chế về
Lớp

3.1

Tổng số giao tiếp, nhân
HS
47

cách tốt.

giao tiếp, nhân

tiếp, nhân cách đạt yêu kĩ năng giao tiếp,

cách khá.

cầu.

nhân cách.

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

30

63.8

14

29.8

3

6.4

0

0

Từ kết quả thống kê cho ta thấy kết quả giáo dục đạo đức, nhân cách qua việc hình thành
kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 ngày được nâng lên bởi vì lực lượng thầy cô giáo của
trường đã cố gắng kết hợp, chọn lọc các biện pháp để làm công tác chủ nhiệm. Đăc biệt
là rất chú tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho các em. Chính sự giáo dục không đúng,
không khoa học, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, khiến cho các em
hay có những biểu hiện chống đối lại người lớn. Nếu người thầy thiếu bản lĩnh sư phạm,
mất bình tĩnh, nóng giận sẽ có những quyết đoán sai, lời lẽ, biện pháp giáo dục không

đúng thì hậu quả sẽ càng tệ hại hơn.
Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra
đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này
một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn sẽ giúp việc hình thành đạo đức, nhân cách ở
các em sẽ tốt hơn.
3/ Thành tích trong công tác chống bỏ học, giáo dục đạo đức học sinh nói chung
và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng:
Trong công tác chủ nhiệm hàng tuần tôi luôn đưa kế hoạch để giáo dục đạo đức các
em mỗi tuần một chủ đề nhất là vào giờ chơi tôi luôn nhắc nhở các em chơi những trò
chơi nhẹ nhàng phân công từng nhóm đọc truyện hay kể chuyện cho bạn cùng nghe
tùy theo sở thích của từng nhóm có nhóm thích nhảy dây, có nhóm bắn bi, có nhóm
chơi siêu nhân,… Tùy theo sở thích của mỗi nhóm phân công cho đúng sở thích của
các em chính vì thế lớp tôi không có xảy ra tình trạng thưa gửi từ các phụ huynh và
các em học sinh cũng không có xảy ra tai nạn học đường ở trường, lớp.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đưa ra nội quy trường, lớp để phụ huynh
nắm bắt thực hiện cho tốt. Không đi trễ về sớm, đi học phải đúng giờ. Xã hội ngày
càng hiện đại không biết chữ thì thiệt thòi cho con em chúng ta sau này lớn lên rất vất
vả. Tôi nghĩ rằng các bậc làm cha, làm mẹ không muốn con em mình như thế mà mọi
chúng ta đều mong con mình lớn lên phải có địa vị trong xã hội. Chính vì thế, chúng
ta phải cố gắng làm sao để cho con em chúng ta đến trường học tập vui cùng bè bạn

6


sau này lớn lên có ích cho xã hội. Nên đến thời điểm này lớp tôi vẫn duy trì sĩ số là
47 em.
Không những giáo dục đạo đức tôi thường xuyên nhắc các em giữ vệ sinh cá
nhân biết rửa tay trước và sau khi tiểu tiện, quần áo đầu tóc luôn gọn gàng vì các em
học cả ngày luôn phải gọn gàng, biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, lễ phép ông bà,
cha mẹ thầy cô và người lớn tuổi, biết nhường nhịn mọi người.

Nhờ áp dụng một số biện pháp như đã nêu trên nên việc giáo dục đạo đức và
chống bỏ học lớp tôi trong học kì 1 đạt kết quả như sau:


Mức độ hình thành phát triển năng lực:
ĐẠT

CHƯA ĐẠT

SỐ LƯỢNG

%

47

100%

SỐ LƯỢNG

%

Mức độ hình thành phát triển phẩm chất :
ĐẠT

CHƯA ĐẠT

SỐ LƯỢNG

%


47

100%

SỐ LƯỢNG

%

* Năm học : 2015 – 2016 *Lớp: 3/1
* Mức độ hình thành phát triển năng lực:
ĐẠT

CHƯA ĐẠT

SỐ LƯỢNG

%

45

100%

SỐ LƯỢNG

%

* Mức độ hình thành phát triển phẩm chất :
ĐẠT

CHƯA ĐẠT


SỐ LƯỢNG

%

45

100%

SỐ LƯỢNG

%

4/ Giải pháp và kết quả trong việc phối hợp các lực lượng gia đình và xã hội tham gia
giáo dục học sinh.
Trong buổi họp đầu năm những điểm mới hiện nay, nhất là thông tư 30 và thông tư 22 về
việc đánh giá học sinh tôi nhấn mạnh về vấn đề khen thưởng nếu các em được khen
thưởng trong lớp các em phải nổi trội về 3 mặt : Năng lực, phẩm chất và kiến thức để phụ
huynh không có ý kiến về thành tích học tập của các em.
7


Trong công tác luôn phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện Cha mẹ học sinh để tham
khảo ý kiến về mọi mặt, thường xuyên nhắn tin điện tử thông báo tình hình sự tiến bộ
cũng như mặt hạn chế của học sinh trong học tập, vui chơi, giao tiếp hằng ngày. Từ
đó, cha mẹ học sinh nắm được tình hình học tập, cùng giáo dục các em tốt hơn.
Luôn quan tâm đến sữ phối hợp tốt với giáo viên bộ môn thông qua sổ đầu bài
nếu có bộ môn nào ghi em đó trong lớp chưa ngoan, chưa tích cực trong học tập hay
chưa thuộc bài giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở hoặc nhắn tin cho ba mẹ nhắc nhở thêm
để giúp các em phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất và có kết quả tốt trong học

tập.
Phối hợp phụ huynh trong công tác giải toán qua mạng mỗi vòng tôi liền nhắn tin
qua điện tử nhắc nhở các em tham gia giải toán nên thời điểm này lớp tôi tham gia 6
em.
Thường xuyên cập nhật những thiếu xót, khen ngợi của học sinh gửi đến phụ
huynh thông qua sổ liên lạc điện tử.
Thường xuyên nhắc nhở cha mẹ không nên nuông chiều con quá mức phải
hướng dẫn chúng có ý thức và trách nhiệm, ý thức lao động tôn trọng thành quả lao
động. điều quan trọng là phải dạy chúng có lòng nhân ái, biết yêu thương mọi người
sống vì mọi người
Sau khi áp dụng các biện pháp trên phụ huynh rất khen ngợi và đồng tình về các
phương pháp giáo dục ấy thường xuyên viết lời cám ơn cô đã giáo dục và dạy dỗ con
em họ (thông qua sổ liên lạc ). Các em cũng nắm được các phương pháp học tập thầy
và trò cũng hiểu nhau nên lớp tôi không còn học sinh cá biệt.
5/ Sự tín nhiệm của học sinh lớp chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá
nhân có liên quan trong nhà trường (các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh) :
Trong nhiều năm công tác tôi luôn được sự tín nhiệm từ các phụ huynh học sinh họ
rất tâm đắc về cách giáo dục con em họ, họ xem tôi như một người bạn, người chị,
người thân trong gia đình, họ luôn trò chuyện và chia sẻ cùng tôi những gì khó khăn
nhất trong giáo dục con cái
Trong những phiên họp CMHS các bậc phụ huynh luôn tậm đắc và nhất trí cao với
những phương hướng hoạt động của trường, lớp mà tôi đã đề ra .

8


Các em học sinh rất quý trọng và vâng lời thầy cô. Trong công tác luôn được sự
ủng hộ nhiệt tình từ các bạn đồng nghiệp luôn chia sẻ cùng nhau về công tác chủ
nhiệm lớp.

Từ sự tín nhiệm nhiệt tình của các bậc phụ huynh, các em học sinh, các bạn đồng
nghiệm đặc biệt sự quan tâm nhiệt tình của cấp trên nên tập thể lớp đạt kết quả như
sau:
PHONG TRÀO ĐOÀN ĐỘI:
Lớp tham gia tốt các hoạt động phong trào do nhà trường phát động:
+ Hội thi thời trang: HS đạt giải khuyến khích
+ Hội thi kể chuyện: HS đạt giải khuyến khích
+ Hội thi kéo co: HS đạt giải ba
+ Tham gia Ngày hội xuân yêu thương:


Làm cây mai Tết, vẽ tranh: bán và thu được 800000đồng.



Ủng hộ từ phụ huynh: 1370000 đồng



Phong trào kế hoạch nhỏ: 235000đồng



Phong trào nuôi heo đất đang thực hiện

+ Ủng hộ cây xanh: 20 chậu.
+ Ủng hộ đồng bào lũ lụt ở Miền Trung: 120.000đ
* Nhờ sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp của PH luôn tạo
mọi điều kiện tốt để tôi hoàn thành nhiệm vụ.
- Bản thân tôi đạt được những thành tích sau:

- Năm 1998 đến nay Được công nhận giáo viên giỏi cấp trường.
- Năm 2010- 2014 là giáo viên giỏi cấp Quận.
- Năm 2014 – 2016 là GVCNG cấp trường
- Kết quả thanh tra hoạt động sư phạm do trường đánh giá đều đạt Tốt.
- Năm học 2015- 2016:
Tham gia thi giáo viên giỏi cấp quận và được công nhận.

9


- Qua kết quả và thành tích đã nêu ở trên, tôi thấy bản thân mình đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
* Đề nghị Hội đồng nhà trường xét cho tôi là: Giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2016 2017.
.............., ngày...tháng...năm...
Người viết báo cáo

10



×