Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tổng hợp các đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.06 KB, 55 trang )

THỜI GIAN LÀM BÀI 90 PHÚT
I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?
A. Hồi kèn xung trận
B.Khúc ca khải hoàn
C.Áng thiên cổ hùng văn
D.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?
A. Phò giá về kinh
B.Bài ca Côn Sơn
C.Bánh trôi nước
D.Qua Đèo Ngang
3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B.Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C.Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.
D.Quang Trung đại phá quân Thanh.
4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?
A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B.Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.
C.Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.
D.Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?
A. Giang sơn
B.Sông núi


C.Đất nước
D.Sơn thuỷ
6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?


A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc
B.Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp
C.Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc
D.Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?
A. Phò giá về kinh
B.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
C.Cảnh khuya
D.Rằm tháng giêng
8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?
A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
B.Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
C.Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
D.Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
9. Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì?
A. Chủ ngữ
B.Vị ngữ
C.Bổ ngữ
D.Trạng ngữ
10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:
“Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo”
A. Từ ngữ đồng âm
B.Cặp từ trái nghĩa


C.Nói lái
D.Điệp âm
II. Tự luận (7, 5 điểm)
11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà

Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).
12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:
Một kỉ niệm tuổi thơ.
Tình bạn tuổi học trò

TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NGỮ VĂN LỚP 7 – NĂM HỌC 2016 – 2017
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHẴN:
1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm)
2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh
Quan?(1 điểm)
3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích,
thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:
a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm)
4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm)
Chân cứng đá … – Chạy sấp chạy …
Mắt nhắm mắt … – Gần nhà … ngo
5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha,
mẹ, anh, chị, em …)6 điểm)
ĐỀ LẺ


1: Chép lại bài ca dao số 4 nói về tình cảm gia đình (tình anh em). (1 điểm)
2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến? (1
điểm)
3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: thủ môn,
thiên thư, ái quốc, tái phạm vào nhóm thích hợp:
a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm)
4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm)
Bước thấp bước … – Chân ướt chân …
Buổi … buổi cái – Bên trọng bên …
5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha,
mẹ, anh, chị, em …) 6 điểm)
ĐÁP ÁN
VÀ HƯỚNG DẪN LÀ
Môn: Ngữ Văn – Khối 7
ĐỀ CHẴN
1:(1 điểm) Học sinh viết lại đúng chính tả bài ca dao số 1 về tình cảm gia đình SGK
trang 35
2: (1 điểm)
+ Nghệ thuật : (0,5 điểm) : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, đối rất chỉnh, sử dụng
từ láy, từ tượng thanh.
+ Nội dung : (0,5 điểm) : Bài thơ cho thấy cảnh tượng đèo Ngang thoáng đãng mà heo
hút, thấp thoáng sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi
nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
3: (1 điểm)
+ Từ ghép Hán Việt có 2 loại : Đẳng lập, chính phụ (0,5 điểm)
+ Sắp xếp đúng được 0,5 điểm
a) Hữu ích, phát thanh b) Thi nhân, tân binh
4: (1 điểm) Mỗi câu thành ngữ điền đúng được 0,25 điểm:
– Chân cứng đá mềm

– Chạy sấpchạy ngửa


– Mắt nhắm mắt mơ


– Gần nhà xa ngo

5: (6 điểm)
A. MB:: (1điểm)
– Giới thiệu được đối tượng muốn phát biểu cảm nghĩ.
– Khái quát được tình cảm của bản thân với người đó.
B.TB:: (4 điểm)
– Đó là người như thế nào …?
– Họ đã làm gì cho em và gia đình …?
– Kỉ niệm sâu sắc về họ mà em nhớ mãi…
– Ý nghĩa của họ đối với em …?
– Tình cảm và thái độ của em … ?
– Em phải làm gì để xứng đáng với họ, làm gì để thể hiện tình cảm của em …?
C.KB:: (1 điểm)
Cảm xúc của bản thân về họ

ĐỀ LẺ
1:(1 điểm) Học sinh viết lại đúng chính tả bài ca dao số 4 về tình cảm gia đình (tình
anh em) SGK trang 35
2: (1 điểm)
+ Nghệ thuật : (0,5 điểm) : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tình huống độc đáo,
bất ngờ, giọng thơ dí dỏm, hóm hỉnh.
+ Nội dung : (0,5 điểm) : Bài thơ cho thấy tình bạn gắn bó, thắm thiết, không màng
danh lợi của tác giả và ngườibạn của mình.
3: (1 điểm)
+ Từ ghép Hán Việt có 2 loại : Đẳng lập, chính phụ (0,5 điểm)
+ Sắp xếp đúng được 0,5 điểm
a) Thủ môn, ái quốc . b) Thiên thư, tái phạm.
4: (1 điểm) Mỗi câu thành ngữ điền đúng được 0,25 điểm:



– Bước thấp bước cao
– Buổi đực buổi cái

– Chân ướt chân ráo
– Bên trọng bên khinh

5. Cảm nghĩ về mẹ (tham khảo)
Bài làm
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì
gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng chị em em? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính
là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có
dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài
ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc
sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật
duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của
mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt
mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt
ấy. Mẹ em đẹp lắm! Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta
thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em
có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy
hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi
mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài
và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm
răng trắng, đều như hạt bắp.
“Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ “
Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã
bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ.
Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy

lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu
là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến
chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như
một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà… thật nhanh nhẹn, gọn
gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ
trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả,
hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều
gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em
luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công
việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến
mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu
mẹ đi.
Người mẹ kính yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của
mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi


để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn
của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
“Mẹ như biển cả mênh mông

1 (2,0 điểm).
a) Thế nào là điệp ngữ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học?
b) Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ
nào và phân tích tác dụng:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
(SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 150)
2 (3,0 điểm).
a) Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác cũng được viết theo
thể thơ này trong chương Ngữ văn 7 (tập một)?
c) Viết một đoạn văn (khoảng từ 3 đến 5 câu) trình bày ngắn gọn nghệ thuật, nội dung
của bài thơ em vừa chép.
3 (5,0 điểm).
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Câu

Phần

1
(2 điểm)

Nội dung
Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp
lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách
lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Nếu HS không ghi lại đúng như khái niệm nhưng có cách hiểu đúng về điệp
ngữ thì cho 0,25 điểm)
* Các kiểu điệp ngữ thường gặp:


– Điệp ngữ cách quãng
– Điệp ngữ nối tiếp

– Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
(Kể sai hoặc thiếu một kiểu điệp ngữ trừ 0,25 điểm)
Phép điệp ngữ có trong đoạn thơ: Điệp từ “vì” (điệp lại 4 lần)

b

– Thuộc kiểu điệp ngữ cách quãng
– Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả,
thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị: cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân
dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì cả những kỉ niệm êm đềm
của tuổi thơ.
Nếu HS chỉ nêu được tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của
người cháu thì cho 0,25 điểm)
HS chép chính xác bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (như
văn bản Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trang 104)
* Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

b

– Tên bài thơ cũng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong
chương trình Ngữ văn 7: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

2 (3 điểm)

* HS chỉ cần nêu đúng tên bài thơ là cho điểm tối đa.
* Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng,không
mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
* Về nội dung: Nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của
bài thơ:


c

– Nghệ thuật: Sáng tạo trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường
luật; ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc; giọng thơ hóm hỉnh, hài hước.
– Nội dung: Bài thơ đã thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết, qua đó
giúp ta hiểu nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

3.

HS có thế diễn đạt theo những cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm
tối đa)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Bài làm tham khảo

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh
thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ
vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây
thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên
đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.


Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp
lạ kì của một đêm trăng rừng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để
nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương.
Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt

ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến
hình ảnh so sánh thật đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá,
lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm
hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây,
bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng
bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu
tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên.
Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả
giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của
Bác trước thời cuộc:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh
khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của
Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành
trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến
không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.
Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi
nước nhà.
Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh
đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ
cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.
Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm
dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác
lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn

Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng
chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh
gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình


nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn,
nặng nề.
Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối
trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm
đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức
sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước
đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối
cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh
vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.
Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính
hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý
thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài
thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người
nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Chúc các em học tốt!!!

MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7
Thời gian làm bài 90 phút
Phần I. Tiếng Việt (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“…vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt
vọng của tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng
lên vì khóc nhiều.”
(Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê)
a. Chỉ ra các từ hán việt trong đoạn văn trên

b. Hãy xác định các từ láy trong đoạn văn? Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy
đó?
Phần II: Đọc Hiểu (3,5 điểm)
Đọc hai câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
a. Hai câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Em hãy trình bày ngắn gọn hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ trên?


b. Tìm và chép lại hai câu thơ có hình ảnh trăng của tác giả bài thơ trên?
c. Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ trên?
Phần III. Tập Làm Văn (4,5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ ” Bạn Đến Chơi Nhà” của Nguyễn Khuyến?
Phần I. Tiếng Việt
a) Những từ hán việt trong đoạn văn là: Bất giác, Kinh hoàng, tuyệt vọng
b) Từ láy trong đoạn văn là : Bần bật, thăm thẳm”
Phần II. Đọc Hiểu (3,5 điểm)
a) Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ “Cảnh khuya” . Tác giả là Hồ Chí Minh. Bài
thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp năm 1947.
b) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
c)
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về
đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe
càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của
Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước.
Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp
điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm

êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả
núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế
về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn
cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như
sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo…


Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế
khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng
chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là
hoa – hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ
khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà
quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên
mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên
mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng,
trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn
man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ
hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình
lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh
về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp
tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như
có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng
nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở
nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị
giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Phần III. Tập Làm Văn (4,5 điểm)
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt.
Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước
con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui
sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong
mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi
và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người
đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ
chung.
Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo
để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi
bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa


Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi.
Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một
cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết
đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá
hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và
sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời,
ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái
nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống
thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với
người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng.
Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ
một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian
và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không
có một từ Hán – Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân
thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao.
Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả
và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM 2016 – 2017
A.TIẾNG VIỆT
1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ?
– Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng
chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..
– Từ ghép đẳng lập : không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ
pháp)

2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế
nào ?


– Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
– Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó
3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:
a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu , ăn mặc , chờ đợi, máu mủ
– Từ ghép chính phụ : xe lam , cá thu
– Từ ghép đẳng lập : ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc , chờ đợi, máu mủ .
b. Xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,nhà khách, nhà nghỉ .
– Từ ghép chính phụ :
– Từ ghép đẳng lập :
4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận ?
– Láy toàn bộ : các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng
đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối( để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh) .
– Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu .
5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể :
a. Xấu xí , nhẹ nhàng, đo đỏ , nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng
– Láy toàn bộ : đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng
– Láy bộ phận: xấu xí , nhẹ nhàng , róc rách, lóc cóc
b. Long lanh, khó khăn,vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn,
ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.
– Láy toàn bộ :
– Láy bộ phận:
6. Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy
hay từ ghép ? vì sao .
– Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép
7. Thế nào là đại từ .
– Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật hoạt động , tính chất, …..được nói đến trong

một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu .


– Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như : CN, VN trong câu hay phụ ngữ
của danh từ, động từ, tính từ .
9. Đại từ có mấy loại ? -> 2 loại : Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi .
10. Thế nào là Yếu tố HV ? -> Yếu tố Hán Việt : là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu
tố HV
11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các
tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào ?
– Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
– Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập
đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật
nguyệt, quốc kì, hoan hỉ( mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư .
– Đẳng lập : thiên địa , khuyển mã , kiên cố(vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ
– Chính phụ : đại lộ, hải đăng, , tân binh , quốc kì, ngư nghiệp
14.Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?
– Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã , lịch sự tránh gây cảm
giác ghê sợ , thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa .
15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt , chúng ta không nên lạm dụng ?
– Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên ,
thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:
a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng
b. Hôm nay , ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ
c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã ,lịch sự
d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ

17. Thế nào là quan hệ từ ?
– Biểu thị ý nghĩa quan hệ như : so sánh , sỡ hữu, nhân quả , tương phản ….giữa các
bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
18. Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của
câu như thế nào?


– Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc
không rõ nghĩa.
19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao ? VD.
– Không , vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được không
dùng cũng được).
20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ ?Nêu cách chữa.
– Thiếu quan hệ từ ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng
quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
21 .Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng
và câu nào sai .
a.Nếu có chí thì sẽ thành công-> đúng( quan hệ điều kiện – kết quả)
b.Nếu trời mưa thì hoa nở.-> Sai ( trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở)
c.Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo.-> đúng ( quan hệ giả thiết – kết
quả)
22. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa?
– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều
nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
– Có hai loại :
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn : Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau
23. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?
– Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.
– Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện

đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
24.Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa : Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần
cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó .
a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm
c) cho, biếu, tặng d) chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó
25. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau :
a. Thúy Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng


Trọng Thủy nhòm vào nước thoáng thấy nàng Mị mắt rơi Châu.
b. Một cây làm chẳng nên non ,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
c. Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không !
26. Tìm từ đồng nghĩa trong 2 câu ca dao sau
– “Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” .
( Hồ Chí Minh )
– “Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng ”.
( Việt Bắc – Tố Hữu )
27. Thế nào là từ trái nghĩa?
– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau .Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc
vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
28 .Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
1.

a) Non cao non thấp mây thuộc ,
Cây cứng cây mềm gió hay. ( Nguyễn Trãi)


1.

b) Trong lao tù cũ đón tù mới,
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa.( Hồ Chí Minh)

1.

c) Còn bạc , còn tiền ,còn đệ tử,
Hết cơm , hết rượu, hết ông tôi.( Nguyễn Bỉnh Khiêm)

1.

d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,
Chỗ ồn ào đang hóa than rơi.(Phạm Tiến Duật)
e)Đất có chỗ bồi , chỗ lở, người có người dở , người hay.
29. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết……….còn hơn sống đục


c) Xét mình công ít tội ……
…………..

d) Khi vui muốn khóc , buồn tênh lại

e) Nói thì……………….làm thì khó g) Trước lạ sau……………….
30. Thế nào là từ đồng âm?
– Từ đồng âm : là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau,
không liên quan gì với nhau.
31. Các từ “ châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không ? Vì sao ?
a. Châu chấu đá xe .

b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi .
c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều .
– Các từ “ Châu” là từ đồng âm vì : Châu 1: tên một loại côn trùng; châu 2 : tên một
châu lục nằm trọn vẹn ở bắc Bán cầu; châu 3: tên người.(phát âm chệch đi từ chữ chu –
Chu Du – một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc – Trung Quốc)
32. Giải thích nghĩa của từ “ chân” trong các ví dụ sau và cho biết chúng có phải là từ
đồng âm không?
a. Cái ghế này chân bị gãy rồi .
b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi .
c. Nam đá bóng nên bị đau chân .
– Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa vì:
+ Chân 1: chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác ( chân bàn , chân
ghế…).
+ Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền
( chân núi, chân tường …)
+ Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng .
33. Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm sau:
“ Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”
TL: – Lợi 1 : lợi ích

– lợi 2: lợi của nướu răng.


34. Thành ngữ là gì? VD?
– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi
Chức vụ của thành ngữ?

34 . Chức vụ của thành ngữ?
– Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ
35. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:
a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì.
b. Tóc bạc da mồi:Người tuổi cao
c. Được voi đòi tiên : có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính
tham lam .
– > Lòng tham không có giới hạn, ngày càng quá đáng
II. VĂN BẢN
1. Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng được miêu tả như thế
nào?
– Tâm trạng của người mẹ: Mẹ trằn trọc không ngủ được;Mẹ suy nghĩ về việc làm
cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa; Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm về ngày
đầu tiên đi học : Cảm xúc nôn nao , hồi hộp , xao xuyến .
– Tâm trạng của đứa con : Háo hức, vô tư, thanh thản, hồn nhiên , ngủ một cách ngon
lành .
2. Trong đêm trước ngày khai trường, người mẹ đã có những cử chỉ, việc làm gì để giúp
con ngày mai vào lớp Một ? Qua đó , chúng ta thấy tình cảm của mẹ dành cho con như
thế nào?
– Mẹ nhìn con ngủ, quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một .
– Mẹ vỗ về để con yên giấc ngủ, sau đó xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày
đầu tiên đến trường
-> Tình cảm của mẹ dành cho con: Mẹ rất yêu thương , lo lắng cho con.
3. Trong đoạn kết :Người mẹ nói: “bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở
ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì .
– Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết ; Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm
người ;Mở ra ước mơ, tương lai cho con người….


4. Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự

với ai?
– Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc không ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ như
tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của
riêng mình.
5. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lấy nhan đề
là “ Mẹ tôi” .
– Tuy bà mẹ không xuất hiện nhưng đó lại là tiêu điểm, điểm nhìn ở đây xuất phát từ
người bố . Qua cái nhìn mà thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ ( nói lên công lao
khó nhọc , sự hi sinh của người mẹ đối với con).
6. Trong văn bản “Mẹ tôi” , nguyên nhân khiến người bố viết thư cho con .
– Chú bé nói không lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà -> cha viết thư giáo dục con :
giúp con suy nghĩ kĩ ,nhận ra và sửa lỗi lầm .
7. Trong văn bản “Mẹ tôi”, thì thái độ của người bố như thế nào với En-ri-cô ?
– Trước lỗi lầm của En-ri-co, người cha ngỡ ngàng, buồn bã và rất tức giận chỉ cho con
thấy tình cảm (đau đớn) thiêng liêng của người mẹ.
8. Điều gì đã khiến em xúc động khi đọc thư bố ?
– Bố gợi lại những kỉ niệm mẹ và En-ri-cô; Lời nói chân thành, sâu sắc của bố; Em nhận
ra lỗi lẫm của mình.
9. Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà phải viết thư?
– Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được , hơn
nữa viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết vừa giữ được kín đáo, tế nhị vừa
không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong
gia đình, ở trường và ngoài xã hội.
10. Qua văn bản “ Mẹ tôi”, giúp cho chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân .
– Bài học : HS biết cách ứng xử với cha mẹ và người lớn , có lỗi phải biết thật thà nhận
lỗi
11. Trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” nhân vật chính trong truyện
là ai ? Kể theo ngôi thứ mấy?
– Nhân vật chính : Thành – Thủy ; Kể theo ngôi thứ nhất .
12. Vì sao anh em Thành và Thủy phải chi đồ chia và chia tay nhau ?

– Vì bố mẹ li hôn : Thủy phải theo mẹ về quê ngoại còn Thành thì ở lại với bố .
14 . Trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”, Tình cảm của hai anh em
Thành và Thủy được miêu tả như thế nào?


– Anh em Thành và Thủy luôn yêu thương , quan tâm , gắn bó, chăm sóc , giúp đỡ lẫn
nhau .
15.Lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu thuẫn khi Thành chia hai con búp bê ?
– Mâu thuẫn : Một mặt Thủy rất giận dữ không muốn chia rẽ 2 con búp bê nhưng mặt
khác lại rất thương anh, sợ đêm không có ai canh gác giấc ngủ cho anh.
16. Trong vb “Cuộc chia tay của những con búp bê”, chúng ta thấy Thủy là một cô bé
như thế nào.
– Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh
gác giấc ngủ, không nỡ để 2 con búp bê chia lìa nhau.
17 .Tâm trạng của Thành khi ra khỏi trường được miêu tả như thế nào ?
– Đây là tình huống có tính chất đối lập tương phản giữa ngoại cảnh và nội tâm con
người
+ Ngoại cảnh tất cả đều rất bình thường, mọi người vẫn tuôn theo nhịp sống đều đặn,
cảnh vật thậm chí còn rất đẹp “ nắng vẫn vàng ươm”.
+ Nội tâm của 2 anh em đang phải chịu đựng sự mất mát quá lớn : sự đổ vỡ gia đình,
cõi lòng tan nát.
18. Đọc thuộc lòng 2 câu hát về tình cảm gia đình và nêu nội dung của 2 câu hát ấy ?
19. Đọc thuộc lòng 2 câu hát than thân và nêu nội dung của 2 câu hát ấy ?
III. TẬP LÀM VĂN(Dàn bài )
1.Đề 1: Đề : Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý .
a.MB:
– Tình cảm của em với tất cả thầy cô giáo như thế nào ?
– Trong số những thầy cô đó, em yêu quí nhất là ai ? Lí do .
b. TB:
– Nêu đặc điểm về ngoại hình ( Kết hợp kể, tả, biểu cảm và các phương pháp so sánh,

liên tưởng, tưởng tượng….) : Tuổi, dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười, giọng nói,
cách ăn mặt, nước da….
– Biểu cảm về tính tình, thái độ, sơ thích, công việc
– Thầy cô gắn bó với em trong cuộc sống như thế nào?( trong học tập, sinh hoạt ,
khi vui , khi buồn, …)
– Kỉ niệm giữa em và cô =>đây là phần quan trọng nhất, em có thể sáng tạo ra
nhiều câu chuyện như: Học yếu, thiếu tự tin, mặc cảm sau đó được cô động viên, tạo


điều kiện…; gia đình có chuyện buồn, không thiết tha học, học tập sa sút, chán nản…
cô biết chuyện, động viên, kể câu chuyện về tấm gương, mua tặng đồ, thường ghé nhà
thăm hỏi, khích lệ…; mới chuyển trường, xa lạ, không có bạn bè, tự ti… cô giúp đỡ vượt
qua khó khăn…)
– Biểu cảm trực tiếp:
+ Tình cảm, cảm nhận , suy nghĩ của em về thầy cô.
+ Tình cảm của thầy cô dành cho em như thế nào ?
– Em sẽ làm những gì để thể hiện tình yêu của mình với thầy cô ?
– Thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó mà không gặp được thầy cô thì em sẽ có thái
độ và suy nghĩ gì ?
c. KB:
– Tình cảm của em với thầy cô trong hiện tại và mong ước gì cho thầy cô trong tương
lai.
– Những việc làm , hành động mà em có thể làm để đền đáp công ơn (noi gương) thầy
cô.
2. Đề 2: Loài cây em yêu
a. MB:
– Tình cảm của em với các loài cây như thế nào?
– Em yêu thích nhất loài cây nào trong số đó? Vì sao?
b. TB:
– Tả những nét nổi bật của loài cây đó khiến em ấn tượng và yêu thích: thân , cành ,lá ,

hoa , quả…
– Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ Ban đầu khi nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ , tình cảm gì?
+ Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn
bó và coi cây đó như một người bạn không?
– Em đã có những kỉ niệm nào đáng nhớ với loài cây ấy chưa? Đó là kỉ niệm gì?
– Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình đối với loài cây ấy? Thử tưởng
tượng nếu một ngày không còn loài cây ấy thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?
c. KB:: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai
3. Đề 3: Cảm nghĩ về người thân của em ( ông ,bà , bố ,mẹ , anh, chị…)


a. MB:
– Tình cảm của em với những người thân như thế nào?
– Trong số những người thân đó, em yêu quí nhất là ai? Lí do.
b.TB:
– Những đặc điểm ngoại hình và tính nết nào ở người đó khiến em ấn tượng và có
nhiều cảm xúc ? Cảm xúc đó như thế nào ?(Nêu ngoại hình, tính cách , việc làm, hành
động , lời nói, cử chỉ).
– Người đó gắn bó với em trong cuộc sống như thế nào?( trong học tập, sinh hoạt , khi
vui , khi buồn…)
– Kỉ niệm nào với người đó khiến em nhớ nhất và có cảm xúc nhiều nhất?
– Tình cảm của người đó dành cho em như thế nào và tình cảm của em dành cho người
đó như thế nào?
– Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình với người ấy? Thử tưởng tượng nếu
một ngày người ấy không còn thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?
c. KB:
– Tình cảm của em với người đó trong hiện tại và mong ước gì cho người đó trong tương
lai.
– Những việc làm , hành động mà em có thể làm để đền đáp công ơn/ noi gương người

thân.

4. Dàn bài gợi ý : cảm nghĩ về thầy cô giáo mà em yêu quý
a. MB:
– Giới thiệu về cô, thầy (tên gì, dạy năm nào, lớp mấy…)
– Đó là người đã mà em hết mực kính trọng và thương yêu – một người đã làm thay đổi
cuộc đời em.
Tham khảo: “Cô giáo em người xinh xinh
Cô hay cười mắt cô long lanh…”
Mỗi lần nghe lời bài hát ấy hay mỗi khi sắp đến ngày 20 tháng 11, lòng tôi lại bồi hồi
xao xuyến nhớ về cô… hiền dịu yêu thương, chủ nhiệm năm lớp 4. Là một người đã làm
thay đổi cuộc đời tôi, để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc khó quên.
b. TB:: viết thành từng đoạn


Đoạn 1: Biểu cảm về ngoại hình
– Thật vậy, làm sao tôi có thể quên người cô với dáng người nhỏ nhắn, gọn gàng
có khuôn mặt xinh xắn hiền dịu…
– Tôi nhớ năm ấy, cô khoảng chừng ba mươi nhưng trông cô còn trẻ lắm. Ngày đầu tiên
bước vào lớp, chúng tôi ồ lên và ai cũng ngỡ cô là giáo viên mới ra trường.
– Ấn tượng đầu tiên của tôi đối với cô có lẽ là ở đôi mắt, đôi mắt cô đen tròn, có cái nhìn
trìu mến làm sao. Người ta nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả thật không sai.
Những lúc lớp ngoan, “cửa sổ” ấy như chan chứa niềm vui và ngược lại đôi mắt cô trĩu
buồn khi có học sinh lười biếng, ngỗ nghịch không biết vâng lời.
– Như tô điểm thêm cho khuôn mặt, nụ cười trên môi cô rất đẹp. Mỗi khi bước vào lớp
là “đóa hoa” tươi tắn nở chào học sinh. Nhiều lúc cô không cười, lớp học buổi hôm đó
dường như ít sôi động hơn.
– Nhớ lắm giọng ngọt ngào sâu lắng của cô. Khi kể chuyện, cô như đưa chúng tôi vào
thế giới có những nhân vật thần tiên. “Giọng cô êm ái như lời mẹ yêu” đó là nhận xét
chung của những học sinh.

– Chúng tôi thích cô đến lớp với tà áo dài xinh xắn, cô như đẹp hơn, duyên dáng hơn
nhiều trong trang phục thướt tha ấy. Cô luôn là niềm tự hào của lớp tôi “Giáo viên xinh
đẹp nhất trường”
Đoạn 2: Biểu cảm về tính tình, thái độ, sơ thích, công việc
– Cô… chẳng những đẹp người mà còn hiền hậu vui tính, cô luôn hòa nhã, đối xử tốt
với tất cả mọi người chính vì thế ai cũng quý mến cô. Có nhiều phụ huynh khen “cô
giáo sao mà xinh đẹp và hiền thục quá” khiến các học trò thân yêu của cô cũng “thơm
lây”.
– Cô thích hoa lắm, tôi vẫn nhớ là mỗi ngày đến lớp cô hay cắm những đóa hoa tươi
thắm vào chiếc bình xinh xinh trên bàn giáo viên và cô thường dạy chúng tôi rằng:
“Các em ạ! Con người sống trên đời ai ai cũng đẹp như những đóa hoa…”. Cô ngắt
giọng: “…nhưng chỉ tiếc một điều có nhiều người không biết làm cho nó tỏa hương
thơm”.
– Cô là thế, cô luôn dạy bảo chúng tôi những điều hay lẽ phải, chỉ cho học trò nhỏ của
mình sống như thế nào qua những câu chuyện, các câu danh ngôn, lời hay ý đẹp…
– Là một người nhiệt tình, tận tụy nên mỗi buổi dạy của cô rất sâu sắc, dễ hiểu vô
cùng. Những dẫn chứng của cô rất thực tế nên chúng tôi ai ai cũng hiểu và nhớ hoài
các bài giảng của cô.
– Thú vị làm sao khi những lúc lớp hơi “căng thẳng”, rất tâm lý, cô dừng lại để … “văn
nghệ góp vui”
– Dường như niềm vui của cô là mỗi ngày đến lớp, cô yêu thương học sinh hết mực
không khác gì người mẹ yêu quý ở nhà.
Đoạn 3: Kỉ niệm giữa em và cô: làm thay đổi cuộc đời em- đây là phần quan trọng
nhất, em có thể sáng tạo ra nhiều câu chuyện như: Học yếu, thiếu tự tin, mặc cảm sau


đó được cô động viên, tạo điều kiện…; gia đình có chuyện buồn, không thiết tha học,
học tập sa sút, chán nản… cô biết chuyện, động viên, kể câu chuyện về tấm gương,
mua tặng đồ, thường ghé nhà thăm hỏi, khích lệ…; mới chuyển trường, xa lạ, không có
bạn bè, tự ti… cô giúp đỡ vượt qua khó khăn…)

– Và đặc biệt là chính cô đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn thường
hay tự hỏi mình: “Nếu ngày ấy không có cô thì không biết bây giờ tôi sẽ như thế nào?”
– Trước đây,hồi năm lớp hai, lớp ba, tôi biết được cưng chiều, đòi gì được nấy nên dần
dần trở thành một người bướng bỉnh. Không ai có thể bắt tôi làm điều gì kể cả việc học
bài, giải toán và tôi cũng chẳng hứng thú gì với việc mỗi ngày đến lớp. Ba mẹ tôi lo lắng
nhưng vì công việc nhiều nên chẳng có thời gian nhiều để nhắc nhở tôi. Tôi học sa sút
hẳn.
– Lên lớp bốn, tôi bị mất kiến thức khiến tôi càng gặp rất nhiều khó khăn và càng “sợ”
đi học. Biết được điều đó, cô bắt đầu tranh thủ thời gian giúp tôi lấy lại kiến thức. Cô
kiên nhẫn vô cùng, có lẽ chính bằng lòng yêu nghề và tâm huyết lắm cô mới được lòng
kiên nhẫn đó đối với một đứa học trò yếu kém như tôi.
– Những ngày nghỉ, cô đến nhà kèm thêm cho tôi. Điều khiến tôi nhớ và cảm phục nhất
là cô không bao giờ la mắng hay cau có những lúc tôi không hiểu, không biết hoặc chưa
làm bài trong suốt quá trình cô kèm cặp tôi. Cô luôn luôn động viên, khích lệ bằng
những câu chuyện về tấm gương như “Nick – Tác giả của Cuộc sống không giới hạn”,
thỉnh thoảng còn có những món quà nhỏ mang ý nghĩa tinh thần như “Cây bút dành
cho người có tiến bộ”; Quyển sổ cho người biết cố gắng trong học tập”. Những điều đó
thật sự giúp tôi thay đổi rất nhiều về suy nghĩ của mình.
– Cuối cùng, bằng sự chân tình của mình cô đã giúp tôi lấy lại kiến thức, đam mê học
tập và quan trọng một điều là kể từ đó, đối với tôi thì “Mỗi ngày đến lớp là một niềm
vui”.
– Điều bất ngờ lớn nhất chính là cuối năm tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong sự ngỡ
ngàng của gia đình. Đứng trên bục giảng nhìn xuống, tôi thấy mắt cô rạng ngời hạnh
phúc vì đã làm thay đổi cuộc đời của một con người.
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp:
– Nhiều lúc tôi nghĩ cô giống như cô tiên…
– Nếu không có cô…
c. KB:
– Giờ đây không còn học với cô nữa nhưng những hình ảnh và lời dạy bảo của cô tôi vẫn
ghi nhớ mãi trong lòng.

– Tôi tự nhủ với lòng sẽ thường về thăm cô để tỏ lòng biết ơn một người đã giúp mình
được như ngày hôm nay.
– Lời hứa học thật giỏi…
(Lưu ý: bổ sung yếu tố biểu cảm trong quá trình viết, thêm ý cho sinh động hơn.


×