Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Báo cáo sinh học hóa sinh thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
----------

Bài tập môn sinh học

HỆ BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Lớp: L01A-HC15TP
GVHD: Tôn Nữ Minh Nguyệt
Danh sách nhóm:
1. Lê Quốc Huy

1511235

2. Trần Văn Thắng

1513147


MỤC LỤC
1. Hệ bài tiết……………………………………………………………………………………
1
1.1. Khái niệm bài tiết………………………………….....................................................
1
1.2. Các cơ quan bài tiết…………………………………………………………..............
2
1.2.1. Phổi………………………………………………………………………………………..
2
1.2.2. Da………………………………………………………………………………………….


3

1.2.3. Thận………………………………………………………………………………………………

5

1.2.4. Hệ tiêu hoá- ruột già, hậu môn……………………………………………………….
7
1.3. Sự hấp thụ lại các chất …....…………………………..…………………...............
.10
1.3.1. Phổi………………………………………………………………………………………
10
1.3.2. Thận……………………………………………………………………………………………….

11

1.3.3. Ruột già, hậu………………….………………………………………………………
20
2. Cân bằng nội môi………………………………………………...…………………...........
21
2.1. Khái niệm………………………………………………………………………...
….21
2.2. Cơ chế cân bằng nội môi……………………………………………………………
22
2.3. Điều hoà cân bằng các chất………………………………………………………...
23
2.3.1. Điều hoà lượng nước trong cơ thể…………………………………………………...
23
2.3.2. Điều hoà muối khoáng…………………………………………..…………………….
26

2.3.2.1. Natri (Sodium)……………………………………………………………
26
2.3.2.2. Clo (Chloride)……………………………………………………………
26
2.3.2.3. Kali (potassium)………………………………………………………….
26
2.3.2.4. Bicarbonat………………………………………………………………..
26
2.3.2.5. Canxi (Calcium)………………………………………………………….
27


2.3.2.6. Phosphate………………………………………………………………...
2.3.3. Điều hoà pH nội môi…………………………………………………………………..
2.3.3.1. Điều hoà do hệ thống đệm……………………………………………….
2.3.3.2. Điều hoà do hô hấp………………………………………………………
2.3.3.3. Điều hoà do thận…………………………………………………………

27
30
30
32
33

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................... 35
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.3.2: Các chất thận lọc trong một ngày………………………………………………..
12
Bảng 2.3.1: Lượng nước vào và nước ra tính theo ml/ngày………………………………….
23

Bảng 2.3.3.1: Hoạt tính của các hệ đệm (%) trong điều hòa cân bằng acid- base…………... 31
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các hệ bài tiết trong cơ thể người…………………………………………………...
1
Hình 1.2.1: Cấu tạo hệ hô hấp và phế nang…………………………………………………… 2
Hình 1.2.2: Cấu tạo da người…………………………………………………………………..
3
Hình 1.2.3.1: Cấu tạo của thận…………………………………………………………...…… 5
Hình 1.2.3.2: Cấu tạo của một nephron……………………………………………………. ….6
Hình 1.2.4: Hệ tiêu hoá ở người……………………………………………………………….7
Hình 1.3.1: Sự trao đổi khí ở phế nang (phổi)…………………………………………..…….
10
Hình 1.3.2.1: Sơ lược quá trình lọc máu ở thận……………………………………………..
11
Hình 1.3.2.2: Quá trình tái hấp thụ ở ống lượn gần…………………………………………..
13
Hình 1.3.2.3: Quá trình tái hấp thụ ở quai Henle……………………………………………..
14
Hình 1.3.3: Cấu tạo ruột già…………………………………………………………………..
20
Hình 2.1: Nồng độ glucose trong máu ổn định ở mức 0,1% hay nhiệt độ cơ thể của một người
bình thường khoảng 36,50C…………………………………………………………………...
21
Hình 2.3.3.3.1: Thận thải H+ dưới dạng axit chuẩn độ………………………………………. 31
Hình 2.3.3.3.2: Thận thải H+ dưới dạng ion amoni…...………………………………………
33
Hình 2.3.3.3.3: Thận tái hấp thu hoàn toàn Natri bicarbonat……………………………........
34



Đề tài: HỆ BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
1. Hệ bài tiết:
1.1. Khái niệm bài tiết:
- Bài tiết là quá trình thải các chất cặn bã, các chất thừa,… ra khỏi cơ thể giúp cơ thể
không bị nhiễm độc và luôn giữ được cân bằng nội môi.
- Tham gia vào quá trình này có nhiều cơ quan, hệ cô quan khác nhau như: hệ tuần
hoàn, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, da…

Hình 1.1: Các hệ bài tiết trong cơ thể người

1


1.2. Các cơ quan bài tiết:
1.2.1. Phổi:
Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhi ệm v ụ
trao đổi khí – chức năng chính của phổi. Cùng đi với mạch máu là các dây th ần kinh
điều khiển các cơ trơn phế quản, làm cho phế quản giãn ra hoặc co l ại. Toàn b ộ m ặt
trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao ph ủ v ới l ớp nhung mao r ất m ịn luôn
rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

Hình 1.2.1: Cấu tạo hệ hô hấp và phế nang
Ở người lớn tầm vóc trung bình, thể tích khí lưu thông là 1,2 lít/phút, trong
vòng 24 tiếng đồng hồ là hơn 1.700 lít. Thể tích máu ở trong các mao m ạch ph ế nang là
250 ml. Nhờ sự chênh áp lực của ôxy và khí CO2 mà ôxy t ừ ph ế nang đ ược chuy ển vào
máu, gắn vào các hồng cầu làm cho máu động mạch có màu đỏ t ươi đi nuôi c ơ th ể. Còn
khí CO2 được chuyển ra phế nang, rồi theo các phế quản thở ra ngoài.
Người ta thường nghĩ phổi chỉ có chức năng trao đ ổi chất ôxy và CO2. Th ực
ra, mỗi tế bào phổi hoạt động như một nhà máy siêu nhỏ và đảm nhận nh ững ch ức


2


năng cực kỳ quan trọng, giúp cho cơ thể duy trì cuộc sống. Tế bào bi ểu mô (ph ủ lên
toàn bộ lòng phế nang, phế quản) và tế bào nội mô (ph ủ lên n ền m ạch) nh ư m ột hàng
rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhi ều vào mô kẽ (t ổ ch ức liên k ết gi ữa
màng phế nang và mao quản), tham gia vào quá trình chuy ển hóa và t ổng h ợp nhi ều
chất quan trọng. Trong mô kẽ có các tế bào mi ễn dịch; chúng tăng số l ượng khi có b ệnh
lý, tạo kháng thể giúp chống vi khuẩn và tăng sức chống đ ỡ c ủa c ơ th ể. Xác b ạch c ầu
cùng với xác vi khuẩn chết được bài tiết ra ngoài dưới hình thức đờm.
1.2.2. Da:
Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu bì, trung
bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun dãn
(về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông
và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch. Các tế bào
biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thế da là một trong các loại mô
luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.

Hình 1.2.2: Cấu tạo da người
* Các tuyến bài tiết mồ hôi

3


Có hai loại tuyến mồ hôi: tuyến tạo chất mồ hôi và tuyến tạo mùi cho mồ hôi.
Chỉ có tuyến bài tiết chất mồ hôi mới có vai trò đi ều hòa nhi ệt đ ộ c ơ th ể, nó ch ỉ có
riêng ở người, khác với tuyến bài tiết mùi để thu hút bạn tình chỉ tìm thấy ở loài vật.
Có khoảng 3 triệu tuyến bài tiết chất mồ hôi rãi rác khắp c ơ th ể,ngo ại tr ừ
một số vùng không có tuyến bài tiết chất mồ hôi như: h ậu môn, mi ệng, c ơ quan sinh
dục.

* Mô học: đó là những tuyến ngoại tiết hình cuộn đơn giản.
Tuyến này bao gồm những thành phần: thành phần bài tiết là m ột ống cu ộn
tròn, nằm sâu trong biểu bì, hình khối đơn gi ản. Các tế bào s ắp x ếp trên m ột phi ến
đáy, cách nhau bởi những tế bào cơ biểu bì.
Ống ngọai tiết có đường đi xoắn ốc. Phần bên trong nội bì của ống này được
lót bởi những tế bào hình trụ, được chia làm 2 t ầng. Đ ường đi bên trong n ội bì c ủa ống
ngoại tiết không có thành riêng. Đường kính trung bình c ủa ống này là kho ảng 5-10
micron.
* Phân bố mạch máu:
Có nhiều mao mạch từ hệ mao mạch hạ bì được phân chia thành nh ững
nhánh nhỏ, tạo nên mạng lưới bao quanh phần bài tiết của tuyến mồ hôi .
* Tác dụng của việc đổ mồ hôi:
- Giúp máu tuần hoàn tốt: Khi mồ hôi được bài tiết ra thì tốc độ lưu thông
máu của chúng ta sẽ tăng lên đáng kể, điều này chúng ta có thể thấy rõ sau
khi luyện tập thể dục thể thao, hoặc sau khi tắm hơi thì da chúng ta sẽ đỏ
lên, điều này được lí giải là do lượng máu tuần hoàn nhanh hơn, lượng máu
bom khắp cơ thể cũng nhanh hơn, làm các hoạt động của cơ thể được tăng
cường hơn.
- Giảm căng thẳng: Những người luyện tập thể dục thể thao và đổ mồ hôi
thường có tinh thân thoải mái và dễ chịu hơn. Mô hôi làm giảm căng thẳng.
Các nhà khoa học đã chứng minh việc đồ mồ hôi là liệu thuốc trị trầm cảm
hiệu quả.
- Làm sạch lỗ chân lông: Mồ hồi có khả năng làm sạch lỗ chân lông bị bít
bởi vi khuẩn. Nhiều người cho rằng mồ hôi làm cho lỗ chân lông bị bẩn, da
sần sùi, sinh ra mụn và nhiều vấn đề khác . nhưng thực tế thì lượng mồ hôi
tiết ra có thể làm trôi sạch lớp trang điểm cũng như bụi bẩn nằm sâu ở dưới lỗ
chân lông, quan trọng là khi tập thể dục thể thao đổ mô hôi, bạn cần lai sạch
mồ hôi và tắm lại bằng nước sạch nhé.
- Đổ mồ hôi giúp giảm cân : Lượng mồ hôi và độc tố được thải ra từ mồ hôi
giúp giảm đi một phần trọng lượng của cơ thể. Quá trình luyện tập thể dục


4


thể thao ra mồ hôi nhiều sẽ làm cho bạn có được cân nặng như mong muốn.
Đó cũng là lí do những người đồ mồ hôi nhiều dễ giảm cân hơn những người ít
đổ mồ hôi.

- Tăng cường sức đề khán g: Mồ hổi giúp nâng cao sức khỏe và tăng sức đề
kháng do khả năng giải độc cho cho cơ thể. Lượng độc tố trong cơ thể giảm
sẽ giúp cho khả năng chống bệnh tật được cải thiện. Cũng chính vì thể nhiều
bác sĩ khuyên bệnh nhận nên vận động để tiết mồ hôi nhằm tăng cường hoạt
động của hệ miễn dịch.
- Cân bằng nhiệt độ cho cơ thể: Khi trời nóng .mồ hôi sẽ được tiết ra, điều
này làm cho cơ thể mát mẻ, điều này làm cho nhiệt độ cơ thể của bạn ở mức
cân bằng. Tuy nhiên nếu đồ mồ hôi quá nhiều bạn cần phải bổ sung đủ nước
cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.
- Đổ mồ hôi giúp thanh lọc cơ thể: Khi cơ thể đồ mồ hôi, độc tố bị đẩy ra
ngoài nên chính vì thế việc tiếc mồ hồi là một trong những cách hiệu quả để
giả độc cơ thể. Hoạt động thư giản phố biến để duy trì sức khỏe và thanh lọc
cơ thể là xông hơi. Xong hơi được áp dụng khá nhiều các các quốc giá và
cũng mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.
- Làm dịu cơn đau: Mồ hôi chảy ra làm giãn mạch máu, từ đó mà làm dịu
cơn đau và đẩy nhanh quá trình làm lành sự bong gân, chứng viêm túi thanh
mạc và đau khớp. Thường xuyên giúp cơ thể toát ra mồ hôi cũng giúp bạn
nhanh lành hơn các vết thương sau khi phẫu thuật, bỏng.

1.2.3. Thận:

5



Hình 1.2.3.1: Cấu tạo của thận
Mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng
khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bới vở x ơ. Ở b ờ lõm có m ột ch ỗ
lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các t ổ ch ức thận liên quan. Th ận g ồm 2
vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ (có màu hồng t ới đỏ hay đ ỏ s ẫm) dày kho ảng 7 –
10mm, vùng kế tiếp là phần tủy là một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận.
Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ hơn một triệu đơn vị thận. Đơn vị thận
vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận và ống thận.

6


Hình 1.2.3.2: Cấu tạo của một nephron
- Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman là một túi bọc quản cầu, thành
nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi gồm khoảng 50 mao mạch xếp song song thành
khối hình cầu. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng để lọc các chất từ
mao mạch sang nang.
- Ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa.
- Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần (uốn khúc), tiếp đến là quai Henle là một ống
hình chữ U. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa cũng là một ống uốn khúc. Từ ống
lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó nhận dịch lọc từ một
số đơn vị thận để đổ vào bể thận.
1.2.4. Hệ tiêu hoá- ruột già, hậu môn:

7


Hình 1.2.4: Hệ tiêu

Quá trình
tuần tự ở miệng, dạ

hoá ở người
tiêu hóa được diễn ra
dày và ruột:

8


* Ở miệng:
Miệng có chức năng tiếp nhận thức ăn, nghiền xé, nhào trộn th ức ăn v ới
nước bọt để biến thành viên nuốt. Tiêu hoá ở miệng gồm nhai, nuốt. Vì phản x ạ nu ốt
là tự động nên khi ăn phải nhai kỹ để khỏi bị nghẹn. Chúng ta c ần nh ớ là nên ăn ch ậm
nhai kỹ no lâu để thực hiện. Dịch tiêu hoá ở mi ệng là n ước bọt, do các tuy ến n ước b ọt
tiết ra. Nước bọt có men amylase, chất nhầy (mucine), men kh ử khu ẩn lysozym và
lượng rất ít men maltase. Nước bọt không có men tiêu hoá lipid và protid. Men amylase
nước bọt biến tinh bột chín thành đường dextrin, maltriose và maltose. Ở n ước b ọt có
ít men maltase biến maltose thành glucose. Kết quả tiêu hoá ở mi ệng: các ch ất protid
và lipid chưa được phân giải, riêng một phần nhỏ tinh bột chín được men amylaza
phân giải thành đường maltoza. Song thời gian thức ăn l ưu ở mi ệng r ất ngắn, ch ỉ 1518 giây, nên sự phân giải đó không đáng kể và chưa có hiện tượng hấp thu.
* Ở dạ dày
Dịch dạ dày có nhiều men tiêu hóa: men pepsin tiêu hoá protid; Renin (chymosin,
presure), có tác dụng chuyển chất caseinogen thành casein và kết hợp với canxi tạo thành
chất như váng sữa. Men này quan trọng với trẻ em, người lớn nó rất ít tác dụng; Men lipase
tiêu hoá lipid, men này hoạt động tốt ở môi trường kiềm, nhưng ở dạ dày có môi trường toan,
nên lipase dạ dày hoạt động yếu, chỉ có tác dụng thuỷ phân những lipid đã nhũ tương hoá
(như lipid của sữa, của lòng đỏ trứng) biến chúng thành acid béo, monoglycerid và glycerol.
Người lớn men này có tác dụng không đáng kể. Tác dụng của acid HCl dạ dày: hoạt hóa men
pepsin; làm trương protid tạo điều kiện cho việc phân giải dễ dàng; kích thích nhu động dạ

dày, tham gia vào cơ chế đóng tâm vị và đóng mở môn vị; có tác dụng sát khuẩn chống lên
men thối ở dạ dày; tham gia điều hoà bài tiết dịch vị, dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột thông
qua sự kích thích bài tiết các men tiêu hóa của dạ dày - ruột. Dạ dày có hai loại chất nhầy:
hoà tan trong dịch vị và không hòa tan cùng bicacbonat tạo nên một màng dai phủ kín toàn bộ
niêm mạch dạ dày và hành tá tràng. Cả hai loại chất nhầy cùng bicacbonat có tác dụng trung
hoà acid, che chở bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự phá huỷ của acid và pepsin. Khi sự bài tiết
chất nhầy và bicacbonat bị rối loạn, khả năng bảo vệ niêm mạc bị giảm, tạo điều kiện thuận
lợi cho viêm loét dạ dày - tá tràng phát triển. Đặc biệt là xoắn khuẩn Helicobacteur Pylori khu
trú phá huỷ lớp chất nhầy không hoà tan, làm cho acid tự do phá huỷ niêm mạc dạ dày. Để
tránh điều này bạn không nên ăn rau sống, thức ăn tái, sống vì xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua
thức ăn vào dạ dày gây loét. Một số thuốc như aspirin, salyxylat, corticoid gây rối loạn lớp
chất nhầy không hoà tan, do đó tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm, loét. Vậy bạn cũng
không nên tự ý dùng các thuốc này để tránh loét dạ dày. Yếu tố nội do niêm mạc dạ dày vùng
đáy tiết ra, giúp hấp thu vitamin B12 ở ruột non. Khi bị viêm teo dạ dày, sẽ thiếu yếu tố nội
làm cho cơ thể không hấp thu được vitamin B12 gây ra bệnh thiếu máu ác tính. Kết quả tiêu
hoá ở dạ dày là thức ăn được biến thành một chất nhuyễn gọi là vị trấp. Trong đó 10-20%
protid được phân giải thành các polypeptid ngắn hơn. Một phần lipid đã nhũ hoá được phân
giải thành monoglycerid, và acid béo. Còn glucid hầu như chưa được tiêu hoá, vì ở dạ dày

9


không có men tiêu hoá glucid. Do vậy, sự tiêu hoá ở dạ dày cũng chỉ là bước chuẩn bị thêm
cho các giai đoạn tiêu hoá tiếp theo ở ruột non.
* Ở ruột non
Tiêu hoá ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình tiêu hoá. Ở
ruột non, các chất thức ăn được phân giải tới mức đơn giản nhất nhờ tác dụng của các dịch
tiêu hoá: dịch tuỵ, dịch ruột, dịch mật. Dịch tuỵ tiêu hoá protid, lipid, glucid trong đó thuỷ
phân tới trên 80% lượng glucid thức ăn. Khi thiếu dịch tuỵ sẽ gây ra rối loạn tiêu hoá nghiêm
trọng, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Chất duy nhất của dịch mật có tác dụng tiêu hoá là acid

mật. Các acid mật tồn tại dưới dạng muối với natri hoặc kali, nên gọi là muối mật. Muối mật
làm nhũ hoá lipid, tăng diện tiếp xúc của lipid với men lipase giúp tiêu hóa lipid. Muối mật
tạo micell giúp hoà tan các sản phẩm thuỷ phân lipid và các vitamin tan trong dầu để hấp thu
chúng được dễ dàng. Mật tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt
động của vi khuẩn lên men thối ở phần trên ruột non. Khi tắc mật sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hoá
và hấp thu một loạt chất dinh dưỡng, nhất là lipid. Dịch ruột có đủ các loại men tiêu hoá
protid, lipid và glucid. Các men này thực hiện giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu hoá,
biến các chất dinh dưỡng còn lại ở ruột non thành các phân tử đơn giản và hấp thu chúng.
Kết quả tiêu hoá ở ruột non: sau quá trình tiêu hoá ở ruột non, thức ăn được biến
thành chất đặc sền sệt, nhuyễn đó là dưỡng chấp. Trong đó: protid được thuỷ phân gần hoàn
toàn và thành acid amin; Lipid gần toàn bộ biến thành acid béo, glycerol, và một số chất
khác; Glucid hơn 90% thuỷ phân thành glucose, galactose và fuctose. Tất cả các chất này có
khả năng hấp thu được. Còn lại lõi tinh bột, chất xơ (xellulose) và phần nhỏ chất gân... chưa
được tiêu hoá sẽ được đưa xuống ruột già.
* Ở ruột già:
- Tiêu hóa những thành phần thức ăn chưa tiêu hóa ở ruột non:
- Hấp thu dưỡng chất
- Hấp thu nước
- Tạo phân và thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn

10


1.3. Sự hấp thụ lại các chất
1.3.1. Phổi:
*Không khí vào trong cơ thể như thế nào?
Để phân phối oxy đến cơ thể, không khí được hít vào qua mũi, mi ệng ho ặc
cả mũi và miệng. Mũi là con đường tốt h ơn, bởi vì nó là một b ộ l ọc t ốt h ơn mi ệng. Mũi
làm giảm số lượng các chất kích thích đi vào phổi, đồng th ời nó cũng làm nóng và làm
ẩm không khí chúng ta hít vào. Khi cần nhiều không khí, thở mũi không ph ải là cách

đưa không khí vào phổi hữu hiệu nhất và do đó thở mi ệng được sử d ụng. Th ở mi ệng
thường cần đến khi thể dục thể thao.
Sau khi vào mũi hoặc miệng, không khí đi xuống khí quản (trachea). Khí qu ản là ống
nằm gần cỗ nhất. Phía sau khí quản là thực quản. Khi chúng ta hít vào, không khí đi
xuống khí quản, và khi chúng ta ăn, thức ăn đi xuống thực quản
Khí quản chia làm hai, một trái và một phải, đ ược gọi là ph ế qu ản (bronchi).
Phế quản trái dẫn đến phổi trái và phế quản phải d ẫn đến phổi ph ải. Các ph ế qu ản
này tiếp tục chia thành các ống ngày càng nhỏ gọi là ti ểu ph ế qu ản (bronchiole). Các
tiểu phế quản tận cùng bằng các túi khí li ti gọi là phế nang (alveoli).
*Về oxy và khí carbonic (carbon dioxide) thì thế nào?

Hình 1.3.1: Sự trao đổi khí ở phế nang( phổi)

11


Bao quanh mỗi phế nang là các mạch máu li ti gọi là mao m ạch (capillary).
Các mạch máu li ti này bao quanh phế nang như một t ấm l ưới. Đó chính là n ơi oxy l ưu
chuyển từ phế quản qua phế nang đi vào máu. Khí carbonic, tức là khí “th ải” t ừ c ơ th ể
hoán đổi vị trí với oxy bằng cách thoát khỏi máu và đi vào ph ế nang. Khí carbonic sau
đó được thở ra khỏi phổi. Để cho cơ thể hoạt động tốt, oxy phải đi vào máu và khí
carbonic phải thoát khỏi máu theo một tốc độ đều đặn.
Phổi cũng chứa các mạch máu và một mạng các sợi thần kinh. M ặt ngoài
phổi có hai lớp mỏng gọi là màng phổi. Một màng gắn li ền tr ực ti ếp v ới m ặt ngoài c ủa
phổi và một màng gắn với mặt trong của lồng ngực, gần với các xương sườn.
Phổi cũng có hai hệ mạch máu. Mạch máu có thể là động m ạch ho ặc tĩnh
mạch. Một hệ mạch máu mang thức ăn vào và nuôi d ưỡng ph ổi, trong khi h ệ kia ch ịu
trách nhiệm mang oxy từ phổi đến cơ thể thông qua tim. Máu sau khi đã thu nh ận oxy
từ phổi trở về phía bên trái của tim và được bơm ra để phân phối máu giàu oxy (gọi là
máu động mạch) đến cơ thể. Sau khi máu đã phân phối oxy đến các t ế bào c ủa c ơ th ể

(da, nội tạng,…), nó được gọi là máu tĩnh mạch, trở về phía bên ph ải c ủa tim. Máu tĩnh
mạch chứa nhiều khí carbonic và ít oxy. Máu tĩnh mạch trở về phổi để thải khí carbonic
và để nhận oxy.
1.3.2. Thận:
* Quá trình lọc máu:

Hình 1.3.2.1: Sơ lược quá trình lọc máu ở thận

12


Cứ mỗi phút có 1,300 lít máu qua thận, lớn gấp 20 lần so v ới các c ơ quan
khác. Người trưởng thành sau 1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7,5 lít dịch lọc được tạo
ra. Như vậy lượng 5 lít máu trong con người sau 24 gi ờ có th ể ch ảy qua th ận 288 l ần
hay cứ 5 phút thì đi qua 1 lần.
Vì thế thận cần cung cấp oxy rất lớn, trọng lượng của thận chỉ chi ếm 0,5%
trọng lượng cơ thể mà nó nhận tới 9% tổng lượng oxy cung cấp cho c ơ thể. Trong th ực
tế, quản cầu chỉ lọc huyết tương đến thận và hệ số lọc chỉ đạt khoảng 20% nghĩa là c ứ
100ml huyết tương đến thận chỉ có 20ml được lọc. Trong một ngày đêm có khoảng 180
lít dịch lọc được tạo thành qua cầu thận gọi là nước tiểu loạt đầu.
Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận (nephron). Đ ầu
tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành n ước
tiểu đầu ở nang cầu thận. Mỗi phút, động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận, 40% s ố
đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Như vậy, chỉ 60% số đó t ức 600ml huy ết t ương
vào cầu thận mỗi phút, nhưng khi đó ở động mạch đi chỉ còn 480ml, nghĩa là có 120ml
lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Làm phép nhân đ ơn gi ản
thì mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành .
Bảng 1.3.2: Các chất thận lọc trong một ngày ( lít/ngày )

* Quá trình hấp thụ lại:

Tại ống lượn gần:
- Tái hấp thu glucose: Glucose được hấp thu hoàn toàn khi hàm lượng đường trong
máu ở mức bình thường (0,8 – 1,2g/lit máu) theo cơ chế vận tải tích cực. Glucose được vận
chuyển qua phía đối diện của tế bào biểu mô của thành ống để đổ vào máu. Trường hợp khi

13


trong máu hàm lượng glucose lên đến 1,8g/l thì quá trình tái hấp thu xảy ra không hoàn toàn.
Đặc biệt khi đường huyết tăng cao hơn ngưỡng 1,8g/l (có thể vì do thiếu hormon insulin), khả
năng tái hấp thu glucose không thể xảy ra, đường huyết chuyển vào nước tiểu gây bệnh đái
đường (diabet).
- Tái hấp thu protein, acid amin và các chất khác:
+ Protein được tái hấp thu ở ngay đoạn đầu ống lượn gần bằng phương
thức ẩm bào. Trong 24 giờ có khoảng 30g protein được tái hấp thu.
+ Acid amin mỗi loại được gắn với chất mang đặc hiệu trên màng, khi tách
khỏi chất mang chúng được khuếch tán vào dịch ngoại bào mà vào máu. Các chất khác
như vitamin, aceto – acetat… cũng được tái hấp thu ở đây.

Hình 1.3.2.2: Quá trình tái hấp thụ ở ống lượn gần
- Tái hấp thu Na+ nhờ cơ chế vận tải tích cực:
+ 90% Na+ được tái hấp thu ở ống lượn gần. Na + gắn vào vật tải được bơm
vào dịch ngoại bào để vào máu, đồng thời Na+ mang theo một lượng Cl- tương đương.
+ K+ cũng được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần bằng phương thức
tích cực giống như Na+.
- Tái hấp thu H2O: 85 – 90%. Có ba nguyên nhân tạo điều kiện cho quá trình tái hấp
thu H2O ở đây:
+ Các protein có kích thước lớn không qua được màng lọc bị giữ lại trong máu làm
tăng áp suất thẩm thấu keo loại, kéo H2O vào máu.


14


+ Do tái hấp thu Na+ tích cực đã làm tăng áp suất thẩm thấu, gây hút H2O vào máu.
+ Tế bào biểu mô của ống lượn gần có tính thấm H2O cao hơn các đoạn khác.
Tại quai Henle:
Các tế bào biểu bì ở nhánh xuống của quai Henle chỉ cho H2O thấm qua, còn Na+
thì bị giữ lại hoàn toàn, nên làm tăng nồng độ Na + trong dịch lọc khi qua đáy chữ U sang
nhánh lên của quai. Trong lúc đó ở nhánh lên Na + lại được thấm ra còn không cho H 2O thấm
ra. Người ta gọi đó là hiện tượng nhân nồng độ ngược dòng. Hơn nữa, quai Henle cùng với
mạch thẳng và ống góp nằm song song với nhau, một phần nằm ở lớp vỏ, một phần nằm ở
lớp tuỷ. Áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào càng đến gần lớp tuỷ càng cao. Ở lớp tuỷ áp
suất thẩm thấu của dịch ngoại bào cao gấp 4 lần so với dịch ngoại bào của lớp vỏ. Điều đó
càng tạo điều kiện cho việc tại hấp thu H2O ở nhánh xuống và Na+ ở nhánh lên.

Hình 1.3.2.3: Quá trình tái hấp thụ ở quai Henle
Tại ống lượn xa
- Ở phần đầu của ống lượn xa: Quá trình tái hấp thu giống ở nhánh lên của quai
Henle. Ở đây Cl- được bơm ra dịch ngoại bào và do đó kéo theo các ion khác như Na +, K+,
Ca2+, Mg2+…Các ion được tái hấp thu nhiều làm cho dịch lọc ở phần đầu của ống lượn xa bị

15


loãng hơn. Có người gọi đây là đoạn pha loãng. Nhờ sự pha loãng này đã tạo điều kiện cho
quá trình tái hấp thu H2O ở đoạn sau.
- Ở phần sau của ống lượn xa:
+ Tái hấp thu H2O: Do dịch lọc bị loãng nên áp suất thẩm thấu c ủa dịch l ọc
thấp hơn nhiều so với áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào, kết quả là H2O dễ dàng
đi ra dịch ngoại bào mà vào máu.

Tại đây quá trình tái hấp thu H 2O còn được thúc đẩy nhờ tác dụng của
hormon chống bài niệu (ADH) do thuỳ sau tuy ến yên ti ết ra. Người ta cho r ằng ADH đã
gây hoạt hoá enzyme adenylatecyclase để enzyme này kích thích sự biến đổi ATP
thành AMP vòng. AMP vòng lại kích thích enzyme protein – kinase. Enzyme này có tác
dụng làm tăng tính thấm đối với H2O của tế bào. Tác dụng của hormon này lên quá
trình tái hấp thu H2O còn được nghiên cứu tiếp tục.
+ Tái hấp thu Na+ và Cl-: Nhờ tác động của hormon aldosteron của phần vỏ tuyến
thượng thận mà ion Na+ được tái hấp thu theo cơ chế tích cực. Aldosteron xuyên qua màng tế
bào tới màng nhân và gắn vào một protein thụ cảm ở màng nhân tạo phức aldosteron –
protein. Phức hợp này vào nhân kích thích ADN tăng tổng hợp ARN thông tin, kết quả làm
tăng tổng hợp loại protein mang để vận chuyển Na+ trong khi (bơm Na) hoạt động (đây là cơ
chế hoạt hoá gen). Còn Cl- được hấp thu theo Na+ như ở ống lượn gần.
Từ tế bào thành biểu mô của ống lượn xa một số chất như K +, NH3, H+ lại được
chuyển vào góp nằm ở tuỷ thận cho ure đi qua còn ở phần vỏ không cho ure đi qua).
- Ống góp còn tái hấp thu thêm Na +, K+, Ca2+. dịch lọc. Một lượng NH3 từ huyết
tương tới tế bào biểu mô của thành ống lượn xa để bài ti ết. Vào d ịch l ọc NH 3 kết hợp
với H+ tạo ra NH4+ để thải ra theo nước tiểu, nhờ vậy đã điều chỉnh được độ pH c ủa
dịch lọc.
Trước khi chuyển sang ống góp thành phần dịch lọc đã gần giống nước tiểu.
Tại ống góp:
- Ở ống góp quá trình tái hấp thu H2O và ure là chủ yếu. Giống như ở ống lượn
xa, ADH có tác dụng làm tăng tính thấm của các tế bào biểu mô đối với H2O.
- Nhờ tái hấp thu H2O ở ống góp làm nồng độ ure trong dịch tăng cao nên ure
khuếch tán vào dịch kẽ dễ dàng.
Sau khi qua ống góp nước tiểu được cô đặc sẽ đổ vào bể thận, di chuy ển qua
niệu quản để xuống bàng quang, ở đó nước tiểu được giữ lại cho đến khi đủ l ượng gây
kích thích mà có phản xạ tiểu tiện.

16



- Quá trình hấp thụ lại đã biến 172 lít nước ti ểu đầu thành 1.5 lít n ước ti ểu
chính thức mỗi ngày. Các chất độc hại còn sót lại trong 480ml huy ết t ương qua c ầu
thận vào động mạch đi sẽ được lọc tiếp ở ống thận nhờ quá trình bài tiết tiếp.
- Nước tiểu chính thức sẽ đổ vào bể thận, xuống ống dẫn nước ti ểu, tích tr ữ ở
bóng đái (bàng quang) rồi được thải ra ngoài qua ống đái.
* Bệnh sỏi thận:
Nguyên nhân:
Sỏi thận thường không có nguyên nhân xác định duy nhất. Một số yếu tố, thường kết
hợp, tạo điều kiện trong đó dễ bị sỏi thận phát triển.
Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu - khoáng sản và các chất lỏng và
axit - đang mất cân bằng. Khi điều này xảy ra, nước tiểu có chứa nhiều chất tạo thành tinh
thể, chẳng hạn như canxi, oxalat và acid uric, so với các chất lỏng có thể pha loãng. Đồng
thời, nước tiểu có thể bị chất giữ tinh thể dính lại với nhau và trở thành đá. Điều này tạo ra
một môi trường trong đó sỏi thận có nhiều khả năng hình thành.
Các loại sỏi thận:
Phần lớn sỏi thận chứa các tinh thể nhiều hơn một loại. Các loại sỏi thận bao gồm:
- Sỏi canxi: Sỏi thận nhất là đá vôi, thường ở dạng oxalat canxi. mức oxalate cao
có thể được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả, cũng như trong các loại hạt và sô
cô la. Gan cũng sản xuất oxalate. Các yếu tố chế độ ăn uống liều cao vitamin D, phẫu thuật
đường ruột và các rối loạn chuyển hóa một số khác nhau có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc
oxalat trong nước tiểu. Sỏi canxi cũng có thể xảy ra ở dạng phosphat canxi.
- Sỏi Struvite: Struvite để đáp ứng với một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như là
một nhiễm trùng đường tiết niệu. Struvite có thể phát triển nhanh chóng và trở nên khá lớn.
- Sỏi acid uric: Uric acid có thể hình thành ở những người mất nước, những người
ăn một chế độ ăn giàu protein và những người có bệnh gút. Một số yếu tố di truyền và rối
loạn máu của các mô cũng có thể dẫn đến sỏi acid uric.
- Sỏi cystine: Những viên đá này chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ của sỏi thận.
Chúng hình thành ở những người có rối loạn di truyền là nguyên nhân gây thận bài tiết quá
nhiều axit amin nhất định (cystinuria).

- Loại khác: Loại hiếm của sỏi thận có thể xảy ra.
Biết loại của sỏi thận giúp hiểu những gì có thể đã gây ra hình thành và có thể cung
cấp cho các đầu mối như những gì có thể làm để giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
Yếu tố nguy cơ:
Những yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận đang phát triển bao gồm:

17


- Gia đình hoặc lịch sử cá nhân của sỏi thận: Nếu ai đó trong gia đình có sỏi thận,
có nhiều khả năng để phát triển các loại sỏi. Và nếu đã có một hay nhiều sỏi thận, đang có
nguy cơ phát triển khác.
- Người lớn tuổi: Sỏi thận thường gặp ở người lớn 40 tuổi trở lên, mặc dù sỏi thận
có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
- Nam giới: Nam giới có nhiều khả năng phát triển sỏi thận.
- Mất nước: Không uống đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Những người sống ở vùng khí hậu ấm áp và những người đổ mồ hôi nhiều có thể cần phải
uống nhiều nước hơn so với những người khác.
- Một số chế độ ăn: Ăn một chế độ ăn uống protein cao, natri và đường cao có thể
làm tăng nguy cơ của một số loại sỏi thận.
- Béo phì: Cao chỉ số khối cơ thể (BMI), tăng kích thước vòng bụng và tăng cân
có liên quan đến tăng nguy cơ sỏi thận.
- Bệnh tiêu hóa và phẫu thuật: Phẫu thuật dạ dày, viêm đường ruột hoặc tiêu chảy
mãn tính có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa, có ảnh hưởng đến sự hấp thụ
của canxi và làm tăng mức độ các chất tạo thành sỏi trong nước tiểu .
- Điều kiện y tế khác: Bệnh và điều kiện có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận bao gồm
toàn ống thận, cystinuria, cường cận giáp và nhiễm trùng đường tiết niệu nhất định.
Các xét nghiệm và chẩn đoán:
Nếu bác sĩ nghi ngờ có sỏi thận, có thể trải qua các xét nghiệm và thủ tục để chẩn
đoán tình trạng, chẳng hạn như:

- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể cho thấy canxi dư thừa hoặc acid uric
trong máu. Xét nghiệm máu cho phép bác sĩ để kiểm tra các điều kiện khác về y tế và theo
dõi sức khỏe của thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu, chẳng hạn như nước tiểu 24 giờ,
có thể cho thấy rằng đang bài tiết quá nhiều khoáng chất hình thành đá hoặc quá ít chất ức
chế đá.
- Hình ảnh kiểm tra: Xét nghiệm có thể hiển thị hình ảnh sỏi thận ở đường tiết
niệu. Hình ảnh chụp cắt lớp kiểm tra có thể bao gồm máy vi tính (CT), hoặc X - ray.
- Phân tích sỏi: Có thể phải đi tiểu thông qua bộ lọc được thiết kế để bắt bất kỳ
loại đá vượt qua. Bằng cách đó, bất kỳ loại đá có thể được thu thập cho xét nghiệm. Phân tích
trong phòng thí nghiệm sẽ cho biết đắc điểm của sỏi thận. Bác sĩ sử dụng thông tin để xác
định nguyên nhân gây sỏi thận và để xây dựng một kế hoạch để ngăn ngừa sỏi thận trong
tương lai.
Điều trị sỏi thận:
Điều trị sỏi thận tùy thuộc vào loại và các nguyên nhân.

18


- Điều trị sỏi nhỏ với các triệu chứng tối thiểu:
Phần lớn sỏi thận sẽ không cần điều trị xâm lấn. Có thể vượt qua một hòn sỏi nhỏ
bằng cách:
+ Nước uống: Uống nhiều như 2 - 3 lít (1,9-2,8 lít) mỗi ngày có thể giúp rửa hệ thống
tiết niệu.
+ Thuốc giảm đau: Một hòn đá nhỏ đi qua có thể gây ra một số khó chịu. Để giảm đau
nhẹ, bác sĩ có thể khuyên nên dùng giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin…),
acetaminophen (Tylenol…) hay naproxen sodium (Aleve).
- Điều trị sỏi lớn hơn và gây ra các triệu chứng:
Sỏi thận có thể không được xử lý bằng các biện pháp bảo thủ - hoặc vì chúng quá
lớn để tự vượt qua hoặc vì gây chảy máu, tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu

liên tục - có thể cần điều trị xâm lấn hơn. Thủ tục bao gồm:
+ Sử dụng sóng âm để phá vỡ: Một thủ thuật được gọi là tán sỏi ngoài cơ thể, sử dụng
sóng âm thanh để tạo ra dao động mạnh được gọi là sóng xung kích, phá vỡ đá thành từng
miếng nhỏ mà sau đó được thông qua trong nước tiểu. Thủ tục tạo ra một tiếng động lớn và
có thể gây đau vừa phải, vì vậy có thể giảm đau hoặc gây mê để làm cho thoải mái. Các chi
tiết cụ thể về thủ tục có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thiết bị bác sĩ sử dụng.
Tán sỏi ngoài cơ thể, sóng có thể gây ra máu trong nước tiểu, bầm tím trên lưng
hoặc bụng, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận khác và khó chịu như là các mảnh đá
đi qua đường tiết niệu.
+ Phẫu thuật để loại bỏ đá rất lớn trong thận: Một thủ thuật lấy sỏi thận qua da liên
quan đến việc phẫu thuật loại bỏ sỏi thận thông qua một đường rạch nhỏ ở lưng. Phẫu thuật
này có thể được đề nghị nếu sóng tán sỏi ngoài cơ thể đã không thành công hoặc nếu đá là rất
lớn.
+ Sử dụng một phạm vi để loại bỏ đá: Để loại bỏ một hòn đá trong niệu quản hay
thận, bác sĩ có thể thông qua một ống nhỏ (ureteroscope) được trang bị một máy ảnh thông
qua niệu đạo và bàng quang đến niệu quản. Bác sĩ thông qua niệu quản đến đá. Khi đá được
đặt, các công cụ đặc biệt có thể bẫy đá hoặc phá vỡ nó thành các phần mà sẽ qua đi trong
nước tiểu.
+ Phẫu thuật tuyến cận giáp: Một số loại đá canxi là do tuyến cận giáp hoạt động quá
mức - nằm ở bốn góc của tuyến giáp, ngay dưới quả táo Adam. Khi các tuyến này sản xuất
quá nhiều hormone tuyến cận giáp, cơ thể với mức độ canxi có thể trở nên quá cao, dẫn đến
sự bài tiết quá nhiều can - xi trong nước tiểu. Điều này đôi khi gây ra bởi một khối u lành tính
nhỏ ở một trong bốn tuyến cận giáp. Bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ khối u hoặc các tuyến
cận giáp.
- Thuốc men:
Thuốc có thể kiểm soát mức độ axit hoặc kiềm trong nước tiểu và có thể hữu ích
trong một số loại sỏi. Các loại thuốc bác sĩ kê toa sẽ phụ thuộc vào loại sỏi thận có:

19



+ Sỏi canxi: Để giúp ngăn ngừa sỏi canxi hình thành, bác sĩ có thể kê toa thuốc lợi
tiểu thiazide đơn hoặc chứa phosphate.
+ Sỏi acid uric: Bác sĩ có thể kê toa allopurinol (Zyloprim, Aloprim) để giảm mức
acid uric trong máu và nước tiểu và thuốc men để giữ kiềm nước tiểu. Trong một số trường
hợp, allopurinol và alkalinizing có thể hòa tan sỏi uric acid.
+ Sỏi struvite: Để ngăn ngừa sỏi struvite, bác sĩ có thể đề nghị các chiến lược để giữ
nước tiểu miễn nhiễm vi khuẩn. Dài hạn sử dụng kháng sinh với liều lượng nhỏ có thể hữu
ích để đạt được mục tiêu này.
+ Sỏi cystine: Cystine có thể khó khăn điều trị. Bác sĩ có thể kê toa cho thuốc nhất
định để kiềm hóa nước tiểu hoặc để ràng buộc cystine trong nước tiểu ra ngoài với một lượng
nước tiểu rất cao.
- Thay thế thuốc:
Thay thế thuốc không thể điều trị sỏi thận. Tuy nhiên, khi kết hợp với lời khuyên
của bác sĩ, phương pháp điều trị thay thế có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận. Một số bằng
chứng cho thấy các phương pháp điều trị thay thế có thể giúp:
+ Trà: Uống một tách trà đen hoặc trà xanh mỗi ngày có thể giảm nguy cơ sỏi thận.
Một nghiên cứu ở phụ nữ thấy những người uống trà đen có nguy cơ thấp hơn của sỏi thận.
Các nghiên cứu đã không được chặt chẽ và chỉ liên quan đến phụ nữ, vì vậy nó không cung
cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng uống trà là hữu ích cho tất cả sỏi thận. Nếu thích uống trà, có
thể có một cơ hội tiếp tục uống trà có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên, trà có chứa
hàm lượng oxalate. Vì vậy, nếu nước tiểu có một mức oxalate cao, bác sĩ có thể khuyên
không uống trà.
+ Nước chanh và nước cam: Về mặt lý thuyết, uống nước chanh hoặc nước cam có
thể làm giảm nguy cơ sỏi thận. Mức acid citric trong nước chanh và nước cam có thể làm
giảm mức độ canxi trong nước tiểu, dẫn đến ít canxi. Nhưng không có nghiên cứu đã chứng
minh lý thuyết này. Nếu thích uống nước pha thêm hương vị chanh hoặc nước cam, có thể
thấy rằng điều này sẽ giúp giảm nguy cơ sỏi thận. Nhưng không có đủ bằng chứng cho thấy
tất cả mọi người nên cố gắng này.
Phòng chống:

Thay đổi lối sống. Có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận nếu:
- Uống nước trong cả ngày: Uống nhiều nước hơn trong suốt cả ngày. Đối với
những người có tiền sử sỏi thận, các bác sĩ thường khuyên nên khoảng 2,6 lít (2,5 lít) nước
tiểu một ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu đo lượng nước tiểu để đảm bảo rằng đang uống đủ nước.
Những người sống trong môi trường nóng, khí hậu khô và những người tập thể dục thường
xuyên có thể cần phải uống nước nhiều hơn để sản xuất đủ nước tiểu.
- Ăn ít thực phẩm giàu oxalat: Nếu có xu hướng hình thành sỏi oxalat canxi, bác sĩ
có thể khuyên nên hạn chế các loại thực phẩm giàu oxalat. Chúng bao gồm đại hoàng, củ cải
đường, đậu bắp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, khoai tây ngọt, trà, sô cô la và các sản phẩm đậu
nành.

20


- Chọn một chế độ ăn ít muối và protein động vật: Giảm lượng muối ăn và chọn
các nguồn protein không động vật, chẳng hạn như các loại hạt và đậu. Điều này có thể giúp
giảm nguy cơ sỏi thận đang phát triển.
- Tiếp tục ăn thực phẩm giàu canxi, nhưng sử dụng thận trọng với các chất bổ
sung canxi: Các canxi trong thực phẩm ăn không có hiệu lực vào nguy cơ bị sỏi thận. Tiếp tục
ăn thực phẩm giàu canxi, trừ khi bác sĩ tư vấn khác. Hãy hỏi bác sĩ trước khi uống bổ sung
canxi, tuy nhiên, những loại có liên quan đến tăng nguy cơ sỏi thận. Có thể làm giảm rủi ro
bằng cách bổ sung các bữa ăn.
Hỏi bác sĩ để được giới thiệu đến một chuyên viên dinh dưỡng có thể giúp lập kế
hoạch bữa ăn sẽ giúp giảm nguy cơ sỏi thận.
1.3.3. Ruột già, hậu môn:
- Đại tràng là phần cuối cùng của hệ tiêu hóa thực hiện chức năng sau cùng của
quá trình tiêu hóa và xử lý thức ăn kể từ khi thức ăn được đưa vào khoang miệng. Đại tràng
ngoài chức năng tạo phân còn đảm nhận các chức năng quan trọng khác mà ít người biết đến.
- Đại tràng chia ra làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ruột non
thông với ruột già tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Giữa ruột non và ruột già có van

hồi - manh giữ không cho các chất ở ruột già rơi ngược trở lại ruột non.

Hình 1.3.3: Cấu tạo ruột già
- Đại tràng thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:
* Hấp thu dưỡng chất
Tại đại tràng những chất dinh dưỡng còn sót lại sẽ được hấp thu và chuyển đến gan qua
các tĩnh mạch trĩ nằm dày đặc nối gan với đại tràng. Tại gan, quá trình thanh lọc độc tố được
tiến hành nhằm trước khi những chất dinh dưỡng được đưa vào máu.

21


* Hấp thu nước:
Đại tràng tiếp tục hấp thu nước sau ruột non đưa vào thận, cô đặc và làm khuôn thải bã
thành phân. Nếu chức năng đại tràng bất ổn, không hấp thu hết nước thì sẽ bị đại tiện lỏng,
ngược lại, nếu hút kiệt nước sẽ bị táo bón. Cuối cùng, đại tràng còn hấp thu muối khoáng và
các nguyên tố khác.
2. Cân bằng nội môi:
2.1. Khái niệm:
- Nội môi là môi trường bên trong cơ thể
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể( huyết áp,
thân nhiệt, áp suất thẩm thấu,…).  
- Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được sự ổn
định(mất cân bằng nôi môi) thì sẽ gây ra biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, các cơ
quan, cơ thể gây tử vong.

Hình 2.1: Nồng độ glucose trong máu ổn định ở mức 0,1% hay nhiệt độ cơ thể của một người
bình thường khoảng

22



×