Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

mau bao cao thanh tich cong tac chu nhiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.64 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT ....................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG .................................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày.......tháng.....năm....
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Năm học: ..............
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ tên: ...................................................................................................................................................
- Sinh ngày, tháng, năm: ................................................. Giới tính: ........................................................
- Quê quán: ...............................................................................................................................................
- Đơn vị công tác: .....................................................................................................................................
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ..........................................................................................................
- Nhiệm vụ được giao: .............................................................................................................................
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Năm học ......................, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp ................, tại điểm trường ..................., cuối
năm học lớp chủ nhiệm của tôi đã có nhiều thành tích tốt, được công nhận lớp tiên tiến, lớp giữ vở sạch
viết chữ đẹp của năm học ................
Bước vào năm học .........................., khi được phân công làm chủ nhiệm lớp ..............., tại điểm
trường ..................., bản thân tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng. Đây là một lớp rất khó khăn, khó khăn
về mọi thứ. Đầu năm học, lớp ............ có tất cả ............ học sinh, ........... nữ, (cuối HK1 chuyển đến 1
em từ lớp ...........  Tổng số ........... hs, .......... nữ ) trong đó có đến ........... em là người dân tộc thiểu
số, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: TV- ......................%, Toán - ..............% trung bình trở lên,
một chất lượng không mấy thuận lợi. Hoàn cảnh gia đình của nhiều em lại vô cùng khó khăn (.........
em thuộc hộ nghèo, .................. em thuộc hộ cận nghèo ), các em đến lớp mà sách, vở, dụng cụ học tập
còn thiếu ... Nhiều phụ huynh không mấy quan tâm đến việc học của các em, hầu như giao phó việc
học của các em cho nhà trường, cho thầy cô ...


Trước một tập thể lớp có nhiều khó khăn như vậy, là giáo viên chủ nhiệm lớp bản thân tôi không khỏi
trăn trở tìm kiếm các giải pháp để quản lí, tổ chức và xây dựng lớp chủ nhiệm của mình ngày càng tiến
bộ; kế thừa, phát huy những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp đã tích lũy sau nhiều năm công tác,
tôi đã đề ra một số giải pháp có thể xem là hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp như sau:
a. Công tác tổ chức lớp.
Đây là công tác hàng đầu mà mỗi giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm, khi đã làm tốt công tác
này thì có thể nói đã thành công một nửa trong công tác chủ nhiệm lớp.


- Bước vào đầu năm học tôi tiến hành điều tra nắm bắt tình hình chung của lớp và cụ thể đến từng học
sinh. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, khả năng học tập của các em. Tiến hành phân loại học sinh, em nào
học giỏi, khá, em nào có hoàn cảnh khó khăn, và đặc biệt quan tâm đến những đối tượng học sinh cá
biệt, học sinh học yếu …
- Chia tổ, bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
Từ kết quả điều tra tình hình học sinh tôi sắp xếp chỗ ngồi cho các em, rồi chia tổ, thông thường tôi
chia lớp làm 3 tổ. Mỗi tổ 8 học sinh, được bố trí ngồi trong một dãy bàn. Mỗi tổ phải đảm bảo nhiều
đối tượng: có học sinh yếu, học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh ở địa bàn xa, học sinh ở
địa bàn gần, có học sinh ngoan, có học sinh cá biệt, học sinh người dân tộc ít người … để các em có
điều kiện giúp nhau cùng tiến bộ.
Sau khi chia tổ xong, tôi tổ chức lấy ý kiến từ phía tập thể lớp, sau đó biểu quyết để bầu Ban cán sự lớp.
Tất nhiên, trước khi bầu ban cán sự lớp, tôi đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể, ví dụ lớp trưởng, lớp phó
phải có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt, phải tự tin, mạnh dạn trước tập thể lớp, biết tổ chức, quản lí, điều
hành các bạn học sinh trong lớp; tổ trưởng, tổ phó phải là những học sinh có trách nhiệm, biết lo lắng
cho công việc của tổ ...
Nếu tập thể học sinh chưa hiểu nhau, chưa gắn kết với nhau, chưa giới thiệu ra những bạn ưu tú để bầu
vào ban cán sự lớp thì tôi gợi ý để tập thể lớp bầu ra một ban cán sự lớp như mong muốn.
- Ổn định nề nếp xếp hàng vào lớp, xếp hàng tập thể dục, nề nếp ra chơi, ra về. Quy định cụ thể về vở
sách, quy định về việc học ở nhà, học ở lớp, tổ chức cho các em học nội quy trường lớp, trong đó cần
chú ý cho các em nắm được, nhớ được những nhiệm vụ chính của học sinh.
Thường xuyên hoặc khi cần thiết tôi tổ chức đổi vị trí ngồi cho các em để các em thấy được sự gần gủi,

sự quan tâm, sự khoa học, công bằng trong lớp. Em nào cũng có thể ngồi bàn đầu, dãy đầu hay những
vị trí ngồi mà các em cho là quan trọng, là oách ...
- Tiến hành giao nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp một cách cụ thể.
* Lớp trưởng: Bao quát công việc chung của lớp, đôn đốc cả lớp thực hiện tốt nhiệm vụ chung của lớp
và tổng hợp tình hình học tập trong tuần của cả lớp, báo cáo kịp thời các diễn biến phức tạp cho GVCN
xử lý, nhắc nhở các tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra công tác vệ sinh trong và ngoài lớp, tắt đèn
quạt, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng học, ...
* Lớp phó học tập: Làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng. Ghi nhận những bạn thuộc
bài; ghi tên những bạn không thuộc bài, không học bài, không làm bài tập hoặc làm việc riêng báo cáo
cho GVCN vào cuối từng buổi học để kịp thời xử lí. Tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ, học tổ, nhóm
theo sự phân công của GVCN.
* Lớp phó văn thể mĩ: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể, ...
* Tổ trưởng: Điều hành công việc của tổ, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hằng ngày của tổ về việc
thực hiện nội quy, học tập, …


* Tổ phó: Theo dõi, điều hành công việc của tổ thuộc về lao động, vệ sinh môi trường, hoạt động ngoài
giờ, …
Ngoài nhiệm vụ trên, tổ trưởng, tổ phó trong 15 phút đầu giờ phải tranh thủ kiểm tra tổ viên của mình
về việc chuẩn bị bài ở nhà, học bài, làm bài tập ở nhà ...
Tôi đã xây dựng và đưa ra những quy định cụ thể để các em lớp trưởng, lớp phó thuận tiện trong việc
điều hành, tổ chức lớp; tổ trưởng, tổ phó đôn đốc, theo dõi chính xác và công bằng trong tổ. Ban cán sự
lớp này, có thể thay đổi theo định kỳ hoặc khi cần thiết, để tất cả các em có cơ hội được làm cán sự lớp,
giúp các em mạnh dạn, tự tin trước mọi người.
b. Nâng cao chất lượng học tập của học sinh:
Nâng cao chất lượng học tập của học sinh là công tác quan trọng hàng đầu, thường xuyên của một
GVCN, đây mới là giá trị đích thực cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, đây mới là thước đo
cho tài năng của một giáo viên đứng lớp. Như chúng ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh, mỗi con người
thì có đặc điểm tâm sinh lí khác nhau. Nhất là đối tượng học sinh yếu, học sinh dân tộc ít người thì tâm
sinh lí của các em càng khác thường hơn, điều này tôi chỉ có thể nắm được qua trao đổi với phụ huynh.

Do đó, công tác đầu tiên là tôi triển khai họp phụ huynh lớp. Bản thân tôi sẽ cung cấp cho phụ huynh
nắm được nội quy của nhà trường cũng như nội quy của lớp, những công việc cụ thể mà học sinh phải
chuẩn bị ở nhà, hướng dẫn phụ huynh cách quản lí, giám sát, giúp đỡ việc học ở nhà của con em. Phía
phụ huynh sẽ trao đổi với tôi về đặc điểm của con em mình ... Từ việc tìm hiểu và thống kê đặc điểm
tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh, tôi đề ra các biện pháp và phương pháp dạy học thích hợp,
đồng thời xây dựng kế hoạch để phối hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng học tập
cho học sinh.
Để giúp cho học sinh yếu, học sinh dân tộc học tốt lên, tôi tổ chức các đôi bạn học tập, cứ một học sinh
khá giỏi thì đi kèm một học sinh yếu. Các đôi bạn học tập này có trách nhiệm giúp nhau trong học tập,
khi em này chưa hiểu bài, chưa chuẩn bị bài tốt, thì em kia hướng dẫn, giúp đỡ. Đồng thời, tranh thủ
những giờ ra chơi, hoặc cuối buổi, tôi tổ chức phụ đạo thêm cho các em những kiến thức còn hỏng.
Đặc biệt là tôi thường xuyên kêu các em yếu lên bảng để làm việc tay đôi với các em, giúp các em hiểu
bài hơn, giúp các em được rèn luyện các kỹ năng tính toán nhiều hơn. Không chỉ thế tôi còn kịp thời
khen ngợi và tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em đó dù rằng sự tiến bộ đó là rất ít. Có làm
như vậy thì các em cảm thấy tự tin hơn và hứng thú hơn trong học tập .
c. Công tác mũi nhọn:
Để có thành tích trong các hoạt động mũi nhọn của nhà trường như giải toán Violimpic, tôi lựa chọn,
thành lập đội tuyển học sinh giỏi của lớp. Tôi đã mượn sách nâng cao chọn các bài toán khó, nghiên
cứu trước để dạy lồng ghép vào các tiết học, bồi dưỡng thêm cho các em, khuyến khích các em mua
sách luyện thi Violimpic để tự luyện ở nhà. Tôi tổ chức cho các em luyện giải trực tiếp trên máy với
phần mềm luyện thi Violimpic, hướng dẫn, giúp đỡ các em vượt qua từng vòng thi trên mạng.
Tôi lựa chọn và thành lập đội tuyển thi viết chữ đẹp của lớp, tổ chức, hướng dẫn các em luyện viết chữ


đẹp, chấm và sửa sai thường xuyên cho các em.
d. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Tôi phối kết hợp với Đội nắm bắt mọi hoạt động Đội để triển khai kịp thời cho ban cán sự lớp. Tôi
thường đến lớp trước giờ học 15-20 phút để nhắc nhở các em công tác vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân,
việc truy bài đầu giờ ...
- Tôi thường giúp đỡ, hướng dẫn và cùng các em vệ sinh trường lớp sạch sẽ trước mỗi buổi học, để các

em làm quen với sự tự giác và có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Tổ chức họp ban cán sự lớp hàng tuần, để giúp các em giải quyết những thắc mắc, giúp các em mạnh
dạn nhận xét trước lớp.
- Trong các giờ sinh hoạt tập thể tôi đều tham gia cùng các em vui chơi, ca múa hát tạo cho các em sự
gần gũi thân thiện hơn. Tôi cùng các em dàn dựng chương trình, nội dung cho các buổi trình diễn văn
nghệ sáng thứ hai, khi đến phiên biểu diễn của lớp mình. Đầu tư trang phục, dàn dựng các tiết mục cho
các em tham gia giao lưu Tiếng Việt của chúng em ...
đ. Công tác trang trí lớp học:
Việc trang trí lớp học, cũng được tôi rất quan tâm, mặc dù gia đình các em có khó khăn, nhưng tôi cũng
đã vận động phụ huynh cùng đóng góp để trang trí cho lớp theo quy định của nhà trường. Tôi thay chủ
điểm theo tháng, trưng bày sản phẩm của các em lên bảng trang trí ... để tạo cho các em tính tích cực
thi đua trong học tập.
III. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:
* Năm học ....................

– Lớp chủ nhiệm lớp ..........:

- Về học lực cuối năm học lớp tôi đạt được:
Tổng số .......em/.......nữ

Giỏi

Khá

Toán

12

48,0


11

Tiếng Việt

14

56,0

10

Trung bình

Yếu

44,0

2

8,0

0

0

40,0

1

4,0


0

0

- Duy trì sĩ số 100%. Trung bình trớ lên 100%, không có học sinh yếu về học lực. Về hạnh kiểm có
100% học sinh thực hiện đầy đủ.
- Lớp đạt lớp Vở sạch chữ đẹp, lớp Tiên tiến.
- Thi viết chữ đẹp có 1 học sinh đạt giải nhì cấp trường (Nguyễn Lê Anh Thư).
- Thi giải toán trên mạng có 1 học sinh đạt cấp trường, được thi cấp huyện (Nguyễn Ngọc Cẩm
Nhung).
* Năm học ............... – Lớp chủ nhiệm lớp .........:
- Về học lực cuối học kỳ 1 lớp tôi đạt được:


Tổng số ........em/......nữ

Giỏi

Khá

Toán

6

25,0

7

Tiếng Việt


7

29,2

10

29,2
41,6

Trung bình

Yếu

11

45,8

0

0

7

29,2

0

0

Duy trì sĩ số 100%. Trung bình trớ lên 100%, không có học sinh yếu về học lực. Về hạnh kiểm có

100% học sinh thực hiện đầy đủ.
- Chấm vở sạch chữ đẹp đạt loại A: 10- 41.7%

loại B: 14- 58.3%

- Thi giải toán Internet có 3 hs đạt cấp trường (Nguyễn Bùi Yến Nhi, Lê Ngọc Khánh Liễu, Nguyễn
Hoàng Minh Quốc), 1 hs đạt cấp huyện (Nguyễn Bùi Yến Nhi).
- Thi Tiếng Anh trên mạng 1 học sinh đạt cấp trường (Nguyễn Bùi Yến Nhi)
* Ngoài thành tích học tập trên lớp tôi còn đạt giải A làm báo tường Chào mừng ngày NGVN .............,
giải nhất trong giao lưu Tiếng Việt của chúng em.
Trên đây là thành tích mà trong công tác chủ nhiệm lớp tôi đã đạt được, mong sự đóng góp của các
đồng nghiệp giúp đỡ tôi làm tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !!!
.................., ngày....tháng....năm....
Người viết đơn



×