Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Báo cáo tham luận công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.84 KB, 4 trang )

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THAM LUẬN
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÔNG TÁC GD TOÀN DIỆN HỌC SINH
I. Đặc điểm những thuân lợi, khó khăn của công tác giáo viên chủ nhiệm:
1. Thuận lợi:
- Bản thân GVCN được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, được học hỏi kinh
nghiệm của các đồng nghiệp đã công tác chủ nhiệm lâu năm trong trường.
- Đối với học sinh: đa số HS là con em nông thôn nên ít bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn
xã hội.
2. Khó khăn:
- Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt.
- Bản thân một số học sinh chưa xác định được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của
chính mình dẫn đến lười học, mải chơi.
- Đa số HS thuộc hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc đầu tư về thời gian cũng như điều
kiện học tập còn nhiều hạn chế.
- Một số học sinh chưa được gia đình quan tâm đúng mức ( Như: Biết rõ con em mình
học yếu, thực hiện nề nếp và rèn luyện đạo đức chưa tốt cũng chưa đưa ra biện pháp gì để
giúp đỡ các em tiến bộ.)
II. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm ( nội dung, phương pháp , kĩ năng thực hiện
công tác giáo viên chủ nhiệm).
1. Nắm được mục tiêu giáo dục của cấp học, của nhà trường .
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững : Chỉ thị năm học; Chương trình giảng dạy các
môn học; Kế hoạch năm học của nhà trường; Các văn bản liên quan đến vấn đề giáo dục,
dạy học : thu, miễn giảm học phí, chế độ chính sách đối với HS thuộc diện gia đình đặc biệt,
quy chế khen thưởng kỷ luật học sinh, nội quy học sinh …
2. Nghiên cứu, phân tích và nắm được mọi đặc điểm của các đối tượng trong lớp.
Muốn giáo dục HS, phải hiểu HS về mọi mặt. Để giáo dục học sinh có kết quả tốt,
giáo viên phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể .
2.1/ Nghiên cứu – Trao đổi trực tiếp, nắm thông tin.
a) Nghiên cứu nắm thông tin:


- Nghiên cứu lý lịch học sinh (Hoàn cảnh gia đình; Nghề nghiệp cha mẹ).
- Tìm hiểu các vấn đề khác như: Những đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý, nắm vững
tính cách và những hành vi đạo đức của học sinh .
b) Trao đổi trực tiếp nắm thông tin.
- Trao đổi với học sinh, nắm tâm tư, nguyện vọng, xu hướng, sở thích của từng học
sinh.
- Trao đổi với GVBM để nắm vững về tình hình của học sinh lớp chủ nhiệm .
- Trao đổi với các lực lượng giáo dục khác: CMHS, Phụ trách Đội …
- Tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể, ý thức
hợp tác của những cá nhân học sinh.
2.2/ Phân loại đối tượng học sinh.
- Trên cơ sở đã tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng học sinh, GVCN phân loại đối tượng
học sinh ghi vào sổ chủ nhiệm . Từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục đối với cả lớp và với
từng học sinh .
- Thực tế thì GVCN thường phân loại học sinh của lớp thành 3 nhóm :
Nhóm 1 : Những học sinh tích cực, ủng hộ các kế hoạch đề ra .
Nhóm 2 : Những học sinh không có biểu hiện gì xấu nhưng cũng không thể hiện rõ
tính tích cực của mình trong tập thể .
Nhóm 3 : Những học sinh có nhiều biểu hiện yếu kém trong học tập, tư cách đạo đức.
 cần được quan tâm nhiều nhất
2.3/ Theo dõi, kiểm tra lại kết quả điều tra phân loại trên cơ sở thực tế.
- Trao đổi với học sinh trong lớp, với GVBM về tình hình thực tế của HS trong quá
trình học tập.
- Quan sát HS thông qua các hoạt động tập thể như : lao động, vui chơi, sinh hoạt đội,
tham gia văn nghệ, …
- Điều chỉnh lại sự phân loại đối tượng và bổ sung vào kế hoạch giáo dục biện pháp
giáo dục cần thiết .
3. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm .
- GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động : cơ cấu tổ chức lớp, đề ra mục tiêu phấn đấu
trong công tác giáo dục toàn diện, biện pháp thực hiện để đạt mục tiêu .

- Thực hiện kế hoạch đề ra cụ thể từng tuần, tháng .
4. Giáo dục toàn diện .
Khác với GVBM, GVCN phải Tổ chức - Quản lý - Giáo dục học sinh trong tiết sinh
hoạt lớp hàng tuần, các buổi lao động, các hoạt động chung toàn trường như sinh hoạt dưới
cờ, kỷ niệm các ngày lễ …
4.1/Giáo dục đạo đức :
Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói
chung . GVCN cần tổ chức các hoạt động chứa đựng nội dung giáo dục đạo đức tư tưởng
như :
- Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh, có kiểm tra, đánh giá, tuyên dương
khen thưởng cá nhân, tổ nhóm hàng tuần - tháng - học kỳ .
- Hoạt động theo chủ đề tùy từng thời điểm và tình hình cụ thể của trường, lớp (liên
quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) chọn chủ đề hoạt động phù hợp như : nhớ ơn
thầy cô; uống nước nhớ nguồn ; trách nhiệm của thiếu niên trước các vấn đề ma túy, vệ sinh
môi trường …
- GVCN cần phối hợp tốt các môi trường giáo dục để giáo dục đạo đức HS.
4.2/ Giáo dục học lực :
Cùng với giáo dục đạo đức, giáo dục học lực là nhiệm vụ hàng đầu của GVCN bởi
vậy :
- GVCN cần đề ra những yêu cầu, chỉ tiêu học tập đối với học sinh .
- Xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, xác định được động cơ, thái độ học tập đúng
đắn .
- Chỉ đạo đội ngũ tự quản, tổ chức nhóm để HS có thể giúp đỡ nhau trong học tập.
- Đối với học sinh kém, GVCN cần biết rõ nguyên nhân để giúp đỡ .
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, GVCN tổ chức cho tập thể lớp giúp đỡ
hoặc đề nghị gia đình tạo điều kiện .
4.3/ Giáo dục lao động và hướng nghiệp :
- Căn cứ vào kế hoạch của trường, GVCN xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo
dục học sinh .
- Cần quan tâm thường xuyên tới các loại hình lao động : vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp,

lao động công ích làm sạch đẹp trường lớp …
4.4/ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT,vui chơi giải trí :
- Đây là các hoạt động đáp ứng nhu cầu tất yếu của tuổi trẻ .
- GVCN phối hợp Đoàn - Đội tổ chức các hoạt động giúp học sinh sảng khoái tinh
thần, góp phần hình thành các phẩm chất cơ bản như : tinh thần tập thể, các đức tính cá nhân
…, giúp học sinh có điều kiện giao tiếp và hòa nhập .
5. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm .
5.1/ GVCN phải tổ chức bộ máy tự quản - đội ngũ cán bộ lớp có đủ uy tín và năng lực điều
khiển tập thể lớp .
5.2/ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp .
- Quy định rõ ràng nhiệm vụ của từng cán bộ lớp .
- Hướng dẫn, yêu cầu các em ghi chép nội dung vào sổ công tác .
- GVCN cùng trao đổi, định hướng các em vào công việc, giúp các em nắm được mục
đích, nội dung, phương pháp thực hiện nhiệm vụ .
5.3/ Tổ chức sinh hoạt cho toàn thể lớp về những nội dung xây dựng tập thể lớp tự quản .
- Phải tiến hành xuyên suốt năm học .
- Giúp tập thể lớp hiểu được thế nào là 1 tập thể lớp tự quản tốt .
- Thông qua trước lớp vai trò của đội ngũ cán bộ lớp .
- Tự quản giờ học vắng giáo viên .
- Tự quản trong giờ học .
- Tự quản giờ sinh hoạt tập thể chung .
5.4/ Kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp.
- Giúp các em khắc phục khó khăn, động viên, bảo vệ uy tín các em trước tập thể lớp,
không tạo ra sự đối lập giữa các em với các thành viên trong tập thể .
6. Liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .
6.1/ Kết hợp với Đoà n- Đội thực hiện các kế hoạch hoạt động tập thể .
6.2/ Phối hợp GVBM để tạo ra được những tác động sư phạm đồng bộ tới học sinh .
- Trao đổi với GVBM những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện như :
hoàn cảnh gia đình, sức khỏe yếu, ý thức kỷ luật kém …
- Tiếp thu ý kiến của GVBM phản ánh để cùng hỗ trợ tác động tới học sinh

6.3/ Phối hợp với BGH .
- GVCN là người thay mặt BGH, nhà trường để tổ chức, quản lý giáo dục học sinh
một lớp .
- GVCN cần dựa vào kế hoạch chung của trường và tình hình cụ thể của lớp để xây
dựng kế hoạch, đề ra biện pháp giáo dục học sinh .
6.4/ GVCN liên kết với gia đình .
- Đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện ở trường
cũng như ở nhà .
- Có kế hoạch định kỳ thông báo cho CMHS biết kết quả học tập, rèn luyện các mặt
của học sinh . Yêu cầu gia đình thông tin kịp thời với GVCN biết về tinh thần học tập, ứng
xử, hành vi … của con em ở gia đình .
- GVCN cùng gia đình phải thường xuyên hoàn thiện việc liên kết giáo dục .
- Việc liên kết với CMHS có thể thực hiện bằng nhiều cách :
1. Sổ liên lạc .
2. Họp PHHS định kỳ theo kế hoạch chung của trường .
3. Qua Ban đại diện CMHS .
4. Qua cán bộ lớp .
5. Qua việc thăm gia đình học sinh .
6. Mời CMHS đến trường trao đổi trực tiếp để bàn biện pháp giáo dục con em
(không nên quá lạm dụng hình thức này)
7. Trao đổi qua điện thoại .
7. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh .
- Đánh giá kết quả học tập theo quy định chung .
- Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cần căn cứ vào chuẩn đánh giá .
- Việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh phải được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ
tùy theo nội dung công việc .
III. Phương hướng , giải pháp tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ
nhiệm.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm tôi đưa ra một số giải pháp như sau :
- Trước hết người giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

- Thương yêu học sinh, tận tụy với nghề .
- Làm công tác chủ nhiệm thì giáo viên tạo điều kiện tiếp xúc với các em nhiều hơn.
- Không nên có định kiến với học sinh.
- Xây dựng mô hình lớp tự quản tốt nhằm biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Tự
ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ mình, lớp mình như các phong trào của lớp mới thực hiện
được tốt.
- Trong giáo dục cũng phải biết tùy thuộc vào từng đối tượng HS mà có biện pháp hợp
lí. Không nên nóng vội trong xử lí học sinh mà GVCN cần tìm hiểu rõ nguyên nhân học sinh
vi phạm.
- GV chủ nhiệm phải tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh, phải có mối liên hệ
thường xuyên với gia đình, nhất là các em hay vi phạm nội quy, lười học.
- Vai trò của GVCN rất lớn. Mỗi giáo viên được giao làm công tác chủ nhiệm phải xác
định được vai trò và trách nhiệm của mình.
- Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường
- Thường xuyên củng cố năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp.
- Tăng cường kiểm tra thường xuyên quá trình rèn luyện của học sinh.
- Cùng học sinh tham gia các hoạt động, trò chuyện với học sinh về những công việc
hàng ngày, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em để hiểu các em nhiều hơn nhằm đưa ra
những biện pháp giáo dục phù hợp.
- Trong các buổi hoạt động ngoài giờ, có thể đưa ra những tình huống ứng xử cho học
sinh bàn luận, trao đổi để học sinh tự đưa ra cách giải quyết phù hợp với chuẩn mực đạo
đức xã hội.
Trên dây là bản báo cáo tham luận về công tác chủ nhiệm lớp của tôi, chắc
chắn còn nhiều điều thiếu sót, chưa khoa học, hợp lý. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của Ban giám hiệu, các đồng chí, đồng nghiệp.
Đô Lương, ngày 26/ 10/ 2010
Người viết báo cáo
Nông Trường Sơn

×