Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TCVN 9666 2013 xác định hàm lượng tinh bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.49 KB, 9 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9666 : 2013
ISO 13965:1999
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT VÀ GLUCOSE - PHƯƠNG
PHÁP ENZYM
Meat and meat products - Determination of starch and glucose content - Enzymatic method
Lời nói đầu
TCVN 9666:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 13965:1998;
TCVN 9666:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công
bố.
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT VÀ GLUCOSE - PHƯƠNG
PHÁP ENZYM
Meat and meat products - Determination of starch and glucose content - Enzymatic
method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp enzym để xác định hàm lượng tinh bột không chứa nước
và hàm lượng glucose trong tất cả các loại thịt và sản phẩm thịt, kể cả thịt gia cầm.
Phương pháp này thích hợp cho việc xác định hàm lượng tinh bột và glucose đến 0,30% (khối
lượng).
Phương pháp này không áp dụng cho tinh bột biến tính bằng phương pháp hóa học hoặc các
dẫn xuất của chúng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện
dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi
năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Hàm lượng tinh bột của thịt và sản phẩm thịt (starch content of meat and meat products)


Hàm lượng tinh bột xác định được bằng quy trình quy định trong tiêu chuẩn này và được biểu thị
bằng phần trăm khối lượng.
3.2. Hàm lượng glucose của thịt và sản phẩm thịt (glucose content of meat and meat
products)
Hàm lượng glucose xác định được bằng quy trình quy định trong tiêu chuẩn này và được biểu thị
bằng phần trăm khối lượng.
4. Nguyên tắc
4.1. Thủy phân tinh bột có trong phần mẫu thử bằng enzym α-amylase ở pH = 5,0 trong 15 min.
Sử dụng các phản ứng enzym sau đây để xác định hàm lượng tinh bột.


4.2. Dùng amyloglucosidase (AGS) để thủy phân tinh bột đã được hòa tan, tạo thành glucose:
Tinh bột + (n-1)H2O

glucose

Đối với phép xác định hàm lượng glucose thì bỏ qua bước này.
4.3. Phosphoryl hóa glucose bằng adenosin 5'-triphosphat (ATP) có mặt hexokinase (HK), tạo
thành glucose 6-phosphat (G-6-P):
Glucose + ATP

glucose 6-phosphat + ADP

4.4. Oxy hóa glucose 6-phosphat (G-6-P) bằng nicotinamide adenin dinucleotide phosphat
(NADP) có mặt glucose 6-phosphat dehydrogenase (G-6-PDH), tạo thành gluconat 6-phosphat:
Glucose 6-phosphat + NADP+

gluconat 6-phosphat + NADPH + H+

4.5. Đo phổ của lượng khử nicotinamide dinucleotide phosphat (NADPH) ở bước sóng 340 nm.

5. Thuốc thử
Tất cả các thuốc thử được sử dụng phải thuộc loại tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác.
5.1. Nước, phù hợp với loại 3 trong TCVN 4851 (ISO 3696).
5.2. α-Amylase (EC 3.2.1.1), huyền phù enzym
Chế phẩm enzym dạng lỏng của α-amylase bền nhiệt được tạo ra từ Bacillus licheniformis
(Termamyl® 120L)1)
5.3. Dung dịch natri hydroxit, c(NaOH) = 5 mol/l
Hòa tan 200 g natri hydroxit trong nước. Làm nguội đến nhiệt độ phòng, thêm nước đến 1000 ml
và trộn.
5.4. Dung dịch natri hydroxit, c(NaOH) = 0,5 mol/l
Hòa tan 20 g natri hydroxit trong nước. Làm nguội đến nhiệt độ phòng, thêm nước đến 1000 ml
và trộn.
5.5. Dung dịch amoni sulfat, c[(NH4)2SO4] = 3,2 mol/l
Hòa tan 422 g amoni sulfat trong nước. Thêm nước đến 1000 ml và trộn.
5.6. Dung dịch đệm axetat, c(CH3CO2Na) = 0,1 mol/l, pH = 5,0
Hòa tan 6,80 g natri axetat ngậm ba phân tử nước (CH 3CO2Na.3H2O) trong 400 ml nước. Chỉnh
pH đến 5,0 bằng axit clohydric hoặc dung dịch natri hydroxit, kiểm tra bằng máy đo pH (6.2).
Thêm nước đến 500 ml và trộn.
Khi được bảo quản nơi tối ở + 40C, dung dịch này có thể bền được 3 tháng.
5.7. Dung dịch đệm xitrat, c(xitrat) = 0,05 mol/l, pH = 4,6
Hòa tan 440 mg axit xitric ngậm một phân tử nước (C6H8O7.H2O) và 850 mg trinatri xitrat ngậm
hai phân tử nước (C6H5Na3O7.2H2O) trong nước. Thêm nước đến 100 ml và trộn. Kiểm tra pH
bằng máy đo pH (6.2) và chỉnh bằng axit clohydric hoặc dung dịch natri hydroxit, nếu cần.
Khi được bảo quản nơi tối ở + 40C, dung dịch này có thể bền được 3 tháng.
5.8. Dung dịch đệm triethanolamin, c(triethanolamin) = 0,75 mol/l, pH = 7,6

Termamyl® là ví dụ về sản phẩm phù hợp bán sẵn từ Novo, Đan Mạch và Tecator, Thụy Điển.
Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử
dụng sản phẩm này.
1)



Hòa 14,0g triethanolamin hydrochloride (C6H15NO3.HCl) và 0,25 g magie sulfat ngậm bảy phân tử
nước (MgSO4.7H2O) trong 80 ml nước. Chỉnh pH về 7,6 bằng dung dịch natri hydroxit (5.3 và
5.4), kiểm tra bằng máy đo pH. Thêm nước đến 100 ml và trộn.
Khi được bảo quản nơi tối ở + 40C, dung dịch này có thể bền được 4 tuần.
5.9. Dung dịch nicotinamide adenin dinucleotide phosphat, c(β-NADP-Na2) = 12,7 x 10-3
mo/l.
Hòa tan 100 mg muối dinatri NADP trong 10,0 ml nước và trộn.
Khi được bảo quản nơi tối ở + 40C, dung dịch này có thể bền được 4 tuần.
5.10. Dung dịch adenosin-5'-triphosphat, c(5'-ATP-Na2H2.3H2O) ≈ 81 x 10-3 mol/l.
Hòa tan 500 mg 5'-ATP-Na2H2.3H2O và 500 mg natri hydro carbonat (NaHCO3) khan trong 10,0
ml nước và trộn.
Khi được bảo quản nơi tối ở + 40C, dung dịch này có thể bền được 4 tuần.
5.11. Amyloglucosidase (AGS; EC 3.2.1.3), huyền phù enzym trong dung dịch amoni sulfat
(5.5), ρ(AGS) = 10 mg/ml.
Hoạt độ riêng của enzym phải bằng 14 đơn vị trên miligam.
Khi được bảo quản nơi tối ở + 40C, huyền phù này có thể bền được 1 năm.
5.12. Hexokinase (HK; EC 2.7.1.1)/glucose 6-phosphat dehydrogenase (G-6-PDH; EC
1.1.1.49), huyền phù enzym trong dung dịch amoni sulfat (5.5), ρ(HK) = 2 mg/ml và ρ(G-6-PDH)
= 1 mg/ml.
Hoạt độ riêng của cả hai enzym phải bằng 140 đơn vị trên miligam.
Khi được bảo quản nơi tối ở + 40C, huyền phù này có thể bền được 1 năm.
6. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
6.1. Thiết bị đồng hóa bằng cơ hoặc bằng điện, có khả năng đồng hóa mẫu phòng thử
nghiệm.
Thiết bị này gồm máy cắt quay tốc độ cao hoặc máy nghiền được gắn với tấm đục lỗ, đường
kính lỗ không lớn hơn 4,0 mm.
6.2. Máy đo pH

6.3. Giấy lọc gấp nếp, không chứa glucose, đường kính khoảng 15 cm.
6.4. Pipet, đã hiệu chuẩn dùng cho phân tích enzym hoặc micropipet tự động có chất lượng
tương tự, có các dung tích 20 µl, 50 µl, 100 µl và 200 µl.
6.5. Dao trộn nhỏ bằng chất dẻo, để trộn lượng chứa trong cuvet (6.9).
6.6. Nồi cách thủy, có khả năng duy trì nhiệt độ 600C ± 2 0C.
6.7. Bếp điện
6.8. Máy đo phổ, có khả năng đo được ở bước sóng 340 nm.
CHÚ THÍCH: Khi sử dụng máy đo phổ có đèn hơi thủy ngân thì có thể tiến hành đo ở bước sóng
365 nm và 334 nm. Hệ số hấp thụ phân tử k đối với NADPH là 3,51 l.mmol -1 . cm-1 ở 365 nm và
6,18 l.mmol-1 . cm-1 ở 334 nm.
6.9. Cuvet, bằng thạch anh hoặc thủy tinh, có nắp đậy hoặc cuvet sử dụng một lần làm bằng
polymethacrylat, có chiều dài đường quang 10 mm.
6.10. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.


7. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 4833-1 (ISO 3100-1)
[1]*)
.
Điều quan trọng là phòng thử nghiệm phải nhận được đúng mẫu đại diện và không bị hư hỏng
hoặc giảm chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Phần mẫu đại diện ít nhất là 200 g. Bảo quản mẫu theo cách sao cho mẫu không bị giảm chất
lượng và thay đổi thành phần.
8. Chuẩn bị mẫu thử
Đồng hóa mẫu phòng thử nghiệm bằng thiết bị thích hợp (6.1). Chú ý không để nhiệt độ của mẫu
tăng quá 250C. Nếu sử dụng máy nghiền thì nghiền mẫu ít nhất hai lần.
Đổ đầy mẫu đã chuẩn bị vào hộp chứa kín khí thích hợp. Đậy nắp hộp và bảo quản sao cho mẫu
không bị giảm chất lượng và thay đổi thành phần. Phân tích mẫu càng sớm càng tốt, nhưng
trong vòng 24 h sau khi mẫu đã được đồng hóa.
9. Cách tiến hành

CHÚ THÍCH: Glycogen cơ thịt thường có trong các sản phẩm như xúc xích không gây nhiễu đến
phép xác định. Maltose gây nhiễu cho phép xác định vì disaccharid này bị thủy phân bởi
amyloglucosidase thành glucose. Tuy nhiên, có thể tách maltose (và glucose) ra khỏi mẫu bằng
cồn.
9.1. Phần mẫu thử
Nếu mẫu thử có chứa maltose thì đảm bảo rằng hàm lượng nước không vượt quá 20% (khối
lượng). Làm khô mẫu, nếu cần.
Cân khoảng 400 mg mẫu thử đã chuẩn bị (xem Điều 8), chính xác đến 0,1 mg, cho vào ống ly
tâm rồi tiến hành theo 9.2.
Nếu mẫu thử không chứa maltose thì cân khoảng 100 mg đến 1,0 g(m) phần mẫu thử đã chuẩn
bị, chính xác đến 0,1 mg cho vào bình nón 100 ml.
Thêm 30 ml dung dịch đệm axetat (5.6) và tiến hành theo 9.3.
9.2. Chiết maltose (và glucose)
Rửa mẫu thử ba lần, mỗi lần dùng 10 ml etanol 40% thể tích và cho ly tâm sau mỗi lần rửa. Lọc
phần nổi phía trên. Gộp phần kết tủa trong ống ly tâm với phần còn lại trên bộ lọc rồi chuyển vào
bình nón 100 ml, sử dụng bốn phần, mỗi phần 5 ml dung dịch đệm axetat (5.6). Thêm 10 ml dung
dịch đệm axetat (5.6).
9.3. Chuẩn bị dịch chiết
Dùng pipet (6.4) lấy 50 ml huyền phù α-amylase (5.2) cho vào bình nón chứa mẫu. Đậy bình nón
bằng giấy nhôm và đem đun sôi trên bếp điện (6.7) trong 15 min. Thỉnh thoảng lắc bình.
Giữ bình nón trong nồi cách thủy (6.6) ở 600C trong 15 min. Chuyển định lượng phần chứa trong
bình nón sang bình định mức 100 ml. Tráng bình nón bằng nước ấm rồi cho nước rửa sang bình
định mức. Để nguội đến nhiệt độ phòng rồi thêm nước đến vạch. Lọc ít nhất 10 ml dịch chiết mẫu
qua bộ lọc (6.3), loại bỏ vài mililit dịch lọc đầu tiên và tiến hành ngay theo 9.4.
Giữ mẫu chứa chất béo 1 h trong tủ lạnh trước khi lọc.
9.4. Phép xác định

*)

TCVN 4833-1 (ISO 3100-1) đã bị hủy và được thay thế bằng TCVN 7925 (ISO 17604), Vi sinh

vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp lấy mẫu thân thịt tươi để phân tích vi
sinh vật.


9.4.1. Chuẩn bị dung dịch mẫu trắng thuốc thử như sau: dùng pipet (6.4) lấy 200 µl dung dịch
đệm xitrat (5.7) và 100 µl nước cho vào cuvet (6.9) có dao trộn (6.5).
9.4.2. Chuẩn bị dung dịch thử để xác định glucose như sau: dùng pipet (6.4) lấy 200 µl dung dịch
đệm xitrat (5.7) và 100 µl (V2) dịch chiết mẫu (9.3) cho sang cuvet (6.9) có dao trộn (6.5).
9.4.3. Chuẩn bị dung dịch thử để xác định tinh bột như sau: dùng pipet (6.4) lấy 200 µl dung dịch
đệm xitrat (5.7) và 100 µl (V2) dịch chiết mẫu (9.3) cho sang cuvet (6.9) có dao trộn (6.5).
Nếu nồng độ của tinh bột có trong dung dịch mẫu lớn hơn 0,4 g/l thì pha loãng dịch chiết trước
khi phân tích.
9.4.4. Dùng pipet (6.4) lấy 20 µl huyền phù AGS (5.11) cho vào cuvet có chứa dung dịch mẫu
trắng thuốc thử (9.4.1) và cho vào cuvet chứa dung dịch thử để xác định tinh bột (9.4.3). Dùng
pipet lấy 20 µl nước cho vào cuvet chứa dung dịch thử để xác định glucose (9.4.2).
Trộn các lượng chứa trong cuvet bằng cách xoay cuvet hoặc đưa dao trộn lên xuống.
Đậy các cuvet bằng nắp đậy hoặc bằng cách thích hợp khác (ví dụ: dùng tấm parafin). Để các
cuvet trong nồi cách thủy (6.6) trong 15 min ở 60 0C ± 20C.
Quy trình trên được thể hiện như sau:
Thuốc thử

Dung dịch mẫu trắng Dung dịch thử để xác Dung dịch thử để xác
thuốc thử
định glucose
định tinh bột

Dung dịch đệm xitrat
(5.7)

200 µl


200 µl

200 µl

Dịch chiết mẫu (9.3)

-

100 µl

100 µl

Nước (5.1)

100 µl

20 µl

-

Huyền phù AGS (5.11)

20 µl

-

20 µl

Thể tích dịch chiết mẫu được chuyển vào cuvet có thể tăng đến 1,0 ml. Khi đó, đỉnh pH của dịch

lọc đến khoảng từ 4 đến 5. Tương ứng giảm thể tích của lượng 1,50 ml nước cần cho vào hỗn
hợp phản ứng trong 9.4.5, để thu được thể tích cuối cùng V 1 như nhau trong 9.4.6.
9.4.5. Làm nguội các cuvet đến 22,50C ± 2,50C và làm sạch bên ngoài cuvet. Dùng pipet (6.4)
cho liên tiếp vào tất cả các cuvet 1,00 ml dung dịch đệm triethanolamin (5.8), 100 µl dung dịch
NADP (5.9), 100 µl dung dịch ATP (5.10) và 1,50 ml nước. Trộn cẩn thận bằng cách xoay cuvet
hoặc dùng dao trộn (6.5).
Đọc độ hấp thụ A1 của từng cuvet bằng máy đo phổ (6.8) ở bước sóng 340 nm so với nước sau
3 min.
9.4.6. Dùng pipet (6.4) cho vào mỗi cuvet 20 µl huyền phù HK/G-6-PDH (5.12). Trộn lượng chứa
trong cuvet bằng cách đưa dao trộn lên-xuống. Thể tích cuối cùng trong cuvet là 3,04 ml (V 1).
Đọc độ hấp thụ A2 của từng cuvet ở bước sóng 340 nm so với nước sau 15 min.
CHÚ THÍCH: Phản ứng thường kết thúc trong vòng 5 min đến 10 min. Nếu phản ứng không
dừng lại trong khoảng thời gian này thì đọc độ hấp thụ sau mỗi 2 min cho đến khi độ hấp thụ tăng
ổn định. Ngoại suy độ hấp thụ theo thời điểm bổ sung enzym HK/G-6-PDH (ví dụ, xem Hình A.1).
10. Tính kết quả
10.1. Hàm lượng tinh bột không chứa nước
10.1.1. Chênh lệch độ hấp thụ
Tính chênh lệch độ hấp thụ bằng công thức sau đây:
∆As = (A2s - A1s) - (A2g - A1g) - (A2b - A1b)


Trong đó:
∆As là chênh lệch độ hấp thụ bởi hàm lượng tinh bột;
A1b là độ hấp thụ của dung dịch mẫu trắng thuốc thử đo được trong 9.4.5;
A1g là độ hấp thụ của dung dịch thử để xác định glucose đo được trong 9.4.5;
A1s là độ hấp thụ của dung dịch thử để xác định tinh bột đo được trong 9.4.5;
A2b là độ hấp thụ của dung dịch mẫu trắng thuốc thử đo được trong 9.4.6;
A2g là độ hấp thụ của dung dịch thử để xác định glucose đo được trong 9.4.6;
A2s là độ hấp thụ của dung dịch thử để xác định tinh bột đo được trong 9.4.6;
10.1.2. Tính hàm lượng tinh bột không chứa nước

Tính hàm lượng tinh bột không chứa nước theo công thức sau:
ws =
Trong đó:
ws là hàm lượng tinh bột không chứa nước của mẫu thử, tính bằng phần trăm khối lượng;
∆As là chênh lệch độ hấp thụ tính được trong 10.1.1;
Mrgs là khối lượng phân tử tương đối của glucose trong tinh bột (M rgs = Mrglucose - Mrwater) = 162,1);
V1 là thể tích cuối cùng trong cuvet, tính bằng mililit (V 1 = 3,04 ml);
f là hệ số pha loãng;
d là chiều dài đường quang của cuvet, tính bằng centimet (cm);
k là hệ số hấp thụ phân tử của NADPH, tính bằng lít trên milimol centimet (k = 6,30 l.mmol -1.cm-1
khi đo ở bước sóng 340 nm);
m là khối lượng phần mẫu thử (9.1), tính bằng gam (g);
V2 là thể tích của dịch chiết mẫu được bổ sung trong 9.4.3, tính bằng mililit (ml).
Làm tròn kết quả đến hai chữ số thập phân.
10.2. Hàm lượng glucose
10.2.1. Chênh lệch độ hấp thụ
Tính chênh lệch độ hấp thụ bằng công thức sau đây:
∆Ag = (A2g - A1g) - (A2b - A1b)
Trong đó:
∆Ag là chênh lệch độ hấp thụ đối với hàm lượng glucose;
A1b là độ hấp thụ của dung dịch trắng thuốc thử đo được trong 9.4.5;
A1g là độ hấp thụ của dung dịch thử để xác định glucose đo được trong 9.4.5;
A2b là độ hấp thụ của dung dịch trắng thuốc thử đo được trong 9.4.6;
A2g là độ hấp thụ của dung dịch thử để xác định glucose đo được trong 9.4.6.
10.2.2. Tính hàm lượng glucose
Tính hàm lượng glucose theo công thức sau:
wg =
trong đó:



wg là hàm lượng glucose của mẫu thử, tính bằng phần trăm khối lượng;
∆Ag là chênh lệch độ hấp thụ tính được trong 10.2.1;
Mrg là khối lượng phân tử của glucose (Mrg = 180,2);
V1 là thể tích cuối cùng trong cuvet (V1 = 3,04 ml), tính bằng mililit (ml);
f là hệ số pha loãng;
d là chiều dài đường quang của cuvet, tính bằng centimet (cm);
k là hệ số hấp thụ phân tử của NADPH, tính bằng lít trên milimol centimet (k = 6,30 l.mmol -1.cm-1
khi đo ở bước sóng 340 nm);
m là khối lượng phần mẫu thử (9.1), tính bằng gam (g);
V2 là thể tích của dịch chiết mẫu được bổ sung trong 9.4.3, tính bằng mililit (ml).
Làm tròn kết quả đến hai chữ số thập phân.
11. Độ chụm
11.1. Độ lặp lại
11.1.1. Hàm lượng tinh bột không chứa nước
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một
phương pháp thử, tiến hành trên cùng một nguyên liệu thử chứa từ 0,3% đến 4,0% khối lượng
tinh bột, thực hiện trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người thực hiện, sử dụng
cùng thiết bị, trong khoảng thời gian ngắn, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giới
hạn độ lặp lại rs tính được bằng công thức sau:
rs = 0,102 + 0,132 x
trong đó:
rs là giới hạn độ lặp lại, tính bằng phần trăm khối lượng đối với hàm lượng tinh bột không chứa
nước;
là trung bình của hai kết quả đối với hàm lượng tinh bột không chứa nước.
11.1.2. Hàm lượng glucose
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một
phương pháp, tiến hành trên cùng một nguyên liệu thử chứa từ 0,3% đến 1,2% khối lượng
glucose, thực hiện trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người thực hiện, sử dụng
cùng thiết bị, trong khoảng thời gian ngắn, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giới
hạn độ lặp lại rg tính được bằng công thức sau:

rg = 0,197 + 0,070 x
trong đó:
rg là giới hạn độ lặp lại, tính bằng phần trăm khối lượng đối với hàm lượng glucose;
là trung bình của hai kết quả đối với hàm lượng glucose.
11.2. Độ tái lập
11.2.1. Hàm lượng tinh bột không chứa nước
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi áp dụng cùng một phương pháp,
tiến hành trên cùng mẫu thử chứa hàm lượng tinh bột từ 0,3% đến 5,0% khối lượng, thực hiện
trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết
bị khác nhau, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giới hạn độ tái lập tính được bằng
công thức sau:
Rs = 0,229 + 0,232


Trong đó:
Rs là giới hạn độ tái lập, tính bằng phần trăm khối lượng đối với hàm lượng tinh bột không chứa
nước;
là trung bình của hai kết quả đối với hàm lượng tinh bột không chứa nước.
11.2.2. Hàm lượng glucose
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi áp dụng cùng một phương pháp,
tiến hành trên cùng mẫu thử chứa hàm lượng glucose từ 0,3% đến 1,2% khối lượng, thực hiện
trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết
bị khác nhau, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giới hạn độ tái lập tính được bằng
công thức sau:
Rg = 0,232 + 0,086
Trong đó:
Rg là giới hạn độ tái lập, tính bằng phần trăm khối lượng đối với hàm lượng glucose;
là trung bình của hai kết quả đối với hàm lượng glucose.
12. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

- mọi thông tin cần thiết về nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
- phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
- phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
- mọi điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được coi là tùy chọn, cùng với
mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả.
- kết quả thử nghiệm thu được;
- nếu đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại thì ghi kết quả cuối cùng thu được.
PHỤ LỤC A
(Tham khảo)
Ví dụ về đồ thị và ngoại suy giá trị độ hấp thụ


Hình A.1 - Ví dụ về đồ thị và ngoại suy giá trị độ hấp thụ
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 4833-1 (ISO 3100-1), Thịt và sản phẩm thịt - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - Phần 1:
Lấy mẫu
[2] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp
đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.
[3] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp
đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương
pháp đo tiêu chuẩn.
[4] Method No. 145 (1993). Starch and Glucose: Enzymatic Determination in Foods. Nordic
Committee on Food Analysis (NMKL), Esbo, Finland (in English and Scandinavian) (UDC 577.1 5.08:641.13).
[5] Method No. 07.00-25(1983). Determination of Starch in Meat Products. Amtliche Sammlung
von Untersuchungsverfahren nach Paragraph 35 LMBG (in German).



×