TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
------------------------ ---------------------------
TIỂU LUẬN
ĐÔ THỊ SINH THÁI
Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GVHD
: ThS. Lê Thị Hàng
Sinh viên thực hiện
: 1. Nguyễn Trung Thanh 14102631
ĐHQLMT10A
2. Nguyễn Hoàng Hưng 14060921
ĐHQLMT10A
3. Nghiêm Sỹ Chiến
14076321
ĐHQLMT10A
4. Nguyễn Huy Hoàng
14033491
ĐHQLMT10A
5. Nguyễn Mạnh Cường 14019411
ĐHQLMT10A
TP.HCM, tháng 11 năm 201
i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... iv
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ SINH THÁI ........................................ 1
1.1.
Lịch sử hình thành................................................................................................... 1
1.2.
Định nghĩa ............................................................................................................... 1
1.3.
Đặc điểm ................................................................................................................. 2
1.4.
Phân loại .................................................................................................................. 3
CHƯƠNG II. CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA ĐÔ THỊ
SINH THÁI ............................................................................................................... 5
2.1.
Cân bằng vật chất và năng lượng ............................................................................ 5
2.2.
Thuận lợi và thách thức của đô thị sinh thái ........................................................... 5
2.2.1.
Thuận lợi .......................................................................................................... 5
2.2.2.
Thách thức ........................................................................................................ 5
CHƯƠNG III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐÔ THỊ SINH THÁI............................. 7
3.1.
Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái ............................................................................ 7
3.1.1.
Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giới ................................................ 7
3.1.2.
Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái tại Việt Nam ............................................. 11
CHƯƠNG IV. VÍ DỤ VỀ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM........... 14
4.1.
Trên thế giới .......................................................................................................... 14
4.1.1.
Thành phố Portland, Oregon, USA ................................................................ 14
4.1.2.
Thành phố Vancouver, Canada ...................................................................... 15
4.1.3.
Khu dân cư Christie Walk, Adelaide, Australia ............................................. 15
4.1.4.
Thành phố Reykjavik, Iceland ....................................................................... 17
4.2.
Tại Việt Nam ......................................................................................................... 18
4.2.1.
Vinhomes Thăng Long ................................................................................... 18
i
4.2.2.
Khu đô thị sinh thái Cát Tường Phú Sin ....................................................... 19
4.2.3.
Khu đô thị Hoà Xuân ..................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 23
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên Thế giới ................................................... 7
Bảng 3. 2 Tiêu chí đánh giá đô thị trên Thế giới .................................................................. 8
iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4. 1 Thành phố Portland, Oregon, USA .................................................................... 14
Hình 4. 2 Thành phố Vancouver, Canada .......................................................................... 15
Hình 4. 3 Khu dân cư Khu dân cư Christie Walk, Adelaide, Australia ............................. 16
Hình 4. 4 Cơ chế hoạt động của hạ tầng của khu dân cư ................................................... 17
Hình 4. 5 Một góc của thành phố Reykjavik, Iceland ........................................................ 17
Hình 4. 6 Biệt thự VinHomes ............................................................................................. 18
Hình 4. 7 Vinhomes Thăng Long ....................................................................................... 19
Hình 4. 8 Khu đô thị Sinh thái Phú Sinh ............................................................................ 20
Hình 4. 9 Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân ........................................................................... 21
iv
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ SINH THÁI
Lịch sử hình thành[7]
1.1.
Ý tưởng về đô thị sinh thái có nguồn gốc từ những năm 80 của thế kỷ XX và đã được
công bố công khai lần đầu tiên bởi các học giả Đức. Các khái niệm đô thị sinh thái đầu tiên
được tập trung vào những hoạt động diễn ra trong đô thị như: vòng tròn năng lượng, nước,
chất thải, khí thải,…
Richard Register – một chuyên gia thiết kế đô thị người Mỹ đã khai sinh ra phong
trào Eco-city. Ông đã thành lập Khoa Đô thị sinh thái ở Berkeley (Mỹ) vào năm 1975, và
sau đó sáng lập Ecocity Builders – một tổ chức phi chính phủ gắn trách nhiệm môi trường
với phát triển đô thị thông qua giáo dục cộng đồng và tư vấn cho chính phủ và các nhà quy
hoạch.
1.2.
Định nghĩa[7]
Eco” viết tắt của từ sinh thái trong cụm từ đô thị sinh thái “Ecocity”, vốn đọc chệch
từ “Oikos” của tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là “gia đình” (“hộ gia đình”) trong đó mọi người
cùng làm việc để tạo ra một đơn vị chức năng nào đó.
Tương tự như vậy, các đô thị sinh thái “ecocities” muốn nhấn mạnh mối quan hệ lành
mạnh giữa các phần của thành phố với chức năng của chúng hơn là đơn thuần nói đến hàng
loạt các chỉ số đo độ xanh, sạch đẹp của đô thị.
Đối với đô thị sinh thái, “gần gũi” là điều có ý nghĩa quyết định. Nếu như có một chỉ
số đơn lẻ để xác định đô thị sinh thái, đó chính là khả năng dân cư có thể và ưa thích việc
tiếp cận hầu hết dịch vụ cơ bản bằng cách đi bộ, đi xe đạp và vận chuyển bằng các phương
tiện giao thông công cộng.
Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc: Một thành phố sinh thái là thành
phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên.
Quan điểm của Richard Register về các thành phố sinh thái bền vững: Các đô thị mật
độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc
1
trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người
sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.
Theo GS.TS Phạm Ngọc Đăng: Một đô thị sinh thái là một đô thị mà trong quá trình
tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái
môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện
cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị.
1.3.
Đặc điểm[1]
Đô thị sinh thái là một hệ sinh thái đặc biệt, cũng như các hệ sinh thái khác nhưng nó
có các đặc thù về cấu trúc và chức năng riêng, với sự tổ hợp các thành phần sinh vật và phi
sinh vật, sự chuyển đổi và quay vòng năng lượng và chất.
Một đô thị sinh thái là một đô thị trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không
làm cạn kiệt tài nguyên thiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến
sức khỏe cộng động và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc
trong đô thị.
Một thành phố bền vững, hoặc thành phố sinh thái là một thành phố được thiết kế xem
xét tác động môi trường, nơi sinh sống của những người tận tâm để giảm thiểu các yếu tố
đầu vào cần thiết của nước, năng lượng và thực phẩm, và đầu ra chất thải nhiệt, ô nhiễm
không khí CO2, methane, và nước ô nhiễm. Richard Đăng ký lần đầu tiên đặt ra "ecocity"
trong cuốn sách 1987 của mình, Ecocity Berkeley: thành phố xây dựng cho một tương lai
lành mạnh. Những người hình dung thành phố bền vững là kiến trúc sư Paul F Downton,
người sau này đã thành lập các Ecopolis công ty Pty Ltd, và tác giả Timothy Beatley và
Steffen Lehmann, người đã viết nhiều về đề tài này. Các lĩnh vực công nghiệp sinh thái là
đôi khi được sử dụng trong quy hoạch các thành phố này.
Một thành phố bền vững có thể sự phụ thuộc vào các vùng nông thôn xung quanh tối
thiểu, và sức mạnh bản thân với các nguồn năng lượng tái tạo. Các mấu chốt này là để tạo
ra nhỏ nhất có thể dấu chân sinh thái và để sản xuất các số lượng thấp nhất của ô nhiễm có
thể, để hiệu quả sử dụng đất; nguyên liệu phân hữu cơ được sử dụng, tái chế hoặc chuyển
2
đổi chất thải-để-năng lượng, và do đó đóng góp tổng thể của thành phố tới thay đổi khí hậu
sẽ được tối thiểu, nếu tập quán đó được tôn trọng.
Người ta ước tính rằng khoảng 50% của dân số thế giới hiện đang sống ở các thành
phố và các khu vực đô thị. Những cộng đồng lớn cung cấp cả những thách thức và cơ hội
cho các nhà phát triển có ý thức về môi trường. Để làm cho chúng bền vững hơn, thiết kế
xây dựng và thực hành, cũng như nhận thức và lối sống phải áp dụng tư duy bền vững.
Phân loại[1]
1.4.
Vào những năm 90, nhiều hình thức phát triển ý tưởng sử dụng đất hỗn hợp tại các
khu trung tâm, khu tái thiết đô thị, khu dân cư, khu văn phòng được xem trọng và dần chứng
minh giá trị của giải pháp quy hoạch đa chức năng và hỗn hợp. Đây được xem như là một
giải pháp rất hữu hiệu và giải quyết được nhiều mục tiêu tăng trưởng xanh cùng một lúc
như: Phát triển tập trung (đô thị nén), nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm năng lượng,
nhu cầu đi lại (do khoảng cách giữa các khu chức năng được giảm tối thiểu), khuyến khích
đi xe đạp và đi bộ. Một vài mô hình tiêu biểu có thể kể ra ở đây như:
-
Green quarter: Là một khu đô thị hoặc khu trung tâm được quy hoạch và thiết kế
theo ý tưởng tự cung, tự cấp và tái sử dụng năng lượng tại chỗ trong chiếu sáng,
cấp nước và tận thu nước thải.
-
Green Industrial Park: Quy hoạch khu công nghiệp công nghệ xanh, kết hợp các
trách nhiệm xã hội, sử dụng biện pháp thu nước mưa, thực hiện mục tiêu quy hoạch
không gian bền vững, sản xuất ít chất thải cacbon, quy hoạch và kỹ thuật bền vững
nâng cao tỷ lệ tái chế, tận thu nước mưa.
-
Trục thương mại đô thị, Khu trung tâm thương mại: Sử dụng đất hỗn hợp giữa
thương mại cửa hàng và nhà ở. Các loại hình cửa hàng, shop, nhà hàng, café tại
tầng 1 và không gian ở, studio, văn phòng ở tầng 2-3.
-
Tổ hợp thương mại và nhà ở: Tổ hợp nhiều công trình cao tầng với không gian
thương mại và dịch vụ công cộng tại các tầng dưới, nhà ở và văn phòng phía trên.
3
-
Tổ hợp trung tâm mua sắm thương mại tại các không gian ngoại thành ven đô thị
lớn: Gồm không gian mua sắm, siêu thị, ăn uống và các hình thức sử dụng đất hỗn
hợp khác.
-
Khu văn phòng, sản xuất quy mô nhỏ: Xưởng mộc, nội thất, thiết kế thời trang,
đồ mỹ nghệ, cửa hàng sách trong một chiếc ô phố hoặc trong 1 tòa nhà
-
Bãi đỗ xe Green Park nhiều tầng và tầng 1 dành cho các cửa hàng shop nhỏ, bề
mặt thiết kế thẩm thấu (cỏ, gạch lỗ…)
4
CHƯƠNG II. CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA
ĐÔ THỊ SINH THÁI[7]
Cân bằng vật chất và năng lượng
2.1.
Đặc trưng của dòng vật chất - năng lượng của một đô thị sinh thái là luôn hướng đến
một chu trình khép kín như HST tự nhiên.
Các dòng vật chấtnăng lượng được sử dụng bởi các hoạt động của con người và
chuyển thành giá trị tinh thần – vật chất dưới dạng có thể sử dụng lại tối đa cho các hoạt
động đó trong cùng một cộng đồng.
Thuận lợi và thách thức của đô thị sinh thái
2.2.
2.2.1. Thuận lợi
-
Tạo ra môi trường trong lành, giúp cho đầu óc thư thái sau những giờ làm việc
căng thẳng.
-
Đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng
lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng.
-
Đảm bảo đa dạng sinh học, là khoảng không gian gần gũi với thiên nhiên và con
người là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.
-
Giảm thiểu được nhu cầu về giao thông vận tải, vận chuyển cơ giới vì phần lớn
dân cư đô thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp.
-
Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái
sử dụng, tái sản xuất và tái sinh.
2.2.2. Thách thức
-
Một đòi hỏi rất lớn đối với xây dựng và phát triển đô thị sinh thái là tăng cường
hiệu quả và tự cân bằng trong đô thị, giảm thiểu các tác động của đô thị đối với
vùng xung quanh và phải luôn nhớ rằng đô thị là một hệ sinh thái với nhân tố con
người là trung tâm, nó được sáng tạo ra bởi con người và cũng vì con người.
-
Để cải tạo hay xây dựng mới thành đô thị sinh thái đều đòi hỏi rất nhiều thời gian,
kinh phí, sự kết hợp đồng bộ của các ban ngành, quyết tâm – năng lực cao của
chính quyền, và ý thức cao từ người dân.
5
-
Hiện nay trên thế giới vẫn còn một bộ phận lớn người dân có nhận thức chưa đầy
đủ về bảo vệ môi trường và thiên nhiên. Ý đồ tiếp cận đô thị sinh thái chỉ có kết
quả khi quần chúng nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của vấn đề bảo vệ tài nguyên
và môi trường, của việc bảo vệ trái đất.
-
Nhu cầu thương mại không thân thiện với môi trường kích thích người dân chi tiêu
và sử dụng tài nguyên không hiệu quả và tiết kiệm.
-
Đối với đô thị sinh thái được xây dựng mới, thì việc xây dựng thường phải gắn với
điểm dân cư hoặc đô thị nhỏ hiện có.
6
CHƯƠNG III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐÔ THỊ SINH THÁI
Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái
3.1.
3.1.1. Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giới[7]
a. Theo IES
-
Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận (elevators,
escalators), giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện ngầm, giao thông
công cộng bằng xe bus, rồi mới đến xe ô tô con
-
Năng lượng: sử dụng năng lượng có thể tái tạo như gió, mặt trời…, hạn chế sử
dụng tài nguyên không tái tạo được, dùng các giải pháp bảo tồn năng lượng
-
Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ ở và sinh hoạt
cho người dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm…
-
Nông nghiệp
-
Quy hoạch các khu vực đặc thù và các công cụ quản lý
-
Chính sách và thể chế quản lý
-
Kinh tế
Bảng 3. 1 Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên Thế giới
Mức 1 chỉ số Mức 2 chỉ số
Nhân khẩu
Mức 3 chỉ số
Mật độ dân số (thành phố
miền)
Đơn vị
Tiêu
chuẩn
Người/km2
3500
Người/1000
520
m²/Người
28
Số lượng Giáo dục trung
Cấu trúc
Cấu trúc
học cơ sở 10000
(Metropolitan Area)
cơ sở hạ tầng.
Đường khu vực mỗi người
(đô thị)
7
Theo
Hiện trạng
châu Âu
hiện trạng
Bắc Kinh
hiện trạng
London
Diện tích nhà ở mỗi người
m²/Người
(đô thị)
Môi trường đô
thị
lượng/10000
Tiếng ồn
diện tích cây xanh cho một
người (đô thị)
Thảm xanh đô
thị
Khu vực xanh (đô thị)
Kiểm soát ô
tỷ lệ xả Nước thải công
nhiễm
nghiệp
Hiện trạng
Tokyo
Hiên ̣ tran ̣g
Số
Số Giường bệnh
16
90
thành phố
trong nước
dB(A)
50
m²/Người
16
%
5
%
100
Tiêu chuẩn
Quốc Tế
số tối đatrong
thành phố
Hiện trạng
Thâm Quyến
Tiêu chuẩn
Quốc Tế
Bảng 3. 2 Tiêu chí đánh giá đô thị trên Thế giới
Mức 1 chỉ
số
Mức 2 chỉ
số
Chức năng
Phân bổ tài
nguyên
Mức 3 chỉ
số
Đơn vị
Tiêu chuẩn
Theo
Tỉ lệ xả khí
thải công
nghiệp (đô
thị)
%
100
Tiêu chuẩn
quốc tế
Nước sinh
hoạt mỗi
người (đô
thị)
L/ngày
455
Tiêu chuẩn
New
Số điện
thoại của
100 (đô thị)
Số
lượng/100
55
Thành phố
trong nước
8
Sự phối hợp
Hiệu quả
sản xuất
GDP theo
đầu người
(đô thị)
1000
1000 Yuan
5
Thâm
Quyến
An ninh xã
hội
Tỉ lệ thất
nghiệp (đô
thị)
%
1.2
Tiêu chuẩn
Quốc tế
Nền văn
minh đô thị
Số Bộ sưu
tập mỗi
10000 (đô
thị)
List/10000
2.5
Tiêu chuẩn
Quốc tế
Tính bền
vững
Tỉ trọng đầu
tư của khoa
học và giáo
dục trong
GDP
%
2.5
Tiêu chuẩn
Quốc tế
b. Theo WHO
Hội nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO họp ở Liverpool, nước Anh 1998 đã
đề ra nguyên tắc chính để xây dựng thành phố sinh thái như sau:
1. Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên
2. Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị cũng như hoạt
dộng của con người
3. Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ sinh thái đô thị được khép kín và
tự cân bằng
4. Giữ cho phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường và tài
nguyên thiên nhiên được cân bằng tối ưu
Có thể suy rộng các nguyên tắc trên là như sau:
-
Quy mô dân số và phát triển kinh tế = xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp
với khả năng chịu tải của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
9
-
Hệ sinh thái đô thị luôn luôn giữ được thế cân bằng ổn định.
-
Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất,
nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín. Dòng vật chất năng
lượng đi vào và đi ra, lưu chuyển trong đô thị hài hòa,
-
Hoạt động của đô thị và con người trong đô thị thải ra ít chất thải nhất, các chất
thải được quay vòng sử dụng, tái sử dụng, được thu gom và xử lý hoàn toàn đúng
kỹ thuật vệ sinh.
-
Có hạ tầng cơ sở tốt nhất, đáp ứng yêu cầu cải thiện và bảo vệ môi trường, như là
mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, điện, thông tin, hệ
thống thu gom, xử lý chất thải rắn, mạng lưới dịch vụ y tế, giữ gìn vệ sinh công
cộng, môi trường đô thị trong sạch. Quy hoạch sử dụng đất với đa dạng và phân
bố hợp lý. Bố trí quy hoạch khu ở, khu làm việc, khu dịch vụ, chợ, cửa hàng, nơi
vui chơi giải trí hợp lý để con người có thể giảm bớt đi lại bằng xe cơ giới, giảm
bớt ô tô xe tư nhân, tăng cường hệ thống giao thông xe công cộng, tạo điêìu kiện
thuận lợi đi bộ và đi xe đạp.
-
Nhà cửa, đô thị được thiết kế và xây dựng với mô hình gắn bó, hài hòa với môi
trường tự nhiên, tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm năng lượng được sản xuất từ nhiên
liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên, triệt để tận
dụng giải pháp xây dựng kiến trúc và giải pháp tự nhiên bảo đảm điều kiện vi khí
hậu ở bên trong và bên ngoài công trình.
-
Thành phố sinh thái là thành phố không những giữu gìn môi trường trong lành cho
chính mình mà còn không gây ra ô nhiễm cho môi trường và áp lực đối vơi staif
nguyên thiên nhiên của vùng nông thôn xung quanh, nhất là vụng ngoại thành,
nằm ở cuối nguồn nước, cuối hướng gió của thành phố.
-
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong đô thị, đặc biệt là hệ sinh thái thực
vật, cây xanh, vườn hoa, cảnh quan thiên nhiên. Phát triển cây xanh bãi cỏ hai bên
đường phố, trên các bờ kênh mương, hình thành mạng lưới vườn hoa, cây cảnh
trong thành phố...Khuyến khích trồng rau xanh, cây ăn quả, cây tạo bóng mát, bãi
cỏ, vườn hoa...Cây xanh đô thị có tác dụng tạo ra sự cân bằng nước, cân bằng
nhiệt, cân bằng khí CO2, cải thiện môi trường vi khí hậu của thành phố.
10
-
Thành phố sinh thái là thành phố không những giữ gìn môi trường trong lành cho
chính mình mà còn không gây ra ô nhiễm môi trường và là áp lực đối với tài
nguyên thiên nhiên của vùng nông thôn xung quanh, nhất là vùng ngoại thành,
nằm cuối nguồn nước, cuối hướng gió của thành phố.
3.1.2. Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái tại Việt Nam[9]
Trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay chưa quy định khái niệm về đô thị sinh
thái cũng như các tiêu chí cụ thể khi xem xét đánh giá đô thị có phải là đô thị sinh thái hay
không. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái, các tiêu chí
quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc công
trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị.
Theo PGS.TS. Lưu Đức Hải - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt
Nam, tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau:
kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị (Tạp
chí quy hoạch đô thị số 05 - 2011):
-
Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa
các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu
nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không
gian xanh
-
Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự
nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để
nghỉ ngơi giải trí
-
Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ
yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị sẽ
sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu
di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các
trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con
địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết
11
-
Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái
sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử
dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa
-
Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung
sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và
giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.
Để đạt được các tiêu chí trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự nhiên
và xã hội của khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định phù hợp.
Trong quá trình vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh thái, cần có những biện pháp
phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức cộng
đồng, áp dụng công nghệ sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng sinh học giảm tiêu thụ năng
lượng, sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo được (mặt trời, gió), tránh lãng phí và
tái sinh phế thải.
Thực tế mô hình nhà ở “vườn, ao, chuồng” của Việt Nam chính là một không gian cư
trú sinh thái có chu trình sinh thái khép kín cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt gia đình.
Mô hình này chưa thành công vì nhiều yếu tố khách quan và một phần do áp dụng một cách
cứng nhắc vào các điều kiện thực tế khác nhau trên các khu vực địa lý khác nhau.
Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các khu đô thị mới tại thành phố Hà Nội” (Bùi Quang Bình; 2011). Bộ chỉ thị
cho khu đô thị sinh thái bao gồm 14 chỉ thị phân thành 4 nhóm chính là:
-
Nhóm 1: Chỉ thị về vị trí bền vững và mức độ phát triển kinh tế-xã hội của Khu
đô thị. (Nhóm này gồm 3 chỉ thị đơn là: Vị trí bền vững, dân số và kinh tế)
-
Nhóm 2: Chỉ thị về sự phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. (Giao
thông, cấp thoát nước, năng lượng, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, nhà ở,
dịch vụ cơ bản cho cộng đồng là các chỉ thị đơn của nhóm 2)
-
Nhóm 3: Chỉ thị bảo vệ môi trường Khu đô thị. (chỉ thị đơn duy nhất của nhóm
này là: chất lượng môi trường)
12
-
Nhóm 4: Chỉ thị về quản lý Khu đô thị và mức độ hài lòng của người dân. (Các
chỉ thị đơn gồm có: quản lý quy hoạch, quản lý hành chính và mức độ hài lòng
của người dân).
13
CHƯƠNG IV. VÍ DỤ VỀ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
4.1.
Trên thế giới[7]
4.1.1. Thành phố Portland, Oregon, USA
Thành Phố Hoa Hồng là thành phố đầu tiên của Mỹ ban hành một kế hoạch toàn diện
về giảm lượng khí thải CO2 và đã tích cực đẩy sáng kiến về xây dựng xanh. Điển hình,
thành phố có hệ thống các xe buýt, đường sắt, và hệ thống xe đạp tiên tiến nhất trên thế
giới, giúp giảm thiểu ô nhiễm. Hơn nữa, Portland có hơn 74 dặm chạy, đạp xe, và những
con đường mòn đi bộ.
Hình 4. 1 Thành phố Portland, Oregon, USA
Tọa lac giữa những ngọn núi và bãi biển đẹp, thành phố Vancouver là một ngôi nhà
cho những người yêu thiên nhiên; đạt được những tiến bộ đáng kể từ khi trở thành một
thành phố thân thiện với môi trường, và 99% điện năng được khai thác từ các nguồn năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo. Hơn nữa, Vancouver cũng đã có kế hoạch cho các trang trại
14
để sử dụng gió, năng lượng mặt trời, sóng, và năng lượng thủy triều nhằm làm giảm đáng
kể sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
4.1.2. Thành phố Vancouver, Canada
Tọa lac giữa những ngọn núi và bãi biển đẹp, thành phố Vancouver là một ngôi nhà
cho những người yêu thiên nhiên đạt được những tiến bộ đáng kể từ khi trở thành một thành
phố thân thiện với môi trường, và 99% điện năng được khai thác từ các nguồn năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo.
Hình 4. 2 Thành phố Vancouver, Canada
Hơn nữa, Vancouver cũng đã có kế hoạch cho các trang trại để sử dụng gió, năng lượng
mặt trời, sóng, và năng lượng thủy triều nhằm làm giảm đáng kể sử dụng nhiên liệu hoá
thạch.
4.1.3. Khu dân cư Christie Walk, Adelaide, Australia
Được thành lập bởi Tổ chức sinh thái đô thị của Úc (UEA). -Là một phiên bản quy
mô nhỏ đô thị sinh thái Úc với diện tích 2,7 ha với 03 dãy phố gồm 23 nhà ở các loại và
tổng số dân khoảng 40 người
15
Được thành lập bởi Tổ chức sinh thái đô thị của Úc (UEA). -Là một phiên bản quy
mô nhỏ đô thị sinh thái Úc với diện tích 2,7 ha với 03 dãy phố gồm 23 nhà ở các loại và
tổng số dân khoảng 40 người
Thiết kế của Christie Walk tập trung vào giảm lượng khí thải cacbon trong quá trình
xây dựng và hoạt động hàng ngày của cộng đồng. Các vấn đề được quan tâm như: Bảo tồn
nước và năng lượng; vật liệu tái sử dụng và tái chế; Tạo ra không gian sống lành mạnh,
thân thiện với môi trường và có lợi cho sức khỏe.
Hình 4. 3 Khu dân cư Khu dân cư Christie Walk, Adelaide, Australia
Cảnh quan và khu vườn công cộng được thiết kế tại Christie Walk nhằm tăng năng
suất sinh học và đa dạng sinh học, bảo tồn nước và năng lượng. Năng lượng mặt trời được
sử dụng để sưởi ấm và làm mát toàn bộ khu nhà, cung cấp nước nóng, và tạo ra năng lượng
điện tại chỗ. Vật liệu xây dựng được sử dụng là vật liệu không độc hại với đặc trưng vật.
16
Hình 4. 4 Cơ chế hoạt động của hạ tầng của khu dân cư
Các đặc điểm chính của dự án là: Các không gian thân thiện cho người đi bộ; vườn
chung, bao gồm cả vườn mái; sản xuất lương thực địa phương trong các khu vườn lương
thực công cộng tại chỗ; trữ nước mặt để sử dụng cho các vườn và nước xả vệ sinh; thiết kế
thuận lợi với khí hậu/mặt trời để sưởi, làm mát và điều hòa độ ẩm bằng gió, ánh sáng mặt
trời và hệ thực vật; nước nóng sử dụng mặt trời; năng lượng quang điện thu bằng các tấm
panô lắp đặt vào các hệ khung giàn trên vườn mái; sử dụng các vật liệu tái sinh, không độc
hại và tiêu thụ ít năng lượng; giảm thiểu sự phụ thuộc vào ôtô con do bối cảnh nội thành.
4.1.4. Thành phố Reykjavik, Iceland
Hình 4. 5 Một góc của thành phố Reykjavik, Iceland
17
Reykjavik là thành phố thân thiện với môi trường. Reykjavik không chỉ có xe buýt
hydrogen mà nhiệt và điện toàn bộ của thành phố được cung cấp từ thuỷ điện và nguồn địa
nhiệt. Hơn nữa, Reykavik đặt mục tiêu trở thành thành phố không sử dụng nhiên liệu hóa
thạch vào năm 2050, mở đường cho thành phố sạch nhất châu Âu.
4.2.
Tại Việt Nam
4.2.1. Vinhomes Thăng Long[6]
Vinhomes Thăng Long là hồ cảnh quan điều hòa rộng 10ha với đường chạy bộ ven
hồ. Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông, khu vực xung quanh các tuyến
đường như Lê Trọng Tấn, Lê Văn Lương kéo dài đang nổi lên như một trung tâm mới tại
Tây Hà Nội. Sắp tới, khi tuyến đường vành đai 4 được triển khai kết nối với Đại lộ Thăng
Long, thị trường bất động sản khu vực này hứa hẹn thu hút thêm nhiều dự án mới.
Hình 4. 6 Biệt thự VinHomes
Vinhomes Thăng Long - khu đô thị sinh thái đầu tiên tại phía Tây Hà Nội do Vingroup
làm chủ đầu tư. Tất cả các biệt thự đều có khoảng sân vườn xanh mát ở cả mặt trước và mặt
sau, kết nối với các khoảng giãn xanh cùng mật độ cư dân thấp trong khu sẽ mang tới cuộc
sống gần gũi thiên nhiên, sức khỏe và thư giãn cho cư dân.
18
Hình 4. 7 Vinhomes Thăng Long
Điểm nhấn của dự án là hồ cảnh quan điều hòa rộng tới 10ha với đường chạy bộ ven
hồ. Giống như các khu đô thị Vinhomes đã đi vào hoạt động, Vinhomes Thăng Long được
quy hoạch hoàn hảo về cơ sở hạ tầng (all-in-one). Đó là trường liên cấp Vinschool, siêu thị
VinMart, khu vui chơi trẻ em ngoài trời, bể bơi đẳng cấp tiêu chuẩn 5 sao, hệ thống vườn
4 mùa, khu clubhouse, khu đánh cờ ngoài trời và khu tập dưỡng sinh cho người cao tuổi.
4.2.2. Khu đô thị sinh thái Cát Tường Phú Sinh[3]
Tọa lạc tại trung tâm đô thị Tây Bắc TP.HCM. Vùng trung tâm đặc khu kinh tế
TP.HCM. Ngay cạnh khu vực "TAM GIÁC VÀNG" Của Thành Phố với giao thông thuận
tiện dễ dàng kết nối với nhiều khu vực. Nằm giữa một khu thiên nhiên xanh mát đến tuyệt
mỹ. Nơi mà có thể nói như những bức tranh hoạt hình mơ mộng từ thời con trẻ được vẽ lại
sinh động bằng nghệ thuật kiến trúc bậc thầy. Được thiết kế với những dãy phố liên kế,
những căn biệt thự song lập hiện đại nhưng cũng hòa cùng với thiên nhiên với những nét
biến tấu của mặt nước, không gian, màu sắc và ánh sáng làm đắm say lòng người.
19
Hình 4. 8 Khu đô thị Sinh thái Phú Sinh
4.2.3. Khu đô thị Hoà Xuân[8]
Khu đô thị Hoàn Xuân được quy hoạch tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng có tổng diện tích toàn khu 450 ha. Đây sẽ là thành phố hiện đại với đầy đủ
các chức năng như: nhà phố, villa sinh thái ven sông, bến du thuyền, khu vui chơi giải trí,
trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học quốc tế, đặc biệt là khu tắm bùn suối nước
nóng đạt chuẩn quốc tế rộng 36 ha … Khu đô thị sinh thái Nam Hòa Xuân có tất cả mọi điều
kiện để phát triển thành một đô thị sinh thái 5 sao cùng các tiện ích nổi trội như: các công
trình được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, quy hoạch một cách tổng thể, đồng bộ, và hiện
đại nhưng vẫn bảo tồn được vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên, nhằm đem lại cho dân cư trong
thành phố những tiện ích và môi trường sống tốt nhất.
20